Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

BAI TAP NGAY 8 NAP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.74 KB, 3 trang )

BÀI TẬP TRỌNG TÂM NGÀY SỐ 8
Thân gửi và thông báo tới các em về CHỐT chương trình ôn luyện !
Theo nhiều ý kiến đóng góp từ ngày số 8 này trở đi mỗi hôm thầy sẽ soạn 28 bài tập trọng tâm bao
quát tất cả các dạng toán để các em luyện tập.
Trong đó,
+ Từ câu 1 tới câu 20 là của lớp NAP – 1
+ Từ câu 8 tới câu 28 là của lớp NAP –2
+ Thầy sẽ gửi quay giải chi tiết toàn bộ 28 câu cho mỗi ngày và gửi kèm cả file lời giải pdf. Bạn
nào xem pdf không hiểu thì xem video. Như vậy là hiệu quả nhất, thầy có thêm thời gian để tập
trung soạn các câu hỏi phù hợp nhất với mùa thi năm nay.
+ Về mặt lý thuyết chúng ta vẫn sẽ có đề 50 câu hỏi và lý thuyết chuyên đề.

Câu 8: Cho một hợp chất hữu cơ X có công thức C2H10N2O3. Cho 11 gam chất X tác dụng với một
dung dịch có chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp
Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam
chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 24,6 gam.
B. 14,6 gam.
C. 10,6 gam.
D. 28,4 gam.
Câu 9: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,27 gam bột Al và 2,04 gam bột Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu
được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa X1, nung X1 ở nhiệt độ
cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X2. Biết H=100%, khối lượng X2 là
A. 2,55 gam.
B. 2,31 gam.
C. 3,06 gam.
D. 2,04 gam.
Câu 10: Cho khí CO qua ống sứ chứa m gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 13,92
gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X bằng dd HNO3 đặc nóng dư thu được
5,824 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tính m
A. 9,76 gam


B. 16 gam
C. 11,86 gam
D. 18,08 gam
2+
2+
2Câu 11: Dung dịch X chứa các ion: Ca (0,2 mol); Mg ; SO4 (0,3 mol) và HCO3-. Chia dung
dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, thu được 16,3 gam
kết tủa. Phần 2 đem cô cạn, sau đó nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn khan. Giá
trị m là.
A. 21,00 gam
B. 43,40 gam
C. 20,60 gam.
D. 23,25 gam.
Câu 12: Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2 M và KHCO3 0,1 M vào 100 ml
dung dịch HCl 0,2 M, khuấy đều, phản ứng hoàn toàn được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 336,0.
B. 191,2.
C. 448,0.
D. 268,8.
Câu 13: Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với He bằng 28,5. Đun nóng 17,1 gam X với 80
gam dung dịch KOH 14%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn có khối lượng 21,4
gam và phần hơi chứa ancol Y. Công thức của Y là.
A. CH3OH
B. CH2=CH-CH2OH C. C2H5OH
D. C3H7OH
Câu 14: Nhiệt phân 15,8 gam KMnO4 một thời gian thu được 14,52 gam chất rắn. Lấy toàn bộ
lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HCl đặc, nóng, dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của
V là
A. 2,688.
B. 3,808.

C. 0,596.
D. 2,016.
Câu 15: Hỗn hợp E chứa CH3OH; C3H7OH; CH2=CHCOOCH3; (CH2=CHCOO)2C2H4 (trong đó
CH3OH và C3H7OH có số mol bằng nhau). Đốt cháy 7,86 gam E cần dùng 9,744 lít O2 (đktc), sản

1


phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị gần
nhất của m là.
A. 16,0 gam
B. 14,0 gam
C. 15,0 gam
D. 12,0 gam
Câu 16: Hòa tan hết m (g) chất rắn A gồm Fe, FeS, FeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau
phản ứng thu được 13,44 lít khí màu nâu duy nhất và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, lấy một
phần chất khan hòa tan trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z. Cho ít bột đồng vào dung dịch
Z, đun nóng, không có khí thoát ra. Giá trị gần nhất của m là
A. 6,22.
B. 3,24.
C. 6,12.
D. 5,22.
Câu 17: Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1 M với 100 ml dung dịch HCl x M được dung dịch Y.
Cho 6,85 gam bari vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 7,50
gam chất rắn. Giá trị nhỏ nhất của x là
A. 0,30.
B. 0,15.
C. 0,10.
D. 0,70.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol Fe và x mol Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư

thấy thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc) và thu được dung dịch Y. Để oxi hóa hoàn toàn Fe2+ trong dung
dịch Y cần dùng 180 ml dung dịch KMnO4 0,2M. Giá trị của x là
A. 0,12.
B. 0,13.
C. 0,15.
D. 0,14.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CHCHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn
bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các
phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là
A. 32,4 gam.
B. 21,6 gam.
C. 54,0 gam.
D. 43,2 gam.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử
cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít O2 thì thu được 17,472 lít CO2 và
11,52 gam nước. Mặt khác m gam X phản ứng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,26 mol hỗn
hợp ancol. Biết X không tham gia phản ứng tráng bạc. Giá trị V là bao nhiêu ? (Các khí đo ở đktc)
A. 21,952 lít.
B. 21,056 lít.
C. 20,384 lít.
D. 19,600 lít.
Câu 21: Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z đều có cùng loại nhóm chức với công thức phân tử
tương ứng là CH4O, C2H6O, C3H8O3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M, sau phản ứng thu
được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O. Mặt khác, 40 gam M hòa tan được tối đa 9,8 gam
Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X trong M là
A. 8%.
B. 16%.
C. 38%.
D. 4%.
Câu 22: Cho hỗn hợp chứa 20,88 gam Fe3O4 và 3,84 gam Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu

được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản
phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 137,79 gam
B. 137,25 gam
C. 111,42 gam
D. 138,78 gam
Câu 23: Đốt cháy 17,04 gam hỗn hợp E chứa 2 este hơn kém nhau 28 đvC cần dùng 0,94 mol O2,
thu được 13,68 gam nước. Mặt khác đun nóng 17,04 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
hỗn hợp F gồm 2 ancol và hỗn hợp chứa x gam muối X và y gam muối Y (MX < MY). Đun nóng
toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp gồm 2 olefin. Tỉ lệ gần nhất của x : y là.
A. 1,30
B. 1,20
C. 1,35
D. 1,25
Câu 24: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở (đều chứa C,H,O) trong phân tử mỗi chất có 2
trong số các nhóm –CHO,-CH2OH,-COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,2 lít CO2
(đktc) và 6,21 gam H2O. Cho m gam X tác dụng hết với Na dư, thu được 2,8 lít H2 (đktc). Mặt khác
cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 54 gam Ag.
Giá trị của m là:
2


A. 17,17
B. 18,18
C. 19,19
D. 16,16
Câu 25: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở ( MX < MY ), T là este hai chức tạo bởi
X, Y và một ancol no, hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng
vừa đủ O2 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Mặt khác, 6,88 gam E tác dụng với
AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch

KOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng rắn khan thu được là:
A. 10,54
B. 14,04
C. 12,78
D. 13,66
Câu 26: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit A và B (MAhợp X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm x gam natri
oleat, y gam natri linoleat và z gam natri panmitat, m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 18,24 gam
brom. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 73,128 gam CO2 và 26,784 gam H2O. Giá trị của y+z là:
A. 22,146
B. 21,168
C. 20,268
D. 23,124
Câu 27: Hỗn hợp X gồm glixerol, anđehit acrylic, butanđial, axit fomic, axit axetic, anđehit fomic
trong đó số mol axit fomic gấp 2 lần số mol glixerol. Đốt 12,86 gam hỗn hợp X cần a mol O 2 thu
được (a-0,005) mol CO2. Hấp thụ a mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,75a mol NaOH và 0,5a
mol Ba(OH)2 thu được kết tủa và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Giá trị của m là:
A. 22,3125
B. 24,1075
C. 21,1375
D. 23,0625
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Ag vào 42 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X
(không có ion NH4+). Cho 5,6 gam Fe tan hoàn toàn trong dung dich X, sau đó lọc bỏ kết tủa được
dung dịch Y (sản phẩm khử trong phản ứng này là khí NO). Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến
khối lượng không đổi trong không khí, thấy khối lượng Z giảm 13,1 gam. Nồng độ phần trăm của
AgNO3 trong dung dich X là:
A. 39,44%.
B. 41,08%.
C. 40,21%.
D. 40,18%.


3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×