Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN MINH CÔNG NHÂN , NÔNG dân, TRÍ THỨC TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.87 KB, 17 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG KHỐI
LIÊN MINH GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI GIAI CẤP NÔNG
DÂN VÀ TẦNG LỚP TRÍ THỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

***********************
Một trong những vấn đề cơ bản được các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin đặc biệt quan tâm trong tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa và coi đó như một điều kiện quyết định trong xây dựng CNXH - Đó
là thiết lập khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng đúng
đắn, sáng tạo với thực tiễn cách mạng Việt Nam; trở thành một trong
những nhân tố góp phần tạo nên thắng lợi hoàn toàn của cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và những thành tựu rất quan trọng trong bước đầu
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một
cách toàn diện, thực hiện chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa “Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa”(1). Nó tác động nhiều mặt cả tích cực và tiêu cực đến việc
tăng cường khối liên minh giữa giai cÊp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức trong phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc ở
nước ta hiện nay. Chính vì vậy, cùng với việc xây dựng đường lối chính
sách kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, Đảng và Nhà nước ta phải có hệ
thống giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường khối liên minh công - nông – trí
thức để nó phát huy vai trò là cơ sở, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, trở thành động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Như Đảng ta đã
1

Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 86




khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, là đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh,
động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết địnhđảm bảo thắng lợi
bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”(2).
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê nin đã khẳng định: liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động
khác là một tất yếu khách quan, là vấn đề chiến lược, lâu dài trong suốt
tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm lật đổ chế độ tư bản chủ
nghĩa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản trên
phạm vi toàn thế giới. Đó là vấn đề có tính quy luật trong tổ chức và tập
hợp lực lượng bảo đảm cho cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể nổ ra và
giành thắng lợi. Đây là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng
và phong trào công nhân của Mác - Ăng ghen đặc biệt là sau thất bại của
Công xã Pari năm 1871. Các ông đã chỉ rõ, một trong những nguyên nhân
cơ bản thất bại của Công xã Pari là không có “tổ chức rắn rỏi” dẫn đường;
giai cấp công nhân không tổ chức liên minh với “người bạn đồng minh tự
nhiên” của mình là nông dân. Do vậy, cách mạng vô sản chỉ trở thành bài
“đơn ca ai điếu”.
Lênin đã phát triển lý luận của Mác về liên minh công - nông – trí
thức trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản
và cho rằng khối liên minh ấy đã gắn chặt với quá trình cách mạng của
giai cấp công nhân. Người coi “chuyên chính vô sản là một hình thức đặc
biệt của liên minh giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người
lao động với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư
sản, tiểu chủ, nông dân và trí thức)”(3). Như vậy, Lênin đã mở rộng khối
2
3


Đảng CSVN: Văn kiện ĐH X, Nxb CTQG, H, 2006, trang 116
Lênin toàn tập, tập 38, NXB TB, M, 1977, trang 452

2


liên minh ấy và khẳng định vai trò của nó trong suốt tiến trình cách mạng
xã hội chủ nghĩa, trong suốt quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của
chuyên chính vô sản; Người coi đó như một nguyên tắc cao nhất trong
thực hành chuyên chính vô sản. Lênin viết: “Nguyên tắc cao nhất của
chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân
để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà
nước”(4). Đây chính là nguyên tắc xây dựng và tập hợp lực lượng mà giai
cấp công nhân phải tuân thủ, có như vậy mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân là đánh đổ chủ nghĩa tư bản xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới.
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê nin còn chỉ rõ liên minh công
- nông - trí là một hình thức liên minh đặc biệt khác hẳn về chất so với các
hình thức liên minh khác đã diễn ra trong lịch sử. Liên minh thực chất là
sự kết hợp, liên kết giữa các giai cấp, các lực lượng chính trị - xã hội để
đạt đến mục đích mà các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều quan tâm đã
diễn ra khá phổ biến trong lịch sử. Như vậy trong xã hội chiếm hữu nô lệ
phái chủ nô tiến bộ đã liên kết với phong trào đấu tranh của nông nô chống
phái chủ nô bảo thủ để giải phóng nô lệ. Trong xã hội phong kiến có sự
liên minh giữa giai cấp địa chủ phong kiến với nông dân chống giặc ngoại
xâm giành độc lập cho dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp
phong kiến, giai cấp tư sản đã liên minh với nông dân, công nhân để giành
mục tiêu dân chủ nhưng có lúc lại liên kết với phong kiến để chống lại
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tất

cả các hình thức liên minh đó trong lịch sử chỉ là liên minh tạm thời, là thủ
đoạn chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội có phân chia giai cấp
đối kháng. Bởi vì, các hình thức liên minh ấy dựa trên cơ sở lợi ích không
thống nhất cả về lợi ích kinh tế và chính trị, có chăng chỉ vì mục đích
4

Lênin toàn tập, Tập 44, NXB TB, M, 1978, trang 57

3


trước mắt, tạm thời chứ không phải vì mục đích lâu dài. Chẳng hạn như
khi giai cấp tư sản giành được chính quyền thì ngay lập tức chúng quay trở
lại đàn áp giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, thậm chí có nơi còn bị
dìm trong bể máu.
Liên minh giai cấp gữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức là hình thức hợp tác đặc biệt giữa giai cấp công nhân,
nông dân và trí thức trong cuộc đấu tranh nhằm đánh đổ chủ nghĩa tư bản,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong từng
nước và trên toàn thế giới. Khảng định liên minh này là hình thức đặc biệt
và khác về chất so với các liên minh giai cấp có trước đó bởi vì, đây là sự
liên minh tự nguyện diễn ra trong suốt tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa, nhằm soá bỏ xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới xã hội
không còn giai cấp, áp bức giai cấp.
Tóm lại liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng tiên
phong của nó là liên minh đặc biệt. ở Việt Nam, đó là khối liên minh tự
nhiên, tự nguyện, tự giác của ba lực lượng xã hội (công nhân, nông dân và
trí thức) có chung mục tiêu là giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã
hội, có cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lê nin, là sự liên minh toàn diện

cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, quốc phòng - an ninh; được bảo
đảm bằng cơ sở vững chắc, có lợi ích cơ bản là thống nhất cùng đấu tranh
cho mục tiêu chung của dân tộc: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã
hội.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vị trí, vai trò,
tính chất, tính tất yếu của liên minh giai cấp giữa công nhân - nông dân trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
4


khẳng định rõ: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai
chiến thắng được lực lượng đó”(5). Trong sức mạnh toàn dân đó, khối liên
minh công - nông - trí vẫn là gốc của cách mạng. Người viết: “Công nông
là gốc của cách mạng, còn học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ… là bầu bạn
cách mệnh của công nông”(6). Rõ ràng trong cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc theo con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ ra cách sắp xếp và tổ chức lực lượng một cách rõ ràng, khéo
léo; vừa bảo đảm tính giai cấp vừa bảo đảm tính quảng đại quần chúng trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Đồng thời vừa phải thắt
chặt khối liên minh công - nông - Người coi đó là gốc của cách mạng.
Người viết: “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì nông dân mới được
giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì công nhân
mới lãnh đạo được cách mạng đến thắng lợi”(7). Đây là tư tưởng cốt lõi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về liên minh công - nông; Người không chỉ
khẳng định tính tất yếu, vai trò của liên minh mà còn chỉ rõ đó là khối liên
minh tự nhiên được hình thành từ khi Đảng ra đời và đã phát huy vai trò,
sức mạnh trong chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như những
năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả
nước từ năm 1975 đến nay.
Thực tiễn cách mạng Việt nam đã chứng minh một vấn đề có tính
quy luật là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của

Đảng với đường lối, chiến lược, sách lược tổ chức, tập hợp lực lượng cách
mạng. Đây là hai mặt của một vấn đề nhằm tạo sức mạnh chiến thắng kẻ
thù. Khi Đảng cộng sản đã có đường lối chính trị đúng đắn thì phải có lực
lượng, muốn có lực lượng phải phát huy sức mạng tổng hợp của toàn dân
tộc; trong đó phải lấy liên minh công - nông - trí thức làm cơ sở nền tảng.
5

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB CTQG, H, 2000, trang 20
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, NXB CTQG, H, 2000, trang 266
7
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB CTQG, H, 2000, trang 489
6

5


Mặt khác, khối liên minh ấy phải phục vụ cho mục đích của Đảng, của giai
cấp, của dân tộc. Đồng thời, chỉ có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì khối
liên minh đó mới được xây dựng, củng cố và phát triển.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện;
“Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”(8).
Đó là nền kinh tế phát triển với sự phát huy sức mạnh của nhiều
thành phần kinh tế cùng tồn tại, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
Pháp luật của Nhà nước. Trong đó thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai
trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác (nòng cốt là hợp tác xã) trở thành nền
tảng của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đã đóng vai trò tích cực đối với khối liên minh công - nông – trí

thức, được biểu hiện ở hiệu quả phát huy sự hợp tác, liên kết các thành
phần kinh tế, vừa kết hợp lợi ích của các giai tầng trong xã hội vì mục tiêu
chung: dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thực tiễn trong những năm đổi mới từ năm 1986 đến nay cho thấy
khối liên minh công - nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn là cơ
sở nền tảng cho xây dựng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là động lực cho
sự phát triển của đât nước; là cơ sở chính trị - xã hội của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Sự xích lại gần nhau, sự đoàn kết hợp tác chặt chẽ với nhau
đã tạo nên nguồn sức mạnh to lớn cho sự phát triển bền vững trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ỏ nước ta hiện nay. Khối liên minh công
- nông - trí thức đã và đang phát huy mọi tiềm năng của dân tộc, đáp ứng
với yêu cầu của việc giải phóng lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho xã
hội phát triển. Sự liên minh giữa các bộ phận của giai cấp công nhân ở các
8

Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 86

6


khu vực kinh tế tư bản tư nhân để chống những biểu hiện chủ tư bản đối
xử, ngược đãi với công nhân thông qua tổ chức công đoàn trong thời gian
vừa qua là minh chứng cho hiệu quả liên minh về chính trị. Hàng loạt các
chính sách, chủ trương kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đã góp phần
khắc phục, hạn chế tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường như: Đường lối
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà tập trung là công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn; Chương trình 135, Chương trình xoá đói,
giảm nghèo, chính sách dân tộc, miền núi, chính sách khuyến nông, chính
sách đãi ngộ tài năng trẻ, ứng dụng khoa học - công nghệ…
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động mạnh mẽ

đến vấn đề cơ sở cốt lõi của liên minh công - nông – trí thức. Đó là tạo ra
sự bất bình đẳng về lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội, thậm chí ngay
trong từng giai cấp, tầng lớp, được biểu hiện rõ nét ở sự gia tăng khoảng
cách giàu - nghèo giữa các giai tầng trong xã hội hoặc ngay trong một giai
cấp. Ví dụ, bộ phận giai cấp công nhân làm việc ở khu vực kinh tế tư bản
tư nhân, tư bản nhà nước thường có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với
bộ phận giai cấp công nhân làm việc ở khu vực kinh tế nhà nước. Hoặc
trong giai cấp nông dân có khoảng 20% hộ nông dân giàu (có tổng tài sản
từ 1 đến 3 tỷ đồng); có 50% đủ ăn, 30% hộ nghèo (trong đó có 5 - 7% rất
nghèo) - có thu nhập rất thấp dưới 80.000 đồng/1 người/1 tháng và thường
xuyên thiếu ăn, nhà cửa không được xây dựng cơ bản. Hiện tượng nông
dân bỏ quê, bỏ ruộng đất ra thành phố kiếm ăn do thu nhập thấp từ sản
xuất nông nghiệp. Còn có biểu hiện thừa thầy thiếu thợ trong đào tạo các
lực lượng lao động; trí thức chưa được đãi ngộ thoả đáng; tình trạng nông
dân bị ép giá, phụ thuộc vào sản xuất công nghiệp, như máy móc, điện,
nước, nông sản bị rớt giá… là những vấn đề gây bức xúc, bất bình đẳng về
kinh tế, dẫn đến nhiều hiện tượng khiếu kiện, khiếu nại, ảnh hưởng đến
7


nền dân chủ, gây mất ổn định về trật tự an ninh ở một số địa phương. Đây
là những mặt tiêu cực do tác động của mặt trái cơ chế thị trường và hạn
chế trong giai quyết chính sách liên minh công - nông - trí ở nước ta hiện
nay.
Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta cũng như thực tiễn thực hiện liên minh công - nông - trí trong
cách mạng; đồng thời khái quát những tác động tích cực, tiêu cực, thành
công, hạn chế của thực hiện liên minh công - nông - trí ở nước ta trong
những năm đổi mới, để củng cố, tăng cường khối liên minh ấy trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay cần thực hiện

đồng bộ những giải pháp cơ bản sau:
Một là, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, trong đó
phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với khối liên minh công - nông –
trí thức. Bởi vì, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là thành quả cách
mạng của nhân dân lao động mà nền tảng xã hội của nó là sự liên minh
giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
đồng thời nó cũng là thể chế chính trị và tổ chức mà nhờ nó nhân dân lao
động có thể thực hiện được việc cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới
phục vụ cho lợi ích của mình. Hệ thống chính trị có vai trò to lớn quyết
định đến bản chất, thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, định
hướng và bảo đảm cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy trên
thực tế của đời sống xã hội, thông qua đó phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân, trong đó khối liên minh công - nông – trí thức làm cơ sở, nền
tảng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong
mối quan hệ giữa xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị với củng cố,
tăng cường khối liên minh công - nông – trí thức, thì xây dựng hệ thống
chính trị trong sạch vững mạnh là nguyên tắc chỉ đạo quá trình tăng cường
8


khối liên minh, là giải pháp cơ bản, hàng đầu. Bởi lẽ, nó là thiết chế, cơ
chế của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực chất là phát huy dân chủ
của lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân lao động (công nhân - nông
dân - trí thức); nó tác động đến cơ cấu tổ chức liên minh, quyết định đến
cơ cấu tổ chức của từng giai cấp và chất lượng của khối liên minh; nó
quyết định đến mục tiêu, nội dung, hình thức liên minh.
Điều đó được biểu hiện ở vai trò của từng thành tố của hệ thống
chính trị đối với khối liên minh. Trong đó, giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản là nhân tố quyết định nhất. Như Đảng ta đã khẳng
định: “liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng

lớp trí trức do Đảng lãnh đạo”(9) là cơ sở cho khối đại đoàn kết toàn dân,
là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Chỉ có đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản khối liên minh công - nông - trí mới đi đúng hướng,
đạt được mục đích trước mắt và mục đích lâu dài; có sự lãnh đạo của Đảng
mới bảo đảm được công bằng, bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực,
chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp lao động trong xã hội. Bởi
vì, “Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam; đại biếu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
cuae cả dân tộc”(10)lợi ích của Đảng không nằm ngoài lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đây là cơ sở vững chắc
cho khối liên minh công - nông – trí thức tồn tại và phát triển. Đảng đề ra
đường lối đúng, toàn diện về liên minh, làm cho khối liên minh ấy được
thực hiện cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, có hình thức liên minh
phong phú, đa dạng trên cơ sở hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội,
các đoàn thể nhân dân mà tập hợp, lôi cuốn, bảo đảm cho quyền lợi chính
9

Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, H, 2001, trang 86
Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, H, 2006, trang 130.

10

9


đáng của các tầng lớp nhân dân lao động như: tổ chức công đoàn, Hội
nông dân tập thể, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội nhà văn, nhà báo, Hội sinh viên…
Muốn vậy, Đảng phải thường xuyên được đổi mới, chỉnh đốn ngang

tầm với nhiệm vụ chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ
của Đảng. kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng.
Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ xung lý luận, giải quyết đúng đắn
những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ
chức cơ sở Đảng, xây dựng đội ngũ đảng viên có đủ phẩm chất năng lực,
xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng nhất là tổ chức Đảng ở các khu vực kinh
tế thực sự trong sạch vững mạnh là hạt nhân lãnh đạo khối liên minh công
nông.
Mặt khác, Nhà nước phát huy vai trò quản lý xã hội bằng những
chính sách và hệ thống luật pháp bảo đảm cho khối liên minh được bảo
đảm bằng pháp luật. Đặc biệt chí ý nâng cao hiệu quả thực tế của các
chính sách ưu đãi phát triển ở các khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào
dân tộc ít người; của các chương trình kinh tế - xã hội. Chống mọi biểu
hiện, hành vi tham ô, tham nhũng, chính sách thì đúng nhưng tổ chức thực
hiện thì sai không đạt hiệu quả.
Điều cốt lõi trong xây dựng hệ thống chính trị nhằm tăng cường khối
liên minh công - nông - trí hiện nay ở nước ta đó chính là xây dựng và
từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, ngày càng bảo đảm
cho các giai tầng tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước và xã hội,
giữ vững ổn định, chính trị phục vụ cho mục tiêu: Độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
10


Hai là, kết hợp đúng đắn các lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân, tầng lớp trí thức và của toàn xã hội.
Đây là giải pháp cơ bản có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh của
khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp

trí thức. Chỉ có kết hợp và giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích thí khối liến
minh ấy mới có cơ sở vững chắc để tồn tại, phát triển và phát huy vai trò
của nó trong sự nghiệp cách mạng. Bởi vì, sự phân chia thành các giai cấp
trong xã hội trong lịch sử xã hội loài người là do sự khác nhau về lợi ích
giữa các tập đoàn người trong xã hội, trong đó lợi ích về kinh tế giữ vai trò
quyết định. Mặt khác, bản chất của liên minh nói chung là sự hợp tác giữa
các giai cấp, tầng lớp, quốc gia, dân tộc vì lợi ích mà các bên cùng quan
tâm. Trong khi đó lợi ích là một trong những động lực quan trọng, trực
tiếp thúc đẩy hành động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu của cá
nhân, tập thể, giai cấp và toàn xã hội. Lợi ích cũng là nguyên nhân cơ bản
hoạt động lịch sử và hành vi của con người. Trong xã hội có giai cấp, lợi
ích là cơ sở để hình thành liên minh giai cấp trong đấu tranh giai cấp. Hơn
nữa đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp, chủ yếu thúc đẩy xã hội phát
triển. Cho nên, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, liên minh công - nông trí tất yếu phải quan tâm kết hợp, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích
của công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, lợi ích của các
giai cấp, tầng lớp (công - nông - trí) được dựa trên tính thống nhất về lợi
ích cơ bản. Cho nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp hài hoà
lợi ích cũng như củng cố, tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức.
Lợi ích của các giai tầng ấy bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hoá, tư
tưởng… cho nên phải kết hợp đúng đắn, hài hoà các lợi ích đó giữa các
giai tầng và trong từng giai cấp, tầng lớp và toàn xã hội.
11


Kết hợp đúng đắn, hài hoà các lợi ích của cá nhân, tập thể, xã hội,
của các giai tầng trong xã hội là quá trình phát hiện và giải quyết đúng
đắn, đáp ứng kịp thời những nhu cầu lợi ích nảy sinh trên các lĩnh vực.
Điều đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, động lực căn bản nhất để giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức liên minh chặt chẽ với

nhau trên con đường thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, nhu cầu, lợi ích phải chính đáng
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; phải biết phân biệt lợi
ích cá nhân với chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân chứ không
phải dày xéo lên lợi ích cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa hiện nay, đang từng ngày, từng giờ tác động đến lợi ích
của các giai tầng trong xã hội, thì càng phải quan tâm, phát hiện, giải
quyết nhu cầu, lợi ích chính đáng cho họ, làm cho họ đều tìm thấy lợi ích
hợp pháp của giai cấp, tầng lớp mình trong mục tiêu, lợi ích chung ấy. Qua
đó mà tạo động lực, củng cố, tăng cường, phát triển khối liên minh công nông - trí thức.
Ngược lại, nếu không thường xuyên phát hiện và giải quyết đúng
đắn, hài hoà các nhu cầu, lợi ích của các giai tầng xã hội, còn để tình trạng
phân hoá giàu - nghèo quá mức giữa các giai tầng; giữa các khu vực, thậm
chí trong một giai cấp, tầng lớp thì sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu các động
lực, có thể dẫn đến rạn nứt, tan vỡ liên minh, khủng hoảng và rối loạn xã
hội. ở nước ta, trong khối liên minh công - nông - trí thức, việc kết hợp
đúng đắn các lợi ích sẽ làm cho giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
được đáp ứng những lợi ích thiết thực hàng ngày một cách công bằng như
không bị ép giá, phụ thuộc quá lớn vào sản xuất công nghiệp, hoặc thiếu
việc làm khi tốt nghiệp đại học… thì họ sẽ ngày càng tin tưởng vào sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân, Đảng cộng sản và tính ưu việt của chế độ
12


xã hội chủ nghĩa mà họ đang là lực lượng chủ yếu cùng với giai cấp công
nhân xây dựng.
Chính vì những vấn đề trên mà sự kết hợp đúng đắn các lợi ích là
giải pháp cơ bản để củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức ở nước ta hiện nay.
Ba là, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước.
Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng cơ sở vững chắc cho khối
liên minh công - nông - trí; vừa bảo đảm nền tảng kinh tế, cừa bảo đảm
vấn đề lợi ích của các giai tầng trong xã hội. Bởi vì, sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước không chỉ đòi hởi sự lãnh đạo đúng đắn sáng
suốt của Đảng mà còn đòi hỏi một cách khách quan sự tập trung sức
người, sức của (cả về cơ sở vật chất và trí tuệ) của đông đảo các tầng lớp
nhân dân lao động mà nòng cốt là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
và tầntg lớp trí thức. Như vậy, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
khối liên minh công - nông - trí có mối quan hệ mật thiết gắn bó chặt chẽ
với nhau vừa làm cơ sở, điều kiện, vừa là mục tiêu phát triển cho nhau.
Cho nên, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước là một trong những giải pháp cơ bản để tăng cường khối liên minh
công - nông - trí ở nước ta hiện nay.
Điều đó được biểu hiện ở: công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cơ sở
kinh tế của liên minh công - nông - trí thức, là điều kiện, con đường cơ
bản và chủ yếu để tăng cường khối liên minh ấy trong quá trình cách
mạng. Sự phát triển của công nghiệp tạo điều kiện cho giai cấp công nhân
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, làm cho lực lượng sản
xuất phát triển, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, cải thiện, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Điều đó bảo
13


đảm cơ sở kinh tế vững chắc để tăng cường lieê minh công - nông - trí
thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy,
Đảng ta xác định: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm
trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nông nghiệp và nông thôn là nơi cung cầp nguồn nhân lực, vật lực
cho0 sự phát triển công nghiệp. Mặt khác, công nghiệp tạo ra những tiền

đề, điều kiện, cung cấp trang thiết bị, máy móc, vật tư để phát triển sản
xuất nông nghiệp, giúp nông dân bảo vệ, tiêu thụ sản phẩm và hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn. Tạo ra sự gắn bó chặt chẽ, tự nhiên giữa công
nghiệp và nông nghiệp, giữa công nhân và nông dân trong quá trình phát
triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng như sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác động lớn đến quan hệ với nông
nghiệp và nông thôn, Điều đó biểu hiện ở quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn sẽ xảy ra tình trạng nông dân mất đất,
thiếu đất sản xuất, kéo theo đòi hỏi bức thiết về việc làm cho lao động
(thừa) ở nông thôn. Hoặc thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị
chênh lệch kéo theo tình trạng nông dân bỏ ruộng đất lên thành thị kiếm
sống… Đây là những vấn đề cần giải quyết thoả đáng về lợi ích trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, có như vậy
mới củng cố tăng cường khối liên minh.
Sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp cũng đòi hỏi phải nâng
cao trình độ, văn hoá, tay nghề của người lao động và những yêu cầu về tri
thức, trí tuệ, năng lực để sáng tạo, vận dụng các tri thức khoa học - công
nghệ tiên tiến vào sản xuất. Điều đó làm cho công nhân, nông dân và trí
thức gắn bó với nhau, thúc đẩy quá trình trí thức hoá công nông và công
nông hoá trí thức. Trên thực tế, sự kết hợp giữa các nhà “nhà công, nhà
nông, nhà khoa học”, các chương trình phổ biến khoa học kỹ thuật cho nhà
14


nông, nhân rộng mô hình sản xuất giỏi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - công
nghiệp - nông nghiệp… là những biện pháp ngày càng tăng cường khối
liên minh công - nông - trí trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Bốn là, thực hiện có hiệu quả chính sách giai cấp của Đảng và Nhà
nước.

Đây là giải pháp quan trọng trước tác động trực tiếp đến tăng cường
khối liên minh công - nông - trí; là giải pháp hệ quả của các giải pháp trên.
Thực hiện tốt giải pháp này thực chất là phát huy vai trò, động lực trực
tiếp của các giai tầng trong khối liên minh và toàn xã hội. Bởi vì các giai
tầng trong khối liên minh tuy có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau nhưng
cũng có sự biến đổi về kết cấu, cơ cấu rất phức tạp, có thể biến đổi theo
chiều ngang, có thể biến đổi theo chiều dọc, lại chịu tác động của kinh tế
nhiều thành phần, nhiều ngành nghề, lại có sự giao thoa, ảnh hưởng giữa
các giai tầng trong xã hội. Cho nên, để phát huy thế mạnh của từng giai
tầng, thúc đẩy kinh tế xã hội, đòi hỏi phải có cơ chế chính sách không chỉ
đối với khối liên minh, mà còn phải có chính sách đối với từng giai cấp,
tầng lớp, có như vậy mới phát huy được sức mạnh nội lực của nó trong sự
phát triển của đất nước.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã xác
định đúng đắn chính saáh đối với từng giai cấp, tầng lớp, là cơ sở pháp lý
để xây dựng, phát triển, phát huy vai trò của các giai tầng trong sự nghiệp
xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, nên các chính
sách ấy trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, còn có biểu hiện lợi
dụng chính sách để tham nhũng như giải phóng đất đai cho công nghiệp,
giãn dân, hoặc tuyển chọn, sử dụng công nhân ở khu vực kinh tế tư bản tư
nhân, trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng trí thức, Do vậy, tất yếu phải đặt
15


ra yêu cầu giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách giải cấp của Đảng và
Nhà nước ta.
Các nguyên tắc căn bản trong thực hiện chính sách giai cấp thực
chất là nguyên tắc củng cố tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Đòi hỏi trong thực hiện
chính sách giai cấp phải kết hợp đúng đắn lợi ích các giai cấp, tầng lớp;

phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân; tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa công nhân nông dân và trí thức; chống âm mưu chia rẽ của địch nhằm chia rẽ khối
liên minh. Chẳng hạn chúng rêu rao tư tưởng: trong liên minh thì công
nhân có lợi, còn nông dân không có lợi (mất đất, mất ruộng, mất việc)
hoặc về chính trị chúng cho rằng có sự bất bình đẳng: công nhân được
lãnh đạo còn trí thức và nông dân không được lãnh đạo
Chính vì lẽ đó, thực hiện chính sách giai cấp phải hướng vào mục
tiêu chung, trục, hướng chính vì mục tiêu của cách mạng, vì mục đích của
liên minh. Nhưng đồng thời phải quan tâm đến giải quyết những vấn đề cụ
thể trong từng chính sách đối với từng giai cấp, tầng lớp. Ví dụ, trong thực
hiện chính sách “trí thức hoá công nhân” những việc đào tạo, bồi dưỡng
năng lực tay nghề cho công nhân không được quan tâm đúng mức, chỉ
thiên về lý thuyết, hoặc không có cơ chế bảo đảm khuyến khích những
công nhan có phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao
động. Hoặc chính sách ruộng đất đối với nông dân, chính sách bảo đảm
đầu ra của nông sản, chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách hỗ trợ
vốn đầu tư chưa tính đến cả về quy hoạch, kế hoạch và thực hiện. Hoặc
những tiêu cực trong giáo dục, đào tạo, trong nâng cao chất lượng trí thức;
chính sách với những người thực tài còn nhiều bất cập trong đãi ngộ, sử

16


dụng. Có như vậy mới phát huy động lực trực tiếp của từng giai tầng trong
khối liên minh công - nông - trí thức.
Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách giai cấp còn phải đặc
biệt chú ý vai trò của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác chính sách cả
trong tuyên truyền, phổ biến chính sách và thực thi chính sách. Trong đó,
vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ năng lực của đội ngũ này
đóng vai trò quyết định. Vì trong thực tiễn có những chủ trương chính

sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân bị sai lệch hoặc cắt xén. Ví
dụ: Có trường hợp đầu tư xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng
sâu, vùng xa bị bớt xén đến 60-70%; trong đền bù giải phóng mặt bằng
cho nhân dân bị sai lệch, không thoả đáng gây bất bình trong nhân dân.
Chính vì vậy, để tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức,
tất yếu phải nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách giai cấp của Đảng
và Nhà nước ta.
Trên đây là hệ thống giải pháp cơ bản nhằm củng cố và tăng cường
khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức. Đòi hỏi trong quá trình thực hiện phải tiến hành một cách đồng
bộ, không coi nhẹ một giải pháp nào; có như vậy trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay mới phát huy, tăng
cường khối liên minh công - nông - trí thực sự là động lực phát triển đất
nước.

17



×