Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tieu luan mon nghien cuu khoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.3 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với yêu cầu cấp bách của xã hội và của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình sách giáo khoa ...
trong đó đổi mới phương pháp dạy học có vai trò rất quan trọng. Các nhà lí
luận đã xác định, mục đích của dạy học là biến quá trình dạy họa thành quá
trình tự học của học sinh. Muốn có được điều đó người học cần tích cực chủ
động trong chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy. Muốn thu được
hiệu quả cao cần phải tăng cường tính tương tác trong các hoạt động của thầy
và trò.
Thực tế giáo dục hiện nay đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên còn chậm, có
thể là do nội dung chương trình sách giáo khoa dài và khó, do sự chậm đổi
mới nên nhiều giáo viên còn sử dụng các phương pháp đọc chép, hoặc có sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực nhưng còn rất ít. Nhiều công trình
nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực:
phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin, ... mang lại hiệu quả cao và những phương pháp đó đều nhấn mạnh
tới việc tạo ra các tương tác tích cực giữa thầy và trò.
Qua nhiều năm giảng dạy và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp,
chúng tôi nhận thấy một điều đó là việc triển khai việc đổi mới phương pháp
dạy học trên diện rộng còn hạn chế, có nhiều nguyên nhân: do cơ sở vật chất
thiếu thốn, không đồng bộ, sĩ số các lớp học đông, giáo trình, sách giáo khoa
chưa hợp lí ... trong đó có nguyên nhân rất quan trọng, đó là học sinh thiếu đi
tính chủ động, ít tham gia xây dựng bài, đặc biệt là học sinh các vùng miền
núi và nông thôn. Như vậy các em cũng thiếu đi một động cơ học tập rất quan
trọng. Giáo viên thì ít thu được các thông tin phản hồi, ít có sự trao đổi với
học sinh, cũng chính là không tạo được bầu không khí tâm lí tích cực trong
lớp học ... Điều đó có thể do nền văn hóa Á Đông của chúng ta, do truyền

1



thống giáo dục còn chưa chú ý đến giáo dục các kĩ năng mềm cho người
học ... thậm chí đến chính từ phía thầy cô chúng ta, chúng ta đã thực sự nhiệt
tình, tâm huyết với nghề của mình hay chưa.
Trong nhiều kì thi giáo viên giỏi đã được tham dự, chúng tôi nhận thấy
những tiết học được đánh giá cao từ phía học sinh và giám khảo là những tiết
học trong đó học sinh tích cực xây dựng bài, tích cực đặt vấn đề, ... còn giáo
viên thì khéo léo hướng dẫn h ọc sinh theo mục tiêu dạy học.
Có một số công trình nghiên cứu đã nêu ra vấn đề này, tuy nhiên phần
nhiều nghiên cứu ở mặt lí luận, áp dụng với đối tượng học sinh ngoan, có tính
chủ động cao mà chưa chú ý đến đối tượng học sinh vùng miền núi, nông
thôn, học sinh yếu mà những đối tượng này thiếu đi tính chủ động, tích cực
trong học tập; hơn nữa các công trình này cũng chưa thật chú ý đến các tương
tác tiêu cực mà giáo viên cần tránh.
Kết quả thăm dò trực tiếp tại nhiều trường phổ thông, đặc biệt là trường
học thuộc khu vực miền núi như trường THPT A cho thấy khái niệm dạy học
tương tác, các tương tác tích cực giữa thầy và trò, ... đều còn khá mới mẻ. Các
thầy cô giáo hiểu về vấn đề này còn khác mơ hồ, thậm chí còn nhiều cách
hiểu sai. Đối với một số lớp học yếu, hay yếu về phong trào đoàn thể thì phần
lớn là do sự thiếu hợp tác của học sinh với giáo viên, đặc biệt là với giáo viên
chủ nhiệm lớp.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy việc tăng cường tính tương
tác tích cực giữa thầy và trò trong quá trình dạy học có vai trò rất quan trọng
trong quá trình dạy học, đặc biệt đối với các học sinh học yếu, học sinh thuộc
đối tượng miền núi.
Vậy làm thế nào để tăng cường những tương tác tích cực và áp dụng có
hiệu quả vào quá trình dạy học, cũng là đề xuất các tương tác tiêu cực, có tác
dụng không tốt cần phải tránh. Từ đó chúng tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên
cứu này và chọn đề tài "Tăng cường tương tác tích cực giữa thầy và trò trong


2


quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tại trường THPT A, Bắc
Giang"
2. Cơ sở lí luận
- Khái niệm dạy học
- Phương pháp, phương pháp dạy học
- Các phương pháp dạy học tích cực
- Tính tích cực của thầy và trò trong hoạt động dạy - học và biểu hiện
của tính tích cực
- Một số vấn đề lí thuyết về tương tác trong quá trình dạy học, phương
pháp dạy học tương tác
- Các tương tác tích cực, tiêu cực, tác dụng và hạn chế
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các tương tác tích cực giữa thầy và trò
- Hạn chế của những tương tác tiêu cực cần tránh trong quá trình dạy
học
- Ứng dụng trong dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: học sinh trường THPT A, Bắc Giang
- Đối tượng: các tương tác tích cực giữa thầy và trò
5. Giả thiết khoa học
Tăng cường các tương tác tích cực giữa thầy và trò sẽ tăng tính chủ
động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức của người học, từ đó quyết định
hiệu quả của quá trình dạy học.
6. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương
đương nhau
7. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về mặt lí luận:

3


+ Cơ sở lí thuyết về dạy học cực, dạy học tương tác, tính tích cực ...
+ Cơ sở lí thuyết về chất lượng dạy và học
+ Cơ sở lí thuyết về quan hệ giữa các tương tác tích cực với hiệu quả quá
trình dạy học
- Xây dựng các tương tác tích cực, chỉ ra các tương tác tiêu cực
- Thực nghiệm sư phạm
8. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu
* phương pháp nghiên cúu
- phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Đọc tài liệu;
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Hệ thống hóa, khái quát hóa.
- Phương pháp thực tiễn:
+ dùng phương pháp quan sát ...
+ phỏng vấn;
+ phiếu khảo sát;
+ thống kê toán học để xử lí kết quả
* Chọn mẫu nghiên cứu: là 2 lớp học sinh (10A3 và 10A4) có trình độ
tương đương nhau (được đánh giá qua tỉ lệ nam nữ, khảo sát đầu năm, qua bài
kiểm tra gần nhất ...)
9. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu
TT

Nhiệm vụ


Thời

Hình thức Kết quả Kinh

NC

gian

thực hiện

Thực
hiện
1

Nghiên cứu về mặt lí luận

4

dự kiến

phí


2

- Xây dựng các tương tác tích cực,
chỉ ra các tương tác tiêu cực

3


- Thực nghiệm sư phạm

10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Tìm hiểu, xây dựng Tăng cường tương tác tích cực giữa thầy và
trò trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tại trường THPT
A, Bắc Giang
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2. Phương pháp và đổi mới phương pháp dạy và học
1.2.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học
1.2.2. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học
1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực
1.2.3.1 Tính tích cực
- Khái niệm
- Biểu hiện tính tích cực
1.2.3.2. Phương pháp dạy và học tích cực
1.3. Tương tác
1.3.1. Khái niệm tương tác
1.3.2. Các tương tác tích cực
1.3.2.1. Một số tương tác dụng tích cực
1.3.2.1. Tác dụng của các tương tác tích cực
1.4 . Phương pháp dạy học tương tác

5


1.4.1. Khái niệm dạy học tương tác

1.4.2 Tác dụng của dạy học tương tác
1.4. Các hình thức dạy học tương tác
1.5. Thực trạng về các mối tương tác và dạy học tương tác tại các trường
THPT hiện nay và tại trường THPT A
1.5.1 Mục đích điều tra
1.5.2 Đối tượng, phương pháp điều tra
1.5.3 Kết quả điều tra
1.5.4. Nguyên nhân
1.5.5. Ảnh hưởng của các tương tác tích cực, tiêu cực đối với chất lượng dạy và
học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: Tìm hiểu, xây dựng Tăng cường tương tác tích cực giữa thầy và

trò trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tại trường THPT
A, Bắc Giang
2.1. Phân tích các mối quan hệ giữa thấy và trò, môi trường giáo dục với mục
tiêu dạy học
2.2. Một số phương pháp dạy học tương tác áp dụng tại trường THPT A, Bắc
Giang.
2.3. Xây dựng các mối tương tác tích cực trong nhà trường
2.3.1. Một số nguyên tắc khi xây dựng
2.3.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất, hệ thống quản lí
2.3.2. Các mối tương tác tích cực cần xây dựng
2.4. Một số tương tác tiêu cực nên tránh trong quá trình dạy học
2.5. Những kỹ năng cần thiết đối với giáo viên, quản lí trong việc ứng xử và
dạy học
2.6. Một số yêu cầu học sinh để tăng cường các tương tác tích cực

6



TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích
3.2 Nhiệm vụ
3.3 Đối tượng
3.4 Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Chọn mẫu
3.4.2. Khảo sát trước thực nghiệm
3.4.3 Tiến hành thực nghiệm
3.4.4 Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.6.1 Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
3.6.2 Phân tích kết quả học tập và rèn luyện của đối tượng thực nghiệm và đối
chứng
3.6.3. Đánh giá chung
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×