Giới thiệu tác phẩm " Phê phán cương lĩnh gô ta"
Mở đầu:
- Tác phẩm " Phê phán cương lĩnh gô ta" được C. Mác viết vào năm
1875 và xuất bản lần đầu năm 1890.
- Tác phẩm "Phê phán cương lĩnh gô ta" và cả bức thư C. Mác viết ngày
5-5- 1875 gửi từ Luân Đôn cho Brắc cơ ( Một trong những người lãnh đạo Đảng
công nhân Đức), bị giấu kín trong suốt 15 năm. Đến năm 1890 những văn kiện
của C. Mác mới được công bố với tên: " Phê phán cương lĩnh gô ta". Đồng thời
bức thư của Ph. Ăng Ghen viết tháng 3 năm 1875 cũng bị bỏ quên 36 năm, tức
là đến năm 1911 mới được in ra lần đầu tiên trong tập hồi ký của Bê Ben, nhan
đề là: " Những kỷ niệm của đời tôi".
- Tác phẩm " Phê phán cương lĩnh gô ta" được C. Mác viết, nhưng trong
thực tế cả C. Mác và Ph. Ăng Ghen đều tham gia chuẩn bị nội dung của tác
phẩm quan trọng này.
I. Hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân ra đời của tác phẩm.
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
- Tình hình chính trị nước Đức vào những năm 60 và 70 của thế kỷ XIX:
Một là, ở nước Đức, năm 1863 có một tổ chức công nhân đã được thành
lập gọi là: Tổng hội liên hiệp công nhân Đức do Phéc Đi Năng Lát Xan cầm
đầu. Lát Xan không phải là một người xã hội chủ nghĩa chân chính. Chủ nghĩa
Lát Xan, thực chất là một thứ chủ nghĩa xã hội dân chủ tiểu tư sản, mang tính
chất cải lương và thoả hiệp. Toàn bộ nội dung lý luận của chủ nghĩa Lát Xan
xoay quanh 4 vấn đề:
- Quy luật sắt về tiền công.
- Thành lập các hội sản xuất với sự giúp đỡ của Nhà nước quân chủ
chuyên chế.
- Đối lập với giai cấp công nhân, các giai cấp khác hợp thành một khối
phản động và liên minh với giai cấp quý tộc, phong kiến để chống lại giai cấp tư
sản.
- Cương lĩnh chính trị: Phổ thơng đầu phiếu, bình đẳng và trực tiếp mới
đảm bảo được các quyền lợi xã hội chính đáng của các giai cấp cần lao Đức, loại
trừ được đối kháng giai cấp. Theo đuổi mục đích trên bằng đường lối hồ bình
và hợp pháp. Đặc biệt là bằng cách tranh thủ dư luận quần chúng để xây dựng
chế độ phổ thơng đầu phiếu, bình đẳng và trực tiếp, coi đó là con đường duy
nhất để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hai là, Cuộc đấu tranh của C. Mác và Ph. Ăng ghen chống lại chủ nghĩa
Lát Xan từ hàng chục năm nay về trước đã có tác dụng giác ngộ và thúc đẩy
phong trào cơng nhân Đức tiến tới thành lập một Đảng khác với phái của Lát
Xan. Năm 1869 một đại hội được thành lập ở Ai Dơ Nắc để thành lập Đảng
công nhân, dân chủ xã hội Đức. C. Mác và Ph. Ăng ghen chào mừng, nhưng
không quên phê phán những điều lệch lạc trong cương lĩnh Ai Dơ Nắc. Đặc biệt
là điều nói về: "Xây dựng một Nhà nước tự do" làđiều thể hiện mơ hồ về Nhà
nước của những người lãnh đạo Ai Dơ Nắc. Như vậy, ở Đức có 2 Đảng: Tổng
hội liên hiệp công nhân Đức và Đảng công nhân dân chủ- xã hội Đức tuyên bố
đi theo chủ nghĩa Mác và dựa trên lập trường của quốc tế một.
Ba là, Sau chiến tranh Pháp- Phổ, việc thống nhất nước Đức được hoàn
thành, nhưng việc thống nhất này Bằng con đường bạo lực, chiến tranh thơn
tính; Bằng con đường dân chủ và phản cách mạng; bằng cách phổ hoá toàn bộ
nước Đức. C.Mác khẳng định, " Vẫn là một nền chuyên chính quân sự được tổ
chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng hình
thức nghị viện với một mớ hỗn tạp những yếu tố phong kiến và những ảnh
hưởng tư sản".
Bốn là, Sự thống nhất nước Đức và phát triển phong trào công nhân ở
nước Đức đã làm cho giai cấp công nhân đơng lên, tập trung hơn và có khả năng
đấu tranh trên quy mô cả nước. Trung tâm phong trào công nhân quốc tế đã
chuyển từ Pháp sang Đức. Do đó, cần phải thống nhất lực lượng cả nước để đối
phó với các thế lực phản động. Trong lúc này phái Lát Xan đã mất ảnh hưởng
trong phong trào quần chúng. Vì vậy, Họ đề nghị Líp Nếch mở một cuộc thương
lượng để tiến tới thống nhất hai tổ chức này. Những người lãnh đạo hai bên thoả
thuận mở hội nghị chung vào ngày 14 và 15- 2- 1875. Để chuẩn bị Đại hội hợp
nhất sẽ họp ở Gô Ta và dự thảo cương lĩnh cho một Đảng hợp nhất. Líp Nếch
tham gia tiểu ban. Lúc này, Augutxtơ Bê Ben đang bị cầm tù. Bản dự thảo
cương lĩnh gửi cho Bê Ben và Brắccơ. Bê Ben và Brắccơ không tán thành bản
cương lĩnh nhưng cũng không phản đối một cách triệt để, bởi vì hai ơng khơng
đủ sức chống lại khuynh hướng cơ hội trong ban lãnh đạo Đảng.
Bản dự thảo được gửi cho C. Mác và Ph. Ăng Ghen ở Luân Đôn. Đọc
xong, cả C. Mác và Ph. ĂngGhen rất bất bình với bản cương lĩnh. Tháng 31875 Ph. ĂngGhen viết thư phản đối những điểm sai lầm trong bản cương lĩnh
và gửi cho Bê Ben. Tháng 5- 1875 C. Mác viết thư phản đối bản cương lĩnh và
gửi Brắccơ, kèm theo bản dự thảo cương lĩnh gửi trở lại, có ghi những điều
phân tích và phê phán của C. Mác.
2. Lý do mà C. Mác viết :" Những lời biên chú vào bản cương lĩnh của
Đảng công nhân dân chủ- xã hội Đức", tức là phê phán cương lĩnh Gô ta.
Một là, Sau Đại hội lần thứ V- 1872, trong thực tế quốc tế 1 khơng cịn
điều kiện để hoạt động. Nhưng C.Mác vẫn có trách nhiệm lãnh đạo phong trào
cách mạng các nước, nhất là nước Đức đang là trung tâm của phong trào công
nhân. C.Mác và Ph. ĂngGhen không phản đối hợp nhất hai Đảng, nhưng sự hợp
nhất phải có điều kiện: Phái Lát Xan phải từ bỏ những quan điểm sai trái của họ
và tiếp nhận cương lĩnh của Đảng Ai Dơ Nắc. C.Mác và Ph. ĂngGhen cho rằng:
về phương diện lý luận, Đảng Ai Dơ Nắc khơng cần học tập gì ở phái Lát Xan
cả, trái lại, phái Lát Xan phải học tập ở Đảng Ai Dơ Nắc mới đúng. Vả lại, năm
1875 phái Lát Xan đã ở vào tình trạng gần tan rã, đã lâm vào bước đường cùng.
Lẽ ra Đảng Ai Dơ Nắc cần thấy rõ tình hình ấy và khơng để cho phái Lát Xan
lợi dụng hịng lấy lại uy tín của họ trong cơng nhân. Nhưng những người lãnh
đạo Đảng Ai Dơ Nắc đại diện là Vin Hem Líp Nếch lại nóng lịng muốn hợp
nhất với bất kỳ giá nào, khơng tính đến hậu quả tai hại của nó. Do đó C. Mác
cần phải phê phán bản dự thảo cương lĩnh gô ta để: Phê phán sai lầm thoả hiệp
hữu khuynh, vô nguyên tắc của những người lãnh đạo Đảng Ai Dơ Nắc; Vạch
trần bản chất cơ hội, cải lương của phái Lát Xan.
Hai là, C. Mác và Ph. ĂngGhen không thể làm ngơ trước sự kiện quan
trọng ấy vì rằng, ở một số nước lúc bấy giờ bọn vơ chính phủ thuộc phái Ba Cu
Nin đưa ra dư luận vu khống cho rằng, C. Mác và Ph. ĂngGhen là những người
trực tiếp điều hành mọi việc của Đảng Ai Dơ Nắc, do đó việc của Đảng Ai Dơ
Nắc là do hai Ơng chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt xẩy ra trong phong
trào công nhân Đức, kể cả việc thảo ra cương lĩnh Gơ ta. Do đó C. Mác đã kịp
thời phê phán nhằm: Vạch trần quan điểm phản động của phái Lát Xan xuyên
tạc chủ nghĩa Mác; khẳng định thêm ngun lý, những quan điểm của mình để
đề phịng mọi sự hiểu lầm có thể xẩy ra do sự vu khống của bọn vơ chính phủ.
Ba là, C. Mác và Ph. ĂngGhen nhân dịp phê phán bản cương lĩnh Gô ta
để làm cho những người dân chủ- xã hội và quần chúng cơng nhân có thêm tài
liệu để đánh giá phái Lát Xan một cách chính xác hơn.
II. Nội dung tác phẩm. ( Trình bày theo hai loại vấn đề)
1. Những quan điểm tư tưởng của C. Mác về vấn đề kinh tế, giai cấp, nhà
nước, cách mạng vô sản và chun chính vơ sản.
a. C. Mác phê phán vấn đề lao động của Lát Xan, không nhận thức rõ
mối quan hệ giữa lao động và điều kiện vật chất của lao động, do đó khơng nêu
ra được u cầu tư liệu sản xuất phải thuộc về người lao động.
Nói đến người lao động trong xã hội tư bản là nói đến những người cơng
nhân làm th khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho giai cấp tư
sản. Giai cấp tư sản chiếm hữu tư liệu sản xuất và bóc lột người lao động về giá
trị thặng dư và nô dịch họ. Ở nước Đức lúc này, giai cấp tư sản và giai cấp địa
chủ chi phối những nguồn sinh sống của người lao động, trong đó có ruộng đất.
C. Mác đã từng nói, sự phụ thuộc về mặt kinh tế của những người vô sản vào
các giai cấp độc quyền chiếm hữu các tư liệu lao động chính là cơ sở của tình
trạng bị nơ dịch, của mọi sự bất hạnh về mặt xã hội, của tình trạng bị khuất phục
về tinh thần và bị lệ thuộc về mặt chính trị của những người lao động vào giai
cấp tư sản. C. Mác và Ph. ĂngGhen luôn chú ý đến mối quan hệ giữa người lao
động và những điều kiện vật chất để lao động. Quan tâm đến vấn đề giải phóng
lao động, làm cho người lao động làm chủ những điều kiện vật chất để lao động,
tức là làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ mọi nguồn sinh sống của mình. Do đó
cương lĩnh chính trị của một Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa thì phải đưa vấn
đề sở hữu về tư liệu sản xuất lên hàng đầu, không thể bỏ qua vấn đề xoá bỏ chế
độ sở hữu phong kiến và tư bản.
Thế nhưng, trong cương lĩnh Gô ta chỉ bàn một cách tách rời giữa lao
động và điều kiện vật chất để lao động. Cương lĩnh nêu " Lao động là nguồn của
mọi của cải và mọi văn hoá"1. C. Mác đã phê phán: Lao động không phải là
nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng mà nó tạo ra ( Tức là của cải vật chất),
mà giới tự nhiên cũng như lao động là nguồn gốc của những giá trị sử dụng.
Chính bản thân lao động cũng chỉ là biểu hiện của một sức tự nhiên, sức lao
động của con người. Vì vậy, lao động có kết hợp với đối tượng lao động và tư
liệu lao động mới tạo ra được của cải. Cho nên, nếu chỉ bàn suông về lao động
một cách tách rời với việc đảm bảo cho người lao động có điều kiện vật chất để
lao động thì như C. Mác nói đó là một luận điểm tư sản rỗng tuyếch.
- Xây dựng một cương lĩnh xã hội chủ nghĩa phải dựa vào tinh thần của
" Tuyên ngôn Đảng cộng sản" mà C. Mác và Ph. Ăng ghen đã vạch ra: Giai cấp
vô sản phải đánh đổ giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ
sau đó dùng quyền lực chính trị của mình để đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay
giai cấp tư sản, biến tất cả những tư liệu sản xuất chủ yếu thành tài sản chung
của xã hội. C. Mác chỉ rõ, do lao động cần được gắn liền với những điều kiện
vật chất để lao động, cho nên rất dễ hiểu là: Nếu cơng nhân có sức lao động mà
khơng có những điều kiện vật chất để lao động thì nhất định sẽ phải làm nơ lệ
cho những kẻ nắm trong tay những điều kiện vật chất ấy. Trong trường hợp như
thế, cơng nhân chỉ có thể lao động, cũng như có thể sống nếu như họ được
những kẻ chiếm hữu những điều kiện vật chất cho phép. Theo C. Mác, chính vì
cơng nhân khơng phải là người làm chủ tư liệu sản xuất, cho nên lao động càng
phát triển lên thành lao động xã hội thì ở phía người lao động cảnh nghèo khổ và
cảnh sống vất vưởng lại càng phát triển ở phía người lao động, cịn của cải và
văn hoá ngày càng phát triển ở kẻ không lao động. Muốn thay đổi một cách căn
1
C. Mác và Ph. Ăng- Ghen, tồn tập, Tập 19. NXB chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2002. Tr 26.
bản tình trạng ấy, khơng có con đường nào khác là giai cấp vơ sản phải xố bỏ
chế độ sở hữu tư sản và thay thế nó bằng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất. C. Mác cịn vạch ra rằng, xuất phát từ tình hình thực tế của nước
Đức quân chủ chuyên chế, nếu chỉ thấy tư liệu lao động thuộc độc quyền của
giai cấp tư sản là khơng đủ, mà cịn bao gồm cả ruộng đất nữa. C. Mác chỉ ra
câu này được những người thảo ra cương lĩnh gô ta rút ra từ văn kiện " Điều lệ
Hội liên hiệp công nhân quốc tế" do C. Mác viết năm 1864. C. Mác nói : Sự phụ
thuộc về mặt kinh tế của những người lao động đối với bọn độc quyền nắm các
tư liệu lao động, tức những nguồn để sinh sống là cơ sở của sự nơ dịch dưới tất
cả các hình thức của nó , là cơ sở của mọi sự bất hạnh về mặt xã hội của tình
trạng khuất phục về mặt tinh thần và sự lệ thuộc về mặt chính trị. Theo C. Mác,
sự độc quyền về tư liệu lao động, nghĩa là về những nguồn sinh sống là bao gồm
cả ruộng đất. Lát Xan đã hiệu đính lại câu nói của C. Mác, làm cho nó sai lệch
đi, vì nó chỉ cơng kích giai cấp tư sản chứ khơng cơng kích bọn địa chủ.
b. C. Mác phê phán ngày lao động bình thường của Lát Xan đã đưa ra
những u sách khơng chính xác, mập mờ, vì ngày lao động phải có thời gian cụ
thể.
c. C. Mác phê phán " Quy luật sắt về tiền công".
- Cương lĩnh nêu vấn đề xoá bỏ quy luật sắt về tiền cơng, xố bỏ chế độ
tiền cơng cùng với cái quy luật sắt về tiền cơng. Như vậy, nó mặc nhiên thừa
nhận cái quy luật sắt ấy có thật. Luận điểm " Quy luật sắt về tiền công" của phái
Lát Xan là một luận điểm phản khoa học, bởi vì nó dựa trên cơ sở lý luận phản
động của thuyết nhân khẩu thừa của Man Tuýt mà C. Mác và Ph. Ăngghen đã
phê phán. Luận điểm " Quy luật sắt về tiền cơng" nhằm che đậy bản chất bóc lột
của giai cấp tư sản. Nó cho rằng, tình trạng bần cùng hố giai cấp cơng nhân là
khơng tránh khỏi. Vì trên trái đất vĩnh viễn có " Nạn nhân khẩu thừa ", cho nên
bao giờ cũng có tình trạng nghèo khổ và chết đói. Man Tt cho rằng: Tình
trạng nghèo khổ vì q đơng người là là số phận của nhân loại. Vậy theo Man
Tuýt, quan niệm mỗi người có quyền nhận đầy đủ mọi thứ cần thiết để sống là
điều vơ lý. Trong xã hội tư bản cũng thế, vì công nhân ngày càng đông lên, nên
họ chỉ có thể nhận được một số tiền cơng tối thiểu và đời sống nghèo khổ là tất
nhiên. Vì vậy, cơng nhân địi tăng lương là một điều vơ ích, các tổ chức cơng
đồn và các cuộc bãi cơng cũng đều là vơ ích.
C. Mác vạch ra rằng: Nếu thừa nhận quy luật sắt về tiền công của Lát
Xan, tức là người ta cũng thừa nhận luôn cả cơ sở lý luận của nó là thuyết "
Nhân khẩu thừa" của Man Tt là đúng, thì có nghĩa là khơng thể nào xoá bỏ
được cái gọi là " Quy luật sắt về tiền công". Điều chê trách hơn nữa là những
người lãnh đạo Đảng Ai Dơ Nắc lại thụt lùi trước những tín điều ngu xuẩn của
phái Lát Xan sau khi đã tiếp thu được những quan điểm khoa học về những vấn
đề cơ bản của kinh tế chính trị vô sản. Năm 1865 C. Mác đã viết tác phẩm "
Tiền công, giá cả và lợi nhuận", tác phẩm ấy được C. Mác trình bày trước ban
chấp hành trung ương hội liên hiệp công nhân quốc tế tại hai phiên họp ngày 20
và ngày 27- 6- 1865. C. Mác giải thích nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng
dư mà nhà tư bản chiếm không của công nhân. Tiền công của công nhân và lợi
nhuận của nhà tư bản là những bộ phận cấu thành của số giá trị mới tạo ra trong
sản phẩm. Tỷ lệ giữa tiền công và lợi nhuận chỉ có thể thay đổi trong phạm vi
một giá trị không đổi. Tiền cồng cao nếu ta khấu trừ nhiều hơn vào số giá trị
thặng dư thể hiện dưới hình thái lợi nhuận của nhà tư bản. Ngược lại, tiền công
giảm nếu ta khấu trừ nhiều vào số giá trị mới được thể hiện dưới dạng tiền cơng.
Vì vậy, trong khi phê phán cương lĩnh Gơ Ta C. Mác phải nhắc lại rằng, tiền
công mà nhà tư bản trả cho công nhân chỉ là một phần rất nhỏ của giá trị mới mà
công nhân đã sáng tạo ra để bù lại nsức lao động mà họ đã hao phí, phần cịn lại,
tức giá trị thặng dư đã bị nhà tư bản cướp mất. Công nhân làm thuê chỉ được
phép lao động cho chính đời sống của mình. Nói cách khác, chỉ được phép sống
chừng nào người ấy làm không công cho nhà tư bản. Do vậy, chế độ làm thuê là
một chế độ nô lệ phải thủ tiêu.
d. C. Mác phê phán về vấn đề nhà nước
Cương lĩnh Gô Ta thể hiện sự rời bỏ tư tưởng về cách mạng vơ sản và
chun chính vơ sản. Bản cương lĩnh cho rằng, "Đảng công nhân Đức dùng mọi
thủ đoạn hợp pháp để đấu tranh thành lập một nhà nước tự do- và xã hội chủ
nghĩa"2. Quan điểm này hoàn toàn trái với những nguyên lý của chủ nghĩa mác.
" Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" đã chỉ ra rằng, giai cấp vô sản phải tiến hành
cách mạng công khai, dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền,
giành lấy dân chủ. Theo C. Mác- Ph. Ăngghen, nhà nước chuyên chính vơ sản
chính là giai cấp vơ sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị và đến khi nào
không cịn giai cấp nữa thì lúc đó nhà nước sẽ mất đi. Như vậy, giai cấp vơ sản
muốn có một nhà nước phục vụ cho mục đích của mình thì chỉ có một con
đường đấu tranh cách mạng, bằng nhiều thủ đoạn, chủ yếu bằng đấu tranh chính
trị chứ khơng phải bằng hoạt động hợp pháp.
C. Mác phê phán: Phải xuất phát từ tình hình thực tế của nước Đức quân
chủ chuyên chế và tư sản, đáng lẽ phải nói đến việc đấu tranh giai cấp thì người
ta lại đặt vấn đề theo đường lối cải lương, hy vọng dùng thủ đoạn hợp pháp hịng
thay đổi tính chất nhà nước phản động ấy hịng có một " Nhà nước tự do và xã
hội chủ nghĩa" thì hồn tồn là một sự mơ hồ hão huyền.
Theo C. Mác, khái niệm " nhà nước tự do" là một khái niệm phi lý " Nhà
nước tự do" điều đó chỉ có nghĩa là coi nhà nước như là một tổ chức tồn tại độc
lập, tách rời xã hội và có những cơ sở riêng của nó. Thật ra, xã hội chính là cơ
sở của nhà nước. Một nhà nước được xây dựng trên mảnh đất của xã hội tư sản,
tất nhiên mang tính chất tư sản. Tính chất tư sản của nhà nước chỉ mất đi khi nào
nền tảng kinh tế của xã hội tư sản đã biến đổi. Cho nên, muốn có nhà nước khác
về chất với nhà nước tư sản thì phải làm thay đổi ngay cái nền tảng kinh tế- xã
hội của nó bằng cách mạng.
Vậy, nhà nước biến đổi như thế nào trong xã hội tương lai, tức là trong
3
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản sau khi giai cấp công
nhân đã giành chính quyền. Theo C. Mác, chỉ có thể giải đáp câu hỏi đó một
cách khoa học, chứ khơng phải cứ ghép bừa vào khái niệm nhà nước tính từ này
hay tính từ khác mà được. Khái niệm "nhà nước tự do và xã hội chủ nghĩa" nêu
ra trong bản cương lĩnh Gơ Ta chính là sản phẩm của một sự lắp ghép tuỳ tiện
như vậy. Theo C. Mác, một khi nói đến tự do là nói đến tự do của nhân dân lao
2
3
C. Mác và Ph. Ăng Ghen, toàn tập, Tập 19. NXB chính trị quốc gia, năm 2002, Tr. 41
động chứ không phải là " tự do" của nhà nước. C. Mác giải thích: Tự do là ở
chỗ biến nhà nước cơ quan tối cao vào xã hội thành một cơ quan hoàn toàn phụ
thuộc vào xã hội, và ngay cả ngày nay nữa, các hình thức nhà nước được gọi là
tự do hay không tự do, là tuỳ ở chỗ trong những hình thức ấy "Sự tự do của nhà
nước" bị hạn chế nhiều hay ít” 4. Trong thư gửi Bê Ben, Ph. Ăngghen phê phán:
Nói đến nhà nước tự do đối với tất cả các công dân trong xã hội, tức là nói đến
một nhà nước có một chính phủ độc tài. Cho nên, nói đến nhà nước tự do là một
điều vơ lý, hoặc giả nói đến " Một nhà nước tự do" tức là thừa nhận nhà nước
với tư cách là một công cụ thống trị và đàn áp giai cấp đối lập với nhân dân lao
động sẽ tồn tại mãi mãi trên cơ sở riêng của nó. Khi phê phán khái niệm " Nhà
nước tự do" Ph. Ăngghen đã nêu ra luận điểm nổi tiếng " Chừng nào giai cấp vơ
sản cịn cần đến nhà nước thì như thế tuyệt nhiên khơng phải là vì tự do, mà là
để trấn áp kẻ địch của mình và ngày nào đó có thể nói đến tự do thì nhà nước sẽ
khơng cịn nhà nước nữa". Đối với C. Mác, khi phê phán cương lĩnh Gô Ta đã
nêu ra luận điểm có tính chất ngun tắc: " Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã
hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã
hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà
nước khơng thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vơ
sản"5. Từ đó cho đến nay, lý luận cơ bản về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa cộng sản là bắt nguồn từ luận điểm nói trên của C. Mác. Với luận
điểm ấy C. Mác đã vạch rõ quy luật của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa cộng sản, bản chất chính trị của q trình ấy và sự tồn tại tất
yếu của chun chính vơ sản trong suốt q trình ấy.
Song khơng phải là đến " Phê phán cương lĩnh Gô Ta" mới là lần đầu
tiên C. Mác nêu ra những tư tưởng hoặc luận điểm về thời kỳ q độ và về
chun chính vơ sản. Từ những năm 1848- 1871 với các tác phẩm " Đấu tranh
giai cấp ở Pháp" C. Mác đã nêu nhiều luận điểm về vấn đề đó.
4
5
C. Mác và Ph. Ăng- Ghen, tồn tập, Tập 19. NXB chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2002. Tr 46
C. Mác và Ph. Ăng- Ghen, toàn tập, Tập 19. NXB chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2002. Tr 47
Đến phê phán cương lĩnh Gô Ta, C. Mác khẳng định dứt khốt rằng, q
trình chuyển từ xã hội tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là một thời kỳ cải biến cách
mạng chứ khơng phải là q trình cải lương xã hội.
Về phương diện kinh tế, bản cương lĩnh nêu ra chủ trương sai thì về
phương diện văn hố, xã hội cũng đưa ra cũng đưa ra những yêu sách không xã
hội chủ nghĩa mà chỉ là cải lương chủ nghĩa. Chẳng hạn, yêu sách có một nền
giáo dục phổ cập như nhau đối với tất cả mọi người trong khi trình độ văn hỗ
của mọi người lại rất khác nhau; Ngày lao động tiêu chuẩn, nhương lại không
quy định rõ thời gian lao động của ngày và những yêu sách tủn mủn khác như
yêu sách quy định trong nhà tù...Theo C. Mác, tất cả những yêu sách đó hồn
tồn vơ dụng trong điều kiện giai cấp cơng nhân vẫn phụ thuộc vào nhà nước
quân chủ chuyên chế có tính chất tư sản.
2. Những quan điểm tư tưởng và lý luận của C. Mác về sự quá độ lên chủ
nghĩa cộng sản, đặc biệt là nguyên tắc phân phối theo lao động.
a. Quan điểm của C. Mác về sự quá độ lên chủ nghĩa cộng sản
Lần đầu tiên C. Mác nêu ra những luận điểm thiên tài của mình về hai
giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, về những nguyên tắc phân phối thích hợp với
hai giai đoạn ấy.
C. Mác khẳmg định “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây là một xã hội
cộng sản chủ nghĩa, nhưng không phải một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát
triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại, là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa
thoát thai từ xã hội tư bản, do đó là một xã hội mà về mọi phương diện- kinh tế,
đạo đức, tinh thần- còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lịng
ra"6. Đó là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. ( Gọi là chủ nghĩa xã hội)
Làm sáng rõ hơn, V.I. Lê Nin đã nói: Tất cả lý luận của C. Mác là một sự
áp dụng thuyết tiến hố dưới hình thức triệt để nhất, đầy đủ nhất, chín chắn nhất
và có thực chất nhất vào chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cho nên, người ta thấy rằng
C. Mác đã phải tính đến vấn đề áp dụng lý luận đó vào sự phá sản tương lai của
chủ nghĩa cộng sản tương lai.
6
C. Mác và Ph. Ăng- Ghen, tồn tập, Tập 19. NXB chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2002. Tr 33
C. Mác đặt vấn đề chủ nghĩa cộng sản giống như một nhà tự nhiên học,
Chẳng hạn vấn đề tiến hoá của một giống sinh vật mới, một khi những sự biến
đổi của nó...tất nhiên trong q trình lịch sử phải có một giai đoạn đặc biệt hay
một thời kỳ đặc biệt quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất và chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu. Như vậy, trong mối quan hệ
giữa những người lao động và tư liêu sản xuất pháp quyền tư sản ( Bảo vệ chế
độ tư hữu của giai cấp tư sản) bị xố bỏ. Mọi người lao động có quyền bình
đẳng đối với tư liệu sản xuất đã trở thành tài sản chung của xã hội.
Trong phân phối, chưa có sự bình đẳng trong thực tế, vì rằng việc cung
cấp những sản phẩm tiêu dùng nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt vật chất
và văn hoá của những thành viên còn thực hiện theo nguyên tắc lấy lao động
làm đơn vị đo lường chung sự cống hiến phần của mỗi người cho xã hội. Những
người cống hiến phần lao động xã hội ngang nhau sẽ được hưởng những phần
sản phẩm ngang nhau. Như vậy, tựa hồ như đã bình đẳng rồi. Nhưng theo C.
Mác, như vậy chưa phải là thật sự bình đẳng, vì rằng trong lao động và trong đời
sống thực tế giữa các cá nhân lại khơng có sự ngang nhau. Ví dụ: Người này
khoẻ hơn người kia; người này làm việc tốt, người kia kém; người này có gia
đìmh và con cái, cịn người kia cịn son rỗi...
C. Mác kết luận: Tuy làm việc ngang nhau, ngang nhau về thời gian lao
động, do đó cũng dự phần ngang nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội, nhưng thật
ra thì người này lĩnh nhiều hơn người kia, người này giầu hơn người kia.
Sự khơng bình đẳng trong phân phối, C. Mác gọi là " Cái giới hạn chật
hẹp của pháp quyền tư sản" và chỉ được khắc phục bằng kết quả phát triển mạnh
của sức sản xuất, bảo đảm cho xã hội có nhiều của cải thật nhiều cho phép phân
phối hoàn thiện hơn. V.I. Lê Nin xác định là " Làm theo năng lực hưởng theo
lao động"( Nguyên lý này hợp lý trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, có tác dụng
kích thích tính tích cực đối với sự phát triển của sức sản xuất).
Giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản khác giai đoạn thấp chủ yếu do
trình độ phát triển khác nhau về kinh tế và văn hố, lúc này con người khơng
phụ thuộc một cách thụ động vào sự phân công nữa. Lao động không chỉ là là
phương tiện để sống mà còn là nhu cầu bậc nhất của đời sống. Theo V.I. Lê Nin:
Để xác định hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, C. Mác đã không bám vào
những định nghĩa tưởng tượng có tính chất giả tạo, khơng bám vào những cuộc
tranh luận vơ ích về danh từ. Trái lại, C. Mác hoàn toàn dựa vào sự phân tích
một cách khoa học trình độ chín muồi về kinh tế và văn hoá của chủ nghĩa cộng
sản. Những nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cũng
hồn tồn do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định chứ không
phải do ý muốn chủ quan của lãnh đạo, hoặc những khái niệm phi lý nào mà có.
Trong khi xác định khơng thể tách dời giữa sản xuất và phân phối, giữa
những nguyên tắc phân phối phù hợp với hai giai đoạn của xã hội cộng sản chủ
nghĩa. C. Mác đã phê phán những người thảo ra cương lĩnh Gô Ta là: Chưa thoát
khỏi ảnh hưởng của những người xã hội chủ nghĩa tầm thường, là những người
chỉ hiểu chủ nghĩa xã hội chủ yếu xoay quanh việc phân phối mà thôi. C. Mác
vạch ra: nếu coi phân phối là chủ yếu và chỉ nhấn mạnh vào cái đó thì sẽ mắc sai
lầm, thì sẽ là theo đi những nhà kinh tế học tư sản vón có thói quen quan niệm
phân phối như một cái gì tách dời với phương thức sản xuất
C. Mác cho rằng, vấn đề hàng đầu không phải là phân phối mà là vấn đề
phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất quyết định cách thức phân phối,
cho nên vấn đề hàng đầu là xoá bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay đổi thì phân phối sẽ thay đổi.
Phương thức phân phối mới phù hợp với phương thức sản xuất mới thì phương
thức sản xuất xã hội chủ nghĩa sẽ được thực hiện.
* C. Mác phê phán Lát - xan về phân phối sản phẩm lao động
Lát - xan cho rằng: "thu nhập của la động thuộc về tất cả mọi thành viên
trong xã hội một cách không bị cắt xén và theo những quyền ngang nhau. Để
phê phán luận điểm trên C. Mác chất vấn rằng: "Thuộc về tất cả mọi thành viên
trong xã hội ư? Thế thì sản phẩm toàn vẹn của lao động sẽ ra sao? Chỉ thuộc
những thành viên có lao động trong xã hội thơi ư? Thế thì cái quyền ngang nhau
của tất cả mọi người trong xã hội sẽ ra sao?"
Chỉ dựa vào những câu hỏi ấy của C. Mác người ta đã thấy cái phi lý,
khơng lơgíc, khơng thể chấp nhận được của luận điểm "sản phẩm toàn vẹn của
lao động". C. Mác bác bỏ luận điểm ấy, luận điểm ấy của Lát - xan vào Cương
lĩnh Gô - Ta là một điều sai lầm thô bạo. Nếu phân phối sản phẩm cho tất cả mọi
thành viên trong xã hội, tức cho tất cả mọi người không phân biệt người lao
động và người khơng lao động thì khơng thực hiện được khẩu hiệu "sản phẩm
toàn vẹn của lao động". Ngược lại, nếu sản phẩm toàn vẹn thuộc về những người
lao động thì khơng thực hiện cái gọi là "quyền bình đẳng" của tất cả mọi thành
viên trong phân phối, do đó luận điểm đó là vơ lý, khơng lơgíc
C. Mác vạch ra: trong xã hội cộng sản chủ nghĩa người ta không thể và
không nên phân phối tất cả sản phẩm cho những cá nhân tiêu dùng. Muốn cho
xã hội ấy phát triển thì: trước khi phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân thì
người ta phải khấu trừ:
+ Một phần thay thế tư liệu sản xuất đã tiêu dùng
+ Một phần để mở rộng sản xuất
+ Một phần dự trữ cho bảo hiểm xã hội để dự phịng những tai hoạ và biến
cố bất ngờ.
Sau đó, cịn bao nhiêu mới giành cho phân phối để tiêu dùng. Song trong
phân phối để tiêu dùng, thì trước tiên phải khấu đi một khoản khác nữa như: chi
phí chung về quản lý; chi phí cho tập thể (trường học, nhà an dưỡng, nhà trẻ)
Như vậy, C. Mác đã kết luận "sản phẩm toàn vẹn của lao động" đã trẻ thành
sản phẩm khơng tồn vẹn mất rồi. Tuy nhiên, những cái gì mà ta sản xuất
khơng nhận được một cách trực tiếp cho cá nhân thì họ lại nhận được một cách
gián tiếp, hay trực tiếp thông qua phúc lợi công cộng. Và theo C. Mác, nếu phần
giành cho quản lý có khả năng ngày càng giảm đi theo sự phát triển của xã hội
xã hội chủ nghĩa thì phần sản phẩm giành cho tiêu dùng xã hội ngày càng có khả
năng tăng lên
Với những luận điểm đúng như thế, C. Mác đã chỉ ra rằng: những người xã
hội chủ nghĩa ở Đức và tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay khi giành
được chính quyền cần nhận rõ mối quan hệ giữa sản xuất và phân phối, tích luỹ
và tiêu dùng, phúc lợi công cộng và tiêu dùng cá nhân
* Trong cương lĩnh Gô Ta người ta phủ nhận vấn đề đồng minh của giai
cấp vô sản và làm lu mờ nguyên lý của chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Vấn đề này cần phải trở lại " Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" để thấy luận
điểm của chủ nghĩa Mác bị xuyên tạc như thế nào? Tun ngơn chỉ ra: Chỉ có
giai cấp vô sản là giai cấp thật sự cách mạng, các tầng lớp trung gian như: Tiểu
chủ, tiểu thương, thợ thủ công, nông dân cũng đấu tranh chống lại giai cấp tư
sản- kẻ thù chung đe doạ sự sống còn của họ, do đó họ chống lại để duy trì chế
độ tư hữu và chế độ sản xuất nhỏ của họ. Khi gặp nguy cơ phá sản và rơi vào
hàng ngũ những người tay trắng, họ có thái độ cách mạng và có thể đi với giai
cấp vơ sản, đấu trang cho lợi ích tương lai của họ. Trong tuyên ngơn của Đảng
cộng sản khơng có đoạn nói " Đối diện với giai cấp công nhân, tất cả các giai
cấp khác hợp thành một khối phản động" như cương lĩnh Gô Ta nêu. Những
người thảo ra cương lĩnh Gô Ta đã không đứng trên quan điểm giai cấp vô sản
để phân biệt đâu là cách mạng, đâu là phản cách mạng trong những thời kỳ lịch
sử khác nhau. Trong xã hội Đức lúc bấy giờ, giai cấp vô sản cần tập hợp lực
lượng dân chủ, nhất là nông dân và cả giai cấp tư sản để chống lại giai cấp địa
chủ và các thế lực phong kiến phản động. Về sau, giai cấp vô sản lại tiếp tục tập
hợp tất cả các tầng lớp nhân dân lao động để chống lại giai cấp tư sản. Phái Lát
Xan không nhận thức như thế, họ đã cô lập giai cấp vô sản về một phía và dồn
tất cả lực lượng xã hội khác về phía đối địch với giai cấp vơ sản, đó là sai lầm
chính trị nghiêm trọng. Phái Lát Xan làm như thế để tô vẽ cho sự liên minh của
ông ta với bọn chuyên chế và phong kiến thù địch chống lại giai cấp tư sản.
Trong thư gửi Bê Ben, Ph. Ăng ghen cũng đặt vấn đề rằng, nếu ở Đức,
giai cấp tiểu tư sản dân chủ thuộc khối phản động, thì tại sao Đảng cơng nhân
dân chủ- xã hội Đức lại kề vai sát cánh với các Đảng đại biểu cho cho giai cấp
ấy trong suốt bao nhiêu năm? Nếu coi phái dân chủ tiểu tư sản thuộc khối phản
động thì tại sao chính bản cương lĩnh Gơ Ta lại ít nhất đến gần 7 điểm gần như
sao chép từng câu, từng chữ trong cương lĩnh của phái ấy?
Năm 1882 trong thư gửi Bê Ben và Líp Nếch, Ph.Ăng ghen lại tiếp tục phê
phán quan điểm sai lầm ấy. Ph. Ăng ghen cho rằng, nếu thế thì tất cả các Đảng
phái khác sẽ tập hợp lại thành một trận tuyến, còn những người xã hội chủ nghĩa
sẽ chụm lại thành một trận tuyến khác và người ta hy vọng rằng nếu có một cuộc
chiến đấu xẩy ra giữa hai trận tuyến ấy, thì tức khắc những người xã hội chủ
nghĩa có thể " Đơn phương độc mã" đánh ngã tất cả các giai cấp thuộc trận
tuyến bên kia? Ph. Ăng ghen chỉ ra rằng, thực tiễn cách mạng của nước Đức
không diễn ra một cách đơn giản như thế. Trái lại cách mạng Đức thời kỳ ấy sẽ
phải diễn ra như sau:
- Lúc dầu, đại biểu đa số nhân dân thuộc nhiều giai cấp, mà đại biểu là các
Đảng phái chính trị, trong đó có cả Đảng cộng sản Đức liên minh lại chống thế
lực phản động đang thống trị là bọn quân chủ chuyên chế và đánh bại chúng.
Sau đó, vì mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội tư sản vẫn còn, cho nên
giữa các giai cấp và các Đảng phái còn lại sẽ tiếp tục diễn ra một cuộc đấu tranh
mới. Thế là Đảng công nhân Đức lại phải tập hợp xung quanh giai cấp công
nhân những lực lượng đối lập vở giai cấp tư sản, tiến hành đấu tranh chống nó
và đánh đổ nó. Chỉ có như thế Đảng cơng nhân Đức mới giành được mục đích
của mình. Theo Ph.Ăng ghen, nếu làm ngược lại, nếu muốn khởi đầu một quá
trình cách mạng bằng giai đoạn kết thúc của quá trình ấy thì Đảng cơng nhân
Đức khơng bao giờ có thể giành được thắng lợi.
Với nội dung phê phán trên, Ph. Ăng ghen đã phát triển tư tưởng về cách
mạng không ngừng đã được đề ra trong " Tun ngơn Đản cộng sản"
Tóm lại: Về thực chất quan điểm " Đối lập với giai cấp công nhân, các giai
cấp khác hợp thành một khối phản động" là sự phủ nhận một vấn đề có ý nghĩa
chiến lược quan trọng của cách mạng vơ sản- vấn đề đồng minh tạm thời và lâu
dài của giai cấp vơ sản, trong đó quan trọng nhất là vấn đề liên minh công nông.
* Về nguyên lý chủ nghĩa quốc tế vơ sản thì những người thảo ra cương
lĩnh Gô Ta đã làm lu mờ đi như thế nào?
Bản cương lĩnh Gơ Ta chỉ nói đến sự hoạt động riêng biệt của giai cấp vô
sản trong phạm vi dân tộc, nó khơng vạch ra rõ được mối quan hệ đoàn kết,
tương trợ giữa giai cấp công nhân các nước với nhau mà lại nêu lên một khẩu
hiệu chung chung về " Tình hữu nghị quốc tế giữa các dân tộc"
Theo C. Mác, việc bỏ qua nguyên lý quốc tế vô sản là một sai lầm rất nặng
của cương lĩnh Gô Ta. C. Mác, phê phán những người thảo ra cương lĩnh Gô Ta
quan niệm phong trào vô sản theo quan điểm dân tộc hẹp hòi trái với đường lối
quốc tế I, trái với khẩu hiệu " Vô sản tất cả các nước, đồn kết lại". Cương lĩnh
khơng hề nói đến nhiệm vụ quốc tế của giai cấp công nhân Đức. Trong thư gửi
Bê Ben, Ph. Ăng ghen khẳng định rằng, như thế là nguyên lý của chủ nghĩa
quốc tế vô sản của phong trào công nhân đã bị những người thảo ra cương lĩnh
hoàn toàn phủ nhận bởi ngay những người đã từng đấu tranh thực hiện nguyên
lý ấy vào những thời kỳ trước. Cịn khái niệm " Tình hữu nghị quốc tế giữa các
dân tộc", theo Ph. Ăng ghen chỉ là khái niệm mơ hồ, có nghĩa như một kiểu "
Hợp chủng quốc châu âu" của bọn tư sản mà thơi. Ph. Ăng ghen cịn cho rằng,
nếu khơng thể tiến lên hơn nữa, thì ít nhất ra những người lãnh đạo Đảng công
nhân Đức lúc này cũng không nên tụt lại sau bản cương lĩnh Ai dơ nắc năm
1869. Chẳng hạn cương lĩnh có thể nói những việc như: Đảng cơng nhân Đức có
ý thức về sự đồn kết với giai cấp công nhân các nước khác vẫn sẵn sàng làm
nhiệm vụ do sự đoàn kết ấy đề ra cho mình; giúp đỡ lẫn nhau để chống lại sự
đàn áp của nhà nước trong những cuộc bãi công, tổ chức việc thông báo tin tức
giữa giai cấp công nhân Đức và giai cấp công nhân các nước. Cổ động việc
chống lại những cuộc chiến tranh đã nổ ra hoặc có nguy cơ nổ ra...
III. Ý nghĩa của tấc phẩm.
Tác phẩm " Phê phán cương lĩnh Gô Ta" là một trong những tác phẩm kinh
điển chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Có giá trị lý luận và thực tiễn rất
lớn đối với phong trào và cộng sản và công nhân quốc tế.
Tác phẩm cho thấy chủ nghĩa Mác chẳng những phát hiện và minh chứng sự
diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội, mà còn
vạch rõ quy luật hình thành, phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm này C. Mác đã nêu ra những luận điểm thiên tài về 2 giai
đoạn của chủ nghĩa cộng sản. C. Mác khẳng định tính khách quan của q trình
cải biến cách mạng, của thời kỳ quá độ chính trị từ chủ nghĩ tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản.
C. Mác phát hiện thêm lý luận về vấn đề nhà nước, đặc biệt là làm nổi bật tính
tất yếu và vai trị lịch sử của chun chính vơ sản trong thời kỳ quá độ từ xã hội
tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Phê phán cương lĩnh Gô Ta là bài học lớn về cuộc đấu tranh của chủ nghĩa
Mác chống chủ nghĩa cơ hội, cải lương. những khuynh hướng thoả hiệp vô
nguyên tắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Thông qua việc phê phán cương lĩnh Gô Ta, C. Mác để lại những bài học quý
báu về vấn đề xây dựng Đảng, phê bình và tự phê bình trong Đảng.
Hai ơng đã vạch ra rằng, để phát triển tổ chức đản cần chú ý trước hết đến
công nhân, giác ngộ họ về lý tưởng cộng sản chứ không phải là lôi kéo những kẻ
cầm đầu các phe phái đối lập bằng con đường thoả hiệp.
Đây là một di sản quý bỏu về lý luận mà cỏc tỏc phẩm khỏc chưa đề cập đến:
- Quan niệm thiên tài về hai giai đoạn của hỡnh thỏi kinh tế - xó hội cộng sản
chủ
nghĩa.
- Khẳng định tính tất yếu khách quan của quỏ trỡnh cải biến cỏch mạng từ chủ
nghĩa
tư
bản
lên
chủ
nghĩa
xó
hội
.
- Làm nổi bật tớnh tất yếu, vai trũ lịch sử của chuyờn chớnh vụ sản.
Về xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, phải quan tâm xây dựng cho được
một cương lĩnh chính trị đúng đắn. Tác giả đem lại cho ta một kiểu mẫu về việc
hoàn chỉnh một cách khoa học bản Cương lĩnh cách mạng của chính đảng vơ
sản. Trong cơng tác tư tưởng, tác phẩm cho ta một tấm gương về tinh thần phê
phán và phê phán như thế nào cho khoa học để lột mặt phản bội của các trào lưu
cơ hội. Về tổ chức, tác phẩm cho ta thấy không thể sáp nhập tổ chức một cách
giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không được nhân nhượng bất kỳ một sự phản
bội nào về lý luận, tư tưởng để bảo vệ sự trong sáng của lý luận chủ nghĩa cộng
sản khoa học.