Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

KT 50 CAU NG SO 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.67 KB, 7 trang )

LUYỆN THI HÓA HỌC 2016 – NGUYỄN ANH PHONG
ĐỀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT – NGÀY SỐ 2

Câu 1: Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIA (nhóm oxi) là
A. ns2np5.
B. ns2np6.
C. (n-1)d10ns2np4.
D. ns2np4.
Câu 2: Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Metan có công thức phân tử là
A. C2H4.
B. CH4.
C. C2H2.
D. C6H6.
Câu 3: Amino axit không thể phản ứng với loại chất nào dưới đây?
A. Ancol
B. Dung dịch brom
+
C. Axit (H ) và axit nitrơ
D. Kim loại, oxit bazơ, bazơ và muối
Câu 4: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo ?
A. HCOOC3H7.
B. C2H5COOCH3.
C. C3H7COOH.
D. C2H5COOH.
Câu 5: Đồng phân của glucozơ là
A. saccarozơ
B. mantozơ
C. xenlulozơ
D. Fructozơ
Câu 6: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây ?
A. Khí clo.


B. Khí cacbonic.
C. Khí cacbon oxit. D. Khí hidro clorua.
Câu 7. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Mg, Al trong công nghiệp là ?
A. thủy luyện.

B. điện phân nóng chảy.

C. điện phân dung dịch.

D. nhiệt luyện..

Câu 8: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. Saccarozơ
B. Tinh bột
C. Glucozơ
D. Xenlulozơ
Câu 9: Tên gọi của C6H5NH2 là:
A. Benzil amoni
B. Benzyl amoni
C. Hexyl amoni
D. Anilin
Câu 10. Chất nào sau đây là amino axit ?
A. CH3COONH4.
B. NH2CH3.
C. NH2 – CH2 – COOH.
D. NH3.
Câu 11: Chất nào sau đây là ancoletylic?
A. C2H5OH.
B. CH3CHO.
C. CH3COOH.

D. CH3OH.
Câu 12: Dãy gồm các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối là
A. Al, Fe, Cr.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Mg, Zn, Cu.
D. Sr, Ag, Au
Câu 13: Công thức chung của este tạo bởi một axit cacboxylic no, đơn chức và một ancol no, đơn
chức (cả axit và ancol đều mạch hở) là
A. CnH2n+2O2.
B. CnH2n-2)O2.
C. CnH2nO3.
D. CnH2n+1COOCmH2m+1.
Câu 14. Thực hiện phản ứng nào sau đây ta có thể thu được polime ?
A. Cracking.
B. xà phòng hóa.
C. este hóa.
D. trùng ngưng.
Câu 15. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?
A. polisaccarit.
B. Protein.
C. nilon – 6,6.
D. Poli (vinyl clorua).
Câu 16: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim.
B. Tính dẻo. C. Tính cứng.
D. Tính dẫn điện và nhiệt.
Câu 17: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là?
1



A. tơ tằm.

B. tơ capron.

C. tơ nilon – 6,6.

D. tơ visco.

Câu 18. Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3 , Cl-, SO24 . Chất làm mềm mẫu nước
cứng trên là ?
A. NaHCO3.

B. Na3PO4.

C. HCl.

D. BaCl2.

Câu 19. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là ?
A. Phenylamin, amoniac, etylamin.
B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac.
D. Phenylamin, etylamin, amoniac.
Câu 20: Ion R3+

[Ar]3d5

A. Cu

B. Fe


C. Cr

D. Zn

Câu 21. Cho các cặp phản ứng sau :
1. H2S + Cl2 + H2O →

2. SO2 + H2S →

3. SO2 + Br2 + H2O →

4. S + H2SO4 đặc, nóng →

5. S + F2 →

6. SO2 + O2 →

Tổng số phản ứng tạo ra sản phẩm chứa lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là :
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 22. Có bao nhiêu aminoaxit là đồng phân có cùng công thức phân tử C4H9NO2 ?
A. 4.


B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 23. Chất nào sau đây thuộc loại ancol bậc 1 ?
A. (CH3)3COH.

B. CH3CH(OH)CH2CH3.

C. CH3CH(OH)CH3.

D. CH3CH2OH.

Câu 24. Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nito và hidro bằng phương pháp tổng hợp theo
phương trình hóa học :
N2 (k) + 3H2 (k)

2NH3 (k)

∆H < 0.

Để cân bằng hóa học trên chuyển dịch theo chiều thuận ta phải ?
A. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất.

B. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất.

C. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất.


D. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất.

Câu 25: Chất nào sau đây là este:
2


A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. HCOOH

D. CH3OH

Câu 26. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là ?
A. Zn2+, Cu2+, Ag+.

B. Cr2+, Cu2+, Ag+.

C. Cr2+, Au3+, Fe3+.

D. Fe3+, Cu2+, Ag+.

Câu 27: Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là
A. ns2.
B. ns2np3.
C. ns2np4.

D. ns2np5

Câu 28. Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân, M là ?
A. Mg.

B. Cu.


C. Al.

D. Na.

Câu 29: Chất nào sau đây thuộc loại amin bật một?
A. CH3NHCH3.

B. (CH3)3N.

C. CH3NH2.

D. CH3CH2NHCH3.

Câu 30: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3CHO.

B. CH3CH3.

C. CH3COOH.

D. CH3CH2OH.

Câu 31: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
A. CH3OH.

B. CH3CH2OH.

C. CH3COOH.


D. HCOOH.

Câu 32: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?
A. Cu.

B. Zn.

C. NaOH.

D. CaCO3.

Câu 33: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2
thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.

B. Muối ăn.

C. Cồn.

D. Xút.

Câu 34: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ( 1327 Al ) lần lượt là
A. 13 và 13.

B. 13 và 14.

C. 12 và 14.

D. 13 và 15.


Câu 35: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn
gốc từ xenlulozơ là
A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron

B. tơ visco và tơ nilon-6

C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6

D. sợi bông và tơ visco

Câu 36: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan
những hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2

B. Mg(HCO3)2, CaCl2

C. CaSO4, MgCl2

D. Ca(HCO3)2, MgCl2
3


Câu 37: Cho sơ đồ phản ứng: Al2 (SO4 )3

X

Y

Al .


Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
A. Al2O3 và Al(OH)3

B. Al(OH)3 và Al2O3

C. Al(OH)3 và NaAlO2

D. NaAlO2 và Al(OH)3

Câu 38: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng
tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

C. etyl axetat.

D. metyl fomat.

C. Axit glutamic.

D. Axit lactic.

Câu 39: Este HCOOCH3 có tên gọi là
A. etyl fomat.


B. metyl axetat.

Câu 40: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit benzoic.

B. Axit oleic.

Câu 41. Cho các phát biểu sau :
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là ?
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 42: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 43: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
4


(a) Sục khí SO2vào dung dịch H2S
(b) Sục khí F2 vào nước
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH
(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 6

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 44: Cho các phát biểu sau:
(1) Thứ tự dẫn điện của các kim loại: Ag > Au > Cu > Al > Fe
(2) Tính chất vật lý chung của kim loại gây nên bởi các electron tự do trong tinh thể kim loại.

(3) Fe (dư) tác dụng với khí Clo (đốt nóng) sẽ thu được muối FeCl2.
(4) Các kim loại khi tác dụng với S đều cần phải đun nóng.
(5) HNO3, H2SO4 (đặc, nguội) làm thụ động hóa Al, Fe, Cr.
(6) Vàng tây là hợp kim của Au, Ag và Cu.
Số phát biểu đúng là:
A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho luồng khí F2 đi qua nước nóng.
(d) Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl.
(e) Đun nóng hỗn hợp gồm NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.
(f) Cho Si vào dung dịch NaOH loãng.
Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là
A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 46: Cho các phát biểu sau:

(a) Anđehit vừa có tính oxh vừa có tính khử .
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) AgNO3 dư phản ứng với dung dịch Fe(N03)2
5


Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2

Câu 47: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho K vào dd HCl
(c) Cho KOH vào dung dịch CH3COOH.
(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.


Câu 48. Tiến hành các thí nghiệm sau
1. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AgNO3
2. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
3. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4
4. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl
5. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là:
A. 2

B. 5

Câu 49:

C. 3

D.4

C. 5

D. 4

:
2

4
2S

2
2


2

(4) Cho MnO2
(5) Cho Fe2O3

2SO4

(6) Cho SiO2
(7) Cho Na vào dung dịch NaCl
A. 3

B. 6

.

Câu 50: Có các phát biểu sau:
(1). Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol.
6


(2). Triolein làm mất màu nước brom.
(3). Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(4). Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.
(5). Đốt cháy etyl axetat thu được số mol nước bằng số mol khí cacbonic.
Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 4.

C. 2.


D. 3.

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×