LỜI DẪN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT
NAM 20 THÁNG 11
Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các em học
sinh tham dự chương trình “Giao lưu văn nghệ chào mừng ngày
nhà giáo Việt Nam” của trường …………………..
- Kính thưa thầy ……………., bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường
- Kính thưa thầy.........................., hiệu phó trường …………….
- Kính thưa cô ………………, hiệu phó trường ……………..
- Kính thưa cô ……………….., chủ tịch công đoàn nhà trường
Là người dân Việt Nam, ai ai cũng thuộc nằm lòng lời ca dao tha thiết
ân tình: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy
thầy”, hay câu tục ngữ đầy triết lý “Không thầy đố mày làm nên”. Đó
là bởi vì truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã ăn sâu vào máu thịt mỗi
con dân đất Việt. Mỗi chúng ta, “dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là
những anh hùng / Là bác học hay là ai chăng nữa” thì đều cần có sự
dìu dắt, dạy dỗ của thầy cô để trưởng thành, nên người. Thầy cô đâu
chỉ truyền dạy cho ta kiến thức, cung cấp chìa khoá để ta mở cửa đi
vào tương lai, mà thầy cô còn là những tấm gương đạo đức để ta học
tập, noi theo, hoàn thiện mình. Thật vĩ đại biết bao công ơn người thầy
mà sẽ không có giấy mực nào ghi được hết. Có phải thế chăng mà thế
giới đã dành một ngày trọng đại để tôn vinh các nhà giáo – ngày 20.11.
Đó cũng chính là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để Nhà nước và
1
nhân dân bày tỏ sự biết ơn, ghi nhận công lao của những người đang
miệt mài với sự nghiệp trồng người.
Hoà trong không khí cả nước hướng tới chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20.11, hôm nay, ngày 15.11. thầy trò trường ……………
long trọng tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ và thi tìm hiều về
truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.
- Tới tham dự chương trình, tôi xin trân trọng giới thiệu thầy giáo
………….., bí thư chi bộ, hiệu trường trường …………, đề nghị chúng
ta nhiệt liệt chào mừng.
- Tới tham dự chương trình, tôi xin trân trọng giới thiệu cô giáo …..,
hiệu phó trường............
- Tôi xin trân trọng giới thiệu cô …………, chủ tịch công đoàn trường
……………
- Tôi xin trân trọng giới thiệu cô …………., bí thư đoàn trường
………..
- Tới tham dự chương trình còn có các thầy giáo, cô giáo là tổ trưởng
các bộ môn cùng các thầy cô trong hội đồng giáo dục nhà trường, đề
nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng
- Tham dự chương trình còn có toàn thể học sinh trường ………., đề
nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh.
- Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân
mến. Chương trình “Giao lưu văn nghệ và thi tìm hiểu về truyền thống
hiếu học và tôn sư trọng đạo” sẽ được diễn ra như sau:
2
+ Thứ nhất, đồng chí bí thư đoàn trường giới thiệu tóm tắt nội dung, ý
nghĩa lịch sử ngày 20.11
+ Thứ hai, đại diện BCH đoàn trường nói lời chúc mừng và tặng hoa
các thầy cô giáo
+ Đại diện các thầy cô giáo phát biểu ý kiến
+ Cuối cùng là chương trình hái hoa dân chủ với chủ đề “Thanh niên
với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”.
- Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các em học sinh
thân mến. Đối với mỗi em học sinh ngồi đây, từ khi đi học, các em đã
được biết ngày 20.11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Vậy
nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa lịch sử của ngày 20.11 là gì? Để trả lời
cho câu hỏi trên, tôi xin trân trọng kính mời đồng chí ……….., bí thư
đoàn trường sẽ giới thiệu tóm tắt về Nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa lịch
sử của ngày 20.11
- Văn nghệ: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí ………..
Đối với mỗi học sinh, hình ảnh con đường đến trường có lẽ sẽ k thể
mờ phai trong tâm trí, bởi con đường đó gắn bó với ta bao kỉ niệm của
một thời áo trắng về ngôi trường, về thầy cô và bạn bè. Tiếng giảng bài
của cô vẫn còn ngân vang đâu đây trong dòng hoài niệm. Chúng ta hãy
cùng lắng lòng hồi tưởng về ngôi trường, về thầy cô của mình qua ca
khúc “Con đường đến trường” do em Thu Thuỷ trình bày.
3
- Hướng tới kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, mỗi học trò đều
muốn được tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người thầy, người
cô - người đã dìu dắt ta suốt một chặng đường dài để ta đến với bến bờ
tri thức, đều muốn gửi tới thầy cô của mình những lời chúc tốt đẹp và
những đoá hoa tươi thắm nhất. Xin trân trọng giới thiệu đồng chí
Nguyễn Thu Thuỷ, Uỷ viên BCH đoàn trường, bí thư chi đoàn 12 văn
sẽ thay mặt BCH đoàn trường nói lời chúc mừng và tặng hoa các thầy
cô giáo.
- Thầy Thiêm phát biểu
- Văn nghệ: Mái trường, thầy cô, bè bạn có lẽ là một nguồn cảm hứng
k bao giờ vơi cạn đối với các nhạc sĩ. Mỗi người lại có những kỉ niệm
những cảm xúc thật riêng đối với mái trường của mình. Ca khúc “Kỉ
niệm mái trường” sẽ được gửi đến quí thầy cô và các em qua sự thể
hiện của tam ca: Tiến Đại, Minh Nhật và út Hậu
- Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến,
chúng ta vừa được ôn lại về lịch sử ngày 20.11, ngày Nhà giáo Việt
Nam, thấy được tình cảm và sự biết ơn trân trọng của các học trò đối
với thầy cô giáo. Sau đây sẽ là một phần rất sôi nổi của chương trình:
Hái hoa dân chủ với chủ đề: Thanh niên với truyền thống hiếu học và
tôn sư trọng đạo.
+ Tôi xin thông qua thể lệ như sau: Chúng ta có một cây cảnh, trên cây
có những bông hoa là những lá phiếu, trong đó có một câu hỏi. Người
tham gia bắt được câu hỏi nào sẽ phải trả lời câu hỏi đó. Nếu trả lời
4
đúng sẽ nhận được một phần quà của Ban tổ chức, nếu trả lời sai hoặc
chưa hoàn toàn chính xác thì sẽ nhường cơ hội cho người khác.
- Câu 1: Bài hát “Bụi phấn” đã làm lay động hàng triệu trái tim các
thầy cô giáo và học sinh. Bạn hãy cho biết bài hát này do ai sáng tác?
Hãy thể hiện bài hát này.
Đáp án: Nhạc sĩ Vũ Hoàng viết cùng Lê Văn Lộc
- Câu 2: Bạn hãy cho biết tên ngôi trường mà nhà giáo Nguyễn Tất
Thành đã từng học? Ngôi trường này nằm ở tỉnh nào? Thành phố nào?
Đáp án: Trường Dục Thanh, thuộc thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận
Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là
một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan
Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại
Trung Kỳ.
Tháng 10 năm 1910, Nguyễn Tất Thành được giới thiệu đến Phan
Thiết dạy học tại ngôi trường này. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ
yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm dạy
môn thể dục[8]. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân
công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương
đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại
khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của
mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết. Tháng 3 năm 1911, Nguyễn Tất
5
Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn[9] với giấy thông hành tên
Văn Ba.
- Văn nghệ: Trong cuộc đời học sinh, chúng ta từng được học ở những
ngôi trường khác nhau theo từng cấp học. Có một điều chắc chắn rằng
mỗi mái trường ấy đều để lại trong ta những kỉ niệm sâu sắc. Những kỉ
niệm về trường xưa ấy thật đáng quý biết bao. Ngay sau đây,ca khúc
“kỉ niệm trường xưa” sẽ được gửi đến quí thầy cô và các em học sinh
qua sự thể hiện của cặp song ca: Minh Nguyệt – Ánh Phượng
- Câu 3: Chu Văn An là một nhà giáo vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Hãy
cho biết nhà giáo Chu Văn An làm quan dưới triều đại nào và ngôi
trường gắn liền với tên tuổi nhà giáo Chu Văn An là trường nào?
Đáp án: Chu Văn An làm quan dưới triều Trần và ngôi trường gắn liền
với tên tuổi Chu Văn An là Quốc Tử Giám
Chu Văn An (1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵
隱 ), tên chữ là Linh Triệt ( 靈 澤 ), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại
quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh
Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Chu Văn An quê ông ở
làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay
thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.Là người
chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở
trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công
lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào
Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314–1329) vời ông ra làm tư nghiệp
6
Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông
tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô
đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua
không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh,
Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và
tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một
trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông
được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
- Văn nghệ: Được sống trong tình bạn bè, tình thầy trò thật là một niềm
hạnh phúc. Đó là năm tháng tràn đầy niềm vui, sự hồn nhiên, ngây thơ
và rất nhiều mộng ước. Dòng đời rồi cuốn trôi, kỉ niệm giờ xa mãi
nhưng lòng người thì vẫn mãi không quên những cảm giác được sống
trong sự yêu thương của thầy cô, bè bạn. Kính mời quí thầy cô và các
em cùng lắng nghe ca khúc “Khúc yêu thương” qua sự thể hiện của
tam ca:
Câu 4: Em hãy kể lại kỉ niệm về một lời phê của thầy cô giáo mà em
nhớ nhất trong cuộc đời học sinh của mình.
Câu 5: Bạn hãy hát một bài hát có nội dung nói về thầy cô giáo.
- Văn nghệ: Trong dòng đời bộn bề lo toan, chúng ta vẫn thấy sáng lên
nhân cách người thầy. Thầy là tấm gương sáng soi bước em đi trong
cuộc đời. Hình ảnh người thầy miệt mài bên trang giáo án, giọt mồ hơi
rơi đầy trang giấy đã làm xúc động lòng người. Bài hát “Người thầy”
của Nguyễn Nhất Huy đã nói thay bao người, thể hiện sự biết ơn sâu
7
sắc công ơn người thầy. Kính mời quí thầy cô và các em cùng lắng
nghe ca khúc này qua sự thể hiện của em Phương Thảo.
Kết
Thật khó có thể đếm hết sao trời, thật khó kể hết công ơn người thầy và
tôi nghĩ rằng cũng khó lòng diễn tả những tình cảm quí mến, sự biết
ơn, kính trọng của các thế hệ học trò đối với những thầy giáo, cô giáo.
Để bày tỏ tình cảm ấy, các em học sinh hãy thể hiện bằng hành động,
việc làm, hãy học tập chăm chỉ, rèn luyện siêng năng, đạt được kết quả
cao trong các kì thi và trở thành người có ích cho xã hội. Đó là món
quà vô giá mà các em dâng tặng thầy cô. Chương trình giao lưu văn
nghệ và thi tìm hiểu về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo đến
đây xin kết thúc. Tôi xin kính chúc các thầy giáo cô giáo mạnh khoẻ,
hạnh phúc, thành công trong cuộc sống, chúc các em học sinh sẽ cố
gắng hết mình để trở thành người có ích cho xã hội. Sự thành đạt của
các em là phần thưởng quí giá đối với cuộc đời nhà giáo chúng tôi.
8
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT ĐẦU TUẦN CHÀO
MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 THÁNG 11
Nhiệt liệt chào mừng quí thầy cô cùng các anh chị và các bạn đón
xem chương trình văn nghệ chào mừng 20-11 của chi đoàn 10 anh 2
- Dương:
Và xin các các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn hãy nổ
một tràng pháo tay giòn giã như vừa rồi để chào đón bạn dẫn với Tuấn
Dương.
- Nga:
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng các anh chị và các bạn.
Ngày 20 – 11, ngày cả nước tôn vinh các nhà giáo, chắc hẳn trong mỗi
chúng ta đều có những cảm xúc xốn xang khó tả, có những câu khó cất
thành lời. Cho dù ngày 20/11 vừa qua nhưng chúng em vẫn muốn gửi
lời chúc tới các thầy cô giáo. Xin cho phép chúng em được gửi lời biết
ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo đã, đang và sẽ dìu dắt chúng
em trên con đường đến bến bờ tri thức. Chúng em kính chúc thầy cô
luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hạnh phúc và thành công trong sự
nghiệp trồng người. (chờ vỗ tay).
- Dương: Kính thưa các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn. Ngày 20
tháng 11 đã từ lâu ăn sâu trong tiềm thức người Việt Nam. Vậy ngày
20 tháng 11 có lịch sử như thế nào?
+ Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được
thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo
9
dục.
+ Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức là thành viên
của tổ chức này. Trong cuộc họp kéo dài từ ngày 26 đến 30 tháng 8
năm 1957, tổ chức chức Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã
quyết định lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến
chương các nhà giáo”.
+ Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống
của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định thiết lập
ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt
Nam ".
+ Từ đó đến nay, ngày 20 tháng 11 trở thành ngày lễ của ngành giáo
dục, là ngày “Tôn sư trọng đạo”, nhằm mục đích tôn vinh những nhà
giáo. Trong ngày này, ngành giáo dục cũng thường nhân dịp để đánh
giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng
giáo dục.
- Nga: Vâng! Sinh thời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Nghề
giáo là nghề cao quí nhất trong tất cả những nghề cao quí”. Câu nói
ngắn gọn mà hàm súc của cố thủ tướng đã khái quát và khẳng định vai
trò, tầm quan trọng của nghề giáo. Bởi lẽ nghề giáo là nghề góp vai trò
quan trọng để đào tạo lên những con người có ích cho xã hội. Nếu cha
mẹ cho ta sự sống thì thầy cô giáo là người cho ta phương cách sống
đàng hoàng tử tế. Bởi vậy, “Tôn sư trọng đạo” là điều cần có trong mỗi
10
con người, và từ lâu đã trở thành truyền thống của người Việt Nam. Và
hôm nay, để phần nào bày tỏ sự biết ơn và tôn kính của mình với thầy
cô giáo, chúng em – chi đoàn 10 anh 2 xin kính gửi tới thầy cô những
lời ca, tiếng hát, nụ cười với mong muốn thầy cô luôn trẻ trung, mạnh
khoẻ và hạnh phúc.
- Dương: Là học sinh, có lẽ không ai không biết đến vở chèo cổ
“Quan Âm Thị Kính”, tác phẩm tiêu biểu của sân khấu dân gian Việt
Nam. Thấm nhuần những điều thầy cô giảng dạy, cùng với sự sáng tạo
và có chút hóm hỉnh của tuổi học trò, chi đoàn 10 anh2 đã dàn dựng
một trích đoạn hài kịch, chuyển thể từ một trích đoạn trong vở chèo
“Quan Âm Thị Kính” với mong muốn mang lại tiếng cười sảng khoái
và ý nghĩa tới thầy cô, các anh chị và các bạn. Sau đây, xin kính mời
thầy cô cùng các anh chị và các bạn cùng đón xem trích đoan hài kịch
mang tên “CHUYỆN TÌNH XÀ LÁCH”.
Với các diễn viên:
+ Linh PHương – vai Lí trưởng
+ Cao Lý
- vai thầy bói mù
+ Ngọc Quỳnh – vai Thầy Điếc
+ Thanh Bình - Vai thầy Câm
+ Mai Anh
- Vai Thị Mầu
+ Thu Trang - Vai Mẹ Đốp
+ Thuỷ Tiên - Vai Chú Tiểu
11
- Nga: (diễn kịch xong)
Kính thưa các thầy cô giáo cùng các anh chị và các bạn! Dàn dựng hài
kịch, chuyển thể từ vở chèo “Quan Âm Thị Kính” không phải là con
đường đi mới. Nhưng, mỗi người lại có cách khai thác và dàn dựng với
những mục đích khác nhau. Chúng em, với trí tuệ còn non nớt và với
mục đích mang lại tiếng cười cũng hi vọng đã không bước vào một con
đường mòn và mong được sự ủng hộ của thầy cô, anh chị và các bạn.
Những tiếng cười, những tràng pháo tay của thầy cô và các bạn đã
động viên, khích lệ chúng em rất nhiều. Chúng em xin chân thành cảm
ơn! (chờ vỗ tay)
- Dương: Thế giới bao la và rộng lớn. Thế giới luôn có những thay đổi
không ngừng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, mỗi chúng ta đều
mong muốn thế giới này sẽ vận động theo xu hướng trở thành một nơi
tốt đẹp hơn, cho bạn, cho tôi, cho tất cả chúng ta. Phải chăng đó là
thông điệp đến từ ca khúc “HEAL THE WORLD”? Sau đây, xin kính
mời quí thầy cô, các anh chị và các bạn cùng nắm tay nhau cất lên bài
hát “heal the world” cùng chi đoàn 10 anh2.
- Nga: (hát xong): Chương trình văn nghệ còn dài mà có lẽ thời gian
không cho phép. Ca khúc “Heal the world” là thay cho lời kết sâu
lắng. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu nhà
trường, Đoàn trường đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện chương
trình. Chúng em hi vọng nhà trường sẽ tạo điều kiện hơn nữa để các
12
chi đoàn đều có cơ hội thể hiện tấm lòng của mình với thầy cô. Chúng
em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo chủ nhiệm Cao Thị
Nguyệt, cô Phan Thuỷ, cô Vũ Thị Thuần, thầy Đào Văn Quang và anh
Trần Lê Minh Tuấn lớp 12 Tin đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong
quá trình thực hiện chương trình
Một lần nữa, chúng em xin kính chúc thầy cô luôn mạnh khoẻ và hạnh
phúc, thành công trong mỗi chuyến đò chở những lứa học trò qua sông,
chúc các anh chị và các bạn luôn đạt kết quả cao trong học tập.
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được
thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation
International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công
đoàn Giáo dục).
Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba
Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm
15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư
sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền
lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công
đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn
đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với
nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu
những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình
13
ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến
chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia
Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan
trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE
tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công
đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57
nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết
định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà
giáo.
Và từ đó đến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến,
kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp
cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi.
Năm nào chúng ta cũng kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11, vậy nguồn
gốc của ngày này từ đâu? có rất nhiều bạn đặt câu hỏi nhưng không
phải ai cũng có câu trả lời, sắp tới ngày nhà giáo VN rùi, mình mạnh
dạn đưa lên đây những thông tin cơ bản về ngày này giúp các bạn học
sinh hiểu rõ hơn.
14
15