Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Nghiên cứu tổng hợp một số dẫn xuất tritecpenoit khung lupan và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.27 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN HOÁ HỌC
------ooOoo------

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾT

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT
TRITECPENOIT KHUNG LUPAN VÀ THĂM DÒ
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Hà Nội- 2016
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN HOÁ HỌC
------oOo------

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾT


NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT TRITECPENOIT
KHUNG LUPAN VÀ THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số:

62.44.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến
TS. Trần Văn Lộc

Hà Nội-2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các
công trình nghiên cứu trước đây.
Hà nội ngày 10 tháng 01 năm 2016
Cán bộ hướng dẫn

GS.TS.Nguyễn Văn Tuyến

Nghiên cứu sinh

TS. Trần Văn Lộc

i


Nguyễn Thị Kim Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Phòng Hóa Dược, Viện Hóa Học, Viện
Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.
Với lòng biết ơn sâu sắc Tôi xin chân thành cám ơn GS.TS. Nguyễn Văn
Tuyến và TS. Trần Văn Lộc, người đã giao đề tài, tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Thị Tuyết Anh, TS. Phạm Thế
Chính đã nhiệt tình tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận án và các
cán bộ phòng Hóa Dược đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực nghiệm
và hoàn thành luận án.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Cao Đẳng Y
Tế Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự động viên vô cùng lớn từ Bố, Mẹ, và
Chồng tôi hết lòng yêu thương động viên tôi hoàn thành luận án và những người
thân trong gia đình và bạn bè tôi.
Hà nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016.
Tác giả

NCS. Nguyễn Thị Kim Tuyết

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN: ............................................................................ 3

1.1.Tổng hợp và hoạt tính sinh học của các dẫn xuất triterpenoit: ................... 3
1.1.1. Tổng hợp và hoạt tính sinh học của betulin ............................................ 3
1.1.2. Tổng hợp các hợp chất lai tritecpen-triazole với AZT............................ 4
1.1.3. Tổng hợp các hợp chất lai tecpenoit với các cơ kim............................. 11
1.1.4. Tổng hợp các hợp chất lai của tritecpenoit với các hợp chất thiên nhiên
khác ................................................................................................................. 14
1.2. Các thuốc chống HIV và tổng hợp các chất có cấu trúc lai ..................... 18
1.2.1. Nhóm các thuốc chống HIV/AIDS ức chế enzym phiên mã ngược
nucleozit .......................................................................................................... 18
1.2.2. Nhóm các thuốc chống HIV/AIDS protease ......................................... 21
1.3. Phản ứng “Click” tổng hợp các triazole ................................................... 24
1.4. Mục tiêu của luận án ................................................................................ 25
CHƯƠNG 2:THỰC NGHIỆM: ...................................................................... 27
2.1. Hóa chất và thiết bị: ................................................................................. 27
2.1.1. Hóa chất và dung môi: .......................................................................... 27
2.1.2. Định tính phản ứng và kiểm tra độ tinh khiết của các hợp chất bằng sắc kí
lớp mỏng:......................................................................................................... 27
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu ............................................................................... 27
2.1.4. Đánh giá hợp tính gây độc tế bào ung thư và chống HIV .................... 28
2.2. Tổng hợp các dẫn chất tritecpenoit với AZT qua cầu nối este-triazole ... 29
2.2.1. Quy trình tổng hợp các hợp chất 150a-b:.............................................. 29
iii


2.2.2. Quy trình tổng hợp các hợp chất propargyl este 151a, 162a-b, 152a-b, 154,
155 : ................................................................................................................. 29
2.2.3. Quy trình tổng hợp các hợp chất 151b-d, 156a-b ................................. 34
2.2.4. Quy trình tổng hợp các hợp chất lai 157a-d, 158a-b, 159a-b, 160a-c, 165
và 161 .............................................................................................................. 38
2.3. Tổng hợp các dẫn chất tritecpenoit với AZT qua cầu nối amit-triazole .. 50

2.3.1. Quy trình tổng hợp các dẫn chất propargyl amit 169a, 170, 171a-b, 172,
173, 174, 175a-c, 178a-b ................................................................................. 50
2.3.2. Quy trình tổng hợp các dẫn chất este 169b, 169c, 177a-c, 175a-c ....... 56
2.3.3. Quy trình chung tổng hợp các lai triterpenoid-AZT ............................. 56
2.4. Hoạt tính các hợp chất tritecpenoit với AZT ........................................... 81
2.4.1. Hoạt tính chống ung thư ........................................................................ 81
2.4.2. Hoạt tính chống HIV ............................................................................. 83
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: ................................................. 84
3.1. Tổng hợp các dẫn chất tritecpenoit với AZT qua cầu nối este-triazole ... 84
3.1.1. Tổng hợp cấu trúc lai của axit betulinic với AZT qua cầu nối este-triazole
......................................................................................................................... 84
3.1.2. Tổng hợp cấu trúc lai giữa dẫn xuất của axit betulinic với AZT qua cầu
nối este-triazole .............................................................................................. 89
3.1.3. Tổng hợp cấu trúc lai của dẫn xuất diaxit pentacyclic triecpenoit với
AZT qua cầu nối este-triazole ......................................................................... 90
3.1.4. Tổng hợp cấu trúc lai của dẫn xuất axit ursolic và oleanoic với AZT qua
cầu nối este-triazole ......................................................................................... 95
3.1.5. Tổng hợp cấu trúc lai của dẫn xuất tecpenoid với AZT qua cầu nối estetriazole ............................................................................................................. 96
iv


3.1.6. Hoạt tính sinh học của các dẫn chất lai tritecpenoit với AZT qua cầu nối
este-triazole ..................................................................................................... 96
3.2. Tổng hợp các dẫn chất lai của tritecpenoit với AZT qua cầu nối amittriazole ............................................................................................................. 98
3.2.1. Tổng hợp các chất lai của axit betulinic với AZT qua cầu nối amit-triazole
......................................................................................................................... 95
3.2.2. Tổng hợp các chất lai của các dẫn xuất axit betulinic với AZT qua cầu nối
amit-triazole................................................................................................... 103
3.2.3. Tổng hợp các chất lai của ursolic với AZT qua cầu nối amit-triazole 104
3.2.4. Tổng hợp chất lai của tritecpenoit khác với AZT qua cầu nối amit-triazole

........................................................................................................................................... 106
3.2.5. Hoạt tính chống ung thư của các dẫn chất lai tritecpenoit với AZT qua
cầu nối amit – triazole ................................................................................... 110
3.3. Hoạt tính kháng HIV và khả năng gây độc tế bào của AZT và các dẫn chất
tổng hợp được : .............................................................................................................. 114
KẾT LUẬN: .................................................................................................................... 116
Danh mục các công trình liên quan đến luận án……………………………….....117
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................... 118-128

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Phổ 1H-NMR của hợp chất 151a ............................................ 85
Hình 3.2: Phổ 13C-NMR của hợp chất 151a ........................................... 85
Hình 3.3: Phổ 1H-NMR của hợp chất 157a ............................................ 87
Hình 3.4: Phổ 13C-NMR của hợp chất 157a ........................................... 88
Hình 3.5: Phổ 1H-NMR của hợp chất 169a ............................................ 99
Hình 3.6: Phổ 13C-NMR của hợp chất 169a ........................................... 99
Hình 3.7: Phổ 1H-NMR của hợp chất 178a .......................................... 101
Hình 3.8: Phổ 13C-NMR của hợp chất 178a ......................................... 102

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả thử hoạt tính của các hợp chất lai tritecpenoit với AZT
qua cầu nối este-triazole : ...................................................................... 96
Bảng 3.2: Kết quả thử hoạt tính của các hợp chất lai tritecpenoit với AZT
qua cầu nối amit-triazole: .................................................................... 111

Bảng 3.3: Kết quả thử hoạt tính HIV và gây độc tế bào của các hợp chất lai
tritecpenoit với AZT: .......................................................................... 114

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1a:Tổng hợp hợp chất lai chất triazole-este -AZT-betulinic acid
157a………………………………………………………………………..86
Sơ đồ 3.1b: Cơ chế hình thành chất 157a………………………………...86
Sơ đồ 3.2: Tổng hợp hợp chất lai chất triazole-este -AZT-tritecpenoid 157bd……………………………………………………………………..89
Sơ đồ 3.3: Tổng hợp hợp chất lai chất triazole-este- AZT-tritecpenoid
165a,b……………………………………………………………………...91
Sơ đồ 3.4: Tổng hợp dẫn của acid ursolic và oleanoic- AZT 159a,b….93
Sơ đồ 3.5: Tổng hợp dẫn chất lai chất triazole-este –AZT 160a,c ........ 94
Sơ đồ 3.6: Tổng hợp dẫn chất lai chất triazole-este –AZT 161 ............. 95
Sơ đồ 3.7a: Tổng hợp dẫn chất lai triazole-amit-AZT 178a.................. 98
Sơ đồ 3.7b: Cơ chế hình thành sản phẩm 169 ...................................... 100
Sơ đồ 3.8: Tổng hợp dẫn chất lai chất triazole-amit-AZT 178b,c…...104
Sơ đồ 3.9: Tổng hợp dẫn chất lai của ursolic-AZT 179 .............. …….105
Sơ đồ 3.10: Tổng hợp dẫn chất lai triazole-amit-AZT 180a,b ............ 106
Sơ đồ 3.11: Tổng hợp chất 181a,d: ...................................................... 107
Sơ đồ 3.12: Tổng hợp dẫn chất lai triazole-amit-AZT 182…………...108
Sơ đồ 3.13: Tổng hợp dẫn chất lai triazole-amit-AZT 184…………..108
Sơ đồ 3.14: Tổng hợp dẫn chất lai triazole-amit-AZT 185a,c…………109
Sơ đồ 3.15: Tổng hợp chất lai chất triazole- amit-AZT 186a,b và 187a,b.... 110

viii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CC

Column Chromatography

Sắc kí cột

DMAP

4-Dimethylaminopyridine
Dimethylfomamide

4-Đimethylaminopyridin
Đimethylfomamit

DMF

DMSO

EDCI

Đimetyl sulfoxit


Dimetyl sulfoxit

1-Ethyl-3-(3-

1-Ethyl-3-(3-

dimethylaminopropyl)carbod

dimethylaminopropyl)carbodiimit

iimide

EtOAc
Me

Ethylacetate

Ethylacetat

Methyl

Methyl

NBS

N-Bromosuccinimide

N-Bromosuccinimid

PDC


Pyridinium dichromate

TCL

Thin Layer Chromatography

THF

Tetrahidrofuran

e.q

equiv

Tetrahidrofuran
Đương lượng

Giờ

h
H

Hiệu suất

1

H-NMR

Proton Nuclear Magnetic


Phổ cộng hưởng proton.

Resonance Spectroscopy
13

C

ESI-MS

Carbon -13 Nuclear
Magnetic
Electron Spray Ionization-

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13
Phổ khối ion hóa bằng phun mù điện tử
ix


Mass Spectroscopy
HR-ESI-MS

Phổ khối phân giải cao ion hóa bằng

High Resolution Electron
Spray Ionization Mass
Spectroscopy

FT-IR


Infrared Spectroscopy

s

singlet

d

doublet

t

triplet

q

quartet

dd

doublet of doublet

dt

doublet of triplet

br

broad


m

multiplet

phun mù điện tử
Phổ hồng ngoại

Hằng số tương tác (Hz)
Độ dịch chuyển hóa học tính bằng

J (Hz)
δ (ppm)

ppm = part per million

ppm (phần triệu)

KB
Hep-G2

Ung thư biểu mô

Human epidermoid
carcinoma
Hepatocellular carcinoma

Ung thư gan người

human
TEA


Triethylamine

Triethylamine

MCF-7

Adeno carcinoma

Ung thư vú

Lu

Human lung carcinoma

Ung thư phổi

RD

Human rhabdomyosarcoma

Ung thư màng tim

IC50

Inhibitory concentration 50% Nồng độ ức chế 50% tế bào thử nghiệm

EC50

Effective concentration 50%


Liều có hiệu quả trên 50% tế bào thử
nghiệm.

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

Minimum inhibitory

x


concentration
Ac

CH3CO-

Acetyl

Me

-CH3

Methyl

Bu

-C4H9


Buthyl

Et

-C2H5

Ethyl

TMS

Tetrametyl Silan

Chất chuẩn

AZT

Azidothymidine

TBDPSCl

Tert-Butyldiphenylchlorosilane

DIBALH

Diisobutylaluminium hydride

PL

Phụ lục


rt

Room temperature

Nhiệt độ phòng

CTPT

Công thức phân tử

KLPT

Khối lượng phân tử

SI-CC50

Độ chọn lọc bằng giá trị CC50/EC50
độc tính gây độc tế bào

CMV

Virut Cytomegalovirus

IIIB

Chủng HIV-1 hoang dã

HIV-2 ROD

Chủng HIV thu nhận từ bệnh nhân


DCC

N,N'-dicyclohexylcarbodiimide

HOBt

1-hydroxybenzotriazole

DIPEA

N,N-diisopropylethylamine

TBSCl

tert-Butyldimethylsilyl clorua
xi


Et3N

trietylamin

TI

Chỉ số điều trị

BOP

Benzotriazole-1-yl-oxy-tris(dimetylamino)phosphoniumhexafluorophos phat)


TBTU

O (benzotriazol-1-yl) -N, N,

O (benzotriazol-1-yl) -N, N, N ', N'-

N ', N'-tetramethyluronium

tetramethyluronium tetrafluoroborate

tetrafluoroborate
HEPT

.

Gồm bảy nguyên tử, phân tử, hoặc các
nhóm: heptan

NRT

2’,3’-Dihydroxynucleozit

d4T

Stavudin

ddI

Didanosin


3TC

Lamivudin

ARN

Axít ribonucleic

ADN

Axit đêoxiribonucleic

HIV

Virus suy giảm miễn dịch ở người

Human immunodeficiency
virus infection

xii


MỞ ĐẦU
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp các thuốc có cấu trúc
lai, chứa hai thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau, hoặc hai hợp chất có hoạt tính
sinh học khác nhau nhằm tạo ra hợp chất lai có tính năng vượt trội hơn so với
các chất ban đầu. Đây là hướng nghiên cứu mới và rất được quan tâm hiện nay.
Phản ứng “Click" là phương pháp tổng hiệu quả để tổng hợp các dẫn xuất
triazol, đặc biệt là tổng hợp các hợp chất lai có cầu nối triazol. Triazol là những

hợp chất dị vòng có hoạt tính sinh học lý thú. Ví dụ, một số hợp chất triazole đã
được sử dụng trong dược phẩm như thuốc chống nấm miconazol, fluconazol,
thuốc chống ung thư letrozol… Gần đây xuất hiện một số công trình nghiên cứu
tổng hợp và đánh giá hoạt tính chống ung thư và HIV của các hợp chất có mạch
nhánh 1,2,3-triazole của axit betulinic [1-2], oleanoic[5-6] và ursolic [7]. Đặc
biệt là các hợp chất liên hợp của axit betulinic với AZT qua cầu triazole [2-7]
thể hiện hoạt tính chống HIV mạnh.
Axit betulinic, betulin và axit oleanolic là triterpenoit có hoạt tính chống
HIV, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống ung thư. Trong đó, axit
betulinic có hoạt tính gây độc nhiều loại tế bào ung thư nhờ ức chế quá trình
sinh tổng hợp protein p53 [8-10].
Các hợp chất nucleoside 2’,3’-Dihydroxynucleozit (NRT) là nhóm chất
quan trọng nhất của các chất chống HIV/AIDS, gồm có zidovudin (AZT),
stavudin (d4T), didanosin (ddI), lamivudin (3TC) ức chế enzym phiên mã ngược
của virút HIV được sử dụng để điều trị bệnh HIV. AZT cũng đã được phát hiện
có hoạt tính chống ung thư, đặc biệt là khi kết hợp với các thuốc chống ung thư
khác như 5-fluorouracil, cisplatin và paclitaxel [11, 12].
Hiện nay, tổng hợp các chất lai giữa các nucleozit với các thuốc chống
HIV khác đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, các chất lai giữa triterpenoit và AZT
1


rất ít được nghiên cứu. Hướng nghiên cứu tổng hợp các hợp chất giữa
triterpenoit với các thuốc chống HIV và chống ung thư nucleozit AZT và với
một số hợp chất có hoạt tính chống ung từ đó đánh giá khả năng gây độc tế bào
ung thư KB, Hep-G2, LU,…và HIV nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính
chống ung thư, chống HIV mới. Do đó, luận án chọn đề tài: “Nghiên cứu tổng
hợp một số dẫn xuất tritecpenoit khung lupan và thăm dò hoạt tính sinh
học của chúng ” là vấn đề mới, lý thú, có ý nghĩa khoa học thực tiễn cao.


O

O
NH

HO
O
R''
R'

R

O
O

H
H

HO

O

O
R''

N

n

H


N

NH

N

R'

n

H

N
R

A

H

2

O

H
B

N
H
N


N
N

N

O


Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. TỔNG HỢP VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC DẪN XUẤT
TRITECPENOIT
Các hợp chất tritecpenoit như betulin (1) axit betulinic (2), axit ursolic
(3), axit oleanoic (4)... được phát hiện có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm,
chống viêm, chống ung thư da,… đặc biệt là hoạt tính chống HIV [1-6]. Do hoạt
tính sinh học lý thú của nó nên đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp các
dẫn xuất của các hợp chất này để tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học cao
đặc biệt là hoạt tính kháng HIV/AIDS.

1.1.1. Tổng hợp và hoạt tính sinh học của betulin
Betulin (lup-20(29)-ene-3β,28-diol) (1) là một tritecpenoit được phân lập
từ nhiều loài thực vật bậc cao và được phát hiện lần đầu tiên năm 1788, có thể
có hàm lượng lên đến 30% so với khối lượng khô ở một số loài thực vật bậc cao
[8], những nghiên cứu hoạt tính sinh học gần đây cho biết betulin có hoạt ức chế
nhiều loại tế bào ung thư theo nguyên tắc làm chết tế bào ung thư theo lập trình
(apotosis) [9], do có hoạt tính sinh học mạnh lại có hàm lượng lớn trong tự nhiên
nên betulin được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chuyển hóa thành

nhiều dẫn xuất khác nhau nhằm tìm kiếm các cấu trúc hóa học mới và hoạt tính
sinh học lý thú.

3


Tiếp theo, năm 2001 nhóm nghiên cứu của Kashiwada và các cộng sự đã
nghiên cứu tổng hợp các dẫn xuất este tương tự của betulin và đã phát hiện chất
3,28-di-O-(dimetylsuccinyl)betulin (5) có hoạt tính kháng virus HIV-1 được
nhân trên dòng tế bào lymphocyte H-9 với EC50 là 0,00087µM và chỉ số (TI) là
42400 [10].

Axit betulinic (2) được phân lập từ nhiều loài thực vật bậc cao, hợp chất
này có hoạt tính chống ung thư và chống HIV [1,2]. Có nhiều nghiên cứu nhằm
chuyển hóa axit betulinic thành các đẫn xuất khác nhau nhờ phản ứng của nhóm
OH ở C-3 và cacboxylic tại C-28. Kashiwada và các cộng sự đã nghiên cứu tổng
hợp các dẫn chất của axit betulinic và đã phát hiện được chất 3-O-(3,3’dimetylsuccinyl) betulinic (DSB, PA-457) (6) (bevirimat) có hoạt tính chống
HIV-1 với giá trị EC50< 0,00035 mM và TI > 200000 [11]. Hợp chất 6 (PA-457)
đã được nghiên cứu lâm sàng ở pha IIa và cho kết quả rất tốt.
1.1.2. Tổng hợp các hợp chất lai tritecpen-triazole với AZT
Các hợp chất chứa dị vòng ba nitơ 1,2,3-triazole có nhiều hoạt tính sinh
học lý thú do làm tăng độ bền, tăng momen lưỡng cực làm tăng khả năng tương
tác với các trung tâm sinh học [12] nên được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu [36-46]. Mặt khác các nghiên cứu sàng lọc hiện nay, người ta đã
phát hiện được AZT không chỉ là thuốc chống HIV mạnh mà còn là tác nhân
chống ung thư đáng chú ý, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khả năng chống ung thư
của AZT nên được nhiều là khoa học quan tâm nghiên cứu [47-56]. Sự gắn kết
của các các triazole với các tritecpenoit vốn đã có các hoạt tính sinh học mạnh
sẽ chờ đợi được các hợp chất hóa học mới có hoạt tính sinh học lý thú.
4



Sơ đồ 1.1 [13]
Dựa trên ý tưởng này nhóm nghiên cứu của S.Rashid đã tổng hợp thành
công nhiều hợp chất lai mới của axit usolic với các triazole, trong đó nhiều hợp
chất mới được tổng hợp thể hiện hoạt tính kháng tế bào ung thư mạnh, hợp chất
8, 9 và 10 thể hiện hoạt tính chống ung thư cao với giá trị IC50< 0,1 µM trên hai
dòng tế bào ung thư vú và ung thư máu [13].

Sơ đồ 1.2 [14]
Gần đây, nhóm nghiên cứu của R. Majeed và các cộng sự đã chuyển hóa
nhóm chức OH của axit betulinic thành nhóm ete với gốc propagyl sau đó đóng
vòng triazole với các azit có nhân thơm nhận được các dẫn xuất tritecpenoittriazole mới. Các hợp chất này đã được nghiên cứu thử hoạt tính chống ung thư
trên 9 dòng tế bào ung thư ở người như A-549, PC-3, DU-145, SF-295, MCF-7,
5


THP-1, HCT-15 và HL-60. Kết quả thử nghiệm trên 9 dòng tế bào ung thư cho
thấy axit betulinic có hoạt tính ở nồng độ 30M nhưng không có hoạt tính ở
nồng độ 10M, trong khi đó các dẫn chất 5, 7, 13, 15, 17, 18 có hoạt tính trên
dòng tế bào HL-60 và 19 có hoạt tính trên dòng tế bào THP-1 và HL-60 cùng ở
nồng độ 10M [14].

Sơ đồ 1.3.[14]
Tác nhân và điều kiện: (a) i) TBTU, DIEA, THF, nhiệt độ phòng 24h; ii) 2-propynylamine,
Na2CO3, DMF, nhiệt độ phòng, 20 phút; (b) CuSO4, Na-L-ascorbate, THF-H2O (1:1, v/v); (c)
H2, Pd/C,300 kPa, MeOH.

Trên ý tưởng tương tự về con đường tổng hợp các triazole thông qua phản
ứng click [36-46], nhóm nghiên cứu của Han Wang và các cộng sự đã tổng hợp

thành công nhiều hợp chất có cấu trúc lai giữa các dẫn xuất của tritecpen
pentacyclic có hoạt tính sinh học cao như axit betulinic (2), axit echinocystic
(32), axit oleanolic (4), axit ursolic (3) với các dẫn xuất của axit ascobic [14].

6


Trong đó, các hợp chất lai tổng hợp được 34-42, 44 thể hiện hoạt tính sinh
học cao, đặc biệt hợp chất 45 được tìm thấy có khả năng chống virus cúm với
nồng độ EC50 là 8,7M và nhận thấy nó không gây độc đối với tế bào MDCK.

Sơ đồ 1.4.[14]
Tác nhân và điều kiện: (a) i) TBTU, DIEA, THF, to phòng 24h; ii) 2-propynylamin, Na2CO3,
DMF, to phòng, 20 phút; (b) CuSO4, Na-L-ascorbate, THF-H2O (1:1, v/v); (c) H2, Pd/C, 300
kPa, MeOH.

Cũng dựa trên ý tưởng tương tự, năm 2012, nhóm nghiên cứu của Ibrahim
D. Bori và các cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp hợp lai giữa bevirimat với AZT
nhờ phản ứng click giữa nhóm azit của AZT và ankin của hợp chất 47 nhờ có
mặt của xúc tác Cu (I) trong hỗn hợp dung môi H2O và t-BuOH nhận được hợp
chất lai 48 giữa bevirimat và AZT (sơ đồ 1.5) [15].

7


Sơ đồ 1.5: Tổng hợp hợp chất lai qua cầu triazol 48 [15]

Sơ đồ 1.6: a) TBSCl, DMF/THF (1:1), DMAP, DIPEA, 0°C; b) Propargyl bromit, NaH,
THF; c) triphosgene, pyridin, THF và propargyl alcohol, pyridin, THF; d) TBAF, THF; g)
AZT, Cu, CuSO4, H2O, t-BuOH.


Tương tự nhóm nghiên cứu của Ibrahim D. Bori và các cộng sự cũng
nghiên cứu tổng hợp được các hợp chất lai giữa các dẫn xuất của betulin với
AZT nhờ phản ứng click thông qua cầu nối triazole nhận được các dẫn xuất lai

8


51 và 52[15] (sơ đồ1.6). Các hợp chất lai 52 và 53 thể hiện hoạt tính chống HIV
với giá trị EC50 lần lượt đạt 0,067 and 0,10 µM [15].

Sơ đồ 1.7 [16]
e) 2,2-dimetyl succinic anhydrit, DMAP, DMF, 70°C; g) AZT, Cu, CuSO4, H2O, t-BuOH.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Văn Tuyến và cộng sự
[16, 17, 37] đã tổng hợp được một số dẫn xuất lai của tritecpenoit với AZT qua
cầu tạo liên kết este với nhóm ancol của nhân glucozit trong cấu trúc của AZT
mà không qua con đường triazole cũng nhận được một số hợp chất lai có hoạt
tính chống HIV cao hơn nhiều so với AZT và khả năng gây độc kém hơn so với
AZT. Như vậy, ý tưởng lai của AZT với triecpenoit là một hướng nghiên cứu rất
lý thú nhằm tìm kiếm các chất mới có hoạt tính sinh học mới. Một số hợp chất
mà nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được thể hiện hoạt tính mạnh các hợp chất 60,
61, 62, 64 (sơ đồ 1.8 và 1.9).

Sơ đồ 1.8 [16]
9


Sơ đồ 1.9 [16,17]
1.1.3. Tổng hợp các hợp chất lai của tecpenoit với các cơ kim


10


Sơ đồ 1.10 [84]
a) (COCl)2, dietylen triamin, CH2Cl2, 16h, to phòng sau đó hồi lưu 6h
b) CH3OH, 2h to phòng; c) LiCl, H2O, 2h, 80oC; d) (COCl)2, amin, trietyl amin, CH2Cl2, 20h
to phòng, hồi lưu 30 phút;
e) TFA, CH2Cl2, nhiệt độ phòng, 1,5h

Các hợp chất cơ kim thường có khả năng hoạt động mạnh nên dễ dàng
được chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ khác, nên các hợp chất này thường
được tổng hợp làm các synthon trong tổng hợp hữu cơ. Các nghiên cứu gần đây
cũng cho thấy các hợp chất cơ kim cũng có nhiều hoạt tính sinh học quý như
hoạt tính kháng khuẩn và chống ung thư, ví dụ các hợp chất cơ kim của plantin
là thuốc chống ung thư theo nguyên tắc ankyl hóa đã được sử dụng trong lâm
11


×