Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Các dạng toán về cacbohidrat (Có hướng dẫn giải) Luyện thi đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.92 KB, 14 trang )

GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

CACBOHIDRAT
Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức mà đa số chúng có CTPT dạng
Cn(H2O)m
+ Có 3 loại:
- monosaccarit: không thuỷ phân được. VD: glucozơ, fructozơ (C6H12O6)
- đisaccarit: là nhóm cacbohidrat khi bị thuỷ phân cho 2 monosaccarit.
VD: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11)
- polisaccarit: là nhóm cacbohidrat khi bị thuỷ phân cho nhiều monosaccarit.
VD: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n
1. Glucozơ
CTPT: C6H12O6
CTCT: CH2OH-(CHOH)4-CH=O
+ Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt không bằng đường mía
- có trong máu người với nồng độ ổn định 0,1%
+ Tính chất hoá học
- không bị thuỷ phân
- t/c của ancol đa chức: td với Cu(OH)2 tạo dd xanh lam, td với axit tạo este
- t/c của andehit: pư với AgNO3/NH3, pư với Cu(OH)2/OH-, t0 tạo kết tủa Cu2O đỏ
gạch
AgNO3/NH3

C6H12O6
2Ag
- bị khử bằng H2 thành sobitol
CH2OH-(CHOH)4-CH=O + H2 → CH2OH-(CHOH)4-CH2OH
- Lên men tạo thành ancol etylic và CO2
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
2. Fructozơ


CTPT: C6H12O6
CTCT: CH2OH-(CHOH)3-CO-CH2OH
+ Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía
- có trong mật ong (40%)
+ Tính chất hoá học
- không bị thủy phân
- tính chất của ancol đa chức: td với Cu(OH)2 tạo dd xanh lam
- tính chất của andehit: có phản ứng tráng bạc
- bị khử bằng H2 tạo thành sobitol
3. Saccarozơ
CTPT: C12H22O11
CTCT: α-glucozơ-β- fructozơ
+ Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- chất rắn, không màu, có vị ngọt (đường mía), tan tốt trong nước
- có trong mía đường, củ cải đường và hoa thốt nốt
+ Tính chất hoá học
- thuỷ phân trong mt axit thành glucozơ và fructozơ


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

- t/c của ancol đa chức: td với Cu(OH)2 tạo dd xanh lam
4. Mantozơ
CTPT: C12H22O11
CTCT: α-glucozơ-α-(β-) glucozơ
+ Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- chất rắn, không màu, có vị ngọt (đường mạch nha), tan tốt trong nước
+ Tính chất hoá học
- thuỷ phân trong mt axit thành glucozơ

- t/c của ancol đa chức
- t/c của andehit
5. Tinh bột
CTPT: (C6H10O5)n
CTCT: Mắt xích: α-glucozơ
- mạch không nhánh: amilozơ
- mạch có nhánh: amilopectin
+ Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh nhưng trong
nước nóng, tinh bột ngậm nước và trương phồng lên tạo thành hồ tinh bột
Trong nước nóng, tinh bột ngậm nước và trương phồng lên tạo thành hồ tinh bột
- Có trong các loại ngũ cốc
+ Tính chất hoá học
- thuỷ phân trong dd axit vô cơ loãng thành glucozơ
- có pư màu với iot (tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím)
6. Xenlulozơ
CTPT: (C6H10O5)n
CTCT: Mắt xích: β-glucozơ
-mạch kéo dài không nhánh
+ Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- Chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị, không tan trong nước và nhiều dung
môi hữu cơ nhưng tan trong nước Svayde (dd Cu(OH)2 + NH3)
- Có trong sợi bông, thân thực vật
+ Tính chất hoá học
- thuỷ phân trong dd axit vô cơ đặc thành glucozơ
- pư với HNO3 đặc (xt:H2SO4đ) thu đựơc xenlulozơ trinitrat
[C6H7O2(OH)3] + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3] + 3nH2O
- phản ứng este hoá
[C6H7O2(OH)3] + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OOCCH3)3] + 3nCH3COOH
Anhidrit axetic

Xenlulozơ axetat (tơ axetat)
Câu hỏi lý thuyết
Câu 1:
(ĐH-A-09) Trong phân tử của cacbohidrat luôn có nhóm chức của:
A. xeton
B. anđehit
C. amin
D. ancol
Câu 2:
Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ.
B. fructozơ và glucozơ.
C. fructozơ và mantozơ.
D. saccarozơ và glucozơ.


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

(ĐH-B-13) Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenlulozơ
B. Glucozơ
C. Saccarozơ
D. Amilozơ
Câu 4:
(ĐH-A-10) Một phân tử saccarozơ có:
A. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ
B. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ
C. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ
D. hai gốc α-glucozơ
Câu 5:

(ĐH-A-08) Cacbohidrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là:
A. mantozơ
B. saccarozơ
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
Câu 6:
(ĐH-A-07) Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm
hidroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với:
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
B. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng
C. kim loại Na
D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng
Câu 7:
(ĐH-B-12) Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5
nhóm hidroxyl?
A. khử hoàn toàn glucozơ thành hexan
B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2
C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhidrit axetic
D. Thực hiện phản ứng tráng bạc
Câu 8:
Saccarozơ và glucozơ đều có:
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 9:
(ĐH-B-09) Cho một số tính chất: có dạng sợi (1), tan trong nước (2), tan
trong nước Svayde (3), phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4),
tham gia phản ứng tráng bạc (5), bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6).
Các tính chất của xenlulozơ là:

A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (3), (4), (6)
C. (2), (3), (4), (5)
D. (3), (4), (5), (6)
Câu 10:
Saccarozơ có tính chất nào trong số các tính chất sau:
(1) là polisaccarit
(2) chất kết tinh, không màu
(3) khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ
(4) dung dịch tham gia phản ứng tráng gương
(5) dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Những tính chất đúng là:
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3), (5)
C. (2), (3), (5)
D. (3), (4), (5)
Câu 11:
(ĐH-B-09) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu dung dịch nước brom
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
Câu 3:


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

D. Glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3
Câu 12:
Những gluxit khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ cho glucozơ là:
A. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột

B. Saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ
C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ D. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ
Câu 13:
(ĐH-A-08) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng
tham gia phản ứng:
A. thuỷ phân
B. Tráng gương C. Trùng ngưng D. Hoà tan Cu(OH)2
Câu 14:
(CĐ-08) Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột,
mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 15:
(ĐH-B-07) Phát biểu không đúng là:
A. Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xúc tác H +, t0) có thể tham gia phản ứng tráng
gương
B. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O
C. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2
D. Thuỷ phân (xúc tác H+, t0) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một loại
monosaccarit
Câu 16:
Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số
chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:
A.3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 17:

Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic,mantozơ,
glixerol, etilenglicol, metanol. Số lượng dung dịch có thể hoà tan Cu(OH)2 là:
A.4
B.5
C.6
D.7
Câu 18:
Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol
etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương
là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 19:
(CĐ-10) Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng
thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H 2 (xúc tác Ni, t0) thu được chất
hữu cơ Y. Các chất X và Y lần lượt là:
A. glucozơ, saccarozơ
B. glucozơ, fructozơ
C. glucozơ, etanol
D. glucozơ, sobitol
Câu 20:
(CĐ-08) Cho sơ đồ chuyển hoá sau (mỗi mũi tên là một phương trình
phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên là:
A. C2H5OH, CH3COOH
B. C2H4, CH3COOH
C. CH3COOH, CH3OH

D. CH3COOH, C2H5OH
Câu 21:
(CĐ-07) Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Glucozơ → X → Y → CH3COOH
Hai chất X, Y lần lượt là:
A. C2H5OH và C2H4
B. CH3CHO và C2H5OH
C. C2H5OH và CH3CHO
D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO
Câu 22:
Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là:
A. Cu(OH)2
B. dung dịch brom.
C. [Ag(NH3)2] NO3
D. Na


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An
Câu 23:

Để phân biệt saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào

sau đây?
A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4
B. Cho tứng chất tác dụng với dd I2
C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot
D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa
Câu 24:
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh
mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ

B. Mantozơ
C. Saccarozơ
D. Fructozơ
Câu 25:
Trong công nghiệp chế tạo ruột phích,người ta thường sử dụng phản ứng
hoá học nào sau đây?
A.Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
B.Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C.Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
D.Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 26:
Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần:
A. Glucozơ < Saccarozơ < Fructozơ.
B. Fructozơ < glucozơ < Saccarozơ
C. Glucozơ < Fructozơ < Saccarozơ.
D. Saccarozơ Câu 27:
Một dung dịch có các tính chất:
- Tác dụng làm tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam.
- Tác dụng khử [Ag(NH3)2 ]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng.
- Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
Dung dịch đó là:
A.Glucozơ
B.Fructozơ
C.Saccarozơ
D.Mantozơ..
BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG TRÁNG BẠC
Glucozơ, fructozơ:
C6H12O6 → 2Ag
Saccarozơ, mantozơ:

C12H22O11 → 2C6H12O6 → 4Ag
Chú ý: mantozơ có tham gia phản ứng tráng bạc: C12H22O11 → 2Ag
Câu 28: Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 thì khối

lượng Ag thu được tối đa là:
A. 21,6g
B. 10,8g
C. 32,4g
D. 16,2g
Hướng dẫn
nC6H12O6 = 0,15 mol
=> nAg = 2.0,15 = 0,3 mol
=> mAg = 0,3.108 = 32,4 gam
Câu 29: Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung
dịch chứa 18g glucozơ:
A. 2,16 g
B. 10,80 g
C. 5,40 g
D. 21,60 g
Hướng dẫn
nC6H12O6 = 0,1 mol


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

=> nAg = 2.0,1 = 0,2 mol
=> mAg = 0,2.108 = 21,6 gam
Câu 30: Tính lượng kết tủa bạc hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung
dịch chứa 18g glucozơ. (H=85%):
A. 21,6g

B. 10,8
C. 5,4
D. 18,36
Hướng dẫn
nC6H12O6 = 0,1 mol
=> nAg = 2.0,1.85% = 0,17 mol
=> mAg = 0,17.108 = 18,36 gam
Câu 31: (CĐ-07) Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol của
dung dịch glucozơ đã dùng là:
A. 0,01M
B. 0,02M
C. 0,10M
D. 0,20M
Hướng dẫn
nAg = 0,02 mol => nC6H12O6 = 0,01 mol
 CM = 0,01/0,05 = 0,2M
Câu 32: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO 3/dung dịch NH3 dư,
thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là:
A. 11,4 %
B. 14,4 %
C. 13,4 %
D. 12,4 %
Hướng dẫn
=> nAg = 0,06 mol => nC6H12O6 = 0,03 mol
=> mC6H12O6 = 0,03.180 = 5,4 gam
=> C% ddC6H12O6 = 14,4%
Câu 33: Cho 34,2 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với
dung dịch AgNO3/NH3 dư. Số mol Ag kết tủa là:
A. 0,1

B. 0,2
C. 0,4
D. 0,8
Hướng dẫn
nhh = 34,2/342 = 0,1 mol
 nsacc = nmant = 0,05 mol
 nAg = 2nmant = 0,1 mol


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN
Saccarozơ, mantozơ:
C12H22O11 → 2C6H12O6
Tinh bột, xenlulozơ:
(C6H10O5)n → nC6H12O6
Khi thuỷ phân saccarozơ thu được 270g hỗn hợp glucozơ và fructozơ.
Khối lượng saccarozơ đã thuỷ phân là:
A. 256,5
B. 270
C. 288
D. 513
Hướng dẫn
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6
270 g
1,5 mol
0,75 mol
 msaccarozơ = 0,75.342 = 256,5 gam
Câu 35:
Thuỷ phân 68,4 gam mantozơ trong môi trường axit thu được m gam

glucozơ. Giá trị của m là:
A. 36
B. 54
C. 72
D. 90
Hướng dẫn
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6
68,4 g
0,2 mol

0,4 mol
 mglucozơ = 0,4.180 = 36 gam
Câu 36:
Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng
glucozơ thu được là:
A.360 gam
B.480 gam
C.270 gam
D. 300 gam
Hướng dẫn
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
342 g
2/n mol

2 mol
 mglucozơ = 2.180.75% = 270 gam
Câu 37:
Cacbohidrat X có phản ứng tráng gương. Đun nóng a mol X trong dung
dịch H2SO4 loãng để phản ứng thuỷ phân hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Trung hoà
axit, sau đó cho dung dịch AgNO3 dư trong NH3 vào và đun nóng, thu được 4a mol

Ag. X là:
A. glucozơ
B. saccarozơ
C. mantozơ
D. Xenlulozơ
Hướng dẫn
Đun nóng a mol X trong dung dịch H 2SO4 loãng để phản ứng thuỷ phân hoàn
toàn thu được hỗn hợp Y. Trung hoà axit, sau đó cho dung dịch AgNO 3 dư trong NH3
vào và đun nóng, thu được 4a mol Ag
 X là đisaccarit
X có phản ứng tráng gương => X là mantozơ
Câu 38:
(CĐ-10) Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit,
thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 2,16
B. 21,6
C. 4,32
D. 43,2
Hướng dẫn
Câu 34:


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

C12H22O11 → 2C6H12O6 → 4Ag
3,42 g
0,01 mol

0,04 mol

 mAg = 0,04.108 = 4,32 gam
Câu 39:
(ĐH-B-11) Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol
mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thuỷ phân mỗi
chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thì lượng Ag thu được là:
A. 0,06 mol
B. 0,09 mol
C. 0,095 mol
D. 0,12 mol
Hướng dẫn
C12H22O11 → 2C6H12O6

saccarozơ dư
Saccarozơ
0,02 mol
0,02.2.75%
0,02.25%
C12H22O11 → 2C6H12O6

mantozơ dư
mantozơ
0,01 mol
0,01.2.75%
0,01.25%
Dung dịch thu được có: C6H12O6: 0,045 mol
saccarozơ dư: 0,005 mol
mantozơ dư: 0,0025 mol
X + AgNO3/NH3 → Ag: 0,045.2 + 0,0025.2 = 0,095 mol
Câu 40:

(ĐH-B-12) Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol
mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được
dung dịch X. Trung hoà dung dịch X thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ
dung dịch Y tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị
của m là:
A. 6,480
B. 7,776
C. 8,208
D. 9,504
Hướng dẫn
C12H22O11 → 2C6H12O6

saccarozơ dư
Saccarozơ
0,01 mol
0,01.2.60%
0,01.40%
C12H22O11 → 2C6H12O6

mantozơ dư
mantozơ
0,02 mol
0,02.2.60%
0,02.40%
Dung dịch thu được có: C6H12O6: 0,036 mol
saccarozơ dư: 0,004 mol
mantozơ dư: 0,008 mol
X + AgNO3/NH3 → Ag: 0,036.2 + 0,008.2 = 0,088 mol
 mAg = 0,088.10 = 9,504 gam
Câu 41:

Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ
dung dịch thu được thực hiện phản ứng tráng gương thì được 5,4 gam bạc kim loại.
Biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 50%. Vậy giá trị của m là:
A. 1,620 gam
B. 2,531 gam
C. 6,480 gam
D. 10,125 gam
Hướng dẫn
Bột gạo chứa 80% tinh bột


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg
5,4 gam
0,05 mol
0,025/n mol
mtinh bột = 0,025.162 = 4,05 gam
 m bột gạo = 4,05/80%.50% = 10,125 gam
Câu 42:
(ĐH-A-08) Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu
suất 80% là:
A. 1,44 gam
B. 1,80 gam
C. 1,82 gam
D. 2,25 gam
Hướng dẫn
C6H12O6 + H2 → C6H14O6
1,82 gam
0,01 mol

0,01 mol
 mGlucozơ = 0,01.180/80% = 2,25 gam


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG LÊN MEN
Glucozơ có phản ứng lên men:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
Bài toán chú ý hiệu suất
Câu 43: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí
CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, tạo ra 80g kết tủa. Giá trị của
m là:
A. 54
B. 72
C. 96
D. 108
Hướng dẫn
C6H12O6 → 2CO2 → 2CaCO3
80 gam
0,8 mol
0,4 mol
 mglucozơ = 0,4.180/75% = 96 gam
Câu 44:
(CĐ-13) Tiến hành sản xuất ancol etylic từ xenlulozơ với hiệu suất của
toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 2 tấn ancol etylic, khối lượng xenlulozơ cần
dùng là:
A. 10,062 tấn
B. 2,515 tấn
C. 3,512 tấn

D. 5,031 tấn
Hướng dẫn
Xenlulozơ: (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH
2 tấn
 Khối lượng xenlulozơ: . = 5,031 tấn
Câu 45: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là
bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.
A. 290 kg
B. 295,3 kg
C. 300 kg
D. 350 kg
Hướng dẫn
Ngô →
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH
1000 kg
650 kg
650/162n
2.650/162 kmol
 mC2H5OH = 2.650.46.80%/162 = 295,3 kg
Câu 46: (ĐH-A-13) Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản
ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO 2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư,
thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0
B. 18,5
C. 45,0
D. 7,5
Hướng dẫn
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCaCO3 = 0,15 mol => nCO2 = 0,15 mol

 nC6H12O2 = 0,075 mol
 mC6H12O6 = 0,075.180/90% = 15 gam
Câu 47: (ĐH-A-07) Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%.
Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2, thu được 550
g kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị
của m là:
A. 550
B. 650
C. 750
D. 810


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Hướng dẫn
Các phản ứng:

nCO2 =

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
C6H12O6→ 2C2H6O + 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
2CO2 + Ca(OH)2 + H2O → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2→ CO2 + CaCO3 + H2O

550 + 2.100
7,5
100
= 7,5 mol. → ntinh bột = 2n mol
3,75

100
.162.n.
81 = 750 g.
=> mtinh bột = n

Câu 48: (ĐH-A-09) Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO 2 sinh ra hấp

thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch
giảm đi 3,4 gam so với ban đầu. Giá trị của m là:
A. 13,5
B. 15,0
C. 20,0
D. 30,0
Hướng dẫn
C6H12O6 → 2CO2 → 2CaCO3
mkt = 10 gam
mdd giảm = mkt – mCO2
 mCO2 = 10 - 3,4 = 6,6 gam => nCO2 = 0,15 mol
 nglucozơ = 0,075 mol
 mglucozơ = 0,075.180/90% = 15 gam
Câu 49: (ĐH-A-11) Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với

hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO 2 sinh ra khi lên men m
gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối
lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m
là:
A. 297
B. 324
C. 405
D. 486

Hướng dẫn
Tinh bột: (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH + 2nCO2
mkt = 330 gam
mdd giảm = mkt – mCO2
 mCO2 = 330 - 132 = 198 gam => nCO2 = 4,5 mol
 ntinh bột = 2,25/n mol
 mtinh bột = 2,25.162/90% = 405 gam
Câu 50: (ĐH-A-10) Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a
gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên
men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720ml dung dịch NaOH
0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là:
A. 10%
B. 20%
C. 80%
D. 90%
Hướng dẫn
C6H12O6 → 2C2H5OH
180 gam
1 mol
2.80% = 1,6 mol


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

C2H5OH → CH3COOH
0,16 mol
CH3COOH + NaOH : 0,144 mol
 nCH3COOH = 0,144 mol
 Hiệu suất: H = 0,144/0,16 = 90%
Độ rượu: là thể tích (ml) ancol nguyên chất có trong 100 thể tích (ml) dung dịch ancol

Vancol nguyªn chÊt
V

dd ancol
Độ rượu =
.100
Câu 51:
Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất
mỗi giai đoạn là 85%. Tính thể tích rượu 40 0 thu được (biết khối lượng riêng của
ancol etylic nguyên chất là 0,8g/cm3)
A. 1200 lit
B. 1211,5 lit
C. 1206,25 lit
D. 1218,1 lit
Hướng dẫn
Tinh bột
(C6H10O5)n nC6H12O6 2nC2H5OH + 2nCO2
1 tấn
1000 kg → 950 kg
 Số mol C2H5OH: .85%.85% = 8,473 kmol
 mC2H5OH = 389,79 kg
 VC2H5OH = m/D = 487,24 lit
 V dd rượu = VC2H5OH. = 1218,1 lit
Câu 52: Người ta sản xuất rượu vang từ nho với hiệu suất 95%. Biết trong loại nho
này chứa 60% glucozơ, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml. Để sản xuất
100 lit rượu vang 100 cần khối lượng nho là:
A. 10,29 kg B. 20,59 kg
C. 26,09 kg
D. 27,46 kg
Hướng dẫn

Nho C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
VC2H5OH = 100/10% = 10 lit
 mC2H5OH = 8 kg
 mC6H12O6 = /95% = 16,476 kg
 mnho = 16,476/60% = 27,46 kg
Câu 53: Cho 2,5 kg glucozơ có chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Biết rượu
nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/cm 3 và trong quá trình chế biến, rượu bị hao
hụt 10%. Thể tích rượu 400 thu được là:
A. 3194,4 ml
B. 2785,0 ml
C. 2875,0 ml
D. 2300,0 ml
Hướng dẫn
Glucozơ C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
2,5 kg → 2 kg
 VC2H5OH = = 1,27 lit
 V rượu = 1,27. = 2,875 lit = 2875 ml


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

BÀI TOÁN PHẢN ỨNG CỦA XENLULOZƠ VỚI HNO3
Phương trình phản ứng:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
Bài toán chú ý hiệu suất
Câu 54: Khối lượng xenlulozơ trinitrat có thể thu được từ 341 kg xenlulozơ và 420 kg

HNO3 nguyên chất (biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%) là:
A. 0,5 tấn
B. 0,6 tấn

C. 0,75 tấn
D. 0,85 tấn
Hướng dẫn
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
341 kg
420 kg
<
Khối lượng xenlulozơ trinitrat = = 500 kg = 0,5 tấn
Câu 55:
(ĐH-A-11) Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric
với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn
xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là:
A. 1,10 tấn
B. 2,20 tấn
C. 2,97 tấn
D. 3,67 tấn
Hướng dẫn:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
2 tấn
2/162n
(2/162n).297n
3,67 tấn.60% = 2,2 tấn
Câu 56:
(CĐ-08) Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất m tấn xenlulozơ
trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là:
A. 25,46
B. 26,73
C. 29,70
D. 33,00
Hướng dẫn:

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
16,2 tấn
0,1
0,1.297
m = 29,7.90% = 26,73 tấn
Câu 57:
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ
xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì
thể tích HNO3 96% (d=1,52 g/ml) cần dùng là:
A. 1,439 lit
B. 14,39 lit
C. 15 lit
D. 24,39 lit
Hướng dẫn
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
29,7 kg
kmol
 nHNO3 = 0,3 kmol
 mHNO3 = 0,3.63 = 18,9 kg
 mdd HNO3 = 18,9/96% = 19,6875 kg
 Vdd HNO3 = = 14,39 lit
(CĐ-09) Thể tích dung dịch axit nitric 63% (d = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để
sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là:

Câu 58:


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An







A. 34,29 lit
B. 42,34 lit
C. 42,86 lit
D. 53,57 lit
Hướng dẫn
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
59,4 kg
kmol
nHNO3 = 0,6 kmol
mHNO3 = 0,6.63 = 37,8 kg
mdd HNO3 = 37,8/63% = 60 kg
Vdd = = 53,57 lit

(ĐH-B-08) Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (d = 1,5 g/ml) cần dùng để
tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO 3
hao hụt là 20%):
A. 49 lit
B. 55 lit
C. 70 lit
D. 89 lit
Hướng dẫn
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
89,1 kg
kmol
 nHNO3 = 0,9 kmol
 mHNO3 = 0,9.63 = 56,7 kg

 mdd HNO3 = 56,7/67,5% = 84 kg
 Vdd = = 70 lit

Câu 59:

(ĐH-B-12) Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần
dùng ít nhất V lit axit nitric 94,5% (d = 1,5g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị
của V là:
A. 24
B. 36
C. 40
D. 60

Câu 60:



×