Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Chăn nuôi heo công nghiệp kín lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.75 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***--------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MÔN: KINH TẾ ĐẦU TƯ
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG,
CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNH
Nhóm: 3
Mã lớp: ML54
Khóa: 53
Phạm Huỳnh Hoa 1401015189
Trương Ngọc Nguyên Hảo 1401015170
Nguyễn Đăng Khoa 1401015244
Nguyễn Thị Thu Hậu 1401015173
Trần Thị Mỹ Hạnh 1401015162

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2016


MỤC LỤC


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
-

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Đầu Tư Nuôi Trồng Và Phát Triển Nông Nghiệp



-

Công Nghệ Cao Bình Mai.
Giấy phép ĐKKD số : 4601236825
Ngày cấp : 05/02/2016
Đại diện pháp luật : Nguyễn Quốc Ánh
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: Xóm Phố Dầu, Xã Tiên Hội, Huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Địa chỉ trang trại: Xóm Cuốn Cờ, Xã Khôi Kỳ, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên.
Ngành nghề chính
: Chăn nuôi heo (không chăn nuôi tại trụ sở).
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Trang trại chăn nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh.
Địa điểm xây dựng: Xóm Cuốn Cờ, Xã Khôi Kỳ, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái

-

Nguyên.
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

-

do chủ đầu tư thành lập.
Tổng vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư 14,986,002,000 đồng (Mười bốn tỷ, chín trăm

-

tám mươi sáu triệu, hai ngàn đồng chẵn).Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 35% tổng

đầu tư tương ứng với số tiền 5,245,101,000 đồng. Ngoài ra công ty dự định vay
65% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 9,740,901,000 đồng của ngân
hàng.
1.3. Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án
1.3.1.Định hướng đầu tư
-

Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức cũ của các hộ chăn nuôi gặp phải rất nhiều
những hạn chế như chất lượng con giống, kiểm soát dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.
Trong khi đó, mô hình chăn nuôi gia công có sự hợp bền vững giữa những hộ chăn
nuôi có lợi thế về đất đai, lao động và các doanh nghiệp có thế mạnh về con giống,
thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, kỹ thuật chăn nuôi và thị trường, giúp phát huy tốt
thế mạnh của nhau, trong thời gian qua, đã chứng minh được hiệu quả thực sự và
mang lại lợi ích tốt cho các bên tham gia. Về chính trị xã hội, điều này cũng mang
đến những giá trị to lớn, giúp thúc đẩy tăng trưởng cả về chất và về lượng cho
ngành chăn nuôi Việt Nam, phù hợp với “Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm
2020” mà Chính phủ Việt Nam đề ra tại Quyết định số 10/2008/QĐ-Ttg.. Nhận thức
được vấn đề này, Công ty TNHH MTV Đầu Tư Nuôi Trồng Và Phát Triển Nông


4

Nghiệp Công Nghệ Cao Bình Mai quyết định đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi
heo gia công, công nghiệp kín lạnh quy mô 5,000 heo theo mô hình kinh tế công
nghiệp ở Xóm Cuốn Cờ, Xã Khôi Kỳ, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên nhằm đáp
-

ứng nhu cầu nguồn thực phẩm phục vụ trong nước.
Khi hợp tác gia công chăn nuôi heo, chúng tôii sẽ cung cấp lao động, dụng cụ thiết
bị cần thiết và điện nước sản xuất. Công ty Austfeed cung cấp heo giống, thức ăn,

thuốc thú y và vắc xin. Austfeed cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát kỹ
thuật chăn nuôi, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền công dựa theo kết quả chăn
nuôi. Với lợi thế heo giống tốt, thức ăn chăn nuôi chất lượng cao và thuốc thú y đạt
chuẩn quốc tế, cùng với quy trình hướng dẫn khoa học, đến nay, các trang trại chăn
nuôi heo gia công với Công ty Austfeed liên tục phát triển cả về số lượng và quy
mô, làm giàu cho nhiều hộ gia đình tại các địa phương.

-

Hệ thống chăn nuôi này còn được gọi là hệ thống 2 điểm (Two-site production
system).Hệ thống chăn nuôi 2 điểm có nhiều ưu thế như cắt đứt véc-tơ truyền bệnh
giữa các giai đoạn sản xuất của lợn, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi, sử dụng tốt
nguồn lao động nông nhàn tại chỗ, kết hợp tốt phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi
trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sau một thời gian hợp tác chăn nuôi gia
công, người chăn nuôi có thể tiếp thu được kinh nghiệm và kỹ thuật thông qua việc
hướng dẫn và chuyển giao từ đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y của công ty và do vậy họ
có thể tự đứng ra sản suất kinh doanh độc lập.

-

Trang trại chúng tôi sẽ bán lại heo cho Công ty Cổ phần AUSTFEED Việt Nam.
Ngoài đầu ra của trang trại sẽ được công ty trên thu lại thì nguồn con giống, thức
ăn, thuốc thú y, kỹ thuật sẽ được Công ty C.P AUSTFEED Việt Nam cung cấp với
tiêu chuẩn và chất lượng cao. Do vậy, chúng tôi định hướng dự án có tính khả thi và

-

phát triển ổn định.
1.3.2.Mục tiêu của dự án
Đầu tư 5,000 heo để cho ra những heo giống tốt nhất nhằm đưa chăn nuôi trở thành

ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.


5
-

Phát triển chăn nuôi heo để tăng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ
nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của

-

xã hội và xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi heo phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của

-

tỉnh Thái Nguyên.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh
tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương,

-

của tỉnh Thái Nguyên cũng như cả nước.
Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho
người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường
xã hội tại địa phương.


6


CHƯƠNG 2: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô:
2.1.1.Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2015 ước tính tăng 6,03% so với cùng
kỳ năm 2014, đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 5 năm qua. Trong mức tăng
6,03% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14%,
đóng góp 0,28 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,35%, đóng
góp 2,82 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,82%, đóng góp 2,36 điểm phần
trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,47%, đóng góp 0,57 điểm phần
trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp mặc dù có
mức tăng cao nhất với 6,02%, nhưng chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mức
tăng chung do chiếm tỷ trọng thấp nhất trong khu vực; ngành nông nghiệp tuy chỉ
tăng thấp ở mức 1,54% nhưng do chiếm tỷ trọng lớn nhất (Khoảng 71%) nên đóng
góp 0,15 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 0,09 điểm phần
trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,01% so
với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước [2],
trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá cao với 9,51% [3], góp
phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung; ngành khai khoáng tăng 6,70%.
Ngành xây dựng tăng 4,40%, thấp hơn mức tăng 5,93% của cùng kỳ năm 2014.
Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như sau:
Bán buôn và bán lẻ tăng 7,11% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ lưu trú và ăn
uống tăng 5,90%. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,65%. Hoạt
động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,55%, cao hơn mức
tăng 2,38% của cùng kỳ năm trước với những tín hiệu khả quan: Thị trường bất
động sản bước đầu ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản thành công tăng, lãi suất
ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.



7

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 12,35%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,80%; khu vực
dịch vụ chiếm 42,23%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,62%.
Xét về góc độ sử dụng GDP quý I năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 8,67% so
với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 8,48 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy
tài sản tăng 6,70%, đóng góp 1,60 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ làm giảm 4,05 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I năm nay theo giá so sánh
2010 ước tính đạt 171 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, bao
gồm: nông nghiệp đạt 131 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8%; lâm nghiệp đạt 6 nghìn tỷ
đồng, tăng 6,3%; thủy sản đạt 34 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong 3 tháng đầu năm chủ yếu tập trung đầu tư
bảo đảm tiêu dùng trong dịp tết Nguyên Đán 2015. Theo báo cáo sơ bộ, ước tính
đàn bò 3 tháng tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn tăng 2%; đàn gia cầm
tăng 3% - 3,5 %; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 1% - 1,5%; sản lượng thịt
bò hơi xuất chuồng tăng 2% - 2,5%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 4% 4,5%; sản lượng thịt gia cầm tăng 5,5% - 6%.
Với những kết quả đạt được thì nhìn chung kinh tế Việt Nam đầu năm 2015
đang cho thấy sự ổn định và phát triển, nhà nước cần tiếp tục có những biện pháp
thích hợp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
2.1.2.Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với
tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp
với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách

80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả


8

nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chiến lược phát triển bền vững Việt
Nam, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía
Bắc, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước..
Quyết định đưa ra mục tiêu tổng quát phát triển đến năm 2020, xây dựng Thái
Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại là trung tâm của vùng
Trung du và Miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ
giáo dục – đào tạo, cơ cấu kinh tế hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và
bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Thực hiện tăng trưởng xanh với mức độ phát triển các – bon giảm dần, tiến tới tạo
dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Là khu vực phòng thủ vững
chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững quốc phòng – an ninh cho cả vùng
Trung du và Miền núi phía Bắc.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10-11,0%/năm; GDP bình
quân đầu người đạt khoảng 80-81 triệu đồng, tương đương 3.100 USD. Khu vực
công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 47-48% khu vực dịch vụ chiếm khoảng
39,5-40,5% và khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm khoảng 11,5-14,0%. Về văn
hóa, xã hội phấn đấu giảm tỷ suất sinh hàng năm khoảng 0,01-0,02%, tỷ lệ hộ
nghèo bình quân giảm 1,8-2,0%/năm. Về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị sử
dụng công nghệ xanh, sạch với tỷ lệ ngày càng tăng trong sản xuất công, nông
nghiệp và trong dịch vụ, nhất là trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị các
ngành sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm 30-32% GDP tỉnh. Phấn đấu
trên 80% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% rác thải

sinh hoạt, rác thải y tế được xử lý, 60% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu
chuẩn B, cường độ phát thải khí nhà kính giảm ít nhất 8-10% so với năm 2010, môi
trường không khí tại các đô thị, khu công nghiệp được kiểm soát. Về quốc phòng,
an ninh và trật tự, an toàn xã hội, tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc
phònp, an ninh, bảo đảm là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp
phần giữ vững an ninh quốc phòng cho cả khu vực.


9

Quyết định cũng đưa ra mục tiêu tổng thể và các định hướng phát triển đến
năm 2030, phấn đấu Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế
của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, hội tụ những yếu
tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công
nghiệp công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và
môi trường an toàn, bền vững, là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học
công nghệ có uy tín lớn trong nước, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến,
hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc, đời sống vật chất, tinh thần ngày
càng được nâng cao. Xây dựng thành phố Thái Nguyên là thành phố sinh thái, có
chức năng tổng hợp…Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030
khoảng 10-10,5%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2025 khoảng 150 triệu
đồng, năm 2030 khoảng 265 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực, khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 90% vào năm 2030.
Bên cạnh đó, phấn đấu Thái Nguyên thực sự là trung tâm đào tạo đa ngành, đa
lĩnh vực chất lượng cao với trường đại học Thái Nguyên là trung tâm và một số cơ
sở nghiên cứu và triển khai trực thuộc tạo môi trường gắn kết chặt chẽ với doanh
nghiệp, 100% trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia, hệ thống
cơ sở y tế hiện đại, không gian văn hóa đặc trưng, hội tụ đầy đủ bản sắc văn hóa đặc
trưng của Vùng. Tiếp tục, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại trên
tất cả các lĩnh vực giao thông, điện, cấp, thoát nước…đáp ứng nhu cầu phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển hệ thống đô thị hợp lý, bảo đảm không gian
xanh…
Quyết định cũng nêu rõ định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực như:
phát triển công nghiệp, phát triển nông, lâm, thủy sản và xây dựng nông thôn mới,
phát triển dịch vụ, du lịch, kết cấu hạ tầng, phát triển các lĩnh vực xã hội…

2.1.3.Tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh

 Quan điểm phát triển ngành chăn nuôi


10

-

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng
chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất nông
nghiệp.

-

Phát triển chăn nuôi phải gắn với bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường đất trồng
trọt. Chuyển đổi phương thức chăn nuôi với các giải pháp xử lý chất thải bằng các
công nghệ phù hợp nhằm giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi và môi trường sống.
Chất thải chăn nuôi được xử lý cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

-

Áp dụng công nghệ tiên tiến, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành

chăn nuôi theo hướng trang trại và nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch
bệnh.

-

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi trong huyện chuyển
nhanh chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ thành các trang trại chăn nuôi tập trung với
quy mô lớn. Từng bước di dời các trang trại chăn nuôi ở các khu vực cấm nuôi sang
các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi. Xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất phân vi sinh hữu cơ
sử dụng nguyên liệu từ chất thải chăn nuôi, sử dụng năng lượng sinh học.

-

Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền
vững với cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư
cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở
chế biến sản phẩm chăn nuôi, sản xuất thức ăn, thuốc thú y, sản xuất phân bón từ
nguồn chất thải chăn nuôi, tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống giám
sát sản phẩm chăn nuôi và thú y để các văn bản pháp luật và chính sách được thực
thi một cách hiệu lực và hiệu quả cao.
 Định hướng phát triển:

-

Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển dần từ phương
thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang chăn nuôi quy mô trang trại


11


gắn với phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát
-

được môi trường.
Tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đồng bộ cho hệ
thống dịch vụ hỗ trợ, mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật. Hình thành mối liên kết từ các

-

yếu tố đầu vào - sản xuất chăn nuôi - chế biến, bảo quản - tiêu thụ sản phẩm.
Loại vật nuôi được xác định là hàng hoá chủ lực của Thái Nguyên là: lợn thịt, gia
cầm, trâu, bò thịt. Định hướng đến năm 2020, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn,
gia cầm (chủ yếu là gà, lợn); ổn định đàn trâu, phát triển theo hướng nâng cao chất
lượng, tầm vóc. Phát triển các sản phẩm vật nuôi bản địa tại các xã thuộc huyện
miền núi.

 Mục tiêu phát triển:

a. Mục tiêu chung:
Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại, sản xuất hàng hoá,
ứng dụng khoa học công nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ
môi trường; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu giống vật nuôi theo hướng tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm: Đưa tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp từ 36,9%
năm 2012 lên 40% vào năm 2015 và 50% năm 2020. Từng bước quản lý tốt công
tác giết mổ gia súc, gia cầm, công tác thú y; đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng
chống dịch, bệnh. Triển khai lập và thực hiện tốt quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn
với xây dựng nông thôn mới.
b. Mục tiêu cụ thể:

-

Đến năm 2015:
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành chăn nuôi bình quân đạt
9,0%/năm thời kỳ 2012 - 2015; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (Giá TT) năm
2015 đạt 4.718.750 triệu đồng, chiếm 40,0% giá trị sản xuất nông nghiệp. Các chỉ
tiêu cụ thể như sau:
Quy mô đàn: Đàn trâu: 68.000 con; đàn bò 32.000 con; đàn lợn 690.000
con (trong đó lợn nái 104.800 con; lợn thịt 550.200 con);đàn gia cầm 9.500 ngàn
con, sản lượng thịt hơi các loại 123.250 tấn.
Cơ cấu giá trị sản xuất đàn vật nuôi: gia súc 65%; gia cầm 28%; đại gia súc
5%; các loại vật nuôi khác 2%.


12

Nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm: Đàn lợn nạc hóa trên 50%; nái
ngoại chiếm 20%; nái lai 50%; bò lai Zebu 43,8 %.
Chăn nuôi trang trại tăng bình quân 10% bình quân hàng năm; đến năm 2015
toàn tỉnh có 550 trang trại (chăn nuôi trâu, bò: 15 trang trại; lợn: 255 trang trại ; gia
cầm: 280 trang trại).
Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất: Chăn nuôi trâu, bò:
Khu vực nông hộ chiếm 90,0%; khu vực trang trại, gia trại chiếm 10,0%. Chăn nuôi
lợn: Khu vực nông hộ chiếm 76,5%; khu vực trang trại, gia trại 23,5%; Chăn nuôi
gia cầm: Khu vực nông hộ chiếm 60%; khu vực trang trại, gia trại 40%.
Kiểm soát, khống chế cơ bản được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tai
xanh lợn, Dịch tả lợn, Lở mồm long móng gia súc và Cúm gia cầm, v.v…
Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tỷ lệ 100% trang trại chăn nuôi và
30 % gia trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ Biogas;
Giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm: tại TP. Thái Nguyên,

thị xã Sông Công khoảng 80% sản lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn
được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; tại các huyện còn lại tỷ lệ này chiếm
60%.


13
-

Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành chăn nuôi bình quân đạt
12,0%/năm thời kỳ 2016 - 2020; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (giá TT) đến năm
2020 đạt 8.690.000 triệu đồng, chiếm 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Các
chỉ tiêu cụ thể như sau:
Quy mô đàn: Đàn trâu: 65.000 con; đàn bò 30.000 con; đàn lợn 800.000 con
(trong đó lợn nái 128.000 con; lợn thịt 672.000 con);đàn gia cầm 13.000 ngàn con,
sản lượng thịt hơi các loại 156.300 tấn.
Cơ cấu giá trị sản xuất đàn vật nuôi: gia súc 60%; gia cầm 33%; đại gia súc 5%;
các loại vật nuôi khác 2%.
Nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm: Đàn lợn nạc hóa trên 60%; nái ngoại
chiếm 30%; nái lai trên 60%; bò lai Zebu 60%.
Chăn nuôi trang trại tăng bình quân 10% bình quân hàng năm; đến năm 2020
toàn tỉnh có 920 trang trại;
Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất: Chăn nuôi lợn thuộc
khu vực nông hộ chiếm 50%; khu vực trang trại, gia trại 30%; Chăn nuôi gia cầm
thuộc khu vực nông hộ chiếm 35%; khu vực trang trại, gia trại 65%.
Kiểm soát, khống chế cơ bản được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tai
xanh lợn, Dịch tả lợn, Lở mồm long móng gia súc và Cúm gia cầm, v.v…
Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, 100% trang trại và gia trại chăn
nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas.
Giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm: Đến năm 2020 có
100% gia súc, gia cầm chăn nuôi được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung;

100% thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y.
2.2. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án
2.2.1.Văn bản pháp lý

-

Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc

-

Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước

-

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;


14
-

Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của

-

Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước


-

CHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội

-

nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm

-

2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo Vệ Môi Trường Số: 55/2014/QH130020 ngày 23 tháng 06 năm 2014
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN

-

Việt Nam;
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung

-

một số điều của Luật Quản lý thuế;
Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ

-

sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;

Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định

-

chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

-

quy định về giá đất;
Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi

-

trường;
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP
ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch

-

vụ;
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

-

Luật Quản lý thuế;
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và


-

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ

-

sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;


15
-

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ vê quy
hoạch bảo vệ môi trường , đánh giá môi trường chiến ược, đánh giá tác động môi

-

trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm
2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của

-

Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số


-

điều của Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm
2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của

-

Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

-

Luật Phòng cháy và chữa cháy
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chất lượng và bảo trì

-

công trình xây dựng
Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông Nghiệp và Phát

-

triển nông thôn.
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị định số
43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về đất


-

đai của chính phủ;
Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều
Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn

-

nuôi
Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác

-

định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
Công văn số 1730/BXD-KTXD ngày 20/10/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ 01/10/2011 theo

-

quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP
Thông tư 19/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành thuộc

-

nguồn vốn nhà nước
Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường;



16
-

Quyết định 2194/QĐ-TTg Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp,

-

giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.
Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố

-

định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số

-

957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán

-

và dự toán công trình;
Quyết định 32/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013 ban hành quy định về
trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái

-

Nguyên.
Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế trang trại của nhân dân tỉnh Thái Nguyên;

2.2.2.Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án Trang trại chăn nuôi heo quy mô 5000 con dựa trên những tiêu chuẩn,
quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

-

Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

-

Quyết định 121/2008/QĐ-BNN. Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực
hành chăn nuôi tốt (Viet GAP);

-

TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

-

TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN
2737 -1995;

-

TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

-


TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử
dụng;

-

TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

-

TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa
cháy;

-

TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

-

TCVN 4473 - 1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

-

TCVN 5673 - 1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

-

TCVN 5687 - 1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;


17

-

11TCN 19-84 : Đường dây điện;

-

11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

-

TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân
dụng;
TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công

-

cộng;
-

TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

-

TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;

-

EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

-


QCVN 01 – 14 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn
sinh học;

-

QCVN 24 : Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.

-

QCVN 01-39 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi;

-

QCVN 01 – 79 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầmQuy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y;
QCVN 01 – 83 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Bệnh động vật – Yêu cầu chung lấy

-

mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển;
QCVN 01 – 78 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi- các chỉ tiêu vệ

-

sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi;
-

QCVN 01 – 77 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
thương mại- điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
2.3. Điều kiện tự nhiên

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành
phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ bắc và từ
105°32′ đến 105°42′ kinh đông; phía bắc giáp huyện Định Hóa, phía đông nam giáp
thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông bắc giáp huyện Phú Lương,
phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Vị trí xây dựng: khu vực xây dựng dự án nằm ở Xóm Cuốn Cờ – Xã Khôi
Kỳ – Huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên
Hình 3.1 : Vị trí xây dựng Trang trại chăn nuôi heo gia công Thái Nguyên


18

-

2.3.1.Về đồi núi
Do vị trí địa lý của Huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:
Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh

Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .
Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m.
Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.
2.3.2.Sông ngòi thuỷ văn
Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với
chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La
Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và

-

trong sản xuất của Huyện.

Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm
du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình,
Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn
có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na
Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi

-

đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.
Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ
thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm -


19

2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện ( đặc biệt
là cây chè).
-

2.3.3.Khí hậu thời tiết
Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt

độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 ( là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây
trồng phát triển).
2.3.4.Đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm 28,3%, đất
Lâm nghiệp chiếm 48,43%; Đất chuyên dùng 10,7%; Đất thổ cư 3,4%. Tổng diện
tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, còn lại 6,2% diện tích tự nhiên
chưa sử dụng.
2.4. Điều kiện kinh tế xã hội

2.4.1.Dân cư

Dân số toàn huyện khoảng 160.598 người (năm 2012). Mật độ dân số bình
quân khoảng 283 người/km². Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là
Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện.
2.4.2.Kinh tế

Ngoài việc tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp nói chung thì phát triển
mô hình trang trại đang được huyện Đại Từ chú trọng, tiếp tục quan tâm thực hiện
trong những năm trở lại đây.Hiện nay, huyện Đại Từ đã có trên 70 trang trại, nhưng
trong thời gian qua, huyện luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn dó là giá thức
ăn chăn nuôi liên tục tăng cao và thị trường tiêu thụ không ổn định nên xu thế phát
triển chăn nuôi theo hình thức trang trại là điều tất yếu. Để khuyến khích chăn nuôi
theo hướng trang trại, ngoài các chính sách ưu đãi, huyện Đại Từ đã tập trung xây
dựng mối liên kết giữa trang trại với doanh nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại
và đào tạo nâng cao năng lực quản lý của chủ trang trại; đồng thời tăng cường kêu
gọi, thu hút các dự án đầu tư chăn nuôi.


20

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
3.1. Thị trường thịt heo thế giới

Theo báo cáo của USDA về thị trường thị heo toàn cầu từ năm 2011 đến năm 2014,
nhìn chung, các chỉ sổ sản xuất, tiêu dùng tăng đều và ổn định qua nhiều năm. Các
chỉ số về nhập khẩu và xuất khẩu chững lại sau năm 2012 và bắt đầu giảm xuống 2
năm tiếp theo. Tuy vậy, các con số đáng kể này thể hiện thị trường thịt heo luôn rất
nhộn nhịp, đặc biệt là thị trường trong nước.
Bảng 3.1. Thị trường thịt heo toàn cầu năm 2011 - 2014 (nghìn tấn)

Năm

Sản xuất

Tiêu thụ

Nhập khẩu

Xuất khẩu

2011

103,581

103,170

6,558

6,955

2012

106,862

106,260

6,858

7,268


2013

108,823

108,360

6,597

7,027

2014

110,566

110,044

6,358

6,873

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ báo cáo USDA
3.2. Thị trường thịt heo trong nước

Theo dõi diễn biến giá thịt lợn trong 6 tháng đầu năm nay thì thấy giá biến động
nhiều, giá đạt mức cao trong 2 tháng đầu năm (lợn hơi lai từ 47.000 – 47.500 đ/kg,
lợn hơi siêu nạc từ 53.000 – 53.500 đ/kg); từ tháng 3 giá bắt đầu giảm dần, xuống
mức thấp nhất vào tuần đầu tháng 6 (lơn hơi lai 34.000 đ/kg, lợn hơi siêu nạc
42.000 đ/kg) Tại thị trường phía Nam tháng 5, giá lợn hơi có xu hướng tăng nhẹ, do
lượng lợn hơi tới lứa xuất bán giảm so với trước và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trên thị
trường vẫn ở mức cao. Giá lợn hơi tại Đồng Nai tăng 1.000 đ/kg, lên 44.000 đ/kg,

giá lợn hơi Vĩnh Long tăng 500 đ/kg, lên 40.000 đ/kg.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), trong tháng 2/2015 (tháng Tết Ất Mùi),
ước tổng đàn lợn xuất chuồng cả nước khoảng 4,2-4,5 triệu con, tương đương
khoảng 310 nghìn tấn, tăng trên 10% so với lượng xuất chuồng trung bình các tháng
trong năm. Tháng 3 và tháng 4/2015, nguồn cung thịt lợn tiếp tục giữ ổn định. Do
thời điểm từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm lượng tiêu thụ thịt nói chung sẽ giảm


21

nên hiện tại, mức độ tái đàn lợn sau Tết vẫn đang duy trì ở mức trung bình, từ 3,5
đến 4 triệu con/tháng và không tăng so với cùng kỳ năm trước.
Hình 3.2: Diễn biến giá lợn hơi trên 80 kg trên thị trường (VND/kg)

Nguồn: CSDL từ AgroMonitor
3.3. Triển vọng phát triển
3.3.1.Thế giới

Theo báo cáo tháng 6/2015 của USDA, cơ quan này đưa ra dự báo sản lượng
thịt heo toàn cầu năm 2016 đạt khoảng 112 triệu tấn, tăng 0.4% so với năm 2015.
Bảng 2.3.1:Dự báo nhập khẩu thịt heo của một số thị trường lớn năm 2015-2016
(nghìn tấn)
Tên nước

2014

Dự báo năm 2015

Dự báo năm 2016


Nhật Bản

1,332

1,270

1,250

Mê-xi-cô

818

920

960

Trung Quốc

761

845

850


22

Hàn Quốc

480


600

625

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ báo cáo của USDA
Nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường lớn dự kiến tăng dần qua 2 năm
tới. Tuy thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm nhập khẩu nhưng lượng nhập khẩu
vẫn lớn đáng kể so với các thị trường còn lại. Những con số này cho thấy thị trường
xuất khẩu cực kì tiềm năng của mặt hàng thịt heo.
3.3.2. Trong nước

Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến tổng sản lượng
thịt hơi các loại năm 2015 tăng 3,36% so với năm 2014, ước đạt 4.623.500 tấn thịt
các loại, trong đó thịt lợn hơi ước đạt 3.370.300 tấn, tăng 2,57% so với năm 2014.


23

CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ
4.1. Hình thức chăn nuôi
4.1.1.Các giống heo trong trại (1 máu):

Austfeed là một công ty liên doanh giữa Australia và Việt Nam, đã bắt đầu thực
hiện phát triển mô hình chăn nuôi theo hình thức gia công với các hộ chăn nuôi heo
tại miền Bắc và miền Trung. Để thực hiện điều này, từ năm 2010, Công ty Austfeed
đã đầu tư bài bản, xây dựng một trung tâm heo giống hạt nhân Hưng Việt với qui
mô lên đến 1.200 heo giống cấp GGP (cụ/kỵ) và GP (ông bà) tại tỉnh Hưng Yên.
Toàn bộ số heo giống này đều được nhập khẩu trực tiếp từ Vương quốc Anh với
mục đích phát triển đàn heo thương phẩm chất lượng cao, tăng trưởng mạnh, kháng

bệnh tốt
4.1.1.1. Giống lợn Yorkshire
-

Giống lợn Yorkshire được hình thành ở vùng Yorkshire của nước Anh.
Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng (cũng có một số con đốm đen), đầu cổ hơi
nhỏ và dài, mõm thẳng và dài, mặt rộng, tai to trung bình và hướng về phía trước,

-

mình dài lưng hơi cong, bụng gọn chân dài chắc chắn, có 14 vú.
Lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, khối lượng khi trưởng thành

-

lên tới 300kg (con đực), 250kg (con cái).
Lợn Yorkshire có mức tăng khối lượng bình quân 700g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn

-

trung bình khoảng 3.0kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 56%.
Lợn có khả năng sinh sản cao, trung bình 10 – 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh trung

-

bình 1.2kg/con.
4.1.1.2. Giống lợn Landrace
Giống lợn này được tạo ra ở Đan Mạch (1895).
Lợn có năng suất cao, sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn 3,0kg/kg tăng khối lượng,
tăng khối lượng bình quân 750g/con/ngày, tỷ lệ nạc 59%. Khối lượng lợn trưởng


-

thành có thể lên tới 320kg ở con đực và 250 ở con cái.
Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và nuôi con khéo.
Đây là giống lợn chuyên hướng nạc và được dùng để lai kinh tế. Các công thức lai

-

chủ yếu hiện nay là:
+ Lợn đực Landrace x Lợn nái Móng Cái (hoặc lợn địa phương) để lấy con cai F1
nuôi thịt.


24
-

+ Lợn đực Landrace x Lợn F1 (công thức trên) lấy con lai F2 có ¾ máu ngoại nuôi

-

thịt cho khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ nạc 48%.
4.1.1.3. Giống lợn Duroc Jersey
Giống lợn Duroc Jersey được hình thành ở khu vực miền đông của nước Mỹ vào

-

khoảng những năm 1860.
Lợn có màu lông đỏ, bao gồm đỏ nhạt đến màu đỏ sẫm, có thân hình to lớn vững
chắc, cao, tai to ngắn, ½ phía đầu tai gập về phía trước, mông vai phát triển nở


-

nang, đầy đặn.
Là giống lợn có tỷ lệ nạc cao
Lợn Duroc có khả năng sinh sản trung bình. Đẻ bình quân 1,8lứa/năm; 9con/lứa;
1,3kg/lợn sơ sinh. Tuổi phối giống lần đầu 314ngày, khối lượng phối giống 160kg,

-

chu kỳ động dục 20 ngày, thời gian động dục 4-5 ngày.
Lợn cam chịu kham khổ tốt.
4.1.1.4. Giống lợn Pietrain
Giống lợn Pietrain có xuất xứ từ nước Bỉ (1920).
Lợn có màu lông da trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải,
mõm thẳng, bốn chân thẳng, mông rất nở, lưng rộng, đùi to. Lợn Pietrain là điển

-

hình về vết lang đen trắng không ổn định trên lông da, nhưng năng suất ổn định.
Là giống lợn hướng nạc, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tăng khối lượng ở giai
đoạn 35 – 90kg là 770g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng là 2,6kg. Tỷ lệ nạc

-

cao 65%.
Lợn có tuổi đẻ 418 ngày, khoảng cách giữa 2 lứa là 165 ngày.
4.1.2.Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
Khi hợp tác gia công chăn nuôi heo, Công ty Bình Mai sẽ cung cấp lao động,
dụng cụ thiết bị cần thiết và điện nước sản xuất. Công ty Austfeed cung cấp heo

giống, thức ăn, thuốc thú y và vắc xin. Austfeed cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn
và giám sát kỹ thuật chăn nuôi, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền công dựa theo
kết quả chăn nuôi.
4.1.3.Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn

Khi hợp tác gia công chăn nuôi heo, Công ty Bình Mai sẽ cung cấp lao động,
dụng cụ thiết bị cần thiết và điện nước sản xuất. Công ty Austfeed cung cấp heo
giống, thức ăn, thuốc thú y và vắc xin. Austfeed cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn
và giám sát kỹ thuật chăn nuôi, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền công dựa theo
kết quả chăn nuôi.


25

Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ
Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;
Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;
Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;
Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
4.1.3.2.
Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi
Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt;
Nước uống sạch cho gia súc;
Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;
Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho vật nuôi.
4.1.3.3.
Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi
Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn vật nuôi mới nhập

Vật nuôi mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định
Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại
Không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu
4.1.3.1.

-

vực chăn nuôi
Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vacin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng
4.1.3.4.

-

đàn, cá thể.
4.1.4.Nhận con giống và xuất heo hậu bị

Công ty Ausfeed giao heo giống khoảng 55-56 ngày tuổi tới trại của bên công
ty Bình Mai, trọng lượng không thấp hơn 10kg/con. Công ty Bình Mai nhận nuôi
gia công heo con giống để sản xuất thành heo giống hậu bị có trọng lượng từ 90120kg/con, thời gian nuôi trung bình là 03-05 tháng cho một đợt nuôi , giao lại cho
bên công ty Ausfeed. Khi kết thúc đợt nuôi cần phải để trống chuồng 21 ngày để
làm vệ sinh sạch sẽ, sát trùng chuồng cho mỗi đợt nuôi.
4.1.5.Vai trò công ty Ausfeed

Chuyển và giao heo con giống đạt tiêu chuẩn tới trại của bên công ty Bình Mai
trong vòng 9 ngày kể từ ngày kết thúc sát trùng chuồng trại.
Chuyển và giao thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và các dụng cụ cần
thiết đến trại của bên công ty Bình Mai kịp thời và đầy đủ cho nhu cầu chắn nuôi
Cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phương pháp

phòng chữa bệnh và kiểm tra, giám sát, đôn đốc bên công ty Bình Mai thực hiện các
hướng dẫn trên.


×