BÀI TẬP TRỌNG TÂM – NGÀY SỐ 14
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam P sau đó hòa tan hoàn toàn sản phẩm cháy vào H2O thu được dung
dịch X. Người ta cho 300ml dung dịch KOH 1M vào X sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn
thu được 5m gam rắn khan. Giá trị của m là:
A. 6,2
B. 7,75
C. 4,65
D. 9,3
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam P sau đó hòa tan hoàn toàn sản phẩm cháy vào H2O thu được dung
dịch X. Người ta cho 300ml dung dịch KOH 1M vào X sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn
thu được 18,56 gam rắn khan. Giá trị của m là:
A. 2,48
B. 2,265
C. 1,86
D. 1,24
Câu 3. Cho 4,96 gam hỗn hợp Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X.
Đun nóng hỗn hợp khí X có mặt xúc tác thích hợp một thời gian được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí
Y từ từ vào dung dịch nước Brom dư thấy còn lại 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi với H2
bằng 4,5. Khối lượng bình nước Brom tăng lên là:
A. 0,8 gam.
B. 0,54 gam.
C. 0,36 gam.
D. 1,04 gam.
Câu 4. Hỗn hợp X gồm Al và Mg. Hòa tan hoàn toàn 15,3 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3
loãng dư thu được dung dịch Y và 1,344 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí N2O và N2. Tỉ khối của
hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 117,9 gam chất rắn khan. Số
mol khí O2 cần để oxi hóa hết 7,65 gam hỗn hợp X là:
A. 0,3750.
B. 0,1875.
C. 0,1350.
D. 0,1870.
Câu 5. Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, a mol Al3+, b mol NO3 và 0,2 mol SO24 . Cho 120 ml dung dịch
Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 3,732
gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là :
A. 0,02 và 0,12.
B. 0,120 và 0,020.
C. 0,012 và 0,096.
D. 0,02 và 0,012.
Câu 6. Trung hòa 16,60 gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch NaOH thu được
23,20 gam hỗn hợp 2 muối. Nếu cho 16,60 gam hỗn hợp 2 axit trên tác dụng với dung dịch Na2CO3 thì
thể tích CO2 (đktc) lớn nhất thoát ra là :
A. 3,36 lít.
B. 6,72 lít.
C. 2,24 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 7. Hỗn hợp A gồm andehit acrylic và một andehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn
hợp A cần vừa hết 2,296 lít (đktc) khí Oxi. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng
Ca(OH)2 dư, thu được 8,5 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là:
A. HCHO.
B. C2H5CHO.
C. C3H5CHO.
D. CH3CHO.
Câu 8. Cho Na (được lấy dư 10% so với lượng cần thiết) vào 100 ml ancol etylic x0, khi phản ứng thu
được 42,56 lít khí B (ở đktc) và m gam chất rắn. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là
0,8 g/ml, của nước là 1 g/ml. Giá trị của m là :
A. 174,4.
B. 56,24.
C. 126,9.
D. 183,14.
Câu 9: Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol
H2O, biết b-c=4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X
với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng sau đấy cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được
bao nhiêu gam chất rắn?
A. 57,2 gam
B. 52,6 gam
C. 53,2 gam
D. 61,48 gam
Câu 10. Hỗn hợp X gồm Ala – Ala, Ala – Gly – Ala, Ala – Gly – Ala và Ala – Gly – Ala – Gly – Gly.
Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung
dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ?
A. 25,08.
B. 99,15.
C. 24,62.
D. 114,35.
1
Câu 11: Cho 6,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch Y chứa
HNO3 và HCl theo tỉ lệ tương ứng là 7:10 về số mol thu được 0,672 lít NO và dung dịch Z, dung dịch
Z hòa tan tối đa 3,36 gam Fe, sinh ra khí NO và dung dịch T. Nếu cho AgNO3 dư vào T thì thu được m
gam kết tủa. Biết trong các phản ứng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất
với:
A. 45
B. 46
C. 47
D. 48
Câu 12: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hỗn hợp các oxit sắt trong điều
kiện không có không khí, thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y,
chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z
tan hết vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít
khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 6,48.
B. 6,29.
C. 6,96.
D. 5,04.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp hai peptit X và Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu
được 9,02 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam
hỗn hợp peptit trên thì cần hết 7,056 lít khí O2 ( đktc) thu được 4,32 gam nước. Giá trị m là:
A. 6,36 gam
B. 4,56 gam
C. 7,86 gam
D. 9,16 gam
Câu 14: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe (tỉ lệ số mol 3:5) tác dụng với 200 ml dung dịch Y
chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Z và 16,24 gam chất rắn T gồm 3 kim
loại. Cho dung dịch HCl dư vào T thu được 1,344 lít (đktc) khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong Y lần lượt là:
A. 0,25M và 0,15M.
B. 0,15M và 0,25M.
C. 0,5M và 0,3M.
D. 0,3M và 0,5M.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm propin, vinylaxetilen, but–1–in. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung
dịch AgNO3 trong nước amoniac dư thu được m+26,75 gam kết tủa. Mặt khác m gam hỗn hợp X làm
mất màu tối đa 96 gam brom. Hiđro hoá m gam hỗn hợp X (xúc tác Ni, đun nóng) thu được hỗn hợp
ankan. Đốt hết lượng ankan nầy thu được 41,8 gam CO2. Phần trăm khối lượng vinyl axetilen trong
hỗn hợp X gần nhất với:
A. 42,8%
B. 41,3%
C. 40,0%
D. 44,2%
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu vào dung dịch chứa 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V
lít hỗn hợp khí gồm NO2, NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200 ml dung dịch
NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung tiếp đến khối lượng không đổi
thu được 25,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 1,792.
B. 3,584.
C. 5,376.
D. 2,688.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm các aminoaxit no, mạch hở (trong phân tử chỉ có nhóm chức –COOH và –
NH2) có tỉ lệ mol nO : nN = 2 : 1. Để tác dụng vừa đủ với 35,85 gam hỗn hợp X cần 300 ml dung dịch
HCl 1,5M. Đốt cháy hoàn toàn 11,95 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 9,24 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ
sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 25,00.
B. 33,00.
C. 20,00.
D. 35,00.
Câu 18: Cho khí CO dư đi qua 24 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 và MgO nung nóng, thu được m gam
chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn từ từ toàn bộ khí Z vào 0,2 lít dung dịch gồm Ba(OH)2 1M và NaOH
1M, thu được 29,55 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị có thể của m gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 16,2.
B. 22,4.
C. 21,5.
D. 17,4.
Câu 19: Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và aminoaxit Y có công thức dạng
CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn
2
với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng
với một lượng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,64
B. 13,32.
C. 7,76.
D. 8,88.
Câu 20: Cho 3,62 gam hỗn hợp Q gồm hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch
NaOH 0,6M, thu được hỗn hợp Z gồm các chất hữu cơ. Mặt khác khi hóa hơi 3,62 gam Q thu được thể
tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Làm bay hơi hỗn hợp Z
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 4,56.
B. 5,64.
C. 2,34.
D. 3,48.
Câu 21: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của ancol anlylic (MX
đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon với X. Đốt cháy hoàn toàn 24,14 gam hỗn hợp T gồm X, Y và
Z cần vừa đủ 27,104 lít khí O2, thu được H2O và 25,312 lít khí CO2. Biết các khí đều đo ở điều kiện
tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của Z trong T là
A. 58,00%.
B. 59,65%.
C. 61,31%.
D. 36,04%.
Câu 22: Cho m gam Fe tác dụng với khí O2, sau một thời gian thu được 9,6 gam hỗn hợp X gồm
Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam X trong 200 ml dung dịch HNO3 3M (dư) đun
nóng, thu được dung dịch Y và khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho 175 ml dung dịch
Ba(OH)2 1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,7 gam kết tủa. Giá
trị của m là:
A. 6,72.
B. 8,4.
C. 11,2.
D. 10,08.
3