Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TỔNG hợp các câu TRÍCH dẫn KINH điển về tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH THEO các CHỦ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.17 KB, 73 trang )

MụC LụC
Trang
Chủ đề 1+2

Khái niệm, nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Chủ đề 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

9

Chủ đề 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

18

Chủ đề 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng

24

Chủ đề 6

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam


32

Chủ đề 7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân

41

Chủ đề 8

Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh

53

Chủ đề 9

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

59

Chủ đề 10

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

71

Chủ đề 11

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh


79

1


CHủ Đề 1 + 2

KHáI NIệM Và NGUồN GốC Tư TưởNG Hồ CHí MINH
1. CáC ĐịNH NGHĩA Về Tư TưởNG Hồ CHí MINH
“Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và cả dân tộc.”
(Văn kiện Đại hội VII, Nxb CTQG, 1991, Tr.127)
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là lí luận về con đường cách mạng Việt Nam: thực
hiện cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng một chế độ dân chủ nhân dân, tiến
dần lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
nhắm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giầu
mạnh, góp phần vào cách mạng thế giới. Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng
mà cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người.
Nói gọn lại tư tưởng Hồ Chí Minh là: độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội ”.
(Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb
CTQG, 1977, Tr. 77-78)

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Nxb CTQG,

HN, 2001, Tr.83).

2. Hồ CHí MINH TIếP THU TINH HOA DâN TộC VIệT NAM
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
2


(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.3, Tr.12)

“Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa
tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.10, Tr.218)

“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của
nhân dân ta. chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang của thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v. Chúng ta phải ghi nhớ
công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh
hùng”.
(Hồ Chí MinhH, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, Tập 6, Tr.171- 172)

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí MinhH, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, Tập 6, Tr.171)

3. Hồ CHí MINH TIếP THU VăN HóA PHươNG ĐôNG
“Làm theo lòng đại tứ, đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa
giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ.”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.5, Tr.197)

“Từ ngày nước ta trở nên dân chủ cộng hòa, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín
ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện.
Thế là: Nước có độc lập, thì Phật Giáo mới được mở mang.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.5, Tr.197)

“Toàn bộ đời sống trí tuệ của người Trung Quốc đều thấm đượm tinh thần
triết học và giáo lý của Khổng Tử. Lòng tôn kính cha mù, tình anh em, tình bạn
trung thành, sự hòa thuận giữa mọi người, đều hoặc rút từ quan điểm của Phật – tẩy
rửa con tim và khối óc, sự kiềm chế những dục vọng và lòng cuồng nhiệt, v.v..
Chúng tôi, những người mácxít trẻ tuổi, cho trằng, mọi thứ đạo đức xã hội là sự
phản ánh các quá trình điều kiện kinh tế và do vậy, những ai muốn hoàn thiện tâm
hồn thì phải bắt đầu từ việc hoàn thiện các điều kiện vật chất của cuộc sống”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.2, Tr.372)
3


4. Hồ CHí MINH TIếP THU TINH HOA VăN HóA PHươNG TâY
“ Khi tôi độ mười ba tuổi“,lần đầu tiên tôi nghe ba chữ Phápl: “Tự do, Bình
đẳng, Bác ái”. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp
đã nói thế. Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm
xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.1, Tr.477)

“Đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi“,là tổ chức duy nhất theo
đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Phápl: “tự do, bình đẳng, bác ái”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.10, Tr.127)

“Để xứng đáng với quyền con người và quyền công dân, họ còn phải làm bổn

phận của họ là những Con người và những Công dân nữa, nghĩa là phải tổ chức nhau
lại và đấu tranh để giành lấy các quyền đó, như người Pháp từng làm hồi 1789 và như
giai cấp vô sản cách mạng ngày nay đang làm”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.1, Tr.330)

“Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất các dân tộc trên thế giới đều sinh ra và bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.4, Tr.1)

5. Hồ CHí MINH TIếP THU CHủ NGHĩA MáC -LêNIN
“Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi
đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê nin
làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến
phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi muốn nói to lên như đang nói
trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào đang bị đọa đày đau khổ! Đây là cái
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.
Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.10, Tr.127)

“Ngọn đuốc lí luận Mác“-Lênin và kinh nghiệm cách mạng tháng Mười vĩ đại
soi sáng con đường cách mạng, Việt Nam”.

4


(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.9, Tr.314)

“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.9, Tr314)


“Khi gặp khó khăn, người ta rở cẩm nang và tìm thấy cách giải quyết. Chủ
nghĩa Lênin cũng gần như cái cẩm nang thần kỳ đó”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.12, Tr.474)

“Cách mạng nước ta cũng như ở Liên Xõ, Trung Quốc, muốn thành công phải
theo chủ nghĩa Mác -Lênin. Cho nên phải học chủ nghĩa Mác -Lênin để hiểu mà áp
dụng”.
(Hồ Chí MinhH, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, Tập 6, Tr.319)

“Học thuyết của Khổng Tử có những ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức
cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác
có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên
có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tỷ,
Giê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều mong
muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ
còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống
với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm học trò nhỏ
của các vị ấy”.
(Trầõn Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, bản dịch
Trung văn của Trương Miện Thức, NxbTam Liêu, Thượng Hải, Tháng 6/1949)

“Việt Nam có câu tục ngừ: “Uống nước nhớ nguồn”. Càng nhớ lại những
ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh,
gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt
Nam thấm thía công ơn to lớn của Lênin và cách mạng tháng Mười”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.12, Tr.305)

“Tôi để sẵn mấy lời này, để phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và
các vị đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp

nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.12, Tr.497)

6. NHâN Tố CHủ QUAN Hồ CHí MINH
5


“Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thâu thái được những hiểu
biết quý báu của các đời trước để lại”. “Lênin dạy chúng ta như vậy”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.6, Tr.46)

“Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải
gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như
một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho
tôi lui thì tôi rất vui lòng lui”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.4, Tr.161)

6


CHủ Đề 3

Tư TưởNG Hồ CHí MINH
Về CáCH MạNG GIảI PHóNG DâN TộC
1. Tư TưởNG Hồ CHí MINH Về VấN Đề DâN TộC Và ĐộC LậP DâN
TộC
1.1. Về VấN Đề DâN TộC
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr. 1)

"Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Đó
là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được."
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.1)

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự
do và bình đẳng về quyền lợi".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.1)

1.2. Về VấN Đề ĐộC LậP DâN TộC
“Một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong
tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.116)

“Trên đời nghìn vạn điều cay đắng“,
Cay đắng chi bằng mất tự do?”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập3, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.332)

"Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.56)

“Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không
đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”.
7



(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập3, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.113)

“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.480)

“Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, tranh cho kỳ được thống nhất và độc
lập, thống nhất và độc lập thật sự, chứ không phải cái thứ thống nhất và độc lập
bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn… Nhân dân Việt Nam quyết không
thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập5, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.486-487)

“Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.
Chúng ta phải thực hiện ngay:
1234-

Làm cho dân có ăn
Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở
Làm cho dân có học hành”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.152)

“Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, hòa bình thật sự, hòa bình
trong độc lập tự do, chứ không phải thứ hòa bình giả hiệu, “hòa bình” kiểu Mỹ.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập12, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.109)

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành
một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập3, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.557)

8


2. NHữNG NộI DUNG Cơ BảN TRONG Tư TưởNG Hồ CHí MINH Về
CáCH MạNG GIảI PHóNG DâN TộC
2.1. GIảI PHóNG DâN TộC BằNG CáCH MạNG Vô SảN2
"Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa
tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa
nghiên cứu lý luận Mác - Lê nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được
rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. "
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr128).

"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập9, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr. 314)

“Tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn
cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách
mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.270)

"Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục
công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.274)

“Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn mưu tính cách

mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ
những điều ấy”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.274)

"Tam đại chính sách (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc)
có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Nhưng đó là cuộc cách mạng nửa
vời, vì nó chưa thủ tiêu hoàn toàn ách thống trị của giai cấp phong kiến về chính trị
cũng như về kinh tế, chưa đụng chạm đến các nước đế quốc đang đua nhau xâu xé
Trung Quốc".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.508)

"Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công
đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không
phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An
Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công,

9


nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả
đế quốc chủ nghĩa và tư bản trên thế giới ".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.280)

“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.161)

“Không có gì quí hơn độc, lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây
dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập12, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.108)

"Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai
cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng
thế giới".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập1, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.416)

"Về nội dung viết mà các cô, các chú gọi là 'đề tài', thì tất cả những bài Bác
viết chỉ có một 'đề tài' là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên
truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập9, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.419)

"Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản."
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập3, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 1)

"Trong lúc này quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh
đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập3, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.198)

"Hỡi đồng bào đang bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây
là con đường giải phóng chúng ta!"
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr127)

“Đó là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam mà cũng là thắng lợi đầu tiên
của chủ nghĩa Mác - Lê nin ở một nước thuộc địa”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.11)

“Cách mạng Việt Nam hiện nay có hai nhiệm vụ đồng thời phải tiến hành,
nhiệm vụ xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ tiếp tục hoàn

thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai nhiệm vụ ấy đều thực hiện mục
tiêu chung là: củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên nền tảng độc
lập và dân chủ”.
10


(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.12)

“Chúng ta nhất định thắng lợi trong công cuộc củng cố hòa bình, thực hiện
thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập7, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.400)

“Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập12, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.512)
2.2. Sự NGHIệP GIảI PHóNG CáC DâN TộC THUộC ĐịA Là CủA TOàN DâN DO
GIAI CấP CôNG NHâN LãNH ĐạO, Là Sự NGHIệP Tự GIảI PHóNG.

“Hỡi anh em ở các thuộc địa! Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?
Vận dụng công thức của Các Mác chúng tôi xin nói với anh em rằng công cuộc giải
phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr127-128).

“Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.262)

“Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy
đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập3, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.554


“Một dân tộc không biết tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp
đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập6, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.522)

“Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được
lực lượng đó”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr20)

“Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng
bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn
cách mệnh của công nông.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr266)

“Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân lứ: kiến quyết, triệt để, tập thể,
có tổ chức, có kỷ luật… lại vì là giai cấp tiền tiến nhất, thấm nhuần một tư tưởng
cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lê nin … về mặt chính trị, tổ chức và hành
động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập7, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.212)

11


“Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc
mới thành công”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập6, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr458)

“Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là đại tối đa
trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân, vì nông
dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế quốc.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập7, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr15)


“Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo, thì lực lượng ấy sẽ làm xoay trời chuyển đất,
bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng bị lực lượng ấy đánh tan”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập7, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr185)

“Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì nông dân mới được giải phóng. Cũng
chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì công nhân mới lãnh đạo được cách
mạng đến thắng lợi”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập6, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr459)

“Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan
góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận tiên phong và kinh nghiệm
của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng
đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.9)

“Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên,
Tân Việt, v.v… để kéo họ đi theo vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung,
tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít
lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng
Lập hiến, v.v…) thì phải đánh đổ”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập3, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.)

“Trong một thời kứ, và một trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng là
động lực của cách mạng”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập7, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr. 211)

2.3. TIếN TRìNH CáCH MạNG VIệT NAM ĐI Từ CáCH MạNG DâN TộC DANA
CHủ NHâN DâN TIếN LêN CHủ NGHĩA Xã HộI KHôNG PHảI KINH QUA GIAI
ĐOạN PHáT TRIểN Tư BảN CHủ NGHĩA

"Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội Cộng sản".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập3, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.1)

12


“Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và
cách mạng xã hội chủ nghĩa”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập9, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.581)

“Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của
ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa
xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.13)

“Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa mới giành thắng lợi hoàn toàn”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập12, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.305)

2.4. MốI QUAN Hệ GIữA CáCH MạNG GIảI PHóNG DâN TộC VớI CáCH
MạNG Vô SảN THế GIớI Và KHả NăNG CủA CáCH MạNG GIảI PHóNG DâN
TộC.
“Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận
khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập12, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.304-305)

“Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính
quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta
muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi.”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập1, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.298)

“Tụi tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy Tôn giáo và văn hóa làm cho dân ta
ngu, lấy phép luật buộc dân lại, lấy sức mạn làm cho dân sợ, lấy phú quí làm cho
dân tham. Nó làm cho dân nghe đến 2 chữ cách mệnh thì sợ rùng mình”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.267)

"Lê nin là người đầu tiên đã chỉ rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân
tộc thuộc địa, thì cách mạng xã hội không thể có được".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.136)

“Thắng lợi của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của các dân tộc gắn liền với
sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe xã hội chủ nghĩa và của phong trào công
nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập12, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.305)

“Sự tàn bạo của của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội
chỉ còn làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập1, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.28)
13


“Toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính
quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa.
Số DâN (người)

DIệN TíCH ĐấT ĐAI (km2)

9 nước đế quốc


320.657.000

11.407.600

Thuộc địa

560.193.000

55.637.000

Anh

Thuộc địa gấp 8, 5 lần

Thuộc địa gấp 252 lần

Pháp

Thuộc địa gấp 19 lần

Thuộc địa gấp 5 lần

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập1, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.276-277)

14


"Vì áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai bị áp bức càng nặng thì lòng
cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.266)


“Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang giấu một cái gì
đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập1, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.28)

“Ta có thể kết luận rằng mọi chế độ thực dân, đế quốc đều tiêu diệt hết các
nòi giống bản xứ, và muốn cứu vãn những nòi giống này, ta phải lật đổ chủ nghĩa
đế quốc!”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.340)

"Lịch sử ….chế độ thực dân là xây dựng trên chiến tranh, nhờ chiến tranh mà
sống".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập1, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.276-277)

"An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu
thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp làm
cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập2, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.266)

2.5. GIảI PHóNG DâN TộC BằNG CáCH MạNG BạO LựC
“Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần
dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành chính quyền và
bảo vệ chính quyền”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập12, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.304)

“Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh
đối với kẻ yếu rồi”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập1, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.96)

“Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải

đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập5, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr.329)

15


CHủ Đề 4

Tư TưởNG Hồ CHí MINH Về CHủ NGHĩA Xã HộI Và CON
ĐườNG ĐI LêN CHủ NGHĩA Xã HộI ở VIệT NAM
1. Tư TưởNG Hồ CHí MINH Về CHủ NGHĩA Xã HộI
"Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi mãi do đó mà tư tưởng
của người, chế độ xã hội, v.v. cũng phát triển và biến đổi. Chúng ta đều biết từ xưa
đến nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát triển dần đến máy móc,
sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thuỷ đến
chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần
một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ
nghĩa.
Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T9, Tr.282)

“Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho
nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm,
được ấm no và sống một đời hạnh phúc.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.17)

“Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng
của mọi người ra để sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta hiện nay ở
miền Bắc.”“
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.312)


“Nói tóm lại“,tiến lên chủ nghĩa xã hộit, không thể một sớm một chiều. Đó là
cả một công tác tổ chức và giáo dục. Đó là công tác chung của tất cả mọi người,
của cả thầy giáo. Phải hiểu chính sách của Chính phủ và của Đảng, phải thảo luận
rồi tuyên truyền cho chính sách, phải giải thích cho dân hiểu, làm được như thế là
gần lên chủ nghĩa xã hội rồi.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T8, Tr.228)

“Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có“,mà phải làm thế
nào cho nó tiến lênm, tức là phải lao động, lao động thiết thực. Tất cả mọi người
phải lao động. Có lao động thì mới có ăn. Không lao động thì không ăn. Lao động
nhiều hưởng nhiều, lao động ít hưởng ít.”
16


(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T8, Tr.338)

“Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao
động sáng tạo của hàng chục triệu người. Muốn thế phải nâng cao trình độ lý luận
chung của Đảng…”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T8, Tr.494,495)

"Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu á nói chung và Đông Dương nói
riêng không? Đây là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay.Bây giờ hãy xét
những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Aự,
dễ dàng hơn là ở châu âu..."
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T1, Tr.33-35)

“Người châu Aự tuy bị người phương tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết
sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại và đây là lý do tại sao”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T1, Tr.35)

“Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ
còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T1, Tr.28)

"Trong lịch sử cuộc đời khổ đau và bị mất quyền của các dân tộc thuộc địa,
Lênin là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng chỉ dẫn con đường đi tới
giải phóng cho toàn thể nhân loại bị áp bức".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T2, Tr.137)

2. ĐặC TRưNG CủA CHủ NGHĩA Xã HộI
"Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân,
trước hết là nhân dân lao động ngày càng tiến bộ về vật chất và tinh thần".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T8, Tr.276)

"Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân và do nhân dân tự xây dựng lấy ".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.556)

“Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh.” “
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T8, Tr.226)

“Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự mình xây dựng nên”“
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.133)
17


“Chủ nghĩa xã hội là mọi người dân được áo ấm cơm no“,nhà ở tử tến, được
học hành.”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.72)

“Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no“,con
cháu chúng ta ngày càng sung sướng.”c
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.317)

“Chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho đời sống nhân dân ngày càng sung
sướng“,ăn noa, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.590)

“Chủ nghĩa xã hội là gì“?Là no ấm. Gì nữaL? Là đoàn kết, vui khoẻ.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.461)

“Chế độ phong kiến là gì“?“Chế độ phong kiến tức là chế độ địa chủ bóc lột
nông dân.” “
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T7, Tr.203)

“Một dân tộc tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không
xứng đáng độc lập.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T6, Tr.522)

"Chủ nghĩa xã hội?: “Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không
làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cảứ, đau yếu và trẻ con."
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T8, Tr.226)

"Chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì cao xa mà cụ thể là ý thức lao động tập
thể, ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu nước, tăng sản xuất cho hợp tác xã, tăng
thu nhập cho xã viên, tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần dám nghĩ, dám nói,
dám làm, không sợ khó, ý thức cần kiệm.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T9, Tr.575)


“Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn“,đủ mặcñ, ngày càng sung
sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ,
những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ… Tóm lại, xã hội ngày
càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.591)

"Những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T1,Tr.461)

18


3. NHữNG ĐặC ĐIểM CủA THờI Kỳ QUá Độ LêN CHủ NGHĩA Xã HộI ở
VIệT NAM
“Hiện nay đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội“,tuy chúng ta đã có những
kinh nghiệm dồi dào của các nước anh emt, nhưng chúng ta cũng không thể áp
dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm
riêng của nước ta.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T8, Tr.498,499)

“Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp
lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa … Vì vậy“;nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng
nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hộin, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ
nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên
tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế
cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.13)


“Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội nó khuyến khích
người công nhân luôn tiến bọ, làm cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung
mà lại lợi riêng... Làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T8, Tr.341)

4. Tư TưởNG Hồ CHí MINH Về CON ĐườNG TIếN LêN CHủ NGHĩA Xã HộI
ở VIệT NAM
“Không phải chỉ muốn không là được. Miệng nói tiến lên chủ nghĩa xã hội,
nhưng tư tưởng còn không thông và hành động còn không đúng thì không tiến lên
được. Trước hết cán bộ phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lập trường phải rõ ràng,
vững chắc đã. Rồi cán bộ làm cho nhân dân hiểu để nhân dân hăng hái tăng gia sản
xuất, thực hành tiết kiệm. Khi đó cả xã hội mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T9, Tr.30)

“Xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như làm ruộng. Trước phải khó nhọc cày
bừa“,chân bùn tay lấmc, làm cho lúa tốt, thì mới có gạo ăn… Nhưng để xây dựng
chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu
mấy năm mới đạt được kết quả mọi người áo ấm cơm no.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T9, Tr.175)

“Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có hai mặt“:vật chất và tư tưởng. Tiến
lên chủ nghĩa xã hội phải có ngườiv, mà trong số người muốn lên chủ nghĩa xã hội
thì cán bộ là đầu tiên và cốt cán.”
19


(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T9, Tr.279)

“Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội“,tất nhiên có nhiều khó khăn trở
ngại. Nhưng với tinh thần đoàn kết thống nhấtt, với ý chí kiên trì và dũng cảm,

chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại và sẽ thu được thắng lợi.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T9, Tr.389)

“Hiện nay“,chúng ta đang làm cách mạng xã hội chủ nghĩac, một cuộc cách
mạng tuy trường kỳ gian khổ, song nhất định thắng lợi, chỉ phải đổ mồ hôi mà
không đổ máu, một cuộc cách mạng nhằm đánh thắng lạc hậu và bần cùng, để xây
dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân dân ta, cho con cháu ta.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.292)

“Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cực kỳ vẻ vang“,nhưng phải lâu
dài gian khổ. Nhân dân ta cần phải có tinh thần phấn đấu bền bỉn, quyết tâm vượt
mọi khó khăn, để giành lấy những thắng lợi mới rực rỡ hơn nữa.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T11, Tr.280,281)

“Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội“,chúng ta nhất định có những
khó khăn. Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới không phải là một chuyện
dễ. Nhưng đó là những khó khăn trong sự trưởng thành. Toàn Đảngc, toàn dân
đồng sức đồng lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được.”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T10, Tr.545)

20


CHủ Đề 5

Tư TưởNG Hồ CHí MINH
Về PHươNG PHáP CáCH MạNG
“Cách mệnh là gì ?
Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.2, Tr.263)


“Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi đi xem
xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
(Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb
CTQG – Nxb TN. HN. 1994, Tr.13).

“Muốn thoát ách nô lọ, muốn tự lập tự cường thì nhất định phải làm cách
mạng, phải kháng chiến, kháng chiến là tiếp tục công việc cách mạng để hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng, cách mạng của ta là cách mạng dân tộc giải phóng,
cách mạng dân chủ nhân dân, cách mạng phản đế phản phong – căn bản là cách
mạng nông dân, cách mạng ruộng đất”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.7, Tr.146)

“Vậy lứ, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống
người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà
thôi: tình hữu ái vô sản”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.1, Tr.266)

“Dân khổ quá hay làm bạo động, như dân An Nam ở Trung Kỳ kháng thuế,
Hà Thành đầu độc, Nam Kỳ phá khám; không có chủ nghĩa, không có kế hoạch,
đến nỗi thất bại mãi.
Vậy cách mệnh phải giảng giải lí luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.2, Tr.267)

“Nước Việt Nam là một, từ Nam chí Bắc chung một tiếng nói, một lịch sử,
một nền văn hóa và một nền kinh tế. Nhân dân Việt Nam đã hy sinh nhiều xương
máu đấu tranh cho tự do độc lập, quyết không một lực lượng nào ngăn cản được sự
nghiệp thống nhất Tổ quốc của mình”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.9, Tr.40)
21



“Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức
sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn nông nghệ một
ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều.
Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc
được, chỉ có bọn địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên
chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.3, Tr.1)

“1) Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách
mạng.
2) Làm cho nước An Nam được độc lập.
3) Thành lập chính phủ công nông binh.
4) Tịch thu tất cả các nhà băng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho chính
phủ công nông binh.
5) Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đốc và địa chủ phản cách
mạng An Nam chia cho nông dân nghèo”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.3, Tr.10)

“Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương dấu một cái gì đang sôi
sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú
có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ
còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.1, Tr.28)

“Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đối, chết rét, thì tự do,
độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân

được ăn no, mặc đủ”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.4, Tr.152)

“Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù giai cấp và của dân tộc, cần
dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền
và bảo vệ chính quyền”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.12, Tr.304)

“Khi đặt kế hoạch phải nhìn xa. Có nhìn mới quyết định đúng đắn thời kì nào
phải làm công việc gì là chính. Phải thấy rộng. Có thấy rộng mới xắp đặt các ngành
hoạt động một cách cân đối. Khi đi vào thực hiện thì mỗi ngành, mỗi nghề phải rất
22


tỉ mỉ, chu đáo, thật sát với mỗi cơ sở. Đó là “một bộ ba” để hoàn thành tốt kế
hoạch”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.11, Tr.367)

“Để sửa chữa, thì cần phải học tập lí luận, trau dồi đạo đức, nhận rõ điều gì là
phải, thì phải cố gắng làm, điều gì là trái, thì kiên quyết tránh. Phải hiểu rằng bổn
phận của người cán bộ cách mạng là suốt đời hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc,
phục vụ nhân dân”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.7, Tr.482)

“Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà“,cho nên chúng ta ép lòng mà
nhân nhượng để giữ hòa bình. Dù thực dân Pháp đã bội ướcc, đã gây chiến tranh,
nhưng gần một năm tạm hòa bình đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng
căn bản.
Khi Pháp đã cố ý gây chiến tranh chúng ta không thể nhịn nữa thì cuộc kháng
chiến toàn quốc bắt đầu”.

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.6, Tr.162)

“Nước lấy dân làm gốc”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.5, Tr.409)

“Gốc có vững cây mới bền“,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.5, Tr.410)

“Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì lợi cho
dân, thì phải làm cho kì được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh”.
“Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân.
Có biết làm học trò dânC, mới làm được thầy học dân”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.6, Tr.88)

“Hy sinh tiền bạc, thời gian và cả máu vì lợi ích các dân tộc bị áp bức; tóm
lại, phải vị tha và không ích kỷ, phải tuân thủ theo phương châm “Tổ QUốC TRêN
HếT” ở mọi nơi và mọi lúc…
…Xem thường cái chết, bất chấp hiểm nguy, vì cách mạng là một cuộc chiến
đấu trường kỳ và gian khổ do những người vô sản tiến hành chống lại bọn áp bức
họ”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.2, Tr.449)
23


“ý chí của toàn dân Việt Nam từ Bắc chí Nam kiên quyết đấu tranh củng cố
hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ là sức mạnh long
trời lở đất đập tan mọi mưu ma chước quỉ của bon Đalét, Côlin, Eõli, Ngô Đình
Diệm”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.7, Tr.485)


“Đối với bọn thực dân Pháp cố tâm dùng võ lực lập lại chủ quyền của chúng ở
đây“,chúng ta nhất định chống lại chúng kỳ cùngc, và nhất định chúng ta sẽ phải thắng
lợi. Sự hy sinh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam Bộ bây giờ,
cái cử chỉ phi thường của một chiến sĩ tự tẩm dầu xăng vào mình để đốt một kho dầu
của bên địch, tỏ ra rằng một dân tộc đã có tinh thần cao đến bực ấy thì không sức
mạnh nào có thể đè bẹp được”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.4, Tr.73)

“Bộ đội và công an phải hết sức cảnh giác“,không được chủ quank, khinh
địch, phải dựa vào lực lượng của nhân dân, phải làm cho mỗi người dân hiểu nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc, thì sẽ có hàng triệu người làm tai mắt giúp công an, giúp bộ
đội. Bọn phá hoại không sao lọt được cái lưới tai mắt của nhân dân”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.7, Tr.566)

“Tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng
thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu
tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.7, Tr.454)

“Phải vạch rõ ranh giới, chia rõ phải trái.
Vạch rõ ranh giới là phải nhận rõ ai là bạn, ai là thù? Đối với Người, ai làm gì lợi
cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và
Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ
quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng
bào là kẻ thù. Thế là chẳng những ở ngoài, mà chính ở trong mình ta cũng có bạn và thù.
Vì vậy chúng ta cần phải ra sức tăng cường bạn ở trong và ngoài, kiên quyết chống lại kẻ
thù ở ngoài và ở trong mình ta”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.7, Tr.454)


“…Chúng tôi chắc chắn rằng cả thế giới văn minh và những người Pháp
lương thiện sẽ cùng với chúng tôi lên án bọn cá mập ở các thuộc địa đã không ngại
đầu độc cả một chủng tộc để làm đầy túi tiền của mình”.
24


(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.1, Tr.32)

“Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản“,trí thứct, trung nông, Thanh niên,
Tân việt v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông,
trung, địa chủ và tư sản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng,
ích lâu mới lạm cho họ đứng trung lập. bộ phận nào ra mặt phản cách mạng (Đảng
lập hiến, v. v.) thì phải đánh đổ”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.3, Tr.3)

“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mêùnh Nga là đã thành công và thành công
đến nơi“,nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúcn, tự do, bình đẳng thật, không
phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An
Nam”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.2, Tr.280)

“Cách mạng Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân
chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh,
phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.2, Tr.280)

“Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việc một hai Người”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.2, Tr.261- 262)

“Ai là những người cách mạng” và trả lời “Công nông là gốc cách mạng còn

học trò nhà buôn nhỷ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.4, Tr.1)

“Chúng tôi tin chắc rằng cuộc đấu tranh cho thống nhất Tổ quốc của chúng
tôi nhất định sẽ thắng lợi, vì chúng tôi có chính nghĩa, vì nhân dân chúng tôi đoàn
kết, vì chúng tôi được sự đồng tình của các bạn, của nhân dân yêu chuộng hòa bình
trên thế giới”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T.9, Tr.40)

“Cách mệnh Pháp dạy cho chúng ta:
1. Dân chúng công nông là gốc cách mệnh, tư bản là hoạt đầu, khi nó không
lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó phản cách mệnh.
2. Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công.
3. Đàn bà, trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều.
4. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại.

25


×