Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ: TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.56 KB, 47 trang )

TRƯỜNG KHXH & NV THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

1


MỤC LỤC
Trang
1. Đặt vấn đề
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.

4.

5.

6.

3

2.1
Ở Việt Nam
4
2.2
Ở nước ngoài


5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1
Đối tượng nghiên cứu
6
3.2
Phạm vi nghiên cứu
6
Cở sở lý luận
4.1
Phân tích diễn ngôn
7
4.2
Thể loại chính luận
8
4.3
Phong cách chính luận
9
4.4
Tính liên kết trong diễn ngôn chính luận
10
Phân tích các phép liên kết được sử dụng trong
năm bài xã luận trích từ báo Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng;
và năm bài xã luận trích từ báo Washington Post và New York Times
5.1
Báo tiếng Việt
17
5.2
Báo tiếng Anh
22

Kết luận
27
Tài liệu tham khảo
Các bài xã luận

TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
( SO SÁNH VỚI DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG ANH)
1. Đặt vấn đề

Ngày nay, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người
vì đó là phương tiện chuyển tải thông tin rất hiệu quả và nhanh chóng. Chính vì thế
2


mà người làm báo phải cẩn thận với những câu chữ mà mình sử dụng, không phải
cứ biết dùng từ chính xác, biết viết câu đúng qui tắc là có thể làm báo được. Điều

quan trọng là người làm báo phải viết thế nào để bài viết của mình có thể ảnh
hưởng, tác động đến người đọc một cách tích cực nhất, sâu sắc nhất, ấn tượng
nhất.
Trong hàng loạt vấn đề liên quan đến truyền thông không thể không đề
cập đến ngôn ngữ báo chí trong việc chuyển tải thông tin và lưu trữ thông tin.
Sự nghiệp Báo chí ở nước ta đang có chiều hướng phát triển tích cực. Các
Phóng viên được đào tạo công phu hơn và ngày càng có nhiều phóng viên
được đưa đi học tập cũng như tác nghiệp ở các nước phát triển, điều này sẽ
giúp cho họ học hỏi được những cái hay của báo chí nước ngoài, trong đó có
việc sử dụng ngôn ngữ báo chí. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng bài nghiên
cứu và đề cập đến ngôn ngữ báo chí vẫn chưa có thể gọi là nhiều, đặc biệt là
vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về so sánh diễn ngôn báo chí giữa
báo tiếng Việt và tiếng Anh. Trong bài tiểu luận này tác giả sẽ phân tích tính

liên kết trong diễn ngôn chính luận tiếng Việt ( so sánh với diễn ngôn chính
luận tiếng Anh).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về báo chí học cũng như ngôn ngữ báo chí, thành tựu nghiên cứu là khá lớn. Bài
tiểu luận này chỉ đề cập sơ lược một số công trình tiểu biểu như sau
2.1 Ngiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam , những nghiên cứu sớm nhất về báo chí phải kể đến một số bài
viết đăng trên các báo, tạp chí từ nửa đầu thế kỷ XX. Theo một số nhà
nghiên cứu, người khơi nguồn cho việc tìm hiểu báo chí Việt Nam là học giả
Đào Trinh Nhất với bài viết “Thử tìm hiểu long mạch của tờ báo ta” đăng
trên

báo

Trung

Bắc

Chủ
3

nhật

năm

1942

.



Thật ra, ngay từ Việt Nam Văn học sử yếu (1941), Dương Quảng Hàm sau
khi phân chia các thời kỳ lịch sử báo chí, đã nêu lên tác dụng của báo chí
bấy giờ: thông tin tin tức ở trong xứ và ban bố các mệnh lệnh của chính phủ,
giúp cho việc thành lập quốc văn, sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ mới
về triết học và khoa học, giúp cho sự thống nhất tiếng nói ba kỳ .
Từ năm 1992, một số nhà nghiên cứu trong đó chủ yếu là đội ngũ giảng dạy
báo chí đã bắt đầu bàn về các thể loại báo chí như “ Các thể ký báo chí- “
của Đức Dũng (1992); “Nghề báo nói” của Nguyễn Đình Lương ( 1993); “
Ký văn học và ký báo chí” của Đức Dũng ( 2003). Về Ngôn ngữ báo chí ta
có“ Ngôn ngữ báo chí- Những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Đức Dân
( 2007). Trong đó tác giả đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ báo chí nói chung
và đặc điểm ngôn ngữ báo viết, báo hình nói riêng; cấu trúc của một bản tin
và phóng sự thể hiện cụ thể của cấu trúc đó qua những bộ phận khuôn tin,
tiêu đề, đề dẫn…;thông tin chùm trong báo chí và kĩ thuật xây dựng thông
tin chùm bằng những thao tác ngôn ngữ cụ thể; ngôn từ của nhà báo và
những yêu cầu về logic diễn đạt trong báo chív..v.. Cho đến ngày nay thì đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí nhưng các công
trình nghiên cứu chuyên sâu theo hướng phân tích diễn ngôn thì chưa nhiều.
Trong đó có thể kể đến luận án tiến sĩ ngữ văn của Nguyễn Hòa ( 1999) về “
Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị- xã hội trên tư liệu báo chí Tiếng Anh
và Tiếng Việt hiện đại” đã có những đóng góp bước đầu trong việc tìm kiếm
các phương pháp thích hợp cho công việc phân tích diễn ngôn. Nguyễn Thị
Thanh Hương ( 2003) có Luận án tiến sĩ ngữ văn về “Đối chiếu ngôn ngữ
phóng sự trong báo in bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt”. Luận án tiến sĩ ngữ
văn của Phạm Hữu Đức ( 2008) về “Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản tin
Tiếng Việt( so sánh với văn bản tin Tiếng Anh ) đã khai thác tính văn bản
của các bản văn tin Tiếng Việt so sánh với các văn bản tin tiếng Anh. Gần
4



đây nhất có bài nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sao về”So sánh ngôn ngữ
báo chí Tiếng Việt và Tiếng Anh qua một số thể loại” (2010) có thể nói đây
là công trình nghiên cứu đầu tiên về so sánh ngôn ngữ báo chí giữa báo tiếng
Việt và báo tiếng Anh qua bộ khung thẩm định nhưng tiếc là công trình này
chỉ dừng lại ở mảng tin quốc tế và phóng sự . Do nhiều lý do khác nhau,
theo quan sát của chúng tôi, chưa có chuyên luận hoặc luận án nào nghiên
cứu sâu về ngôn ngữ chính luận cũng như tiến hành so sánh trên bình diện
nội dung cũng như hình thức.
2.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Chúng ta khó có thể kể hết được tất cả các công trình nghiên cứu của báo
tiếng Anh. Khó mà xác định một cách chính xác khởi điểm của những phát
triển mới mẻ này trong việc nghiên cứu phương tiện truyền thông. Ở Anh,
một công trình nghiên cứu mang tính chính trị có ảnh hưởng lớn là của
nhóm Leicester ( Halleran, Elliott và Murdock (1970)) đã khảo sát các tin
bài của các phương tiện truyền thông về một cuộc biểu tình lớn ở Luân Đôn
chống lại sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Cohen & Young (1981) đã
biên tập một quyển sách trong đó nhiều nghiên cứu tổng quát về việc tạo tin
đã được in lại, nhiều nghiên cứu trong số này đã đề cập đến một cách cụ thể
đến sự lệch chuẩn, những người ngoại cuộc hoặc những vấn đề xã hội. Cùng
với những nhà nghiên cứu Mỹ như Tuchman, Fishman, Molotch, và Leslter
(1974), chúng ta tìm thấy trong các ấn bản được in lại vào năm 1981 gần
như tất cả các tác giả đã đặt nền tảng cho công cuộc nghiên cứu phương tiện
truyền thông ở nước Anh trong thập kỷ 70 như Chibnall, Hall, Murdock,
Cohen, Young, Morley, Husband….
Nói về các công trình nghiên cứu về diễn ngôn báo chí thì không thể không
kể đến “ News as Discourse” ( 1987) và “ News Analysis: case studies of
International and National News, in the Press”(1988) của Teun van Dijk,

người Hà Lan. Fowler trong “ Language in the News” ( 2005) đặc biệt nhấn
5


mạnh đến vai trò của ngôn ngữ và diễn ngôn trong tin thì ngoài những quan
điểm cơ bản thì tác giả cũng biểu lộ sự đồng tình với van Dijk, tác giả đặc
biệt đưa ra các thí dụ có tính minh họa bằng một số bài,tin trên các báo Anh
lúc bấy giờ để thể hiện rõ ràng quan điểm về tính giai cấp, ý thức hệ trong
làng báo Anh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Bài tiểu luận chỉ tập trung khảo sát đặc điểm hình thức của diễn ngôn chính luận,
mà cụ thể là chỉ giới hạn nhỏ lại ở phân tính tính liên kết trong diễn ngôn chính
luận.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chính luận là một tập hợp diễn ngôn bao gồm các kiểu thể loại khác nhau. Bài tiểu
luận này chỉ tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về tính liên kết trong diễn ngôn
chính luận tiếng Việt và tiếng Anh, mà cụ thể là phân tích mười bài xã luận có nội
dung tương đương nhau lấy từ báo Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng; và
Washington Post và New York Times. Điều đáng tiếc là các bài xã luận này lại
không có sự tương đồng về độ dài vì trong giai đoạn rất ngắn này, tác giả không
tìm được các bài xã luận có cùng nội dung và độ dài tương đương nhau ở báo
tiếng Việt và báo tiếng Anh.

4. Cơ sở lý luận
4.1 Phân tích diễn ngôn

Ngày nay, diễn ngôn trở thành một thuật ngữ quan trọng trong các công

trình nghiên cứu của các trường phái Phân tích diễn ngôn phê phán, chủ
nghĩa Hậu hiện đại, chủ nghĩa Thuộc địa và Hậu thuộc địa, Lý luận nữ
quyền, chủ nghĩa Tân duy sử...Diễn ngôn có một phạm vi phủ sóng rất rộng,
rộng đến nỗi, Marie Christine trong Encyclopedia Contemporary Literary
6


Theory đã cho rằng, nó đi ngang qua ranh giới của các lĩnh vực và bởi vậy
tham gia vào một sự tái tổ chức tri thức nói chung đang diễn ra trong khoa
học xã hội và nhân văn ngày nay. Nó được sử dụng trong ngôn ngữ học,
nghiên cứu văn học, nghiên cứu văn hóa, xã hội học, báo chí ...
Sinclair và Coulhard đã nhìn nhận phân tích diễn ngôn như là ngữ pháp văn
bản. Còn van Dijk và Halliday cho rằng phân tích diễn ngôn có thiên hướng
xã hội và cho rằng nó có nhiệm vụ thể hiện xem người ta hiểu nghĩa giao
tiếp của người khác như thế nào. Cả hai tác giả đã gắn phân tích diễn ngôn
với ngữ pháp văn bản và nhấn mạnh vào tính liên kết. Kress và Hodge nhìn
nhận phân tích diễn ngôn như là sự áp dụng lý thuyết phê phán văn học
trong ngôn ngữ học.
Brown và Yule cho rằng bản thân thuật ngữ “ phân tích diễn ngôn” đã chứa
đựng nhiều nội dung khác nhau. Thực chất đây là điểm giao nhau của nhiều
ngành từ ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý đến ngôn ngữ học triết
học và ngôn ngữ học máy tính. Cả hai tác giả này chủ trương áp dụng hướng
tiếp cận mang tính ngôn ngữ trong việc phân tích diễn ngôn. Mục đích của
phân tích diễn ngôn là tìm hiểu con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
như thế nào, và đặc biệt là người nói đã xây dựng thông điệp của mình ra
sao, và người tiếp nhận xử lý để hiểu các thông điệp đó như thế nào. Brown
và Yule cũng đã nói rõ là các nhà nghiên cứu truyền thống tìm hiểu xem
hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp ra sao.
Về cơ bản, phân tích diễn ngôn bao gồm hai mặt là tạo diễn ngôn ( discourse
production) và hiểu diễn ngôn ( discourse comprehension). Mặt thứ nhất

xem xét các yếu tố trong diễn ngôn như liên kết ( cohesion), cấu trúc đề
thuyết ( theme- rheme), cấu trúc thông tin ( information structure), thể loại
diễn ngôn ( genre), cấu trúc diễn ngôn ( discourse structure). Mặt thứ hai bao
gồm mạch lạc ( coherence), các hành động lời nói, sử dụng kiến thức nền
trong quá trình hiểu diễn ngôn, cách thức xử lý từ trên xuống( top-down),
7


xủa lý từ dưới lên ( bottom-up) và xử lý tương tác ( interactive), phân tích
hội thoại và thương lượng nghĩa.
4.2 Thể loại chính luận

Chính luận là một nhóm bao gồm các thể loại như bình luận, xã luận, điều
tra, bài phê bình, phỏng vấn vấn đề… Các thể loại này có nhiệm vụ đánh
giá, phân tích, giải thích, bàn luận về những sự thật của đời sống. Thế mạnh
chủ yếu của các thể loại trong nhóm thể loại này biểu hiện ở năng lực thông
tin lý lẽ. Tất nhiên lý lẽ phải gắn liền với những sự kiện thời sự. Nói cách
khác, đây là nhóm không chỉ có nhiệm vụ thông tin về sự thật mà còn có
nhiệm vụ phân tích, lý giải, bàn luận, đánh giá những sự thật đó trên cơ sở
của một thái độ rõ ràng nhằm hướng dẫn, điều chỉnh dư luận. Nếu như các
thể loại chính luận của Báo Việt chủ yếu là nói lên tiếng nói của Đảng, của
Nhân dân Việt Nam, lập trường, quan điểm chính trị của Nhà nước Việt
Nam thì nội dung của tác phẩm chính luận báo chí Tiếng Anh tập trung một
cách rõ nhất, nhiều nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định hướng tư
tưởng và hành động theo mục đích của từng tờ báo. Nhưng nhìn chung, cả
hai đều đưa ra lập trường, quan điểm của một tập thể nào đó trong xã hội.
Chính vì thế nên tác giả muốn tìm hiểu xem cách sử dụng các hình thức liên
kết của hai loại báo này có điểm giống và khác nhau như thế nào.
4.3 Phong cách chính luận


Phóng cách chính luận là một khái niệm ít nhiều mang tính chất truyền thống.
Phong cách chính luận bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị- tư
tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Chính chức
năng và nhiệm vụ nói trên của phong cách chính luận đã chi phối và quy định việc
sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.
4.3.1

Các phương tiện ngữ âm

8


Trong trường hợp giao tiếp như phát biểu ở hội nghị, diễn văn, diễn thuyết trong
mit tinh, phong cách chính luận dung lời. Ngữ điệu được xem là phương tiện bổ
sung để tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. Giọng tốt, phát âm rõ ràng,
tránh âm địa phương, tránh nói lắp, nói ngọng, dùng điệu bộ như “ đóng kịch”, là
những điều cần thiết khi dùng lời ở phong cách chính luận.
4.3.2

Các phương tiện từ ngữ

Đặc điểm nổi bật hơn cả trong sử dụng từ vựng của phong cách chính luận là sự có
mặt của lớp từ ngữ chính trị, công cụ riêng của phong cách chính luận. Nội dung
của những khái niệm mà từ ngữ chính trị biểu thị luôn luôn thể hiện lập trường và
quan điểm cách mạng của Đảng ta về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội. Thí
dụ như dân chủ, kỷ luật, đoàn kết, đấu tranh, phê bình, tự phê bình, cách
mạng….Phong cách chính luận đòi hỏi khi dùng từ ngữ chính trị phải luôn luôn tỏ
rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình
4.3.3


Các phương tiện cú pháp

Do phải thực hiện chức năng thông tin, chức năng giải thích giáo dục, động viên
( tác động), nên phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn và
câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn và câu cảm thán.Về trật tự tự sắp xếp các
thành phần cú pháp trong câu văn chính luận, người ta thường dùng cách đưa một
số thành phần nào đó lên trước một thành phần khác nhằm mục đích nhấn mạnh.
Hoặc là để nhấn mạnh đặc điểm của hành động, cần thiết cho việc thực hiện chức
năng tác động, người ta đặt các từ chỉ tính chất trạng thái câu hành động lên trước
động lên trước động từ.
4.3.4

Phương pháp diễn đạt

Đặc điểm nổi bật trong diễn đạt của phong cách chính luận là tính chất chiến đấu,
bảo vệ những chính kiến mà người viết đưa ra. Bởi vậy, nó đòi hỏi căn cứ lý luận
đưa ra phải vững chắc, rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, lời văn phải truyền cảm.
9


Yêu cầu truyền cảm được đặt ra khiến cho ở phong cách này người ta thường sử
dụng các cách tu từ. Mục đích cuối cùng của các văn bản chính luận là làm cho
quần chúng nhân dân có nhận thức đúng, từ đó có hành động đúng đối với những
vấn đề thời sự nóng hổi đang diễn ra trong đời sống xã hội cho nên một yêu cầu
đặt ra với các văn bản chính luận là tính đại chúng.
4.4 Tính liên kết trong diễn ngôn chính luận

Những văn bản mạch lạc là những chuỗi câu hoặc phát ngôn có vẻ như” mắc vào
nhau”. Và để được như thế thì ta phải sử dụng các phép liên kết. Halliday và
Hasan (1976) đã nhận dạng năm kiểu liên kết là liên kết quy chiếu, thế, tỉnh lược,

nối và từ vựng. Trong Halliday ( 1985) đã gạn lọc lại thành bốn, theo lối phép thế
được xem là một phạm trù con của tỉnh lược.
4.4.1 Liên kết quy chiếu
4.4.1.1 Hồi chiếu và khứ chiếu

Có hai cách khác nhau để các yếu tố quy chiếu có thể thực hiện các chức năng
trong một văn bản. Chúng có thể thực hiện chức năng theo kiểu tham khảo ngược
lại phần đã qua ( hồi chiếu). Hoặc chúng có thể thực hiện chức năng theo kiểu
tham khảo hướng tới phái sẽ đến ( khứ chiếu). Hồi chiếu giúp cho người đọc hoặc
người nghe “ lùi trở lại” với một thực thể, một quá trình hoặc sự thể đã được đề
cập trước đó. Khứ chiếu giúp cho người đọc hoặc người nghe tiến tới phía trướcnó kéo chúng ta đi sâu hơn vào văn bản để nhận dạng các phần tử mà các yếu tố
quy chiếu chiếu đến. Các tác giả đôi khi dùng khứ chiếu để tạo hiệu quả kịch tính.
Hồi chiếu
Wars and conflict push the other way: They disrupt basic services, create inaccessible areas and
expose aid workers to danger. No wonder disease loves a war zone.
In Syria and Pakistan, this is occurring once again, threatening campaigns against the polio virus,
a disease that primarily affects young children...
10


( Washington Post

27/01/2014)

Nếu không theo dõi phần trên thì người đọc sẽ không biết được từ “this” ở bên
dưới nói về điều gì.
Khứ chiếu
This month, India celebrated an important landmark: three years without a polio case; as
recently as 2009 there were 741 confirmed cases there.
( Washington Post


27/01/2014)

Và nếu như người đọc muốn biết “ an important landmark” là gì thì phải theo dõi
phần tiếp theo.
4.4.1.2 Quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định và quy chiếu so sánh
a. Quy hiếu chỉ ngôi

Các đơn vị quy chiếu chỉ ngôi được diễn đạt bằng đại từ và từ hạn định. Chúng
dùng để nhận dạng các cá thể và các vật thể được định rõ ở những điểm khác trong
văn bản.
VD: Mikhail Gorbachev đã không cần phải thay đổi thế giới. Lẽ ra ông ta nên
chọn cách cầm quyền như những người tiền nhiệm của ông đã làm.
b. Quy chiếu chỉ định

Quy chiếu chỉ định được diễn tả bằng từ hạn định và trạng từ. Những yếu tố này
có thể đại diện cho một từ đơn hoặc một tổ hợp từ, hoặc những khúc đoạn dài hơn
nhiều của văn bản- kéo dài qua vài đoạn hoặc thậm chí vài trang.
VD: Nhận thấy đất nước mình phải thay đổi, Gorbachev lẽ ra nên là một nhà cách
tân thận trọng theo kiểu Trung Quốc, khi đưa ra những cải cách kinh tế và bảo trợ
cho công nghệ mới vẫn giữ vững không thể thay đổi về chính trị. Điều này đã
không diễn ra.

11


c. Quy chiếu so sánh

Quy chiếu so sánh được diễn đạt bằng tính từ và trạng từ và dùng để so sánh
những yếu tố trong một văn bản về tính đồng nhất hoặc tính tương tự.

VD: Sức mạnh của Hồ Chủ Tịch vững chắc lắm vì nguồn gốc nó ăn sâu trong lịch
sử cách mạng của dân tộc ngót một thế kỉ nay.
Sức mạnh của Hồ Chủ Tịch còn ăn sâu hơn nữa trong cả dĩ vãng của dân
tộc
( Phạm Văn Đồng)
4.4.2

Phép thế và phép tỉnh lược

Trong công trình nghiên cứu năm 1976 về liên kết, Halliday và Hasan đã xác định
phép thế và phép tỉnh lược. Nhưng sau này Halliday tổ hợp thay thế và tỉnh lược
lại thành một phạm trù đơn nhất.
a. Phép thế

Có ba loại phép thế- danh từ, động từ và mệnh đề.
Thế cho danh từ
VD: Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với nhân dân Việt Nam khác nào đối với “ người đi
đường đang khát nước mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”, nó lôi cuốn
những người việt Nam đi vào con đường cách mạng vô sản và làm dấy lên khắp
trong nước một làn song dân tộc và dân chủ mạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân
đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
( Lê Duẩn)
Thế cho động từ
VD: Cần chấm dứt vĩnh viễn các vụ thử hạt nhân.
12


Bằng cách đó, Hiệp ước được thông qua để mở ký, nhưng gây tổn hại đến diễn
đàn đa phương duy nhất về giải trừ quân bị, bởi vì nguyên tắc nhất trí của nó sẽ
chẳng còn ý nghĩa.

(ND t8/96)
Thế cho mệnh đề
Trước ngày LHQ tiến hành bỏ phiếu kín để bầu thành viên mới của UNHRC, họ
đã phối hợp với nhau để đồng loạt đưa ra đủ loại tuyên bố, thư từ, kiến nghị,... gửi
tới một số địa chỉ nhằm một mặt xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, mặt
khác tìm mọi cách tác động để cản trở Việt Nam trở thành thành viên của
UNHRC. Mấy cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFA, RFI cũng tỏ ra xăng
xái trong các hoạt động này, điển hình là bài viết đăng trên VOA với nhan đề Việt
Nam vận động để chiếm một ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (!). Khi
viết như thế, VOA sẽ nghĩ sao khi chính Hoa Kỳ đang là thành viên UNHRC,
chẳng nhẽ đó cũng là hành động "chiếm một ghế"!?
(ND 13/01/2014)
Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
( Phạm Văn Đồng)
b. Phép tỉnh lược

Phương thức này rất ít khi được sử dụng. Ta có tỉnh lược danh từ, tỉnh lược động
từ và tỉnh lược mệnh đề.
VD: Sau khi thuyết phục và gây sức ép với Ấn Độ mà không có kết quả, Mỹ nêu
phương án là đưa vào điều khoản sau thời hạn ba năm kể từ khi CTBT được ký,
nếu Ấn Độ vẫn không thay đổi ý kiến thì Hiệp ước vẫn bắt đầu có hiệu lực.
( ND 3/8/96)
13


4.4.3

Phép nối

Phép nối khác với quy chiếu, thay thế và tỉnh lược ở chỗ nó không phải là cách để

nhắc người đọc nhớ lại những thực thể, hành động và sự thể đã được đề cập trước
đó. Nói cách khác, nó không phải là cái mà các nhà ngôn ngữ học gọi là liên hệ
hồi chiếu. Tuy nhiên, nó là phương thức liên kết bởi vì nó báo hiệu các mối quan
hệ, mà những mối quan hệ này chỉ có thể được hiểu một cách đầy đủ qua tham
khảo các phần khác của văn bản. Có bốn kiểu loại nối- theo quan hệ thời gian,
nhân quả, bổ sung và nghịch đối.
Dưới đây là một số ví dụ
Nghich đối:
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng rầm rộ, huyên náo suốt một năm qua đã kết thúc
với phần thắng thuộc về ông Bin Clin-tơn, ứng viên của Đảng Dân Chủ. Ông Bóp
Đô-lơ, đối thủ chính của ông B. Clin-tơn đã thừa nhận thất bại.
( ND 7/11/96)
Bổ sung:
Tuy nhiên, lập trường “ cố đấm ăn xôi” như vậy cũng không phải là khó
hiểu….Và quá trình thai nghén cái đài này bắt đầu bằng văn bản của QH Mỹ, rồi
sau đó là đạo luật và sắc lệnh của Tổng thống để khai sinh ra nó.
( ND 22/2/97)
Thời gian:
Ngày 20-1-2010, TAND thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử Trần Huỳnh
Duy Thức, Lê Công Ðịnh, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung có hành vi vi
phạm Ðiều 79 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam với tội danh "hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Kết thúc phiên tòa, TAND thành phố Hồ Chí
14


Minh đã tuyên án Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, quản chế năm năm; Nguyễn
Tiến Trung bảy năm tù, ba năm quản chế; Lê Công Ðịnh và Lê Thăng Long cùng
lĩnh mức án năm năm tù và ba năm quản chế. Sau đó, do có đơn kháng cáo của ba
trong số bốn bị cáo nói trên, ngày 11-5-2010, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại
thành phố mở phiên tòa phúc thẩm và Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án đối với

Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh, còn Lê Thăng Long đã được giảm một
phần hình phạt, phải chịu mức án ba năm sáu tháng tù.
( ND 02/01/2014)
Nguyên nhân:
Các cô các chú có nhiệm vụ giúp cho đồng bào chưa biết chữ biết chữ rồi lại học
thêm. Vậy các cô các chú phải học thêm nữa để dạy. Dân tộc tiến lên, cán bộ cũng
phải tiến lên. Cán bộ phải tiến trước để đưa dân tộc tiến lên mãi.
( Hồ Chí Minh)
4.4.4

Phép liên kết từ vựng

Liên kết từ vựng xảy ra khi hai từ trong một văn bản có liên quan nhau về mặt
nghĩa theo một cách nào đó- nói cách khác, chúng liên hệ nhau ở mặt nghĩa. Trong
Halliday và Hasan ( 1976), hai phạm trù chính của liên kết từ vựng là lặp và phối
hợp.
4.4.4.1.1

Lặp từ ngữ

Phép lặp gồm có nhắc lại, ( từ ngữ) đồng nghĩa hoặc gần nghĩa, ( từ ngữ) trên bậc
và ( từ ngữ) khái quát.
VD:
Nhắc lại

15


Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắng, đứng đắn. Điều gì không thẳng
thắn, đứng đắn, tức là tà.

( Hồ Chí Minh)
Đồng nghĩa
Phụ nữ lại càng phải học […]. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới.
( Hồ Chí Minh)

4.4.4.1.2

Phối hợp từ vựng

Phối hợp ( từ vựng) có thể gây ra những khó khăn lớn cho phân tích diễn ngôn bởi
vì nó bao gồm tất cả các yếu tố có liên quan về mặt nghĩa trong một văn bản.
Trong một số trường hợp, nó làm cho khó quyết định để biết chắc là có tồn tại một
mối quan hê liên kết hay không.
5. Phân tích các phép liên kết được sử dụng trong mười bài xã luận trích từ báo

Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng ( đối với báo tiếng Việt); và báo
Washington Post và New York Times ( đối với báo tiếng Anh)
5.1.
Báo Tiếng Việt
5.1.1 Liên kết quy chiếu
5.1.1.1 Liên kết hồi chiếu, khứ chiếu
Hồi chiếu
Ðúng 18 giờ 9 phút ngày 4-10-2013, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp (1) , nhẹ nhàng bước vào cõi vĩnh hằng,
hưởng thọ 103 tuổi. Ðảng, Nhà nước, nhân dân ta và bạn bè quốc tế mất đi một chiến sĩ Cộng sản kiên
trung, mẫu mực(1), một thiên tài quân sự (1), đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang
của dân tộc.
Sinh ra nơi vùng quê giàu lòng yêu nước, đồng chí(1) sớm đi theo con đường cách mạng khi mới 14 tuổi,
trở thành đảng viên Ðảng Cộng sản(1) ở tuổi 29 và là Ðại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân
Việt Nam(1) khi tròn 37 tuổi. Ðã đảm đương nhiều cương vị: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy
16



T.Ư (1), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ (1), Bộ trưởng Quốc phòng (1), Tổng Tư lệnh
Quân đội nhân dân Việt Nam (1), Ðại biểu Quốc hội (1),... suốt quá trình công tác ấy, Ðại tướng luôn
luôn một lòng vì Ðảng, vì dân, vì cách mạng.
…..thiên tài quân sự (1)……kiến trúc sư tài ba (1)……một tướng lĩnh huyền thoại (1)…
Là một người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh(1)…..Một người con ưu tú của
dân tộc (1)……
(Nhân Dân

05/10/2013)

Nếu không đọc dòng đầu thì ta sẽ không hề biết được hàng loạt những danh từ cao quý
bên dưới là để chỉ vị Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Khứ chiếu
Cuộc đời, sự nghiệp của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với những chặng đường đấu tranh cách
mạng gian lao mà anh dũng, kiên cường của Ðảng và nhân dân ta. Nhiều mốc son lịch sử của dân tộc in
đậm tên tuổi của thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp. Tháng 12-1944, đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí
Minh giao thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; chỉ huy đội đánh thắng hai trận đầu ở
Phai Khắt, Nà Ngần ngay những ngày sau đó. Ðặc biệt, dưới sự lãnh đạo tài tình của Ðảng, với Chiến
thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ "chấn động địa cầu", Ðại tướng Võ Nguyên Giáp được xem như kiến trúc
sư tài ba, một tướng lĩnh huyền thoại "những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy lịch sử". Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ðại tướng đã cùng Bộ Chính trị chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn,
nhất là Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng
không quân và hải quân của Mỹ ở miền bắc.
( Nhân Dân

05/10/2013)

Với đoạn này, nếu ta không theo dõi phần sau thì sẽ không biết được “ những mốc son

lịch sử của dân tộc in đậm tên tuổi của thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp” là gì.
Từ năm 2008, Chính phủ Cu-ba do Chủ tịch Ra-un Caxtơ-rô đứng đầu tích cực triển khai nhiều chính
sách mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế như: giao đất nông nghiệp cho nông dân phát triển sản
xuất; mở rộng kinh tế tự doanh; xóa bỏ những quy định không phù hợp nhằm kích thích sản xuất,
tiêu dùng; thúc đẩy phát triển sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu...
17


(Nhân Dân

31/12/2013)

Nếu người đọc muốn biết được những chính sách mới để phát triển kinh tế là gì thì phải
theo dõi phần tiếp theo của đoạn đó thì mới sang tỏ được.
5.1.1.2 Quy chiếu chỉ định và quy chiếu so sánh

Quy chiếu chỉ định
Sinh ra nơi vùng quê giàu lòng yêu nước, đồng chí sớm đi theo con đường cách mạng khi mới 14 tuổi, trở
thành đảng viên Ðảng Cộng sản ở tuổi 29 và là Ðại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
khi tròn 37 tuổi. Ðã đảm đương nhiều cương vị: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy T.Ư, Phó Thủ
tướng Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Ðại
biểu Quốc hội(1),... suốt quá trình công tác ấy(1(, Ðại tướng luôn luôn một lòng vì Ðảng, vì dân, vì cách
mạng.
Trước những quyết định của lịch sử, ngày 7-4-1975, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký bức điện, nội
dung: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt
trận, giải phóng miềnnam. Quyết chiến và toàn thắng"(2). Bức điện ấy (2) như một lời hịch non sông,
tiếp sức mạnh cho toàn quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
( Nhân Dân

05/10/2013)


Quy chiếu so sánh
Trước những quyết định của lịch sử, ngày 7-4-1975, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký bức điện, nội
dung: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa(1), táo bạo, táo bạo hơn nữa(2), tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới
mặt trận, giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng".
….thời đại mới(3)…..

( Nhân dân

05/10/2013)

Những so sánh phía trên giúp phản ánh rõ hơn về chủ trương của Đảng ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngày 1-1-1959, nhân dân và các chiến sĩ cách mạng yêu nước Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Bác sĩ Phi-đen
Ca-xtơ-rô đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta, thiết lập nhà nước công - nông đầu tiên ở Tây bán cầu, đưa
Cu-ba bước vào kỷ nguyên mới độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
18


Từ năm 2008, Chính phủ Cu-ba do Chủ tịch Ra-un Caxtơ-rô đứng đầu tích cực triển khai nhiều chính
sách mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế….
... Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba diễn ra tháng 4-2011, được coi là sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan
trọng, vạch ra đường hướng phát triển mới của cách mạng Cu-ba.
( Nhân dân 31/12/2013)

Tác giả đã dùng từ mới kết hợp với “kỷ nguyên”, “chính sách” và “ đường hướng phát
triển” để nói lên những thay đổi tích cực của Đảng và Nhân dân Cu-ba hướng tới.
5.1.2 Phép thế và tỉnh lược
5.1.2.1 Phép thế


Thế mệnh đề
Quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước được đánh dấu bằng những chuyến thăm cấp cao giữa hai nước,
qua đó định hướng những phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể, góp phần thúc đẩy quan hệ
hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cam-pu-chia phát triển ngày càng sâu rộng.
( Nhân dân

11/01/2014)

Chúc chuyến thăm làm việc tới Vương quốc Cam-pu-chia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành công
tốt đẹp, qua đó hai bên cụ thể hóa nhiều thỏa thuận, chương trình đã ký nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ
hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, nhất là thúc đẩy hợp tác trong
các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, đáp ứng lợi ích của nhân dân mỗi nước và góp phần tiếp tục duy
trì hòa bình, ổn định, tăng cường hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
( Nhân dân

11/01/2014)

5.1.2.2 Phép tỉnh lược

Tỉnh lược danh từ
Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba diễn ra tháng 4-2011, được coi là sự kiện lịch sử có ý nghĩa
quan trọng, vạch ra đường hướng phát triển mới của cách mạng Cu-ba. Đại hội đã thông qua
Nghị quyết "Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và Cách mạng" theo lộ trình cập
nhật hóa mô hình kinh tế của Cu-ba trong tương lai,.......
( Nhân Dân
19

31/12/2014)



5.1.3 Phép nối
5.1.3.1 Nghich đối
…..lấy chính nghĩa thắng bạo tàn…..
( Nhân Dân

05/10/2013)

Nghịch đối này muốn nhấn mạnh chủ trương ‘ chính nghĩa” của Đảng và Nhà
nước ta. Và vì đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa nên chắc chắn sẽ giành được
thắng lợi.
5.1.3.2 Bổ sung
Không chỉ là một nhà tài thao lược, trực tiếp tổ chức, kiến tạo những trận đánh lớn, đánh bại
những danh tướng hàng đầu của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp còn có
công góp phần xứng đáng vào việc hình thành học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ
Chí Minh.
( Nhân Dân

05/10/2013)

Phép liên kết bổ sung được sử dụng để làm phong phú thêm tài năng và đóng góp
của Đại tướng đối với Đất nước.
.......hoàn thành 6 chương trình đột phá và các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ TP lần thứ IX
đề ra. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế sau khi
kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng
Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác xây dựng Đảng.
( Sài Gòn Giải Phóng
26/01/2014)
5.1.3.3 Thời gian
Ðến nay, Nhật Bản là nhà đầu tư số một (cả về tổng vốn đầu tư và vốn đã giải ngân), là đối tác
thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương năm 2012 đạt 24,663

tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay; hai bên phấn đấu tăng gấp hai lần mức trao đổi thương mại vào
năm 2020.
( Nhân Dân

11/12/2013)

5.1.3.4 Nguyên nhân- nhân quả
Vì vậy, Cu-ba luôn nhận được sự ủng hộ quý báu và tình đoàn kết từ các nước anh em, bè bạn và
cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh phản đối chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ áp đặt
chống Cu-ba suốt hơn 50 năm qua.
( Nhân Dân

20

31/12/2013)


Tuy nhiên, do chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu, trong ba năm 2008, 2009 và 2010, GDP của Cam-pu-chia tăng trưởng thấp, chỉ đạt dưới 6%.
( Nhân Dân
5.1.4 Liên kết từ vựng
5.1.4.1 Lặp từ ngữ ( nhắc
Đại tướng
Đảng và nhân dân
Chiến sĩ Cộng sản kiên trung
Thiên tài quân sự
Đảng
Đồng chí
Thần tốc
Táo bạo

Dân tộc
Cách mạng

11/01/2014)

lại)
12 lần
4 lần
2 lần
3 lần
11 lần
3 lần
2 lần
2 lần
4 lần
4 lần
( Nhân Dân

05/10/2013)

Đây là bài xã luận nói lên sự thương tiếc của Đảng và Nhân dân đối với sự ra đi
của một vị Tướng tài ba đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc. Vì thế có rất nhiều
từ thuộc Đảng, chính trị được lập lại nhiều lần, nhưng sự lập lại này không hề gây
khó chịu cho người đọc vì chúng được bố trí rất hợp lý.
5.1.4.2 Từ đồng nghĩa, gần nghĩa
Đại tướng Võ Nguyên Giáp= chiến sĩ Cộng sản kiên trung = thiên tài quân sự = đồng chí = Tổng
Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam = Ủy viên Bộ Chính trị = Bí thư Quân ủyT.Ư = Phó Thủ
tướng Thường trực Chính phủ = Bộ trưởng Quốc phòng = Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt
Nam = Đại biểu Quốc hội= kiến trúc sư tài ba = tướng lĩnh huyền thoại = học trò xuất sắc, gần
gũi của Chủ tịch Hồ CHí Minh= người con ưu tú của dân tộc

( Nhân Dân

05/10/2013)

Việc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có đến 14 thế đồng nghĩa cho thấy được tài năng và
vai trò của ông qua các cuộc kháng chiến đã được mọi người ghi nhận.
5.2.

Báo Tiếng Anh
5.2.1. Liên kết quy chiếu
5.2.1.1.
Liên kết hồi chiếu, khứ chiếu
21


Hồi chiếu
MARTIN LUTHER King Jr.(1) preached nonviolence, practiced it and led a great movement
guided by its principles. Yet surely he(1) knew, as did most of his followers,(2) that what they (2)
were doing would lead to violence.
For many Americans,(3) this marked the first time they(3) had come face to face, or had allowed
themselves to come face to face, with the cruelty of racial separation and oppression, a century
after the official end of slavery.
Many of the men who fought to preserve the Union(4) — probably most of them — had little
interest in freeing the slaves. Yet as they(4) moved south, saw the faces and witnessed the
conditions under which many enslaved people lived, they(4) gained a new sympathy and
understanding of how awful it was.
Adm. Samuel F. Du Pont,(5) who acknowledged that he(5) had once been “a sturdy
conservative” on the question of slavery, “was horrified by the conditions he(5) found on the
coastal plantations,” writes Mr. Guelzo. Having seen the institution of slavery in person, Du
Pont(5) wrote to a friend, “may God forgive me(5) for the words I(5) have uttered in its defense

as intertwined in our Constitution.”
The Rev. Martin Luther King Jr.( 6) was seen by some as a radical(6) and a troublemaker(6).
The truth is that he(6) had considerable faith in America(7). He(6) believed that when people saw
the unfairness of the caste system that had grown up in their country(7) — in a nation founded
on the principles of equality before the law, the opportunity to advance in life according to one’s
merits, the right to choose the people who govern us — they would understand how truly unAmerican it was and it would all come to an end, and much of it has.
( Washington Post

20/01/2014)

Nếu chúng ta không theo dõi cẩn thận, chúng ta sẽ không biết những đại từ được
đề cập bên trên được dùng để chỉ đối tượng nào.
Khứ chiếu

22


The battle against infectious disease requires organization, resources and a plan. Wars and
conflict push the other way: T hey disrupt basic services, create inaccessible areas and expose
aid workers to danger. No wonder disease loves a war zone.
( Washington Post

27/01/2014)

This month, India celebrated an important landmark: three years without a polio
case; as recently as 2009 there were 741 confirmed cases there.
( Washington Post

27/01/2014)


Nếu người đọc muốn biết “the other way” và “ an important landmark” là gì thì
người đọc phải tìm hiểu phần phần tiếp theo của câu.
5.2.1.2.

Quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định và quy chiếu so
sánh

Quy chiếu chỉ ngôi
MARTIN LUTHER King Jr.(1) preached nonviolence, practiced it and led a great movement
guided by its principles. Yet surely he(1) knew, as did most of his followers,(2) that what they (2)
were doing would lead to violence.
For many Americans,(3) this marked the first time they(3) had come face to face…….
Many of the men who fought to preserve the Union(4) — probably most of them — had little
interest in freeing the slaves. Yet as they(4) moved south, saw the faces and witnessed the
conditions under which many enslaved people lived, they(4) gained a new sympathy and
understanding of how awful it was.
Adm. Samuel F. Du Pont,(5) who acknowledged that he(5) had once been “a sturdy
conservative” on the question of slavery, “was horrified by the conditions he(5) found on the
coastal plantations,” writes Mr. Guelzo.

( Washington Post
Quy chiếu chỉ định

23

20/1/2014)


Yet out of that violence came new understanding of a sort: People who had been all but invisible
to much of the United States came to be seen through the newspapers and television as individual

human beings : women and children being firehosed; war veterans returning home to be subjected
to all the humiliations and restrictions of the time (or to be murdered, like Medgar Evers); polite
young men trying to get a sandwich at a lunch counter; a dignified woman who refused to give up
her seat on a bus; the children killed by a bomb in a Birmingham church. For many Americans,
this marked the first time they had come face to face, or had allowed themselves to come face to
face, with the cruelty of racial separation and oppression, a century after the official end of
slavery.

( Washington Post

20/1/2014)

Quy chiếu so sánh
…….seeking the right to vote or go to a better school(1), could lead to the worst sorts(2) of
violence — a bitter truth that followed King to the day of his death.
….they gained a new (3)sympathy and understanding of how awful it was

( Washington Post

20/1/2014)

5.2.2. Phép thế và tỉnh lược
5.2.2.1.
Phép thế danh từ, động từ, mệnh đề

Thế danh từ
WHEN FRANCE dispatched troops to the West African nation of Mali a year ago, senior
officials said they anticipated an operation of a few weeks — a temporary diversion from a policy
of disengaging from “francafrique,”…..
It has made considerable progress in Mali, which now has a democratically elected president and

an army-in-training, but it is only beginning in the Central African Republic, where a new
president took overThursday.
( New York Times

Thế động từ

24

25/01/2014)


In all these locations, a critical challenge is to vaccinate children, and that means health-care
workers must reach where they live.
( Washington Post

27/01/2014)

Thế mệnh đề
Yet out of that violence came new understanding of a sort: People who had been all but invisible
to much of the United States came to be seen through the newspapers and television as individual
human beings : women and children being firehosed; war veterans returning home to be subjected
to all the humiliations and restrictions of the time (or to be murdered, like Medgar Evers); polite
young men trying to get a sandwich at a lunch counter; a dignified woman who refused to give up
her seat on a bus; the children killed by a bomb in a Birmingham church. For many Americans,
this marked the first time they had come face to face, or had allowed themselves to come face to
face, with the cruelty of racial separation and oppression, a century after the official end of
slavery.

( Washington Post


20/1/2014)

Mr. Rouhani said he sought “constructive engagement” with Iran’s neighbors. But that goal is
belied by Iran’s support for the Syrian government, a government that has bombed civilians and
obstructed humanitarian aid.
( New York Times
5.2.2.2.

24/01/2014)

Phép tỉnh lược danh từ, động từ, mệnh đề

Tỉnh lược danh từ
.......to complete a comprehensive nuclear deal with the major powers
When the deal took effect on Monday.....
( New York Times
5.2.3. Phép nối
5.2.3.1.
Nghich đối

25

24/01/2014)


×