Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đặc điểm tính cách nhân vật acpagông trong tác phẩm lão hà tiện của môlier

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.27 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khoá luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo,
Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương, giảng viên khoa Ngữ Văn. Qua đây em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến cô, người đã luôn quan tâm giúp đỡ em trong suất
quá trình thực hiện khoá luận này.
Nhân dịp hoàn thiện và bảo vệ khoá luận tốt nghiệp, em cũng xin bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc đến phòng Đào tạo, phòng Công tác chính trị, Ban chủ
nhiệm khoa Ngữ Văn, tổ Văn học nước ngoài, thư viện trường Đại học Tây Bắc
cùng tập thể lớp k52 ĐHSP Văn – GDCD đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành
khoá luận này.
Trong quá trình thực hiện khoá luận do thời gian và phạm vi đề tài nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Tác giả
Phạm Quyết Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
3.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại ................................................... 6
3.2. Phương pháp phân tích chứng minh .............................................................. 6
3.3. Phương pháp tổng hợp ................................................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
4.3. Nhiệm vụ của khoá luận ................................................................................. 6


5. Đóng góp của khoá luận .................................................................................... 7
6. Cấu trúc khoá luận............................................................................................. 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 8
1.1. Vài nét về tác giả, tác phẩm ........................................................................... 8
1.1.1. Tác giả ......................................................................................................... 8
1.1.2. Tác phẩm Lão hà tiện ................................................................................ 10
1.2. Một số vấn đề lí luận .................................................................................... 12
1.2.1. Nhân vật, nhân vật kịch và tính cách nhân vật kịch.................................. 12
1.2.1.1. Nhân vật ................................................................................................. 12
1.2.1.2. Nhân vật kịch ......................................................................................... 13
1.2.1.3. Tính cách nhân vật ................................................................................. 14
1.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 15
1.2.3. Hài kịch ..................................................................................................... 16
Tiểu kết ................................................................................................................ 18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ACPAGÔNG TRONG
TÁC PHẨM LÃO HÀ TIỆN CỦA MÔLIER ................................................. 19
2.1. Keo kiệt ........................................................................................................ 19


2.3. Gia trưởng hạng nặng ................................................................................... 31
2.4. Háo sắc, ưa nịnh ........................................................................................... 34
Tiểu kết ................................................................................................................ 37
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
ACPAGÔNG TRONG TÁC PHẨM LÃO HÀ TIỆN CỦA MÔLIER ........ 38
3.1. Qua miêu tả hành động nhân vật .................................................................. 38
3.2. Qua miêu tả ngôn ngữ nhân vật ................................................................... 40
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại .................................................................................... 41
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................................... 44
Tiểu kết:............................................................................................................... 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ XVII phát triển khá phong phú và đa
dạng, đặc biệt ghi dấu trên lĩnh vực sân khấu. Các thể loại bi hài kịch vốn đã có
từ trước nay mới thực sự lột xác để trở thành những thể loại thực thụ với những
đỉnh cao mới. Các tác phẩm sáng tác trong thời kỳ này đề cập tới vận mệnh dân
tộc thống nhất quốc gia, xây dựng và củng cố nhà nước quân chủ, quyền lợi cá
nhân, những dục vọng thấp hèn của con người…
Văn học cổ điển phát triển đạt tới đỉnh cao nhờ có sự đóng góp của hài
kịch: “Hài kịch trở thành một thể loại văn học có chỗ đứng vững chắc, trở
thành một thể loại nghiêm trang đầy sức sống. Hài kịch trút bỏ cái thô thiển, tục
tĩu, gạt ra một bên những sự chắp vá lộn xộn để trở thành một loại hình hấp
dẫn” [2, 99]. Chính vì vậy khi đi tìm hiểu về văn học cổ điển cũng như hài kịch
cổ điển chúng ta sẽ nhìn nhận thấy được một cách dễ dàng xã hội Pháp đương
thời lúc đó.
1.2. Môlier là nhà viết kịch lớn không chỉ của nước Pháp mà của toàn thế
giới, cuộc đời ông là tấm gương sáng của một nghệ sĩ chân chính luôn bảo vệ
chân lý của thời đại chống lại các thế lực tiêu cực. Sự nghiệp văn học của ông
thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ của thế kỷ XVII. Tác phẩm của ông mang
tính hiện thực sâu sắc, ông dùng hài kịch làm phương tiện để khám phá ra những
hình tượng con người trong cuộc sống. Trong sáng tác của mình, Môlier luôn
khéo léo lựa chọn những tình huống hấp dẫn, khai thác triệt để tính cách nhân
vật dựa trên những kinh nghiệm của mình đã có, vì vậy những sáng tác của
Môlier dễ đi vào lòng người đọc.
Môlier được đánh giá là “người hề vĩ đại” trong nền văn học Pháp. Ông là
niềm tự hào không chỉ của riêng nhân dân Pháp mà còn là niềm tự hào của cả
thế giới. Ông đã đưa thể loại hài kịch từ vị trí “thấp hèn” lên địa vị “cao sang”,

những
1


kiệt tác mà Môlier để lại là những gì còn lại của một nền nghệ thuật chân chính,
của một người lao động nghệ thuật chân chính. Hơn ba trăm năm đã qua nhưng
tiếng cười của Môlier không lúc nào vắng trên sân khấu tiến bộ Pháp và thế giới.
1.3. Hài kịch Lão hà tiện của Môlier được sáng tác năm 1668, là một kiệt
tác hàng đầu của thể loại hài kịch. Vở hài kịch có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển của hài kịch Pháp nói chung và hài kịch thế giới nói riêng. Đây là tác
phẩm tập trung vào đề tài người hà tiện - một đề tài đã được rất nhiều tác giả thể
hiện nhưng chỉ đến Môlier mới thực sự thành công. Qua vở kịch, Môlier đã nêu
lên được một thực trạng của xã hội, vạch trần một bản chất thật sự của giai cấp
tư sản Pháp thế kỷ XVII, để làm giàu con người ta trở nên keo bẩn, gia trưởng,
độc đoán mất hết tính người và bất chấp mọi thủ đoạn thậm chí hèn hạ nhất. Lão
hà tiện thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo của Môlier, ông đã xây dựng một
hình tượng nhân vật hà tiện bị cả xã hội lên án, một kẻ giàu có nhưng ít tính
người nhất.
1.4. Tác phẩm của Môlier được giới thiệu ở Việt Nam từ những năm 20
của thế kỷ này, tìm hiểu về Môlier đã và đang được xúc tiến dưới nhiều góc độ
khác nhau ở nước ta và cho đến nay càng thu hút, lôi cuốn sự say mê của độc giả
và khán giả Việt Nam. Mặt khác, Môlier là tác giả luôn luôn có mặt trong
chương trình đào tạo của bậc đại học, cao đẳng và phổ thông. Để giúp cho công
tác học tập và giảng dạy của bản thân, tôi xin lựa chọn đề tài “Đặc điểm tính
cách nhân vật Acpagông trong tác phẩm Lão hà tiện của Môlier”. Tôi hy vọng
khoá luận này sẽ giúp ích cho tôi và mọi người quan tâm tìm hiểu về tác phẩm
có thêm tư liệu cũng như kiến thức bổ ích để học tập và giảng dạy đạt hiệu quả
cao hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Là nhà soạn kịch vĩ đại nhất, người đã trả lại sức sống cho thể loại hài

kịch vì thế Môlier trở thành tâm điểm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu về
cuộc đời và các vở hài kịch đặc sắc của ông. Nhiều công trình nghiên cứu đã đi
tìm hiểu khái quát về chủ nghĩa cổ điển và hoàn cảnh nước Pháp thế kỉ XVII.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu đi tìm hiểu, phân tích làm nổi bật giá trị nội dung
2


và nghệ thuật của hài kịch nói chung cũng như Lão hà tiện nói riêng. Trong điều
kiện và khả năng của tôi bao quát được một số các công trình nghiên cứu về hài
kịch Môlier như sau:
Trong tuyển tập Lịch sử sân khấu thế giới, tập II do tác giả: Đức Nam,
Hoàng Oanh, Hải Dương (dịch) đã có những nhận định: “Trong Lão hà tiện,
Môlier lên án thói ham làm giàu, tính cóp nhặt keo kiệt, điển hình đối với giai
cấp tư sản là một giai cấp đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong nước
Pháp chuyên chế. Acpagông là đại biểu điển hình của giai cấp ấy, tên tư bản
điển hình của thế kỉ XVII. Lòng ham muốn làm giàu biến đổi tình cảm làm cha
của Acpagông, làm hư hỏng gia đình y, khiến cho con cái y nổi lên chống lại y”
[16, 367].
Công trình nghiên cứu của các tác giả: Lương Duy Trung, Nguyễn Thị
Hoàng, Nguyễn Văn Chính trong cuốn Văn học phương tây, tập I có những nhận
xét về tác phẩm Lão hà tiện: “Qua ngòi bút của Môlier. Acpagông là hình ảnh
cụ thể, đậm nét của giai cấp tư sản Pháp thế kỉ XVII. Để có tiền, để thu được
nhiều lãi, Acpagông đã hy sinh cho thứ báu vật ấy tất cả những cám dỗ và thể
xác của lão” [19, 298].
Trong cuốn Hợp tuyển văn học Châu Âu, tập II do Lê Nguyên Cẩn chủ
biên đã có những nhận xét: “Là một nghệ sĩ hài vĩ đại Môlier đã sáng tạo ra một
tiếng cười mang đậm ý nghĩa xã hội, tiếng cười toát lên từ các vở hài kịch của
ông đều bao hàm một tư tưởng sâu sắc, một sự tìm tòi xem xét nghiêm túc, một
thái độ biểu hiện tích cực của người nghệ sĩ trước cuộc sống. Xuất phát từ quan
điểm cho rằng quy tắc cao nhất của mọi quy tắc là mua vui cho khán giả và

tiếng cười để sửa chữa phong hoá. Môlier đã xây dựng được trong tác phấm
của mình một tiếng cười bất hủ mang ý nghĩa giáo dục tích cực và có giá trị
chiến đấu cao” [3, 451].
Công trình nghiên cứu của các tác giả: Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân,
Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính,
Phùng Văn Tửu trong cuốn Văn học phương Tây khi đi nghiên cứu về tác phẩm
Lão hà tiện đã có những nhận định: “Qua ngòi bút của Môlier, Acpagông là
3


hình ảnh cụ thể, đậm nét của giai cấp tư sản Pháp thế kỉ XVII. Để có tiền, để thu
được nhiều lãi, Acpagông đã hy sinh cho thứ báu vật ấy tất cả những cám dỗ và
thể xác của lão. Lão đã xé bức màn tình cảm phủ lên những quan hệ gia đình
làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những quan hệ tiền nong, Acpagông đã
làm ra đồng tiền, và ngược lại bị đồng tiền chi phối một cách nghiệt ngã, trở
thành tên nô lệ đáng khinh và đáng thương hại” [6, 305].
Công trình nghiên cứu Văn học phương Tây từ cổ đại Hi Lạp đến thế kỉ
XVIII do Lê Nguyên Cẩn chủ biên đã có những nhận xét về Môlier và Lão hà
tiện: “Cách thức để tạo ra chân dung của Acpagông cũng thể hiện tài năng xuất
chúng của Môlier. Nhân vật được tạo ra bằng các điểm nhìn khác nhau nhưng
đều quy chụm ở một tiêu điểm đặc biệt đồng thời cũng là tính cách của nhân
vật: keo kiệt dưới con mắt của con trai, con gái lão thì lão hiện thân của sự hà
tiện quá đáng, o ép con cái đủ mọi đường bắt chúng chịu đựng đủ mọi thứ khốn
khổ” [5, 118].
Trong cuốn Giáo trình văn học phương Tây của nhóm tác giả Lê Huy
Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi cũng có những đánh giá: “Tiếng cười
mà Môlier xây dựng ở đây cũng đa dạng và thể hiện tài năng bậc thầy của ông.
Từ cái cười dễ dãi, ồn ào, cái cười mang đậm tính chất hề kịch dân gian cho tới
tiếng cười chua chát đượm màu bi đát, tất cả đều có mặt khiến vở kịch tràn
ngập tiếng cười. Người xem bước vào thế giới sân khấu để xem kịch của ông

cũng đồng nghĩa với việc bước vào thế giới của tiếng cười nhiều cung bậc mà
ông tạo ra, cách cười cũng đa dạng. Ở đây xuất hiện các kiểu cười, khán giả
cười nhân vật, nhân vật cười nhân vật và nhân vật tự cười mình” [1, 79].
Lê Nguyên Cẩn khi viết Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà
trường đã đánh giá như sau: “Với một đề tài quen thuộc, Môlier đã thành công
lớn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Acpagông, đại diện tiêu biểu của
giai cấp tư sản Pháp ở buổi đầu tích luỹ nguyên thuỷ của nó. Môlier đã chỉ ra
thông qua hình tượng Acpagông bản chất của giai cấp này. Điều đó làm cho
tiếng cười của ông có khả năng chiến đấu mạnh mẽ, quyết liệt, khả năng châm
biếm sâu sắc, phủ nhận giai cấp tư sản từ trong bản chất của nó. Ý nghĩa xã hội
4


của vở hài kịch cũng như tính chiến đấu của nó, do đó sẽ được nhận thức một
cách đúng đắn và đầy đủ’’ [4, 112]. Tác giả chỉ rõ những khả năng nắm bắt tinh
tế của Môlier, ông đã biết sáng tác ra những tác phẩm dựa ngay trên những vấn
đề giai cấp, vấn đề dân tộc.
Trong Lịch sử văn học Pháp, tác giả G. Lăng xông đã có những nhận xét
về tính cách hà tiện của nhân vật như sau: “Acpagông là một tính cách trừu tượng
nhất của Môlier, đó là nhân vật hà tiện tự nó là kẻ biến lận của thế kỉ XVII chỉ
hiện ra qua một sự nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết Acpagông đã mở đầu cho sự thể hiện
trừu tượng và truyền thống văn chương từ những thế kỉ đó đã chuẩn bị cho nó
thành một kiểu điển hình tổng hợp về tính hà tiện, hà tiện nằm sâu trong xương
tuỷ, kiểu mẫu này đối lập lại các chân dung đương thời” (G.Lanson-Histoire dela
liératurefancaise - Paris 1884 - tập 1 tr 205) [3, 424-425]
Hay nói về sự hám vàng thì: “Acpaông là một con người của thời đại lão
sẵn sàng chi tiêu số tiền ít nhất trong một tuần lễ, và mắt luôn dán chặt vào
đống vàng’’ (Adam - toire dela liératurefancaise - tập 1 tr 215) [3, 425]
Trong cuốn L Age Clasique ( tập 2 từ 1660 – 1680) Pie darac nhận định: “Tất cả
mọi hiệu quả gây cười xảy ra xung quanh các tình tiết thường được khai thác

đúng lúc và đặt đúng chỗ, trên sân khấu, trước mặt mọi người gắn liền với số
phận các nhân vật và làm vui cho tất cả, đó là nhờ có nhịp điệu thúc bách bắt
đầu từ tính cách của Ápagông, có thể cái điều bí ẩn của hình ảnh này nằm ở
trong sự mâu thuẫn” [3, 425]
Tóm lại, các công trình nghiên cứu của tôi được biết và đã nêu ở trên ít
nhiều đã đề cập tới hình tượng nhân vật Acpagông trên nhiều phương diện và
mang tính khái quát cao nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu một cách đầy đủ,
cụ thể, rõ ràng về đặc điểm tính cách của nhân vật này. Để hiểu sâu hơn về đặc
điểm tính cách nhân vật Acpagông cũng như nghệ thuât xây dựng nhân vật trong
vở hài kịch của Môlier, tôi xin lựa chon khoá luận: “Đặc điểm tính cách nhân
vật Acpagông trong tác phẩm Lão hà tiện của Môlier”.

5


3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong khoá luận, chúng tôi sử dụng tổng
hợp các phương pháp sau:
3.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Được sử dụng nhằm khảo sát và xử lý tư liệu một cách có hiệu quả, sắp
xếp các chi tiết, hình ảnh, các nhận định đánh giá có liên quan đến nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm, nhằm đảm bảo tính khoa học và logic cho khoá luận.
3.2. Phương pháp phân tích chứng minh
Đây là phương pháp chủ yếu để phân tích, chứng minh được những nét
đặc sắc trong đặc điểm tính cách của nhân vật Acpagông của Môlier. Với
phương pháp này chúng tôi nhận thấy giá trị của tác phẩm đóng một vai trò quan
trọng tạo nên thành công cho tác phẩm, qua đó khẳng định tính đúng đắn của
khoá luận.
3.3. Phương pháp tổng hợp
Để làm nổi bật những đặc điểm về tính cách nhân vật Acpagông của

Môlie chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm khái quát những vấn đề lý
luận, khái quát tổng hợp thành những nhận định, kết luận tổng quát những đặc
điểm tính cách của Acpagông trong tác phẩm Lão hà tiện của Môlier.
4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính cách nhân vật Acpagông trong tác phẩm Lão hà tiện của Môlier.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung tìm hiểu đặc điểm tính cách và nghệ thuật xây dựng tính cách
nhân vật Acpagông trong vở hài kịch Lão hà tiện của Môlier dựa theo bản dịch
tiếng việt của tác giả Đỗ Đức Hiếu trong cuốn Lão hà tiện (1984), NXB Đại học
và Trung học chuyên nghiệp.
4.3. Nhiệm vụ của khoá luận
Khoá luận tập trung vào nhiệm vụ chính sau: Tìm hiểu đặc điểm tính cách
nhân vật Acpagông và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong Lão hà tiện
để thấy được những bản chất thật đằng sau cái vỏ giàu sang của giai cấp tư sản
6


Pháp thể kỉ XVII, đại diện tiêu biểu là Acpagông. Qua đó thấy được tài năng
nghệ thuật của Môlier trong việc xây dựng nhân vật.
5. Đóng góp của khoá luận
Trên cơ sở tiếp thu những tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác
giả đi trước và qua khảo sát đánh giá, nhận định của bản thân, khóa luận sẽ đi
tìm hiểu khám phá những đặc điểm về tính cách nhân vật Acpagông trong tác
phẩm Lão hà tiện của Môlier trên các phương diện: keo kiệt, hám tiền, gia
trưởng, háo sắc, ưa nịnh… từ đó khoá luận bước đầu đi khám phám những nét
độc đáo trong phong cách sáng tác của tác giả.
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Đặc điểm tính cách nhân vật Acpagông trong tác phẩm Lão hà
tiện của Môlier
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Acpagông trong tác
phẩm Lão hà tiện của Môlier

7


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1.1.1. Tác giả
Môlier là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển, của văn học Pháp thế kỉ
XVII cũng như lịch sử sân khấu thế giới. Hoạt động chủ yếu vào nửa cuối thế kỉ
XVII, cùng thời với Boileau, La Fontaine, Racine. Môlier đem đến cho văn đàn
Pháp những cống hiến rất lớn với tư cách là người sáng lập ra hài kịch cổ điển
và đưa nó tới đỉnh cao xán lạn, với tư cách là nhà văn chiến sĩ đã đấu tranh đến
cùng cho những lý tưởng xã hội tiến bộ, với tư cách là người nghệ sĩ ưu tú đã
kết tinh được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân và dân tộc Pháp.
Môlier tên thật là A. Jean Baptiste Poquelin (1922 - 1673), ông sinh tại
Paris trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua. Khoảng năm 1636 - 1639, ông
được dạy dỗ chu đáo ở trường trung học Clecmon nổi tiếng. Trong thời gian
này, ông tỏ ra đặc biệt yêu thích văn chương, trung thành với triết học và chịu
ảnh hưởng của Gassandy. Cha ông định cho học luật và thừa kế chức vụ hầu cận
nhà vua trong cung đình nhưng Môlier lại chọn sân khấu gắn bó với một thứ
nghề nghiệp thấp hèn vào thời đó. Năm 1643, ông làm quen với nữ diễn viên
Madelen Beja và cùng với anh em nhà Beja xây dựng nên đoàn kịch chứ danh.
Mặc dù thiếu những điều kiện cơ bản để diễn xuất như kịch bản và diễn viên tốt,
nhưng với sự cố gắng hết sức họ vẫn không thu được kết quả đáng kể gì. Đoàn
kịch tan rã vào năm 1645. Cuối năm đó, Poquelin đã lấy tên là Môlier và quyết
định cùng anh em Beja về các tỉnh nhỏ.

Suốt 15 năm trời (1643–1658) khó khăn, thiếu thốn, Môlier và các bạn
của ông đi lang thang khắp nước Pháp. Đoàn kịch của ông đã đi qua và biểu diễn
ở nhiều nơi trên đất Pháp… Mười lăm năm lưu lạc giang hồ chính là thời gian
chuẩn bị cho Môlier một sự nghiệp sáng tác lớn. Nó giúp cho ông hiểu biết và
tích lũy thêm nhiều kiến thức thực tế trong cuộc sống. Giúp mở rộng mối quan
hệ với những gánh hát, học tập và cạnh tranh với họ. Cũng chính là thử thách để
ông nhìn nhận khả năng thực sự, thể hiện tài năng nghệ thuật của bản thân.
8


Môlier người diễn viên, người đạo diễn, người sáng tác kịch bản, người lãnh đạo
đoàn kịch đã trưởng thành lên sau một quãng thời gian dài gian khổ, khó khăn.
Từ năm 1650, Môlie đã trở thành người đứng đầu đoàn kịch và đã có điều
kiện xây dựng dần một số tiết mục sân khấu đặc sắc. Ông bắt đầu viết những
kịch hề và hài kịch trong đó có vận dụng những kinh nghiệm của kịch mặt nạ
Italia về kĩ thuật, về hành động về tính cách. Những vở kịch đầu tay của
Môlier: Chàng ngốc (1655), Ghen (1656) đã báo hiệu một tài năng xuất sắc.
Thành công của đoàn kịch vang đến tận thủ đô Paris. Năm 1658, đoàn
được vua vời về thủ đô. Chính nơi này Môlie đã cho ra mắt vở kịch hề Thầy
thuốc si tình. Với sự hấp dẫn của vở kịch đó nên đoàn kịch Môlier đã chinh phục
được cả triều đình và họ được ở lại Paris, được biểu diễn trong rạp hát của triều
đình.
Sau một năm hoạt động vừa diễn vở cũ đồng thời tuyển thêm diễn viên
mới. Năm 1659 Môlier đã đưa lên sân khấu vở kịch Những ả kiểu cách rởm, làm
náo động kịch trường, chế giễu những ả con cái gia đình thị dân nhưng lại thích
ăn nói, sinh hoạt, yêu đương theo kiểu quý tộc. Với ý nghĩa phê phán rõ nét của
nó thì ông đã vấp phải sự căm ghét của tầng lớp quý tộc phong kiến, cho dù đối
tượng mà ông nói tới chỉ là những bọn quý tộc giả mà thôi. Từ đây cuộc đời
Môlier chuyển sang một trang mới, một giai đoạn mới - giai đoạn đấu tranh xây
dựng một nền sân khấu tiến bộ. Những tác phẩm của ông bắt đầu hướng vào bọn

quý tộc nhà thờ, chế độ chuyên chế. Có lẽ vậy mà ông đã phải đấu tranh không
ngừng để chống lại sự phản ứng quyết liệt điên cuồng của chúng. Đồng thời
cũng phải với những tác gia, những diễn viên kình địch không ngớt lên án ông là
không tôn trọng quy tắc cổ điển, báng bổ tôn giáo, vi phạm những quy tắc hợp
thức và làm hại sân khấu thẩm mĩ. Chính những gian nan thử thách này đã tô
luyện tài năng và khả năng sáng tạo của Môlier, ông đã trở thành nhà viết kịch
vĩ đại, người nghệ sĩ lão luyện, người đạo diễn tài năng.
Sau vở Trường học làm chồng (1661) nêu lên cuộc đấu tranh giữa hai
quan điểm về hôn nhân và gia đình, giáo dục con cái, là vở Trường học làm
vợ (1662) phê phán thói ngu dân, áp chế sặc mùi phong kiến trong việc giáo dục
9


phụ nữ. Bị công kích mạnh mẽ, Môlie đáp lại bằng hai vở kịch Phê bình trường
học làm vợ (1663) và kịch ứng tác ở Vecxay (1663).
Tiếp theo là những vở kịch kiệt tác chĩa mũi nhọn về phía các thế lực
đang thống trị. Tartuffe (1664) vừa ra mắt đã bị cấm đoán, bị lên án là chế giễu
những người sùng đạo, báng bổ tôn giáo. Don Juan (1665) lấy tên nhân vật
chính, một nhân vật vừa có tư tưởng tự do vô thần, vừa là hiện thân của bọn quý
tộc hết thời tham tàn, phóng đãng và hết sức trơ trẽn. Đến Anh ghét đời (1666)
nhà văn phê phán toàn bộ xã hội thượng lưu bằng cách lựa chọn nhân vật trung
tâm Aleeste là một anh ghét đời, dưới mắt anh ta tất cả đều giả dối, ích kỉ và
phản trắc.
Sau này nhà văn chuyển hướng, chĩa mũi nhọn vào giai cấp tư sản qua các
vở Lão hà tiện (1668) với nhân vật Acpagông cho vay nặng lãi và keo kiệt,
vở Trưởng giả học làm sang (1670) với nhân vật Juocdan muốn học đòi quý tộc
và vở Người bệnh tưởng (1673) với nhân vật lão Argan mắc chứng bệnh tưởng
tượng làm cho khán giả cười nôn ruột.
Ngày 17/2/1673, trong đêm diễn lần thứ tư vở Người bệnh tưởng, tác giả
đóng vai nhân vật chính Môlier đã kiệt sức trên sân khấu, được đưa ngay về nhà

và chỉ hơn một giờ sau thì ông đã ra đi. Vốn thù ghét Môlier nên nhà thờ đã
ngăn cản việc mai táng ông theo nghi thức tôn giáo. Vợ ông phải phục xuống
chân vua, hết lời cầu khẩn mới được phép chôn ông vào lúc đêm khuya ở nghĩa
trang của nhà thờ.
Nhìn lại hoạt động nghệ thuật của Môlier một mặt ông kiên trì rèn luyện
trong thực tế vĩ đại của nhân dân, mặt khác lại đấu tranh không khoan nhượng
với lực lượng xã hội đen tối, cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật chân chính. Chỉ
riêng điều đó cũng khiến Môlie trở nên vĩ đại.
1.1.2. Tác phẩm Lão hà tiện
Tác phẩm Lão hà tiện viết năm 1668, Môlier dựa vào vở Cái nồi của Plôt
(Plauie 250 – 181 trước công nguyên) - nhà hài kịch La Mã cổ đại, và nhiều tác
phẩm về người hà tiện Larivê (1540 -1619), Boarôber (1552 - 1662), Đơ Vidê
10


(1638 - 1710), Sapuydô (1625 - 1710) và những hài kịch ứng diễn của Ý thịnh
hành ở Pari hồi nửa đầu thế kỷ XVII.
Acpagông là một gã tư sản làm giàu bằng nghề cho vay lãi, lão goá vợ, có
một con trai và một con gái, có nhiều đầy tớ. Lão giàu có nhưng keo kiệt. Con
trai lão là một tay "phá gia chi tử". Lão bắt con trai lấy một bà góa giàu có. Con
gái lấy một quý ngài già nua nhưng sang trọng và không đòi của hồi môn còn
lão đã chọn cho mình một cô vợ trẻ, tuổi chừng đôi mươi nhưng chỉ băn khoăn
một điều là cô ta nghèo. Ðối với kẻ ăn người làm, lão quỵt tiền công, lão luôn
nghĩ tiền của mình bị họ ăn cắp, lão khám xét rất là khả ố. Ðối với ngựa kéo xe
cũng chẳng cho ăn gì. Lão muốn một bữa tiệc để thết khách “ngon nhưng ít tiền
thôi”. Lão hết sức gia trưởng, nếu con trai không tuân lời, lão sẽ truất quyền
thừa kế và từ bỏ, nếu con gái không chịu lấy người mà lão đã quyết định, lão sẽ
cho vào nhà tu kín. Ðể làm giàu, Acpagông cho vay nặng lãi nặng chưa từng
thấy, lão còn gán những đồ đạc vứt đi, gãy, hỏng vào số tiền cho vay. Con trai
vốn là tay "phát tán của cải", liều đi vay lãi để chi tiêu, lãi bao nhiêu cũng chịu.

Người cho vay tiền thì ra những điều kiện hết sức khắc nghiệt, đến khi gặp nhau,
mới vỡ lẽ là hai cha con, người cho vay và kẻ đi vay, nên Acpagông đã chửi
mắng nguyền rủa đứa con hư hỏng của mình thậm tệ. Ðồng tiền làm mờ mắt
Acpagông làm cho tình cảm cha con không còn nữa.
Clêăng yêu một cô gái tên gọi Marian, nhà nghèo, nết na. Tình cờ thế nào,
Acpagông cũng đang muốn cưới cô gái này. Acpagông dùng mánh khoé rất bỉ ổi
để con trai phải thú nhận và "nhường" Marian cho mình. Thế là lại xảy ra một
trận đụng độ giữa hai cha con, đầy bi kịch.
Kết cục, nhờ cậu đầy tớ ranh mãnh La Flesơ ăn trộm và giấu cái tráp vàng
của lão Acpagông, nên ông ta đành chấp nhận điều kiện của Clêăng đưa ra. Lão
lấy lại được cái tráp vàng. Với sự sáng tạo mang đậm cá tính riêng của mình
Môlier đã mang đến cho người xem một tấm hài kịch độc đáo, Môlier đã sáng
tạo nên một Acpagông vượt lên trên mọi nhân vật hà tiện trong văn học trước
đó, tác phẩm Lão hà tiện đã thổi một làn gió mới cho nền văn học Pháp thế
kỷ XVII.
11


1.2. Một số vấn đề lí luận
1.2.1. Nhân vật, nhân vật kịch và tính cách nhân vật kịch
1.2.1.1. Nhân vật
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản để miêu tả
thế giới một hình tượng. Nhân vật văn học là “con người được miêu tả trong
văn học bằng phương tiện văn học” [14, 277]. “Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật ước lệ có những dấu hiệu để ta nhận ra” [14, 278]. Những con
người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất
hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều,
ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.“Nhân vật có thể được thể
hiện bằng những hình thức khác nhau nhất, đó có thể là những con người được
miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như trong tác

phẩm kịch” [14, 277].
Nhân vật văn học có thể là con người có tên như: Tấm, Cám (Tấm Cám)
Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng (Truyện Kiều), Asử, Aphủ, Mị (Vợ
chồng Aphủ) Apagông, Clêăng (Lão hà tiện),… Nhân vật là những người không
có tên như: thằng bán tơ, gã đầu bếp, bác đánh xe, gã tiều phu, thằng bán báo,
lão phó bột, lão phó thùng... Hay nhân vật chỉ xuất hiện là một đại từ nhân xưng
nào đó như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại,
như mình - ta trong ca dao...
Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là
khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết,
những ước ao và kỳ vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện
những cá nhân, xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó.
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng, các nhân vật chính thành
công thường là những sáng tạo độc đáo không gặp lại. Để chiếm lĩnh các nhân
vật văn học đa dạng cần tìm hiểu các các phương diện loại hình của chúng.
Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm
chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường
nói đến nhân dân như là nhân vật trung tâm trong “Chiến tranh và hòa bình”
12


của L.Tônxtôi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan
tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan... nhân vật
không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng
phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời
Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật. Tuy vậy, nhân
vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học.
Dựa vào ý thức của hệ ta có nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Dựa
vào kiểu cấu trúc có nhân vật chức năng như nhân vật ông bụt trong Tấm Cám
đóng vai trò là người động viên, an ủi, cho phép màu, giúp đỡ người tốt, nhân

vật ngoại hình như nhân vật Acpagông trong Lão hà tiện của Môlier tiêu biểu
cho thói hà tiện; keo bẩn; nhân vật tính cách như Chí Phèo trong tác phẩm cùng
tên của Nam Cao, nhân vật tư tưởng như Tôn Ngộ Không trong Tây du ký của
Ngô Thừa Ân.
1.2.1.2. Nhân vật kịch
Một vở kịch được diễn trên sân khấu, chỉ có nhân vật đi lại, nói năng, hoạt
động. Trong Kịch bản văn học, ngoài nhân vật, còn có những lời chỉ dẫn về cảnh
vật, con người thường được in nghiêng được tác giả viết nhằm gợi ý cho sự dàn
dựng của nhà đạo diễn chứ không phải cho người xem. Vì vậy, có thể nói trên
sân khấu chỉ có nhân vật hành động. Tất cả mọi sự việc đều được bộc lộ thông
qua nhân vật.
Ðiểm khác nhau cơ bản giữa tác phẩm kịch với tác phẩm tự sự và kí là
kịch không có nhân vật người kể chuyện.
Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạn chế
bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều như
trong các tác phẩm tự sự và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt. Do đó,
tính cách nhân vật trong kịch tập trung, nổi bật và xác định nhằm gây ấn tượng
mãnh liệt và sâu sắc cho khán giả. Hiển nhiên sự nổi bật, tập trung đó không có
nghĩa là đơn giản, một chiều. Xoay quanh một nét tính cách khác, vừa liên đới,
vừa biến thái làm cho gương mặt của nhân vật sinh động và đa dạng.
13


Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do
đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, con
người bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người không thể không đắn đo,
suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt… Dĩ nhiên đặc trưng này cũng được thể
hiện trong các loại văn học khác nhưng rõ ràng được thể hiện tập trung và phổ
biến nhất trong kịch. Chính từ đặc điểm này, nhiều tác giả kịch đã dùng biện
pháp lưỡng hóa nhân vật nhằm biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm của chính nhân

vật đó.
Tóm lại, nhân vật kịch là nhưng con người được hiện thân trên sân khấu
mang đầy đủ những bản chất của con người ngoài đời thường, nó là sự phản ảnh
những mẫu thuẫn những xung đột khác nhau, khi mẫu thuẫn lên tới đỉnh điểm
thì người giải quyết không ai khác đó chính là nhân vật kịch.
1.2.1.3. Tính cách nhân vật
Tính cách “là tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lý ổn định trong
cách sử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những
hoàn cảnh điển hình” [17, 1283]. Tính cách nhân vật là sự khái quát về bản chất
xã hội, lịch sử, tâm lý của con người dưới những hình thức con người cá thể,
tính cách thường được thể hiện trong hành vi ổn định, lặp đi, lặp lại trong các
tình huống khác nhau của nhân vật. Tính cách nhân vật trong bi kịch sẽ khác
nhân vật trong hài kịch, chính kịch, đó là những chi tiết sự kiện không quá phức
tạp để nhân vật bộc lộ tính cách rõ nét nhất. Trong kịch nhân vật có thể có tính
cách đơn giản nhưng nhiều khi cũng có những nét tính cách phức tạp… Nhân
vật Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt hiện lên với những
tính cách khác nhau: có lúc ông là một con người lao động hiền lành chất phát,
chân thật, khi mà ông nhập vào cái xác hàng thịt thì người đọc sẽ không còn
nhìn thấy một ông Trương Ba hiền lành, chất phát, chân thật mà lại là một tên đồ
tể với rất nhiều hành động cũng khiến cho mọi người không dễ dàng chấp nhận
được…Trong Lão hà tiện, Acpagông được hiện lên với một tính cách nhất quán
là con người keo kiệt, bủn xỉn và hám vàng, vì đồng tiền mà có thể bỏ qua tất cả
14


mọi thứ thậm chí là cả con của mình, vì đồng tiền mà bất chấp mọi thủ đoạn, kể
cả là thấp hèn nhất cũng vẫn làm.
Tính cách theo nghĩa rộng là: “sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử
của con người qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm lý của họ”
[17, 1286]. Tính cách nhân vật giữ vai trò hết sức quan trọng trong mỗi vở kịch.

Nó góp phần làm cho vở kịch trở nên sống động, có tâm hồn và có khả năng đón
nhận được tình cảm của công chúng khi công diễn trên các rạp, vì thế nó thực
hiện chức năng chính là phản ánh hiện thực dựa trên những đặc điểm tính cách
của nhân vật. Qua sự tha hoá của nhân vật Trương Ba khi nhập vào xác của anh
hàng thịt đã phản ảnh một quan niệm triết lý sâu sắc là hồn và xác phải đi song
song với nhau, nếu có hồn mà không có xác thì cũng không phải là một cá thể
hoàn chỉnh được, ngược lại nếu có cái xác của người khác mà hồn không phải
của người đó thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa gì.
1.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật là nói đến các phương thức,
phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật. Những phương tiện và biện pháp
xây dựng nhân vật rất phong phú, nhân vật được miêu tả bằng chi tiết, qua mâu
thuẫn, xung đột, sự kiện, hành động, ý nghĩa, qua ngôn ngữ nhân vật.
Nhân vật kịch thường được thể hiện qua những xung đột, mâu thuẫn kịch,
các mâu thuẫn đó có tác dụng làm cho kịch trở nên hấp dẫn, bất ngờ cho người
xem. Trong Hồn Trương Ba da hàng thịt mâu thuẫn đỉnh điểm và lên cao đó
chính là trong màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với vợ, con, cháu của mình,
khi mà vợ ông sắp không thể chịu nổi và có ý nghĩ bỏ đi, khi mà đứa cháu gái
mà ông yêu quý bao nhiêu thì giờ đây quay lại gọi ông là đồ tể. Mọi thứ mâu
thuẫn giằng xé trong con người ông đến lúc này là lên tới đỉnh điểm và người
xem sẽ đang chờ đợi đón nhận một kết quả bất ngờ và thú vị ở sau…
Có thể miêu tả nhân vật một cách trực tiếp cũng có thể gián tiếp qua cảm
nhận của người ngồi xem mỗi vở kịch khi đang diễn trên sân khấu. Nhân vật còn
được thể hiện qua các mối quan hệ, bằng các phương tiện ngôn ngữ, bằng các
phương thức miêu tả của thể loại, phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân
15


vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện không hề
giống nhau.

Thông qua những hành động cụ thể, tính cách của nhân vật dần dần được
hiện lên một cách rõ nét. Trong kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt đã nhận thấy
rất rõ tồn tại song song hai tính cách hoàn toàn khác biệt, khi chưa nhập vào xác
anh hàng thịt thì Trương Ba là một ông nông dân hiền lành, yếu ớt đối lập với
ông là anh hàng thịt, một tên đồ tể chuyên gia giết lợn rất giỏi.
Nhân vật kịch tồn tại trong khoảng không gian và thời gian nhất định theo
nguyên tắc “tam duy nhất”. Không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức nghệ
thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật.
1.2.3. Hài kịch
“Hài kịch là thể loại kịch trong đó tính cách, tình huống và hành động
được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê
phán cái xấu, cái lố bịch, cãi lỗi thời. Để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi
đời sống xã hội” [9, 114-115]
Hài kịch có từ thế kỉ thứ IV trước công nguyên. Thời kì văn nghệ Phục
Hưng, Shakespeare cũng sáng tác một số hài kịch rất có giá trị. Đến thế kỉ XVII,
hài kịch của Môlier gặt hái thành tựu rực rỡ. Sau thế kỉ XIX, hài kịch đã có địa
vị nhất định, xuất hiện những tác phẩm mang đậm hình thức phê phán chủ
nghĩa, như Khâm sai đại thần của nhà viết kịch người Nga Guokuali.
Hài kịch thông thường là tác phẩm lấy thủ pháp nghệ thuật châm biếm,
gây cười, khoa trương, lấy sự sai lầm trong hành vi nhân vật, lấy sự xấu xa trong
phẩm chất, trong tính cách, thấp hèn, lạc hậu của xã hội để miêu tả và phơi bày,
từ đó mà khẳng định sự vật, sự việc tốt đẹp. Hegel nói: “Hài kịch chỉ giới hạn ở
những hiện tượng vốn không có giá trị gì, những thứ giả dối, tự mâu thuẫn nhau
đến chỗ hủy diệt, ví như biểu hiện một loạt những suy nghĩ kì quái, một chút cá
nhân ích kỉ, đem thái độ yếu đuối và tinh thần mạnh mẽ đối chiếu nhau, thậm
chí đưa ra những nguyên tắc dường như có thể dựa vào nhau mà thực chất lại
không thể, hoặc là một câu cách ngôn bề ngoài có vẻ tinh tế chính xác nhưng
16



thực chất lại rỗng nghĩa biểu hiện thành sự trống rỗng buồn tẻ, đó mới là hài
kịch” [11, 84].
Xung đột mâu thuẫn trong hài kịch là xung đột mâu thuẫn giữa các hiện
tượng lạc hậu, xấu xa trong đời sống với tư tưởng xã hội tiến bộ của chúng ta,
nhân vật đại diện cho cái ác, cái lạc hậu hoặc cái phản động tuy biểu hiện ra
hàng loạt những hành động mang mưu đồ ngăn cản sự tiến bộ xã hội nhưng vẫn
cứ hiển hiện sự ngu xuẩn, giả dối, năng lực kém cỏi, tính cách bạc nhược, từ đó
khiến người ta không cảm thấy sợ, cuối cùng, bộ mặt thật cũng bị bại lộ, những
hiện tượng xấu xa lạc hậu cũng bị bóc trần. Nhân vật hài kịch thường là những
nhân vật tiêu cực, ngu xuẩn, xấu xa hoặc tính cách đầy nhược điểm, là đối tượng
bị phê phán. Kết cục của hài kịch thường là người xấu bị lật tẩy, hoặc người có
khuyết điểm gặp trắc trở, hoặc nhân vật chính diện có được thắng lợi, từ đó
khiến người khác cảm thấy “cười” vui vẻ, là đặc trưng nổi bật của hài kịch,
không có cười thì không có hài kịch, cười là sự biểu lộ tự nhiên vui vẻ mang
tính thẩm mĩ của người thưởng thức. Cười của hài kịch chủ yếu xuất phát từ
nguyên tắc “không thống nhất”, sự đối lập giữa vĩ đại với nhỏ bé, sự vênh lệch
giữa lí tưởng và hiện thực… Cho đến thủ pháp biểu hiện khoa trương, biến hình,
sai lầm… Nhà lí luận hài kịch người Anh Ya.NiYaer chỉ ra: “Sự máy móc, lệch
chuẩn, hạ bệ và giải thoát cảm xúc đều là ngọn nguồn của tiếng cười, nhưng
những ngọn nguồn này quyết không phải là những cái không thể thay đổi tường
tận. Sự không thống nhất vẫn là một trong số nguồn gốc chắc chắn nhất, lớn
nhất tạo ra tiếng cười” [22, 252]. Sự lệch chuẩn là sự khác nhau, mâu thuẫn
giữa hiện tượng và bản chất, tạo thành sự nghiêng lệch trong tình cảm của khán
giả. Sự chấn động sinh lí của tiếng cười có thể điều chỉnh sự nghiêng lệch đó
Tóm lại, nhân vật là hình thức để kịch phản ánh hiện thực trần trụi. Hình
thức phản ánh đó rất đa dạng, thể hiện những khía cạnh vô cùng phong phú của
đời sống. Mỗi nhân vật kịch có thể được tác giả xây dựng thông qua đặc điểm
ngoại hình, hành động và tính cách nhân vật, vì vậy tìm hiểu nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tác phẩm kịch là việc làm cần thiết để hiểu sâu hơn về
thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

17


Tiểu kết
Văn học Pháp thế kỉ XVII đã sản sinh ra những nhà viết kịch vĩ đại, có
những tác phẩm tầm cỡ. Trong số đó Môlier là người thành công nhất trên lĩnh
vực hài kịch, những vở hài kịch ông viết ra có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ
không chỉ trong phạm vi nước Pháp mà trên phạm vi cả thế giới. Lão hà tiện là
vở hài kịch quan trọng góp phần làm nên tên tuổi của ông. Vở hài kịch xoay
quanh câu chuyện về gã tư sản giàu có Acpagông một con người keo kiệt, hám
vàng, gia trưởng và háo sắc. Hơn nữa vở hài kịch không thể thiếu những nhân
vật, những diễn viên, nghệ thuật xây dựng vì họ là phương tiện cơ bản để tác giả
khái quát hiện thực về xã hội Pháp thế kỉ XVII dưới chế độ quân chủ chuyên
chế. Bằng việc nắm bắt những vấn đề lý luận về nhân vật, nhân vật kịch, tính
cách nhân vật… sẽ giúp ta có cơ sở đi tìm hiểu về đặc điểm tính cách của
Acpagông trong tác phẩm Lão hà tiện của Môlier.

18


Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ACPAGÔNG TRONG
TÁC PHẨM LÃO HÀ TIỆN CỦA MÔLIER
Hà tiện là một đề tài quen thuộc được rất nhiều các nhà viết kịch trên thế
giới khai thác. Acpagông - nhân vật chính của một vở hài kịch, với chức năng
chủ yếu để mua vui cho khán giả nhưng đằng sau đó lại là sự chế giễu thói hà
tiện của người đời. Ta có thể bắt gặp thói hà tiện Acpagông ở bất cứ thời đại văn
học nào: từ văn học Hi Lạp cổ đại, văn học Phục Hưng, văn học cổ điển thế kỉ
XVII, văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX hay trong văn học Việt Nam.
Theo dõi suốt chiều dài vở kịch sẽ xuất hiện trong mỗi chúng ta thái độ phê
phán, lên án Acpagông nhiều hơn là cảm thông, thương xót, chia sẻ. Acpagông

hiện lên là một kẻ keo kiệt hạng nặng và bên cạnh đó còn có nhiều tính cách
khác như: hám vàng, gia trưởng, háo sắc, ưa nịnh…
2.1. Keo kiệt
Tính keo kiệt là một trong những đặc điểm tính cách nổi bật trong con
người Acpagông. Môlier đã xây dựng và khắc hoạ lên một gã tư sản nhà giàu
nhưng hà tiện và keo bẩn thông qua mối quan hệ với mọi người xung quanh và
với chính bản thân.
Nhắc đến Acpagông trong tác phẩm, chúng ta biết đến một gã nhà giàu,
có của ăn, của để, có nhiều gia nhân, đầy tớ phục vụ. Thông thường chúng ta sẽ
nghĩ gia nhân nhà giàu chắc hẳn sẽ có cuộc sống dễ dàng hơn, song đầy tớ nhà
Acpagông lại ngược lại hoàn toàn. Acpagông dở mọi thủ đoạn hèn hạ nhất để
nhằm ăn quỵt tiền của những người đầy tớ, trong lớp 3 của hồi I, khi tên đầy tớ
La Flesơ cãi nhau với lão và bị lão đuổi đi, nhưng mọi việc không hề dễ dàng
như vậy. Lão đã nghĩ ra một cách, lão đòi kiểm tra đôi bàn tay của tên đầy tớ
nhưng không phải là hai bàn tay thông thường mà là “những bàn tay khác” [12,
47]. Qua đây cho chúng ta thấy một nét khác trong tính cách hà tiện của lão, đó
là tính hay nghi ngờ, luôn luôn lo sợ người khác cuỗm mất món tài sản kếch xù
của mình, cho nên lão đòi khám xét các bàn tay khác của họ, việc làm của lão
19


trái lại với những quy luật nhận thức của tự nhiên nhưng mặc kệ, lão cứ theo lập
luận của lão mà hành động.
Khám đôi bàn tay khác của La Flesơ vẫn chưa giải toả hết sự nghi ngờ
của mình, Acpagông còn dở một hành động bỉ ổi khác đó chính là nắn hai ống
quần dưới của La Flesơ “những ống quần đùi mà rộng thế này mà dùng chứa đồ
ăn cắp thì thật tốt” [12, 49] một hành động hết sức quái dị. Quần áo mặc trên
người là một thứ riêng tư nhất của mỗi con người nhưng Acpagông cũng không
hề bỏ qua, với lão không cần quan tâm tới những thứ bên ngoài mà chỉ cần quan
tâm một điều duy nhất là tiền của mình không bị lọt ra khỏi nhà là được. Thậm

chí lão có thể cãi nhau tay đôi với người làm, dùng thứ ngôn ngữ như những kẻ
đầu đường, xó chợ “tao - mày” hay “mày nói gì thằng ăn cắp” [12, 49]. Đến
đây dường như không còn có sự phân biệt giữa chủ và tớ nữa mà chỉ còn là cuộc
đối thoại giữa những người cùng đẳng cấp thấp kém.
Chưa dừng lại ở sự nghi ngờ những người gia nhân, đầy tớ sẽ ăn cắp đồ,
Acpagông còn thể hiện sự keo kiệt của mình qua cách lão dạy cho người làm
những cách che những khiếm khuyết trên quần áo của họ để khỏi mất tiền mua
mới. Trong lớp 1, hồi III, ta nhận thấy rõ điều này, trong khi mọi người tất bật
chuẩn bị mọi thứ để đón khách của ông chủ thì hai tên đầy tớ La mecluysơ và
Branhdavoan than vãn với Acpagông là quần áo của mình đều đã có những vết
rách không thể mặc để tiếp rượu, hay bưng bê được: “Thưa ông, ông đã biết rồi,
vạt trước áo véc dài của tôi bị một vết dầu đèn to tướng”,“quần của tôi bị thủng
đít và nói lễ phép người ta mà nhìn thấy…” [12, 115]. Không để cho hai tên đầy
tớ kịp nói hết câu ông quát: “Im! liệu khéo quay cái đó vào phía tường và lúc
nào cũng quay đằng trước ra phía khách là được” [12, 115]. Không chỉ keo kiệt
và bớt xén tiền quần áo cho tôi tớ trong nhà mà đến ngay cả đồ vật trong gia
đình lão cũng sợ nó bị mòn đi mất. Trong lớp 1 hồi 3 khi lão phân công cho bà
Clôt công việc lau chùi mọi nơi nhưng: “đừng cọ các đồ gỗ mạnh quá, sợ mòn
mất” [12, 113]. Ngoài việc lau chùi lão còn bắt bà quản cả đống chai lọ trong
lúc ăn tối: “Nếu để thất lạc cái nào và đánh vỡ cái gì, tôi sẽ bắt đền bà rồi trừ
vào tiền công” [12, 113]. Không cần biết tiền công của bà được bao nhiêu và
20


nếu bị trừ bà sẽ sống ra sao? Tiếng cười hề kịch bật lên thật thú vị, nó vạch trần
cái bản chất keo bẩn trong con người lão, lão luôn tìm và nghĩ mọi cách để làm
sao trừ được số tiền công của những người đầy tớ trong nhà lão bằng những thủ
đoạn bì ổi nhất. Nói tóm lại, lão chỉ chăm chăm làm sao để biến người làm thành
những kẻ làm không công cho lão.
Người theo đạo thường có một số ngày ăn chay trong năm nhằm mục đích

là hướng con người tới sự thánh thiện, tốt đẹp. Acpagông cũng thực hiện ăn
chay, nhưng việc ăn chay của lão thì khác xa với tất cả mọi người: “Lão lập ra
một niên lịch riêng cho mình, trong đó ông cho tăng gấp đôi những tuần chay
đầu mùa và số ngày ăn chay trước những lễ lớn để lợi dụng những ngày nhịn
đói và bắt các gia nhân của ông phải chịu” [12, 127]. Nếu như những người gia
nhân này mà phản đối những quyết định của lão, lão sẽ tìm mọi cách để trừng
trị, mà hình phạt thiết thực nhất mà lão thực hiện đó là trừ tiền công.
Thông qua những chi tiết nói về cách cư xử của Acpagông với mọi người
làm trong gia đình của lão, ta thấy rõ ràng là họ không có một ngày nào được
yên ổn với ông chủ keo kiệt của mình, họ luôn phải sống một cuộc sống khổ
nhục, bị hành hạ về cả vật chất lẫn tinh thần.
Ngựa là con vật rất được yêu quý, đặc biệt là đối với những gia đình giàu
có, đôi khi nó còn là niềm kiêu hãnh. Acpagông thì không, ông dành cho chúng
một chế độ đãi ngộ đến mức “chúng ở tình trạng không đi nổi”, “ông bắt chúng
nhịn đói khắc nghiệt quá làm cho chúng chỉ còn là những ý niệm hay những
bóng ma, hay những hình thù gọi là ngựa mà thôi” [12, 125]. Có lẽ ai cũng cảm
thấy đau xót và đáng thương, tội nghiệp biết bao khi chúng trở thành những cái
xác không hồn như vậy. Vậy mà Acpagông lại không có một chút cảm xúc, nói
những câu vô cảm: “Ngựa ốm khối ra đấy; chúng có làm gì đâu” [12, 125].
Ngay cả thức ăn cho ngựa của lão mà lão còn ăn cắp, anh đánh xe cứ tưởng là kẻ
cắp đã đánh cho mấy đòn “bắt gặp chính ông đến ăn cắp thóc ngựa của ông”
[12, 127-128-129]. Hay một lần khác bản tính keo kiệt của Acpagông lại bộc lộ:
“Ông phát đơn kiện một con mèo hàng xóm về tội ăn vụng một mẩu đùi cừu ăn
21


còn thừa” [12, 129]. Thế mới biết càng giàu thì những con người này càng trở
nên keo kiệt và bủn xỉn.
Đối với người phương Tây, đặc biệt là người Pháp họ rất coi trọng phép
lịch sự. Khách tới nhà là một niềm vinh dự, việc đón tiếp rất chu đáo. Thế nhưng

Acpagông lại chẳng bao giờ muốn tiếp đãi khách, hoạ hoằn lắm lão mới mở tiệc
và chung quy lại cũng chỉ là một cách để lão đánh bóng thêm vẻ bề ngoài tưởng
như hào phóng của lão. Trong bữa tiệc đãi hai vị khách có thể nói vô cùng quan
trọng, Marian - người con gái xinh đẹp, tính tình thuỳ mị nết na, mà lão đang
muốn cưới về làm vợ và Ăngxenmơ - một quý ngài già nua nhưng sang trọng và
không đòi của hồi môn mà Acpagông đang muốn gả đứa con gái cho ông ta, lão
đã cho người ta thấy “tiếng lành đồn xa” như thế nào. Từ việc lau chùi dọn dẹp,
chuẩn bị đồ ăn, tới việc cắt cử người tiếp khách, rót rượu… đều rất chuyên
nghiệp. Lão đã có một cơ hội mười mươi để thực hành phương châm “người ta
sống để mà ăn chứ không ăn để mà sống” [12, 123].
Khi Acpagông hỏi bác Giăc về bữa cơm đãi khách: “Bác cho biết, liệu có
cho chúng tôi ăn ngon được không?” [12, 119]. Theo một quy luật của tự nhiên
bác Giăc trả lời: “Được nếu có nhiều tiền” [12, 119], thì sẽ ngon, người đầy tớ
chưa kịp nói hết câu thì đã bị Acpagông mắng như tát nước vào mặt: “Lúc nào
cũng tiền! Hình như chúng nó không có gì khác mà nói tiền, tiền, tiền. À! Chúng
nó chỉ có tiếng Tiền nơi cửa miệng” [12, 119].
Khi nghe bác Giăc liệt kê ra hàng loạt các món ăn như “bốn bát nấu rõ
đầy, năm đĩa xào đầu vị. Món nấu: nước dùng tôm hẹ, chim đa đa hầm bắp cải
xanh, rau nấu thượng thang, vịt nấu củ cải. Đâu vị: thịt gà xé, bồ câu ra giàng
nhồi thịt, ức bê” [12,121]. “thịt quay đầy một xanh thật to xếp cao thành hình
kim tự tháp, nửa con bê thả béo bên sông, ba chim trĩ, ba gà tơ béo, mười hai
chim câu nuôi chuồng, mười hai gà giò” [12, 121], Acpagông đã lấy tay bịt
miệng bác Giăc lại, một hành động kịch làm cho tất cả mọi người phải bật cười
một cái cười chua chát, cái cười khinh bỉ đối với một con người keo kiệt. Lão
muốn rằng “phải có những món mà người ta ăn không đụng đến, làm cho
người ta thấy no trước: đậu hột rất béo, ít thịt xay trong hũ độn rõ nhiều hạt
22



×