Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ngữ Văn đề 2 trắc nghiệm ĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.41 KB, 7 trang )

Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG

Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn

1. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
a. Chùng chình

b. Đắn đo

c. Do dự

d. Chần chừ

2. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Về phương diện nghệ thuật, văn học chữ Hán với các thể loại tiếp nhận từ Trung Quốc có những thành tựu lớn như văn chính
luận, văn xuôi viết về lịch sử văn hóa, thơ phú.
a. Nghệ thuật

b. Tiếp nhận

c. Thành tựu

d. Văn hóa

3. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
a. Đá

b. Sút

c. Đấm


d. Xỉa

4. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Về hoàn cảnh lịch sử, nhân dân ta tiếp tục làm nên thành tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh nửa đầu thế kỉ XV,
đưa chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ đó.
a. Tiếp tục

b. Thành tích

c. Cực thịnh

d. Thế kỉ đó

5. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Về phương diện nghệ thuật, văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu
của…………………………(Đại Cáo Bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) và bước trưởng thành vượt bậc
của…………………………(Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ)
a. Văn chính luận – truyện ngắn

b. Thơ – truyện ngắn

c. Văn chính luận – văn xuôi tự sự

d. Thơ – văn xuôi tự sự

6. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Bước sang thế kỉ XVI, tuy chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt,
song nhìn chung tình hình xã hội vẫn phát triển.
a. Bước sang


b. Tuy

c. Khủng hoảng

d. Phát triển

7. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng chế những thể loại văn học dân tộc.
a. Việt hóa

b. Tiếp thu

c. Sáng chế

d. Thể loại

8. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh điểm nghệ thuật. Đây là giai đoạn
rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển.


Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
a. Giai đoạn

b. Đỉnh điểm

Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
c. Rực rỡ

d. Mệnh danh


9. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Về phương diện nội dung, văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của ………………..
nhân đạo chủ nghĩa. Nổi bật lên trong sáng tác văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải
phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ.
a. Trào lưu

b. Phong trào

c. Chủ đề

d. Đề tài

10. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Về phương diện nghệ thuật văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả
văn học chữ …………….. và ………………. Địa vị văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc được khẳng định và đạt
tới đỉnh cao.
a. Chữ viết - dân gian

b. chữ Hán - chữ quốc ngữ

c. Chữ Hán - chữ Nôm

d. Chữ Nôm - chữ quốc ngữ

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Băng tuyết của Bắc Băng Dương đang biến mất nhanh đến mức khó tin. Trong tháng 9/2007, băng tuyết chỉ còn bao
phủ một diện tích bằng nửa châu Âu. Theo tính toán của Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia Mỹ, so với khoảng thời gian giữa
thập niên 80 và 90, Trái đất đã mất gần 40% lượng băng tuyết. Trong mùa hè năm 2007, nhiệt độ vùng eo biển Bering tăng cao
hơn mức trung bình 5 độ C. Đây là mức chênh lệch lớn nhất trong lịch sử.

Bắc Cực biến đổi nhanh hơn dự báo của các mô hình khí hậu toàn cầu. Tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày
càng tăng không thể giải thích hiện tượng này. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Na Uy và Đức đã hé mở nhiều điều
mới mẻ. Các chuyên gia cho biết, tuần hoàn khí quyển ở phương bắc đã thay đổi hoàn toàn vào đầu thập niên này. Sự biến đổi
khí hậu đột ngột mang nhiều luồng khí nóng đến Bắc Cực và là động lực chính dẫn tới những biến đổi khí hậu đang xảy ra tại
đây.
Nhóm nghiên cứu không loại trừ khả năng khí hậu trong vùng Bắc Cực đã vượt quá điểm giới hạn nên không thể đảo
ngược lại được nữa. Băng tuyết sẽ tan hoàn toàn trong mùa hè. Một đại dương không có băng sẽ hấp thụ ánh sáng Mặt Trời nhiều
hơn. Nhiệt độ của đại dương sẽ tăng lên thay vì phản chiếu lại các tia nắng khi có lớp băng giá bao phủ.
"Trong trường hợp của băng tuyết vùng Bắc Cực, chúng ta đã vượt quá cái được gọi là điểm không thể đảo ngược", nhà
nghiên cứu khí hậu nổi tiếng người Mỹ James Hansen, giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của NASA, nói.
Nhà vật lý học Rüdiger Gerdes, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho rằng băng tuyết Bắc Cực sẽ "biến mất
nhanh chóng, nếu như mô hình biến đổi khí hậu hiện nay tiếp tục tồn tại". Tuy Bắc Băng Dương sẽ vẫn đóng băng trong mùa
đông, nhưng lượng băng tuyết hình thành quá ít để có thể tồn tại qua mùa hè.
James Overland, chuyên gia của Phòng nghiên cứu môi trường biển Thái Bình Dương thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại
dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho rằng, ngay cả khi sự tuần hoàn ở Bắc Cực lại trở về trạng thái bình thường (hiện tượng này chỉ
xuất hiện 10 năm một lần) thì khu vực này vẫn khó có thể quay trở lại trạng thái ban đầu


Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG

Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn

"Cứ mỗi lần như vậy, chúng ta mất nhiều băng tuyết đến mức Bắc Cực không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa.
Một kỷ nguyên mới của biến đổi khí hậu đã bắt đầu với những thay đổi to lớn ở cực bắc của địa cầu", James nhận định.
Câu 11: Theo đoạn trích hiện tượng băng tan ở Bắc Cực được lí giải bởi nguyên nhân nào?
a. Do tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng
b. Do nhiệt độ vùng eo biển Bering tăng cao hơn mức trung bình 5 độ C
c. Do sự biến đổi khí hậu đột ngột mang nhiều luồng khí nóng đến Bắc Cực
d. Do tuần hoàn khí quyển ở phương bắc đã thay đổi hoàn toàn
Câu 12: Theo đoạn trích, trong tháng 9/2007diện tích băng tuyết ở Bắc Cực như thế nào?

a. Diện tích băng tuyết đã biến mất hoàn toàn
b. Diện tích băng tuyết chỉ còn chiếm 40% diện tích Bắc Cực
c. Diện tích băng tuyết chỉ còn chiếm một nửa diện tích Bắc Cực
d. Diện tích băng tuyết chỉ còn bằng nửa diện tích Châu Âu
Câu 13: Từ “điểm giới hạn” trong đoạn trích có thể được thay thế bằng cụm từ nào?
a. Điểm tối đa

b. Điểm cao nhất

c. Điểm cho phép

d. Điểm tối thiểu

Câu 14: Ý kiến nào không được các nhà nghiên cứu nói đến trong đoạn trích?
a. Không có khả năng khí hậu trong vùng Bắc Cực đã vượt quá điểm giới hạn.
b. Mất nhiều băng tuyết sẽ khiến Bắc Cực không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa
c. Sự tuần hoàn ở Bắc Cực không thể trở lại trở về trạng thái bình thường
d. Bắc Băng Dương sẽ vẫn đóng băng trong mùa đông, nhưng khó có thể tồn tại qua mùa hè.
Câu 15: Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
a. Nguyên nhân gây nên hiện tượng băng tan ở Bắc Cực
c. Hậu quả của hiện tượng băng tan ở Băc Cực

b. Thực trạng hiện tượng băng tan ở Bắc Cực
d. Ý kiến của các nhà khoa học về hiện tượng băng tan ở Bắc Cực

16. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. Hóng hách

B. Háo hức


C. Hớn hở

17. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

D. Hể hả


Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG

Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn

Về phươn diện nội dung, văn học ……………….. nửa cuối thể kỉ XIX phát triển rất phong phú và nhìn chung mang âm hưởng bi
tráng. Nguyễn Đỉnh Chiểu với những tác phẩm có giá trị cao được xem là tác gia văn học…………………thời kì này.
a.Nhân đạo – nhân đạo

b.Yêu nước – nhân đạo

c.Nhân đạo – yêu nước

d.Yêu nước – yêu nước

`18. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Về phương diện nghệ thuật, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ Hán, chữ Nôm vẫn là chính. Thơ
Nguyễn Khuyến, Tú Xương là thành tựu nghệ thuật đặc sắc giai đoạn này.
a.Nghệ thuật

b.Xuất hiện

c.Thành tựu


d.Giai đoạn này

19. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn học phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp
xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp.
a. Đầu thế kỉ

b. Ảnh hưởng

c. Văn học

d. Tiếp xúc

20. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Đến đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ tới văn
chương nghệ thuật. Chữ quốc ngữ được ban hành rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo.
a. thay thế

b. Lĩnh vực

c. Ban hành

d. Tiếp xúc

21. Chọn một tác giả không thuộc giai đoạn văn học hiện đại
a. Vi Huyền Đắc

b. Nguyễn Bá Học

c. Cao Bá Quát


d. Trần Tuấn Khải

22. Giai đoạn văn học nào được gọi là “giai đoạn giao thời” trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
a. Giai đoạn 1900 – 1920

b. Giai đoạn 1920 – 1930

c. Giai đoạn 1900 – 1930

d. Giai đoạn 1930 – 1945

23. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Phát triển trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc, văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX đến 1945 đã hình thành hai bộ phận:………………… và………………..
a. Lãng mạn - hiện thực

b. Công khai – bí mật

c. Hợp pháp – bất hợp pháp

d. Công khai – không công khai

24. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………………………là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những
khát vọng, ước mơ.


Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
a. Văn xuôi lãng mạn


Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn

b. Thơ Mới

c. Thơ ca

d. Văn học lãng mạn

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Uống xong hắn chùi miệng, rồi ngật ngà ngật ngưỡng đến nhà bá Kiến. Gặp ai hắn cũng bảo: hắn đến nhà cụ bá Kiến
đòi nợ đây! Mới trông thấy hắn vào đến sân, bá Kiến biết hắn lại đến sinh sự rồi. Cái mắt thì ngầu lên, hai chân thì lảo đảo, cái
môi bầm lại mà run bần bật. Cũng may, hắn không cầm vỏ chai, bá Kiến cũng dõng dạc hỏi:
– Anh Chí đi đâu đấy?
Hắn chào to:
– Lạy cụ à. Bẩm cụ… Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ.
Giọng hắn lè nhè và tiếng đã gần như méo mó. Nhưng bộ điệu thì lại như hiền lành: hắn vừa gãi đầu gãi tai, vừa lải nhải:
– Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả là ở tù
sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con
lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù…
25. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
a. Miêu tả, biểu cảm

b. Biểu cảm, tự sự

c. Tự sự, miêu tả

d. Tự sự, nghị luận

26. Căn cứ vào tác phẩm thì đây là lần thứ mấy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến

a. Lần thứ nhất

b. Lần thứ hai

c. Lần thứ 3

d. Lần thứ 4

27. Theo đoạn trích Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với mục đích gì?
a. Muốn được đi tù

b. Muốn gây sự

c. Muốn kiếm tiền uống rượu

d. Cả 3 trường hợp trên

28. Theo anh/ chị lúc này Chí Phèo đang hành động trong trạng thái nào?
a. Chí Phèo đang hành động như một người tỉnh táo
b. Chí Phèo đang hành động trong trạng thái say
c. Chí Phèo đang hành động trong trạng thái bị kích động mạnh
d. Chí Phèo đang hành động trong trạng thái vừa tỉnh vừa say
29. Đoạn trích trên thể hiện sự thành công của Nam Cao về phương diện nghệ thuật nào?
a. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế

b. Xây dựng tình huống độc đáo


Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG


Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn

c. Ngôn ngữ đối thoại sinh động

d. Cách thức trần thuật linh hoạt

30. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Do khác nau về……………………………….và …………………………………..nên bộ phận văn học công khai lại phân hóa thành
nhiều xu hướng, trong đó nỗi lên hai xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
a. Lực lượng sáng tác – phương thức lưu truyền

b. Quan điểm chính trị - khuynh hướng thẩm mĩ

c. Quan điểm nghệ thuật – khuynh hướng thẩm mĩ

d. Lực lượng sáng tác - khuynh hướng thẫm mĩ

31. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học lãng mạn góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cộng đồng, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ
để giải phóng cá nhân, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực tình yêu, hôn nhân và gia đình.
a. Cộng đồng

b. Luân lí

c. Cổ hủ

d. Hôn nhân

32. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………. tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối náy của xã hội đương thời, dồng thời đi sâu phản ánh tình

cảnh khố khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc.
a. Văn xuôi lãng mạn

b. Văn xuôi hiện thực

c. Văn học hiện thực

d. Văn học lãng mạn

33. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1930, sáng tác của Nam Xương, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh,…thuộc xu hướng văn học
hiện thực. Từ khoảng năm 1930 đến 1945, có thể nói đã thực sự hình thành …………hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt
Nam.
a. Bộ phận

b. Khuynh hướng

c. Trào lưu

d. Phong trào

34. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cùng tồn tại song song vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi
chuyển đổi lẫn nhau.
a. Song song

b. Ảnh hưởng

c. Tác động


d. Chuyển đổi

34. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Trong bộ phận văn học …………………………có thơ văn cách mạng, tiêu biểu nhất là thơ văn sáng tác trong tù.
a. Công khai

b. Không công khai

c. Yêu nước

d. Hợp pháp

35. Tác phẩm nào Không cùng nhóm với các tác phẩm còn lại
a. Nhật kí trong tù

b. Dòng nước ngược

c. Ngục Kon Tum

d. Từ ấy


Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG

Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn

36. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Cùng với sự chuyển biến của tình hình xã hội, văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến năm 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở
đi, đã phát triển hết sức nhanh rầm rộ.
a. Chuyển biến


b. Xã hội

c. Trở đi

d. Rầm rộ

37. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Nhìn bao quát, giữa các bộ phận văn học (công khai và không công khai), giữa các xu hướng văn học có sự khác biệt và loại trừ
với nhau về mặt khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật.
a.Bao quát

b. Xu hương

c. Loại trừ (đấu tranh)

d. Nghệ thuật

38. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Cùng với sự chuyển đổi của tình hình xã hội, văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở
đi, đã phát triển hết sức nhanh chóng.
a. Chuyển đổi (Chuyển biến)

b. Văn học

c. Đặc biệt

d. Phát triển

39. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

……………………..đã đặt ra biết bao vấn đề về đất nước , về cuộc sống, con người và nghệ thuật đòi hỏi văn học thời kì mới phải
giải quyết mà ở thời kì trước đó chưa từng có.
a. Văn học

b. Văn hóa

c. Đời sống

d. Xã hội



×