Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ vận DỤNG TIẾN bộ KHOA học CÔNG NGHỆ TRONG sự PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở nước TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 169 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của các nước, nhất là
các nước châu Á cho thấy nông nghiệp và nông thôn có vai trò rất to lớn
trong quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Đối với nước ta - một nước có tỷ trọng nông nghiệp lớn, trong đó
có gần 70% dân số đang sống và làm việc, nông nghiệp và nông thôn càng
có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước.
Trong những năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được
những thành tựu rất quan trọng, giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, bảo
đảm sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần to lớn đưa đất
nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế triền miên. KH-CN đã có sự
đóng góp to lớn vào những thành tựu đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng, nền nông nghiệp
Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức to lớn kìm hãm
xu hướng và nhịp độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp.
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và ngày càng giảm
do sự gia tăng dân số và sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa.
Tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn còn cao (trên 2% một năm) và tình
trạng dư thừa lao động ở nông thôn (theo điều tra cho thấy khoảng 30%
thời gian lao động trong năm thiếu việc làm).
Năng suất lao động, năng suất đất đai, hiệu quả sử dụng vốn trong
nông nghiệp còn thấp dẫn đến nguy cơ tụt hậu ngày một xa của ngành nông
nghiệp so với công nghiệp và dịch vụ kéo theo xu hướng mở rộng khoảng
cách giữa thành thị và nông thôn.
1


Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn mang nặng tính độc canh


ở nhiều vùng với năng suất và chất lượng nông sản phẩm thấp, quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hóa tuy có tiến bộ một bước nhưng còn chậm và không vững chắc.
Đã xuất hiện mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ
môi trường sinh thái dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trường
ngày càng nghiêm trọng. Mặt khác, trong thời gian qua, kể cả trong những
năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu bước đầu đóng góp vào sự phát
triển sản xuất nông nghiệp, việc vận dụng tiến KH-CN trong sự phát triển
nông nghiệp nước ta còn rất nhiều khó khăn và vướng mắc nhất là trong
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp
phù hợp với quá trình chuyển từ nền kinh tế mang nặng tính tập trung bao
cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước.
Vì vậy, để tiếp tục quá trình đổi mới, đưa nông nghiệp Việt Nam
vào quỹ đạo sản xuất hàng hóa, phù hợp với mục tiêu xây dựng nền nông
nghiệp sinh thái hiện đại và phát triển bền vững nhất thiết phải có những
chủ trương và giải pháp đồng bộ, trong đó chính sách và biện pháp phát
triển KH-CN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, tác giả chọn vấn đề:
“Vận dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sự phát triển nông nghiệp
nước ta” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vận dụng tiến bộ KH-CN trong sự phát triển nông nghiệp đã có
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài. Những công
trình này thường nghiên cứu chính sách phát triển KH-CN trong hệ thống
các chính sách kinh tế đối với nông nghiệp và nông thôn. Chẳng hạn, có
một số công trình như: Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát
triển của Frank Ellis thuộc Trường nghiên cứu phát triển Đại học Tổng hợp
East Anglia; Ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp châu Á, ảnh hưởng của chính
2



sách nông nghiệp: những gợi ý đối với Việt Nam (Ủy ban khoa học nông
nghiệp PAO Hà Nội, 1991); Những chính sách của nhà nước Thái Lan đối
với đa dạng hóa ngành nông nghiệp của tác giả Ammar Siam Wolla, Direk
Patarmasiriwwat hoặc công trình đi sâu về nghiệp vụ chuyển giao tiến bộ
KH-CN vào sản xuất nông nghiệp như “khuyến nông” của hai tác giả
A.Wvan den Ban và H.S. Hawkins (Hà Lan)...
Ở Việt Nam, vấn đề vận dụng KH-CN vào nông nghiệp được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều giác độ khác nhau. Trong đó có một số
cách tiếp cận cơ bản sau:
- Cách tiếp cận theo giác độ kinh tế - kỹ thuật. Cách tiếp cận này
dựa trên những thành tựu KH-CN nông nghiệp theo xu hướng thúc đẩy quá
trình đưa tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp thông qua các biện
pháp kinh tế, kỹ thuật, công nghệ là chủ yếu. Các khoa học theo xu hướng
này chủ yếu ở các Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp và các trường đại
học nông nghiệp với các tác giả tiêu biểu như: GS.TS Vũ Tuyên Hoàng,
GS.TS Đào Thế Tuấn, GS.TS Võ Tòng Xuân ...
- Cách tiếp cận trên giác độ chính sách KH-CN. Cách tiếp cận này
dựa trên những quan điểm cơ bản trong chính sách phát triển KH-CN trong
nông nghiệp được coi là mục tiêu ngoài của sự phát triển KH-CN. Các tác
giả tiêu biểu cho cách tiếp cận này như: GS.TS Đặng Hữu, GS.TS Lê Quý
An, TS. Nguyễn Văn thụy, TS. Vũ Cao Đàm ...
- Cách tiếp cận trên giác độ quản lý nông nghiệp. Cách tiếp cận này
dựa trên những quan điểm chính sách về quản lý kinh tế trong nông nghiệp
để xây dựng những cơ chế thúc đẩy quá trình đưa tiến bộ KH-CN vào sản
xuất nông nghiệp. Những nhà khoa học theo cách tiếp cận này chủ yếu ở
Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế nông nghiệp,
trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh...


3


Dù cách tiếp cận khác nhau, nhưng những nét chung nhất từ kết quả
nghiên cứu của các tác giả nói trên là:
- Vận dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp là yêu cầu tất
yếu và có ý nghĩa nhiều mặt.
- Việc vận dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp đòi hỏi
phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về quan điểm chính sách-cơ chế,
những vấn đề kinh tế, kỹ thuật và xã hội, trên tầm vĩ mô cũng như vi mô.
Do tính chất rộng lớn và phức tạp của vấn đề, luận án chủ yếu tập
trung nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách KH-CN với sự phát triển
nông nghiệp từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp cơ bản để vận
dụng có hiệu quả tiến bộ KH-CN trong sự phát triển nông nghiệp nước ta.
Đây là một đề tài mà chưa có một luận án tiến sĩ nào ở Việt Nam
nghiên cứu.
Năm 1998 ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có một luận
án tiến sĩ của một nghiên cứu sinh Lào với đề tài: “Những phương hướng
và biện pháp nhằm đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp của
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”. Tuy nhiên, luận án này nghiên cứu đưa
KH-CN vào nông nghiệp của Lào, một nước đất rộng, người thưa và những
điều kiện kinh tế - xã hội khác Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
a) Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng tiến
bộ KH-CN trong sự phát triển nông nghiệp nước ta.
Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản để đưa tiến bộ
KH-CN vào sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.
b) Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm


4


vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quá trình vận
dụng tiến bộ KH-CN trong nông nghiệp.
- Phân tích quá trình vận dụng tiến bộ KH-CN trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam để tìm ra những nhân tố đang chi phối quá trình đó.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp cụ thể để vận dụng có
hiệu quả tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp.
4. Giới hạn của luận án
Vận dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp là vấn đề rất
rộng lớn bao gồm cả vấn đề kinh tế, kỹ thuật công nghệ, xã hội và quản
lý... Dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án không đi sâu vào mặt kỹ thuật,
công nghệ mà chỉ tập trung vào mặt quản lý nhà nước bao gồm những vấn
đề về tổ chức, cơ chế, chính sách để vận dụng có hiệu quả tiến bộ KH-CN
trong sự phát triển nông nghiệp ở nước ta. Trong luận án, nông nghiệp được
nghiên cứu bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về KH-CN.
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ
thống cấu trúc, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quan sát,
khảo sát thực tế, thống kê so sánh...
6. Các đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Hệ thống hóa những lý luận, quan điểm, chính sách liên quan đến
quá trình vận dụng tiến bộ KH-CN trong sản xuất nông nghiệp.
- Phát hiện những nhân tố tích cực và tiêu cực đang chi phối quá

trình vận dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp chủ yếu để vận dụng có
5


hiệu quả tiến bộ KH-CN trong sự phát triển nông nghiệp nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 3 chương và 8 tiết.

6


Chương 1
TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

1.1. NHỮNG NHẬN THỨC LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TIẾN BỘ
KH-CN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng về kinh tế, xã hội
nói chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng, nền nông nghiệp nước
ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Mười năm qua (1988-1999),
sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện với tốc độ cao (bình
quân tăng 4,3% năm), KH-CN đã có sự đóng góp to lớn vào những thành
tựu đó, đồng thời là động lực cơ bản để thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.
Để thấy rõ vai trò của KH-CN trong sản xuất nông nghiệp và quá
trình phát triển kinh tế - xã hội cần làm rõ các khái niệm cơ bản về KH-CN
và sự tác động của KH-CN đối với sản xuất nông nghiệp.

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về KH-CN
1.1.1.1. Khoa học
Khoa học là một hiện tượng của đời sống xã hội. Nó vừa là hệ
thống những tri thức, vừa là sự sáng tạo ra những tri thức đó cũng như hoạt
động thực tiễn dựa vào tri thức đó.
Với tính cách là một hình thái ý thức của xã hội, khoa học là một hệ
thống những tri thức chân thực về thế giới được rút ra bằng những phương
pháp nghiên cứu khoa học đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Tri thức khoa học biểu hiện chủ yếu dưới hình thức các phạm trù,
định luật, quy luật...
Khoa học có bốn chức năng cơ bản sau đây: chức năng mô tả, chức
năng giải thích, chức năng dự báo và chức năng sáng tạo của giải pháp hữu
7


ích. Nhiệm vụ cơ bản nhất của khoa học là trả lời câu hỏi tại sao? Khi hoạt
động thực tiễn của con người đặt ra.
Đối tượng nhận thức của khoa học rất rộng lớn. Nó bao gồm mọi
lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Có thể phân khoa học thành nhiều
lĩnh vực:
- Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình
tự nhiên, các quy luật tự nhiên.
- Khoa học xã hội: nghiên cứu những hiện tượng xã hội khác nhau,
các quy luật vận động và phát triển của con người và xã hội.
Xét theo vai trò, tác dụng, khoa học bao gồm khoa học cơ bản và
khoa học ứng dụng.
Khoa học cơ bản phát hiện ra các quy luật, còn khoa học ứng dụng
đề ra những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp cụ thể để ứng dụng trực tiếp
vào hoạt động cải biến tự nhiên và xã hội.
Tuy nhiên, việc phân biệt trên chỉ có ý nghĩa tương đối vì giữa

chúng có sự giáp ranh, đan xen lẫn nhau xét cả về lý luận và thực tiễn.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng khoa học có thể hiểu là
một tập hợp các tri thức của nhân loại về các phạm trù và quy luật vận
động và phát triển khách quan của thế giới tự nhiên, xã hội được phát
hiện và kiểm nghiệm bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Khi
tri thức của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân có sự biến đổi
sâu sắc và mới so với tri thức trước đó trong phạm vi rộng hoặc hẹp thì được
gọi là cách mạng khoa học.
Nghiên cứu quá trình phát triển của khoa học có nhiều cách tiếp
cận. Dựa vào lịch sử phát triển của xã hội loài người, người ta chia theo các
thời kỳ:
- Khoa học trong thời kỳ cổ - trung đại.
8


- Khoa học trong thời kỳ hình thành chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu (từ
thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII).
- Khoa học trong thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất
(thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX).
- Khoa học trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại thế
kỷ XX.
Tiếp cận theo nấc thang phát triển về chất của nhận thức khoa học,
người ta chia quá trình phát triển khoa học thành bốn giai đoạn phát triển
qua các cuộc cách mạng khoa học sau:
- Cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất: Từ năm 1543 đến thế kỷ
XVII. Cuộc cách mạng này bắt đầu từ khi công bố thuyết nhật tâm bất tử
của Côpecnich và kết thúc khi xuất hiện các học thuyết hóa học phủ nhận
thuyết chất cháy. Cuộc cách mạng này thể hiện rõ như trong phương pháp
tìm hiểu thế giới từ quan sát trực quan chuyển sang có thực nghiệm, khảo
sát để nhận biết bản chất của vấn đề.

- Cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai (1755 đến 1895). Bản chất
của cuộc cách mạng khoa học này là khắc phục phép siêu hình trong nhận
thức của con người, chuyển từ nấc thang nhận thức phân tích lên tổng hợp,
xây dựng phép biện chứng trong thế giới tự nhiên và lý thuyết phát triển.
Cuộc cách mạng này bắt đầu từ thuyết vũ trụ của Can-tơ và La-pơ-lats năm
1755. Sau đó diễn ra cả trong vật lý, hóa học, sinh học, triết học và kinh tế
chính trị (Hê-ghen, Mác).
- Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba (1895 đến giữa thế kỷ XX).
Bản chất của cuộc cách mạng này là khắc phục quan niệm về tính đồng
nhất giữa thế giới vĩ mô và vi mô, phủ nhận niềm tin về tính giới hạn cuối
cùng của vật chất. Đầu tiên là việc phát hiện ra tính có thể phân chia của

9


phân tử và dần dần tìm ra được các hạt cơ bản.
- Cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư (từ giữa thế kỷ XX đến nay).
Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Đặc điểm của cuộc cách mạng
này là khoa học và công nghệ đan xen vào nhau thành một tổ hợp khoa học
và công nghệ. Khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Động lực đích thực của phát triển KH-CN là thực tiễn. Cuộc cách mạng
này đi theo hai hướng:
+ Tiếp tục nâng cao các kiến thức cơ bản.
+ Đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn và hình thành mối quan
hệ chặt chẽ giữa khoa học và công nghệ với thực tiễn.
1.1.1.2. Công nghệ
Trong buổi đầu của công nghiệp hóa, người ta quen dùng khái niệm
kỹ thuật (technique) với ý nghĩa là công cụ, giải pháp kiến thức được sử
dụng trong sản xuất. Tiếp đó xuất hiện khái niệm công nghệ (technologie)
với ý nghĩa ban đầu của nó rất hẹp chỉ là tuần tự các giải pháp kỹ thuật

trong một dây chuyền sản xuất. Trong quá trình phát triển khái niệm công
nghệ ngày càng được mở rộng.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), khái niệm công nghệ
thường được dùng với các ý nghĩa sau:
1) Công nghệ là môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy
luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và
tinh thần của con người.
2) Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất
hóa các tri thức ứng dụng khoa học.
3) Công nghệ là một tập hợp các cách thức có phương pháp dựa
trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất
khác nhau để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ.

10


Như vậy, khái niệm công nghệ được hiểu tổng quát là hệ thống các
công cụ, phương tiện giải pháp nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành
dịch vụ sản phẩm hàng hóa. Công nghệ làm tăng khả năng cơ bắp và trí tuệ
của con người, làm cho thiên nhiên trở nên có ích cho con người, nâng cao
chất lượng cuộc sống con người. Vì vậy, công nghệ được coi là chìa khóa
quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tạo lập một xã hội phồn vinh. Công
nghệ được hiểu không chỉ là các phương tiện, thiết bị do con người sáng
tạo ra mà còn là các bí quyết, kỹ năng biến nguồn lực sẵn có thành sản
phẩm. Ngoài ra, công nghệ còn bao hàm cả kỹ năng quản lý, tổ chức, tài
chính, tiếp thị...
Trong những năm gần đây, thuật ngữ công nghệ được hiểu theo
nghĩa rộng gồm bốn thành phần sau:
- Phần thiết bị: bao gồm máy móc, dụng cụ, kết cấu xây dựng nhà
xưởng. Đây là “phần cứng” của công nghệ giúp tăng năng lực cơ bắp và

tăng trí lực của con người. Đây là xương sống, là cốt lõi của các hoạt động
chuyển hóa của đối tượng lao động.
- Phần con người: bao gồm đội ngũ nhân lực để vận hành, điều
khiển và quản lý dây chuyền thiết bị. Phần này phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ học vấn, tay nghề của đội ngũ nhân lực, kể cả kỹ năng, kỹ xảo và
kinh nghiệm.
- Phần thông tin: bao gồm tư liệu, dữ liệu, bản thuyết minh mô tả
sáng chế, bí quyết, tài liệu chỉ dẫn đặc tính kỹ thuật ... Phần này có thể trao
đổi một cách công khai, đơn giản trong dạng mô tả kỹ thuật hoặc được
cung cấp có điều kiện trong dạng bí quyết (Know how) theo luật bản quyền
của sở hữu công nghiệp.
- Phần tổ chức quản lý: bao gồm các hoạt động bố trí, sắp xếp điều
phối, quản lý, tiếp thị ... có liên quan đến nhiệm vụ liên kết các thành phần
nói trên và kích thích người lao động làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt
11


động sản xuất kinh doanh. Với phần này, công nghệ được thể hiện trong thể
chế và khoa học quản lý đã trở thành nguồn lực.

Phần
tổ chức

Phần thông tin
Phần thông tin

Phần
con người

Hình 1: Mối quan hệ giữa các thành phần của công nghệ

Các thành phần trên có mối liên hệ tương tác với nhau hợp thành
nội dung của công nghệ, trong đó phần con người đóng vai trò trọng tâm và
quyết định. Nếu phần này phát triển tốt, nghĩa là đội ngũ nhân lực được tổ
chức tốt, được trang bị thông tin và kỹ năng, kỹ xảo đầy đủ sẽ làm cho
phần thiết bị trở nên hiệu quả. Ngược lại, một lực lượng lao động đông đảo
nhưng tay nghề kém, thiếu ý thức công nghệ sẽ không sử dụng tốt máy móc
thiết bị hiện đại để phát triển sản xuất.
Trong thế giới công nghệ đứng ở giữa một bên là con người và một

12


bên là giới tự nhiên. Công nghệ là bàn tay của con người được nối dài ra
trong quá trình cải tạo tự nhiên
Trình độ phát triển của công nghệ được xác định trên 4 yếu tố (4 cực)
năng lượng, vật liệu, sự sống và thời gian. Tức là ở một trình độ nhất định
của công nghệ, người ta sử dụng chủ yếu những loại năng lượng, vật liệu,
thời gian tương ứng với trình độ phát triển của công nghệ đó. Sự thay đổi
tích cực của công nghệ được gọi là tiến bộ công nghệ và đây là một quá
trình thường xuyên, nó nằm trong bản chất sáng tạo của quá trình lao động.
Sự phát triển nhảy vọt của các công nghệ trong một giai đoạn lịch sử nhất
định được gọi là cách mạng công nghệ
1.1.1.3. Khoa học và công nghệ
Trong các tài liệu như nghị quyết, chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước, trong sách báo và giao tiếp hàng ngày, cụm từ
KH-CN thường được nhắc tới. Mặc dù, giữa khoa học và công nghệ có mối
quan hệ hết sức gắn bó nhưng việc làm rõ phạm vi ranh giới của mối quan
hệ này có tầm quan trọng đặc biệt cả về lý luận và chỉ đạo thực tiễn.
Xét về chức năng thì nhiệm vụ của khoa học là tìm ra các quy luật
của tự nhiên của xã hội và của tư duy, còn chức năng của công nghệ lại là

việc ứng dụng các nguyên lý, quy luật khoa học vào sản xuất và đời sống.
Khoa học và công nghệ đều là kết quả của các quá trình hoạt động
dựa trên cơ sở phát triển trí tuệ của con người nhưng giữa chúng có những
khác biệt quan trọng cần lưu ý:
Một là, khoa học tập trung giải quyết câu hỏi "tại sao?" nhằm lý giải
tìm ra nguyên nhân; còn công nghệ liên quan dến câu hỏi "làm như thế nào?".
Hai là, nếu các tri thức khoa học có thể phổ biến không hạn chế, thì
công nghệ lại là một thứ hàng hóa dùng để mua bán gắn với các yếu tố sở
hữu và giá cả.

13


Ba là, trong khi các hoạt động khoa học thường được đánh giá bằng
các thước đo trực cảm thì thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp
cụ thể đối với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Bốn là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phải có một thời
gian giải quyết dài hơn và yếu tố bất định luôn là đặc trưng của hoạt động
này. Ngược lại, đối với các hoạt động công nghệ thời gian giải quyết
thường ngắn hơn.
Mặc dù có sự khác nhau, khoa học và công nghệ có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau:
- Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng triển
khai công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.
- Công nghệ kích thích sự phát triển của khoa học và cung cấp các
phương tiện, công cụ cho nghiên cứu khoa học.
Lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ cho thấy ở thời kỳ
đầu phát triển, nhờ hoạt động thực tiễn, con người đã dần tích lũy được
những kinh nghiệm nhất định. Việc tổng kết các kinh nghiệm này đã tạo ra
những công nghệ khác nhau. Đồng thời, việc hệ thống hóa các tri thức tích

lũy được đã dẫn tới sự ra đời của khoa học. Điều đó có nghĩa là, về mặt lịch
sử mà xét, sản xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học.
Cùng với sự phát triển của xã hội vai trò của khoa học ngày càng
tăng trong xã hội hiện đại. Khoa học có vai trò quyết định đối với sự phát
triển. Nhờ những phát minh lớn của khoa học, một xu thế mới đã hình
thành là nhiều ngành công nghiệp mới như điện tử và tin học, công nghệ
vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ... là kết quả trực tiếp của
việc vận dung các thành quả của hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản.
1.1.1.4. Tiến bộ KH-CN
Ngày nay trong quá trình phát triển của xã hội, những tri thức khoa

14


học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau luôn được phát triển do những
yêu cầu của sản xuất và đời sống. Sự phát triển liên tục những tri thức của
con người về thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân được gọi là những tiến
bộ khoa học. Những tiến bộ khoa học đó lại phát huy tác dụng đối với thực
tiễn sản xuất thông qua các công nghệ cụ thể. Có thể nói, tiến bộ khoa học
đánh dấu sự phát triển mới của khoa học còn công nghệ sản xuất là sự cụ
thể hóa việc vận dụng tiến bộ khoa học đó vào sản xuất thông qua một hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Nói một cách khác, sự tăng lên về trình
độ hiểu biết của con người được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những tiến
bộ khoa học. Đến lượt mình, những tiến bộ khoa học đó lại được thực hiện
qua các công nghệ sản xuất cụ thể.
Để diễn đạt mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học và công nghệ sản
xuất hiện nay người ta thường dùng cụm từ "tiến bộ KH-CN". Như vậy,
thực chất của tiến bộ KH-CN là quá trình hoàn thiện và phát triển không
ngừng các yếu tố công nghệ, trên cơ sở sử dụng những thành tựu khoa học
nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.1.2. Vai trò của tiến bộ KH-CH đối với sự phát triển nông nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm và nôi dung tiến bộ KH-CN trong nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của
xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đây là một ngành sản xuất
rộng lớn và phức tạp. Môi trường phát triển của sinh vật (đối tượng của sản
xuất nông nghiệp) rất đa dạng. Những tiến bộ khoa học nông nghiệp được
thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Giữa tiến bộ khoa học và công nghệ
sản xuất nông nghiệp cũng có mối quan hệ ràng buộc như trong các ngành
sản xuất khác. Tiến bộ khoa học mới trong nông nghiệp cũng được thực
hiện thông qua công nghệ sản xuất tương ứng. Chẳng hạn tiến bộ khoa học
mới về giống cây trồng, vật nuôi được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp
thông qua những quy trình sản xuất tương ứng trong đó quy định rõ những

15


tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đạt được, tức là có một chế độ canh tác, chăm
sóc, nuôi dưỡng tương ứng với cây trồng vật nuôi đó.
Tuy nhiên, tiến bộ KH-CN trong nông nghiệp có những đặc điểm
đặc thù cần lưu ý:
Một là, những tiến bộ KH-CN trong nông nghiệp hướng vào việc giải
thích tính quy luật của sự phát triển và làm biến đổi những cơ thể sống cây trồng và vật nuôi. Tính đa dạng của sinh vật và điều kiện sống của
chúng cũng cần được giải thích bởi những tri thức khoa học đặc thù, phức
tạp và vô cùng phong phú. Những tri thức khoa học trong việc cải tiến sinh
vật và cải tiến môi trường sống là những vấn đề vô cùng phức tạp. Để cây
trồng, vật nuôi phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao
ngoài yếu tố có tính chất tiền đề là giống cây, con cần phải tạo ra một loạt
các yếu tố đồng bộ tác động đến điều kiện và môi trường sống của chúng.
Vì vậy, tiến bộ KH-CN trong nông nghiệp phải được phát triển cả về bề
rộng lẫn bề sâu.

Hai là, sự đa dạng về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, sinh vật...
Cũng như những điều kiện về dân cư, lao động trong nông nghiệp đặt ra
những tình huống phức tạp trong việc lựa chọn tiến bộ KH-CN và phương
pháp tổ chức ứng dụng những tiến bộ KH-CN đó vào sản xuất.
Ba là, trong sản xuất nông nghiệp, người ứng dụng những tiến bộ
KH-CN vào sản xuất chủ yếu là người nông dân với sự non yếu về nhiều
mặt như trình độ kỹ thuật, phương tiện sản xuất, tâm lý sản xuất nhỏ...
đồng thời giữa họ có sự phân hóa tương đối rõ nét về các mặt trên. Vì vậy,
để đưa tiến bộ KH-CN vào sản xuất một cách có hiệu quả cần phải tính đến
những điều kiện ứng dụng cụ thể, phải lựa chọn đối tượng ứng dụng phù
hợp cho từng loại tiến bộ KH-CN đồng thời phải chú ý phát huy những
kinh nghiệm sản xuất truyền thống của từng vùng, từng địa phương.
Sự phong phú và đa dạng của sản xuất nông nghiệp với những đặc

16


điểm riêng biệt của nó làm cho tiến bộ KH-CN trong sản xuất nông nghiệp
rất đa dạng, phong phú. Đứng trên các giác độ khác nhau có thể phân
những tiến bộ KH-CN trong nông nghiệp thành các nhóm khác nhau.
a) Phân loại theo tính chất, tiến bộ KH-CN trong nông nghiệp bao
gồm:
- Tiến bộ KH-CN về công cụ sản xuất là việc đưa vào sản xuất
những công cụ sản xuất mới có tác dụng giảm nhẹ cường độ lao động, tăng
năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc, cải tạo đất...
- Tiến bộ KH-CN về vật tư kỹ thuật cho sản xuất: những vật tư kỹ
thuật như giống lúa mới, phân hóa học, thuốc bảo vệ gia súc... Có ưu thế về
tính hiệu quả trong sử dụng và sự hơn hẳn của năng suất sản phẩm. Các yếu
tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tính chất tiền đề của yếu
tố giống đòi hỏi một loạt các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp về phân bón hoặc

thức ăn gia súc, về chăm sóc nuôi dưỡng...
- Tiến bộ KH-CN về quy trình kỹ thuật và những biện pháp kỹ thuật
mới: việc hình thành nên những tiêu chuẩn kỹ thuật trong các quy trình sản
xuất nông nghiệp nói lên sự chủ động của con người đối với sự vận động
bên trong của sinh vật (cây trồng, vật nuôi). Tác dụng của những tiến bộ
KH-CN này đảm bảo chắc chắn cho việc phát huy một cách có hiệu quả
những tiến bộ về vật tư, kỹ thuật cho sản xuất.
- Tiến bộ KH-CN trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều phối các
quan hệ kinh tế trong lĩnh vực tái sản xuất nông nghiệp. Đây là những đổi
mới trong quan điểm, chính sách, biện pháp quản lý vĩ mô và vi mô. Những
tiến bộ KH-CN loại này thuộc kết quả hoạt động của khoa học xã hội và
nhân văn.
b) Phân loại theo ngành. Xét trên giác độ này, tiến bộ KH-CN được
phân theo các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản

17


và phân theo chi tiết từng ngành, từng sản phẩm trong nông nghiệp. Chẳng
hạn tiến bộ KH-CN trong sản xuất lúa gạo, ngô, chăn nuôi bò, lợn...
Việc phân loại này vừa mang tính khái quát giúp chúng ta có những
định hướng và giải pháp bao quát cho việc phát triển các ngành trồng trọt,
chăn nuôi,... còn tính cụ thể trong việc sản xuất từng cây, con sẽ làm phong
phú hơn nội dung của tiến bộ KH-CN bởi tính chất đặc thù của chúng.
c) Phân loại theo khâu công việc. Sản xuất nông nghiệp là sự tiếp
nối liên tiếp các khâu công việc như làm đất, sản xuất giống, gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch trong ngành trồng trọt hay sản xuất giống, thức ăn gia
súc, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm trong ngành chăn nuôi.
Tiến bộ KH-CN xuất hiện ở các khâu công việc được tiếp nối như một
chuỗi dây chuyền liên tục trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc

ứng dụng tiến bộ KH-CN ở các khâu công việc trong cả quá trình sản xuất
một cách tương xứng đồng bộ về trình độ sẽ tạo nên tính hệ thống nhằm đạt
được mục tiêu hiệu quả tổng hợp của sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, những tiến bộ KH-CN trong sản xuất nông nghiệp có
những nội dung khác nhau. Tuy vậy chúng đều có những bộ phận hợp
thành như nhau trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Tiến bộ KH-CN đó nghiên cứu vấn đề gì (hoặc khía cạnh nào) của
quá trình sản xuất? Đó cũng là ranh giới phân biệt các loại tiến bộ KH-CN.
Chẳng hạn tiến bộ KH-CN về giống mới, tiến bộ KH-CN về cải tạo đất
chua, phèn...
- Tính khoa học và mới mẻ của tiến bộ KH-CN. Sự thừa nhận về
giá trị khoa học của công trình được công bố là thành công đạt được trong
nghiên cứu còn giá trị thực tiễn của tiến bộ KH-CN được thể hiện qua việc
so sánh với những công nghệ sản xuất đã có trước đó. Chẳng hạn ưu thế
cho năng suất cao của giống lúa lai, tính khoa học và hiệu quả của phương
pháp bón phân hợp lý, tính triệt để của một loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt
18


cỏ...
- Những tiêu chuẩn cụ thể về các yêu cầu kỹ thuật của một tiến bộ
KH-CN. Chẳng hạn thời gian sinh trưởng của một giống lúa mới, trọng
lượng hay kích thước hạt lúa, thành phần dinh dưỡng trong tiêu chuẩn thức
ăn của bò sữa... Vấn đề này rất cần thiết cho các nhà nghiên cứu cũng như
người ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất. Những tiêu chuẩn đó là
những thành phần cụ thể của một tiến bộ KH-CN.
- Cơ chế vận hành hay phương thức kết hợp các yếu tố vật chất của
tiến bộ KH-CN. Yêu cầu này đặc biệt cần thiết cho người ứng dụng tiến
bộ KH-CN vào sản xuất vì nó chứa đựng những chỉ dẫn cụ thể về quy tắc
hành động.

- Cuối cùng điều cần nhận thức đối với một tiến bộ KH-CN là
những hạn chế của nó về mặt kỹ thuật và phạm vi ứng dụng. Ở đây chúng
ta sẽ thấy được mức độ của sự tiến bộ, tức là mức độ thỏa mãn về kỹ thuật
của quá trình sản xuất. Có những điều mà ở những thời điểm nhất định, tiến
bộ KH-CN chưa đạt được mong đợi của người sản xuất. Đó cũng là những
hạn chế đòi hỏi sự xuất hiện liên tiếp của những tiến bộ KH-CN mới.
Đối với một nước, nhất là nước đang phát triển, các nguồn tiến bộ
KH-CN có thể ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp là:
- Đúc rút từ kinh nghiệm kinh tế.
- Những kết quả nghiên cứu và phát triển (R-D) qua khảo nghiệm
và được áp dụng trong thực tế sản xuất.
- Những kết quả nghiên cứu và phát triển (R-D) từ bên ngoài đưa vào.
Do vậy, trong chiến lược vận dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất
nông nghiệp của một nước cần phải kết hợp chặt chẽ các nguồn này, đặc
biệt cần xác định được những tiến bộ KH-CN nào có thể và cần phải tiến
hành nghiên cứu và ứng dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất

19


nước; tiến bộ KH-CN cần phải nghiên cứu tiếp thu từ bên ngoài nhất là từ
những nước có nền nông nghiệp phát triển qua đó cải tiến cho phù hợp để
nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong nước.
1.1.2.2. Vai trò của tiến bộ KH-CN đối với sự phát triển nông nghiệp
Ngày nay, tiến bộ KH-CN trong sản xuất nông nghiệp được phát
triển rất mạnh và ngày càng có nhiều thành tựu mới được ứng dụng vào sản
xuất. Điều đó nói lên vai trò to lớn của tiến bộ KH-CN đối với sản xuất
nông nghiệp.
Trước hết, những tiến bộ KH-CN đã đem lại cho nông nghiệp kết
quả sản xuất cao. Những tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi, tiến bộ trong

kỹ thuật sản xuất đã làm cho năng suất sản phẩm nông nghiệp không ngừng
tăng lên.
Tác dụng của tiến bộ KH-CN trong sản xuất nông nghiệp được thể
hiện rõ nét trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Những phương tiện mới,
những quy trình kỹ thuật mới đã mang lại hiệu suất lao động cao, chất
lượng công tác tốt, đảm bảo tính thời vụ của sản xuất, làm cho năng suất sản
phẩm tăng lên, tiết kiệm được lao động và chi phí vật tư, tiền vốn, dẫn đến
hiệu suất của lao động, hiệu quả đồng vốn tăng lên. Sự tặng lên của lợi nhuận
đến lượt nó lại kích thích việc ứng dụng tiến bộ KH-CN mới vào sản xuất.
Thứ hai, ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp còn
bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng độ đồng đều của sản phẩm
theo tiêu chuẩn quy định, giảm bớt tỷ lệ thứ phẩm và sản phẩm hư hỏng.
Điều đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất.
Thứ ba, trên cơ sở đi sâu vào giới tự nhiên, tiến bộ KH-CN trong
sản xuất nông nghiệp giúp con người lợi dụng được những ưu ái của tự
nhiên đồng thời khắc phục những khó khăn do tự nhiên gây ra, từ đó giúp
con người nhận thức ngày một đầy đủ hơn về giới tự nhiên và có những
biện pháp tác động phù hợp với quy luật tự nhiên để nâng cao hiệu quả sản

20


xuất kinh doanh. Đây là, mục tiêu quan trọng nhất của sản xuất cũng như
việc ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, tiến bộ KH-CN về công cụ sản xuất sẽ tạo ra hệ thống công
cụ tốt hơn, kinh tế hơn giúp cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm
nhẹ cường độ lao động của con người.
Thứ năm, việc ứng dụng tiến bộ KH-CN mới vào sản xuất sẽ nâng
cao trình độ hiểu biết kỹ thuật và tay nghề của người lao động, góp phần
cải tiến lề lối canh tác cũ và hình thành cách làm ăn khoa học.

Những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ mới
buộc người sản xuất phải chuyển biến cách nghĩ, cách làm, mở rộng tầm
nhìn cho họ. Việc ứng dụng tiến bộ KH-CN mới còn làm tăng cường mối
liên kết, hợp tác giữa những người sản xuất với nhau. Chẳng hạn việc phun
thuốc phòng trừ sâu bệnh cần phải được tiến hành đồng loạt ở tất cả các hộ
khác nhau trên cùng một cánh đồng. Sự hợp tác, liên kết đó được phát triển
cùng với sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ càng thúc đẩy việc ứng dụng
tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, tiến bộ KH-CN có vai trò to lớn đối với sự phát triển sản
xuất nông nghiệp.
Trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp của loài người, mỗi
bước phát triển của khoa học, công nghệ đều được ứng dụng vào sản xuất và
góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển qua các thời kỳ để đáp
ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của con người về các loại nông sản.
Ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử loài người, tương ứng với trình độ
công cụ dựa trên kỹ thuật thủ công là công nghệ trồng trọt, chăn nuôi, tưới
tiêu gắn với nền văn minh nông nghiệp. Bằng các công cụ thủ công, con
người đã qua kinh nghiệm hình thành nên các quy trình trồng trọt và chăn
nuôi với các loại cây con khác nhau. “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ

21


giống” là quy trình trồng trọt được truyền từ đời nay qua đời khác như một
tập quán. Công nghệ chăn nuôi và trồng trọt đơn giản đó khẳng định cuộc
sống giản đơn của con người trong tự nhiên của nền văn minh nông nghiệp
gắn với những điều kiện tự nhiên để phát triển nó.
Sự phát triển của KH-CN, đặc biệt trong vòng 100 năm trở lại đây đã
có những tác động to lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Nền nông nghiệp
của thế giới nhất là của các nước phát triển đã từng bước được CNH, HĐH

cùng với sự phát triển của KH-CN và việc ứng dụng những thành tựu của
nó vào sản xuất nông nghiệp.
Nội dung chủ yếu của ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông
nghiệp trên thế giới trong thế kỷ XX là đưa các thành tựu sinh học, hóa
học, cơ điện vào sản xuất nông nghiệp nhằm đổi mới các đối tượng tác
động của sản xuất nông nghiệp như đất đai, cây trồng vật nuôi; đổi mới các
loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh,
cỏ dại cho cây trồng, thuốc phòng trừ dịch bệnh cho gia súc; đổi mới năng
lượng động lực dùng trong nông nghiệp và các công cụ máy móc thiết bị
kèm theo và cuối cùng là đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản tiêu
thụ nông sản.
Việc ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp thế giới
trong thế kỷ XX đã đạt được những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, về giống cây trồng, vật nuôi.
Trong thế kỷ XX, khoa học về di truyền, chọn giống, công nghệ
sinh học đã có sự phát triển vượt bậc tạo ra các cuộc cách mạng về giống
cây trồng, vật nuôi.
Về giống cây trồng, các nhà khoa học nông nghiệp ở các nước đã
tuyển chọn, lai tạo được nhiều giống tốt, cho năng suất cao và được đưa
vào sản xuất đại trà.

22


Từ những năm 30 trên thế giới đã bắt đầu tạp giao giống ngô, tạo ra
những giống ngô mới cho năng suất cao hơn; những năm 40 mở rộng việc
tạp giao lúa mạch, những năm 50 mở rộng việc tạp giao cao lương; những
năm 60 mở rộng việc tạp giao lúa nước dẫn đến cuộc "cách mạng xanh" ở
một loạt nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin ... đưa năng suất lúa từ
1,0 - 1,5 tấn/ha lên 4,5 - 6 tấn/ha. Việc sử dụng tạp giao để tạo giống tốt đã

trở thành phổ biến ở các nước và nâng cao rõ rệt năng suất cây trồng.
Nước Mỹ trong những năm 20 đã nghiên cứu tạp giao giống ngô
đến những năm 50 thì diện tích giống ngô tạp giao đã chiếm tới 90% tổng
diện tích gieo trồng ngô: đến năm 1994 diện tích trồng ngô của Mỹ là hơn
29 triệu ha với năng suất bình quân 86,85 tạ/ha.
Từ năm 1943, Mêhicô đã có tiểu mạch tạp giao, trước đây chỉ đạt
năng suất 0,8 tấn/ha đến năm 1993 đã đạt 4,187 tấn/ha gấp 1,6 lần so với
bình quân thế giới.
Trung Quốc, từ những năm 60 đã sử dụng rộng rãi giống lúa nước
tạp giao. Từ năm 1964, Viên Long Bình, người được coi là cha đẻ lúa lai
trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu lúa tạp giao (lúa lai) và là người đầu
tiên trên thế giới phát hiện ra hạt lúa đực không nẩy mầm. Đến đầu thập
niên 70 ông đã hoàn thành việc tạo ra giống lúa “tạp giao hệ 3” nâng năng
suất lên trên 20% so với giống lúa thường tốt nhất. Đến thập niên 80 Viên
Long Bình quay sang nghiên cứu lúa “tạp giao hệ 2” và đến nay “tạp giao
hệ 2” cho năng suất cao hơn 15% so với “tạp giao hệ 3”. Hiện nay, Viện lúa
quốc tế (IRRI) ở Philippin đã có giống lúa cao sản cho năng suất tới 25
tấn/ha năm.
Trong chăn nuôi, việc ứng dụng những thành tựu KH-CN để tạo ra
những giống gia súc, gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh, có năng suất
thịt, sữa, trứng cao cũng được phát triển trong sản xuất nông nghiệp ở
nhiều nước, nhất là những nước có nền nông nghiệp phát triển cao như Mỹ,

23


Anh, Pháp, Hà Lan ...
Việc lai tạo giữa các giống gia súc, gia cầm với ưu thế lai F1 đã tạo
ra các giống bò, lợn, gà, vịt ... cho năng suất rất cao, chất lượng sản phẩm
tốt phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng như lợn nhiều nạc, giống bò

thịt ít mỡ, bò sữa cao sản, gà, vịt siêu thịt, siêu trứng... Chẳng hạn, giống bò
sữa Holstein cao sản được nuôi rộng rãi ở Mỹ cho năng suất sữa tới 7.500 kg
sữa một chu kỳ và năng suất kỷ lục là 10.000 kg sữa một chu kỳ; giống gà
Cobb có sản lượng trứng 40 tuần đẻ 180-182 quả, gà Broile nuôi 63 ngày
tuổi đạt 3,492 kg tiêu tốn 2,21 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng...
Ngày nay, ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan ... công
nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền hiện đại đã và đang được ứng dụng để tạo
các giống cây trồng và gia súc mới với những đặc điểm ưu việt chưa có
trong tự nhiên mà di truyền học cổ điển trước đây không có khả năng giải
quyết.
Trong mỗi giống động thực vật và vi sinh vật tự nhiên có nhiều gen,
mỗi gen chi phối một tính di truyền và ADN là cơ sở di truyền của loài. Kỹ
thuật hiện nay cho phép tách gen từ loài này ghép vào loài khác làm cho
loài được ghép gen mới có thêm một tính di truyền do gen mới đem vào.
Tháng 5-1994, Chính phủ Mỹ cho phép đưa vào thí nghiệm rộng rãi những
cơ thể sinh vật do công nghệ sinh học sáng tạo ra gồm 350 loài cây trồng,
2 loài cá, 50 loài vi sinh vật.
Hiện nay ở Mỹ đã có một số giống cây trồng mới được đưa vào sản
xuất như các giống cà chua, thuốc lá, bông có khả năng chống chịu được
thuốc trừ cỏ loại mạnh do Công ty kỹ thuật sinh học Calgene và Công ty
hóa chất Monsanto phối hợp nghiên cứu dùng công nghệ gen tạo ra. Công
ty Calgene Inch, ở Bang California bằng công nghệ gen tạo ra giống cà
chua Flavi Stavi nổi tiếng. Đặc điểm của giống cà chua này là thịt mềm, vỏ

24


mỏng, để lâu không thối ủng, thơm ngon.
Do có giống tốt kết hợp với kỹ thuật thâm canh, trên cơ sở công
nghiệp hóa nông nghiệp nên đến cuối thế kỷ XX, năng suất các loại cây trồng

và vật nuôi chủ yếu trên thế giới đều tăng lên rõ rệt so với đầu và giữa thế kỷ.
Thứ hai, về vật tư, kỹ thuật.
Nhiều chủng loại vật tư, kỹ thuật mới được sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp.
Trong trồng trọt, do sự phát triển của KH-CN đặc biệt là sự phát
triển của ngành hóa chất các loại phân hóa học: đạm, lân, kali, phân hỗn
hợp NPK được sử dụng vốn khối lượng ngày càng lớn để đáp ứng yêu cầu
của các giống cây trồng mới cho năng suất cao. Năm 1993 lượng phân bón
hóa học mà thế giới tiêu thụ là 126 triệu tấn gấp 70 lần so với đầu thế kỷ XX,
bình quân mỗi ha bón 93 kg, trong đó có các nước phát triển từ 130 kg/ha
trở lên, cao nhất là Hà Lan vượt quá 70 kg/ha. Ở Mỹ phân bón hóa học làm
tăng 30-40% sản lượng ngũ cốc. Các loại hóa chất phòng trừ sâu bệnh, cỏ
dại cũng được dùng nhiều để bảo vệ cây trồng. Riêng thuốc trừ sâu được
bán trên thế giới hiện nay tính theo các loại hóa chất tổng hợp đã có gần
600 loại, nếu qua gia công chế biến tạo thành thuốc thương phẩm thì có gần
10.000 loại. Trong những năm 80, sản lượng thuốc trừ sâu của thế giới đã
vượt quá 2 triệu tấn với tổng giá trị lên tới 13 tỷ USD.
Trong chăn nuôi, các loại thức ăn gia súc do công nghiệp chế biến
cung cấp gồm thức ăn tổng hợp, thức ăn đậm đặc đã thay thế cho thức ăn
tinh và thô sản xuất tại chỗ. Có thức ăn riêng cho bò, gà, lợn, trong đó có
thức ăn riêng cho gà, lợn con theo ngày, tháng tuổi. Ngoài ra còn có các
chất vi lượng, các chất kích thích tăng trọng cho từng loại vật nuôi.
Thứ ba, về năng lượng động lực cơ điện và máy nông nghiệp.
Trong nông nghiệp đã sử dụng ngày càng rộng rãi động lực cơ điện

25


×