Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tăng cường năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam ứng phó với thiên tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 87 trang )

LÂM
Bảng 2: Mức độ cần thiếtVIỆN
về các HÀN
hoạt động
giảm nhẹ thiên tại
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI LINH CHI

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO CỘNG ĐỒNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 60.31.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGỌC NGOẠN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

BÙI LINH CHI



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ................................ 6
1.1. Một số vấn đề chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng phó với thiên tai ............. 6
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống thiên tai của doanh nghiệp ....................... 15
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ..................................................... 33
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.......................................... 33
2.2. Một số đánh giá về mức độ tác động của một số loại hình thiên tai đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ......................................................................... 35
2.3. Thiệt hại của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam do thiên tai gây ra trong thời
gian qua .................................................................................................................... 38
2.4. Thực tế hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu tác hại do thiên tai của doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay ..................................................................... 46
2.5. Đánh giá giá về năng lực nội tại của DNNVV Việt Nam trong hoạt động ứng
phó với thiên tai: ...................................................................................................... 63
2.6. Thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hoạt động
phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu hiện nay................................................. 64
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CỘNG ĐỒNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI ............. 67
3.1. Bối cảnh ............................................................................................................ 67
3.2. Đề xuất một số giải pháp ................................................................................... 68
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011 ......................... 34
Hình 2.2: Các loại hình thiên tai có thể xảy ra:............................................................. 35

Hình 2.3: Nguy cơ anh hưởng của rủi ro thiên tai đến hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp ............................................................................................................................ 35
Hình 2.4: Thiệt hại trung bình do thiên tai gây ra cho doanh nghiệp 3 năm gần đây ... 43
Hình 2.5: Biểu đồ về mức độ thiệt hại trung bình của doanh nghiệp trong 3 năm ....... 43
Hình 2.6: Các hoạt động trong luật phòng chống thiên tai mà doanh nghiệp đã có ..... 50
Hình 2.8: Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thực hiện khối lượng công việc mà nhóm
khảo sát đã liệt kê từ luật phòng chống thiên tai ........................................................... 50
Hình 2.9: Các dịnh vụ cần thiết để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục trong thiên
tai ................................................................................................................................... 59
Hình 2.10: Những hoạt động doanh nghiệp tiến hành trong thiên tai ........................... 60
Hình 2.11: Những hoạt động sau thiên tai của doanh nghiệp ....................................... 61

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................. 33
Bảng 2.2: Số liệu tổng hợp mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra tại khu vực miền
Trung .............................................................................................................................. 41
Bảng 2.3: Mức độ gián đoạn các hoạt động do thiên tai gây ra với các doanh nghiệp . 44
Bảng 2.4: Mức độ cần thiết về các hoạt động giảm nhẹ thiên tai tại doanh nghiệp
nhỏ và vừa ...................................................................................................................... 54
Bảng 2.5: Các dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp khi xảy ra thiên tai ......................... 54
Bảng 2.6: Sự tương trợ giữa các doanh nghiệp khi xảy ra thiên tai ............................... 56
Bảng 2.7: Số lượng doanh nghiệp tham gia mua bảo hiểm lũ lụt .................................. 57


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

ADRC

Trung tâm giảm thiểu rủi ro thiên tai Châu Á (Asian

Disaster Reduction Center)

2

APEC

3

ATNĐ

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (AsiaPacific Economic Cooperation)
Áp thấp nhiệt đới

4

BĐKH

Biến đổi khí hậu

5

CP

Cổ phần

6

CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social

responsibility)

7

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

8
9

ĐBSCL
GNRRTT

Đồng bằng sông cửu long
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

10 HFA
11 IPCC

Khung hành động Hyogo (Hyogo Framework for Action)
Ủy Ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

12 KHKDLT

Kế hoạch kinh doanh liên tục (Business continuity plan BCP)
Liên Hợp Quốc
Phòng chống bão lụt
Phòng chống thiên tai

Quản lý kinh doanh liên tục (Business continuity
management - BCM)

13
14
16
17

LHQ
PCBL
PCTT
QLKDLT

18
19
20
21
22

QLRRTT
RRTT
SXKD
TNHH
UNDP

23 ƯPTT
24 VCCI

Quản lý rủi ro thiên tai
Rủi ro thiên tai

Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (United
Nations Development Programme)
Ứng phó thiên tai
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Viet Nam
Chamber of Commerce and Industry)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nằm ở 1 trong 5 ổ bão lớn của thế
giới, đó là ổ bão Tây Thái Bình Dương, hàng năm phải đối mặt với nhiều loại hình
thiên tai thường xuyên xảy ra như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, lũ bùn đá, ngập
lụt, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, xâm nhập mặn, nước dâng do bão, nước biển
dâng…
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã trở thành một thực thể ngày càng hiển hiện
rõ ràng và nay thì ngay cả một nông dân ở vùng đất rất hẻo lánh cũng có thể chia sẻ
kinh nghiệm “đau thương” của họ về những diễn biến thời tiết bất trắc “vốn chưa
từng thấy nhiều đời”. Những thiệt hại do thiên tai bất thường phát sinh do biến đổi
khí hậu gây ra đã là một hiện thực rõ nét ở những quốc gia hiện nay.
Những năm qua, Việt Nam đã tích cực hợp tác có trách nhiệm, có hiệu quả
với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai và thích ứng ứng với biến
đổi khí hậu. Việt Nam đã tham gia kí kết và tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto
và Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, Khung hành động
Hyogo về giảm nhẹ thiên tai, Hiệp định ASEAN về quản lí thiên tai và ứng phó
khẩn cấp (AADMER) và Hướng dẫn tuyên truyền trong nước về ứng phó và khắc
phục hậu quả ban đầu sau thảm hoạ (Hướng dẫn IDRL). Việc giảm nhẹ rủi ro thiên
tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những nhiệm vụ rất quan
trọng đối với Việt Nam và đang là một phần không thể thiếu trong thực thi các hoạt

động phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên một thực tế cho thấy rằng chưa có một
chính sách, mối quan tâm từ phía chính phủ Trung ương và địa phương đối với cộng
đồng doanh nghiệp trong công tác QLRRTT.
Trong khi các doanh nghiệp Việt nam nói chung và DNNVV nói riêng không
chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn
một triệu việc làm mới mỗi năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh
xã hội.Tuy nhiên, các DNNVV lại là đối tượng chịu ảnh hưởng và thiệt hại nhiều
nhất trước các biến cố, rủi ro thiên tai xảy ra. Hiện chưa có con số chính xác về các
thiệt hại do thiên tai gây ra cho các DNNVV trong các năm vừa qua nhưng con số

1


này chắc chắn đã lên đến nhiều ngàn tỷ đồng, kèm theo hệ lụy là nhiều doanh
nghiệp mất trắng tài sản dẫn tới phá sản. Đặc thù của các DNNVV Việt Nam là yếu
thế trong cạnh tranh, là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi có thiên tai do năng lực hạn
chế về vốn, kinh nghiệm, nhân sự. Mặc dù yếu thế hơn nhưng các DNVVN lại ít quan
tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro và tự bảo vệ mình trước các sự cố bất ngờ của thiên
tai. Việc tăng cường khả năng ứng phó và chống chọi với thiên tai cho doanh nghiệp
không những bảo vệ lợi ích, tài sản của doanh nghiệp mà còn bảo vệ người lao động
của doanh nghiệp, gia đình họ và cộng đồng mà doanh nghiệp phục vụ.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu càng làm thiên tai diễn ra với diễn biến
ngày càng phức tạp, mức độ tàn phá ngày càng nặng nề, khủng khiếp khó đoán
định, vấn đề đặt ra là cộng đồng người dân, các doanh nghiệp nói chung và
DNNVV nói riêng cần làm gì và làm như thế nào để thích ứng, ứng phó và giảm
thiểu những thiệt hại mà thiên tai gây ra, đây chính là điều sống còn hiện nay của
doanh nghiệp đặc biệt đối với DNNVV Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro thiên tai Chính phủ, các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội chỉ mới tập trung vào đối tượng là cộng đồng dân cư

hoàn toàn chưa quan tâm đến đối tượng là doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV. Cũng
chính vì thế những nghiên cứu liên quan đến thiên tai và biến đổi khí hậu mới chỉ
dừng ở mức tập trung vào cộng đồng, các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi đó
trong khu vực doanh nghiệp nói chung đặc biệt là DNNVV thì hầu hết các công
trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, cổ
phần hóa, marketing, mẫu mã hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ
DNNVV tiếp cận vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp cận thị trường, cải thiện môi
trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung…
Do đó nội dung: Tăng cường năng lực cho cộng đồng DNNVV Việt Nam ứng phó
với thiên tai, giúp doanh nghiệp có thể kinh doanh liên tục khi thiên tai xảy ra,
giảm thiểu tối đa được tổn thất do thiên tai là nội dung gần như bị bỏ ngỏ, chưa có
công trình nghiên cứu kỹ về vấn đề này. Nó mới chỉ bắt đầu nhen nhóm, hoặc nằm
rải rác ở một số dự án có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, chưa có những công

2


trình khoa học độc lập, cũng như đề án đánh giá sâu sắc cả về mặt lý luận khoa học
và thực tiễn cần đặt ra để từ đó đưa ra các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực
tế của DNNVV Việt Nam.
Do vậy, xuất phát từ nền tảng vai trò của DNNVV Việt Nam, thực trạng của
DNNVV đối với hoạt động ứng phó thiên tai, chính sách hiện nay của nhà nước về
quản lý rủi ro thiên tai, kinh nghiệm quốc tế về doanh nghiệp nói chung cũng như
DNNVV nói riêng về ứng phó thiên tai từ đó sẽ đưa ra một số đề xuất cụ thể góp
phần tăng cường năng lực cho DNNVV Việt Nam trong hoạt động ứng phó với
thiên tai, giúp cho DNNVV Việt Nam phát triển bền vững.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là trên cơ sở phân tích các thực trạng và các yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực của cộng động DNNVV Việt Nam trong ứng phó với thiên

tai, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường năng lực của cộng
đồng DNNVV Việt Nam trong ứng phó với thiên tai.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan về vai trò của DNNVV Việt Nam hiện nay
- Phân tích vai trò của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trong

hoạt động ứng phó với thiên tai
- Giới thiệu một số kinh nghiệm thế giới về doanh nghiệp trong phòng chống

thiên tai.
- Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực của cộng đồng

DNNVV Việt Nam trong ứng phó thiên tai
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường năng lực của cộng đồng DNNVV

Việt Nam trong hoạt động ứng phó với thiên tai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tăng cường năng lực cho cộng
đồng DNNVV Việt Nam ứng phó với thiên tai.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi về thời gian nghiên cứu: từ 2011-2016

3


-

Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các DNNVV tại Việt Nam


-

Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: DNNVV Việt Nam trong hoạt động
phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận văn dựa trên cách tiếp cận thực tiễn: tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của

quốc tế để rút ra bài học cho Việt Nam và phân tích thực trạng của năng lực
DNNVV Việt Nam trong ứng phó với thiên tai để từ đó đưa ra những khuyến nghị
giúp DNNVV nâng cao năng lực trong hoạt động này.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
-

Về thu thập thông tin, số liệu, tư liệu thứ cấp: Luận văn thu thập và sử dụng
một số dữ liệu thứ cấp, các số liệu điều tra khảo sát doanh nghiệp đã có của
Tổng cục Thống kê và của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…
trong các năm trước để phục vụ cho nghiên cứu của mình.

-

Về phương pháp xử lý thông tin và dữ liệu:
- Phương pháp phân tích thống kê, phân tích và tổng hợp: nhằm tập hợp, phân

tích và đánh giá các số liệu, nhằm đưa ra những đánh giá tác động cũng như những
đánh giá thực trạng.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: để tìm ra bản chất hiện tượng và đưa


ra những quy luật phản ánh năng lực ứng phó với thiên tai của cộng đồng các
DNNVV của Việt Nam
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội dung cơ

bản về năng lực ứng phó với thiên tai của cộng đồng DNNVV Việt Nam, từ đó đưa
ra những đánh giá chung mang tính khái quát, về thực trạng năng lực ứng phó với
thiên tai của DNNVV.
- Phương pháp phân tích chính sách: sử dụng các phương pháp phân tích chính

sách để làm rõ bản chất và vai trò của các chính sách trong vấn đề tăng cường năng
lực DNNVV trong hoạt động ứng phó với thiên tai hiện nay.

4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận Văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến năng lực
của doanh nghịêp trong ứng phó với thiên tai.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn làm rõ thực trạng của năng lực của doanh nghịêp trong ứng phó với
thiên tai, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của DNNVV trong hoạt động này, qua
đó đưa ra các giảip pháp nâng cao năng lực cho DNNVV trong hoạt động ứng phó
và giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Cuối cùng thông qua nghiên cứu, luận văn cũng nhằm thu hút sự quan tâm của
Chính phủ, các cơ quan nhà nước, các giới nghiên cứu và các tổ chức sẽ quan tâm
nhiều hơn tới hoạt động ứng phó và giảm thiểu thiên tai của doanh nghiệp nhằm hỗ
trợ hiệu quả và tích cực hơn cho DNNVV trong hoạt động này.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ ngữ viết tắt, danh mục các bảng

biểu, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung của DNNVV ứng phó với thiên tai và Kinh
nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng hoạt động ứng phó với thiên tai của DNNVV Việt Nam
hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cho các DNNVV Việt Nam ứng
phó với thiên tai

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ỨNG
PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1

Một số vấn đề chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng phó với thiên tai

1.1.1

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quản lý rủi ro thiên tai

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là thành phần kinh tế đóng góp nhiều
cho xã hội và cộng đồng, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương, vì vậy
doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong QLRRTT. Nếu doanh nghiệp bị ảnh
hưởng do thiên tai gây ra thì sẽ thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với cộng đồng và cũng
sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của những cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp,
điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình công nhân viên, và đây chính là
một cộng đồng lớn trong xã hội. Chính vì vậy, tăng cường khả năng ứng phó cho
cộng đồng DNNVV làm chỗ dựa cho cộng đồng có ý nghĩa hết sức to lớn nhằm

nâng cao năng lực chống chịu chung của cả cộng đồng trong đó có doanh nghiệp.
Động lực chính đối với doanh nghiệp trong việc tham gia quản lý thiên tai đó
chính là đảm bảo sự liên tục kinh doanh trong và sau thiên tai và sẵn sàng chủ động
ứng phó với thiên tai nhằm hạn chế tối đa thời gian gián đoạn của kinh doanh trước
khi thiên tai xảy ra. Một doanh nghiệp có khả năng chuẩn bị ứng phó tốt có thể
giảm thiểu rất nhiều những rủi ro cho doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên làm thế nào
để doanh nghiệp lồng ghép những hoạt động ứng phó với thiên tai với việc lập kế
hoạch kinh doanh của họ ngay từ đầu (PwC 2013 a), thì đây quả là một câu trả lời
không phải là dễ. Kế hoạch kinh doanh liên tục/Quản lý kinh doanh liên tục (BCP /
BCM) không phải là một khái niệm mới cho lĩnh vực doanh nghiệp; Tuy nhiên,
theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi APEC và ADRC, chỉ có 15,9% DNNVV
có KHKDLT bằng văn bản, trong khi 52% công ty có quy mô lớn có một văn bản
KHKDLT trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương (APEC và ADRC – Asian
Disaster Reduction Center 2011).
Tầm quan trọng của sự tham gia của doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV trong
giảm thiểu rủi ro thiên tai cũng đã được nhấn mạnh không chỉ từ các tổ chức quốc tế
và từ các chính phủ mà còn từ phía các doanh nghiệp và các diễn đàn kinh tế quốc

6


tế - APEC (2013) đã nhấn mạnh vào sự tham gia của doanh nghiệp trong đó có
DNNVV sẽ giúp cho :
1. Nỗ lực phục hồi của nền kinh tế tại cấp quốc gia
2. Cải thiện khả năng phục hồi của cộng đồng
3. Đóng góp của doanh nghiệp góp phần giảm thiểu tổn thất của thiên tai
thông qua phục hồi (xây dựng lại tốt hơn)
4. Các nỗ lực hợp tác nhằm tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh
5. Nỗ lực hợp tác để tăng cường khả năng phục hồi cơ sở hạ tầng
6. Quan hệ tài chính trước thiên tai thông qua bảo hiểm

Các hoạt động ứng phó và giảm nhẹ tổn thất do thiên tai gây ra của doanh
nghiệp không chỉ nhằm đảm bảo và tăng cường khả năng phục hồi của doanh
nghiệp và hoạt động kinh doanh cũng như lợi ích của họ thêm vào đó còn đẩy
nhanh sự hồi phục cộng đồng, và các cơ sở hạ tầng quan trọng. Sự toàn cầu hóa về
kinh tế đã đẩy mạnh năng suất kinh doanh và tăng tính hiệu quả kinh tế và góp phần
xóa đói giảm nghèo; Tuy nhiên, vấn đề này cũng làm gia tăng tổn thất kinh tế lên rất
nhiều lần do những tác động xấu của thiên tai đưa lại thông qua chuỗi cung ứng
toàn cầu.
CSR Châu Á (2013) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của khu vực
tư nhân trong vấn đề giảm thiểu rủi ro thiên tai từ quan điểm của "hồi phục của
cộng đồng". Xây dựng một cộng đồng phòng chống thiên tai có thể là một sáng kiến
quan trọng của doanh nghiệp: “đầu tư vào cộng đồng”. Đổi mới các hoạt động liên
quan đến phòng chống thiên tai có thể giúp một doanh nghiệp:
1. Bảo vệ: hoạt động kinh doanh, chuỗi giá trị, khách hàng và nhân viên của
doanh nghiệp mình
2. Xây dựng uy tín và đưa lại hình ảnh một doanh nghiệp tốt
3. Tăng cường các mối quan hệ với chính phủ
4. Tăng cường mức độ ảnh hưởng với các bên liên quan
5. Nâng cao động lực làm việc của nhân viên của công ty
Vai trò và tiềm năng của doanh nghiệp trong hoạt động phòng ngừa và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai, đặc biệt tăng cường sự tham gia của họ vào trong các nội dung

7


trên có thể đưa lại hiệu quả rất lớn. Thêm vào đó, việc chia sẻ kinh nghiệm, thông
tin và kiến thức tại các diễn đàn quốc gia hay các tọa đàm hoặc hội thảo giữa các
các doanh nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành cũng như các bên liên quan khác là
cơ hội lớn nhằm khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động phòng
chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

1.1.2

Năng lực nội tại của doanh nghiệp trong hoạt động ứng phó với

thiên tai:
Khả năng cũng như năng lực ứng phó và giảm thiểu thiệt hại của thiên tai của bản
thân doanh nghiệp phụ thuộc vào những nhân tố sau:
-

Tính chủ động ứng phó của doanh nghiệp (nhận thức của doanh nghiệp về

hoạt động này), doanh nghiệp có ý thức trong hoạt động này không, có sẵn sàng
chuẩn bị ứng phó với thiên tai hay không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý
thức và hành động của doanh nghiệp đối với hoạt động này.
-

Tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động này: cụ thể doanh nghiệp chịu

đầu tư như thế nào vào hoạt động ứng phó với thiên tai của doanh nghiệp, có sẵn
sàng mua bảo hiểm rủi ro thiên tai về tài sản hàng hóa của công ty… có sẵn sàng
để ra một khoản tiền dành hoạt động này.
-

Mức độ kiên cố của nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị…

-

Kỹ thuật hay kỹ năng của doanh nghiệp trong hoạt động này: Doanh nghiệp

có nắm rõ được những kiến thức cơ bản trong hoạt động phòng chống và giảm

nhẹ khi thiên tai xảy ra, có biết về kỹ thuật phòng tránh trước khi thiên tai xảy
ra, trong thiên tai sẽ làm gì và phục hồi sau thiên tai sẽ thực hiện như thế nào?
Đây chính là những kỹ năng cơ bản việc lập kế hoạch ứng phó với thiên tai và
lồng ghép lập kế hoạch ứng phó và giảm nhẹ thiên tai với kế hoạch hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có biết áp dụng
hay sử dụng những công nghệ mới trong giảm thiểu và ứng phó với thiên tai?
Những yếu tố kỹ thuật, công nghệ này sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong
hoạt động ứng phó và giảm thiểu.

8


-

Vấn đề con người: cũng là một trong những yếu tố cốt lõi, doanh nghiệp có

đủ nhân lực cho việc ứng phó thiên tai và các nhân sự của doanh nghiệp đã được
trang bị đầy đủ kỹ năng và được luyện tập thành thạo trong hoạt động này.
-

Vấn đề hợp tác với các doanh nghiệp khác trong hoạt động giảm nhẹ ứng

phó với thiên tai: sẽ giúp doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ của
doanh nghiệp khác trong hoạt động này, giúp tăng cường thông tin, kinh nghiệm
cho doanh nghiệp.
-

Quản lý hoạt động ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai: giữ vai trò quan

trọng nhất trong tất cả nội dung trên. Quản lý sẽ nhìn thấy đâu là điểm yếu nhất

của doanh nghiệp khi thiên tai xảy ra, từ đó sẽ đề ra các biện pháp hỗ trợ để
giảm thiểu thiệt hại. Quản lý sẽ quyết định ngân sách dành cho hoạt động này là
bao nhiêu, quyết định con người và kỹ thuật cũng như yêu cầu các kế hoạch cho
hoạt động. Cuối cùng, quản lý sẽ giúp điều phối, kết nối và thúc đẩy mọi mắt
xích trong chuỗi hoạt động ứng phó và giảm nhẹ của doanh nghiệp, giúp nó hoạt
động trơn tru và hiệu quả.
Tất cả những yếu tố trên chính là năng lực nội tại của doanh nghiệp trong ứng
phó và giảm nhẹ thiệt hại của doanh nghiệp khi thiên tai.
1.1.3

Mức độ quan tâm của doanh nghiệp với rủi ro thiên tai

Doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV luôn chỉ tập trung vào các rủi ro trong kinh
doanh. Chính vì thế họ luôn đưa ra những quyết định và hành động thận trọng để
giảm thiểu những rủi ro kinh doanh này. Tuy nhiên những hành động nhằm giảm
thiểu những thiệt hại do rủi ro thiên tai gây ra thực tế nhiều khi lại vượt quá năng
lực của doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV. Chính vì thế các doanh nghiệp đã bắt
đầu dần nhận ra vấn đề quản lý rủi ro thiên tai là một nhân tố quan trọng của kinh
doanh liên tục và làm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thế
giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Do vậy vấn đề xây dựng các biện pháp tại chỗ
nhằm giảm thiểu các tổn thất của thiên tai, một mặt làm giảm thiểu tổn hại cho
chính bản thân doanh nghiệp mặt khác sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp so với đối thủ và đưa lại một hình ảnh đáng tin cậy đối với khách hàng cũng

9


như các nhà đầu tư trong việc thu hút đầu tư và đưa lại những dự án đầy hứa hẹn
của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hiện nay với mọi loại hình và quy mô luôn phải đối mặt với

rất nhiều áp lực như áp lực của tăng trưởng, quy định chính sách, dư luận và thị
trường. Nếu quản lý rủi ro thiên tai được xem như một nhu cầu hoàn toàn mới của
doanh nghiệp, thì nhu cầu này sẽ phải nằm trong một loạt các nhu cầu cũng như
những vấn đề mà doanh nghiệp sẽ xem xét để lựa chọn thứ tự ưu tiên. Để giảm thiệt
hại do thiên tai gây ra, doanh nghiệp cần phải hành động ngay lập tức, nó phải được
ưu tiên và thực hiện lồng ghép trong bối cảnh của doanh nghiệp: về quy mô doanh
nghiệp, lĩnh vực nghành nghề, địa điểm, đặc trưng sản xuất kinh doanh và kế hoạch
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị ứng
phó và giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai ở mọi cấp độ.
Thiên tai, dù là tự nhiên hay nhân tạo hoặc kết hợp với cả 2 yếu tố này, thì đều
có sự tham gia của nhiều yếu tố và việc đưa ra duy nhất một mô hình hay một kịch
bản để nghiên cứu nó là điều không thể, mà luôn phải nghiên cứu nó dưới rất nhiều
mô hình và kịch bản khác nhau. Do đó, việc lên kế hoạch về kinh phí, nhân lực, xắp
xếp lại tổ chức để chuẩn bị ứng phó với một thảm họa thiên tai mà có thể hoặc chưa
chắc đã diễn ra là một trong những nội dung luôn nhận được ít được quan tâm từ
phía lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân chính của doanh
nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch ứng phó với thiên tai. Chính vì thế, các khoản
đầu tư để giảm thiểu thiệt hại từ rủi ro thiên tai thường chỉ được coi là các khoản
phụ trợ, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang có một loạt những vấn đề cần ưu tiên
khác và cần phải thực hiện ngay và nó sẽ đưa lại những kết quả đầu tư kinh doanh
rõ rệt thì những đầu tư cho hoạt động ứng phó và giảm nhẹ thiên tai càng đứng cuối
trong danh sách phải chi dự phòng của doanh nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp
thấy được vai trò cũng như tại sao doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch chủ động
ứng phó với thiên tai, và tiếp theo là đưa ra những kế hoạch và những biện pháp cụ
thể phù hợp nhằm chủ động ứng phó và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro thiên
tai đưa lại, đây thực sự là một thách thức rất lớn.

10



1.1.4

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong hoạt động ứng phó với thiên tai

Kể từ sau trận lụt tại Thái Lan và động đất sóng thần tại Nhật Bản năm 2011,
vai trò của doanh nghiệp đặc biệt DNNVV trong hoạt động quản lý rủi ro thiên tai
đã thực sự nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chính phủ các nước; thiệt hại về
kinh tế do thiên tai xảy ra không còn nằm trong phạm vi nền kinh tế quốc gia mà nó
đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu thông qua chuỗi cung ứng. Doanh
nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng hiện đang giữ vai trò trung tâm trong việc
thúc đẩy hoạt động phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Như trên đã phân tích về mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với hoạt
động ứng phó với thiên tai. Trong khi các doanh nghiệp đa phần là chưa quan tâm
và thờ ơ đến hoạt động này, chính vì vậy năng lực nội tại của doanh nghiệp trong
hoạt động này thường rất yếu kém. Vậy những nhân tố nào có thể giúp cho
DNNVV tăng cường và phát huy được nội lực mình trong hoạt động ứng phó với
thiên tai (làm cho họ thực sự quan tâm tới hoạt động phòng tránh thiên tai, sẵn sàng
dành một khoản tài chính đầu tư cho hoạt động này, có kỹ thuật cho phòng chống
và giảm nhẹ thiên tai…). Và song song với việc tăng cường năng lực nội tại của
doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp trong việc giảm thiểu tối đa thiệt
hại khi thiên tai xảy ra. Vậy những tác nhân bên ngoài có thể giúp cho doanh nghiệp
tăng cường năng lực trong hoạt động ứng phó với thiên tai phải kể đến:
- Khả năng giám sát các mối nguy hiểm và rủi ro thiên tai thông qua dự báo và

cảnh báo sớm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đủ thời gian và chủ động chuẩn bị và
sẵn sàng ứng phó với thiên tai
- Tăng cường năng lực chống chịu của doanh nghiệp và cộng đồng thông qua

các công trình hạ tầng phòng chống thiên tai: đập, đê biển …

- Nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ

chức liên quan, và của chính bản thân doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng
của trong hoạt động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Thực tế cho
thấy chính phủ và các cơ quan nhà nước liên quan sẽ tạo ra những hỗ trợ rất tích cực
và vững vàng cho hoạt động quản lý thiên tai của doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV

11


đồng thời các bên này cũng giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy các doanh
nghiệp trong hoạt động quản lý và giảm thiểu thiệt hại thiên tai. Từ việc hiểu rõ ý
nghĩa và vai trò của hoạt động này các bên sẽ quan tâm và tiến hành những hoạt
động thực tế có hiệu quả để góp phần hỗ trợ cho phòng chống thiên tai nói chung và
DNNVV trong hoạt động phòng chống thiên tai nói riêng.
- Khuôn khổ Chính sách luật pháp về quản lý rủi ro thiên tai: có thể nói chính

sách luật pháp tạo ra một xương sống chung cho hoạt động quản lý thiên tai của
doanh nghiệp. Một chính sách cụ thể, minh bạch và hợp lý đưa lại nhiều lợi ích cho
doanh nghiệp, sẽ thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp trong quản lý rủi ro
thiên tai. Việc quy định rõ vai trò và trách nhiệm của chính quyền trung ương và địa
phương và các bên liên quan trong việc phối hợp thực hiện các biện pháp ứng phó
và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra được cho là vô cùng quan trọng trong hoạt
động này qua đó doanh nghiệp sẽ thấy rõ được ý thức trách nhiệm cũng như vai trò
của họ trong hoạt động phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các biện pháp hỗ
trợ doanh nghiệp trong quá trình khôi phục sau thiên tai: như hỗ trợ về thuế, chính
sách tài chính tín dụng ngân hàng và các biện pháp khác… sẽ giúp doanh nghiệp
sớm hồi phục và đi vào hoạt động trở lại. Đặc biệt các chính sách nhằm khuyến
khích doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV đầu tư vào các vùng thường xuyên xảy ra
thiên tai sẽ là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh

doanh trong vùng, nó sẽ giúp doanh nghiệp tại các vùng này yên tâm hơn trong sản
xuất kinh doanh. Có thể khẳng định rằng các chính sách của chính phủ và địa
phương đóng vai trò cốt lõi trong sự thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.
- Bên cạnh sự tham gia từ chính phủ tới cấp chính quyền địa phương, các cơ

quan nhà nước, thì còn rất cần sự tham gia các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng,
các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Chính vì thế các chính sách
của nhà nước về vấn đề này cũng cần phải rất đồng bộ và chặt chẽ; cần có sự phối
hợp tham gia của nhiều đối tượng. Các quy định pháp luật về thuế, tài chính, bảo
hiểm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động ứng phó và giảm nhẹ
rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV cần phải thống nhất, đồng bộ,

12


rõ ràng và minh bạch. Có thể nói đây là những nhân tố chính tạo ra sức mạnh cho
doanh nghiệp đặc biệt đối với DNNVV trong hoạt động phòng chống và giảm thiểu
thiệt hại của doanh nghiệp trong thiên tai. Vấn đề tăng cường tuyên truyền phổ biến
pháp luật chính sách đến doanh nghiệp và cách thức vận dụng nó là điều vô cùng
cần thiết, để đưa các quy định vào thực tiễn, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thể
tận dụng được tối đa những chính sách hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động ứng
phó và giảm nhẹ thiên tai.
- Ngăn ngừa thảm họa thông qua việc lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai hay

kế hoạch kinh doanh liên tục khi có thiên tai xảy ra là điều vô cùng quan trọng đối
với các doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV. Các kế hoạch này sẽ giúp doanh
nghiệp chủ động và sẵn sàng ứng phó và giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai xảy ra cho
doanh nghiệp. Các hoạt động của doanh nghiệp nhằm phòng ngừa và giảm nhẹ
trước, trong và sau thiên tai là vô cùng quan trọng cho việc duy trì sản xuất kinh

doanh khi thiên tai xảy ra đặc biệt giảm những tổn thất cho doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp sớm phục hồi sau thiên tai. Chính vì thế một bản kế hoạch quản lý rủi
ro thiên tai chi tiết, cụ thể cộng thêm việc doanh nghiệp thường xuyên có sự diễn
tập với tình huống thiên tai xấu sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được thiệt hại và sớm
khôi phục sau thiên tai.
- Thêm vào đó, một cơ chế chia sẻ thông tin cũng được coi là góp phần vào

việc nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong hoạt động ứng phó thiên tai. Các cơ
chế tương tác chia sẻ học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong hoạt động
này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng cường năng lực ứng phó và giảm nhẹ thiệt
hại khi thiên tai xảy ra. Các cuốn cẩm nang về việc lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên
tai hay kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp được cho là rất cần thiết cho doanh
nghiệp.
- Bảo hiểm và các cơ chế tài chính trong phòng chống thiên tai; điều này đồng

nghĩa với việc làm thế nào để liên kết bảo hiểm với giảm thiểu rủi ro thiên tai nhằm tạo
ra những bộ đệm giảm thiệt hại cho doanh nghiệp khi thiên tai xảy ra. Thành lập các
quỹ bảo hiểm phòng chống thiên tai, luôn rất được quan tâm tại rất nhiều quốc gia.

13


- Một nhân tố nữa cũng tác động tích cực vào năng lực ứng phó thiên tai của

doanh nghiệp đó chính là một đội ngũ chuyên gia tư vấn về giảm thiểu rủi ro thiên
tai giúp tăng cường tính chống chịu của doanh nghiệp trước thiên tai. Tại các quốc
gia thường xuyên bị thiên tai xảy ra như Nhật Bản họ đã có một đội ngũ chuyên gia
rất mạnh về lĩnh vực này, chuyên đi tư vấn, đào tạo và huấn luyện cho doanh nghiệp
trong hoạt động ứng phó và giảm nhẹ thiên tai.
1.1.5


Một số khái niệm liên quan đến thiên tai và biến đổi khí hậu

Hiểm họa tự nhiên: Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội ( trích
Dự thảo Luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Việt Nam)
Thiên tai: Là sự gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội gây tổn thất về
người, tài sản, môi trường và điều kiện sống do các hiểm họa tự nhiên gây ra
Rủi ro thiên tai: là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi
trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng trong một khoảng
thời gian nhất định.
Tình trạng dễ bị tổn thương: là những đặc điểm của một cộng đồng, một hệ
thống hoặc tài sản khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị ảnh hưởng
bởi các tác động có hại từ hiểm họa tự nhiên
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT)
Theo dự thảo luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Việt Nam: Giảm nhẹ rủi
ro thiên tai là giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động có hại của hiểm họa tự nhiên và
thiên tai.
Khái niệm và kinh nghiệm thực tế về GNRRTT thông qua những nỗ lực mang
tính hệ thống nhằm phân tích và quản lý những nhân tố gây ra thiên tai bằng việc
Giảm nhẹ nguy cơ dẫn tới những thiên tai, Giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương đối
với người, tài sản, quản lý đất và môi trường một cách khôn ngoan và cải thiện việc
phòng ngừa đối với những sự kiện xấu.
Quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT): Là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp
dụng các quy định hiện hành, huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân và kỹ năng cần

14


thiết để thực hiện các chiến lược, chính sách và nâng cao khả năng ứng phó, giảm

thiểu tác động bất lợi của hiểm họa và thiên tai.
Đây là một thuật ngữ mở rộng đối với thuận ngữ chung “ quản lý rủi ro” để
chỉ một vấn đề cụ thể của các rủi ro thiên tai. QLRRTT đề cập đến các hoạt động
thực hiện nhằm GNRRTT. Trước đây, mục tiêu chính của QLRRTT là nhằm phòng
tránh, hay giảm nhẹ hay chuyển những ảnh hưởng có hại của các hiểm họa thông
qua những hoạt động tổng hợp và các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu, phòng
ngừa, ứng phó và khắc phục sau thiên tai. Tuy nhiên sau này, người ta hướng sự
quan tâm nhiều hơn đến các việc xây dựng các kế hoạch quản lý thiên tai theo
hướng nâng cao năng lực để giảm nhẹ mối đe dọa của thiên tai.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trung tâm Phòng tránh và
giảm nhẹ thiên tai (2011), Tài liệu kỹ thuật: Quản lý rủi ro thiên tai và Thích ứng
với biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể được nhận biết bằng
các thay đổi giá trị trung bình và /hoặc sự biến thiên các đặc tính của nó, và duy trì
trong các thời đoạn kéo dài, theo tiêu chuẩn thường là hàng thập kỷ hoặc dài hơn
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trung tâm Phòng tránh và
giảm nhẹ thiên tai (2011), Tài liệu kỹ thuật: Quản lý rủi ro thiên tai và Thích ứng
với biến đổi khí hậu
1.2

Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống thiên tai của doanh nghiệp

1.2.1

Vai trò của doanh nghiệp Nhật Bản và kế hoạch kinh doanh liên tục

Vai trò của các bên liên quan trong xã hội dân sự là phụ thuộc vào nhau và gắn
bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế. Doanh nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ các nền kinh tế địa phương trong thời gian bình thường cũng như
khi thiên tai xảy ra. Chính phủ Nhật bản đã thúc đẩy Kế hoạch kinh doanh lien tục

(KHKDLT) như là một phần của khung chính sách của họ. Sau khi trận động đất
lịch sử tại miền Đông của Nhật Bản xảy ra năm 2011, thực tế đã chỉ ra rằng các
doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản đã chưa thực sự có nỗ lực trong hoạt động ứng phó
và giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai xảy ra .
Một số thông tin chung

15


Nhật Bản nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi tập trung số lượng lớn
của những trận động đất và phun trào núi lửa xảy ra liên tục và trong thực tế khoảng
80% các trận động đất lớn nhất thế giới xảy ra dọc theo khu vực này. Ngoài ra còn
có rất nhiều mảng kiến tạo xung quanh Nhật Bản mà có thể di chuyển với tốc độ
khoảng 10 cm mỗi năm. Chuyển động này chính là nguyên nhân gây ra những đợt
sóng thần. Với điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu như vậy mà Nhật Bản thường
xuyên hứng chịu rất nhiều loại hình thiên tai xẩy ra như bão, mưa lớn …
 Khuôn khổ pháp lý trong quản lý thiên tai Nhật Bản
Khuôn khổ pháp lý trong quản lý thiên tai tại Nhật Bản đã được phát triển và
được củng cố bởi rất nhiều những bài học kinh nghiệm trong quá trình đối mặt với
các thảm họa quy mô lớn trong quá khứ.
Đạo luật cơ bản về đối phó với thảm họa thiên tai đã được ban hành vào năm
1961, đây là một khuôn khổ luật pháp toàn diện trong đó đưa ra những chiến lược
quản lý thiên tai một cách tương đối cụ thể. Khuôn khổ này đã được bổ sung và
tăng cường liên tục sau những bài học kinh nghiệm từ thảm họa thiên tai quy mô
lớn sau này.
Khuôn khổ pháp lý về quản lý thiên tai tại Nhật Bản nhắm đến tất cả các giai
đoạn của công tác ứng phó thiên tai từ công tác phòng chống, giảm nhẹ và phòng
ngừa, ứng phó khẩn cấp cũng như phục hồi. Quy định rõ vai trò và trách nhiệm của
chính quyền trung ương và địa phương và các bên liên quan trong việc phối hợp
thực hiện các biện pháp ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra (Cabinet

Office 2011, 2012).
Ủy ban Quốc gia về phòng chống thiên tai được thành lập nằm trong Văn phòng
Chính phủ đã được quy định rất rõ trong Luật phòng chống thiên tai. Ủy ban bao gồm
tất cả các Bộ trưởng và các chuyên gia dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính
phủ nhằm thúc đẩy biện pháp đối phó thảm họa thiên tai một cách toàn diện.
Đạo luật cơ bản quy định việc xây dựng một kế hoạch quản lý thiên tai xuyên
suốt từ trung ương tới địa phương và theo nguyên tắc này, các chính quyền địa
phương đã yêu cầu các doanh nghiệp nằm trên địa bàn phải xây dựng trước kế hoạch
kinh doanh liên tục (KHKDLT) trong thiên tai để chuẩn bị ứng phó với thiên tai.

16


 Vai trò của doanh nghiệp
Trận động đất lịch sử tại miền Đông của Nhật Bản xảy ra vào 11 tháng 3 năm
2011, đã làm ngưng trệ sản xuất kinh doanh tại các khu vực bị ảnh hưởng, làm gián
đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trên khắp Nhật Bản.
Trong sự kiện này, nhiều chính quyền địa phương bị ảnh hưởng bởi sóng thần và
mất đi chức năng điều phối các hoạt động ứng phó thảm họa. Điều đó đã làm mà
làm chậm quá trình phục hồi của cộng đồng trong đó có các doanh nghiệp. Qua đó,
Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy sự cần thiết phải cải thiện khả năng ứng phó với
thiên tai của doanh nghiệp cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và
chính quyền địa phương trong vấn đề này nhằm giảm thiểu những tổn thất khi thảm
họa thiên tai xảy ra đối với doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung.
Sự chuẩn bị của doanh nghiệp
Xã hội càng phát triển thì mỗi thành tố của nó lại càng có tính kết nối và phụ
thuộc lẫn nhau cao hơn, với bất kỳ sự cố gây gián đoạn nào đều có thể có tác động
tới toàn khu vực. Trong trường hợp có thiên tai, vai trò của khu vực doanh nghiệp
càng trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực này. Sự hợp tác hiệu quả giữa các doanh
nghiệp nhằm ứng phó thiên tai sẽ giúp đảm bảo một xã hội dân sự kiên cường và

bền vững hơn (Ono và Ishiwatari 2012).
Trận lũ lụt tại Thái Lan năm 2011 đã ảnh hưởng rất nhiều tới doanh nghiệp
sản xuất bên ngoài của Thái Lan thông qua gián đoạn chuỗi cung ứng. Sự kiện này
chứng minh rằng khi chuỗi cung ứng được kết nối với nhau chặt chẽ; một thảm họa
duy nhất có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên toàn cầu.
Với những kinh nghiệm này, các doanh nghiệp đã công nhận sự cần thiết phải
kết hợp xem xét chuỗi cung ứng vào KHKDLT của họ như là một trong những vấn
đề chiến lược của doanh nghiệp.
 Quản lý kinh doanh liên tục
Một KHKDLT sẽ xác định các hoạt động trọng yếu của một tổ chức và mức
độ tác động của hiểm họa khi thiên tai xảy ra. Việc xây dựng một KHKDLT sẽ giúp
cho tổ chức xác định họ phải chuẩn bị những gì hoặc phải thực hiện gì trước khi
thiên tai xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên, tài sản, công nghệ, cũng như

17


cả danh tiếng của công ty. KHKDLT chỉ rõ những cách thức cụ thể và hiệu quả để
ứng phó trong tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phục hồi nhanh cho doanh
nghiệp sau thiên tai, vì vậy mà một doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động ở mức
chấp nhận được và tránh sự gián đoạn trong một thời gian nhất định (Ono và
Ishiwatari 2012).
QLKDLT là một chiến lược quản lý rủi ro, tập trung vào việc duy trì tính liên tục
của hoạt động quan trọng của sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo việc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ, và được gắn với KHKDLT của một tổ chức. Nhằm đảm bảo tính
hiệu quả của KHKDLT và QLKDLT phải được áp dụng một cách hợp lý và phù
hợp vào mỗi loại hình và quy mô của mỗi doanh nghiệp.
 Nỗ lực của Chính phủ Nhật trong việc thúc đẩy lập kế hoạch kinh doanh
liên tục
Thúc đẩy KHKDLT cho khu vực doanh nghiệp để ứng phó với thiên tai. Các

doanh nghiệp được yêu cầu phải đảm bảo sự an toàn của khách hàng và nhân viên
của họ, và tiếp tục hoạt động kinh doanh khi thiên tai xảy ra, góp phần giảm thiểu
những khó khăn về mặt kinh tế xã hội trong tình huống thiên tai xảy ra. Ủy ban
quốc gia về phòng chống thiên tai đã thúc đẩy việc tăng cường các hoạt động giảm
nhẹ thiên tai cho doanh nghiệp (Ono và Ishiwatari 2012).
Thông qua việc phát triển một chiến lược QLKDLT nhằm duy trì việc kinh
doanh liên tục khi thiên tai xẩy ra, từ đó Nhật Bản có thể đảm bảo sự ổn định của xã
hội và nền kinh tế và đưa lại một hình ảnh đáng tin cậy với toàn thế giới về tính chủ
động trong hoạt động ứng phó với thiên tai của doanh nghiệp Nhật Bản.
QUẢN LÝ KINH DOANH LIÊN TỤC (BUSINESS CONTINUITY
MANAGEMENT – BCM)
BCM là qui trình quản lý xác định các rủi ro có tiềm năng đe dọa tới các tổ chức/cơ
quan/doanh nghiệp
BCM là yếu tố thiết yếu của bộ máy quản lý, nó giúp hỗ trợ và duy trì đạt được các
mục tiêu kinh doanh, khi đối mặt với các sự cố gián đoạn
BCM bao gồm: sự phát triển - triển khai - duy trì các chính sách, khuôn khổ
(framework) và chương trình hỗ trợ việc tổ chức quản lý các gián đoạn ảnh hưởng

18


đến kinh doanh cũng như xây dựng phương án khả thi cho sự hồi phục kinh doanh
sau các gián đoạn đó.
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH LIÊN TỤC (BUSINESS CONTINUITY
PLAN – BCP)
Kế hoạch kinh doanh liên tục là sự chủ động lập kế hoạch để đảm bảo các hoạt
động trọng yếu hoặc các sản phẩm chiến lược được triển khai ngay cả trong trường
hợp xảy ra gián đoạn
Lập kế hoạch kinh doanh liên tục bao gồm: Kế hoạch, đo lường và tổ chức để đảm
bảo việc thực hiện các hoạt động và các sản phẩm quan trọng được liên tục ,tạo điều

kiện cho tổ chức, doanh nghiệp phục hồi cơ sở vật chất, dữ liệu và tài sản
Xác định các nguồn lực, tài nguyên cần thiết hỗ trợ kinh doanh liên tục, bao gồm
nhân lực, thông tin, thiết bị, phân bổ tài chính, tư vấn pháp lý, các yếu tố bảo vệ cơ
sở hạ tầng .
(Nguồn: International standard ISO 22301, first edition 2012-05-15)
Năm 2005 Chính phủ đã công bố một bộ "Hướng dẫn kinh doanh liên tục".
Và sau đại dịch cúm năm 2009 và trận đại động đất kết hợp với sóng thần xảy ra
năm 2011, Ủy ban quốc gia về phòng chống thiên tai của Nhật Bản đã sửa đổi và
xuất bản bộ "Hướng dẫn kinh doanh liên tục – sửa đổi lần 3 "vào năm 2013, bộ
hướng dẫn mới này đã kết hợp những tinh túy và bài học kinh nghiệm quý báu thu
được qua các sự kiện thiên tai lớn đã xảy ra. Chính phủ Nhật đặt mục tiêu thuyết
phục 100% các công ty lớn và 50% các DNNVV áp dụng KHKDLT. Và trong năm
2006, Cơ quan hỗ trợ phát triển DNNVV Nhật Bản đã công bố bộ "Hướng dẫn
KHKDLT cho các DNNVV" để đặc biệt hỗ trợ DNNVV xây dựng KHKDLT cho
doanh nghiệp mình.
Tiếp theo, nhiều HHDN, các Phòng Thương mại, các tổ chức xúc tiến và các
chính quyền địa phương đã xuất bản các sách hướng dẫn, các bộ công cụ, thực tiễn
kinh nghiệm tốt…. về KHKDLT. Chính vì thế KHKDLT đã trở nên rất quen thuộc
đối với các doanh nghiệp Nhật Bản.

19


Bằng cách này, chính phủ Nhật Bản đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong việc khuyến khích sự phát triển và thực hiện các KHKDLT của doanh nghiệp.
Cũng trong năm 2006, Tổ chức vì sự tiến bộ của kinh doanh liên tục (BCAO)
đã được thành lập theo sáng kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này nhằm thúc
đẩy hơn nữa việc thực hiện KHKDLT trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế và tăng cường phòng chống thiên tai và giảm thiểu rủi ro thiên tai của doanh
nghiệp.

Vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong việc để thúc đẩy các hoạt động
QLRRTT đã được nhìn nhận rất rõ ràng từ phía các cơ quan chính phủ Nhật Bản.
Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động quản lý thảm họa
một cách tự nguyện, Chính phủ Nhật Bản đã đã đưa ra rất nhiều những chính sách
hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp trong hoạt động này. Điển hình Ngân hành Phát
triển Nhật Bản (DBJ) đã đưa ra gói "Doanh nghiệp phục hồi sau thiên tai " qua đó
tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về QLKDLT. Rất nhiều các chương trình
tài chính tương tự được tung ra tại Nhật Bản. Sau khi động đất lớn tại miền Đông
Nhật Bản trong năm 2011, nhiều chính quyền địa phương đã sửa đổi bản đồ thảm
họa và ước tính thiệt hại và đưa ra kịch bản thiên tai nặng nề hơn so với trước đây
nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của doanh nghiệp đối với tính hiệu quả của
KHKDLT và QLKDLT hơn trước.
 Tình trạng thực hiện KHKDLT của các doanh nghiệp
Kể từ khi chính phủ đặt mục tiêu 100% cho các doanh nghiệp lớn và 50% cho
các DNNVV xây dựng KHKDLT cho doanh nghiệp mình, Ủy ban Quốc gia về
phòng chống thiên tai Nhật đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp 2 năm một lần
kể từ 2007 để nắm được tình hình việc thực hiện KHKDLT và quảng bá cho việc áp
dụng nó. Trong đợt khảo sát năm 2013, các câu hỏi được gửi tới khoảng 5.000
doanh nghiệp và khoảng 2.200 doanh nghiệp đã trả lời. Trong số tất cả các trả lời
của doanh nghiệp quy mô lớn, 53,6% nói họ đã xây dựng KHKDLT và 19,9% đang
xây dựng KHKDLT. Và đối với các DNNVV thì 25,3% nói họ đã xây dựng và
12,0% cho biết họ đang xây dựng. Rõ ràng các doanh nghiệp đã có KHKDLT và
đang lập kế hoạch KHKDLT đang tăng liên tục từ 2007 cho đến nay.

20


×