Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI TIỂU LUẬN Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.46 KB, 16 trang )

I.

LỜI MỞ ĐẦU

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ
bao đời nay. Suốt mấy ngàn năm lịch sử, nó được hun đúc và rèn giũa, trở thành
thứ vũ khí sắc bén, thành một khối vững chắc không gì lay chuyển được. Kế thừa
truyền thống đó, toàn thể nhân dân nói chung và những thế hệ cầm bút nói riêng
luôn hướng về quê hương đất nước. Bác Hồ vĩ đại đã từng nói:
“Vì thế trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biêt hi sinh”
Cũng chính vì vậy, khi đất nước có giặc ngoại xâm, cùng với đồng bào, đồng chí,
các nhà văn, nhà thơ đã lao mình lên, hăng hái tham gia vào công cuộc đấu tranh
giải phóng đất nước, thống nhất dân tộc. Là thi sĩ kiêm luôn là chiến sĩ, họ quan
niệm rằng: Thơ ca phải phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến, phục vụ lí tưởng
của Đảng. Thơ ca thời kì này đã khắc họa được nhiều hình ảnh nổi bật như: hình
tượng nhân dân, hình tượng người mẹ anh hùng, hình tượng lãnh tụ…Trong đó
hình tượng đất nước có thể coi là hình tượng đẹp đẽ nhất, được xây dựng thành
công vào bậc nhất. Như vậy có thể nói, đất nước là một đề tài vô cùng quen thuộc,
là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn trong văn học nước ta. Nó xuyên suốt và là
nguồn cảm hứng chủ đạo trong mạch nguồn thơ dân tộc.Đất nước, đó là nơi mỗi
chúng ta cất tiếng khóc chào đời, nơi những kỉ niệm ngọt ngào nhất in vào chúng ta
qua những lời ru của bà, của mẹ. Ta chợt nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Tạ
Hữu Yên:
“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu.
Nghe dịu nỗi đau của mẹ.


Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ.
Các anh không về mình mẹ lặng im…”
Cùng với Tạ Hữu Yên, có rất nhiều nhà thơ đã viết về đất nước như Hoàng Cầm,


Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm… trong đó Nguyễn Đình Thi là một
gương mặt tiêu biểu. Mỗi nhà thơ đã có những góc nhìn, những cảm nhận khác
nhau, và Nguyễn Đình Thi cũng mang đến một cách nhìn mới, thể hiện một nét đặc
sắc riêng không thể nào trộn lẫn được.
Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 tại Luông – Pha – bang, Lào nhưng quê
gốc ở Phú Xuyên Hà Tây. Ông có một tuổi thơ lận đận, li tán, thường xuyên di
chuyển cùng gia đình. Điều đó mang đến một chút buồn trong thơ ông nhưng đồng
thời cũng cho ông những hiểu biết về con người và cuộc sống đất nước và không
làm giảm đi niềm đam mê với sách vở và học hành. Đến tuổi thanh niên, Nguyễn
Đình Thi cũng chịu không ít gian khổ, cay đắng. Rồi cứ thế, Nguyễn Đình Thi hòa
mình vào nhịp sống dân tộc và trở thành một trong những người nắm cương vị cao
của văn hóa cách mạng. Suốt 60 năm với nhiều biến động dữ dội, ông đã chèo lái
con thuyền văn nghệ Việt Nam đến bến bờ an toàn. Tất cả những điều đó đã làm
nên một Nguyễn Đình Thi sâu sắc và tài hoa. Thơ Nguyễn Đình Thi tạo dấu ấn
trong hiện đại ở sự tìm tòi, khám khá sáng tạo của mình. Ông đã khẳng định: “Thơ
là cái thiết tha nhất của tôi, là những tìm tòi rất khổ của tôi” .Có thể nói rằng ,
muốn viết những vần thơ tuyệt vời về Đất nước không chỉ đơn thuần là nhà thơ
biết rung động trước một vầng trăng, một tia nắng, một điệu dân ca hay một tiếng
thơ cổ điển mà là phải chiến đấu để bảo vệ đất nước tươi đẹp. Với Nguyễn Đình
Thi cảm hứng về đất nước bắt nguồn từ những chất liệu hình ảnh cụ thể, sinh động
của cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh của dân tộc.
II.

NỘI DUNG


1. Định nghĩa về đất nước của Nguyễn Đình Thi

Trong bài thơ “Đất nước” ( Trích trường ca Mặt đường Khát vọng) Nguyễn
Khoa Điềm đã viết:

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn”
Nguyễn Khoa Điềm đã tìm về với cội nguồn, tìm về với văn hóa dân gian để hiểu
sâu thêm gương mặt đất nước. Cách định nghĩa đất nước của ông rất thơ và khúc
chiết, không chung chung trừu tượng mà khá cụ thể. Quan niệm đó, vừa có tính kế
thừa, vừa phát triển mang ý nghĩa triết lí rộng lớn. Đất nước vốn là khái niệm
không gian, đã được nhà thơ thời gian hoá, từ phạm trù khách quan, chuyển hoá
thành chủ quan: Đất Nước kết tinh, hoá thân trong cuộc sống của mỗi con người:
“Trong anh và em hôm nay - Đều có một phần Đất Nước - Khi hai đứa cầm tay
- Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm”... Đất Nước được cảm nhận như sự
thống nhất hài hoà của các phương diện văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán,
đời sống cá nhân và cộng đồng...Thì đến Nguyễn Đình Thi, gương mặt Đất nước
lại được chiếu rọi và tỏa sáng từ những sắc màu hiện đại hơn. Có lẽ cảm hứng về
Đất nước đã được ông ấp ủ, trải nghiệm, tích lũy trong suốt cuộc kháng chiến
chống Pháp, giờ đây đã "chín" để ông có thể dựng lên một gương mặt Đất nước
tổng hợp, cô đúc kết tinh. Trong bài thơ “Đất nước”, Nguyễn Đình Thi đã viết:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!


Hai câu thơ đầu như một định nghĩa về đất nước. Mà cốt lõi của định nghĩa là chân
lí trường tồn của đất nước ta, sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Cả quá khứ mấy
nghìn năm bỗng trở nên gần gũi với con người hôm nay. Nhà thơ cảm nhận truyền
thống dân tộc như một mạch sống luôn chuyển vĩnh hằng trong lòng đất. Thi nhân
như nghe thấy tiếng vọng của ngàn xưa, của hồn thiêng sông núi. Cách định nghĩa
đất nước của Nguyễn Đình Thi như tạo ra một không khí trang trọng, thiêng liêng
trầm hùngkhi nói về lịch sử dân tộc.

Như vậy, cả Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm đều có cách định nghĩa khác
nhau về đất nước. Điều đó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về hình
tượng đất nước. Điểm chung lớn nhất trong cảm quan đất nước của hai thi nhân là
đều cắt nghĩa đất nước từ cội nguồn văn hoá, lịch sử độc đáo, từ không gian địa lí
cụ thể đến không gian có tính chất biểu trưng của dân tộc Việt.
2. Đất nước đau thương – đất nước anh hùng.

Hình tượng đất nước là một hình tượng đẹp và nổi bật trong thơ Nguyễn Đình
Thi. Đặc biệt, đất nước ấy hiện lên song hành cả đau thương và anh hùng:
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Nhìn lại quá khứ lịch sử oai hùng, oanh liệt, lại quay về hiện tại, nhà thơ cất lên
những câu thơ đầy nghẹn ngào, đau đớn:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
(Đất nước)


Cảnh tượng đau thương mà nhà thơ nói đến là mùa thu 1948, khi cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt! Nhiều đô thị,
nhiều vùng nông thôn rộng lớn của đất nước ta đang bị giặc Pháp chiếm đóng và
giày xéo "Đương làng bao xương máu tơi bời - Vườn không nhà trống tàn hoang"
("Làng tôi" - Văn Cao). "Những cánh đồng quê chảy máu" - hình ảnh hoán dụ
tượng trưng cho đất nước thân yêu, những làng xóm thân thuộc đang bị quân thù
càn quét, bắn giết dã man. Máu những người nông dân hiền lành đã chảy ngập
đường thôn, luống cày... dưới làn bom đạn của lũ cướp nước. Xưa kia thuở thanh
bình, đất nước là "những cánh đồng thơm mát...", "xanh xanh bãi mía bờ dâu...",
thì kể từ khi "súng giặc đất rền", đã trở nên tang thương, điêu tàn với "những cánh
đồng quê chảy máu". Nhân dân ta bị giặc Pháp tàn sát dã man. Hai chữ "chảy máu"
lên án tội ác và chính sách tam quang của quân cướp nước: giết sạch, cướp sạch,

đốt phá sạch! Từ "ôi" cảm thán diễn tả nỗi lòng đau đớn, xót xa không thể nào kể
xiết!
Từ cái nhìn toàn cảnh về không gian đau thương, về "những cánh đồng quê
chảy máu", nhà thơ đứng lặng nhìn về các phía chân trời. Một nét vẽ thậm xưng,
độc đáo, rất sáng tạo:
“Dây thép gai đâm nát trời chiều”.
Quân giặc tàn bạo ra sức bắn giết, càn quét, chiếm đất, dồn dân. “Dây thép gai”
cũng là một hình ảnh hoán dụ nói về bốt đồn giặc, sự chiếm đóng dã man của quân
cướp nước.Những núi thép gai, những hàng rào dây thép gai tua tủa nhọn hoắt bao
bọc xung quanh đồn giặc không chỉ nhằm chống đỡ những trận tấn công vũ bão
của quân đội ta, mà còn “đâm nát trời chiều”.Một cách nói thậm xưng đầy ấn
tượng về tội ác và âm mưu cướp nước của giặc Pháp. “Mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên” là những chiều thôn trang êm đềm có “cánh cò trắng vẫy mênh
mông”, có “tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn”, có tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về
thôn... Nhưng nay còn đâu nữa?Cảnh trời chiều quê hương đã và đang bị dây thép


gai đồn giặc “đâm nát”. Nỗi đau từ đất trời như đang cứa nát, đâm nát lòng người!
Quê hương tươi đẹp đang bị quân thù giày xéo. Những câu thơ giúp ta nhận ra bộ
mặt thật của kẻ thù đằng sau những luận điệu hoa mỹ, xảo quyệt của chúng, bóc
trần bộ mặt tàn bạo, mất hết tính người của bọn đế quốc vẫn luôn khoe khoang văn
minh và rêu rao thứ hòa bình được “trộn vào bom nguyên tử” mà giờ đây chúng
đang rải khắp nơi để hủy diệt sự sống, điên cuồng tàn sát đồng bào, ngay cả những
đứa trẻ nhỏ cũng không tha. Chế Lan Viên trong bài thơ “Đế quốc Mĩ là kẻ thù
riêng của mỗi trái tim ta” cũng đã viết:
“Bọn xé xác trẻ em, bọn châm lửa đốt nhà
Bọn mưu giết đồng bào ta bằng hóa học
Bọn đẵn gốc những mùa xuân nảy lộc
Bọn đâm lê vào những áo cà sa”
Thế nhưng, đất nước đau thương đang quằn quại dưới gót giày thực dân vẫn toát

lên vẻ đẹp tươi thắm vô ngần, quật khởi đứng lên:
“Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
(Đất nước)
Đất nước như thế nào chưa phải là cái đích mà Nguyễn Đình Thi muốn hướng tơi
stìm câu trả lời cho những suy nghĩ từ thuở trẻ, mà là cái gì làm nên sự trường tồn
của dân tộc Việt. Ông đã phát hiện ra đó là nhờ vào niềm ham sống, tinh thần lạc
quan, niềm tin vào ngày mai, tin vào bản thân mình. Đó là sự chiêm nghiệm sức
sống nhìn từ quá khứ đến hiện tại. Cái tôi trữ tình Nguyễn Đình Thi và thế giới
nhân vật trong thơ ông bao giờ cũng hiện lên với diện mạo người chiến sĩ. Họ


sống, chiến đấu, kiên nhẫn chịu đựng và vượt qua mọi khó khan, chia li và nhiều
khi là cả cái chết:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà...
(Đất nước)
Những câu thơ ấy đã khiến ta vô cùng xúc động và thấm thía một ý nghĩa quan
trọng trong triết học về lẽ sống: Làm sao có thể khóa được chim bay và hoa nở,
làm sao bắn được lòng yêu đất nước, yêu quê hương, yêu sự sống và cả ý chí sục
sôi? Ấy là sự bắn vào hư không, ấy là sự tàn sát trong vô vọng. Hệ quả cuối cùng
chỉ là thất bại mà thôi. Trong khó khăn gian khổ, đất nước càng trưởng thành tỏa
sáng, chính vì thế Nguyễn Đình Thi đã viết lên những câu thơ tràn đầy cảm hứng
lạc quan
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng

(Đất nước)


Không chỉ có vậy, Nguyễn Đình Thi còn khẳng định niềm tự hào đất nước: “Lòng
ta bát ngát ánh bình minh”, Từ đó, Nguyễn Đình Thi hướng đến ngợi ca tầm vóc
sử thi của đất nước:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
( Đất nước)
Khổ thơ này chính là sự đột phá nghệ thuật, vần điệu bị tước bỏ, các chữ gói gọn,
không thừa, không thiếu, hình ảnh rất mạnh (Rung trời giận dữ, nước vỡ bờ) mọi
ảnh sáng tập trung làm sáng lòa cuộc đấu tranh hùng tráng của dân tộc Việt Nam.
Tất cả tạo nên hình tượng đất nước từ trong màu lửa đau thương của chiến tranh, từ
trong bùn lầy của lam lũ, đói nghèo, mà vươn mình đứng dậy.Tố Hữu cũng đã nói:
Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêu
Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều
Nguyễn Đình Thi đã dựng nên hình tượng đất nước như bông sen vươn dậy từ bùn
lầy, tăm tối, đói nghèo, mất mát, đứng lên chiến đấu và chiến thắng, từ trong vất vả
đau thương càng tươi sáng rạng ngời. Cũng chính vì thế đã tạo nên nét riêng của:
Đất nước.Đó là những vần thơ tạc vào thời gian và lòng người để ta nhớ mãi.
3. Nhận thức về đất nước luôn gắn liền với nhậnthức về nhân dân, tình cảm
đất nước hòa quyện vào tình cảm cá nhân.


Cảm hứng rộng dài đất nước, dân tộc và cá nhân người chiến sĩ đã gắng quện vào
nhau, hòa đồng trong nhau, để bản thân người nghệ sĩ bỗng trở thành một tế bào
của đất nước. Một đất nước từng “Ngời lên nét mặt quê hương/ Mỗi gốc lúa, bờ tre
hồn hậu/ Cũng bật lên những tiếng căm hờn”. Nguyễn Đình Thi đã nói thay cho

tất cả nhân dân, những con người đang phải chịu cảnh gông cùm, lầm than cơ cực:
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...
Tình cảm riêng tư cũng đã trở thành cảm hứng về đất nước. Trong cái chung bao
giờ cũng có cái riêng Nguyễn Đình Thi đã từng nói “Anh yêu em như yêu đất
nước”. Chính những tình cảm này đã góp phần tạo nên “Đất nước” đôn hậu, ân
tình và trìu mến hơn. Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng được
khơi gợi từ chuyện giữa “anh và em”. Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em
tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi
nhớ thầm. . Cảm hứng đất nước bắt nguồn từ cách cảm nhận của nhà thơ qua
những trắc nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhà thơ cảm nhận rằng
chính nhân dân đã làm nên đất nước và đất nước đã muôn đời là của nhân dân.
Có thể nói, càng nung nấu quân xâm lược bao nhiêu thì càng yêu quê
hương đất nước bấy nhiêu. Và trong những lúc sục sôi căm thù nhất, chiều sâu tâm
hồn người lính vẫn được Nguyễn Đình Thi thể hiệnbằng nét vẽ rất nên thơ, đầy
sáng tạo.
"Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu".


“Nung nấu” căm thù và “bồn chồn nhớ” là hai nét biểu hiện của một tâm trạng,
làm nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của anh Vệ quốc quân thời kháng
chiến 9 năm đánh Pháp.Anh ra trận với sức mạnh căm thù giặc, với tình yêu nước
thương dân, với bao nỗi nhớ. Hai chữ "bồn chồn" nghĩa là nóng ruột, không yên
tâm (Từ điển tiếng Việt); diễn tả nỗi nhớ xôn xao, rung động, dâng lên như những
đợt sóng vỗ mãi trong lòng.Đã có nỗi nhớ "bổi hồi bồi hồi".Đã có sự vấn vương
"không yên một bề". Đã có tâm tình khao khát "nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ
ai...".Câu thơ “Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu” là một nét vẽ rất đẹp thể hiện
bút pháp tài hoa của Nguyễn Đình Thi.

Tình cảm là cái gốc của thơ ca, là ngọn nguồn sáng tạo của thơ ca. Thơ chỉ
đẹp khi thơ ca hút màu mỡ, phù sa trong lòng đất - hiện thực cuộc sống - mà nảy
mầm xanh tươi, đơm hoa kết trái dâng hương thơm, vị ngọt cho đời. Đoạn thơ của
Nguyễn Đình Thi như một bông hoa đẹp trong cành hoa đẹp đã mang hơi thở nóng
hổi của thời đại, mang tình yêu mãnh liệt của đất nước và con người Việt Nam
trong ba ngàn ngày khói lửa. Và trong tình cảnh đất nước như vậy, tình cảm đất
nước và tình cảm cá nhân lại càng hòa quyện vào nhau:
Anh ôm chặt em và ôm cả cây sung trường bên vai em
(Chia tay trong đêm Hà Nội)
Đặc biệt, không chỉ hòa quyện mà hai thứ tình cảm ấy còn hóa thân vào nhau,
không thể tách ra được. Yêu em cũng như yêu đất nước, “em” là “đất nước” trong
“anh”. Vì thế càng yêu em càng phải bảo vệ đất nước. Yêu nhau đến suốt đời và
hơn nữa, yêu nhau là để chiến đấu, để “kiêu hãnh làm người”
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn


Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người
( Nhớ, 1945)
Đó là sự tất yếu của cuộc trường chinh vốn không thể thiếu sự thống nhất giữa cá
thể và đoàn thể, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái chung và cái riêng. Với tinh
thần tự nguyện họ đã nén những đau thương và mất mát vào trong lặng lẽ, bởi thế
lặng lẽ trở thành điệu hồn của cái tôi trữ tình và các nhân vật trữ tình trong thơ ông.
Do đó tình yêu trong thơ Nguyễn Đình Thi là tình yêu của người lính bình thường
mang lẽ phải lớn và ánh sáng lí tưởng luôn hiện diện bên họ.

Nắm tay cách mạng vẫn đang gieo không ngừng
Những hạt thóc vàng đang rào rào bay
Và chúng ta đều tin rằng cuộc sống cách mạng vẫn chất chứa trong đó biết bao kì
diệu và sẽ thành công.
4.

Đất nước tươi đẹp
Vượt lên những đau thương mất mát của chiến tranh, đất nước vẫn đẹp, vẫn
rạng ngời:
Quê hương ta núi sông lộng lẫy
Mỗi lần vùng dậy lại đẹp hơn
…Việt Bắc quê hương ta sáng chói
Đất tự do của những anh hùng
Chim bay rợp trời mây rộng rãi
Quân đi rung chuyển những sông rừng
(Quê hương Việt Bắc1950 )


Tố Hữu cũng có những câu thơ rất hay về Việt Bắc, đó là bức tranh tứ bình vô
cùng tuyệt diệu:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
( Việt Bắc)
Thiên nhiên Việt Bắc với những chuyển biến suốt bốn mùa, mỗi mùa đều mang

một nét đặc trưng riêng: mùa xuân có màu trắng của hoa mơ bung nở khắp rừng,
rồi lại tràn ngập một màu vàng của rừng phách khi hè về và cuối cùng đọng lại
trong hình ảnh trong trẻo, dịu mát của rừng đêm dưới ảnh trưng thu hòa bình. Vẻ
đẹp ấy chỉ ai gắn bó tha thiết mới cảm nhận hết được cái đặc trưng của núi rừng
Tây Bắc. Với Nguyễn Đình Thi, đất nước bắt đầu từ Hà Nội:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
(Đất nước)


“Sáng mát trong” hôm nay làm ta nhớ “sáng mát trong từ ngày xưa, những ngày đã
xa, đã đi vào quá khứ nhưng còn làm cho ta tự hào và nhớ mãi. Cơn gió hôm nay
gợi về cơn gió ngày nào gần gũi đó mà rất xa xôi trong cái chớm lạnh đầu mùa.
Tâm trạng của Nguyễn Đình Thi lúc này phải chăng đang phơi phới niềm vui, cũng
như “ nai về suối cũ – cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”, bởi thế mới viết lên
những câu thơ :
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Đất nước)
Trong cảm quan của Nguyễn Đình Thi đất nước là bầu trời xanh bao la, tươi đẹp
hiền hoà, đất nước là ruộng đồng thẳng cánh cò bay thơm ngát hương lúa. Đất
nước là những ngả đường bát ngát xuôi ngược từ Bắc vào Nam rộng dài từ Đông
sang Tây. Đất nước còn là những dòng sông phù sa màu mỡ. Hình tượng Đất nước
được Nguyễn Đình Thi xây dựng bằng những vẻ đẹp của thiên nhiên xanh tươi, dạt
dào sức sống. Cảm nhận đất nước từ chỗ đứng, tấm lòng của chúng ta, nên đất
nước hiện lên vừa bình di, vừa rất đỗi thân thương. Và đó cũng là nỗi lòng yêu quý
tha thiết non sông, đất nước của chính tác giả Nguyễn Đình Thi.Ta cũng bắt gặp

trong hình ảnh đất nước vừa thơ mộng vừa hùng vĩ hiện ra trong thơ Nguyễn Đình
Thi:
Việt Nam đất nước ta ơi


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
(Việt Nam quê hương ta)
Việt Nam không chỉ đẹp trong chiến thắng, trong những ngày hội tưng bừng mà
còn trong sự hồi sinh, trong sự vươn tới, vượt qua mất mát, đau thương.

5.

Nghệ thuật thơ

Qua những vần thơ của Nguyễn Đình Thi, ta thấy dường như ông không thích kể
lể, tâm tình. Thơ ông là thơ của tâm trạng, cảm xúc, các đoạn thơ liên kết với nhau
bằng các câu nối nhưng vẫn tạo nên sự liền mạch. Thơ ông là sự chiêm nghiệm
trầm lắng, không sôi nổi mà lặng lẽ và vô cùng thấm thía. Về thể thơ, Nguyễn Đình
Thi sử dụng nhiều thể thơ như lục bát, thể thơ bảy chữ nhưng nhiều nhất vẫn là thể
thơ tự do ( Đất nước, Lá đỏ, Chia tay trong đêm Hà Nội). Với hình thức cơ bản của
thơ tự do là không ràng buộc vào các quy tắc, quy định về số câu, số chữ, niêm
đối…vì thế cái tôi trữ tình và tài năng sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của nhà thơ
cũng được tự do bộc lộ.Những cau thơ dài ngắn khác nhau ấy vừa cho chúng ta
thấy đất nước anh hùng, đồng thời cũng giúp ta thấy được nỗi lòng đau xót của
nhân dân, nỗi đau căm hờn, ý chí quyết tâm chống giặc xâm lược và góp phần phát
hiện ra tư thế, phẩm chất của cả dân tộc Việt Nam.
Đọc những bài thơ của của Nguyễn Đình Thi, đặc biệt là bài “Đất nước”có lẽ điều
ám ảnh lớn nhất đối với chúng ta là giai điệu thơ. Không gian thơ mở rộng đến vô

cùng. Giọng thơ phấn khởi, tươi tắn, sôi nổi. Nhịp thơ vút đi vang vọng tiếng yêu


đời. Hình ảnh thơ bừng sáng, rộn ràng, phơi phới. Âm hưởng lời thơ khoáng đạt,
trong trẻo. Tóm lại, chỉ qua một số bài thơ về đất nước tiêu biểu nhất, chúng ta
cảm nhận được phần nào vẻ đẹp phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi, một
hồn thơ giàu cá tính sáng tạo. Hiện thực chiến tranh: đất nước điêu tàn, dân tộc đau
thương trong bom đạn quân thù đã được diễn tả một cách tuyệt vời qua những vần
thơ hàm súc, biểu cảm và giàu hình tượng. “Cánh đồng quê chảy máu”, “Dây thép
gai đâm nát trời chiều” là những hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo và hay. “Bỗng bồn
chồn nhớ mắt người yêu” là một hình ảnh mang tính kế thừa sáng tạo, thể hiện một
hồn thơ chiến sĩ cho ta nhiều rung cảm thấm thía.Có thể nói tài năng của Nguyễn
Đình Thi đã gặp được thiên thời - địa lợi - nhân hòa, gặp được ngọn gió lớn mà ta
vẫn quen gọi là "bão táp Cách mạng", vì thế mà vút lên, vì thế mà bền lâu, vì thế
mà cách tân và hiện đại.
III.

KẾT LUẬN
Nguyễn Đình Thi là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ lớn và độc đáo của dân

tộc Việt.Ở đề tài đất nước nói riêng, Nguyễn Đình Thi đã có những đóng góp to
lớn. Đã có không ít nhà thơ viết về đề tài đất nước, nhưng Nguyễn Đình Thi có thể
coi là một trong số ít những người viết hay nhất. Đất nước trong thơ hiện lên như
một con người cụ thể: dũng cảm hiên ngang, anh hùng bất khuất, trong máu lửa
mất mát đau thương vẫn tươi đẹp, hiên ngang vươn tới tầm cao của lịch sử, của
thời đại. Đồng thời, qua các bài thơ, chúng ta cũng thấy được lòng yêu quê hương
đất nước,ý chí quyết tâm, sẵn sàng chiến đấu, không ngại gian khổ hi sinh của nhà
thơ Nguyễn Đình Thi nói riêng cũng như toàn thể quân dân ta nói chung.Đó là
những “viên ngọc đẹp”, là nguồn mạch tinh thần động viên cổ vũ quần chúng đấu
tranh,là hành trang tiếp sức để vượt lên gian khổ, chiến đấu và chiến thắng quân

thù. Tâm hồn ta cũng được bồi đắp bao tình cảm đẹp trở nên trong sáng và phong
phú, để ta yêu, để ta nhớ, ta sống lại và tự hào về những năm tháng hào hùng và


oanh liệt với ngọn lửa Điện Biên thần kì của đất nước và dân tộc trong thời đại Hồ
Chí Minh.Trang thơ đã khép lại, nhưng trong lòng độc giả chúng ta vẫn lưu lại
những ấn tượng không thể nào quên, những bài thơ ấy sẽ mãi sống cùng non sông
đất nước.

1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Duy Bắc, (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại

2.

(1945 – 1975) NXB Văn hóa dân tộc Việt Nam
Hà Minh Đức ( tuyển chọn và giới thiệu) (2000), Nguyễn Đình Thi – Về tác

3.

giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Đăng Mạnh ( chủ biên) (2002), Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 3

4.

NXB Đại học Sư Phạm.
Đào Thủy Nguyên (chủ biên) – Bùi Huy Quảng, (2014), Giáo trình Văn

5.


học Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam.


IV.



×