Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tình hình khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.59 KB, 20 trang )

Mục lục
Trang
Mở đầu ..................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................1
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
Chương I: Phương pháp nghiên cứu và đối tương nghiên cứu........................3
1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
Chương II: Nội dung.............................................................................................4
1. Các dạng tài nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc Trung Bộ.......................4
2. Hiện trạng khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc Trung
Bộ............................................................................................................................7
3.Các vấn đề trong khai thác tài nguyên vị thế, cảnh quan ven biển khu vực Bắc
Trung Bộ...............................................................................................................11
Kết luận và kiến nghị..........................................................................................13
Phụ lục..................................................................................................................14
Tài liệu tham khảo..............................................................................................19


Mở đầu
1. Đặt vấn đề
Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới, nó tạo ra không gian môi
trường bảo vệ, môi trường nghỉ ngơi. Địa hình hiện tại của Trái Đất là sản phẩm
của quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Các loại hình thái địa chính
của địa hình là đồi núi, đồng bằng, địa hình Karst, địa hình ven bờ, các kho nước
(biển, sông, hồ). Mỗi loại địa hình chứa đựng những tiềm năng phát triển kinh tế
đặc thù như du lịch, công, nông, ngư nghiệp.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này hiện nay
còn chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết chưa khai thác được hết tiềm năng,
chưa có được mô hình đầu tư khai thác hợp lý, dẫn đến lãng phí.


Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải nhận thức rõ những tiềm năng và thế mạnh
đặc trưng của loại hình tài nguyên này cũng như những hạn chế , yếu kém trong
khai thác để từ đó xây dựng mô hình khai thác hợp lý, tương xứng với tiềm năng
sẵn có.
Bắc Trung bộ là khu vực có địa hình cảnh quan đa dạng, phong phú và
phân hóa phức tạp. Điều này tạo điều kiện cho Bắc Trung Bộ phát triển nhiều loại
hình kinh tế đặc biệt là du lịch, dịch vụ.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tình hình khai thác tài
nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc Trung Bộ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức
trong khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc Trung Bộ, từ đó đề
xuất những giải pháp khai thác, xây dựng chiến lược khai thác hợp lý, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
2


3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến thực trạng khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan phục vụ cho mục đích
phát triển du lịch, dịch vụ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Bắc Trung Bộ

3


Chương I
Phương pháp nghiên cứu và đối tương nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: Thu thập thông tin, tổng hợp và xử lý thông tin.

2. Đối tượng nghiên cứu
Các loại hình tài nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc Trung Bộ.

4


Chương II
Nội dung
1. Các dạng tài nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc Trung Bộ
Địa hình là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên phong
cảnh và sự đa dạng của phong cảnh địa phương nơi đó. Đối với du lịch các dấu
hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và càng đặc biệt thì càng có sức hấp
dẫn du khách.
Các đơn vị hình thái chính cảu địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng
được phân chia bởi sự chênh lệch độ cao của địa hình:
- Địa hình đồng bằng: Tương đối đơn điệu về mặt ngoại hình, ít gây cảm
hứng cho khách tham quan du lịch.
- Địa hình vùng đồi: Thường tạo không gian thoáng đãng, bao la… tác
động mạnh đến tâm lý của khách thích đi dã ngoại, thích hợp với loại hình du
lịch, cắm trại, tham quan…
- Địa hình miền núi: Thường có nhiều ưu thế đối với hoạt động du lịch vì
có sự kết hợp cảu nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng
của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có
nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch. Đó là sông suối, thác nước, hang động,
rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn là nơi
cư trú của đồng bào dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa đa dạng màu
sắc.
Ở miền núi với sự kết hợp của địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên
động - thực vật và bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc ít người đã tạo nên
5



tài nguyên du lịch tổng hợp có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch khác
nhau và có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Ngoài các dạng địa hình trên còn có địa hình Karst và địa hình ven bờ.
- Địa hình Karst là địa hình của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường
được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. Đây
là khu vực mà ở đó nền đá có lớp bị hòa tan hoặc các lớp, thông thường (nhưng
không phải luôn luôn) là đá cacbonat chẳng hạn như đá vôi hay đôlômit. Trong
những chỗ như thế có rất ít hoặc thậm chí không có hệ thống thoát nước trên bề
mặt.
Địa hình Karst có một số kiểu như sau:
+ Hạng động Karst: Là một kiều Karst được quan tâm đối với du lịch. Vì
cảnh quan thiên nhiên của hạng động Karst rất hấp dẫn khách du lịch. Nhiều hang
động có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo do tạo hóa sinh ra. Nhiều hạng
động chứa những di tích khảo cổ học, di tích lịch sử văn hóa. Không ít hang động
được con người xây thêm những công trình kiến trúc như chùa chiền để thờ tự
tạo nên một thế giới tâm linh bí ẩn…Có thể nói, hang động Karst là một loại tài
nguyên du lịch - một loại hàng hóa đặc biệt có khả năng sinh lời cao.
Trên thế giới có hơn 650 hang động đã được khai thác phục vụ du lịch,
hàng năm thu hút hàng chục triệu khách tới thăm. Ở Việt Nam có khoảng 60.000
km² đá vôi (chiếm gần 15% diện tích cả nước), tập trung chủ yếu từ 16ºB trở lên
và lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm nên rất thuận lợi cho quá trình
karst phát triển.
Các công trình điều tra nghiên cứu hang động ở Việt Nam đã phát hiện
khoảng 200 hang động, trong đó 90% là hang động ngắn và trung bình có độ dài
dưới 100m và chỉ có 10% hang động có độ dài trên 100m. Các hang động dài
nhất và có thể nói là đẹp nhất ở nước ta cho đến nay phần lớn là tập trung ở
Quảng Bình như động Phong Nha dài 7.729m, sâu 83m; hang Tối dài 5.258m,
6



sâu 80m; hang Vòm dài 5.050m, sâu 145m…và một số hang ở Cao Bằng như
hang Pắc Pó, hang Ngườm Sập, hang Ngườm Khu...; ở Lạng sơn như hang Cả,
hang Rù Moóc…
Có thể chia các hang động ở Việt Nam làm 3 khu vực chính trong đó ở Bắc
Trung Bộ các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và hầu hết là tuyến chảy của
sông hiện nay. Nhìn chung, các hang có cấu trúc phức tạp. Các hang lớn thường
có nhiều phòng, nhiều nhánh được thông ra bằng nhiều cửa.
Hiện nay ở Bắc Trung Bộ có nhiều hang động đã được đưa vào khai thác
phục vụ du lịch như: động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, động
Sơn Đoòng….
+ Địa hình Karst ngập nước: Tiêu biểu là vịnh Hạ Long - một di sản thiên
nhiên thế giới.
+ Địa hình Karst đồng bằng: Tiêu biểu ở vùng Ninh Bình được mệnh danh
là “ vịnh Hạ Long cạn”.
- Địa hình ven bờ, các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, hồ…) có ý
nghĩa rất quan trọng đối với du lịch, hầu hết các hoạt động du lịch đều tập trung ở
biển và ven biển (tập chung ¾ khu du lịch tổng hợp và ½ khu du lịch chuyên đề)
nhất là các quốc gia khu vực Địa Trung Hải.
Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km, riêng Bắc trung Bộ là 670km với
nhiều bãi tắm tốt (nhiều bãi biển còn ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm), độ dốc
trung bình 10-30 như: Sầm Sơn (Thanh Hóa); Cửa Lò, Cửa Hội , Quỳnh Bảng,
Quỳnh Phương (Nghệ An); Thiên Cầm , Xuân Thành , Thạch Hải, đèo Con (Hà
Tĩnh); Nhật Lệ (Quảng Bình); Cửa Tùng (Quảng Trị); Thuận An, Lăng Cô (Thừa
Thiên-Huế) và một hệ thống đảo ven bờ trong đó có nhiều đảo có giá trị du lịch
như: đảo Ngư, đảo Mắt, đảo Lan Châu…

7



2. Hiện trạng khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc Trung
Bộ
Như đã trình bày, Bắc Trung Bộ là khu vực có địa hình cảnh quan đa dạng,
phong phú, phân hóa phức tạp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Trung
Bộ phát triển du lịch, dịch vụ.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì
Bắc Trung Bộ là khu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên với hệ
thống các bãi biển đẹp, thắng cảnh kỳ thú như: Sầm Sơn (Thanh Hóa); Cửa Lò,
Cửa Hội (Hình 3 - Phụ lục), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Nghệ An); Thiên Cầm
(Hình 4 - Phụ lục), Xuân Thành (Hình 5 - Phụ lục), Thạch Hải, đèo Con (Hà
Tĩnh); Nhật Lệ (Hình 5 - Phụ lục,Quảng Bình); Cửa Tùng (Quảng Trị); Thuận
An, Lăng Cô (Hình 6-Phụ lục) (Thừa Thiên-Huế)…Nhiều đảo ven bờ giữ nguyên
được dáng vẻ hoang sơ và đủ điều kiện để xây dựng thành đảo du lịch, khu du
lịch cao cấp. Ngoài địa hình độc đáo, hệ sinh thái biển đa dạng, Bắc Trung Bộ
còn tập trung nhiều vườn quốc gia (VQG Bến Én, VQG Pù Mát, VQG Vũ
Quang, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, VQG Bạch Mã), khu bảo tồn thiên nhiên,
với 3 di sản thế giói được UNESCO công nhận (Phong Nha-Kẻ Bàng - Hình 1Phụ lục, Quần thể khu di tích cố đô Huế (Hình 2 - Phụ lục), Nhã nhạc cung đình
Huế) cùng hơn 1.200 di tích Văn hóa - Lịch sử, gần 150 di tích được xếp hạng
quốc gia,…
Các tỉnh Bắc Trung Bộ còn có nhiều thuận lợi phát triển du lịch do nằm
trên trục giao thông đường bô, đường sắt Bắc - Nam, có một sân bay quốc tế (Sân
bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế), hai sân bay nội địa (Vinh, Đồng Hới), nhiều
cảng biển (Vũng Áng, Cửa Lò, Chân Mây…), tuyến hành lang du lịch Đông Tây với nước bạn Lào, Thái Lan, Malaisya…
Những yếu tố trên đã tạo cơ hội cho Bắc Trung Bộ khai thác nguồn tài
nguyên địa hình cảnh quan sẵn có trong phát triển du lịch. Báo cáo của Ngành Du
8


lịch sáu tỉnh Bắc Trung Bộ cho thấy thành tựu quan trọng đạt được trong thời

gian qua với tốc độ tăng trưởng lượng du khách khá cao. Năm 2008, lượng khách
trung bình tăng 15.8%/năm, doanh thu du lịch đạt 570 tỷ đồng, tăng 21% so với
năm 2007.
Tuy nhiên, việc khai thác tài ngyên địa hình cảnh quan ở Bắc Trung Bộ
vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức mà nguyên nhân chủ yếu là chưa xây
dựng được chiến lược khai thác hợp lý và chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức.
Thực trạng chung trong khai thác thế mạnh địa hình cảnh quan ở Bắc
Trung Bộ là xuất phát điểm thấp, quy mô nhỏ (chủ yếu là cấp địa phương) và
hiệu quả chưa cao. Điều này giải thích tại sao du khách đến đây chủ yếu là khách
nội địa và khách đi trong ngày, khách quốc tế còn quá ít. Ngoài Thừa Thiên - Huế
các tỉnh còn lại chỉ đón trung bình 46.000 lượt khách quốc tế/năm. Con số này
còn quá khiêm tốn so với tiềm lực cảnh quan nơi đây.
Mặt khác, du lịch Bắc Trung Bộ hội nhập trong xu thế cạnh tranh ngày
càng gay gắt giữa các trung tâm du lịch trong nước và du lịch các nước xung
quanh. Lực lượng làm du lịch các tỉnh trong khu vực nhìn chung còn yếu và
thiếu, ít công ty lữ hành của địa phương có khả năng và thực lực. Cư sở lưu trú và
chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hệ thống giao thông
giúp du khách tiếp cận điểm đến cũng còn nhiều bất cập: Đường bộ xa, đường
hàng không đang được đầu tư xây dựng ở giai đoạn ban đầu, du lịch đường sắt
chưa được khai thác đúng mức, cảng biển đón tàu du lịch gần như không có hoặc
chưa được đàu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, không đảm bảo dủ tiêu chuẩn đón
khách quốc tế.
Điểm yếu khác của du lịch Bắc Trung Bộ là xây dựng sản phẩm còn thiếu
tính liên kết giữa các địa phương, đơn điệu và trùng lặp, phổ biến vẫn chỉ là các
loại hình tham quan, nghỉ dưỡng. Những mô hình du lịch mới như: Hành trình
kinh đô Việt cổ, Con đường di sản miền Trung, Một ngày ăn cơm ba nước….thì
9


lại không được tiếp tuch đầu tư, phát huy và nâng caochất lượng nên hiệu quả

còn kém. Các giá trị văn hóa truyền thống cũng không được chú ý khai thác đứng
mức. Thiếu sản phẩm đặc trưng, trình đọ quản lý yếu, khu di tích chưa đồng bộ.
chồng chéo.
Một thực trạng cũng cần được lưu ý là vẫn đề yếu kém của cơ sở hạ tầng.
Chính việc thiếu vắng những khi du lịch chất lượng trong khu du lịch đã làm nản
lòng các đơn vị lữ hành quốc tế đưa khách đến. Ngoài một số ít khu du lịch cao
cấp, phần lớn các khu du lịch chưa đáp ứng được chất lượng dịch vụ phục vụ
khách nước ngoài và khách có thu nhập cao trong nước. Nguyên nhân yếu kém
của du lịch khu vực là tư tưởng kinh doang theo mùa (do thời tiết, khí hậu khắc
nghiệt, vùng có nhiều gió Tây nóng, tập trung nhiều bão nhất cả nước, khí hậu
mang tính chất chuyển tiếp, mùa đông lạnh, mùa hè khô nóng), thiếu tính chuyên
nghiệp, không đồng nhất trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Phân
lớn quy hoạch chưa có tính khả thi cao và còn phải điều chỉnh, sửa đổi liên tục,
thiếu định hướng và dự báo vĩ mô về loại hình du lịch. Sự phát triển không theo
quy hoạch đã tạo bức tranh toàn cảnh kém hấp dẫn cùng môi trường du lịch chưa
thực sự thân thiện, an toàn cho du khách.
Trình độ dân trí thấp đã và đang làm xấu đi hình ảnh du lịch cảu khu vực.
Công tác xúc tiến du lịch không chuyên nghiệp, thiếu bài bản và ổn định, trong
khi sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh vào hoạt động này rất mờ
nhạt mặc dù họ là những người hưởng lợi chính.
Từ những thực tế trên có thể nhận thấy rằng thực trạng khai thác tài
nguyên địa hình cảnh quan ở khu vực Bắc Trung Bộ phục vụ mục đách phát triển
du lịc, dịch vụ còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có gây lãng phí. Để
khác phục tình hình này cần phải:
• Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch, tổ
chức tốt thực hiện Pháp lệnh Du lịch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết
10


để xây dựng Luật Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du

lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù
hợp với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế cả nước.
• Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các vùng trọng điểm du lịch,
các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa… trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng
vùng, từng lĩnhvực, từng địa phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các
nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư
phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch.
• Sắp xếp lại các doanh nghiêp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du
lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hóa, cho thuê, bán, khoán…doanh ngiệp Nhà
nước.
• Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan
đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
• Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: Hội chợ, hội thảo,
triển lãm…và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để xúc tiến du lịch
phù hợp với định hướng phát triển thị trường du lịch ở trong và ngoài nước. Đồng
thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác
xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.
• Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ
nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.
• Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ
phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việu ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin du lịch. Xây dụng cơ sở hệ thống chuyên ngành du lịch đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ
chức, các nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

11


hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa

học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh ngiệm, tiếp cận với
thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du
lịch Việt Nam.
• Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước về quản lý môi
trường, tài nguyên du lịch, đặc biệt ở những khu du lịch quốc gia, các điểm du
lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái. Khuyến khích, tao điều kiện
đểhuy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ
tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo sự phát triển bèn vững của du lịch Bắc
Trung Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
• Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên môi trường và du lịch
trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao
nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, và cộng
đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
• Chủ động tham gia hợp tác song phương, khai thác tốt quyền lợi hội
viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện hội nhập du lịch
ở mức cao.
• Hướng dẫn và tào điều kiện cho các doang nghiệp xây dựng kế
hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết thế giới trong du lịch nói riêng và hợp tác
kinh tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường truyền thống và
khai thông, nâng cao vị thế trên thị trường mới.
3.Các vấn đề trong khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan khu vực Bắc
Trung Bộ
Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hiện trạng
khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan phục vụ mục đích phát triển du lịch, dịch
vụ khu vực Bắc Trung Bộ ta có thể mô hình hóa các vần đề còn tồn tại như sau:

12


Chưa xây

dựng được
những khu
du lịch tầm
cỡ, chất
lượng cao

Doanh thu
chưa cao

Thu hút
khách du lịch
ít, chủ yếu là
khách du lịch
trong nước

Khai thác còn lãng phí, chưa tương xứng với tiềm năng

Hiện trạng khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan

Xuất phát
điểm
thấp, quy
mô nhỏ,
hiệu quả
chưa cao

Sự cạnh
tranh gay
gắt trong
và ngoài

nước

Cơ sở hạ
tầng, khả
năng
quản lý
còn yếu
kém

Chưa có
mô hình
khai thác
hợp lý

Hoạt
động theo
mùa

Tính liên
ngành,
liên vùng
trong
khai thác
còn hạn
chế

Sơ đồ cây các vấn đề trong khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan
khu vực Bắc Trung Bộ

13



Kết luận và kiến nghị
1.kết luận:
- Bắc Trung Bộ là khu vực có địa hình cảnh quan đa dạng, phong phú và
phân hóa phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, dịch vụ.
- Khả năng khai thác tài nguyên địa hình cảnh quan phục vụ phát triển du
lịch của Bắc Trung Bộ cò chưa tương xứng với tiềm năng hiện có mà nguyên
nhân chủ yếu là do chưa xây dựng được chiến lược khai thác hợp lý, chưa có sự
quan tâm đúng mức.
2.Kiến nghị
Xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp nhầm khai thác một cách hiệu quả
nhất tài nguyên địa hình cảnh quan nhằm phát triển du lịch, dịch vụ nói riêng và
kinh tế nói chung.

14


Phụ lục

a

15


b

c

16



d
Hình 1: Phong Nha - Kẻ Bàng

Hình 2: Khu di tích cố đô Huế

17


Hình 3: Bãi biển Cửa Hội

18


Hình 4: Bãi biển Thiên Cầm

Hình 4: Bãi biển Xuân Thành

Hình 5: Bãi biển Nhật Lệ
19


Hình 6: Bãi biển Lăng Cô

Tài liệu tham khảo
/> /> /> /> /> /> />
20




×