Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn hóa học lớp 8 đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.7 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
ĐỀ

MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
Thời gian: 45 Phút

Câu 1 ( 2 đ):
Thế nào là đơn chất, hợp chất? Cho ví dụ.
Câu 2 ( 2 đ):
Công thức hóa học là gì? Cho biết ý nghĩa của công thức hóa học.
Câu 3 ( 3 đ):
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất:
a. Đá vôi có 1 Ca, 1C và 3O.
b. Muối ăn có 1 Na, 1 Cl.
c. Khí cacbonic có 1 C, 2 O.
d. Thạch anh có 1 Si và 2 O.
( Biết Ca = 40, O = 16, Na = 23, Cl = 35,5, C = 12, Si = 28)
Câu 4 ( 3 đ):
Phân tử của hợp chất A chỉ gồm 2 nguyên tử X và 3 nguyên tử O. Phân tử khối của A bằng 160
đvC.
a. Tính nguyên tử khối của X? X là nguyên tố nào? Viết ký hiệu hóa học của nguyên tố đó.
b. Viết ông thứcc hóa học của hợp chất đó.
( Biết O = 16, H = 1, N = 14, Fe= 56, Al = 27, Na = 23, Cl = 35,5).


HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Câu 1:

Câu 2:


Câu 3:

Câu 4:

Đáp án
- Đơn chất là chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
Ví dụ: Đơn chất oxi do nguyên tố oxi cấu tạo nên.
- Hợp chất là chất do hai nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
Ví dụ: Hợp chất nước do nguyên tố hidro và oxi cấu tạo nên
Công thức hóa học (còn gọi là công thức phân tử) dùng để biểu diễn
chất, được xây dựng từ các ký hiệu hóa học. Mỗi công thức hóa học chỉ
một phân tử chất.
+ Công thức hóa học của đơn chất: Có 1 ký hiệu hóa học.
Ví dụ: Fe, Al, C, O2, H2, Cl2,... (0,25 đ)
+ Công thức hóa học của hợp chất: Có hai ký hiệu hóa học trở lên.
Ví dụ: CO2, H2O, Al2O3, Fe2O3, H2SO4,...
- Ý nghĩa của công thức hóa học: Mỗi công thức hóa học cho biết:
+ Tên nguyên tố cấu tạo nên chất.
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
+ Phân tử khối của chất.
Ví dụ: Công thức hóa học của axit photphoric là H2PO4 cho biết:
@ Axit photphoric do nguyên tố H, P, O cấu thành.
@Có 3H, 1P, 4O trong một phân tử axit photphoric.
@ Phân tử khối H3PO4= 1.3 + 31.1+ 16.4= 98 ( đvC).
Các công thức hóa học:
a. CaCO3
Phân tử khối của CaCO3: 40 + 20+ 16x3= 100 (đvC)
b. NaCl.
Phân tử khối của NaCl : 23 + 35,5= 58,5 (đvC)
c. CO2

Phân tử khối của CO2 : 12 + 16x2 = 44 (đvC)
d. SiO2
Phân tử khối của SiO2 : 28 + 16x2 = 60 (đvC)
a. Theo đề bài ta có:
A có 2X và 3O ( 1)
MA= 160
( 2)
Từ (1) và ( 2) Suy ra: 2X= 160 – 16.3= 112
Do đó: Nguyên tử khối của X là:
X= 112: 2 = 56.
Nguyên tố đó là sắt, ký hiệu là Fe.
b. Công thức hóa học của hợp chất A là oxit sắt III: là Fe2O3.

Điểm
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,75 đ)
(0,75 đ)
(0,75 đ)
(0,75 đ)

(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
( 1 đ)



×