Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GDHPT chu de thang 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.49 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ
***
ĐỀ CƯƠNG: THIẾT KẾ TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO CHỦ ĐỀ Ở LỚP 10
Chủ đề tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp Công nghiệp

hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Cuộc thi tìm hiểu: “Việt Nam trên đường đổi mới”
GVHD:
Lớp:
Nhóm SVTH:

Nguyễn Thị Thu Huyền
Địa 3A
Bùi Thị Thủy
Nguyễn Thị Cúc
Trần Thế Hiển
Dương Minh Hoàng
Nguyễn Thị Thu Hương
Nguyễn Ngọc Mai
Hà Thị Thúy
Vũ Thị Thơm
Trần Thức
Nguyễn Văn Trình
Lương Ngọc Tú
Nguyễn Thị Tươi
Hà Hải Vân
Đinh Thị Kiều Vân

K34.603.088


K34.603.012
K34.603.028
K34.603.031
K34.603.038
K34.603.046
K34.603.087
K34.603.090
K34.603.092
K34.603.101
K34.603.103
K34.603.105
K34.603.108
K34.603.109

1. Mục tiêu hoạt động
1.1 Về kiến thức
− Hiểu được thế nào là Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, vì sao phải Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa đất nước.
− Nêu được nội dung cơ bản của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta và
những biểu hiện của quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Đất nước.
− Biết được một số thành tựu của Việt Nam trong sự nghiệp Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa.
− Chỉ ra một số cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
1.2 Về kỹ năng
− Phân biệt các cụm điểm công nghiệp và sự phân bố của chúng trên lãnh thổ.
− Biết liên hệ các kiến thức thực tiễn và kiến thức đã học vào việc tìm hiểu về
công cuộc đổi mới.
− Khai thác nội dung thông tin từ hình ảnh, số liệu…
1.3 Về thái độ


1


− Tin tưởng, ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước .
− Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta.
2. Nội dung hoạt động
− Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và thu nhận thông tin về các nguyên nhân, biểu
hiện cùng những thời cơ và thách thức và những thành tựu bước đầu của quá trình
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam.
− Học sinh nhận thức được: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là con đường phát
triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh" và là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới.
− Cung cấp những thông tin cần thiết để học sinh nắm được quá trình Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam bao gồm những nội dung gì:
+ Sự phát triển của các ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp, cơ sở hạ
tầng phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
+ Quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, các tổ chức khu vực
và quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
+ Những thay đổi trong đời sống người dân do quá trình Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa mang lại.
+ Tác động tích cực và tiêu cực của quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa lên
mọi mặt của đời sống xã hội.
–Giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
3. Công tác chuẩn bị
3.1. Giáo viên
– Xác định nội dung cuộc thi và chuẩn bị các tài liệu liên quan.
– Phổ biến nội dung cuộc thi cho học sinh tìm hiểu trước khi tham gia .

– Soạn một số câu hỏi dạng trắc nghiệm, điền khuyết, hình ảnh… và đáp án cho
cuộc thi nhằm cung cấp cho các em những hiểu biết về quá trình Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa đất nước.
– Gợi ý cho học sinh nhận thức được vai trò và trách nhiệm của Thanh niên trong
sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
– Trao đổi và phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp chuẩn bị và tổ chức (địa
điểm, thời gian, khách mời, phương tiện kỹ thuật, phần thưởng, tài chính – chi phí cho
việc tổ chức hoạt động… ).
3.2. Học sinh
− Phân công cho các tổ chuẩn bị các nội dung hoạt động.
− Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến nội dung cuộc thi.
− Chuẩn bị trang trí lớp chu đáo.
4. Tổ chức hoạt động
− Lớp trưởng hoặc bí thư chi Đoàn nêu rõ mục đích của cuộc thi, mời GVCN làm
Ban giám khảo.
− Cử người làm thư kí.
− Thư kí phát giấy và phấn cho các bạn tham gia.

2


− MC thông qua thể lệ cuộc thi.
Vòng 1: BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI
MC đọc câu hỏi dạng trắc nghiệm với 4 đáp án. Các bạn cùng suy nghĩ và trả lời
bằng cách viết lên giấy trong 5 giây. Hết thời gian, các bạn phải úp giấy xuống, sau
hiệu lệnh của MC tất cả cùng giơ giấy lên. Bạn nào trả lời đúng thì có quyền đi tiếp tới
câu hỏi tiếp theo. Bạn nào trả lời sai di chuyển ra bàn đằng sau.
Hệ thống câu hỏi vòng 1
Câu hỏi 1:
Việt Nam tiến hành đổi mới vào năm nào?

A. 1976
B. 1980
C. 1982
D. 1986
Đáp án: D
Câu hỏi 2:
Vùng kinh tế nào phát triển nhất Việt Nam hiện nay?
A. Đông Nam Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: A
Câu hỏi 3:
Tỉnh và thành phố nào không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung?
A. Quảng Ngãi
B. Quảng Nam
C. Bình Định
D. Khánh Hòa
Đáp án: D
Câu hỏi 4:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm ở tỉnh nào nước ta?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị
Đáp án: B
Câu hỏi 5:
Vùng kinh tế nào có vị trí đầu tàu kinh tế dẫn đầu trong CNH – HĐH?
A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

B. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
C. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Đáp án: B

3


Vòng 2: TỪNG BƯỚC HỘI NHẬP
− Thể lệ tương tự vòng 1 nhưng thay vì câu hỏi trắc nghiệm, các bạn sẽ phải trả
lời các câu hỏi tự luận, câu hỏi dạng điền khuyết hoặc câu hỏi dạng hình ảnh.
− Trong suốt vòng 1 và vòng 2 sẽ có một câu hỏi cứu trợ được MC đọc bất cứ
thời gian nào khi trên sân thi đấu chỉ còn 1 – 2 người chơi. Bạn nào trả lời đúng sẽ
được quay lại sàn thi đấu.
− Vòng 2 sẽ tiếp tục đến khi trên sân thi đấu chỉ còn dưới 4 bạn.
Hệ thống câu hỏi:
Câu hỏi 6:( Câu hỏi hình ảnh và số liệu)
Đây là sự kiện nào?
+ 22
+Năm 2003
+

Đáp án: Seagame 22
Câu hỏi 7:
Tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và đứng đầu cả nước về số lượng các khu
công nghiệp (KCN) với 23 trên tổng số 64 KCN của vùng và 150 KCN của cả
nước. Bạn hãy cho biết đây là tỉnh nào?
Đáp án: Đồng Nai
Câu hỏi 8:
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN vào năm
nào?

Đáp án: năm 1995
Câu hỏi 9:
Dự án nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trên
tỉnh nào?
Đáp án: tỉnh Ninh Thuận
Câu hỏi 10:
Mỏ …………. là mỏ dầu đầu tiên của nước ta được bắt đầu khai thác vào
năm 1986 thuộc bể trầm tích Cửu Long đánh dấu sự hình thành của ngành công
nghiệp khai thác dầu khí.
Đáp án: Bạch Hổ
Câu hỏi 11:
Hiện nay nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?
Đáp án: 3 vùng
Câu hỏi 12:( Câu hỏi hình ảnh và số liệu)
+ Nối Bến Tre và Tiền Giang
+ Cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công
Đáp án: cầu Rạch Miễu
Câu hỏi 13:
Quốc lộ 1A bắt đầu và kết thúc ở tỉnh thành nào?

4


Câu hỏi 14:
Tổ hợp nhiệt điện nào có công suất lớn nhất nước ta?
Đáp án: Phú Mỹ
Câu hỏi 15:
Thành phần kinh tế nào đóng góp tỉ trọng lớn nhất vào GDP?
Đáp án: Nhà nước
Câu hỏi cứu trợ:

Cầu Mỹ Thuận nối Vĩnh Long và Tiền Giang và là công trình hợp tác giữa
các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của Việt Nam và nước nào?
A. Hoa Kỳ.
B. Australia.
C. Liên Xô.
D. Nhật Bản
Đáp án : B
Vòng 3: HÒA CÙNG THỜI ĐẠI
− Các bạn còn lại ở vòng 2 sẽ được tham gia vào vòng 3.
− Mỗi bạn sẽ được phát cho tên 5 khu công nghiệp hoặc nhà máy điện. Trong thời
gian 30s, nhiệm vụ của các bạn là chạy lên, ghép tên khu công nghiệp hoặc nhà máy
điện vào vị trí ứng với tỉnh hoặc thành phố có khu công nghiệp hoặc nhà máy điện đó.
Mỗi lần xuất phát chỉ được mang theo một miếng ghép.
− Nếu kết thúc vòng 3 mà các bạn bằng điểm nhau thì sẽ có một phần thi phụ theo
dạng đối mặt. Các bạn sẽ luân phiên trả lời một câu hỏi có nhiều đáp án theo thứ tự
vòng tròn. Nếu tới lượt mà không có đáp án thì bị loại dần đến khi tìm được người
chiến thắng.
Dự kiến 3 gói:
Gói 1:
CHU LAI (QUẢNG NAM)
SÓNG THẦN (BÌNH DƯƠNG)
TÂN THUẬN (TP. HCM)
THÁC BÀ (YÊN BÁI)
PHẢ LẠI (HẢI DƯƠNG)
Gói 2:
VIỆT NAM – SINGAPO (BÌNH DƯƠNG)
QUẾ VÕ (BẮC NINH)
SÔNG HINH (PHÚ YÊN)
PHÚ MỸ (BÀ RỊA – VŨNG TÀU)
TRỊ AN (ĐỒNG NAI)

Gói 3:
AMATA (ĐỒNG NAI)
HÒA LẠC (HÀ NỘI)
YALY (GIA LAI)
LINH TRUNG (TP. HỒ CHÍ MINH)
UÔNG BÍ( QUẢNG NINH)

5


Dự kiến câu hỏi phụ
Kể tên các tỉnh thuộc các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
( Cả ba vùng Bắc – Trung – Nam)
Đáp án:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An.
5. Kết thúc hoạt động
− Giáo viên đại diện lên trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc.
− Giáo viên nhận xét về quá trình chuẩn bị và tổ chức, đánh giá về thái độ tham
gia của học sinh.
− Giáo viên tổng kết lại nội dung, ý nghĩa của chương trình từ đó giúp học sinh
nhận thức được sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta và vai trò của thanh niên, học sinh
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

6




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×