Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SU MENH LICH SU CUA GCCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.04 KB, 10 trang )

CHƯƠNG VII:
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XHCN
I. SMLS của GCCN
• Một trong những cống hiến quan trọng nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen: phát hiện ra
SMLS của GCCN.
• SMLS của GCCN là phạm trù cơ bản nhất của CNXHKH.
1. GCCN và SMLS của nó
a. Khái niệm GCCN
Hai đặc trưng cơ bản của GCCN:
Có nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ GCCN, như GCVS, GCVS hiện đại, GCCN hiện
đại,…
 Đặc trưng 1 (đặc trưng về phương thức lao động): GCCN là những người lao động
trực tiếp hay gián tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng
hiện đại và xã hội hoá cao.
(Đặc trưng này phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ trong công trường thủ
công.)
Vậy quá trình ra đời giai cấp công nhân trải qua những giai đoạn nào?
 Giai đoạn công trường thủ công:
- Khi các công trường thủ công hình thành, những người vô sản xuất hiện. Họ là
những nông dân, thợ thủ công, thương nhân…bị phá sản.
- Do tính chất lao động ở công trường thủ công, chỉ những công trường thủ công tập
trung,lao động làm thuê có tính chất của g/c vô sản. Những lao động làm thuê khác
chỉ là tập hợp người có tính chất vô sản.
 Giai đoạn nền sản xuất công nghiệp ra đời:
- Cuộc CMCN cuối TK XVIII, đầu TK XIX đã nhanh chóng làm phá sản những người
sản xuất vừa và nhỏ. Họ mất hết TLSX, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư sản.
- G/C công nhân đã hình thành và phát triển cùng với nền SX công nghiệp ngày càng
hiện đại và XH hóa cao.
- Ngày nay CNTB đang tiếp tục phát triển. Đó là nền SX trong giai đoạn CMKH Công nghệ, do đó g/c công nhân có nhiều biến đổi:
+ Về số lượng: không ngừng tăng lên.(Ở các nước TBCN phát triển, g/c CN chiếm từ
60-70% dân số)


+ Về chất lượng: Trình độ văn hóa ngày càng cao. ( 80% có trình độ văn hóa THPT, 6070% có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên) Vì vậy công nhân ngày càng được
trí thức hóa.
+ Về cơ cấu: Công nhân truyền thống giảm, công nhân hiện đại tăng. G/C CN có trong
mọi lĩnh vực sản xuất.( nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ…)
 Đặc trưng thứ 2 (đặc trưng về vị trí trong QHSX TBCN):
GCCN là những người không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm
sống, do đó bị bóc lột giá trị thặng dư à GCCN và GCTS trở thành hai giai cấp đối
kháng về lợi ích cơ bản.
Nhấn mạnh đặc trưng này, Mác gọi GCCN trong CNTB là GC vô sản.
à Phân biệt GCVS – người VS
 Phân biệt giai cấp công nhân với người vô sản?
- Người vô sản là người không có TLSX, phải bán sức lao động để duy trì cuộc
sống.Họ có trong tất cả các PTSX từ khi XH có giai cấp.
- G/ C vô sản ra đời gắn liền với sự ra đời và phát triển của PTSX TBCN.Vì vậy lý
luận CNXH KH đã dùng nhiều thuật ngữ gọi g/c này:g/c vô sản, g/c công nhân hiện
đại, công nhân công nghiệp, công nhân nông nghiệp…
Tóm lại:
Có một bộ phận công nhân có tri thức ngày càng cao


- Một bộ phận công nhân đã có TLSX nhỏ làm thêm các công đoạn phụ trong các công
ty TBCN.
- Có một bộ phận công nhân có cổ phần, cổ phiếu.
Định nghĩa GCCN
- GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát
triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất xã hội hoá
ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản trong quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải
vật chất và cải tạo các mối quan hệ xã hội; là đại biểu cho PTSX tiên tiến;
- Ở những nướcTB, GCCN không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho nhà TB và do đó bị
bóc lột giá trị thặng dư.

- Trong các nước XHCN, GCCN cùng với nhân dân lao động làm chủ TLSX chủ yếu, và
cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của xã hội trong đó có lợi ích của bản thân họ.
b. sứ mệnh lịch sử của G/C CN
Khái niệm sứ mệnh lịch sử của một giai cấp:
Sự chuyển biến cách mạng từ HT KT-XH này sang HT KT-XH khác cao hơn, luôn có
một g/c đứng ở vị trí trung tâm đóng vai trò lãnh đạo thực hiện quá trình chuyển biến đó.G/c
này có sứ mệnh thủ tiêu chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới phù hợp với tiến trình
khách quan của lịch sử.
Nội dung SMLS của GCCN
à Giải phóng bản thân, đồng thời giải phóng toàn xh
à Giải phóng bản thân, đồng thời giải phóng toàn xh

Xoá chế độ TB, chế độ áp bức bóc lột
lãnh đạo
nhân dân
lao động
Xây dựng CNXH, CNCS
à Giải phóng bản thân, đồng thời giải phóng toàn xh
- Thực hiện SMLS của g/c công nhân là một quá trình cách mạng lâu dài, khó khăn.
- Trải qua 2 giai đoạn:
+ Giành chính quyền.
+ Sử dụng chính quyền để cải tạo xã hội cũ, xây dựng CNXH và CNCS.
2. Những ĐKKQ quy định SMLS của GCCN

ĐKKQ quy
định SMLS
của GCCN

a. Địa vị KT-XH của GCCN


b. Đặc điểm CT-XH của GCCN
a. Địa vị kinh tế - xã hội của GCCN
- GCCN gắn với LLSX hiện đại. Nó là bộ phận quan trọng nhất của LLSX trong
CNTB à lực lượng quyết định trong việc phá vỡ QHSX TBCN, lãnh đạo xã hội xây
dựng PTSX mới cao hơn PTSX TBCN.
- GCCN không có, hay về cơ bản không có TLSX, phải bán SLĐ cho nhà TB để kiếm
sống; bị phụ thuộc hoàn toàn trong quá trình SX và phân phối sản phẩm lao động do


chính G/C CN tạo ra à GCCN >< GCTS: >< đối kháng về lợi ích cơ bản à GCCN đấu
tranh lật đổ GCTS , xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN về TLSX.
b. Đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN
- Giai cấp tiên phong cách mạng.
- Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để.
- Giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
- Giai cấp có bản chất quốc tế.
Nội dung SMLS của g/c công nhân Việt Nam
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản làm cuộc CMDTDCND: Đấu tranh giành chính
quyền, thiết lập nền dân chủ nhân dân.
- Thực hiện CMXHCN: Xóa bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng CNXH và CNCS
Sứ mệnh lịch sử của g/c CN Việt Nam
- Giai cấp công nhân Việt Nam có những đăc điểm chung như giai cấp công nhân quốc tế.
- Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng:
+ Ra đời trước g/c TS VN, là g/c non trẻ, đầu TK XX xuất hiện do khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp.
+ Phần lớn xuất thân từ nông dân nên XD được khối LM công - nông trong quá trình
CM.
+ Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc.Bị 3 tầng áp bức
+ Không ảnh hưởng chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Sớm tiếp thu ảnh hưởng thắng lợi CM
Tháng 10 Nga.

+ Sớm có ĐCS nên giữ vai trò lãnh đạo CM Việt Nam.
3. Vai trò của ĐCS trong quá trình thực hiện SMLS của GCCN
ĐCS – chính đảng của GCCN – là nhân tố chủ quan giữ vai trò quyết định nhất, đảm
bảo cho GCCN thực hiện thắng lợi SMLS.
a. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển của ĐCS
Đảng cộng sản, nhân tố bảo đảm thực hiện SMLS của g/c CN
*Quy luật hình thành Đảng Cộng sản:
+Phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Phong trào công nhân là mảnh đất hiện thực.
+ Lý luận CN Mác-Lênin là cơ sở tinh thần.
*Sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Phong trào yêu nước.
+ Phong trào công nhân.
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin.
b.Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và g/c CN
- Đảng là tổ chức cao nhất, lãnh đạo g/c CN.
- G/c CN là cơ sở XH – G/C của đảng.
- Đảng là đội tiên phong, bộ tham mưu.
- Lợi ích của đảng và giai cấp thống nhất.
Vậy: Đảng Cộng sản là tập hợp những người ưu tú nhất của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, đấu tranh giải
phóng g/c công nhân và ND lao động.
II. Cách mạng XHCN
1. CMXHCN và nguyên nhân của nó
a. Khái niệm CMXHCN
Nghĩa rộng: là quá trình cải biến cách mạng toàn diện, triệt để, lâu dài; bắt đầu khi
GCCN thông qua chính đảng, tự giác lãnh đạo nhân dân lao động lật đổ chính
quyền của GCTS, thiết lập chính quyền mới, cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới
(CNXH, CNCS). Theo nghĩa này, CMXHCN chỉ kết thúc khi XH mới được
tạo lập vững chắc.



Nghĩa hẹp: CMXHCN là cao trào đấu tranh chính trị, trong đó GCCN thông qua ĐCS
lãnh đạo nhân dân lao động lật đổ sự thống trị của GCTS, giành lấy chính
quyền.
b. Nguyên nhân của CMXHCN
 Nguyên nhân sâu xa của CMXHCN là: LLSX > < QHSX trong CNTB.
Trong CNTB, LLSX ngày càng mang tính XH hoá, trong khi đó QHSX vẫn dựa trên
chế độ sở hữu tư nhân TBCN. Vì thế QHSX hiện có không phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của LLSX, nó kìm hãm sự phát triển của LLSX, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa
chúng. Đó là mâu thuẫn cơ bản trong PTSX TBCN.
 Biểu hiện của LLSX >< QHSX trong CNTB:
Biểu hiện về mặt kinh tế: Trong từng doanh nghiệp thì sx có tính tổ chức và kế hoạch,
trong khi đó trên phạm vi toàn xã hội thì sx lại mang tính vô tổ chức. Quy luật cạnh
tranh và tính chất vô chính phủ trong sx dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Biểu hiện mặt xã hội: LLSX >< QHSX biểu hiện qua mâu thuẫn đối kháng, không thể
điều hoà giữa GCVS và GCTS.
2. Mục tiêu, động lực và nội dung của CMXHCN
a. Mục tiêu CMXHCN
Giải phóng các giai cấp bị áp bức, bóc lột, các dân tộc bị nô dịch, đồng thời giải
phóng mọi tiềm lực phát triển của xã hội hướng đến những giá trị tiến bộ, văn minh.
 Mục tiêu của giai đoạn 1: giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động.
 Mục tiêu của giai đoạn 2: xoá bỏ mọi chế độ người bóc lột người, nhằm đưa lại đời
sống no ấm cho toàn dân.
b. Động lực của CMXHCN
CMXHCN là cuộc cách mạng nhằm giải phóng tất cả những người lao động. Lực
lượng thực hiện cuộc cách mạng này cũng chính là người lao động, dưới sự lãnh đạo của
GCCN thông qua Đảng của nó.

GCCN

ĐCS

Các động
lực cõ bản
GCND

Kết
hợp
các
lợi
ích

TỔNG
HỢP
LỰC

c. Nội dung của CMXHCN
 Trên lĩnh vực chính trị
CMXHCN đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội à phải
giành lấy chính quyền từ tay GCTS, thiết lập chính quyền thể hiện lợi ích của GCCN và
những tầng lớp NDLĐ khác.
 Trên lĩnh vực kinh tế
- Làm thay đổi vị trí, vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất, xoá chế độ
chiếm hữu tư nhân TBCN , thiết lập chế độ sở hữu XHCN đối với TLSX với những hình
thức phù hợp.
- Phát triển LLSX à nâng cao NSLĐ à thoả mãn nhu cầu của NDLĐ
à Về thực chất, CMXHCN có tính chất KTế.
 Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá
– Cuộc cách mạng này tạo sự biến đổi căn bản toàn bộ PTSX tinh thần của xã hội theo
hướng tiến bộ:



+Trước hết, những tư liệu, phương tiện chủ yếu phục vụ cho việc sáng tạo các giá trị
tinh thần nay thuộc về người lao động.
+Thứ hai, người lao động chính là người sáng tạo những giá trị tinh thần và cũng là
người hưởng thụ những giá trị tinh thần ấy.
– Cuộc CMXHCN trên lĩnh vực văn hoá là cuộc cách mạng nhằm xác lập thế giới quan
và nhân sinh quan mới, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới.
KL: Các nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của cuộc cách mạng này có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Đó là quá trình kết hợp giữa cải tạo và
xây dựng trong đó xây dựng là chủ yếu.
3. Liên minh giữa g/c CN với g/c ND và các tầng lớp nhân dân lao động khác trong
CMXHCN
Ở những nước vốn là nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, liên minh công – nông – trí
thức vừa là quy luật khách quan, vừa là vấn đề mang tính chiến lược
a. Những cơ sở khách quan của khối liên minh này
Là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng CNXH: sự thống nhất những lực lượng
CTXH cơ bản của cách mạng, nền tảng vững chắc của nhà nước XHCN, đảm bảo vai trò
lãnh đạo của giai cấp công nhân, điều kiện quyết định thắng lợi của công cuộc cải tạo và
xây dựng CNXH.
Là do mối liên hệ tự nhiên gắn bó, sự thống nhất về lợi ích cơ bản của giai cấp và tầng
lớp XH đó do bản chất của CNXH quy định.
Là do sự gắn bó thống nhất giữa nông nghiệp, công nghiệp và khoa học công nghệ
trong điều kiện của một nước nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh công – nông – các tầng lớp nhân
dân lao động khác trong CMXHCN
Liên minh công – nông – trí thức là sự hợp tác toàn diện giữa công nhân, nông dân và
trí thức trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nội dung chính trị: là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức
mạnh vượt qua những khó khăn, đập tan âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù. Mặt

khác, khối liên minh được xây dựng và củng cố nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của
giai cấp công nhân đối với toàn xã hội.
- Nội dung kinh tế: nhằm thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích kinh tế của công nhân, nông dân
và tri thức.
- Nội dung văn hóa – xã hội: nhằm đảm bảo xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, có khả năng tiếp thu các giá trị, tinh hoa văn hóa thế giới. Trong nội dung
này, trí thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
c. Những nguyên tắc cơ bản xd khối liên minh
- Đảm bảo vai trò lãnh đạo của g/c CN
- Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện
- Kết hợp đúng đắn các lợi ích
d. Liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức trong quá trình xây
dựng CNXH ở Việt Nam:
 Đặc điểm của giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức Việt Nam:
Giai cấp công nhân:
Đa số xuất thân từ nông dân nên dễ thực hiện liên minh công – nông. Do số lượng ít
và có lợi thế là thống nhất với nhân dân lao động và cả dân tộc nên dễ dàng thực hiện
liên minh với các giai tầng xã hội khác để làm tăng sức mạnh.
Giai cấp nông dân:
- Là giai cấp đại diện cho nền sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất lao động thấp,
không có hệ tư tưởng độc lập mà phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã
hội.
Mặt khác, trong một nước nông nghiệp họ là lực lượng CT-XH đông đảo, một lực
lượng cách mạng to lớn nhưng do đại diện cho nền sản xuất nhỏ nên không tự giải


phóng được mình, họ có nhu cầu liên minh với một người bạn đồng minh để hướng
dẫn, lãnh đạo và giúp họ được giải phóng.
Tầng lớp trí thức:
- gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo…Sản phẩm lao động của họ

quyết định đến sự phát triển của xã hội cả về vật chất và tinh thần. Họ không có
phương thức sản xuất riêng, nên cũng không có hệ tư tưởng riêng. Trí thức mang hệ tư
tưởng của giai cấp lãnh đạo xã hội.
Ở Việt Nam họ xuất thân từ nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác nên có
mối liên hệ gần gũi với các giai tầng xã hội. Họ có nhiều đóng góp trong cách mạng
giải phóng dân tộc, là lực lượng cơ bản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách
mạng khoa học và công nghệ, trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng.
 Nội dung cơ bản của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Nguyên tắc cơ bản nhất của liên minh là: kết hợp đúng đắn các lợi ích CT-VH-KT-XH
giữa các giai tầng. Lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản là thống nhất với lợi ích
các giai tầng lao động nên quan hệ với các giai tầng xã hội là quan hệ hợp tác, đấu
tranh trong nội bộ nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
Nội dung chính trị của liên minh:
Nhu cầu lợi ích chính trị của công nhân, nông dân, trí thức và cả dân tộc là độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nguyên tắc về chính trị của liên minh là do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Nội dung kinh tế của liên minh:
Nội dung cơ bản, trọng tâm quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật của liên
minh. Đây là sự kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội.
Trong thời kỳ quá độ nội dung kinh tế thể hiện:
+ Xác định đúng đắn thực trạng tiềm năng kinh tế của đất nước, từ đó xây dựng
cơ cấu “công – nông nghiệp – dịch vụ” phù hợp, nhằm tạo môi trường gắn bó giữa
các giai tầng xã hội.
+ Tập trung vào “công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” gắn
nông, lâm, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Phát triển công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
+ Từng bước hình thành quan hệ sản xuất XHCN, đa dạng hóa các hình thức hợp
tác kinh tế, phát triển hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, dịch vụ ở nông
thôn

+ Vai trò của nhà nước đối với nông dân thông qua chính sách phát huy lợi thế
từng vùng, giúp đỡ các vùng gặp nhiều khó khăn.
+Đối với trí thức, nhà nước cần hoàn chỉnh, đổi mới chính sách có liên quan đến
sở hữu trí tuệ. Đồng thời đổi mới cả đào tạo, sử dụng lẫn đãi ngộ…nhằm phát huy
những tiềm năng các nhà khoa học đầu đàn, cán bộ khoa học..tăng cường hợp tác
khoa học trong nuớc và quốc tế.
Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh:
“Tăng trưởng kinh tế phải trên cơ sở gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.” Đó là sự
thể hiện tính ưu việt của CNXH, tất cả vì con người, cho con người.
Liên minh về văn hóa xã hội gắn liền vấn đề xóa đói giảm nghèo, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, không để việc thất nghiệp trở thành gánh nặng
của xã hội.
Giải quyết tốt chế độ chính sách cho người có công với cách mạng, gia đình
thương binh, liệt sĩ…góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống, đạo lý, lối
sống cho các thế hệ sau.


Thực hiện xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Khắc phục các tệ nạn xã
hội, hủ tục lạc hậu ở nông thôn, chống những biểu hiện tiêu cực trong cơ quan nhà
nước.
Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch phát
triển nông thôn. Đô thị hóa, công nghiệp hóa, đặc biệt chú trọng vùng núi, vùng dân
tộc ít người.
Phương hướng tăng cường liên minh công – nông – trí thức ở nước ta hiện nay:
• Tăng cường vai trò lãnh đạo, củng cố tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên.
• Kết hợp đúng đắn sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp với khoa học và công
nghệ, xác định được các ngành kinh tế và khoa học mũi nhọn, triển khai kịp thời các tiến
bộ KHKT vào sản xuất. Qui hoạch phát triển công nghệ - khoa học và đô thị phải gắn với
qui hoạch phát triển và xây dựng nông thôn.

• Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, tăng cường và đổi mới mối quan hệ kinh tế
giữa nhà nước và nông dân cũng như mối liên hệ trực tiếp giữa cơ quan nghiên cứu khoa
học với các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Nhà nước điều tiết các
quan hệ này qua nhiều hệ thống giải pháp như: thuế, nghĩa vụ, phân phối lại, bảo đảm xã
hội, cứu trợ xã hội, phúc lợi chung, các chính sách xã hội.
• Giáo dục ý thức XHCN, trang bị thế giới quan Mac – Lênin cho công nhân, nông
dân, đội ngũ trí thức. Nâng cao dân trí để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực
hiện công bằng, bình đẳng xã hội.
III. Hình thái kinh tế - xã hội CSCN
1. Sự xuất hiện của HTKT-XH CSCN là một xu hướng tất yếu
a. Dự báo của Mác và Ăngghen
• Vận dụng quan điểm duy vật lịch sử để nghiên cứu xã hội loài người, Mác và
Ăngghen đã xây dựng học thuyết HTKT-XH. Theo các ông, quá trình phát triển của
xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, trải qua các HTKT-XH từ thấp
đến cao.
• Khi nghiên cứu về HTKT-XH TBCN, Mác và Ăngghen đã đưa ra dự báo về sự
thay thế HTKT-XH TBCN bởi HTKT-XH CSCN đối với những nước tư bản phát
triển.
• CNTB ra đời đánh dấu một bước tiến lớn về LLSX, là một giai đoạn phát triển
mới của nhân loại.
• Trong CNTB, LLSX ngày càng phát triển dựa trên các thành tựu khoa học kỷ
thuật. Tính chất XHH của LLSX không ngừng tăng lên ---> LLSX >< QHSX TBCN.
Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt ---> Yêu cầu giải quyết >< : xoá QHSX TBCN, xác
lập QHSX mới phù hợp.
• Mâu thuẫn LLSX và QHSX trong CNTB biểu hiện về mặt xã hội qua mâu thuẫn
giữa GCCN và GCTS. Mâu thuẫn này ngày càng quyết liệt. Cuộc đấu tranh của
GCCN chống lại GCTS không ngừng phát triển dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Đỉnh cao
của cuộc đấu tranh ấy là CMXHCN.
• Khi GCCN lật đổ GCTS, thiết lập nhà nước của mình cũng là lúc mở đầu cho

HTKT-XH CSCN.
Như vậy, sự ra đời của HTKT- XH CSCN là một xu hướng tất yếu. Tính tất yếu này
nằm ngay trong sự vận động của những mâu thuẫn cơ bản của PTSX TBCN. Tuy nhiên
phải có những điều kiện nhất định:
+ LLSX trong CNTB đã phát triển đến một mức độ nhất định.
+ GCCN phát triển về số lượng và chất lượng. Sự phát triển về chất lượng thể hiện
rõ nhất ở khía cạnh GC này có trình độ giác ngộ cao, tổ chức được chính đảng có đủ
năng lực lãnh đạo.
b.Dự báo của Lênin


Khi CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc, vào
đầu thế kỷ XX, Lênin đã dự báo sự xuất hiện của HTKT-XH CSCN ở các nước TB có
trình độ trung bình hoặc ở các nước thuộc địa (sau khi được giải phóng dưới sự lãnh
đạo của GCCN).
2. Các giai đoạn phát triển của HTKT-XH CSCN
Căn cứ vào trình độ phát triển của LLSX trong HTKT-XH CSCN, Mác và Ăngghen
dự báo HTKT-XH CSCN trải qua các giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao, từ giai đoạn
XH XHCN (CNXH) lên xã hội CSCN.Trong CNXH, chế độ kinh tế và sự phát triển văn
hoá mới đạt được giới hạn thực hiện nguyên tắc phân phối “Làm theo năng lực, hưởng
theo lao động”.Trong giai đoạn CSCN, lao động trở thành nhu cầu của con người, xã hội
thực hiện nguyên tắc:”Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.Theo Mác, giữa xã hội
tư bản và xã hội cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng một cách toàn diện trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội – thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia.
Sau này, Lênin diễn đạt tư tưởng của Mác, cho rằng HTKT-XH CSCN có thể chia
thành 3 thời kỳ:
• Một là, thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.
• Hai là, giai đoạn thấp của CNCS (xã hội XHCN, còn gọi là CNXH)
• Ba là, giai đoạn cao của CNCS
a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

 Tính tất yếu của TKQĐ từ CNTB lên CNXH:
Từ CNTB lên CNXH tất yếu trải qua TKQĐ bởi vì cần có một thời kỳ lịch sử gắn
với những cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực để:
• Thay đổi bản chất của CNTB (xoá bỏ chế đô tư hữu về TLSX, xoá bỏ áp bức bóc lột
bất công).
• Tổ chức, sắp xếp cơ sở vật chất kỷ thuật hiện đại đã được xây dựng trong CNTB để
phục vụ CNXH; đặc biệt đối với nước chưa trải qua quá trình CNH-HĐH thì càng
cần có thời gian để xây dựng, phát triển cơ sở vật chất –kỷ thuật.
• Xây dựng quan hệ xã hội XHCN.
• GCCN cần có thời gian để từng bước làm quen với nhiệm vụ của mình, thực hiện sự
nghiệp xây dựng CNXH đầy mới mẻ, khó khăn, phức tạp.
 Đặc điểm và thực chất của TKQĐ lên CNXH:
Trong TKQĐ, những nhân tố của xh mới và tàn tích của xh cũ cùng tồn tại. Chúng
đan xen nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xh
- Về kinh tế: Nền kinh tế nhiều thành phần (thành phần kinh tế XHCN, TBCN,
những thành phần kinh tế khác), nhiều hình thức sở hữu (có ba loại hình thức cơ bản – hay
loại hình sở hữu - là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), nhiều hình thức tổ
chức kinh tế đa dạng, với nhiều hình thức phân phối. Hình thức phân phối theo lao động
ngày càng trở thành hình thức phân phối chủ đạo.
- Về chính trị - xh: có nhiều gc, tầng lớp với những mối quan hệ phức tạp (gccn,
gcnd, tầng lớp trí thức, những người sx nhỏ, tầng lớp tư sản).Các giai cấp tầng lớp vừa đấu
tranh vừa hợp tác với nhau.Trong mỗi giai cấp, tầng lớp cũng có sự phân hoá về trình độ, ý
thức, thu nhập,…Không còn chế độ bóc lột nhưng còn hiện tượng bóc lột
- Về văn hoá, tư tưởng: xuất hiện những yếu tố văn hoá mới, còn sót lại những tàn
tích văn hoá tư tưởng cũ lạc hậu.
 Thực chất TKQĐ lên CNXH:
Những đặc điểm trên quy định thực chất của TKQĐ. Về thực chất, đây là thời kỳ đấu
tranh giai cấp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội...giữa một bên là gccn, nhân
dân lao động với bên kia là các gc bóc lột, các thế lực phản động trong điều kiện mới. Điều
kiện mới ấy là gc công nhân đã giành được chính quyền nhưng còn non trẻ, đang nổ lực xây

dựng xh mới ; còn gc bóc lột tuy bị đánh đổ nhưng chưa bị xoá bỏ hoàn toàn, còn sức mạnh
nhất định.


Cuộc đấu tranh này vẫn rất quyết liệt, vì:
• Giai cấp bóc lột vẫn luôn muốn khôi phục lại địa vị đã mất.
• Trong một thời gian dài sau khi gccn giành chính quyền những cơ sở để nảy sinh gc
bóc lột và sự phân chia gc nói chung vẫn tồn tại. Đó là chế độ tư hữu, là nền sx nhỏ
“hàng ngày hàng giờ đẻ ra CNTB và gcts” một cách tự phát trên quy mô lớn.
• Những tư tưởng, tâm lý, tập quán của xh cũ còn chưa bị quyét sạch, vẫn còn in sâu vào
đời sống tinh thần của đông đảo quần chúng.
• Các nước đế quốc vẫn luôn tìm cách phá hoại và thực hiện âm mưu can thiệp nhằm
xoá bỏ thành quả xhcn của gccn và nhân dân lao động.
• Cuộc đấu tranh gc này diễn ra trong điều kiện mới, do đó nó có những nội dung mới
(trung tâm là xây dựng xã hội mới, đặc biệt cơ bản là xây dựng nền kinh tế xhcn) và hình
thức mới (cơ bản là hoà bình, tổ chức xây dựng).
Nội dung kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của TKQĐ lên CNXH
• Trên lĩnh vực kinh tế
• Trên lĩnh vực chính trị
• Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá
• Trên lĩnh vực xã hội
b. Xã hội XHCN
Xã hội xã hội chủ nghĩa là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ
nghĩa, có các đặc trưng cơ bản sau:
• Cơ sở vật chất-kỸ thuật của xã hội XHCN là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Mỗi chế độ xã hội đều có cơ sở vật chất-kỷ thuật tương ứng, phản ánh trình độ phát
triển kinh tế-kỷ thuật của nó. Đặc trưng cho cơ sở vật chất-kỷ thuật của các xã hội tiền tư
bản chủ nghĩa là công cụ thủ công. Đặc trưng cho cơ sở vật chất-kỷ thuật của xã hội tư bản
là nền đại công nghiệp cơ khí.
Xã hội xã hội chủ nghĩa là sự phủ định biện chứng chủ nghĩa tư bản. Do đó, cơ sở vật

chất của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp phát triển và hoàn thiện ở trình độ
cao hơn của chủ nghĩa tư bản.
• Về quan hệ sản xuất, trong xã hội xã hội chủ nghĩa: chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa bị xoá bỏ, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được thiết lập.
Đặc trưng này đã được Mác và Ăngghen trình bày trong tác phẩm Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản. Trong chủ nghĩa xã hội, không xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung mà là xoá
bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Điều này
sẽ dẫn đến việc thủ tiêu nền sản xuất hàng hoá; nền kinh tế có kế hoạch trên quy mô toàn xã
hội sẽ được thiết lập.
• Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.
Người lao động trong chủ nghĩa xã hội đã trở thành người chủ xã hội. Phù hợp với
địa vị ấy, người lao động là người có tổ chức và có ý thức kỷ luật. Chính chủ nghĩa xã hội
tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.
• Nguyên tắc phân phối trong xã hội xã hội chủ nghĩa là phân phối theo lao động.
Phân phối theo lao động có nghĩa là trong quá trình lao động cụ thể, mỗi người lao
động sẽ nhận từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương số lượng,
chất lượng và hiệu quả lao động của họ đã tạo ra cho xã hội, sau khi đã trừ đi một số khoản
đóng góp chung cho xã hội. Nguyên tắc này phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực
lượng sản xuất trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những cơ sở của
công bằng xã hội ở giai đoạn này.
• Trong chủ nghĩa xã hội, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân
dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa về thực chất là nhà nước do đảng của giai cấp công nhân
lãnh đạo tổ chức ra. Thông qua nhà nước, đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân
lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi lĩnh vực của xã hội. Nhân dân
tham gia ngày càng nhiều vào công việc nhà nước, quản lý xã hội.Nhà nước XHCN đoàn


kết các dân tộc, xác lập và bảo vệ mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điều kiện để
các dân tộc phát triển.

• Trong chủ nghĩa xã hội, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột. Xã hội xã
hội chủ nghĩa thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều
kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.
Khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và nhân dân lao động bắt tay vào
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặc dù khi ấy trình độ kinh tế, mức sống vật chất của nhân
dân còn thấp, nhưng không còn chế độ tư hữu, áp bức bất công với tư cách là chế độ xã hội.
Trong chủ nghĩa xã hội, còn giai cấp, còn nhà nước. Sự bình đẳng trong chủ nghĩa xã
hội là sự bình đẳng giữa các công dân, giữa các chủ thể sản xuất – kinh doanh trước pháp
luật, là sự bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các dân tộc,…
c. Giai đoạn cao của HTKT-XH CSCN
• Hình thức sở hữu toàn dân đối với tư liệu sản xuất.
• Làm theo năng lực, phân phối theo nhu cầu.
• Xh đạt được sự đồng nhất về mặt xh trong tính đa dạng. ngày càng tăng của những cá
nhân pt toàn diện.
• Không còn sự khác biệt căn bản giữa thành thị - nông thôn, lao động chân tay- trí óc.
• Tự quản xh thay cho nhà nước.
• Xuất hiện những điều kiện mới về chất cho sự phát triển toàn diện của cá nhân,…
Để đạt được xh như thế, phải có sự phát triển vượt bậc trên mọi phương diện:
Về kinh tế: LLSX pt rất cao, dựa trên những thành tựu của KHKT, năng suất lao
động tăng vượt bậc.
Về xh, không còn gc, có những cơ chế đảm bảo mọi năng lực của con người được
thực hiện.
Về chính trị, nhà nước không còn, chế độ dân chủ xhcn được thay bằng tự quản
XHCN.
Cần nhận thức :
+ Mác, Ăngghen và Lênin chỉ dự báo giai đoạn cao của HTKT-XH CSCN sẽ xuất
hiện khi có đủ những điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết.
+ Sự xuất hiện của giai đoạn cao này là một quá trình lâu dài.
+ Ở các nước khác nhau, quá trình xuất hiện của giai đoạn cao sẽ khác nhau.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×