Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

tài liệu thiết lập dự án quán kem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.32 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC
Đề tài: Dự án thành lập quán kem
tự chọn Ice Cream Funkie
GV: TS. Phạm Xuân Lan
Trợ giảng: ThS. Bùi Ngọc Tuấn Anh

Mã học phần: MGT335.11201
Nhóm 8
 Nguyễn Thị Mỹ Anh
 Nguyễn Phước Bình
 Lâm Thanh Hà
 Vũ Trung Kiên
 Phạm Thị Thùy Loan
 Nguyễn Chí Tính


MỤC LỤC

Chương I: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI – NGHIÊN

3

CỨU ĐỊNH TÍNH
1. Cách thức tiến hành nghiên cứu định tính


2. Kết quả nghiên cứu định tính
Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
1. Sự ưa thích kem và loại hình mới
2. Thói quen ăn kem ở độ tuổi 15 – 30
3. Mong muốn của khách hàng

Chương III: CHI TIẾT DỰ ÁN KEM TỰ CHỌN
1. Nguyên nhân chọn ngành kinh doanh
2. Giới thiệu sơ lược
3. Mô tả sản phẩm
4. Phân tích môi trường tổng thể (PEST)
4.1.
Chính trị, pháp luật
4.2.
Kinh tế

3
6
10
10
12
20
24
24
26
29
32
32
34


Tp. Hồ Chí Minh, 05/2012
4.3.
Xã hội
4.4.
Công nghệ
5. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành
5.1.
Đe dọa của người xâm nhập mới
5.2.
Đe dọa của sản phẩm thay thế
5.3.
Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp
5.4.
Sức mạnh đàm phán của người mua
5.5.
Cường độ cạnh tranh trong ngành
5.6.
Đánh giá mức độ hấp dẫn ngành
6. Phân tích ma trận EFE, IFE, SWOT và các chiến lược
6.1.
Ma trận EFE của ICF
6.2.
Ma trận IFE của ICF
6.3.
Ma trận SWOT
7. Cơ cấu tổ chức
8. Dự báo tài chính
9. Chiến lược rút lui

35

38
39
39
40
41
41
42
42
43
43
46
50
57
60
64


CHƯƠNG I: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI –
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
1. Cách tiến hành nghiên cứu định tính:

Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về độ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức kem của nhóm người có độ tuổi từ 18 30 hiện nay tại Tp.Hồ Chí Minh. Xác định sở thích của khách hàng về 1 món kem
ngon thông qua khám phá thói quen, mức độ thưởng thức kem của nhóm người trên.
Tìm hiểu ý kiến về chất lượng kem, các món ăn kèm cũng như phong cách phục vụ
của các quán kem lớn.
Khám phá nhu cầu về mức độ chấp nhận cũng như nhu cầu thưởng thức kem theo
hình thức mới: kem tự chọn
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu về tiêu chí một món kem ngon cũng như nhận xét về những quán kem lớn có

trên địa bàn TP.HCM mà thực khách đã từng ăn thông qua sở thích, thói quen của
thực khách.
Thăm dò ý kiến về những mong muốn của thực khách:
-

Hương vị:có cần thêm nhiều vị mới lạ không hay cứ giữ nguyên các vị truyền

-

thống là: socola, dâu, vani,...
Địa điểm quán: gần nhà, gần trường, trong khu trung tâm thành phố,…?
Không gian quán: rộng rãi, nhỏ nhắn, thoáng mát,…?
Món ăn đi kèm: có cần hay không, đó là cái gì?
Thăm dò ý kiến về mô hình kinh doanh kem tự chọn

Tóm tắt kết quả
Món tráng miệng “kem” được rất nhiều người ưa thích và mọi người rất hứng thú với
mô hình kem tự chọn. Đại đa số mọi người đã biết đến hình thức này trước đó và mối
quan tâm này có độ lan tỏa với quy mô rộng trong cộng đồng những người từ 18 – 30
tuổi đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì tính thích học hỏi và sáng tạo mà
phần lớn mọi người đã thử qua hình thức yogurt tự chọn và thích thú với phong cách


thưởng thức mới lạ này. Thế nên, mô hình kem tự chọn cũng được ủng hộ nhiệt tình vì
vốn dĩ kem đã là món khoái khẩu của rất nhiều người bởi ăn kem vô thấy mát, sảng
khoái, kem có vị béo, kem có mùi thơm.... Giờ lại có sự kết hợp với mô hình tự phục
vụ, tự tạo “menu” cho mình thì còn gì bằng. Trong việc thực hiện dự án này, về việc
có cần đa dạng mùi vị của kem không thì có 9/10 người cho rằng rất cần thiết. Nên có
thêm nhiều vị kem mới lạ để thực khách có đa dạng sự lựa chọn hơn, có cơ hội thưởng
thức thêm những vị lạ. Bên cạnh đó, các món loại topping ăn kèm kem cũng cần

phong phú, phải có nhiều loại như: bánh, kẹo dẻo, trái cây, socola,… Một điều đáng
lưu ý nữa là các thực khách đều rất quan tâm đến không gian của quán kem với 9/10
lựa chọn. Vì chính không gian quán làm cho họ cảm giác ăn ngon miệng, cảm giác
thoải mái và có hứng thú hơn.
Nhìn chung, mức độ chấp nhận về hình thức kem tự chọn là rất cao. Điều đó được thể
hiện qua sự ưa thích của thực khách (10/10). Tuy vậy phải có sự khác biệt và cải tiến
về chất lượng, hương vị của kem và topping để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tối
đa.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực hiện nghiên cứu định tính phù hợp nhất là thảo luận nhóm.
Chọn lọc đối tượng
Nhóm nghiên cứu gồm có 5 thành viên. Trước hết, mỗi thành viên trong nhóm sẽ phải
gạn lọc đối tượng trong độ tuổi từ 15 – 30 trên địa bàn thành phố hồ Chí Minh để tìm
kiếm ra 2 người phù hợp. 10 bạn sinh viên sẽ được mời đến dự buổi thảo luận.
Buổi thảo luận
Những đối tượng mà nhóm khảo sát có độ tuổi khác nhau nhưng vẫn nằm trong
khoảng 15 - 30. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định chọn một địa điểm là một quán
cà phê khá yên tĩnh và có phòng riêng tư nằm trong khu vực trung tâm thành phố,
thuận tiện cho việc đi lại của những người tham dự. Trước khi bắt đầu thảo luận, các
thành viên trong nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu tên và làm quen với những người


tham dự cũng như để họ làm quen với nhau. Trưởng nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu về
chương trình làm việc của nhóm.
Nhóm trưởng sẽ là người nêu ra vấn đề để người tham dự tự do phát biểu ý kiến của
mình và khuyến khích họ thảo luận với nhau. Một thành viên khác sẽ là người ghi
chép lại những ý kiến thu thập được từ buổi thảo luận. Các thành viên còn lại sẽ cùng
hỗ trợ nhóm trong việc dẫn dắt người tham dự vào đúng chủ đề, tránh đi lạc hướng.
Đầu tiên, mọi người cùng tìm hiểu về sở thích cũng như những thói quen khi đi ăn
kem. Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau thảo luận, nhận xét về những ưu điểm, nhược

điểm của các quán kem mà họ đã từng ăn. Rồi thăm dò độ ưa thích của mọi người về
mô hình kem tự chọn. Cuối cùng là cùng thảo luận để đưa ra những ý kiến và mong
muốn của thực khách khi đến ăn tại một quán kem tự chọn mới cũng như những nhu
cầu cần thiết của khách hàng trong tương lai để có thể phát triển quán về lâu dài.
Trong buổi thảo luận, người tham dự được phục vụ nước giải khát và trái cây để có
thể tạo được bầu không khí thoải mái, việc thảo luận sẽ diễn ra trong không khí thân
thiện, cởi mở.
Tiêu chuẩn người tham dự




Giới tính: Nam hoặc Nữ
Đối tượng: những người có độ tuổi từ 15 – 30 sống ở Tp.HCM
Có biết và có quan tâm đến kem, đặc biệt là mô hình thưởng thức kem mới –



kem tự chọn.
Mức độ ưa thích mô hình kem tự chọn: từ thích đến rất thích.

Quy mô và cơ cấu người tham dự:
Nhóm nghiên cứu mời 10 người đến tham dự và cả 10 người đều đến để tham dự buổi
thảo luận cùng nhóm.
Thành phần người đến tham dự thực tế
-

Gồm 1 nam sinh viên, 1 nam phổ thông, 2 nữ sinh viên, 2 nữ phổ thông đến từ
4 trường đại học khác nhau và 1 trường phổ thông trong khu vực thành phố Hồ
Chí Minh. Và 2 nam 1 nữ 25 tuổi, 1 nam 1 nữ 29 tuổi.



- Địa điểm tiến hành: quán cà phê Gác hoa
2. Kết quả nghiên cứu
 Tổng quan về thói quen ăn kem và sở thích

Tất cả những người tham dự đều đồng ý rằng kem là 1 món tráng miệng rất ngon và
phù hợp. Họ đặc biệt quan tâm đến cách thức thưởng thức kem mới lạ hơn với 10/10.
8/10 người đều đã nghe qua đến mô hình kem tự chọn. Và tới 10/10 người này thích
hình thức này.
Sự ưa thích kem
Tất cả những người được phỏng vấn đều đã từng ăn kem. Tuy nhiên, ý kiến được
phân ra 2 luồng khác nhau khi được hỏi về việc đã từng ăn kem tự chọn chưa:


Chiếm số lượng áp đảo, 8/10 người biết đến mô hình này.cho rằng họ chỉ biết

một cách mơ hồ - “sơ sơ” và chưa tìm hiểu nhiều về ẩm thực Hàn Quốc.
• Chỉ có 2/10 người chưa biết đến.
Thông tin về kem tự chọn không được truyền tải rộng rãi và hiện chỉ có 1 quán kem
như vậy nhưng ở tận Gò Vấp (rất xa) nhưng lại được rất nhiều người quan tâm. Đối
với tất cả người tham gia phỏng vấn họ đều đã từng ăn kem rất nhiều lần ở nhiều quán
khác nhau. Và cũng từng ăn kem tự chọn với 5/8 người. Nhưng 3/5 người này chỉ
dùng kem theo mô hình này có 1 lần. Điều này chứng minh họ rất thích thú với mô
hình này, đã đi dùng thử nhưng kết quả không được như ý nên không dùng lại.
Sở thích
Tất cả mọi người đều thích ăn kem. Tuy nghiên, mức độ thích có sự khác nhau. Các ý
kiến của người tham gia phỏng vấn được chia thành 3 luồng như sau:



Chiếm số lượng đông nhất là nhóm câu trả lời là “thích” ăn kem (7/10). Giải
thích cho điều này là: kem mát, ăn ngon, thoải mái trong thời tiết oi bức.



Có 2/10 người tham gia phỏng vấn cho rằng họ “rất thích” món kem và đã từng
ăn nhiều lần.



Chì có 1/10 không thích kem lắm.


Thói quen
Phần lớn, những người thảo luận đi ăn kem khá thường xuyên. 7/10 người đi ăn từ 2-4
lần trong 1 tháng. Trong khi đó, có 3 lựa chọn là ăn 1 lần trong tháng.
Khoảng thời gian thường đi ăn kem
Trong số 10 người tham gia phỏng vấn, có đến 9/10 ý kiến cho rằng thời gian lý tưởng
để thưởng thức kem là vào khoảng từ 6g-8g.
Địa điểm quán thường đến
4/10 người được phỏng vấn trả lời thích ăn ở Buds, 2/10 ý kiến thì hay ăn ở Snowee,
cũng 2/10 ý kiến chọn Goody. Và những quán này nằm ở khu vực Q.1, 3, 5. Lý do họ
đưa ra nhìn chung là:


Một người đã nêu và được đa số những người còn lại đồng ý là kem ngon, hợp
vệ sinh, có nhiều hương vị, không gian bắt mắt, đội ngũ phục vụ tốt và quan




trọng hơn nữa là giá cả hợp lý.
Một ý kiến nữa là đa số các quán này gần nhà, đỡ phải tốn thời gian đi xa.
Người đi cùng

Đa số những người được phỏng vấn (7/10) chọn đi ăn món kem với bạn bè chủ yếu vì
lí do muốn được thoải mái trò chuyện, tâm sự, chụp hình. 3/10 ý kiến cho rằng họ lại
thường đi ăn với gia đình vì người lớn sẽ thanh toán hóa đơn, được tự do, thỏa thích
ăn những món mình thích mà không cần cân nhắc có đủ tiền để thanh toán hóa đơn
hay không.

Mức giá sẵn sàng chi trả
Trung bình 8/10 người tham gia phỏng vấn cho rằng chi phí cho mỗi lần ăn từ 50,000
– 60,000 đồng cho 1 người là hợp lí, 1/10 người tham gia phỏng vấn lại nghĩ là
100,000 và 1/10 còn lại chỉ chấp nhận mức giá là 40,000 đồng cho 1 người 1 lần ăn.


Có thể nhận thấy, sự dao động về tuổi tác dẫn đến có sự khác biệt ở yếu tố này. Nhưng
khác biệt này không lớn lắm. Đa phần nhưng ai hay ăn những quán như Buds, Goody
đã biết giá thì chấp nhận mức từ 50,000đ – 60,000đ.
Quan trọng hóa hình thức quán kem
Tất cả những người tham gia phỏng vấn điều quan tâm đến không gian của quán. Giải
thích cho sự quan tâm này, những người phỏng vấn cho rằng:


Mọi người điều đồng ý với quan điểm hình thức trang trí quán phải đẹp để vì
trang trí tốt có thể kích thích vị giác và cảm thấy quán sạch sẽ nên ăn sẽ cảm
thấy ngon miệng, an tâm về vệ sinh thực phẩm và mới có hứng thú ăn, tạo cảm

giác thoải mái.
• 3/10 ý kiến cho rằng ngoài việc quán có trang trí đẹp để cảm thấy ngon miệng

khi ăn thì còn để chụp hình chia sẻ với bạn bè.
Tiêu chí của 1 món kem ngon
STT
Có vị rõ ràng
theo đúng tên gọi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng

×
×
×
×
×

Giữ được
độ lạnh

Đặc điểm
Có độ xốp, tan
ngay trong miệng


Độ béo vừa
phải, ít ngọt

Nhiều topping,
nhiều màu sắc
×

×
×

×
×
×

×

×

8

2

2

×
×
×
×

4


×
×
×

4

Nhận xét những quán ăn từng ăn
Khảo sát 10 người về những điểm mà họ thích về các quán mà họ từng ăn thì nhận
được kết quả như sau:




Yếu tố quan trọng nhất để thu hút thực khách đến quán để thưởng thức kem là
kem phải ngon: đúng vị, béo, ít ngọt. Ý kiến này được 8/10 người còn lại rất



đồng tình.
Một nhóm yếu tố phụ so với yếu tố trên là :
- Quán phải có cách trang trí đẹp, rộng rãi, bài trí bắt mắt.
- Những quán gần nhà, thuận tiện cho việc đi lại luôn là sự lựa chọn hàng
-

đầu.
Quán có nhiều vị kem để có nhiều sự lựa chọn, giá cả không quá mắc.
Nhân viên phục vụ phải chuyên nghiệp.

Cũng cần phải nói thêm là, trong số 10 người được phỏng vấn, có tới 4/10 người rất

hài lòng về kem Buds.
 Những điều thực khách mong muốn

Đa dạng các vị kem
Đa số người tham dự (8/10) cho rằng quán cần có thêm nhiều vị kem mới lạ, thực đôn
kem cần thay đổi để thu hút khách, tránh làm cho họ nhàm chán. Cụ thể là quán kem
cần có thêm nhiều vị kem trái cây có vị chua để không ngán khi thưởng thức là: mít,
nho, chanh, chanh dây,…
Có nhiều topping thưởng thức kèm:
8/10 người thường dùng kem chung với các loại topping như: kẹo dẻo, trái cây, bánh
quế, các loại hạt khô là: ngũ cốc, nho khô,…Tuy nhiên, họ cụng mong muốn có thêm
nhiều loại topping mới lạ thú vị hơn

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ THI – NGHIÊN
CỨU ĐỊNH LƯỢNG
1. Sự ưa thích kem và loại hình mới:

Sơ đồ 1: Sự ưa thích kem của độ tuổi 18-30


Trong 100 người ở độ tuổi 18-30, có tới 70% (hơn 2/3) tương đương 70 người lựa
chọn phương án là thích và rất thích ăn kem, chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong khi đó, số
người lựa chọn mức độ bình thường là 25 người và chỉ có 5 người lựa chọn phương án
không thích và rất không thich.
Bảng 1: Tỉ lệ ưa thích hình thức tự chọn
Mức độ ưa thích
Rất không thích
Không thích
Bình thường
Thích

Rất thích
Total

Nghe đến kem tự chọn
Rồi
Chưa
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1
1%
0
0%
3
4%
0
0%
20
24%
0
0%
43
51%
1
100%
17
20%
0
0%

84
100%
1
100%

Chỉ có 1 trên 100 người đươc khải sát là chưa từng nghe đến loại hình này, tương ứng
1%. Mặc dù chưa từng nghe đến nhưng cũng cảm thấy thích thú với hình thức mới lạ
này. 71% trong số 99 người còn lại yêu thích loại hình này. Trong đó, số người lựa
chọn mức độ thích chiếm tỉ lệ cao nhất là 51%, số người chọn rất thích cũng chiếm tỉ
lệ khá cao, 20%. Ngược lại, số người không thích loại hình chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp là
5% (1% cho rất không thích và 4% cho không thích). Nhìn chung, tỉ lệ ưa thích ăn
kem của độ tuổi 15-30 là khá cao và số người yêu thích loại hình này cũng chiếm tỉ lệ
cao tương tự (70%). Có thể nói đây là một lợi thế cho quán khi tiến hành kinh doanh
sản phẩm liên quan đến mặt hàng kem với hình thức tự chọn.
Bảng 2: Lý do thích loại hình tự chọn
Lý do thích loại hình tự chọn
Cảm thấy tự do
Thoải mái lựa chọn vị kem
Tự xác định số lượng kem mong muốn
Có thể kết hợp với nhiều vị kem khác nhau
Cảm thấy thích thú
Chủ động hơn
Được tự phục vụ
Tổng

Số lượng
30
64
45
54

31
26
18
268

Tỉ lệ
11%
24%
17%
20%
12%
10%
7%
100%

Đối với câu hỏi về lý do thích quán kem tự chọn của 95 người (những người lựa chọn
mức độ thích thú với hình thức này là từ bình thường đến rất thích), đa số họ thích vì
họ được thoải mái lựa chọn vị kem (24%) và có thể kết hợp nhiều vị kem với nhau


(20%). Ngoài ra, họ còn thích vì họ có thể tự xác định được loại kem mong muốn
(17%) - những nhược điểm của các hình thức kinh doanh kem bình thường hiện nay.

Sơ đồ 2: Sự tương quan giữa lý do và sự ưa thích kem tự chọn

Có 1 lý do nổi bật nhất mà những người rất thích loại hình này nêu ra là là được tự
phục vụ (39%). Đới với mức độ là thích có 3 lý do nổi trội hơn cả được chủ động hơn
(69%), cảm thấy tự do (63%) và thích thú (58%). Còn những người không hứng thú
lắm với loại hình kinh doanh kem tự chọn này (mức độ bình thường) đã đưa ra 3 lý do
chính là có thể kết hợp nhiều vị kem với nhau (22%), thoải mái lựa chọn kem (22%)

và tự xác định số lượng kem mong muốn (20%).

Sơ đồ 3: Sự tương quan giữa việc biết và dùng thử theo hình thức tự chọn

Với một tỉ lệ rất cao về mức độ ưa thích loại hình kem tự chọn của những người biết
loại hình này thì việc họ đã từng thưởng thức loại hình này là điều tất yếu và tỉ lệ này
là rất cao - 80%, tỉ lệ người chưa dùng thử chiếm 20%. Mặc dù đã từng ăn thử như
phần lớn chỉ ăn 1 – 2 lần chiếm tỉ lệ 51%.
Sơ đồ 4: Sự tương quan giữa thích và lý do không dùng thử hình thức này
Giải thích cho việc chưa từng thưởng thức loại hình kem tự chọn vì do đa số họ ngại
quán xa (38%) và không có thời gian để đi đến những nơi bán kem tự chọn để thưởng
thức (37%).
2. Thói quen ăn kem của độ tuổi 15-30:

Bảng 3: Sự ưa thích kem và người thường đi ăn cùng
Người đi ăn cùng
Bình thường

Trạng thái thích kem
Thích

Rất thích


Bạn bè
Gia đình
Người yêu
Tổng

Số

lượng
18
3
9
30

Tỉ lệ
60%
10%
30%
100%

Số
lượng
33
10
12
55

Tỉ lệ
60%
18%
22%
100%

Số
lượng
29
14
14

57

Tỉ lệ
51%
25%
25%
100%

Sơ đồ 5: Sự ưa thích kem và người thường đi ăn cùng

Từ kết quả phân tích của bảng 3 và đồ thị 5 ta thấy hầu hết mọi người đều thích đi ăn
kem cùng với bạn bè, chiếm tỉ lệ trên 50%. Việc thích đi ăn kem với người yêu chiếm
tỉ lệ cao thứ hai nhưng với tỉ lệ thấp, chỉ bằng phân nửa tỉ lệ so với bạn bè. Và còn lại
là gia đình chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Bảng 4: Sự tương quan giữa thời gian đi ăn và người cùng đi ăn
Thời gian thường đi ăn
10 am - 1
7 pm - 10
1 pm - 4 pm 4 pm - 7 pm
pm
pm
Người đi ăn cùng
Số
Số
Số
Số
Tỉ
Tỉ
Tỉ
lượn

lượn Tỉ lệ lượn
lượn
lệ
lệ
lệ
g
g
g
g
50
100
53
57
Bạn bè
2
1
17
58
%
%
%
%
25
31
16
Gia đình
1
0
0%
10

16
%
%
%
25
16
27
Người yêu
1
0
0%
5
27
%
%
%
Sơ đồ 6: Sự tương quan giữa thời gian đi ăn và người cùng đi ăn

Kết quả phân tích từ bảng 4 và đồ thị 6 cho thấy trong các khoảng thời gian trong
ngày mọi người được khảo sát đều muốn đi ăn kem với bạn bè là chủ yếu và chiếm
trên 50% trong tất cả các khoảng thời gian. Đặc biệt là khoảng thời gian từ 1 giờ chiều
tới 4 giờ chiều thì 100% đối tượng được khảo sát đều muốn đi ăn kem cùng bạn bè.
Trong khoảng thời gian từ 7 tới 10h tối thì các đối tượng được khảo sát thích đi ăn
kem với người yêu của mình hơn là đi với gia đình, còn trong khoảng thời gian từ 4h
chiều tới 7h tối thì ngược lại.


Khoảng thời gian từ 10h sáng tới 1h chiều thì tỉ lệ người thích đi ăn kem với gia đình
hoặc người yêu là ngang nhau, nhưng chủ yếu họ cũng chỉ thích đi với bạn bè.


Bảng 5: Thời gian thường đi ăn kem
Thời gian thường đi ăn
10 am - 1 pm
1 pm - 4 pm
4 pm - 7 pm
7 pm - 10 pm
Không trả lời
Tổng

Số lượng
4
1
22
68
5
100

Tỉ lệ (%)
4,0
1,0
22,0
68,0
7,0
100,0

Sơ đồ 7: Thời gian thường đi ăn kem

Theo kết quả khảo sát: trong 100 người thì có 68 người thường đi ăn kem vào khoảng
thời gian từ 7h tối tới 10h tối. Trong khoảng thời gian từ 4h chiều tới 7h tối thì có
khoảng 22 người. Khoảng thời gian chiếm tỉ lệ thấp nhất là từ 10h sáng tới 1h chiều

và 1h đến 4h chiều với tỉ lệ lần lượt là 4% và 1%. Dựa vào kết quả khảo sát về thời
gian đi ăn kem này ICF có thể lập kế hoạch về việc phân bổ thời gian làm việc của
nhân viên một cách hợp lý nhất,tập trung nhiều nhân viên vào khoảng thời gian vào
buổi tối và cắt giảm bớt nhân viên vào các khoảng thời gian còn lại.
Bảng 6: Sự tương quan giữa số lần ăn kem và mức độ ưa thích
Số lần đi ăn
trong tuần
1 lần
2 lần
3 lần
4 lần
5 lần

Thái độ đối với kem
Bình thường
Thích
Số lượng
Tỉ lệ
88%
72%
8%
19%
4%
3%
0%
6%
0%
0%

Rất thích

Số lượng
71%
24%
6%
0%
0%

Sơ đồ 8: Sự tương quan giữa số lần ăn kem và mức độ ưa thích


Từ bảng khảo sát trên ta có thể thấy rằng đối với cả 3 trạng thái bình thường, thích hay
rất thích đều có số lần đi ăn kem trong tuần là 1 lần chiếm tỉ lệ lớn trên 70%, số lần đi
ăn trong tuần là 2 lần chiếm tỉ lệ cao thứ hai và tăng dần theo từng mức độ ưa thích.

Bảng 7: Sự tương quan giữa số lần đi ăn trong tuần và mức giá sẵn sàng chi trả
trung bình cho một lần ăn
Số lần đi ăn trong tuần

Mức giá sẵn sàng chi trả

1 lần
2 lần
3 lần
4 lần
5 lần

55
54
53
70

0

Sơ đồ 9: Sự tương quan giữa số lần đi ăn trong tuần và mức giá sẵn sàng chi trả
trung bình cho một lần ăn

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy rằng mức độ sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng theo
mức độ đi ăn 1 lần, 2 lần và 3 lần trong một tuần xấp xỉ tương đương với nhau (gần
54,000 VND/lần). Chỉ riêng với mức độ đi ăn 4 lần trong tuần (theo bảng 11 thì có rất
ít người hay đi ăn 4 lần/tuần) thì có họ sẵn sàng chi trả với mức giá khá cao là 70,000
VND/lần.

Bảng 8: Mức sẵn lòng chi trả cho 1 lần ăn kem
Mức sẵn lòng chi trả (1,000VND/lần)
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65

Số lượng
6
1
6
3
7

4
28
1
17
1

Tỉ lệ (%)
6,0
1,0
6,0
3,0
7,0
4,0
28,0
1,0
17,0
1,0


70
75
85
90
100
120
Không trả lời
Tổng

8
1

1
1
9
1
5
100

8,0
1,0
1,0
1,0
9,0
1,0
5,0
100,0

Sơ đồ 10: Mức sẵn lòng chi trả cho 1 lần ăn kem
Các mức sẵn lòng chi trả chiếm tỉ lệ cao nhất trong cuộc khảo sát là 50.000 đồng/lần
(chiếm tỉ lệ 28%), cao nhì là 60.000 đồng/lần (chiếm tỉ lệ 17%), thứ ba là 100.000
đồng/ lần (chiếm tỉ lệ 9%) và thứ tư là 70.000 đồng/ lần( chiếm tỉ lệ 8%). Các mức sẵn
lòng chi trả 20.000 đồng/lần, 30.000 đồng/ lần, 40.000 đồng/ lần chiếm tỉ lệ trung
bình.
Bảng 9:

Bảng 10:

Mức sẵn sàng chi trả trung bình Mức sẵn sàng chi trả trung bình với nam và nữ
Mức giá sẵn sàng chi trả trung
bình (1,000 VND/lần)


Giới tính
Nữ
Nam

55

Mức giá sẵn sàng chi
trả trung bình (1,000
VND/lần)
54
57

Bảng 11: Sự tương quan giữa mức
sẵn sàng chi trả với mức độ ưa thích kem
Mức giá sẵn sàng chi trả
trung bình (1,000 VND/lần)
Bình thường
55
Thích
53
Rất thích
58
Theo bảng 9, mức độ chi trả trung bình của 100 người được khảo sát là 55,000 đồng
Mức độ ưa thích kem

trong một lần ăn. Bảng 10 cho thấy nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn so với nữ. Tuy
nhiên, hai mức giá này cũng không chênh lệch nhau là bao nhiêu. Theo kết quả từ
bảng 11, những ai rất thích ăn kem thì sẵn sàng trả nhiều hơn cho một lần ăn. Nhưng
điều ngạc nhiên ở đây là những người không hứng thú lắm lại có thể có mức sẵn sàng
chi trả cao hơn những người thích ăn kem. (55,000 đồng > 53,000 đồng/ lần).


Sơ đồ 11 & 12: Sự ưa thích các quán kem


Dễ thấy quán kem được ưa thích nhất là Bud’s với mức Thích và Rất thích lần lượt là
58% và 50 %, cao nhất so với các quán còn lại. Các quán ít được ưa chuộng, quan tâm
nhất như Bố già, X-Cream,New Zealand chỉ ở mức trên dưới 10% dù hoạt động khá
lâu trên thị trường. Riêng Goody thì hoàn toàn không được người phỏng vấn nào ưa
thích dù ở cả ba mức độ.

Sơ đồ 13: Lý do thích các quán kem


Lý do chủ yếu mà Buds được yêu thích là tạo được sự ấm cúng cho khách hàng (70%
số người trả lời), kem Fanny, Snowee lại có ưu thế hấp dẫn khách hàng bởi mùi vị
(đều 24%) và thái độ phục vụ của nhân viên (đều khoảng 29%). Các tiêu chí còn lại
như kem ngon, không gian, địa điểm cũng được người trả lời xem là các yếu tố quan
trọng khiến cho họ yêu thích quán kem.
Sơ đồ 14: Lý do không thích các quán kem

Ở các quán không được yêu thích nhiều thì đa phần bị điểm trừ ở các mặt như không
nhiều hương vị là quán kem Bạch Đằng (64%), Pinky(45%). Điểm trừ thứ hai trong
mắt khách hàng của các quán không được yếu thích là do kem quá ngọt: kem Bạch
Đằng với 43%, tiếp theo đó là New Zealand. Còn ở mục không gian chật chội thì I
Love kem và Bố Gìa lần lượt với 43% và 36%
3. Mong muốn của khách hàng:


Sơ đồ 15: Tiêu chí của một quán kem ngon


Yếu tố quyết định một món kem ngon được nhiều sự đồng tình nhất là hợp vệ sinh
(trên 60%), kế đó là phải đúng mùi vị với 58%.

Sơ đồ 15: Sự tương quan giữa việc ưa thích kem tự chọn và tiêu chí về một món
kem

Những người yêu thích mô hình kem tự chọn thì cho rằng kem ngon là kem có nhiều
màu sắc (gần 60%) để thu hút thị giác của người tiêu dùng. Các tiêu chí khác như mùi
vị, hợp vệ sinh với 28%.

Sơ đồ 16: Các vị kem mong muốn

Cherry là mùi vị được ưa chuộng phổ biến khi có tới 67% người thích. Tiếp đến là mít
với 58, cà chua (43% Rất thích) và Thanh Long với 40% người trả lời Rất thích.

Sơ đồ 17: Sự tương quan giữa việc ưa thích kem tự chọn và lý do quan tâm
không gian

Không gian quán đẹp có lợi ích cao nhất là giúp quán thu hút về bên ngoài (68%
người lựa chọn thích), và tạo cảm giác ngon miệng khi ăn kem (63%). Ngoài ra, còn
tạo được tâm trạng tốt cho khách (45% ưa thích) và cho khách thỏa chí chụp
ảnh(52%).
Sơ đồ 18: Sự tương quan giữa việc ưa thích kem tự chọn và món ăn kèm mong
muốn


Kẹo dẻo và bánh orio là hai món được ưa chuộng phổ biến khi dùng chung với kem,
số người lựa chọn hai món đó rất nhiều, cụ thể là kẹo dẻo đến 81% người Thích và
bành Orio với 71% người thích. Hạnh nhân và đậu phông được trả lời rất thích với tỷ
lệ lần lượt là 33% và 25%.

Sơ đồ 19: Việc thử quán kem tự chon mới

Trong số những người được khảo sát, ngoài 5% là nhóm người không hề yêu thích
kem thì có đến 91% những người thích kem sẽ tới dùng thử kem tự chọn tại quán,
trong khi nhóm người từ chối dùng thử kem ở quán mới chỉ chiếm 4%. Điều này cho
thấy rằng, những người thích kem thường thích các hình thức thưởng thức mới lạ và
nếu dự án đi vào hoạt động thì mức độ chấp nhận thị trường của dự án là sẽ rất cao.

Bảng 12: Sự tương quan giữa mức độ chi trả và việc muốn ăn thử
Có muốn ăn thử quán
kem tự chọn mới

Không

Mức giá sẵn sàng chi
trả
55
58

Nhìn chung, mức độ sẵn sàng chi trả cho một lần ăn trung bình của những người thích
dùng kem được khảo sát đều trên 50.000 đồng. Tuy nhiên, trong số những người thích
kem và sẵn sàng dùng thử quán kem tự chọn mới mở thì mức độ chi trả của họ lại thấp
hơn những người không muốn dùng thử ở quán kem tự chọn mới. Mặc dù mức chênh
lệch là khá nhỏ (55.000 đồng trong tổng số 91% so với 58.000 đồng chỉ chiếm 4%)

Sơ đồ 20: Sự tương quan giữa số lần đi ăn kem và việc muốn ăn thử

Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng đối với những người thường xuyên dùng kem ở
những quán khác nhau (từ hai lần đến bốn lần trong tuần) thì họ là những khách hàng
rất tiềm năng và được dự đoán sẽ góp phần làm tăng doanh thu của quán nếu làm cho

họ trở thành khách hàng trung thành của mình. Bên cạnh đó, vì có hơn 70 người được
khảo sát chỉ dùng kem một lần trong tuần - đây sẽ là nhóm khách hàng mang lại
nguồn thu chính cho dự án.


CHƯƠNG III: CHI TIẾT DỰ ÁN KEM TỰ CHỌN ICE
CREAM FUNKIE
1. Nguyên nhân chọn ngành kinh doanh:
 Lý do hình thành ý tưởng:

Ẩm thực luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nhu cầu đầu tiên
trong tháp nhu cầu của Maslow chính là nhu cầu sinh lý, tức là các nhu cầu về ăn,
uống …các nhu cầu cơ bản để con người tồn tại và cần được thõa mãn trước tiên. Các
sản phẩm ẩm thực là những mặt hàng có tầm quan trọng, nên dễ tăng giá và có tác
động rất lớn đến đời sống con người. Phải thỏa mãn xong nhu cầu thiết yếu thì người
tiêu dùng mới có thể hướng tới nhu cầu cao hơn như nhu cầu an toàn, xã hội…Đó là
lý do mà nhóm chọn ngành ẩm thực là ngành kinh doanh.
 Lý do nhóm chọn kinh doanh kem tự chọn:

Cả nhóm cùng bàn bạc thảo luận sẽ kinh doanh sản phẩm ẩm thực nào. Sau khi liệt kê
sở thích của từng cá nhân, mọi người đã tìm ra được một sở thích chung nhất đó là
kem. Mọi người đều rất thích được thưởng thức kem với bạn bè và người thân vào các
dịp cuối tuần. Tuy nhiên, có một vài thành viên chia sẻ rằng đôi khi các ly kem được
bán có một vài thành phần họ không thích hoặc tên gọi của kem nghe rất hấp dẫn
nhưng khi ăn thử thì không hài lòng về mùi vị chút nào - đây chính là “lỗ trống” của
thị trường kem Việt Nam. Nếu khắc phục được nó sẽ đem lại một ly kem hoàn hảo
cho khách hàng. Trong quá trình đưa ra các sở thích của các thành viên, có một số
thành viên cũng đề cập đến loại hình yogurt tự chọn. Từ ý kiến đó, mọi người đã suy
nghĩ có nên “ kinh doanh kem kết hợp với hình thức tự chọn gọi là kem tự chọn” .
Như vậy có thể giải quyết được các vấn đề trên. Đặc biệt, khách hàng có thể tự chọn

khẩu phần kem phù hợp với nhu cầu của mình và thỏa sức sáng tạo cho ly kem. Qua
đó thể hiện được cá tính riêng của mình.


Kem vốn dĩ là một món ăn luôn được yêu thích, bất kể là mưa hay nắng thì những
quán kem luôn có một lượng khách nhất định và khách hàng chủ yếu là những người
trẻ đã đi làm hoặc là những bạn sinh viên, học sinh… và tất cả đều có những điểm
chung tương đồng đó là trẻ, năng động và thích tự do, sáng tạo. Và vì cũng là những
người trẻ, có một chút gì đó “ngông” của tuổi trẻ nên chúng tôi quyết định chọn kinh
doanh kem tự chọn với tên quán Ice Cream Funkie. Sự độc đáo khi khách hàng đến
với ICF đó là quán không có menu mà khách hàng sẽ là người tự tạo ra menu cho
chính mình. Thêm vào đó, không gian quán sẽ được thiết kế một cách gần gũi nhất và
được thay đổi theo từng mùa lễ hội nhằm tạo cảm giác thật nhất cho khách hàng khi
thưởng thức kem tại quán.
Khi bắt đầu thực hiện dự án này, chúng tôi có rất nhiều lợi thế vì đều là những người
trẻ nên chúng tôi rất am hiểu khách hàng và có sự sáng tạo, đam mê của tuổi trẻ. Cùng
với nhu cầu ngày càng cao của người dân, trong khi trên địa bàn thành phố hiện nay
chỉ có một quán duy nhất (I LOVE KEM) kinh doanh loại hình này nên không thể nào
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây chính là cơ hội mà nhóm sẽ nắm bắt.
 Điểm qua 1 số cơ hội thành công của dự án:
- Kem – ngành kinh doanh hấp dẫn
• Kem từ lâu đã trở thành một món ăn tráng miệng quen thuộc được nhiều

người yêu thích và đặc biệt là các bạn trẻ. Đằng sau những muỗng kem
mát lạnh kia là cả một ngành công nghiệp kinh doanh kem với quy mô
đồ sộ, phát triển rộng lớn khắp thế giới. Đây là cuộc chiến gây cấn của
ngành kinh doanh đang tăng trưởng và mang lại lợi nhuận khổng lồ
(doanh thu tòan cầu là 21,5 tỉ USD, tại Bắc Mỹ là 16,3 tỉ USD). Và thị
trường nhiều tiềm năng nhất hiện nay chính là các nước có nền kinh tế
đang phát triển tại châu Á và Mỹ Latinh

 Với lợi nhuận tiềm năng to lớn, kem trở thành một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn, hứa
-

hẹn sẽ đem lợi sự thành công cho các dự án kinh doanh món ăn này.
Việt Nam – Thị trường tiềm năng
• Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Công ty Euro Monitor, ở các
nước phát triển, mức tiêu thụ kem ăn trung bình 20 lít/năm/đầu người,
Thái Lan và Malaysia là 4 lít/năm/đầu người. Trong khi đó, mức tiêu thụ
bình quân của người Việt Nam hiện nay chỉ mới vào khoảng 0,3


lít/năm/người. Với nhiều nhà kinh doanh, kem ăn vẫn là thị trường rộng
mở, nhiều tiềm năng tại Việt Nam (tổng doanh số của thị trường kem ăn
là 667 tỷ đồng/năm. Mức tăng trưởng hàng năm của mặt hàng này
khoảng 15%-20%)

-

Kem tự phục vụ - Loại hình hưởng thức mới lạ
• Chính sức hút đặc biệt từ lợi nhuận tiềm năng đã dẫn đến sự xuất hiện
của hàng loạt các quán kem cũng như thúc đẩy các thương hiệu kem
nổi tiếng thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì thế, việc tạo ra
sư khác biệt trong cách thưởng thức chính là chìa khóa dẫn đến thành
công cho các dự án kinh doanh món ăn này.
 Thế nên nhóm quyết định kinh doanh kem theo mô hình mới – tự phục vụ.

Sức hút của mô hình này chính là ở cách thưởng thức hoàn toàn mới : tự
thiết kế món ăn cho mình. Thực khách sẽ là người thiết kế nên ly kem ngộ
nghĩnh từ việc chọn cỡ cốc kem đến việc chọn kem rồi kết hợp với các vị
topping và khối lượng cốc kem. Bạn có thể thể hiện bản thân và phong

cách của mình qua những cốc kem hay sáng tạo mùi vị với những loại
topping đa dạng được thay đổi theo mùa. Dự án kinh doanh quán kem tự
phục vụ - Ice cream Funkie với nguyên liệu được nhập khẩu từ Mỹ chính là
sự kết hợp độc đáo, tạo nên một phong cách thưởng thức kem mới lạ, hứa
hẹn sẽ đem lại thành công cho dự án này.
2. Giới thiệu sơ lược:
 Giới thiệu về nhóm:
Từ những sinh viên đang theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh với tham
vọng trở thành những nhà quản trị cấp cao trong tương lai, với mong muốn
được trải nghiệm thực tế để tích lũy vốn kiến thức của mình bằng cách tiến
hành các hoạt động kinh doanh khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Và để
có thể dần biến ước mơ của mình thành hiện thực, nhóm đã quyết định có một
khởi đầu không nhiều tham vọng là : thành lập Công ty TNHH TM – DV. Ban
đầu, công ty sẽ mở 1 cửa hàng kem tự chọn. Với những ý tưởng khởi nghiệp
mang đậm chất sinh viên, gần gũi với sinh viên, xuất phát từ những sở thích
đam mê của sinh viên đã được nung nấu ngay từ khi mới bước vào Đại học, sự


phối hợp ăn ý nhau trong học tập cũng như cuộc sống trong gần 3 năm vừa
qua. 6 thành viên đã tìm được tiếng nói chung và tập hợp lại với nhau để cùng
lên ý tưởng kinh doanh nhằm viết những trang đầu tiên cho ước mơ của nhau,
thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh bấy lâu cũng như học hỏi và thử sức mình.
Sơ bộ về dự án:
- Tên công ty: Công ty TNHH TM – DV Khát Vọng Trẻ
- Tên quán: Ice cream Funkie (ICF)
- Địa chỉ: 11A Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, Tp. HCM
- Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH TM - DV
- Loại hình kinh doanh: dịch vụ ẩm thực
- Hình thức kinh doanh: quán kem tự chọn (tự phục vụ)
 Tầm nhìn: Trở thành một hệ thống kem tự chọn hàng đầu và phát triển thành

một chuỗi kem nhượng quyền lớn mạnh bậc nhất tại Việt Nam.
 Sứ mạng: Không ngừng cải tiến nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu sáng
tạo của khách hàng qua phong cách thưởng thức kem cũng như chất lượng kem
tuyệt hảo, thơm ngon, an toàn.
 Giá trị cốt lõi:
- Sự hài lòng của khách hàng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Tận tâm vì khách hàng được thể hiện qua chất lượng sản phẩm vượt trội.
- Không ngừng sáng tạo ra các giá trị cho khách hàng.
- Chuyên nghiệp trong cách phục vụ.
- Am hiểu khách hàng.
 Đại diện:
- Nhóm đại diện cho một thế hệ nhà kinh doanh trẻ tuổi, năng động, dám nghĩ
dám làm và không sợ thất bại. Luôn tiên phong trong việc đưa ra các ý tưởng
táo bạo, độc đáo mang tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó là sự đề cao ý thức và
-

trách nhiệm của bản thân với xã hội.
ICF đại diện cho “sự tự do, năng động và sáng tạo” của những người trẻ với

nhiều nhiệt huyết và đam mê trong cuộc sống.
 Niềm tin: vào 1 thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn trong tương lai, sự phát triển
của thị trường Việt Nam và sự năng động của một đất nước, một dân tộc với
niềm tự hào sâu sắc.
 Mong muốn:
- Đối với bản thân các thành viên:
• Được thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh, áp dụng kiến thức đã được giảng
dạy vào thực tế và trên hết là mong muốn được thu thập kinh nghiệm trên
đấu trường kinh doanh.





Xây dựng thành công dự án đầu tiên của nhóm, làm giàu trên sự thỏa mãn
khách hàng tối đa.

-

Đối với khách hàng:
• Mong muốn được đem đến cho mọi người sự trải nghiệm trong việc thưởng
thức nhiều loại kem, toppings chất lượng, thơm ngon, bổ dưỡng một cách
mới lạ
• Giúp cho họ có cơ hội tự tạo ra 1 ly kem độc đáo mang phong cách của

-

mình dành tặng cho những người yêu thương.
Đối với quán:
• Trở thành một địa điểm ưa thích cho mọi đối tượng khách hàng và chỉ cần
nhắc đến tên ICF là mọi người sẽ nhớ ngay đến cửa hàng kem tự chọn.
• Trong tương lai sẽ phát triển thành 1 chuỗi cửa hàng kem tự chọn và tiến
hành nhượng quyền thương mai không chỉ gói gọn trong phạm vi TP.HCM
mà là phạm vi toàn quốc.
• Nghiên cứu và phát triển để có được các loại topping nhằm tạo ra những

hương vị riêng chỉ thuộc về chuỗi cửa hàng của quán.
 Điều tạo sự khác biệt dẫn đến thành công:
- Về con người:
• Sự khác biệt trong đến từ những người chủ của quán đó là: Trẻ - Năng
động - Đam mê - Đột phá trong tư duy - Sáng tạo về ý tưởng - Nhạy bén
trong kinh doanh. Cụ thể, loại hình tự chọn không phải là mới nhưng các

thành viên trong nhóm đã dám sáng tạo trên những gì mà thị trường có
để tạo thành cái của riêng mình hoặc ít nhất mình là một trong số những
người đầu tiên áp dụng loại hình kinh doanh kem tự chọn tại TP.HCM
nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngoài ra là nhờ vào sự gắn bó trong
suốt quãng thời gian Đại học, đã được nhiều lần hợp tác cùng nhau trong
các đề tài nghiên cứu nên mọi người sẽ có thể dễ dàng hiểu nhau và dễ
dàng hợp tác.
• Nhân viên phục vụ sẽ được trải qua một lớp huấn luyện đặc biệt nhằm
mạng đến cho khách hàng một phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất


để họ cảm thấy thoải mái và gần gũi và sẵn sàng tư vấn cũng như trả lời
-

bất cứ thắc mắc nào của khách hàng về sản phẩm
Về sản phẩm:
• Viết một câu chuyện riêng về kem cho quán nhằm tạo sự khác biệt so
với các quán khác.
• Có những topping dành cho kem khác lạ và ngon so với các đối thủ và


-

chỉ duy nhất có tại ICF.
Không giống với những cửa hàng khác, khi đến với ICF, thực khách sẽ

là người tự tạo ra “menu” cho chính mình.
Về không gian quán:
• Phong cách trang trí đặc biệt theo phong cách của các quán kem tại Mỹ
và hơi hướng của văn hóa Mỹ: phóng khoáng, cởi mở, năng động.

• Bên cạnh đó, theo các mùa lễ hội trong năm, quán cũng sẽ trang trí
thêm không gian bên ngoài cũng như bên trong theo phong cách lễ hội

đó để tạo cho khách hàng không khí thực, tươi vui và gần gũi nhất.
3. Mô tả sản phẩm
 Mô tả mô hình kem tự chọn:
- Thiết kế: với diện tích 128 m 2, ICF sẽ dành 90 m2 để bày trí bàn ghế nhằm
tạo ra một không gian thoải mái cho khách hàng, sàn nhà được lót gạch
bông màu sáng. Mặc khác, tường sẽ trang trí bằng giấy dán tường nhằm tiết
kiệm chi phí và dễ thay đổi theo từng mùa nhằm tạo ra không gian thực
nhất cho khách hàng. Thiết kế cụ thể của quán được chia thành 6 khu như
sau:
o Khu vực 1: khu vực để ly để khách chọn size ly phù hợp. Ly gồm có

ly ăn kem và ly uống nước. Kế bên sẽ có 1 bình nước để nhân viên
lấy nước cho khách.
o Khu vực 2: 2 tủ đông với 24 vị kem đặt tại đây. Ở đây sẽ có kệ để
sẵn muỗng múc kem cho khách. Nhân viên cũng sẽ đứng đó để hỗ
trợ khách.
o Khu vực 3: 1 tủ đông chứa các loại topping trái cây để đảm bảo độ

tươi ngon của trái cây và 1 kệ chức các loại topping khô. Topping sẽ
được thay đổi hàng ngày.
o Khu vực 4: quầy tính tiền, kế bên khu topping.
o Khu vực 5: có sẵn 3 bộ vi tính để phục vụ nhu cầu lên mạng của

khách.



×