Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN NGUYÊN NHÂN XUNG đột dân tộc, sắc tộc TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.04 KB, 12 trang )

1

NGUYÊN NHÂN XUNG ĐỘT DÂN TỘC,
SẮC TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Thế kỷ XX là một thế kỷ huy hoàng đi liền với khổ đau, khúc khải
hoàn ca vang lên bên cạnh những gian nan, gập ghềnh. Cách mạng tháng
Mười Nga 1917 khiến “bóng ma” chủ nghĩa cộng sản từ lý luận trở thành
hiện thực. Vào giữa thế kỷ, chủ nghĩa xã hội phát triển thêm một bước và đi
vào thực tiễn của nhiều nước, trở thành lực lượng hùng mạnh làm thay đổi
thế giới. Tuy nhiên, điều làm đau lòng người là vào cuối thế kỷ XX Liên
Xô tan rã, Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội thất bại nghiêm trọng chưa
từng thấy điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào cách mạng trên
thế giới. Bước sang thiên niên kỷ mới, thế giới đang đứng trước những vấn
đề hết sức phức tạp. Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, nhưng thế giới
chưa có một ngày im tiếng súng. Sau khi trật tự thế giới hai cực bị đổ vỡ,
thế giới đang diễn ra những quá trình: hợp tác - đấu tranh - xâm nhập và
chuyển hóa lẫn nhau hết sức phức tạp để thiết lập một trật tự thế giới mới trật tự theo hướng đa cực. Hiện nay, xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới
đang là vấn đề toàn cầu, mang tính thời sự nóng bỏng, đe dọa nghiêm trọng
độc lập dân tộc, hòa bình, ổn định và an ninh thế giới. Đánh giá tình hình
thế giới hiện nay, Đảng ta khẳng định: “Trong vài thập kỷ tới, ít có khả
năng xẩy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ
trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp,
khủng bố còn xẩy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng” 1.
Xung đột dân tộc, sắc tộc có nguyên nhân sâu xa từ việc giải quyết chưa
thỏa đáng quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc, thực chất là áp bức
dân tộc, là quan hệ giữa giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc.
1

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr.14.



2

Thế giới hiện nay có khoảng 192 quốc gia thì có đến 190 quốc gia đa
dân tộc, sắc tộc với khoảng 10000 tộc người, nói 3000 ngôn ngữ khác nhau.
Chính vì vậy, quan hệ dân tộc, sắc tộc mang tính phổ quát trên thế giới.
Mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra khắp nơi trên thế giới,
nổ ra ở khắp 5 châu không phụ thuộc vào khu vực địa lý, thể chế chính trị
hay trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Xung đột diễn ra từ các nước phát
triển đến các nước nghèo nàn, lạc hậu nhất, như các nước ở châu Phi. Xét
đến cùng, mâu thuẫn và xung đột dân tộc bao giờ cũng xuất phát và mang
nội dung lợi ích của giai cấp, dân tộc. Theo sát sự vận động và tổng kết các
biến đổi trong quan hệ dân tộc - giai cấp nửa cuối thế kỷ XIX, C.Mác –
Ph.Ăngghen đã rút ra những kết luận có ý nghĩa hết sức quan trọng: “Hãy
xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác
cũng bị xóa bỏ” và “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân
tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất
theo” 1 . Theo Mác và Ăngghen, xóa bỏ áp bức dân tộc tách rời cuộc đấu
tranh xóa bỏ áp bức giai cấp chỉ là điều không tưởng. Tuy nhiên, vấn đề
đấu tranh giải phóng dân tộc chưa đặt ra như là một nhiệm vụ lớn của
những năm giữa thế kỷ XIX, một nhiệm vụ có tính độc lập tương đối luôn
gắn với đấu tranh giai cấp, nhưng không phụ thuộc một chiều vào đấu tranh
giải phóng giai cấp. Bởi “Giai cấp công nhân không có tổ quốc” và giai cấp
công nhân phải “Trở thành dân tộc” là bước khởi đầu. Do hạn chế về nhận
thức do điều kiện lịch sử, các ông chỉ làm sáng tỏ vấn đề công nhân quyết
định vấn đề dân tộc, chưa thấy chiều ngược lại, vấn đề dân tộc đối với vấn
đề giai cấp, của áp bức dân tộc đối với áp bức giai cấp, của cuộc đấu tranh
1

C.Mác-Ph.Ăngghen, toàn tập,Nxb CTQG, H.1995, tập 4, tr.624.



3

dân tộc đối với đấu tranh giai cấp. Song, từ cuối thế kỷ XIX, vấn đề các
cường quốc tư bản áp bức bóc lột thuộc địa ngày càng gia tăng. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ ra cho giai cấp công nhân ở các nước đi áp bức thấy
rằng: “Hãy lấy địa vị của dân tộc đi áp bức mà nói, một dân tộc đi áp bức
dân tộc khác có thể có tự do được không?” 1 . Tuy nhiên, những tư tưởng cơ
bản của Mác và Ăngghen về quan hệ giai cấp - dân tộc sau này được Lênin
phát triển một cách sâu sắc, là ngọn đuốc soi sáng các vấn đề thực tiễn của
cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi cuộc cách mạng khoa học, kỹ
thuật diễn ra mạnh mẽ, đã kích thích tích tụ, tập trung tư bản vào sản xuất,
tạo ra sự phát triển nhảy vọt của lực lượng, đồng thời thúc đẩy sự chuyển
biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Một số nước tư bản phát triển, tích lũy tư bản đạt đến quy mô rất lớn, làm
xuất hiện “tư bản thừa” không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao trong
nước. Trong khi đó, ở các nước lạc hậu, do tư bản ở đây còn ít, giá ruộng
đất thấp, tiền công rẻ, nguyên vật liệu phong phú… Vì thế, xuất khẩu tư
bản trở thành nét điển hình của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Các tổ chức
độc quyền phân chia xong thị trường trong nước, lại vươn ra ngoài biên
giới quốc gia để giành giật thị trường thế giới và nơi đầu tư có lợi. Cuộc
cạnh tranh gay gắt đã dẫn tới hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.
Lợi ích của xuất khẩu tư bản đã thúc đẩy các tập đoàn tài chính sử dụng bộ
máy nhà nước đi xâm chiếm thuộc địa để tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nơi
tiêu thụ hàng hóa và đầu tư, kết quả của quá trình đó là các cường quốc đế
quốc đã phân chia xong lãnh thổ thế giới. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản
với giai cấp công nhân không còn gói gọn trong một quốc gia dân tộc, mà
1


V.I.Lênin, toàn tâp, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.323.


4

mang tính toàn cầu. V.I.Lênin khẳng định: “Những lợi ích của giai cấp
công nhân và của cuộc đấu tranh của giai cấp ấy chống chủ nghĩa tư bản
đòi hỏi phải có sự đoàn kết hoàn toàn và sự thống nhất chặt chẽ nhất của
công nhân tất cả các dân tộc, những lợi ích đó đòi hỏi phải chống lại chính
sách dân tộc chủ nghĩa của giai cấp tư sản thuộc bất quốc gia nào” 1 . Như
vậy, mối quan hệ dân tộc - giai cấp đặt ra cần phải được giải quyết đồng
thời trong tiến trình cách mạng của giai cấp công nhân; đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng đồng nghĩa với giải phóng giai cấp và ngược lại. Chủ
nghĩa xã hội chính là việc giải phóng con người và xã hội khỏi mọi hình
thức áp bức, bóc lột và sự tha hóa. Nhưng, nói đến chủ nghĩa xã hội không
chỉ nói đến sự tồn tại của các giai cấp, áp bức và đấu tranh giai cấp, mà còn
phải đề cập đến sự tồn tại của các dân tộc, quốc gia, áp bức và đấu tranh
dân tộc. Trong cuộc đấu tranh ấy: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các
dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại: đó
là cương lĩnh dân tộc và chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và kinh
nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân” 2 . Như vậy, mâu thuẫn và xung
đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới cả trong lịch sử và sự gia tăng trong thời
đại hiện nay, xét về nguồn gốc sâu xa đều những bất đồng về lợi ích và áp
bức dân tộc. Ngày nay, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc có rất nhiều nguyên nhân
khác nhau: cả nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài; có nguyên
nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp… Chung quy lại có một số nguyên
nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: Những nguyên nhân do lịch sử để lại. Đó là những mâu
thuẫn tích tụ hàng mấy thập kỷ trước đây, cũng có thể là món nợ truyền
1

2

V.I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1980, tập 25, tr.337.
Đd, tr. 375.


5

kiếp từ xa xưa để lại. Mọi hiềm khích đều nẩy sinh từ các vấn đề nhạy
cảm như sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng, tâm lý, lợi ích kinh tế…Các quan hệ
trên các lĩnh vực đó in sâu vào ý thức, tiềm thức của cư dân cộng đồng.
Mọi sự động chạm đến quyền và lợi ích dân tộc, mọi hành động áp bức,
xâm lược đều để lại ký ức sâu sắc trong nhân dân. Vì vậy, các hiềm khích
và mâu thuẫn dân tộc trong lịch sử luôn chất chứa, âm ỉ và khi gặp sự kích
động hay có điều kiện thì bùng phát thành xung đột.
Thứ hai: Do âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế
quốc là những kẻ “lái súng”, không ít trường hợp đã “đổ thêm dầu vào lửa”,
để bán thêm được nhiều vũ khí. Chủ nghĩa đế quốc đã, đang và sẽ là nguyên
nhân trực tiếp và chủ yếu gây ra xung đột dân tộc và sắc tộc. Ngoài thì rêu
rao “hòa bình”, nhưng thực chất bên trong lại xúi giục, tiếp tay chia rẽ các
dân tộc, hoặc tìm cách gây mất ổn định để dễ bề thống trị, xâm lược và
kiếm chác… Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ ra sức
lợi dụng mâu thuẫn và xung đột dân tộc, đã kích động chiến tranh để kiềm
chế sự phát triển của các dân tộc, xé nhỏ và làm suy yếu các nước không
nằm trong quỹ đạo của Mỹ. Chúng ra sức lợi dụng tình hình đó để bán vũ
khí, thử vũ khí mới; vừa để thực thi áp đặt chủ nghĩa thực dân mới; chống
phá lực lượng cách mạng, tiến bộ, lập chính phủ thân Mỹ như cuộc chiến ở
Ápganixtan, I.rắc, Côsôvô…. Đối với một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại
đế quốc Mỹ coi vấn đề dân tộc là mũi tiến công chiến lược, bằng chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, tìm mọi cách chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động ly

khai, “tự trị” để làm suy yếu để đi đến xóa bỏ hoàn toàn chế độ xã hội chủ
nghĩa trên thế giới.
Thứ ba: Do sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế
giới. Sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô đã tác động lớn đến vấn đề dân


6

tộc. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thoái trào, lực lượng dân chủ
và tiến bộ trên thế giới mất đi chỗ dựa vững chắc. Các lực lượng tiến bộ ở
các dân tộc hoang mang mất phương hướng chính trị, tình đoàn kết quốc tế
suy giảm. Đồng thời, các dân tộc thuộc thế giới thứ ba gặp khó khăn hơn
trước, họ thiếu đi sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô, thiếu đi trụ cột giữ
vững hòa bình, an ninh thế giới. Các trào lưu dân tộc chủ nghĩa thừa dịp
bùng phát mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới.
Thứ tư: Do sai lầm của các giai cấp cầm quyền. Có thể nói, sự bùng
nổ xung đột, nội chiến dân tộc có nguyên nhân lớn từ các chính sách sai
lầm của đảng và nhà nước cầm quyền. Điều đó xuất phát từ thực tế đa dân
tộc của các quốc gia. Do đó, các nhà nước đóng vai trò hàng đầu trong giải
quyết mối quan hệ dân tộc (tộc người), cũng như giải quyết các vấn đề quốc
gia dân tộc. Nhiều quốc gia, thực hiện đồng hóa cưỡng bức, duy trì quan hệ
bất bình đẳng dân tộc, phân biệt, chia rẽ dân tộc theo tư tưởng dân tộc sô
vanh, dân tộc hẹp hòi; không quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng dân
tộc thiểu số. Bên cạnh đó bộ máy công chức nhà nước yếu kém năng lực,
quan liêu, tham nhũng, tranh giành quyền lợi mưu cầu lợi ích cá nhân…
Đời sống nhân dân khổ cực, kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng, điều đó
làm cho các dân tộc nổi dậy đấu tranh đòi ly khai, tự trị…
Thứ năm: Do hệ quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện
đại. Ngày nay, cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại phát triển như vũ
bão, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa; đồng thời

làm thức tỉnh ý thức dân tộc, xu thế độc lập dân tộc tự chủ, tự cường tăng
lên; cùng với nó là lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc tìm mọi cách cản trở
và cổ vũ, kích động trào lưu ly khai. Mặt khác, do sự phát triển mạnh mẽ
của các phương tiện thông tin, các ấn phẩm qua mạng internet đã đe dọa


7

nghiêm trọng bản sắc văn hóa dân tộc. Các dân tộc tìm mọi cách giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc (tộc người), ý thức dân tộc trỗi dậy và dễ bị kích
động phát triển thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đòi ly khai, phân lập…
Thứ sáu: Do sự kết hợp giữa vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo. Thực
chất điều này cũng nằm trong âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc mà
thôi, chủ nghĩa đế quốc lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây mâu thuẫn và xung
đột dân tộc. Các cuộc xung đột dân tộc mang mầu sắc tôn giáo đều diễn ra
dai dẳng, không kém phần quyết liệt như: Bắc Ailen, trung Đông, Tây tạng
(Trung quốc)…Vấn đề tôn giáo không chỉ ở một quốc gia mà còn mang tính
khu vực và quốc tế, như: vấn đề đạo Hồi, đạo Thiên chúa…
Những nguyên nhân xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới từ trước
đến nay để lại những hậu quả hết sức to lớn. Không những chỉ ở quốc gia
đó, mà còn ảnh hưởng lớn đến hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế. Trong
vài thập kỷ vừa qua, hàng trăm vạn người đã chết vì chiến tranh xung đột,
hàng triệu dân thường phải chạy tị nạn khắp nơi trong cảnh đói rét khốn
cùng, hàng chục vạn phụ nữ, trẻ em chết đói. Nhất là các cuộc xung đột ở
châu Phi, Ban căng, Ápganixtan, đông Timo, Xécbia, Côsôvô… Xung đột
và nội chiến gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội, sự tàn phá các cơ
sở kinh tế, văn hóa, tiềm lực quốc gia bị suy kiệt. Các dân tộc anh em bị
đẩy vào cảnh huynh đệ tương tàn, thù hằn sâu sắc. Quan hệ tộc người, dân
tộc bị rạn nứt, sứt mẻ nghiêm trọng.
Xung đột dân tộc, sắc tộc phá vỡ sự đoàn kết quốc tế, làm suy yếu lực

lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động, chia rẽ dung túng.
Các nước đế quốc lợi dụng lúc tương tàn của chiến tranh để bòn rút tài
nguyên, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Nội chiến và xung đột dân tộc,


8

sắc tộc còn để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường trước mắt cũng như
lâu dài. Hàng ngàn tấn hóa chất độc hại, trăm ngàn tấn vũ khí trút xuống
trái đất, điều đó không phải ngay một lúc có thể khắc phục được, mà phải
chi hàng chục tỷ đôla trong hàng vài chục năm cũng chưa hết được.
Nói tóm lại, còn chủ nghĩa đế quốc thì nguy cơ xung đột dân tộc, sắc
tộc còn hiện hữu, sự bất đồng về lợi ích và tư tưởng bá chủ, áp đặt giá trị
của chủ nghĩa đế quốc lên các dân tộc là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến
xung đột và nội chiến. Xung đột dân tộc, sắc tộc để lại hậu quả to lớn cả về
người và của cho nhân loại. Sức tàn phá của nó nặng nề trên tất cả các lĩnh
vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…
Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, hạn chế và đi đến xóa bỏ được
những hận thù, xung đột dân tộc và sắc tộc, điều quan trọng và cấp bách là
phải vận dụng đúng đắn quan điểm của Lênin về quyền tự quyết của các
dân tộc. Trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử thế giới hiện nay, quyền của các
dân tộc được thể hiện qua một số vấn đề sau:
Một là: Mỗi dân tộc đều có quyền tồn tại và phát triển. Quyền đó
phải được cộng đồng quốc tế công nhận, trong mỗi quốc gia đa dân tộc, nhà
nước phải thừa nhận quyền các tộc người, tránh đồng hóa cưỡng bức, hòa
tan tộc người nhỏ vào cộng đồng lớn.
Hai là: Mỗi dân tộc và tộc người đều có quyền bình đẳng và quyền
bình đẳng phải được công nhận trên thực tế. Không cho phép dân tộc này là
thượng đẳng, đứng trên dân tộc khác, dân tộc khác là hạ đẳng, nô lệ.

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu có nói: Trong thời đại ngày nay con
sông không phụ dài hay ngắn, quả núi không phụ cao hay thấp miễn là có
tên. Với cái lẽ bình thường ấy chúng ta tôn trọng và quý mến mọi dân tộc


9

dù nhỏ hay lớn, giàu hay nghèo, mạnh hay yếu không có dân tộc nào là
thượng đẳng dân tộc nào là hạ đẳng.
Ba là: Đảm bảo quyền tự quyết dân tộc, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau. Quyền tự quyết bao gồm cả quyền tự do lựa chọn,
quyết định xây dựng chế độ xã hội của mình, tự quản xã hội của mình,
không ai có quyền xâm phạm.
Bốn là: Có quyền bảo lưu, gìn giữ các giá trị bản sắc văn hóa của dân
tộc, bao gồm các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, thuần phong, mỹ
tục… Đồng thời, quyền được tiếp thu những thành tựu văn hóa thế giới.
Mọi dân tộc có quyền hòa nhập với thời đại, sử dụng các thành tựu chung
của loài người.
Năm là: Quyền kiểm soát, khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
tài nguyên và môi trường sinh thái.
Sáu là: Quyền công dân được đảm bảo bất kể nguồn gốc là dân tộc
nào. Trong một quốc gia đều có quyền bình đẳng trong mọi mặt hoạt động
kinh tế, chính trị, xã hội; quyền bình đẳng này phải được thể chế bằng pháp
luật.
Tóm lại, để xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, giải quyết được
vấn đề dân tộc, cần nâng cao trình độ sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất, kỹ
thuật cao; giả quyết tốt quan hệ xã hội bằng cách thủ tiêu bóc lột, đảm bảo
công bằng xã hội, xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc, đấu tranh khắc phục
chủ nghĩa sôvanh, dân tộc hẹp hòi hay tự ti dân tộc, tôn trọng quyền tự
quyết của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc; hợp tác phát triển trên cơ sở đảm bảo

lợi ích của tất cả các dân tộc. Đồng thời, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần
tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, tăng cường đoàn
kết với các dân tộc khác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng chung sức xây


10

dựng khối đoàn kết, hòa bình, tương thân, tương ái giữa các dân tộc. Đấu
tranh chống các hành động gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của giải quyết vấn đề dân tộc, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc Việt nam . Xuất phát từ thực tiễn, nước ta là
quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), trong lịch sử, do cùng chung vận mệnh
trong đấu tranh dựng nước và giữ nước nên các dân tộc ở nước ta sớm có
truyền thống đoàn kết thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ dân tộc
(tộc người) tốt đẹp, hầu như không có xung đột dân tộc. Hậu quả của thời
kỳ thực dân Pháp xâm lược, chúng dùng chính sách chia để trị, chính sách
ngu dân, dùng người dân tộc này cai trị dân tộc khác, nên cũng có giai đoạn
mất đoàn kết giữa các dân tộc miền núi và miền xuôi. Từ khi Đảng ta ra đời
lãnh đạo cách mạng Việt nam thì vấn đề đoàn kết dân tộc là chiến lược của
cách mạng Việt nam. Bất kể ở giai đoạn nào, đấu tranh giành độc lập cũng
như xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta luôn chú trọng giải quyết tốt:
“Chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều
kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó
mật thiết với sự phát triển chung của cộng đông các dân tộc Việt nam” 1.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: “Động lực chủ yếu để phát
triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa giai công
nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo” 2 . Chính vì vậy, mà mọi
quan điểm, chính sách dân tộc đều tôn trọng lợi ích, truyền thống,văn hóa,
tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc; chống mọi biểu hiện dân tộc lớn, kỳ

thị, chia rễ dân tộc. Trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đều có
1
2

ĐCSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước TKQĐ lên CNXH, Nxb Sự thật, H.1991, tr.16.
Đcsvn, văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001,tr. 23.


11

những ưu tiên đúng mức cho các vùng dân tộc thiểu số còn lạc hậu, bảo
đảm bình đẳng trên thực tế giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc
Việt nam.
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nhất là đế quốc
Mỹ đang dùng mọi âm mưu, thủ đoạn can thiệp vào quan hệ các dân tộc ở
nước ta; kích động, tiếp tay cho các hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết
dân tộc. Lợi dụng nhận thức còn hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số,
kích động xúi dục gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa miền núi và miền xuôi.
Chúng âm mưu chia nhỏ nước ta với kế hoạch “3 Tây” đi đến thành lập
“Vương quốc người HMông” ở Tây bắc, “Nhà nước Đề ga tự trị” ở Tây
nguyên và “Nhà nước Khơme crôm” ở Tây nam. Thực trạng trên cho thấy
vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc hiện nay là vấn đề hết sức nhạy cảm
và đang bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta.
Hơn bao giờ hết, chúng ta phải hết sức cảnh giác phát hiện và ngăn chặn
kịp thời những nguyên nhân có thể gây ra mâu thuẫn và xung đột dân tộc,
một mặt phải tích cực hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức của cả cộng
đồng, có chính sách hợp lý phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của từng vùng, miền, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu,
xa, vùng căn cứ cách mạng; thực hiện bình đẳng thực sự giữa các dân tộc
trên mọi lĩnh vực. Mặt khác, phải luôn nêu cao cảnh giác, tích cực đấu

tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có
hiệu quả những âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng;
thực hiện tốt quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thực
hiện bình đẳng, đoàn kết và tương trợ đưa dân tộc Việt nam vững bước trên
con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.


12



×