Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tìm hiểu nhóm truyện cổ tích về nhân vật thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.39 KB, 39 trang )

TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đã biết đến nhiều tuyến nhân vật trong truyện cổ tích, chủ yếu kể
về các nhân vật dân gian hư cấu như thần tiên, yêu tinh, quỷ, người lùn, người
khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Với
loại nhân vật thông minh thì ta có thể thấy được, tuy những nhân vật này không có
phép thuật như thần tiên, ma quỷ nhưng họ lại có một sự thông minh tuyệt đỉnh và
có thể vận dụng trí thông minh đó vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuyến nhân vật này
có thể nói là mới hoàn toàn so với những tuyến nhân vật trước đó như thần tiên, ma
quỷ có phép thuật. Thường thì những nhân vật thông minh luôn có những đặc điểm
1


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

cũng như là gia cảnh vô cùng đặc biệt, dễ để nhận ra. Ví như ở truyện cổ tích Em
bé thông minh thì hoàn cảnh của cậu bé trong truyện này vô cùng éo le, mẹ mất
sớm và cha phải tự thân một mình “gà trống nuôi con”… . Và còn rất nhiều kiểu
cốt truyện mà ở đó nhân vật chính thông minh có hoàn cảnh éo le, khắc khổ như
cậu bé kia. Vì vậy, khi chọn đề tài này, tôi đã cân nhắc đến giá trị bao nguyên về
đạo đức, lối sống, cũng như là tâm tư nguyện vọng của người xưa muốn mưu cầu
hạnh phúc cho mình – một lợi ích chính đáng. Dù trong gia cảnh nghèo khó hay số
phận khắc nghiệt bằng trí thông minh, hoạt bát của mình thì tuyến nhân vật này nổi


cộm lên như một hiện tượng về sự kiên trì, vượt khó. Người xưa đã tạo dựng hình
tượng nhân vật thông minh một cách rất khéo léo, có thể họ có một xuất thân
không hoành tráng, một gia thế không đồ sộ. Nhưng những nhân vật thông minh ấy
đã có những gì? Họ đã có sự tôn thờ tuyệt đối của nhân dân, họ được nhân dân
thần thánh hóa, từ đó tạo nên những quan niệm, tín ngưỡng riêng trong văn hóa
của mỗi dân tộc.
Nếu ở đâu đó có bất công thì công lí sẽ được thực thi, và cái ước mơ có một
vòng quay công lí luôn là niềm ấp ủ của mọi tầng lớp nhân dân, mà đặc biệt là với
nhân dân lao động ngày xưa. Chính vì lẽ đó mà những cốt truyện như Quan xử
kiện tài tình hay những nhân vật có tài trí thông minh, suy nghĩ logic, phá án thần
tốc đã được tạo ra để phục vụ cho cái mong ước “Công lí sẽ được thực thi” ấy của
người xưa. Đây là một đề tài mang đến cho người đọc nhiều kiến thức. Không
những ta biết thêm về sự khôn ngoan trong việc “Đối nhân xử thế” mà đề tài như
vận vào tâm trí của con người một cảm quan sinh động, sự nhận thức đúng đắn về
tri thức và những cái hay riêng của nó qua cách thể hiện của từng nhân vật trong
mỗi câu chuyện cổ tích khác nhau. Với cách tạo dựng cốt truyện cũng như hình
tượng nhân vật thông minh không quá rườm rà, cầu kì hay quá đỗi kì vĩ về hình
thức thì một lần nữa những nhân vật thông minh trong truyện cổ tích là hiện thân
2


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

của cái thiện chống chế lại cái ác, cái xấu, cái bất cập của xã hội lúc bấy giờ. Đây
là lí do mà tôi chọn đề tài này - đề tài TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ
NHÂN VẬT THÔNG MINH.

NỘI DUNG

PHẦN THỨ NHẤT: NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH CỦA
DÂN TỘC VIỆT (KINH)

Chương I: Sơ lược những cốt truyện về nhân vật thông minh
I - Nhân vật thông minh và đạo nghĩa làm người:
1.

Khái quát về nhân vật thông minh:

3


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, chúng ta đã được đọc rất
nhiều truyện liên quan đến các hình tượng nhân vật từ hư cấu cho đến các
nhân vật được tạo dựng từ “người thật việc thật” và được thổi thêm vào một
chút màu sắc của sự kì ảo mà thành. Có thể kể đến các hình tượng nhân vật
như các vị thần, vị thánh, ma quỷ, yêu tinh, những anh hùng có sức mạnh vô
song. Thường thì những nhân vật ấy luôn ẩn chứa trong mình những phép
thuật, những tà thuật mà không một con người bình thường “bằng xương
bằng thịt” nào có thể sở hữu được. Ấy là truyện cổ tích thần kì, nó mang một
dáng vẻ hư ảo và một kết thúc truyện trong sự huyền ảo, mông lung.
Đến với truyện cổ tích sinh hoạt, chúng ta sẽ thấy nổi cộm hơn hết đó
chính là nhóm truyện về những nhân vật thông minh. Các nhân vật trong
nhóm này được tác giả dân gian nhấn mạnh về trí thông minh tuyệt đỉnh,
cùng với những ứng biến linh hoạt, hoạt ngôn và luôn biết biến hóa mình để
phù hợp với hoàn cảnh khách quan. Ở nhóm nhân vật này, sự thông minh

chính là vũ khí sắc bén và quan trọng hàng đầu. Vào những thời điểm cụ thể
mà trí thông minh được coi là phương tiện quan trọng để đấu tranh chống lại
các thế lực gian ác trong xã hội, mang lại hạnh phúc cho nhân vật và giành
lại công bằng cho những con người lương thiện. Khi mâu thuẫn và đấu tranh
xã hội trở nên gay gắt, nhân dân không còn ảo tưởng giải quyết những vấn
đề xã hội nhờ vào yếu tố kì ảo. Tinh thần thực tế đã chi phối sáng tạo nghệ
thuật của nhóm truyện này. Những sinh hoạt đời thường, những quan hệ gia
đình và xã hội cụ thể, phong phú khiến cho yếu tố hiện thực đậm nét hơn
yếu tố hoang đường. Trong truyện cổ tích Phân xử tài tình, vị quan huyện đã
lấy lại được tấm vải cho người đàn bà bán vải bằng cách “giờ đem cắt tấm
vải ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa” và chỉ người chủ của tấm vải
mới đau xót khi mà tài sản của mình lại được đem ra san sẻ cho kẻ khác.
Qua sự phân tích, đánh giá về hành vi, thái độ của hai bị can thì quan đã
4


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

nhận ra ai mới là chủ nhân thật sự của tấm vải, qua chi tiết “một người đàn
bà bỗng ôm mặt khóc thút thít”. Thế là “vật hoàn cố chủ” và người đàn bà ăn
cắp vải còn lại bị trừng trị thích đáng… và còn rất nhiều lần bằng trí thông
minh của mình mà vị quan huyện kia đã đem lại công bằng cho nhân dân nơi
ông ta cai quản. Từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng, chính sự thông minh
và suy đoán một cách chính xác của vị quan huyện mà công lí đã được thực
thi, đem lại sự công bằng cho người dân, kẻ xấu xa phải chịu sự trừng trị
thích đáng. Đây chính là khát vọng muôn đời của nhân dân và nó phù hợp
với quy luật “gieo nhân nào gặt quả ấy” của kẻ xấu xa. Truyện không nhằm
phản ánh ước mơ của các tác giả dân gian mầ chú trong tô đậm hiện thực

2.

hơn.
Đạo nghĩa làm người - Đặc trưng cơ bản thường thấy của nhân vật
thông minh:
Từ ngàn đời xưa sự thông minh luôn được đề cao và thần thánh hóa.
Thông minh là biểu tượng của trí tuệ, của công lí, và còn cả những khát khao
mưu cầu hạnh phúc bất diệt của con người. Dù thần thánh hóa để đề cao
nhân vật lịch sử, tâm tư dân tộc thì nhân dân ta vẫn tôn đạo nghĩa làm người
lên trên hết, thể hiện quan niệm “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”… . Đạo nghĩa làm người ở đây, là cái không quá xa xôi, lớn lao,
hùng vĩ nhưng cũng không quá đỗi tầm thường, nhỏ bé mà nó nằm ngay
trong tâm tưởng của chúng ta. Đôi khi chỉ một việc làm nhỏ như hành hiệp
trượng nghĩa, lấy của người giàu chia cho người nghèo, bênh vực lẽ phải,
hay lòng yêu nước, tận trung báo quốc,… là ta đã góp phần xây dựng nên
một đạo nghĩa làm người chân chính. Đạo nghĩa làm người ở nhân vật thông
minh được thể hiện ở chỗ: Nếu cái thông minh được áp dụng đúng nơi, đúng
lúc thì nó sẽ giúp cho cuộc đời rất nhiều điều tốt đẹp. Nhưng nếu nó bị lạm
dụng vì mục đích xấu xa, cá nhân và gây hại cho người khác thì cái thông
5


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

minh ấy chẳng những không giúp đời, mà nó còn đi ngược lại với đạo nghĩa
làm người. Trong truyện Kẻ trộm dạy học trò “Có một tay ăn trộm lành
nghề, tuổi già sức yếu muốn truyền lại cái bí kiếp của lối sinh nhai “trèo
tường khoét vách” cho một vài đồ đệ. Có một người tên Được đến “tầm sư”

hắn khờ khạo, chậm chạp. Tối đến hai người lẻn vào nhà của một bà góa để
ăn cắp vải. Vì bản tính chậm chạp nên anh này đã thất bại. Người thứ hai
tên Lâu là một tên trộm thông minh lanh lợi, hắn đã vượt qua thử thách của
ông thầy một cách xuất sắc. Anh ta đã biết bị thầy chơi xỏ bằng cách dụ
mình để nhốt vào chiếc rương của nhà phú ông. Vận dụng trí thông minh
của mình Lâu đã lấy một cái áo thụng mặc vào, trên đầu trùm một cái mũ
quan viên che lấp cả mắt và giả làm thần tài dụ mọi người ra đình để thoát
thân”. Trong cuộc sống ta gặp rất nhiều hoàn cảnh mà con người cần cơ trí
để đối phó. Trí xảo chính là bản tính thông minh của con người, khi ta dùng
nó vào cơ mưu chính đáng sẽ mang lại lợi ích không nhỏ, còn như trí xảo
dùng để lừa phỉnh kẻ khác mưu lợi riêng cho mình như ông thầy và cậu học
trò tên Lâu ở câu chuyện trên là điều không đáng. Người ta không ca tụng
việc ăn trộm nhưng mượn việc ăn trộm để nói lên cơ trí của con người trong
lúc hoạn nạn. Và để bảo vệ cho đạo nghĩa làm người không những liên quan
đến một cá nhân mà nó còn liên quan đến vận mệnh, suy vong của đất nước,
thì trong nhận thức của dân gian phải hình thành ngay cái đạo nghĩa làm
người, xem nó như một niềm tự tôn dân tộc. Chính vì tầm quan trọng và ý
nghĩa giáo dục sâu xa mà hầu hết những câu chuyện cổ tích về nhóm nhân
vật thông minh luôn được dân gian xây dựng theo quy chuẩn lấy đạo nghĩa
làm người làm gốc.
Yêu nước chính là phẩm chất cao quý và là niềm tự hào của người
Việt Nam. Từ lâu, người dân Việt Nam đã lấy cái chết, lấy sự sống còn của
mình ra để bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc. Vì lợi ích quốc gia mà bỏ qua
6


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH


khó khăn, gian khổ, không khiếp sợ trước quyền uy của quân thù. Và chính
tinh thần yêu nước, một mực muốn bảo vệ bờ cõi đất nước của ông cha ta
mấy ngàn đời đã gây dựng nên mà những người thông minh như những đấng
cứu thế, giúp nhân dân vượt qua sự xâm lăng của các cường quốc phương
Bắc. Đây chính là giá trị đích thực của sự thông minh, nếu có thêm sự mưu
lược, nhiệt tình thì chắc chắn sẽ không một quân thù nào dám lăm le, nhòm
ngó bờ cõi Việt Nam ta. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có lẽ nhân
vật ông Yết Kiêu chính là người hội tụ đủ các yếu tố: khỏe mạnh, thông
minh, mưu lược, nhiệt tình và yêu nước. Điều đáng nói hơn hết đó chính là ở
nhân vật này đã hình thành một lòng nồng nàn yêu nước cao độ ngay trong ý
thức, tâm niệm. Xét về góc độ thông minh, đây vốn là tính trời ban nhưng
ông được cộng hưởng bởi một sức lặn dưới nước mà hiếm người bình
thường nào có thể làm được. Chính vì lẽ này mà ông có thể ngụp lặn bảy
ngày dưới nước để bắt cá, ông có thể lặn và cầm chiếc búa đâm thủng từng
chiếc tàu của quân thù “… một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu
giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng,
tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác…”. Khỏe khoắn, thông minh
là vậy nhưng cuối cùng ông cũng bị giặc phát hiện. Với khí chất hiên ngang,
căm phẫn giặc nên khi bị giặc tra khảo: “…trong nước mày những người lặn
như mày có bao nhiêu người?...”. Yết Kiêu đã rất khôn khéo khi ông chọn
cách đánh đòn tâm lí vào giặc khiến chúng như thất điên bát đảo, vò đầu bức
tóc: “Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn
như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không thể chở hết.
Hiện giờ ở dưới đó hết lớp này xuống lại lớp kia lên không mấy khi vắng
người”. Câu trả lời của Yết Kiêu phảng phất một sự tự tôn dân tộc, đề cao
sức mạnh và sự đoàn kết, hiệp lực của cả một dân tộc nhỏ bé, khiến một
cường quốc phía bắc sang xâm lược nước ta phải mang một nỗi sợ hãi khôn
7



TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

cùng và điều dĩ nhiên trong lòng chúng ắt hẳn cũng phải thán phục khi mà
không thiếu những người sẵn sàng đánh bại chúng nếu chúng dám xâm hại
đến chủ quyền của ta. Chỉ khi đất nước lâm vào cảnh nguy hàn, bị giặc xâm
lăng, thì ta mới thấy được hết lòng yêu nước của người dân như thế nào. Họ
can đảm, vì nước, vì dân họ quyết từ bỏ tính mạng của mình để đấu tranh
gìn giữ nền độc lập cho dân tộc. Bác Hồ từng viết: “…mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”. Đây chính là biểu
hiện hoành tráng cho đạo nghĩa làm người – một đạo nghĩa cao đẹp và nhân
văn. Và ông Yết Kiêu chính là hiện thân của cái nhân văn, cao đẹp ấy.
Trong truyện cổ tích Chàng Lía , có nhiều chi tiết cho ta thấy rõ cái
đạo nghĩa làm người được đề cao, nó chính là mặt tốt đẹp của con người,
một trong số đó đó chính là: “Một hôm, Lía giật cái thúng trong đó có mấy
quan tiền của người qua đường. Thấy người ấy òa khóc, chàng gạn hỏi mới
biết là anh ta vừa bị một tên chánh tổng cướp đoạt gia sản nay bị đuổi ra
khỏi nhà, lưng vốn chỉ còn có bấy nhiêu. Nghe kể chuyện, Lía bừng bừng
nổi giận. Mặc dầu bụng đói, chàng trả tiền cho người lạ rồi dò hỏi tìm đến
đánh vỡ đầu tên chánh tổng”. Dù là một tên cướp đường nhưng Lía khác với
những tên cướp khác, điểm khác biệt lớn nhất ở đây (ngoài cái tên gọi mà
người ta vẫn hay gọi những kẻ giật đồ là “ cướp” ) là sâu trong tận tâm hồn
của Lía, anh ta có một vẻ đẹp thanh cao, chứa đựng đạo nghĩa làm người to
lớn, một tình yêu thương đồng loại sâu sắc. Dám đứng ra bênh vực kẻ yếu,
trừng trị kẻ cậy quyền, một hành động đáng nể phục và cần được tiếp tục
phát huy. Hay hành động lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, cũng thể
hiện Lía là một con người chan chứa tình cảm, biết sống và suy nghĩ cho
những mảnh đời còn quá cơ cực, bần hàn. Ở khía cạnh xã hội, chắc chắn Lía

là một kẻ xấu xa trong mắt mọi người. Thử hỏi có tên nào đi ăn trộm, cướp
8


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

bóc mà được xã hội tôn vinh? Nhưng về góc độ đạo đức con người thì Lía
chưa hẳn đã là kẻ xấu, mà trong Lía ta còn lại chút gì đó của sự lương thiện,
bao dung. Một lần nữa, người ta không ca tụng việc ăn trộm mà chỉ mượn
việc ăn trộm để làm rõ hơn đạo nghĩa làm người ở những tầng lớp người
khác nhau trong xã hội. Ngoài truyện Chàng Lía, bên cạnh đó còn có rất
nhiều truyện liên quan đến đạo nghĩa làm người, chẳng hạn như: Lê Như
Hổ, Khổng Lồ đúc chuông, Thạch Sanh, Mồ côi xử kiện,… .
II - Thời kì xuất hiện và phân loại nhân vật thông minh:
1.

Thời kì xuất hiện của nhóm truyện cổ tích về các nhân vật thông minh:
Truyện cổ tích chủ yếu sản sinh trong thời kì phong kiến. Đây là lúc
tôn giáo phát triển mạnh mẽ nhất. Và cũng trong thời kì này nước ta đã xuất
hiện nhiều bậc anh tài có trí thông minh kiệt xuất từ hư cấu, tưởng tượng đến
những nhân vật được tạo dựng từ những hình tượng thật. Truyện cổ tích nói
chung và truyện cổ tích về nhân vật thông minh nói riêng đều phản ánh đời
sống nhân dân, phảng phất sự đấu tranh đòi bình quyền. Nó nêu rõ quan
điểm của nhân dân về công lí xã hội. Trong hầu hêt các truyện, kẻ có tội ác
nhất định không tránh khỏi những hình phạt thích đáng, bất kể y thuộc tầng
lớp nào. Nhưng trong xã hội cũ, những kẻ gian ác thường thuộc các tầng lớp
bóc lột. Chính vì vậy mà truyện cổ tích về nhân vật thông minh tố cáo những
sự thật bất công của chế độ phong kiến, đồng thời cổ vũ nhân dân đấu tranh

cho một xã hội công bằng và nhân đạo hơn. Tính chiến đấu trong nhóm
truyện này rất cao, thể hiện tinh thần vượt lên gian khó, chống lại áp bức và
khát khao lấy lại công lí cho chính mình của nhân dân. Trong một xã hội
phong kiến phân giai cấp, cuộc đấu tranh xã hội ngày càng gay go phức tạp
hơn. Khi giai cấp thống trị còn giữ được quyền thế, khi những lực lượng hắc
ám của xã hội còn đè nén sức vươn lên của nhân dân thì hình tượng những
9


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

anh hùng thông minh có cơ hội đến với công chúng và có một chỗ đứng
trong lòng người dân một cách chắc chắn và yên vị. Trong một xã hội phân
chia giai cấp cuộc chiến giữa nhân dân với địa chủ, cường hào không chỉ
dừng lại ở mức độ mâu thuẫn trên phương diện lời nói, tư tưởng mà nó còn
là sự đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, cái chính với cái tà. Và ngay lúc này
nhân vật thông minh lại là chỗ dựa sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn của
nhân dân về niềm tin vào một sự công bằng, dân chủ.
Cái nghèo, cái đói tự bao đời nay vẫn là gánh nặng đối với nhân dân.
Trong xã hội phong kiến, cái giàu – cái nghèo càng chênh lệch rõ ràng. Giữa
hai tầng lớp ấy có một sợi dây rào cản mà không ai có thể xóa bỏ sợi dây ấy.
Chính vì vậy mà những người giàu có, như những phú ông cậy mình có
nhiều tiền và họ tự cho mình cái quyền định đoạt số phận cũng như phán xét
một ai đó. Còn những người nghèo hơn, thấp cổ bé họng, phải chịu cảnh lọt
thảm dưới đáy xã hội. Vì miếng cơm, manh áo mà họ mặc cho địa chủ, phú
ông ra sức hành hạ, bóc lột. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, một khi
“tức nước” thì “vỡ bờ”. Ngày những người nông dân nghèo vùng dậy đấu
tranh cũng chính là lúc họ biết được cái giá trị của họ nằm ở đâu. Đấu tranh

ở đây không chỉ cho việc dùng vũ lực, mà những người nông dân nghèo họ
còn đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, mặt trận công lí. Và chỉ có những vị
quan anh minh tài tình, mưu trí mới là người đáng tin cậy để thực hiện công
lí ấy. Và những vị quan huyện trong các truyện cổ tích như: Quan án xử kiện
hay Xử kiện tài tình, Tra tấn hòn đá, Mồ côi xử kiện,…lần lượt xuất hiện và
được nhân dân trao gửi một niềm tin tuyệt đối. Bởi, họ thông minh, phá án
thần tốc và đặc biệt hơn là họ rất thanh liêm, không bị đồng tiền che khuất
lương tâm.
Truyện cổ tích Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình kể rằng “Ngày
xưa có một vị quan nổi tiếng xử kiện tài tình. Một hôm có hai người phụ nữ
10


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

dắt nhau đến công đường với một tấm vải. Hai người lần lượt tự nhận tấm
vải là của mình và đều cho rằng người kia là kẻ ăn cắp vải. Quan bảo hai
bên phải cử ra một người làm chứng, nhưng cả hai lại không tìm được
người làm chứng vì sự việc xảy ra ở một nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Rồi
quan sai lính về nhà hai người họ xem có phải vải do họ dệt hay không. Hai
người lính trở về với hai khung cửi như nhau và khổ vải bằng nhau, và
chính sáng sớm cả hai cùng mang ra chợ bán. Thế là quan mới nghĩ ra một
cách là đem cắt tấm vải làm đôi, chia mỗi người một nữa. nói xong quan
cho lính xé mảnh vải làm hai và đột nhiên có một người phụ nữ ôm mặt khóc
thút thít. Lập tức quan sai người trả tấm vải lại cho bà ta, rồi thét lính trói
người đàn bà còn lại. Sau một hồi tra khảo, người đàn bà ấy đã nhận tội.
Một hôm khác, quan đi ngang qua một cái chợ, bỗng nghe tiếng rủa huyên
náo vì một người đàn bà mất gà, làm ai cũng khó chịu. Quan lại khuyên can

nhưng bà ta chửi quan và tiếp tục rủa. Thấy vậy quan, liền ra lệnh cho mỗi
người tát vào má mụ một cái cho rõ đau để bù lại việc mụ ta làm ồn ào cả
xóm. Mọi người ghét mụ ta vì đã làm náo loạn cả xóm nhưng ai nấy cũng
cảm thông cho mụ vì mất gà, nên tát nhẹ một cái cho xong. Chỉ có tên trộm
căm mụ đã rủa hắn, nên hắn cố tát cho mụ một cái thật đau cho bỏ tức.
Nhưng khi hắn vừa bước ra khỏi đám đông thì quan đã gọi hắn lại và vạch
rõ tâm lí cũng như tội trạng của hắn, không còn cách nào khác hắn phải
nhận tội. Một lần khác, quan đến một ngôi chùa. Nghe sư thầy trong chùa
than thở là có mất một số tiền lớn nhưng không biết nghi cho ai. Thế là
quan đã gọi tất cả những người trong chùa đến và đưa cho họ một nắm thóc
đã ngấm nước và nói ai lấy trộm tiền thì đức Phật sẽ cho thóc trong tay kẻ
đó nảy mầm. Cả đoàn chạy được vài vòng thì thấy chú tiểu thỉnh thoảng lại
hé tay cầm thóc ra xem. Quan cho người bắt lại, tra khảo một hồi, chú tiểu
đành nhận tội.”. Ta thấy rằng, trong cuộc sống, người dân không chỉ đối mặt
11


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

với sự độc ác, gian tham của địa chủ phong kiến mà còn phải đối mặt với
những xảo trá, những thủ đoạn của những người xung quanh họ. Những
người ấy ta tạm gọi chung là thế lực “hắc ám”, bởi họ là những người trong
bóng tối, họ có những mánh khóe, những thủ thuật để làm những việc có hại
cho người dân. Còn người dân, nông dân nghèo là những người ở ngoài
sáng. Nên đôi khi, họ không lường trước được những hiểm họa đến từ những
người này. Và nếu, không có những vị quan anh minh như quan huyện trên
thì biết bao nhiêu mảnh đời sẽ gặp phải những chuyện oái ăm, trớ trêu giống
như người đàn bà bị ăn cắp vải, người đàn bà bị mất gà, và cả vị sư thầy bị

mất tiền kia. Bằng tài trí cộng với một suy nghĩ logic mà vị quan huyện ấy
đã vạch rõ tội trạng của từng người. Với một người có thể nói là có một suy
nghĩ sắc bén như vị quan huyện kia thì việc một kẻ nào đó “múa rìu qua mắt
thợ” là một điều rất khó. Nên những hành động mập mờ, lấp lửng, có tật giật
mình của những tên trộm đã bị quan huyện vạch rõ và luận tội. Đến đây ta
mới thấy được hình ảnh vị quan huyện trong mắt người dân là một người có
khí chất lẫm liệt, anh minh, công tư phân minh, xử đúng người đúng tội. Vị
quan huyện không chỉ bắt đúng người mà ông ta còn luận tội trạng, phân tích
những điều xấu, điều ác của những kẻ gian tham. Ông không để cho bọn
trộm có cơ hội “khua môi múa mép”, khiến chúng không còn lời nào để nói
và cúi đầu nhận tội một cách tâm phục khẩu phục, lấy lại lẽ phải, sự công
2.

bằng cho nhân dân.
Phân loại nhân vật thông minh trong nhóm:
Các nhân vật thông minh được tác giả dân gian xây dựng hết sức phong
phú và đa dạng. Mỗi nhân vật thông minh chính là một đứa con tinh thần và
nhận được sự tin yêu, khai thác hết mức từ người thai nghén nó. Tác giả dân
gian đã rất khéo léo trong việc phác họa hình tượng nhân vật thông minh và
họ biết cách làm mới mẻ đứa con tinh thần của mình khiến chúng không
12


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

những không bị rẹo rã theo thời gian mà còn in đậm trong tâm trí độc giả.
Nếu nhân vật thông minh chỉ đơn thuần là những người đã từng trải nghiệm,
sương gió với cuộc đời, hay những người xử án có cốt cách điềm tĩnh,

nghiêm túc, có tuổi,… thì lâu dần trong ý thức của người tiếp nhận họ sẽ
thấy rất nhàm chán vì nó chỉ quanh đi quẩn lại được bấy nhiêu kiểu nhân
vật, không có sáng tạo them, nên không gây ra được sức hấp dẫn và sự hứng
thú cho người tiếp nhận tác phẩm đó. Chính vì lẽ đó mà nhân vật thông minh
sẽ không còn bị giới hạn ở độ tuổi, trình độ giai cấp nữa mà nó được mở
rộng ra và được khai thác sâu hơn, đa chiều hơn. Không phải chỉ những
người lớn tuổi, trưởng thành mới có những suy nghĩ thông minh, tĩnh tuệ mà
trẻ con cũng có thể lập luận một cách chặt chẽ, logic như người lớn. Hay
không phải những vị quan mới có những phán đoán anh minh mà những
người nghèo, tầng lớp thấp cũng có thể có những cách biểu đạt sự thông
minh cũng không kém. Dựa vào những đặc điểm về tuổi tác, tính cách, nghề
nghiệp và tầng lớp xã hội chúng ta có thể chia nhân vật thông minh thành 3
tiểu loại chính:
• Nhân vật thông minh là những em bé nhỏ tuổi;
• Nhân vật thông minh là những vị quan xử án;
• Nhân vật thông minh là những tầng lớp khác (tiểu thương, người
nghèo, mồ côi,…) trong xã hội ( bao gồm cả người lương thiện và kẻ
xấu xa).
2.1. Nhân vật thông minh là những em bé nhỏ tuổi:
Trước tiên ta phải đặt một dấu chấm hỏi lớn là: Tại sao những em bé
lại là một trong những đối tượng mà tác giả dân gian muốn hướng đến để
nói về sự thông minh? Ở cái tuổi ăn chưa no nghĩ chưa tới như các em bé
thì việc suy nghĩ và làm rõ một vấn đề gì đó còn khó huống hồ gì là suy
nghĩ một cách thấu đáo, chặt chẽ, logic như người lớn. Nhưng khác hẳn
với số tuổi của mình, những em bé thông minh đã làm cho nhiều người
13


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1


Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

phải bất ngờ và cuối mình thán phục vì trí tuệ và khả năng xử lí tình
huống của các em hết sức lanh lẹ và hoạt bát. Em bé thông minh trong
truyện cổ tích cùng tên là một minh chứng rõ nhất cho điều ấy. Tuy tuổi
còn nhỏ nhưng khi nghe viên quan hỏi cha mình: “- Này lão kia! Trâu
của lão cày một ngày được mấy đường?”. Trong khi cha của em bé này
còn đang loay hoay tìm câu trả lời thì cậu bé đã nhanh nhảu đáp: “- Thế
xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày
được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được
mấy đường.” . Nếu đặt bất cứ ai vào trong hoàn cảnh bất ngờ đó, thì chắc
chắc phản ứng của họ cũng sẽ giống như người cha của cậu bé là ngẩn
ngơ, không biết trả lời cách nào. Nhưng cậu bé có một sự tự tin và một
tài xử lí tình huống thần tốc. Tác giả dân gian đã tạo ra một hiệu ứng
mạnh khi đặt nhân vật của mình vào một tình huống bất ngờ, làm cho
người nghe khó có thể nào quên được cậu bé ấy, và trong đầu lúc nào
cũng phải đặt cho mình câu hỏi” Tại sao cậu bé ấy lại có thể trả lời một
cách thông minh và khôn khéo như vậy?”, trong khi người lớn lại bó tay,
ấp úng, chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ở đây, tác giả dân gian đã làm
nổi bật lên tính cách nhanh nhạy và tài trí vượt bật của em bé thông minh
kia, và câu nói của dân gian “cái khó ló cái khôn” nghiệm đúng trong
trường hợp này . Cái thông minh không bị gò bó vì độ tuổi của mà nó bộc
lộ ra như một phần tính cách của em. Không những chỉ thông minh một
lần duy nhất mà em bé ấy còn cho ta thấy được sự thông minh và trưởng
thành của mình qua từng lần thử thách của nhà vua. Từ thử thách phải
nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con, rồi làm một con chim sẻ thành ba
mâm cỗ cho đến giải được câu đố của sứ giả ngoại quốc: Làm sao để xỏ
sợi chỉ mỏng qua vỏ ốc? Với trí thông minh của mình em bé đã giải được
câu đố của sứ giả ngoại quốc, khiến họ phải nể phục:
14



TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Cũng như em bé thông minh, ông trạng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử
Việt Nam – Nguyễn Hiền cũng đã có những màn ứng đáp cũng thông
minh không kém. Có lẽ ông là một người mà đã đỗ trạng nguyên khi mới
mới 12 tuổi duy nhất trong lịch sử. Đặc biệt, với việc giải câu đố bằng
bài thơ thì ta mới ngầm hiểu rằng ông có một trí tuệ không tầm thường
một chút nào tuy ở độ tuổi còn nhỏ như vậy. Câu trả lời của ông không
hổ danh là một người đỗ đạt đến trạng nguyên.
Lưỡng nhật bình đầu nhật, (hai chữ nhật)
Tứ sơn điên đảo sơn. (bốn chữ sơn)
Lưỡng vương tranh nhất quốc, (hai chữ vương)
Tứ khẩu tung hoành gian. (bốn chữ khẩu)
(Chữ “Điền”)
Những em bé trong truyện cổ tích thông minh đã cho ta cái nhìn nhận
khách quan hơn về thế giới trẻ thơ, con trẻ. Chúng không đơn thuần là
những đứa trẻ chỉ biết học, biết chơi mà chúng còn biết vận dụng cái
thông minh của mình để giúp cho đất nước như những vĩ nhân thật sự.
Có lẽ dân gian đã hơi thần thánh hóa chúng lên đến một mức khá cao
siêu, nhưng chúng ta có thể hiểu được mục đích họ làm vậy chính là
muốn đâu đâu trong mọi tầng lớp của xã hội mình đang sống cũng đều có
những người đại diện cho tuýp người thông minh, đứng ra bảo vệ công lí

và chống lại những điều vô lí mà vua quan đặt ra để làm khó họ. Bước
chân vào thế giới trẻ thơ, ta không thể nhìn nhận sự việc theo cách quá
người lớn và quá lớn lao được, tác giả dân gian đã mượn nhãn quan của
thế giới, tâm hồn con trẻ để lên án sự khắc khe, võ đoán của xã hội bấy
giờ. Và việc đề cao hóa một em bé nào đó trong thế giới trẻ thơ cũng từ
ấy mà khách quan, toàn diện, không có gì là quá hư ảo khi chúng ta hiểu
15


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

được cách nhìn nhận vấn đề khi con trẻ có sự tin và sự thông minh sắc
bén. Chẳng hạn như trong truyện Con mối làm chứng, “Có một cậu bé
chỉ khoảng độ mười một, mười hai tuổi nhà nghèo nhưng cậu là người có
trí thông minh. Khi ông Bá tới nhà đòi nợ và hỏi có cha mẹ cậu ở nhà
không, lúc đầu cậu im lặng không trả lời nhưng ông Bá lại hỏi lần hai thì
câu bé mới đáp: ‘-Bố tôi đi chém cây sống trồng cây chết, còn mẹ tôi thì
đi bán gió mua que’. Ông Bá chẳng hiểu gì hết bảo cậu bé giải thích thì
cậu bé nói nếu cậu giải ra thì ông Bá cho cậu ta cái gì. Lúc này ông Bá
mới bảo nếu cậu bé giải ra thì ông sẽ xóa nợ cho nhà cậu. Cậu bé không
tin nên mới tìm người làm chứng, ông Bá chỉ vào con mối và nói nó sẽ
làm chứng. Cậu bé giải ra, ông Bá thấy đúng, khen cậu và đi về. Mấy
ngày sau có người nhà ông Bá qua đòi nợ nhưng cậu bé nhất quyết
không trả. Cuối cùng ông Bá kiện lên quan và cho gọi cậu bé vào, cậu kể
lại câu chuyện đã xảy ra và quan phán gia đình cậu bé không phải trả số
nợ và được cho ra về. Ông Bá lòng ê chề đi về nhà.”. Cũng giống như em
bé thông minh, cậu bé trong truyện này cũng rất ranh mãnh và khôn
ngoan. Ta đã biết rằng, bản chất của những tên phú ông là nói lời không

giữ lấy lời, đưa trâu qua đò. Nên khi sống chung xã hội với những kẻ hay
nuốt lời thì ta phải có một sự cảnh giác đặc biệt. Và ông Bá này cũng
không là trường hợp ngoại lệ. Với độ tuổi mười một, mười hai của cậu bé
mà đã có suy nghĩ phải có người làm chứng lời nói của lão Bá thì ta thấy
cậu bé cũng không phải ngây thơ như độ tuổi của em. Với một hoàn cảnh
nghèo khổ, và sống trong cảnh khó khăn nên cậu bé biết nhiều câu đố
mẹo mà những tên phú ông chưa bao giờ nghe tới. Cũng chính nhờ vậy
mà cậu bé thắng thế và dĩ nhiên trong trận đấu này, phần thắng chắc chắn
sẽ thuộc về cậu bé và sự nhục nhã ê chề sẽ thuộc về kẻ nói dối, nói lời
không giữ lấy lời.
16


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

Nhân vật thông minh là những em bé nhỏ tuổi giống như là một tấm
gương làm thức tỉnh những kẻ gian xảo, hay nói dối, bịp bơm, nói lời
không giữ lấy lời. Khi nhìn đời, nhìn một sự việc qua lăng kính trẻ thơ ta
mới nhận ra được sự lém lĩnh và sự gan dạ chống chế cái bất hợp lí của
xã hội, của chế độ qua con mắt của chúng vô tư đến nhường nào!
2.2. Nhân vật thông minh là những vị quan xử án:
Nhân vật những vị quan xử án từ lâu đã không còn xa lạ gì đối với
nhân dân. Trong một xã hội mà ở đó luôn có sự đối lập giữa cái thiện và
cái ác, cái chính và cái tà thì một vị quan xử án nghiêm minh đã trở thành
hình tượng mẫu mực trong lòng người dân. Họ tôn sùng những vị quan
ấy như những con người lớn lao, ngời sáng và là một bề trên để họ đặt sự
kính nể tuyệt đối vào đó. Về phía những vị quan xử án kia, họ đều mang
một đặc điểm chung đó là muốn đòi lại công lí và đạo nghĩa làm người

cho nhân dân. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt nam – Nguyễn Đổng
Chi, tập 2, xuất bản năm 2011; đã đưa nhân vật quan xử án vào loại
truyện phân xử. Nhưng xét về góc độ xử án nhanh lẹ và phán đoán thần
tốc bằng cách vận dụng tài trí của mình, chúng ta có thể xếp những
truyện thuộc nhóm phân xử vào một tiểu loại nhỏ trong nhóm nhân vật
thông minh. Dựa vào tài trí và sự thông minh, những nhân vật như quan
xử án hay đại loại là những nhân vật xử án bằng cách nào đó đã vận dụng
trí thông minh của mình vào việc suy luận và tìm ra những cách giải
quyết vấn đề, vạch tội những kẻ xấu xa, đem lại công bằng cho người dân
lương thiện.
Ở truyện Tra tấn hòn đá, ngay trong cái tên của nó ta cũng đã thấy
được sự bất bình thường. Tại sao một hòn đá vô tri vô giác không biết gì
mà lại lôi nó ra xử phạt, tra tấn. Đó là câu hỏi của bất kì ai mới vừa đọc
qua cái tên. Nhưng khi đi sâu vào nội dung truyện ta mới thấy được điều
bất bình thường ở đây lại chính là cái hay, cái sắc sảo và chính cái bất
17


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

bình thường ấy đã đẩy truyện lên một cao trào mới, thoát ly với cách xử
án thông thường của những vị quan khác. Truyện kể rằng: “Ngày xưa có
hai vợ chồng nghèo, ăn bữa sớm không biết có bữa chiều. Năm hết tết
đến mà trong nhà vẫn không có lấy một bát gạo, anh chồng chạy vạy
khắp các cửa nhà giàu, nói sùi cả bọt mép mới vay được ba công non.
Có được tiền người vợ vội vàng đi mua đồ về để kịp ngày ba mươi tết.
Khi mua xong, cô ta đội mủng lên đầu và về nhà. Đi qua một con mương
nước, cô ta lội qua mương, bước lên trên một hòn đá chẳng may trượt

chân té ngã, bao nhiêu gạo, thịt, vàng, hương,… ướt hết, cô ta ôm mặt
ngồi khóc. Vừa đúng lúc có một vị quan huyện đi ngang qua, vị quan
huyện hỏi thì cô ta mới kể lại đầu đuôi sự tình. Quan có lòng thương
người, khi nghe những lời than thở của cô, ông ta động lòng, bèn nghĩ ra
kế giúp cho người phụ nữ ấy có tiền để ăn một cái tết trọn vẹn. Sau đó,
quan cho người vác hòn đá về công đường, và xét xử. Người dân thấy
chuyện lạ nên nháo nhào đến xem. Quan dặn lính đặt hai cái thúng trước
cổng, ai bỏ ba mươi đồng kẽm vào mới cho xem. Sau khi xem xét tình
hình, quan phán vụ việc không có gì để thi hành bản án nên thả hòn đá
ra và quyết định trao toàn bộ số tiền kia cho người phụ nữ toàn quyền sử
dụng. Mọi người biết đều mắc mưu quan, nhưng không một người nào tỏ
vẻ tiếc của cả. Còn người phụ nữ ấy thì sung sướng, mang tiền về nhà.”.
Nếu đứng trên góc độ của một vị quan, ông ta dư sức để cứu vớt người
phụ nữ kia bằng cách cho cô ta trực tiếp tiền, nhưng không ông ta đã
không làm thế. Vị quan huyện đã nắm rõ tính hay tò mò khi có những
chuyện lạ xảy ra của người dân. Và còn đặc biệt hơn nếu ông cho mở một
phiên tòa xử với bị cáo là một “hòn đá” thì mọi người sẽ đổ xô đi xem để
thấy tận mắt vị quan xử hòn đá sẽ như thế nào. Đòn tâm lí được vị quan
vận dụng hết sức thành công, khi nghe tin ai cũng muốn mở mang tầm
18


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

mắt mà kéo đến xem xử án. Chi tiết vị quan nói với mọi người rằng: “
Tất cả mọi người đến đây vì lòng thương hại bị cáo, mỗi người giúp một
ít”. Câu nói của vị quan đã thể hiện một đạo nghĩa làm người vô cùng cao
đẹp, lòng trắc ẩn trong lòng mỗi người khi thấy người khác gặp khó khăn

đều muốn ra tay giúp đỡ. Đạo nghĩa “ thương người như thể thương
thân” đã và đang có tác dụng như liều thuốc làm tan nỗi cơ cực của
những người nông dân nghèo. Cũng chính vì thế mà người phụ nữ kia có
một cái tết ấm no và hạnh phúc. Một bậc quan phụ mẫu của dân thì phải
lấy dân làm gốc, đứng trên dân thì phải biết chăm lo cho đời sống vật
chất cũng như tinh thần của dân. Một vị quan tốt là một vị quan biết dung
hòa những điều trên và cần hơn hết chính là khả năng xử án anh minh,
sáng suốt, có như thế thì dân chúng mới nể phục và nhất nhất nghe theo.
Ngoài ra còn rất nhiều truyện liên quan đến nhân vật quan xử án có thể
kể đến như: Chàng ngốc được kiện, Phân xử tài tình,…
2.3. Nhân vật thông minh là những tầng lớp khác (tiểu thương, người
nghèo, mồ côi,…) trong xã hội:
Trong rất nhiều truyện cổ tích về nhân vật thông minh, thì loại
nhân vật thuộc các tầng lớp như: tiểu thương, người nghèo, người mồ côi,
kẻ trộm,… chiếm phần lớn số lượng truyện. Những nhân vật này được
tác giả dân gian chú trọng đến hoàn cảnh. Bởi họ là tầng lớp lọt thảm của
xã hội đương thời. Những người được liệt vào những số phận, gia cảnh
như trên rất có ý chí vượt lên trong cuộc sống (ngoại trừ kẻ trộm), họ có
một sự kiên trì đến bất ngờ, biết vận dụng trí thông minh của mình để
thay đổi bản thân, cuộc đời. Họ là những con người đại diện cho tầng lớp
bị bóc lột nặng nề, không dám đứng lên để giành lại hạnh phúc cho mình.
Nhưng nhờ vào sự tài trí và bằng một cách thức, phương tiện nào đó thì

19


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH


họ đã thoát ly khỏi giai cấp bóc lột đứng lên giành lại quyền lợi của
mình.
Trái ngược với những người biết vươn lên trong cuộc sống thì
những kẻ chỉ biết há miệng chờ sung, làm lợi trên công sức của người
khác đã và đang tồn tại song song. Dù rằng họ cũng có trí thông minh,
nhưng trí thông minh của họ lại được vận dụng không đúng cách, và sai
mục đích, dẫn đến bị xã hội lên án, tố cáo và tìm cách bài trừ. Dùng trí
tuệ để đi lường gạt người khác là một việc làm đi ngược lại với đạo đức,
lối sống, cũng như là đạo nghĩa làm người của dân tộc ta. Con mụ lường
là một truyện cổ tích lên án, tố cáo những kẻ mưu mẹo, làm ăn bất chính
và làm giàu trên thân xác người khác. Không có một sự giàu có khi dùng
những chiêu trò lừa phỉnh, hãm hại người khác mà lâu bền được:
“Của phi nghĩa không giàu lâu
Ở cho ngay thật giàu sau mới bền.”
Trong tiểu loại này, nổi lên như một sự vực dậy lớn mạnh về nhận
thức bình đẳng giới, thay thế chức năng của người trụ cột. Xã hội phong
kiến luôn có giáo điều:
“Xuất giá tòng phu
Phu tử tòng tử”
Hay:
“Phu sướng phụ tùy”
Người phụ nữ luôn là người đứng sau người cha, người chồng của mình.
Họ không có kiến thức vì không được học hành như nam giới, luôn bị đối
xử, phân biệt, sẽ không làm nên việc lớn. Ấy vậy mà trong truyện cổ tích
về nhân vật thông minh, họ vẫn có một chỗ đứng nhất định, tuy số lượng
truyện không nhiều nhưng có thể nói sự bình quyền từ lâu đã được tác giả
dân gian xem trọng. Nổi cộm lên hơn hết đó là các truyện như Vợ ngoan
20



TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

dạy chồng, Mưu trí đàn bà bợm già mắc bẫy. Mỗi một người vợ trong hai
truyện trên đều dạy dỗ chồng mình theo những cách khác nhau. Ở truyện
Vợ ngoan dạy chồng, cô vợ bị người chồng ăn chơi, cờ bạc đuổi ra khỏi
nhà khi cha chồng mất, chồng cô thì lao vào những ván cờ đỏ đen đến nỗi
nhà cửa tiêu tan hết. Về phần cô, với bản tính thông minh, chịu khó, cô
đã giàu lên và luôn nhờ người hỏi han tin tức về người chồng mình. Trớ
trêu thay, người chồng của cô bấy giờ là một kẻ ăn mày và đến giúp việc
cho nhà cô. Cô ta đã thử anh ta hết lần này đến lần khác bằng nhiều cách:
từ rửa bát, quét nhà, cho tiền đi đánh bạc để thử lòng ham mê đỏ đen của
anh cho đến cho tiền đi tìm vợ để thử lòng chung thủy. Tất thảy những
việc cô làm chỉ muốn uốn nén lại tính tình của chồng mình. Cô đã rất
khéo léo khi thử bằng nhiều cách và thử anh chồng bằng cách “lấy độc trị
độc” để anh ta cai hẳn việc đánh bạc. Quả thật anh ta rất có phúc khi lấy
được người vợ thông minh sắc xảo và thương anh ta hết lòng như thế.
Cách mà tác giả dân gian xây dựng nhân vật người vợ rất phù hợp với
hình ảnh của một người phụ nữ Á Đông: cần cù, chịu thương, chịu khó
và hết mực chung thủy với chồng. Và từ đây uy quyền của người phụ nữ
cũng theo đó mà được nâng cao thêm một bậc:
“Làm trai rửa bát quét nhà
Vợ gọi thì: “-Dạ, bẩm bà tôi đây!”.
Chương 2: Mối quan hệ trong cốt truyện về nhân vật thông minh giữa dân tộc
Việt và các dân tộc khác trên thế giới
I – Sơ lược về nhân vật thông minh của các các dân tộc khác trên thế giới:
Xét về mức độ tương đồng thì giữa các nhân vật thông minh của dân tộc
Việt và các dân tộc khác trên thế giới khá giống nhau về mặt cốt truyện, ý nghĩa.
Nhưng về kiểu xây dựng nhân vật và cách kết thúc truyện thì hoàn toàn khác nhau.

21


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

Bất cứ một xã hội nào, dù ở nước nào cũng đều có những hoàn cảnh nghèo khổ,
những mảnh đời bị áp bức, bóc lột. Và họ cũng muốn thoát ra khỏi sự bất hạnh ấy.
Những truyện về nhân vật thông minh của các dân tộc thuộc các nước trên thế giới
cũng phảng phất sự đấu tranh giành lại công bằng, cũng luôn hướng về một tương
lai tươi sáng. Họ cũng có nghị lực phi thường để vượt qua sự thử thách của cuộc
sống. Bằng trí thông minh của mình và cộng với sự may mắn thì họ đã tìm cách
vươn lên trong cuộc sống và có một tương lai tốt hơn.
Truyện cổ tích thường mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm và chia sẻ
với những khát khao, mong ước, niềm vui hay nỗi buồn của nhân vật. Nhưng cũng
có những truyện cổ tích cũng mang lại tiếng cười, sự thán phục trước nhân vật
thông minh, nhanh trí, qua đó thể hiện niềm tự hào, sự đề cao trí tuệ con người của
tác giả dân gian. Các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích của người Hàn có
nét tương đồng với những nhân vật thông minh trong các truyện của người Việt.
Truyện cổ tích của người Hàn cũng có loại nhân vật thông minh là những vị quan
xử án, là người vợ thông minh, là những anh chàng thông minh,… hay trong
truyện cổ Grim cũng loại nhân vật thông minh là những người nông dân chiến đấu
với ma, quỷ. Trong truyện cổ châu Phi cũng có nhân vật thông minh là những em
bé,… nhưng tất thảy chúng đều mang dấu ấn, đặc trưng và phong vị riêng của từng
vùng, từng lãnh thổ quy định. Không những thế, cách thể hiện nội dung trong từng
truyện của các tác giả dân gian ở mỗi nước là hoàn toàn không giống nhau. Họ xây
dựng hình tượng nhân vật về tuýp người thông minh theo cách định hình riêng của
họ. Tác giả dân gian không gò bó nhân vật của mình theo một quy chuẩn nhất định,
rập khuôn có sẵn, luôn để cho nhân vật thông minh của mình là tuýp người đại

diện cho chính nghĩa, lấy lại lẽ phải cho người dân và dạy cho tham quan, địa chủ
phong kiến, hay những kẻ xấu xa một bài học nhớ đời.

22


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

Đến với truyện cổ tích Hàn Quốc chúng ta thấy người Hàn cũng lên án, phê
phán mạnh mẽ những viên quan tham tàn, dâm dục. Nhân vật viên quan giàu có ở
truyện Ba câu đố mất hết tài sản vì tính háo sắc, muốn chiếm đoạt vợ người, còn
viên quan trong truyện Viên quan điên rồ đã ban ra những luật lệ, chính sách khiến
dân chúng phải bỏ đi, ngay cả các chức dịch dưới quyền cũng không thể chịu đựng
nổi tính cách của viên quan này, cuối cùng mọi người dưới quyền đã lập ra kế
hoạch làm cho viên quan bị điêu đứng, từ không có bệnh trở thành có bệnh do đó
viên quan không thể cậy quyền cậy thế ức hiếp dân chúng được nữa. Nói đến đây
ta phần nào thấy được rằng mối quan hệ giữa đại chủ, nhà giàu và những người
nông dân được phản ánh trong truyện người Hàn không mang tính gay gắt. Sự
chống đối của nhân dân được người Hàn thể hiện có phần nhẹ nhàng hơn.
Nếu Em bé thông minh của người Việt Nam phản ánh được trình độ, sự
thông minh, ứng biến linh hoạt trong mọi sự thử thách, thì truyện Đi tìm người
thông minh nhất của Châu Phi có phần hư cấu ở cách xây dưng nhân vật. Thượng
Đế trong truyện này là người đi thử thách để tìm người thông minh, ở đây ta thấy
lực lượng siêu nhiên: thượng đế là người đại diện cho thế lực thần thánh. Còn Vua
trong truyện em bé thông minh chỉ là người thường. Cách tạo tình huống cũng có
phần khác với truyện Em bé thông minh: “Thượng đế muốn đi tìm người thông
minh mà người đó can đảm, quyết đoán dám nói ra điều mình suy nghĩ. Thượng đế
đã nảy ra một ý tưởng thử thách là đục một cái lỗ ở dưới đáy bình. Sau đó Thượng

đế bắt đầu đi tìm người để thử thách. Ông hỏi người thứ nhất, người thứ hai,
người thứ ba, thứ tư, thứ năm để bảo họ đi múc nước đầy bình. Ai cũng thấy việc
ấy là điều không thể nhưng không một ai chịu nói ra. Cuối cùng ông gặp một cậu
bé đang đào những lỗ nhỏ bỏ những viên sỏi vào trong đó. Thượng đế thấy vậy
cũng yêu cầu cậu bé đi láy đầy nước vào bình. Cậu bé đồng ý và trước khi đi cậu
bé bảo: “Trời bắt đầu mưa, nhờ ông mang những lỗ cháu đào ở sân đưa vào trong
23


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

nhà kẻo ướt mất.” ”. Câu đố của Thượng đế là một dấu chấm lửng lớn cho những
người phàm. Thượng đế là đấng tối cao, mọi việc làm hay hành động của ông là tối
thượng, đều đúng và không bao giờ sai. Và giả dụ nếu có sai đi chăng nữa thì
chẳng ai dám nói ra những điều sai trái ấy vì một nỗi sợ vô hình về giai cấp. Điều
đó thể hiện qua cách mà Thượng đế đưa ra thử thách. Một thử thách không tưởng
và làm sao một cái bình lủng đáy lại có thể đựng được nước? Điều tác giả dân gian
muốn nhấn mạnh ở đây chính là giai cấp nông dân luôn sợ những kẻ thống trị. Mặc
dù họ biết sự sai lầm và lệch lạc suy nghĩ của những người này nhưng vì sợ liên
lụy và ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và họ cho qua và xem những điều ấy
như một món ăn thường ngày mà họ phải ném trải. Khi sự mâu thuẫn đã lên đến
đỉnh điểm thì buộc lòng nhân dân phải nói ra những điều mình nghĩ, họ đại diện
cho tuýp người dám nói ra sự sai lầm của những kẻ thống trị, lộng quyền. Và em
bé trong câu chuyện trên là một minh chứng rõ nhất về tinh thần cầu tiến, không
dậm chân tại chỗ cầu toàn. Đây chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cao đẹp mà
tác giả dân gian muốn mang lại cho người đọc.
II – So sánh mối liên hệ tương quan giữa truyện cổ tích về nhân vật thông
minh Việt-Hàn:

Trước hết, hai nước Việt Nam, Hàn Quốc cùng nằm trong vùng văn hóa
Đông Á. Cùng ảnh hưởng một nguồn văn hóa chung – văn hóa Trung Hoa. Người
Việt và người Hàn cũng mang những phẩm chất chung của người phương Đông,
sống coi trọng tình nghĩa, xã hội cũng được xem như một gia đình mở rộng, với
một chế độ phong kiến ở phương Đông tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử. Do
đó Việt Nam và Hàn Quốc có những hoàn cảnh xã hội như nhau, cùng tồn tại dưới
chế độ phong kiến, con người cá nhân trở nên nhỏ bé trước gia đình, dòng họ, làng
xã, quốc gia. Bên cạnh đó, cả hai nước cùng tồn tại và phát triển theo phương thức
sản xuất châu Á, sống trong điều kiện tự nhiên ưu ái và có quan niệm: thiên – địa –
24


TIỂU LUẬN: VĂN HỌC DÂN GIAN 1

Chủ đề: TÌM HIỂU NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NHÂN VẬT THÔNG MINH

nhân hợp nhất. Việt Nam, Hàn Quốc ngoài chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo còn
chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo. Việt Nam và Hàn Quốc nhiều thời
kỳ bị dày xéo bởi nạn ngoại xâm. Những yếu tố lịch sử, địa lý, kinh tế, tôn giáo
cũng góp phần làm nên điểm tương đồng văn học dân gian, trong đó có truyện cổ
tích về nhân vật thông minh của hai nước.
Như đã nói ở phần đầu, truyện cổ tích sinh hoạt không dùng các yếu tố thần
kì, hư ảo để bày tỏ ước mơ của con người mà nó chỉ tập trung tô vẽ hiện thực một
cách đậm nét nhất. Chắt lọc từ truyện cổ tích nói chung, truyện cổ tích về nhân vật
thông minh giữa Việt-Hàn có những đặc điểm chung về cách đặt tên truyện, về
cách xây dựng nhân vật, ý nghĩa,… . Người Việt có truyện Gái ngoan dạy chồng,
Tra tấn hòn đá, Chàng rễ thong manh hay Người Ả đào với giặc Minh,… đặc điểm
của những truyện này là cách đặt tên truyện gắn với tính cách, nghề nghiệp hay
một đặc trưng dễ nhận thấy của nhân vật. Cách đặt tên truyện như thế khiến cho
người đọc dễ hình dung nội dung mà tác giả dân gian muốn chuyển tải, nhân vật

trung tâm với những đặc tính, đặc trưng như thế sẽ làm nền xuyên suốt câu chuyện,
khiến mạch truyện liên kết và không bị xa rời với ngữ cảnh thực tế. Người Hàn
cũng vậy, cũng vận dụng cách đặt tên này, chúng ta có thể thấy trong truyện của
người Hàn, những khía cạnh hay nhân vật nào được đề cập đến thì họ sẽ lấy những
đặc điểm nổi bật của nhân vật để đặt tên cho truyện của mình. Người Hàn có
truyện Con hổ và người vợ bán than nội dung truyện xoay quanh một người đàn bà
bán than ở nhà một mình với con nhỏ khi chồng đi vắng và người đàn bà ấy đã gặp
một rắc rối lớn là phải đối mặt với một con hổ hung dữ muốn ăn thịt mình. Hay
truyện Phiên tòa xử tượng đá cũng có một cách đặt tên giống như truyện Tra tấn
hòn đá của người Việt. Truyện tập trung xoay quanh giải quyết việc bị mất trộm
của người đàn ông và nhân vật trực tiếp bị xử tội đó chính là hòn đá. Một phiên xử

25


×