Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tro choi tap the vui nhon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.73 KB, 23 trang )

1. Activity (ở nước ngoài họ bán hẳn 1 bộ), nhưng mình tự biên tự diễn được.
- Idea của trò chơi: ai bốc được từ gì, thì phải miêu tả từ đấy bằng hành động để các bạn
trong đội đoán được (hoặc vẽ, hoặc miêu tả khái niệm đó mà không được dùng 1 số từ
gần nghĩa). Nhưng hành động là funny nhất.
- Chia làm 2 đội và 1 quản trò.
- Quản trò có thể chuẩn bị sẵn các từ, rồi cho từng đội bốc thăm. 1 người hành động
miêu tả, các thành viên phải đoán chính xác từ đó trong thời gian quy định (1 số từ rất
funny như: người điên, hơ-mông, đi ị .. )
Còn bọn em chơi ko có chuẩn bị trước, nên mỗi người viết 1 từ, sau đó gom lại. Từ của
đội này sẽ do đội kia bốc thăm (để tránh người trong nhóm nhận ra từ của mình mà dễ
dàng đón ra).
2. Trò chơi ngôn ngữ 1 (cái này chơi ở các Party, cắm trại thì thích hợp hơn, để mọi
người ai cũng được tham gia)
- Chia làm 2 đội
- Cứ lần lượt, tên của 1 người sẽ phải ghép với 1 tính từ láy với cái tên đó.
VD: Hoàng --> Hoàng "hừng hực"

; Long --> Loan "lủng lằng"

Cứ lần lượt như vậy, cho đến hết đội. Nhưng nếu đội này ko tìm được từ thích hợp, thì đội
kia chỉ thắng nếu nghĩ ra được từ láy.
3. Trò chơi ngôn ngữ 2: Phát triển từ viết tắt
- Người quản trò đưa ra lần lượt các từ viết tắt, 2 đội trong 1 thời gian quy định, xem ai
nghĩ ra nhiều cụm từ có nghĩa hơn thì thắng (tiếng Việt được tính 1 điểm, tiếng nước
ngoài thì 2 điểm)
VD: TTCK: Tìm Trai Cao Khỏe
(cái này em đọc được ở Box Độc thân thì phải)..; cứ cụm
từ nào có chữ "C" là sẽ funny lắm
.
4. Nói thật hay hành động, hay còn gọi là trò quay chai (trò này chắc chỉ chơi ít người
và thân thân 1 chút)


- Mọi người ngồi thành vòng tròn, quay chai (bia, nước ngọt), chỉ vào ai thì người đó được
chọn "Nói thật hay hành động". Nếu nói thật thì mọi người hỏi 1 câu và người đó phải
"nói thật" (nhưng thật ra toàn bốc phét vì toàn bị hỏi chuyện nhạy cảm: VD "lần xxx gần
đây nhất là lúc nào", "tư thế ưa thích lúc xxx là gì" hehehe..). Còn nếu chọn hành động,
thì mọi người sai khiến 1 trò gì đó, người đó phải làm. (VD: kẹp chai vào 2 nách, vào đùi
rồi nhảy lò cò 1 đoạn
)
5. Trò chơi giống trong Tam sao thất bản
- Kiếm những vật dụng linh tinh của mọi người nhét vào trong 2 cái túi kín. Rồi cử mỗi
đội 2 bạn, 1 bạn bốc (nhưng bị bịt mắt), miêu tả đồ vật bốc được (nhưng ko được nói
đúng tên đồ vật đó), 1 bạn đoán ra và viết lên bảng/ giấy.
6. "Who am I?" (trò này có thể cho trẻ con 8 tuổi chơi rất tốt để phát triển kiến thức)
- Chọn 1 chủ đề thích hợp, vd: Động vật (người lớn thì chắc có thể có chủ đề nhạy cảm
hơn
)
- Mỗi người viết 1 từ đúng với khái niệm đó hoặc người quản trò chuẩn bị sắn (Vd: con
bò, con lừa, con chó, con lợn..).
- Tráo lên, mỗi người bốc 1 tờ, và không được nhìn, dán băng dính miếng giấy đó lên


trán mình, làm sao mọi người đều có thể nhìn thấy tờ giấy đó viết gì.
- Và lần lượt, từng người được đặt câu hỏi để phát hiện mình là cái gì? Quy định câu hỏi
là luôn luôn phải là "Tôi có phải..." . Những người khác sẽ nói yes or no. Nếu yes, thì
người đó được hỏi tiếp, nếu No, thì người tiếp theo được đặt câu hỏi. Người thắng là
người phát hiện đúng đầu tiên mình là cái gì/ con gì/ ai?.
7. Dẫm bóng (trò này tận dụng chỗ bóng trang trí)
- Cứ 2 người 1 đội (nam, nữ), 1 chân buộc bóng, 1 chân bị buộc dính với người của đội
mình. Tìm cách giẩm bóng người khác nổ mà vẫn tránh người khác giẫm bóng mình. Đội
nào trụ lại sau cùng là thắng (tức là còn bóng).


----

Chọi trứng
Số người chơi: 5 cặp nam nữ
Ðạo cụ: 10 quả trứng gà được bọc chặt bằng túi bóng, 10 sợi dây cước dài 40cm.
Chuẩn bị: Mỗi cặp sẽ là một đội đứng đối diện nhau và dàn hàng ngang trên sân khấu.
Buộc một đầu dây cước vào quả trứng (đã được bọc nilon, rất dễ buộc), một đầu kia buộc
vào dây lưng hoặc đỉa quần phía trước mỗi người, sao cho quả trứng cách dây lưng
khoảng 20cm là tốt nhất.
Cách chơi: Khi ra hiệu bắt đầu, người chơi không được dùng tay, chỉ được dùng thân điều
khiển quả trứng của minh sao cho đánh trúng quả trứng của bạn chơi. Ðội nào đánh vỡ 1
trong 2 quả trứng của mình sớm nhất là người thắng cuộc.
Lưu ý: Trò này không dành người quá lớn tuổi chơi.
Hái cam
Số người chơi: 5 cặp, hoặc có thể nhiều. Nhưng buộc phải chia ra các cặp trai gái mới
vui.
Ðạo cụ: 5 quả cam, hoặc táo.
Chuẩn bị: Mỗi cặp sẽ là một đội đứng đối diện với nhau như trò chọi trứng. Một người
trong mỗi cặp đặt quả cam vào trước yết hầu, dùng cằm và cổ quặp quả cam lại sao cho
không được rơi.
Cách chơi: Khi bắt đầu, bạn chơi còn lại trong mỗi cặp phải dùng cổ và cằm của mình lấy
được quả cam ở phía bên kia. Cặp nào làm rơi quả cam khỏi vị trí cằm thì bị loại. Cặp nào
lấy được quả cam trước là cặp thắng cuộc.
Ðào mỏ
Số người chơi: 5 người cả nam lẫn nữ hoặc có thể hơn
Ðạo cụ: Một cái bàn ăn, 5 đồng xu hoặc nắp bia, một hộp sữa bột 1kg (có thể thay thế
bằng bột mì), 5 cái ống hút.
Chuẩn bị: Trước khi người chơi lên sân khấu, đặt 5 đồng xu lên vị trí bất kỳ trên mặt bàn,
sau đó phủ sữa hoặc bột lên. Phát cho mỗi người chơi một cái ống hút
Cách chơi: Mỗi người chơi phải dùng chiếc ống hút thổi cho bột sữa bay đi và lộ ra đồng

xu. Người nào tìm được nhiều nhiều đồng xu nhất sẽ là người thắng cuộc.
Khiêu Vũ
Số người chơi: 5 cặp biết nhảy - nên là các cặp đang yêu nhau.
Ðạo cụ: 5 quả bong bóng, bản nhạc nhảy điệu tango hoặc slow.
Chuẩn bị: Mỗi cặp đứng quay lưng vào nhau, kẹp quả bóng ở giữa.
Cách chơi: Bật bản nhạc các cặp phải khiêu vũ theo đúng điệu nhạc và phải luôn dùng
lưng giữ quả bóng ở giữa hai người. Cặp nào để rơi quả bóng trước cặp ấy sẽ thua cuộc.
Thi uống bia
Số người chơi: 5 nam, hoặc nhiều hơn.
Ðạo cụ: 5 bình bú sữa trẻ em được đổ đầy bia (giữ bí mật đạo cụ).


Chuẩn bị: Mời mọi người chơi lên sân khấu, phát cho mỗi người một bình bia.
Cách chơi: Sau khi hô hiệu lệnh, ai uống hết bình bia nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc.
Lưu ý: Trò này hay bị người chơi gian lận bằng cách cắn vào đầu bình để bia ra nhanh
hơn.
Ðoán tay
(Trò chơi này có thể dùng cho cô dâu chú rể)
Số người chơi: 7 nữ và nam (có thể là chú rể), hoặc ngược lại.
Ðạo cụ: 8 chiếc khăn vuông lớn đủ phủ kín đầu.
Chuẩn bị: 7 cô gái sẽ được phủ kín khăn lên đầu, ngồi trên ghế, để tay trên đầu gối...
Dùng chiếc khăn còn lại bịt kín mắt chú rể.
Cách chơi: Chú rể sẽ được cầm tay các cô gái và phải đoán đâu là tay hôn thê của mình.
Ðoán sai sẽ bị phạt bằng hình thức vui vẻ nào đó.
Bó giò
Số người chơi: 5 cặp
Ðạo cụ: 10 cuộn giấy vệ sinh.
Chuẩn bị: 5 cặp đứng dàn hàng ngang trên sân khấu. Phát cho mỗi nữ 2 cuộn giấy.
Cách chơi: Khi bắt đầu, trong vòng 3 phút, phải dùng cuộn giấy đó bó kín người cùng
chơi. Nếu giấy đứt thì bị loại. Cặp nào bó nhanh nhất là cặp thắng cuộc.

Trò dập nến
Đạo cụ : dây buộc, 5 ớt đỏ và 5 cây nến cắm sẵn trong đĩa nhỏ và thắp sáng.
Buộc quả ớt vào thắt lưng sao cho ớt lủng lẳng ở... ngang đầu gối. Ai dùng ớt dập cho
nến tắt được sẽ là người thắng cuộc. Chơi trò này đảm bảo sẽ :
Ở công ty mình
khi chơi trò này ko công bố thể lệ trước mà mời 5 bác lão làng nên cty đuwocj 1 phen vỡ
bụng
Đập bóng bay
Thổi nhiều bóng bay, chọn 1 đội nam và 1 đội nữ (> 3 người/đội). Trò chơi bắt đầu: đội
nam ngồi sẵn vào ghế (bao nhiêu người thì bấy nhiêu ghế), đặt quả bóng bay lên đùi. Khi
có hiệu lệnh, đội nữ đứng bên kia (cách khoảng 3, 4m) phải chạy thật nhanh đến ngồi
vào quả bóng làm sao cho bóng vỡ (chú ý không dùng tay bóp bóng). Cặp nào làm vỡ
bóng trước thì thắng.
Gấp thuyền:
Các đôi đứng trên một tờ giấy (tờ báo) theo từng cặp. Nhạc nổi lên, mỗi khi nhạc dừng,
MC hô to "bão lớn, hỏng thuyền), ngay lập tức các đôi phải dùng chân gấp đôi tờ giấy lại.
Cứ thế cho đến khi tờ giấy thật nhỏ, không thể gấp hơn được nữa thì tính điểm. Đôi nào
gấp nhỏ nhất thì thắng cuộc
--Trò 2: Mặc quần tiếp sức
Số người chơi: Cả đội đều chơi, nếu số người các đội không bằng nhau thì chọn số người chơi có thể
chơi là nhiều nhất.
Chuẩn bị:
-mua 3 cái quần đùi loại to, diêm dúa, càng cổ quái càng tốt.
-3 cái cọc
Luật chơi:
Cả 3 đội chơi cùng lúc. Cắm 3 cái cọc cách mỗi đội chơi 10m. Mỗi đội được phát 1 cái quần đùi. Khi
có hiệu lệnh của trọng tài. Người thứ nhất của mỗi đội mặc quần đùi (cho phép vừa chạy vừa mặc


sao cho phải mặc được quần trước khi đến cọc), sau đó chạy qua cọc, chạy về đến nơi mới được cởi

quần đùi đưa cho người thứ 2. Cứ như vậy đến người cuối cùng. Người cuối cùng mặc quần rồi chạy
đến cọc cởi quần đùi mắc lên cọc. Đội nào mắc được quần lên cọc trước đội đó thắng.

--Trò chơi 3 : Người cụt đội nón
Số người chơi:cả đội cùng chơi, nếu số người các đội không bằng nhau thì chọn số người chơi có thể
chơi là nhiều nhất.
Vật liệu:Mỗiđội 01 cái nón, 1 cái ghế.
Cách chơi: Cả 3 đội chơi cùng lúc. Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên
dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón lên ghế,
lật úp lại. Không được dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi, chạy về đánh vào tay người thứ
2 để bạn này lên thay mình, đội nào làm xong trước thắng cuộc.

-Trò chơi ngày thứ nhất:
Giải bóng đá bãi biển dành cho các bạn nam: Toàn đội nam chia thành 2 đội rồi thi đấu trong vòng 45
phút
Tối ngày thứ nhất


Thi ăn táo trên dây (bao gồm 2 đôi nam-nữ): Chúng ta cắm 2 cây gậy rồi buộc một sợi dây vắt
vẻo qua đó, trên sợi dây treo 1 quả táo. Mỗi bên phối hợp không dùng tay, ăn hết quả táo,
bên nào ăn hết trước sẽ thắng.

Trò chơi này cũng khá khó vì treo trên sợi dây, quả táo cứ lắc qua lắc lại, mà lại không được dùng tay,
nên dùng miệng vừa cắn vừa giữ cũng khá khó.
• Thi làm vỡ bóng: Thổi một quả bóng bay không căng lắm, người con trai ngồi vào ghế, đặt
quả bóng lên đùi. Người con gái ngồi lên quả bóng để quả bóng nổ.
(Cũng có thể là trò chơi thổi bóng nhưng hai người đấu trán nhau, đặt quả bóng ở giữa trán rồi đẩy
làm sao cho quả bóng vỡ)
Chú ý: Một lưu ý nhỏ nữa là bạn trai phải ngồi khép chân vào, kẻo có chuyện gì bạn gái lại có lỗi, :-)
• Thi thổi bột mì lấy kẹo: Cũng hai đội gồm 2 đôi nam nữ: Cho 2 chiếc kẹo vào một cái đĩa rồi

đổ đầy bột mì vào, mọi người phải thổi cho bột mì bay hết ra rồi dùng răng cắn cái kẹo đó lên.
Bên nào cắn được kẹo trước bên đó sẽ thắng
Trò chơi ngày thứ 2:
Chơi trò bịt mắt đá bóng: Chọn một cầu gôn, một người bịt mắt cách cầu gôn khoảng
10m, trên đường từ người chơi đến cầu gôn có đặt một số chướng ngại vật theo đường
rích rắc, quả bóng đặt trước cầu gôn khoảng 2 m, những người khác trong đội chơi có
nhiệm vụ hướng dẫn người chơi vượt qua các chướng ngại vật (sang phải, sang trái, đi
thẳng...) theo đường rích rắc mà không chạm vào chướng ngại vật rồi đá quả bóng vào
gôn.
Tối ngày thứ 2:
1. Bịt mắt ăn sữa chua: Mỗi đội có 2 người: 1 nam và 1 nữ: Người nam ngồi trên 1
chiếc ghế. Người nữ ngồi trên ghế đối diện và bị bịt mắt, đút sữa chua cho người nam ăn,
đội nào ăn hết trước thì thắng. (Với điều kiện là không được làm đổ sữa)


Hì hì, chơi xong trò này thì mặt mũi anh chàng kia đầy sữa chua, :-)
2. Thi nhảy theo nhạc: Chọn khoảng 5 đôi nam - nữ. Dùng 5 tờ báo trải ra, mỗi người
nam nữ đứng mỗi đầu tờ báo. Khi đoạn nhạc được bật lên thì từng đôi nhảy tự do theo
nhạc. Khi tiếng nhạc kết thúc, hai người phải cùng nhảy vào tờ báo sao cho chân không
được ra ngoài tờ báo và không bị ngã, đội nào vi phạm thì sẽ bị loại, nếu không thì tiếp
tục bật đoạn nhạc thứ 2.
Vẫn cách chơi như trên nhưng lúc này tờ báo đã được gập đôi lại.
Cứ tiếp tục như thế, đội nào phạm luật thì bị loại, các đội khác tiếp tục chơi, sau mỗi
đoạn nhạc, tờ báo của lần trước lại bị gập đôi lại
Đội nào cầm cự được đến lúc tờ báo nhỏ đến mức chỉ vừa một đôi bàn chân, người còn lại
phải nhảy chồng lên chân bạn chơi thì đôi đấy sẽ thắng và được nhận quà của Ban tổ
chức.
3. Trò chơi: Ngoáy mông đoán chữ
Cách chơi: Chia làm 4 đội chơi. Mỗi đội chơi chọn ra một người để ngoáy chữ, quay lưng
về phía người xem, những người còn lại trong đội đứng cách xa 3-5m, nhìn người ngoáy

và đoán chữ. Người ngoáy sẽ được trọng tài bốc thăm các chữ cái (VD: 5 chữ cái) và lần
lượt dùng mông để ngoáy các chữ cái. Những người cùng đội sẽ đoán, khi nào đoán đúng
thì chuyển sang chữ cái khác, đội nào đoán nhanh nhất sẽ thắng.
Nếu đoán chưa đúng chữ cái thì sẽ phải ngoáy lại và đoán lại cho đến khi đúng thì thôi.
Không có trường hợp đoán sai mà lại chuyển sang chữ cái khác. Ngoáy đi ngoáy lại mới
thú vị
Việc xác định đoán đúng chữ hay sai sẽ do một đội trọng tài xác định.
Các đội cùng chơi và chọn ra đội nhanh nhất trao giải nhất nhì, ba.
Ngày thứ 3:

Ban ngày: +Trò chơi kéo co gồm cả nam và nữ: Toàn đội tham gia, lựa chọn
sao cho hai đội có số nam và nữ bằng nhau.
+Trò chơi chạy ba chân: Mỗi đội cử ba đôi, một nam một nữ. Từng đôi một
buộc chân của 1 nam và 1 nữ vào nhau, tạo thành 3 chân, bắt đầu chạy. Đội nào
chạy nhanh hơn sẽ thắng. Chơi 3 lần.
Tối:
Trò chơi 1: Thi làm vỡ trứng:

Số người chơi: Mỗi đội cử ra hai người
Vật liệu:dây dù, túi nilon, trứng sống
Cách chơi: Buộc vòng quanh bụng mỗi người một sợi dây. Ở trước bụng mỗi
người, buộc tiếp một sợi dây khác, và ở đầu sợi dây này là một túi nilon mỏng, ở
trong đựng một quả trứng gà sống. Hai người trong đội đứng đối diện nhau, cách
nhau khoảng 1m, mỗi người phải lắc bụng, lắc mông sao cho hai sợi dây trước
bụng đung đưa, đến khi nào hai quả trứng đập vào nhau và vỡ ra là cuộc chơi kết
thúc (Chú ý là cả hai quả trứng đều phải vỡ). Đội nào làm vỡ trứng trước là
thắng cuộc.
Có thể chơi làm 2 lần rồi tính kết quả cuối cùng.
Trò 2: Lồng dây qua áo
Số người chơi: Cả đội đều chơi, nếu số người các đội không bằng nhau thì chọn số người chơi có thể chơi là

nhiều nhất.
Chuẩn bị:


- 3 sợi dây dài 10m, loại dây mềm.
- 1 cọc để mắc áo
- 1 kéo
Luật chơi: Cả 3 đội chơi cùng lúc. Khi có hiệu lệnh của trọng tài, trong mỗi đội, người thứ nhất lồng sợi vào ống
tay trái, lồng qua người rồi qua ống tay bên phải sau đó đưa cho người thứ 2, cứ như thế đến khi sợi dây luồn vào
người cuối cùng rồi ra đường ống tay. Người cuối cùng chạy đến người đầu tiên để buộc dây lại rồi cả đội chạy
đến cọc, mắc sợi dây lên. Đội nào mắc lên trước đội đó thắng.
Trò chơi 3 : Thi gánh nước

Số người chơi:Cả đội đều chơi, nếu số người các đội không bằng nhau thì chọn
số người chơi có thể chơi là nhiều nhất.
Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy.
Xếp đặt:Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một
đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.
Cách chơi: Cả 3 đội chơi cùng lúc. Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu một
hàng chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay bạn thứ
nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước
đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.
Đội nào chạy mau nhất và còn nhiều nước nhất thì thắng cuộc
Ngày thứ 4:
Ban ngày: Chơi trò bịt mắt đá bóng: Chọn một cầu gôn, một người bịt mắt cách cầu gôn khoảng 10m,
trên đường từ người chơi đến cầu gôn có đặt một số chướng ngại vật theo đường rích rắc, quả bóng
đặt trước cầu gôn khoảng 2 m, những người khác trong đội chơi có nhiệm vụ hướng dẫn người chơi
vượt qua các chướng ngại vật (sang phải, sang trái, đi thẳng...) theo đường rích rắc mà không chạm
vào chướng ngại vật rồi đá quả bóng vào gôn.
Chú ý: Những người trong đội khác có nhiệm vụ “nhắc” người chơi của đội bạn đi theo những hướng

khác, làm cho người bị bịt mắt không thể nghe rõ tiếng nhắc của các thành viên trong đội mình. Khi
người chơi đã bị bịt mắt, thì chướng ngại vật mới được sắp sếp, để người chơi không thể tính trước
được hướng đi.
Trò chơi đua công nông tiếp sức: Mỗi đội chọn một người nam và một người nữ. Chọn đoạn
đường đua khoảng 15m.
Người nam có nhiệm vụ làm công nông, chống hai tay xuống đất, lưng song song với mặt đất. Người
nữ làm người lái công nông, cầm hai chân của người nam để “lái”. Khi có hiệu lệnh, cả ba đội cùng
xuất phát, người nam chạy bằng hai tay, còn người nữ cầm hai chân người nam để lái, đội nào đến
đích trước thì thắng cuộc.

---

BUỔI SÁNG:
- 8H30 : Bắt đầu trò chơi trên đường
- 8h30 – 9h30 : Trò Vượt Khó (1) : Gồm 03 đội chơi .Mỗi đội từ 08>10 người. * Mỗi đội
có 01 người làm hướng đạo viên, những người còn lại sẽ được bịt mắt và lần lượt vượt
qua hàng rào. Lúc đó chướng ngại vật đã được chuẩn bị sẵn.Người chơi muốn về đến
ĐÍCH cần phải phối hợp và có sự trợ giúp cua hướng đạo viên. >>>QUY ĐỊNH : Vượt
từng người, người trước về ĐÍCH thành công mới đến người kế tiếp và sẽ tuần tự như
vậy. : Đội nào có người cuối cùng về đích sớm nhất sẽ là đội thắng cuộc : Không được
chạm vào các chướng ngại vật trong lúc Vượt.Nếu vi phạm sẽ phải quay lại vị trí xuất
phát.
- 9h30 – 10h00 : Trò Đoàn Kết (2) : Gồm 03 đội chơi . Mỗi đội từ 08>10 người. * Cả đội
sẽ phải thổi những quả bong bóng. * Xếp theo 01 hàng dọc và những quả bong bóng sẽ
được để vào giữa khoảng cách của 02 người.Số bóng còn lại sẽ do chính mỗi người giữ 01
quả bằng 02 tay. * Cả đội sẽ phải di chuyển theo con đường đã định sẵn.Đội về đích
trước sẽ là đội thắng Cuộc. >>>>QUY ĐỊNH : Không được để bóng rơi, không được dùng
tay để giữ quả bóng ở giữa khoảng cách 02 người. Rơi bóng hoặc phạm 01 trong những
quy định sẽ phải trở lại vị trí ban đầu. BUỔi CHIỀU:



- 14H30 : Bắt đầu trò chơi.
- 14h30 – 15h00 : Những Bước Chân Nhịp Nhàng (3) : Gồm 03 đội chơi.Mỗi đội từ 06>08
người. * Người chơi sẽ cùng đứng vào những khung gỗ đã được làm sẵn.
* Sau đó cùng di chuyển theo đoạn đường quy định, người cuối cùng của Đội nào cán
ĐÍCH trước sẽ là đội thắng.( Đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng và ăn ý
- 15h00 – 15h30 : Thần Đèn .Gồm 02 đội chơi một lượt.Mỗi đội từ 08>10 người. * Mỗi
đội sẽ cử 02 người.để ngồi thành một mặt phẳng ( 01 tấm ván: 1m*1m ). Và tấm ván
này được đặt thêm những quả bóng da và nhiệm vụ của cả đội là cùng phối hợp và di
chuyển theo hình thức con lăn để đưa đội mình về ĐÍCH.
>>>QUY ĐỊNH : Phải có 02 người luôn ở trên mặt phẳng. • Dụng Cụ :
TRÒ 01: - Cọc tre hoặc gỗ 50cm ( nhiều cọc )
- Dây buộc làm giới hạn - Khăn bịt mắt ( theo số lượng người tham gia )
TRÒ 02 : - Thật nhiều bong bóng và dây thun.
TRÒ 03 : - Những khung gỗ ( mỗi đội 02 khung )
TRÒ 04 : - Hai tấm ván 1m*1m - Tám ( 08 ) quả bóng da.
--

1. Chị lặt rau rồi luộc, em luộc rau lặt rồi.
2. Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát.
4. Bụm một bụm bùn bỏ vô ống trúm lủng.
5. Vạch vách đút bánh đúc trứng cút chồng ăn.
6. Lùi đậu, lột đậu, luột đậu, đậu luộc, đậu lột, đậu lùi.
7. Một thằng lùn nhảy vô lùm lượm cái chum lủng.
8. Một ông lục mập bọc một bọc bắp.
9. Hột vịt lộn, lượm, luột, lột, lủm.
10. Hôm qua, qua nói qua mà hổng qua, hôm nay qua nói hổng
qua mà qua lại qua.
11. Mặt mập mọc một mụt mụn bọc, hai mụt mụn bọc mọc mặt

mập.
12. Con két con kẹp con két cái, két kẹp két, cái kẹp cái, con két.
13. Anh Thanh ăn măng, anh Thăng ăn canh.
14. Trùm Tùng ,Trùm Trung,Trùm Long.
15. Vịt lội ruộng rồi vụt, vịt luộc luôn chum trùng.


16. Chùm hoa súng xum xuê suốt mùa mưa.
17. Vịt lội ruộng rồi lặn, vịt rặn một hột vịt.
-3 – Thêm 1 trò nữa cũng không kém phần vui vẻ đó là trò “bắn súng”.
Vẫn là đội hình vòng tròn cổ điển ^^ và quản trò đứng giữa. Luật chơi
khá đơn giản, quản trò chỉ việc đi thàng vòng tròn chỉ tay vào 1 người
nào đó thì 2 người bên cạnh người đó sẽ quay lại đối mặt nhau, tay làm
thành khẩu súng chỉ vào đối phương và hô “bằng”.

Nếu ai phản xạ nhanh hơn thì là người thắng ^^, người thu bị loại khỏi
cuộc chiến và ngồi xuống. Còn nếu tốc độ phản xạ của 2 người như
nhau thì xem như huề >”<, và làm lại.
Những hành động sau đước coi là phạm luật : chỉa súng vào đối phương
mà không “bằng”, hay “bằng” trước khi đứa súng vào đối phương, hoặc
né đạn của đối phương cũng là 1 hình thức phạm luật ^^, đồng thời
người nào bắn quản trò thì cũng liệt vào dạng phãn động.
Yêu cầu quản trò phải làm thật nhanh để cho người chơi phản xạ theo,
và nếu có thể quản trò sẽ dùng 2 tay để chỉ cho cuộc chơi thêm sôi nổi
hoặc cũng có thể chỉ bằng cách kêu tên.
1 kết thúc có hậu nhỉ ^^◊Trò chơi này tuy tính chất bạo lực không có
nhưng lại nâng cao tinh thần hiếu chiến, chống đối hòa bình, vì thế 2
người còn lại lâu nhất trong cuộc đấu súng chính là 2 người bị phát vì
đấu tranh chống lại hòa bình thế giới. ^^ ------Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)
Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)

Nghe đây nghe đây con gà nhà ai nó gáy thật to (ó o o ò)
Chưa đâu chưa đâu con gà nhà tôi nó gáy mới thật to (ó o o ò)
... con bò nó rống úm um um bò, con mèo nó kêu méo meo meo mèo, con lợn nó rên éc
ec ec ẹc, ông nhà ổng ho ắc ăc ăc ặc,...
(chia làm 2 phe trong vòng tròn để xem phe nào... gào to hơn)
-Một cây số mỏi chân rồi, đường còn xa lắm không
Một cây số mỏi chân rồi, tội nghiệp quá đôi giày.
Sau đó đến 2, 3, 4 cây số và vòng tròn cứ hạ thấp dần.
-Một ông sao sáng hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng, bốn
ông sáng sao rồi năm ông sao sáng rồi sáu ông sáng sao, trên trời cao.
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh (cô) bạn này đếm một hơi cho hết từ
một ông sao sáng đến 2 (4,6,8,...) ông sáng sao.
Một ly chanh đá, hai ly đá chanh
Một cây cam quýt, hai cây quýt cam,...
- Tình tang tang tính anh chàng ta bí lù / cô nàng ta đếm được rồi.
--


5. HA HA HA
Cách chơi: Người thứ nhất cười “Ha”, người kế “Ha Ha”, người kế nữa “Ha Ha Ha” tiếp
tục như vậy cho đến người cuối cùng.
Chú ý: Mọi người phải nhìn thẳng mặt nhau, hễ ai cười, hoặc nói sai số “Ha” sẽ bị loại.
-6. KHĂN CƯỜI
Cách chơi: Người điều khiển đứng giữa vòng tròn tung khăn tay lên trời vừa cười, vừa
làm bất cứ động tác nào đó. Những người trong vòng bắt đầu cười thỏa thích và làm
theo động tác của người điều khiển. Khi khăn tay chạm đất tất cả mọi người phải đứng
yên theo tư thế đã làm, không được nhúc nhích. Hễ ai cử động hoặc cười thành tiếng sẽ
bị loại khỏi trò chơi.
Chú ý: Người trong vòng chỉ được cười khi thấy khăn rời khỏi tay người điều khiển.
Ðể lừa người chơi, người điều khiển có thể giả bộ tung khăn ra. Ðôi lúc chọc cho người

trong vòng tròn cười sau khi khăn đã chạm đất.
Ðể tạo sự ngộ nghĩnh người điều khiển có thể cho phép người chơi làm bất cứ động tác
nào khi cười.
-9. CON MÈO ÐÁNG THƯƠNG
Cách chơi: Một người trong vòng được chỉ định làm mèo. Con mèo bò đến người mình
thích, quỳ gối, chắp hai tay, kêu meo meo và làm những động tác để chọc người ấy
cười. Trong khi người ấy dùng tay xoa đầu con mèo ba lần và nói “Tội nghiệp chưa, tội
qúa hé, tội nghiệp con mèo...”.
Chú ý: Người bị con mèo chọc cười phải trở thành con mèo và cứ thế tiếp tục trò chơi.
-14. MỈM CƯỜI
Cách chơi: Chia vòng tròn thành hai nhóm đứng cách nhau đối diện khoảng 2-3m. Mỗi
nhóm được quy định “ngữa” hoặc “sấp”. Người điều khiển dùng mũ tung lên. Nếu mũ
“ngữa” nhóm “ngữa” cười trong khi nhóm khác nghiêm nét mặt và cố gắng làm sao
không cười cho dù nhóm “ngữa” tìm đủ mọi cách trêu chọc, và ngược lại.
Chú ý: Nếu nhóm nào có người không làm đúng ba lần, nhóm ấy sẽ bị thua cuộc.
--16. ÐẦU, BỤNG
Cách chơi: Người điều khiển đi quanh vòng tròn, bất ngờ dừng lại trước người nào đó.
Nếu người điều khiển lấy tay xoa bụng, người trong vòng phải xoa đầu và ngược lại nếu
người điều khiển xoa đầu, người trong vòng phải xoa bụng. Khi người điều khiển chạy
đến một người mà không làm gì cả, người ấy phải đứng yên. Ai làm sai sẽ bị loại.
Chú ý: Ðể làm trò chơi thêm thú vị, người điều khiển qui định động tác người chơi phải
nhanh, đồng thời người điều khiển phải liên tục đổi động tác để người chơi rối bù lên.
-18. DANH Y
Cách chơi: Chia người chơi thành hai nhóm, đứng hoặc ngồi đối diện nhau. Từng nhóm
thay phiên nhau đưa ra bệnh và cách chữa cho người điều khiển biết. Sau khi người đại
diện của mỗi nhóm nói cho người điều khiển biết ý định của mình, người điều khiển liền
thổi còi cho hai nhóm cùng nói một lần.
Thí dụ: Nhóm 1 (nhóm bệnh): con chó bị thương...
Nhóm 2 (cách chữa): cho nó chết luôn...
Ðể cho dễ nhớ, mỗi nhóm chỉ được dùng 4 hoặc 5 chữ thôi. Khi chơi, nhóm chữa bệnh

nào cho phương pháp đúng phù hợp với căn bệnh sẽ thắng cuộc. Ðể cho được công
bình các nhóm nên luân phiên nhau để làm nhóm “Chữa Bệnh”.
--

3-Cua bò:
Chỗ chơi: San hoặc phòng rộng
Số nguời chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người


chơi.
Xếp đặt: Nẵm ngửa, mặt và bụng lên trời. Chống với 2 chân và 2
tay, người này nằm nối đuôi người kia.
Cách chơi: Nghe còi lịnh, bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến sau
cùng phải cõng người đầu tiên một vòng. nếu chỗ chơi hẹp,
người chơi đông thì chơi loại dần.
-13. Cấp cứu:
* Mục đích: Tạo sự đoàn kết và rèn luyện tính nhanh nhẹn cho người chơi.
* Số lượng: Từ 20 người trở lên.
* Thời gian; Từ 3 ->5 phút.
* Tổ chức: 1 quản trò.
* Cách chơi: Tập thể chop quản trò kết thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 3 người , quy định người
đứng ở giữa là "con", đứng bên phải con là "cha", và người còn lại là "mẹ".
Quản trò hô "cấp cứu - cấp cứu". Tập thể nói "cứu ai - cứu ai". Quản trò có thể đấp cứu 1 trong 3
người "cứu cha", "cứu mẹ", "cứu con". Ai bị quản trò gọi tên thì nhanh chóng chạy ra giữa vòng tròn,
ngược lại hai người còn lại thì tìm cách giữa người chạy ra.
Nếu người bị quản trò gọi tên chạy ra được thì 2 người còn lại sẽ bị phạt, ngược lại nếu người bị gọi
không chạy ra được thì phạt người bị gọi tên.
-14. Nhanh tay giữ lấy:
* Mục đích: rèn sự phản xạ nhanh đối với người chơi.
* Số lượng: Từ 20 người trở lên.

* Ðịa điểm: Ngoài trời.
* Thời gian: Từ 3 -> 5 phút.
* Tổ chức: 1 quản trò.
* Cách chơi: Quản trò cho 1 vòng tròn điểm số từ 1 đến hết, từng cặp số lẻ và số chẵn đấu lưng vào
nhau. Khi người quản trò hô to ?chẵn? thì những người mang số chẵn nhanh chóng quay lại giữ chặt
người mang số lẻ đứng vơi mình, ngược lại người mang số lẻ phải tìm cách thoát ra để chạy vào giữa
vòng tròn. Người quản trò có thê mang số chẵn hay số lẻ tùy thích. Nếu người mang số lẻ thoát ra
được thì người mang số chẵn sẽ bị phạt, nếu người mang số lẻ không thoát ra được thì người số lẻ
đó sẽ bị phạt.
-Truyền thun bằng miệng
a/ Vật dụng:
+ Các đoạn ống hút ngắn (chiếc ống hút cắt đôi).
+ Dây thun
b/ Luật chơi:
+ 05 đội xếp thành 5 hàng dọc, cùng mức xuất phát.
+ Từng thành viên ngậm 1 đoạn ống hút. Người đầu tiên sẽ có sợi thun treo trên ống hút, tìm cách
cho sợi thun ấy móc qua ống hút của người kế tiếp. Cứ thế cho đến hết đội.
+ Không được dùng tay hay vật gì khác ngoài đoạn ống hút ngậm trên miệng để truyền thun. Ai phạm
quy sẽ phải ngừng và làm lại tại trí đó.

-. Bà Ba đi chợ
Bà Ba đi chợ, mua một cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa đi. ( vòng tròn hô theo lời quản trò và
làm theo động tác)
Bà Ba đi chợ, mua cái máy may, vừa may vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ, mua một cái cưa, vừa cưa vừa kéo, vừa kéo vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay
vừa đi.
Bà Ba đi chợ ...
--



9. Làm chậm sau một động tác:
Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên chọn những bài
nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên.
Quản trò chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY.
Quản trò tiếp tục chống hai tay lên hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác
thứ hai của Quản trò đó là DẬM CHÂN,... trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các
động tác của Quản trò thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.
Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động tác liên tục, và vận động mạnh
như Hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục (mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng
2 nhịp) và không bị trùng lặp.
-10. Cá bơi:
Nguyên tắc: người chơi hô và lặp theo động tác (cánh tay của người quản trò)
Quản trò: Nước đâu, nước đâu? (giơ một cánh tay ngang ra trước mặt)
Vòng tròn: Nước đây, nước đây.
Quản trò: Cá đâu, cá đâu? (giơ cánh tay còn lại ra, nhưng ở bên dưới cánh tay trước - cá ở dưới
nước)
Vòng tròn: Cá đây, cá đây.
Quản trò: Cá bơi, cá bơi. (làm động tác uốn éo như cá đang bơi)
Vòng tròn: ẻo ẻo ẻo ẻo ẻo...
Quản trò: Chiếu (như là cá đang nhảy ra khỏi mặt nước) (đưa cánh tay ở dưới - cá - lên trên cao,
ra khỏi cánh tay còn lại - nước)
Vòng tròn: Chiếu
Quản trò: Bủm (cá rơi trở lại mặt nước)
Vòng tròn: Bùm
Bắt: Nước phải có trước cá - Quản trò có thể giơ tay lên - cá - cao dần liên tục, thì vòng tròn phải
hô: Chiếu chiếu chiếu - Quản trò có thể đưa tay - cá - xuống đột ngột, nhưng nếu vẫn chưa đưa
xuống dưới cánh tay còn lại - nước - thì vòng tròn vẫn chưa được hô: Bủm
-11. Chanh chua, cua kẹp:
Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái, tay phải chụm lại, đặt
lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu

có nói đến hai chữ "cua kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người
bên trái mình và đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng tay
mình.
Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên cạnh chứ không
được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi mình kịp chup. Quản trò có thể đánh
lạc hướng bởi những từ có chữ "cua" như "cua đi chơi, cua đi học,..." để tăng thêm sự hồi hộp cho
trò chơi.
-13. Sóng biển:
Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó choàng vai nhau kết thành một vòng
dây.
Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.
Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình tại chỗ qua trái qua phải thật nhịp nhàng theo
vòng tròn)


(lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)
Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.
Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi lên, hụp xuống theo tiếng reo)
Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.
Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.
Quản trò: Biển chồm về phía trước - Biển ngã ra phía sau - Biển nghiêng qua bên trái - Nghiêng
qua tí nữa... nghiêng qua tí nữa,...
Quản trò: Biển sóng, biển sóng
Vòng tròn: Rì rào rì rào.
(trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên càng lúc càng nhanh cho đến khi vòng tròn té
lăn chiêng bò càng hết cả ra )
--21. Trồng cây:
Vòng tròn ngồi chồm hổm.
Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn và hô (vừa làm động tác theo): Gieo hạt>
Vòng tròn: Gieo hạt (và làm theo)

Quản trò: (lần lượt hô) Tưới nước, bón phân, tưới nước,...
Vòng tròn hô theo:
Quản trò: Hạt nẩy mầm (đồng thời ngồi xổm cao hơn một tí)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Quản trò: tưới nước - bón phân - tưới nước,... cây lớn thêm một tí (ngồi xổm cao hơn một tí) - cây
lớn lên tí nữa,...
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Đến khi cây cao đến một mức nào đó (chú ý, không được đứng thẳng dậy)
Quản trò: Gió thổi (hoặc Bão tới, hoặc Tưới nước quá liều, Bón phân quá độ,...) - Cây rung rinh,
rung rinh - Cây héo (ngồi xuống lại như cũ)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
-25. Vòng tròn nhấp nhô:
Vòng tròn đứng sát vào nhau và choàng vai nhau (như chơi trò sóng biển). Quản trò bắt đầu chạy
quanh vòng tròn (phía trong và sát với vòng tròn đang choàng vai nhau). Đồng thời Quản trò cũng
giơ một tay ra, hướng về phía vòng tròn. Nếu tay Quản trò ở phía trên đầu thì vòng tròn sẽ cùng
nhau hụp xuống khi thấy tay Quản trò chỉ về hướng của mình, nếu tay Quản trò chỉ xuống chân thì
vòng tròn ở hướng đó phải đồng loạt nhảy lên.
Chú ý: chỉ thực hiện động tác nhảy lên hoặc hụp xuống khi thấy Quản trò chỉ tay về hướng của
mình và đồng thời thổi còi.
-ìm vật
*Dụng cụ : gồm 50 chiếc gim dắt
*khăn bịt mắt 5 chiếc
Người chơi: 10 người (5 Nam 5 nữ)


(có thể 2cặp, 3cặp đến 6,7 cặp)
Cách chơi 5 ban nam chon cho mình 5 bạn nữ, hoăc ngược lại, đứng thành 5 cặp đứng úp mặt vào
nhau. sau đó cứ bạn gái của người này thi dổi chỗ cho ban kia, người quản trò phát cho 5 ban nam
mỗi người 10 cái gim. và gim vào 10 chỗ trên người ban gái đang đứng trước mặt mình, khi xong
rồi người quản trò dung khăn bịt mắt 5 người con trai lại, và trả họ về với vị trí của mình. và ho

ngươc, 5,4, 3,2,1. bắt đầu. thì 5 người con trai phải tìm các chiếc gim trên người bạn gái của mình,
ai nhanh nhất sẽ thắng và sẽ được mọt phần thưởng gì đó chẳng hạn (yêu cầu lúc tìm ghim phải
bịt mắt ai , bỏ ra đương nhiên bị loại. và cứ thế cho nhóm khác tiếp tuc chơi.
Đảm bảo với các bạn tham gia trò chơi này cực vui, cười ra nước mắt, và quan trong là khách hàng
rất thích
Bí quyết của quản trò là chi nêu tên trò chơi, và yêu cầu tìm người chơi. khi có đủ thì bắt đầu công
bố thể lệ
--

12 . Đi Du Lịch
- NC tạo thành 2 vòng tròn. Vòng trong ít hơn vòng ngoài một người. Tất cả
những người ở vòng trong hai tay chống nạnh.
- Nghe hiệu còi, hai vòng duy chuyển ngược chiều nhau vừa đi vừa hát. Bất thần
NĐK thổi còi, NC vòng ngoài nhanh tay xỏ vào nạnh của người vòng trong. Ai
không có xỏ vào bị loại.
* Tiếp tục trò chơi bằng cách tiếp tục bỏ bớt người vòng trong.
--

RÒ CHƠI VẬN ĐỘNG MẠNH - Phần 1
1. DÀNH PHÚC ÂM
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói mà thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà hành động một cách nhanh nhẹn và chính xác.
Luật chơi: Chia làm 2 phe đều nhau. Với mỗi phe 5 người thì đặt ở giữa 5 quyển sách tượng trưng 5
cuốn Phúc Âm. Từ chỗ để 5 Phúc Âm cách xa mỗi phe 3m.
* Qt đứng giữa, ngoài đường chạy của 2 phe. Khi Qt hô “Phúc Âm” thì mỗi người cố chạy đến dành
cho được 1 Phúc Âm. Qt có thể hô: “Phúc Âm”, “Phúc lành”, “Phúc đức”... Ai di động chân sẽ thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, có sự tranh đua.
Vật dụng: 03 cuốn sách.
2. CHIÊN TA THÌ NGHE TIẾNG TA

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của tiếng kêu mà thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách nhanh nhẹn và chính xác.
Luật chơi: Chơi theo hàng đội, mỗi đội chọn 1 con vật. Trừ đội trưởng, tất cả đội viên bịt mắt. Qt
chỉ cho các đội trưởng đi cách xa nơi đó 5m, các đội trưởng đứng lộn xộn nhau. Qt thổi một tiếng
còi, mỗi đội trưởng kêu tiếng của con vật đội mình. Các đội viên nghe tiếng đội trưởng kêu ở đâu
thì tìm về nơi ấy và xếp hàng nghiêm chỉnh. Đội nào xong trước là thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: 03 cuốn sách.
3. BỒ CÂU TRẮNG và BỒ CÂU ĐEN
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói mà thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách chính xác và nhanh nhẹn.
Luật chơi: Chia thành 2 phe, 01 phe làm bồ câu trắng 01 phe làm bồ câu đen. 2 phe đứng đối diện
nhau, cách nhau 2m. Sau lưng mỗi phe có 1 lằn mức cách đó 2m. Qt đứng giữa 2 phe. Khi Qt hô


“bồ câu trắng” thì phe bồ câu trắng rượt đánh chạm tay vào người của phe bồ câu đen. Khi Qt hô
“Bồ câu đen” thì ngược lại.
* Qt hô bồ câu vàng, xám, đen... ai nhốm chân thì bị loại.
* Không được vượt quá lằn ranh phía sau.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn để vẽ đường.
4. TRUYỀN PHÁN
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: Chơi theo hàng đội. Mỗi đội ngồi thành 1 vòng tròn và mỗi đội có 1 cục phấn.
* Khi Qt thổi 1 tiếng còi:
- Mỗi đội cử 1 người cầm phấn qua đội khác cố gạch dấu thập (+) vào vòng tròn của họ.

- Trong khi đó những người còn lại của mỗi đội bắt 1 bài hát, được quyền vỗ tay, nghiêng qua lại,
chứ không được dùng 2 bàn tay che vòng tròn.
- Khi người kia gạch được dấu (+) rồi, thì cầm phấn chạy về đội mình đưa cho người thứ 2. Người
thứ 2 tiếp tục như người thứ 1, và như thế tiếp tục cho hết cả đội.
- Kết thúc, đội nào ít dấu (+) nhất là thắng đội nào nhiều dấu (+) nhất là thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết.
5. THỎ CÓC THI ĐUA
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý vào tiếng còi mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Luật chơi: Số người chẵn, 1 người làm thỏ, 1 người làm cóc.
* Thỏ: đứng chống nạnh.
* Cóc: ngồi chống nạnh.
- Mức khởi hành cách mức tới 4m.
- Khi Qt thổi 1 tiếng còi thì Thỏ bước.
* 1 bước dài tối đa có thể, còn cóc thì nhảy 2 cái dài tối đa có thể.
.* Ai đến mức trước thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết
6. TÌM DÉP
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người (04-08 đội) tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý vào tiếng còi mà tương trợ và sẵn sàng thừa kế lẫn nhau để thực hiện một cách
nhanh nhẹn.
Luật chơi: 1. Tập trung thành vòng tròn. Mọi người gom dép lại để giữa vòng tròn, trộn dép lộn
xộn. Bắt đầu một bài hát, đang khi hát vỗ tay, mọi người di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Bất
thần Qt thổi 1 tiếng còi, mỗi người chạy vào xỏ chân vào dép rồi chạy về chỗ cũ, không được dùng
tay. Người sau cùng sẽ bị phạt.
2. Hàng đội. Tập họp hàng dọc.

* Gom dép của cả đội, để lộn xộn, cách xa người thứ I của đội 3m. Số người mỗi đội bằng nhau.
* Có tiếng còi, người thứ I của mỗi đội chạy đến xỏ chân vào dép mình, rồi chạy về đánh vào người
thứ II, người thứ II chạy lên... cứ thế tiếp tục cho hết cả đội.
* Đội nào xong trước thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Dép
7. SĂN CỌP
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý để thực hiện một cách nhanh nhẹn để tranh đua với đối phương.
Luật chơi: 1 người làm thờ săn, 1 số người làm cọp. Thợ săn rượt đuổi cọp, đánh vào người cọp bất
cứ chỗ nào: cọp chết, ngồi xuống tại chỗ.
* Nếu cọp chạy không kịp, để khỏi bị đánh chết, thì cọp đưa tay phải vòng xuống chân phải (co
chân phải lên), rồi ngược tay lên, khum đầu xuống, bóp mũi. Làm như thế, thợ săn không được


quyền đánh cọp.
* Trong thời gian 3 phút, cọp nào chết sẽ bị phạt, cọp nào còn sống sẽ được thưởng.
* Đội nào xong trước thì thắng.
Mục đích:Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
8. ĐUA XÍCH LÔ
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: . 3 người làm thành 1 xích lô.
. 2 người đứng sát nhau, choàng tay trên vai, chân phải của người này cột với chân trái của người
kia. 2 chân bị cột này co lên.
. Người thứ ba, lái xích lô, đứng sau 2 người kia, 2 tây cầm 2 chân bị cột của họ làm cần lái.
. Nhiều chiếc xích lô sẵn sàng ở mức khởi hành, cách mức tới 4m, đợi còi hiệu xuất phát.
. Chiếc nào đến đích trước: thắng.

. Chiếc nào lật giữa đường: thua
. Những chiếc đụng nhau: thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Dây cột cho mỗi đội.
9. VƯỢT LẦY
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
*Lưu ý: cần sự nhẫn nại và tinh thần đồng đội. Càng tham càng dễ chết.
Luật chơi: Tập trung thành hàng đội. Mỗi đội phải vượt qua 1 vùng đất sình lầy 5m, với điều kiện:
chân không được đụng đất, tay không được chấm đất, chỉ được mỗi người 1 đôi dép.
Cách thực hiện: cả đội ngồi xuống theo hàng dọc. Chân trên quai dép. Người cuối của đội co chân
lên, tay lấy chiếc dép đó chuyền lên cho người đầu của đội. Người đầu đặt chiếc dép đó, về trước 3
tấc, rồi bước 1 bàn chân lên dép đó. Mọi người trong đội từ từ bước lên 1 chân. Người cuối tiếp tục
lấy 1 chiếc lấy nữa (như lần trước) để chuyền lên cho người đầu... cứ thế tiếp tục cho đến khi cả
đội vượt qua vùng lầy.
Mục đích: Làm sôi động, tinh thần đoàn kết và có sự tranh đua.
Vật dụng: Dép
10. BÁN NHÀ
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn và
chính xác.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách chính xác và nhanh nhẹn.
Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn. Qt cho đếm số và mỗi người mang 1 con số, số đó là số nhà
của mình:
Qt: Bán nhà, bán nhà
TC: Số mấy, số mấy?
Qt: 3, 5, 8, 10, 15....
* Ai mang những số đó phải chạy đổi chỗ nhau. Trong khi đó, Qt coi nhà nào trống thì nhào vô
thêm, như thế sẽ có 1 người không có nhà. Người đó tiếp Qt và tiếp tục rao bán nhà.

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
11. CHIM VỀ TỔ
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, trên dưới 04-08 người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn và
đúng cách.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện kịp thời và nhanh nhẹn.
Luật chơi: Các dự chơi đứng ở mức khởi hành, co một chân, 2 tay để trên đầu. Khi còi hiệu xuất
phát, các dự chơi cò đến mức tới, rồi lại cò về mức khởi hành.
* Ai về sớm nhất là thắng cuộc.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Phấn viết.
Lưu ý: Quản trò nên giải thích và làm nháp trước.
“Lạy Chúa, xin ban cho con các linh hồn còn tất cả những gì khác, xin Ngài hãy lấy đi” (Don
Bosco).


12. THỔI CÒI TRỘM
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng thính giác và xúc giác.
Giáo dục: Chú ý, tập trung một cách linh hoạt để bắt người thổi còi trộm.
Luật chơi: Đứng vòng tròn. Một dự chơi ở giữa vòng, bịt mắt, đeo còi ở phía sau lưng. Mọi người thi
nhau đến thổi còi, sao đừng cho bị người này đánh trúng. Ai bị đánh trúng sẽ thế người này. Người
đeo còi được quyền di chuyển, tay quơ lung tung, đụng ai, người đó phải thế chỗ.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui tươi.

13. CHÚA Ở ĐÂU?
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng mắt.
Giáo dục: Chú ý, tập trung quan sát mọi tạo vật để biết có Chúa.
Luật chơi: Đang sinh hoạt hứng thú. Qt ra lệnh cho giải tán, với điều kiện mọi người phải chạy 1

vòng trong khu vực nào đó do Qt ấn định. Khi trở vào, tập hợp lại vòng tròn.
* Qt hỏi từng người: Em thấy những gì trên quãng đường đã chạy qua?
* Chắc chắn các em đua nhau kể đủ thứ. Nhưng 1 điều không ai thấy đó là Chúa, Chúa ở đâu ?
Khắp nơi. Sau đó bắt hát 1 bài ca giáo lý nào đó về tạo dựng.
+ Có thể áp dụng trò chơi này vào việc dạy giáo lý.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, tập quan sát.
14. ĐUA RÍT
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: Đứng thành hàng đội, có số người đều nhau. Mỗi đội làm thành 1 con rít. Cả đội ngồi,
người sau để 2 chân lên đùi người trước và kẹp lấy eo của họ. Rít di chuyển bằng những bàn tay.
Mức khởi hành cách mức tới 5m.
* Có tiếng còi, những con rít bắt đầu bò. Rít nào đứt khúc thì chết. Rít nào về đến mức trước thì
thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, với tinh thần đoàn kết và có sự tranh đua.
Lưu ý: Trò chơi này dành cho nam. Cần có tinh thần đồng đội. Muốn đi nhanh và không đứt khúc,
cần có 1 người điều khiển, hô “1, 2 – 1, 2”: 1 chống tay đẩy tới, 2 kéo tay đặt lên trước. Rập và
đều là đi nhanh thôi.
15. ĐUA TÔM
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung nghe tiếng còi mà thực hiện nhanh nhẹn và đúng cách.
Luật chơi: Đặc tính của tôm là đi lùi. Chơi cá nhân. Mỗi người là một con tôm. Những con tôm đứng
ngang nhau ở mức khởi hành, cách mức tới 5m. Mỗi người khum sâu xuống, 2 bàn tay nắm lấy cổ
chân, gối phải thẳng.
* Có tiếng còi, tôm đi lùi về mức tới. Tôm nào về trước là thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua.
16. GIÁN ĐIỆP – PHẢN GIÁN
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.

Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện nhanh nhẹn và đúng luật.
Luật chơi: Một người làm phản gián, tất cả còn lại làm gián điệp. Phản gián đứng ở đầu sân, các
gián điệp đứng ở cuối sân, cách nhau 5m.
* Phản gián đứng quay lưng về phía gián điệp. Phản gián đếm: 1, 2, 3, 4, 5 rồi quay lại xem ai
đang di chuyển hay đang cử động thì gọi tên người đó. Người được gọi tên ngồi xuống, kể là chết.
* Trong khi phản gián đếm 1, 2, 3, 4, 5 thì các gián điệp được quyền tiến lên về phía phản gián.


Khi phản gián quay lại thì mọi người đứng im. Gián điệp tiến đến gần phản gián, ai tới trước thì
đánh vào vai phản gián rồi chạy nhanh về mức khởi hành. Phản gián được quyền rượt người đó
đánh lại nếu đánh kịp thì phản gián thắng, nếu không thì người kia thắng. Trò chơi bắt đầu lại.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua, khéo léo.
17. CHẠY SAO THOÁT?
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện một cách khéo léo, nhanh nhẹn.
Luật chơi: Đứng thành vòng tròn, và ở giữa vẽ 1 vòng tròn nhỏ 4 tấc đường kính. Đếm số từ 1 đến
hết. Mỗi người mang 1 số.
* Qt gọi 1 số nào đó bất kì, người mang số đó nhanh chân chạy vào đứng ở vòng tròn nhỏ. Còn 2
người 2 bên phải làm sao giữ người đó lại, nếu để họ thoát thì 2 người phải vào giữa làm kiệu
khiêng người đó về.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn.
Vật dụng: Phấn vẽ vòng tròn.
18. THẰN LẰN CỤT ĐUÔI
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, cho trên dưới 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện một cách khéo léo, nhanh nhẹn.
Luật chơi: Đứng thành hàng đội, với số người đều nhau. Mỗi người có 1 cái khăn vắt vào lưng quần
ở phía sau để làm đuôi. Hai đội đứng đối diện cách nhau 3m. Khi có hiệu còi, 2 bên xáp lại vừa cố

giựt đứt đuôi bên kia, vừa lo bảo vệ đuôi của mình. Sau 3 phút, còi thổi kết thúc. Bên nào ít bị đứt
đuôi thì thắng.
* Liền đó, hát và ra cử điệu bài: “Hai con thằn lằn con”.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn trong tinh thần đồng đội.
Vật dụng: Khăn cho các đội.
19. LƯỢM MANNA
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, cho trên dưới 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn.
Luật chơi: Đứng vòng tròn (kết trò chơi: Hàng đội) Qt tung một nắm “tăm gỗ” lên, tăm rơi xuống
đất, Qt thổi còi. Mọi người đua nhau lượm Manna (tăm gỗ) bằng cách dùng ngón tay giữa và ngón
áp út (ngón tay đeo nhẫn) của bàn tay trái, rồi đặt tăm vào tay phải.
* Sau 3 phút, Qt thổi còi, mọi người đứng lên. Mỗi đội gom số tăm lượm được lại, đếm xem được
bao nhiêu.
* Đội nào nhặt được nhiều tăm nhất thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn trong tinh thần đồng đội của sự
tranh đua.
Vật dụng: Tăm để làm Manna.
20. GẬY BAY
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, cho trên dưới 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn.
Luật chơi: Sân rộng (bãi biển). Đứng thành hàng đội, đều nhau. Mỗi đội có 1 cái gậy. Cách mức
khởi hành 20m để trước mỗi đội có đóng 1 gậy làm dấu “đích”.
* Tiếng còi xuất phát. Người thứ I của mỗi đội cầm gậy chạy vòng qua đích rồi chạy về.
* Người thứ I về đến đội, người thứ II tiếp lấy gậy, rồi cả 2 cầm gậy đó chạy vòng qua đích và trở
về đội.
. Người thứ III tiếp lấy gậy đó và cả 3 cùng chạy qua đích và trở về đội...
Cứ thế cho đến người cuối cùng của đội. Cả đội cùng cầm gậy đó chạy vòng qua đích, rồi trở về vị
trí cũ, tập họp. Đội nào xong trước thắng.

* Qt lưu ý cách tổ chức của mỗi đội vì có người.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có tinh thần đồng đội trong sự tranh đua.
Vật dụng: Cây để làm gậy cho các đội.


21. KHÉO BÒ
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: Chia làm 2 phe: A, B.
* Phe A đứng vòng tròn, quay lưng vào nhau, nắm tay nhau, chân dang ra (bàn chân người này
vừa chạm bàn chân người kia), mắt nhắm.
* Phe B đứng trong vòng, tìm cách bò khéo ra ngoài, sao cho phe A không chạm vào người.
* Những người phe A không được rời tay nhau, không được mở mắt, có thể vung tay, hay bất thần
ngồi xuống.
* Sau 3 phút, đổi lại, phe A vào trong vòng, phe B đứng vòng tròn nắm tay nhau như trên cũng 3
phút.
* Tổng kết: Phe nào bò ra được nhiều nhất thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi,vui cười và có sự tranh đua.
22. LÒNG XÀ QUYẾT ĐẤU
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng (bãi biển), khoảng 02 - 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
Luật chơi: Chia làm 2 đội, 1 đội làm Rồng, 1 đội làm Rắn. Người sau ôm chắc bụng của người trước.
2 đội cách xa nhau 5m. Khi có hiệu còi, đầu Rồng vừa có bổn phận bảo vệ đuôi, vừa tìm bắt đuôi
Rắn. Đội Rắn cũng vậy.
* Đang thi đấu, nghe lệnh còi, đầu đổi làm đuôi, đuôi đổi làm đầu.
- Đội nào bị đứt khúc: thua
- Đuôi đội nào bị bắt: thua.
* Trong khuôn khổ buổi sinh hoạt, có thể vẽ hình vuông hay chữ nhật và cho đi theo đường đã vẽ

sẵn, nhớ buộc phải quẹo vuông góc. Người sau nắm vạt áo phía sau của người trước. Đầu đội này
bắt được đuôi đội kia thì thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua, phấn đấu.
23. THOÁT CHẠY
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng cùng nhau chu toàn trách nhiệm.
Luật chơi: Đứng vòng tròn. Một quả bóng mủ nhỏ vừa cầm tay. Một người đứng giữa ném bóng.
* Qt ra hiệu còi, người đứng giữa cầm bóng tung lên cao 3m, khi bóng rớt xuống vào người đứng
giữa bắt được thì Qt thổi hiệu còi thứ II.
* Trong khi nghe hiệu còi thứ I, mọi người cố chạy ra xa; nghe hiệu còi II, mọi người phải đứng lại
tại chỗ.
Và người đứng giữa cầm bóng cố ném cho trúng một người nào đó
(họ có thể uốn mình để né tránh). Nếu trúng, người đó vào thay.
Nếu hụt, người ném bóng tiếp tục, và trò chơi bắt đầu lại.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.
Vật dụng: Trái bóng nhỏ.
24. ĐUA NGỰA
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có 02 hay nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: sự khéo léo, nhanh nhẹn của tập thể.
Giáo dục: Tinh thần đồng đội, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến
đích.
Luật chơi: Chia nhóm: 3 người – 02 người làm Ngựa, 01 người cỡi: người thứ I đứng thẳng, người
thứ II: 2 tay vịn vài người thứ I, 02 chân thẳng, mình cúi sâu làm Ngựa. Người thứ III ngồi lên lưng
người thứ II, mặt quay lại, phía sau, miệng ngậm cán muỗng cà phê, trên muỗng cà phê có để 1
trái pingpong (hay 1 quả trứng). Người cỡi không được dựa lưng người thứ I, cũng không được
dùng tay vịn vào bất cứ ở đâu.
* Tiếng còi khởi hành, các con ngựa bắt đầu chạy về điểm tới cách đó 5m. Ngựa nào tới đích trước,
còn nguyên vẹn, không té, không rớt quả banh, không dựa lưng: thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.

Vật dụng: Trái banh pingpong nhỏ, muỗng, trứng.


25. SẤP NGỬA
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có 02 hoặc nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng việc lắng nghe và thực hiện với tinh
thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến
đích.
Luật chơi: Chia thành hai đội đều nhau, xếp hàng dọc, đứng quay lưng vào nhau. Trước mặt mỗi
đội có vạch 1 đường dài làm giới hạn.
* 1 đội “sấp”, 1 đội “ngửa”
* Qt tung đồng bạc cắc lên, rơi xuống đất nếu là sấp, Qt hô “sấp”, nếu là ngửa thì hô “ngửa”.
- Sấp: đội sấp chạy về đường giới hạn, đội ngửa quay lại đuổi theo, cố vỗ vào lưng. Ai bị vỗ vào
lưng: chết
- Ngửa: đội ngửa chạy, đội sấp đuổi.
* Ai chết bị loại. Bắt đầu lại với số người còn sống. Cuối cùng đội nào chết hết: thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.
Vật dụng: đồng bạc cắc.
26. DĨA BAY
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích một cách nhanh
chóng
Luật chơi: Ấn định mức khởi hành (trái đất) và mức tới (là 1 hành tinh nào đó).
* Mỗi đội đứng vòng tròn, quàng 2 tay lên vai nhau thật chặt, làm dĩa bay.
* Dĩa bay di chuyển bằng cách vừa quay tròn vừa đi tới hành tinh.
- Nghe hiệu còi, các dĩa bay bắt đầu di chuyển đến hành tinh đã định, rồi bay về trái đất (điểm khởi
hành).
- Đang di chuyển, nghe hiệu còi thì đổi vòng quay.

- Các dĩa bay không được đụng nhau. Dĩa bay nào về đến trái đất trước, mà không có hư hại gì thì
thắng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.
27. CÓC THA MỒI
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng kế thừa lẫn nhau , cùng gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích
một cách nhanh chóng.
Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn, ngồi theo đội, số người mỗi đội bằng nhau.
* Vẽ 1 vòng tròn đường kính 1m ở giữa. Rồi đặt rải rác vào đó một số khăn quàng tương ứng với số
người chơi (mỗi người 1 cái).
* Tất cả ngồi chồm hổm, tay trên hông. Nghe tiếng còi, người thứ I của mỗi đội nhảy như cóc đến
vòng tròn (để khăn quàng). Rồi khum xuống, 2 gối chạm đất, dùng miệng tha mồi (cắn lấy 1 khăn
quàng), rồi nhảy về chỗ. Người thứ II nhảy lên, làm như trên...
* Đội nào tha đủ mồi trước thì thắng. Đội nào có người té là thua.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.
Vật dụng: Khăn quàng.
28. THI ĐUA CỨU TRỢ
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ lẫn nhau , cùng gánh vác trách nhiệm để tìm kiếm một cách nhanh nhất.
Luật chơi: Qt quảng diễn nội dung: Bão lụt miền Trung. Cảnh màn trời chiếu đất. Kêu gọi cứu trợ.
* Mỗi đội là 1 nhóm cứu trợ, có bổn phận cung ứng bất cứ thứ gì nạn nhân đòi hỏi.
* Qt là nạn nhân, đòi hỏi những gì có ở khu vực sinh hoạt, hay chính nơi các bạn sinh hoạt.
* Thí dụ: nước cuốn mất của tôi 1 chiếc giày, hãy cho tôi chiếc giày.
* Gió thổi đứt của tôi 1 nút áo, hãy cho tôi 1 nút áo.
- Đội nào đem tới trước nhất được 1 điểm kết thúc, đội nào nhiều điểm nhất: thắng.
- Qt có thể đòi hỏi cái khó tìm hơn như 10 sợi tóc bạ, 2 con chí hoặc 1 vật vui hơn như 1 hàm răng
giả.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội.

Vật dụng: Các vật dụng để làm vật cứu trợ.


29. ĐUỔI BẮT
Chuẩn bị: sân rộng, có khoảng từ 20-25 người tham dự.
Rèn luyện: nhanh trí, tháo vát, dai sức.
Luật chơi: Đây là trò chơi bài hát đuổi bắt từng 2 người trong 1 vòng tròn.
1. Đưa ra 2 người, 1 chạy, 1 rượt, cùng phát xuất 1 lượt đầu nhịp mạnh.
2. Vòng tròn nắm tay giang rộng để có thể chạy đuổi dễ dàng .
3. Người bị đuổi chạy theo đường nào, người đuổi phải chạy theo đường đó, không được chặn đầu,
hoặc chạy tắt ngang.
4. Bài hát được hát hai hoặc ba lần tuỳ theo qui định, mỗi lần nhanh hơn.
5. Hát xong mà người đuổi không bắt được coi như thua, còn nếu người bị đuổi bị bắt thì phải đuổi
người khác.
Lưu ý: Quản trò có thể sáng kiến một loại hình khác tương tự như vậy với điều kiện chạy (nhảy
từng bước) theo nhịp, miễn bước được xa là có thể thắng.
-1. MŨI TÊN CỦA THẦN CUPID:
Người chơi dùng cung tên bắn lên những trái tim được treo ở phía trên, mỗi lần bắn chỉ được bắn
một trái, làm sao cho trái tim rớt xuống để ghép thành chữ LOVE, trong thời gian 2 phút. ( lưu ý
mỗi trái tim là một chữ cái)
2. NỐI HAI BỜ YÊU THƯƠNG:
Hai người nam và nữ đứng đối diện với nhau nhưng cách nhau khoảng 2m. Khi có hiệu lệnh mỗi
người di chuyển phân nữa trái tim vượt qua các chướng ngại vật, để nối lại thành một trái tim có
kích thước lớn trong thời gian 2 phút
3. TÂM ĐẦU Ý HỢP: Hai đội thi đối kháng với nhau
Hai người nam và nữ sẽ cùng tìm những hộp sữa có cùng màu với nhau, hai người bị ngăn cách
nhau bằng một cái kệ, lần lượt người nam tìm được hộp màu cau thì bắt buộc người nữ cũng phải
để hộp cùng màu kế bên cạnh, một lần chỉ được cầm một hộp đặt lên kệ. Trong thời gian 2 phút
cặp nào có đôi hộp sữa giống nhau nhiều hơn thì chiến thắng.
4. SẮC MÀU TÌNH YÊU:

Người nam sẽ trượt patin qua bên kia để ngậm một bông hồng về tặng cho người nữ (lưu ý trên
đường trượt sẽ có những thanh chắn ngang người chơi phải chui qua những thanh chắn, nếu làm
rớt những thanh chắn thì xem như bị loại)
5. NÓI THAY LỜI YÊU:
Người chơi sẽ nhìn thấy 10 câu nói thể hiện lời yêu thương, người chơi quyết định chọn một câu
duy nhất. Sau đó sẽ đến 10 ống trụ, mỗi ống trụ có đựng 10 trái banh, trên mỗi trái banh là một
vần đã được dán sẵn. Chia 10 ống trụ cho 2 người, mỗi người 5 ống. Người chơi sẽ lấy từng trái
banh phía dưới ống trụ sau đó thả lại trong ống tru, tính toán làm sao để cả hai người sẽ cùng ráp
thành 1 câu nói yêu thương nằm hàng ngang trên 10 ống trụ. Thời gian là 4 phút.
6. BẾN BỜ HẠNH PHÚC:
Bạn nữ sẽ đứng trên một cái bục dùng còi thổi để hướng dẫn cho bạn nam bị bịt mắt vượt qua mê
cung, để đi đến chỗ bạn nữ trong thời gian 6 phút. Lưu ý cứ sau hai phút là mê cung sẽ quay 180
độ theo chiều kim đồng hồ. Vì thế hai bạn cần phải thỏa thuận với nhau thật chính xác (vd: thổi 1
tiếng còi là đi lên, 2 tiếng còi là sang trái, 3 tiếng còi là sang phải, thổi 1 hơi dài là lùi lại, đó là tùy
hai bạn thỏa thuận với nhau)
7. ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA TRÁI TIM:
Bạn nam sẽ leo lên một cái bục tròn cao 2m (dùng dây leo lên, hoặc làm bật thanh leo lên) để mở
1 trái tim đã được đặt sẵn phía trên bục, trái tim được đóng lại bằng một ổ khóa có số, người nam
phải nói xuống phía dưới đất để bạn nữ tìm cho được chiếc chìa khóa có số tương ứng với ổ khóa,
bạn nữ tìm được chìa khóa rồi thì đứng dưới đất quăng lên trên bục, để bạn nam mở trái tim lấy ra
một chiếc hộp có số tương ứng với chìa khóa trong thời gian 2 phút.

--

3.ĐUA GHE NGO
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành 3-5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo
hàng dọc, chân của người ngồi sau để song song với chân của người ngồi trước, hai tay người ngồi
trước năm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về
phía trước vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng

sẽ bị loại.


4.NGŨ LONG + Cách chơi: Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ
là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. 5 con rồng(5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản
trò ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rộng đội 2, đầu rộng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng
đội 3, … Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn
công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế cho đến khi
trên sân còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc. Đầu rồng chỉ cần chạm vào đuôi rồng
khác là coi như bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
5.GHẾ DI ĐỘNG
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng như nhau. Mỗi đội xếp thành một
hàng dọc phía sau vạch xuất phát. Người khom xuống ngồi lên đùi người phía sau và đặt 2 tay lên
vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt
khúc sẽ bị loại.
6.BĂNG QUA LỬA ĐẠN
+ Cách chơi: Quản trò chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia
thành 4 đội, bốc thăm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh,
người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn
lại đứng cách đó 5 mét ném vào. Khi qua cầu, người này phải cấm cờ vào nơi quy định. Sau đó các
thành viên khác trong đội tiếp tục qua cầu. Đội nào qua cầu an toàn và cắm cờ nhiều nhất trong
thời gian quy định là thắng cuộc. Sau đó 2 đội còn lại thi với nhau. Cuối cùng 2 đội thắng thi vơi
nhau để chọn ra đội nhanh nhất.
+ Luật chơi: Ai bị té ngã khi bị ném thì phải quay về vị trí xuất phát để đi lại.
7.CON TÀU TÌM BÁU VẬT
+ Cách chơi: Ngưởi chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội được xếp thành
1 hàng dọc để làm các đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm
trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ lấy đi 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để

cách xa các đội 30-50m . Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ được thống nhất với nhau những
ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. Ví dụ: -Nếu người trưởng tàu đập tay lên vai trái người
đứng trước thì tàu rẽ trái. -Nếu người trưởng tàu đập tay lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ
phải. -Nếu người trưởng tàu đập tay lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng. Người nào nhận
được ám hiệu thì chuyền ám hiệu lên người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi
được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báu vật trước thì thắng.
+ Luật chơi: Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi
phạm sẽ bị loại.
-B. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
1.- CHẠY NHANH TIẾP SỨC
-

Số lượng: 10 nam + 10 nữ/đội xếp hàng dọc
Đường chạy: 30m – 50m
Vật dụng: mỗi đội một quả chanh tươi
1 lần thi: 3 đội lấy 1 đội nhất vào thi đấu chung kết với các đội thắng khác.

* Cách chơi: khi có tiếng còi của trọng tài, người đứng đầu ném trái chanh đi thật xa rồi chạy theo
nhặt lên ném tiếp cho đến khoảng cách quy định, vòng sau lưng trọng tài đã đứng sẵn, trở về vạch
xuất phát, trao trái chanh cho người kế tiếp. Lần lượt cho đến người cuối cùng, đội nào xong trước
là thắng cuộc.
2.- ĐẨY XE CÚT KÍT - NÉM CÒN VÀO THAU
-

Số lượng: 10 nam làm xe, 10 nữ làm người đẩy xe. Xếp thành hàng dọc
Đường chạy: 10m gồm 5m chạy 2 tay, 5m chạy 1 tay
Vật dụng: còn ném và thau đựng còn
1 lần thi: 3 đội, thời gian 3 phút

* Cách chơi: nam nằm sấp, chống tay, nữ nắm 2 chân nam. Nghe tiếng còi, di chuyển đến vạch

quy định lấy còn. Di chuyển đến vạch ném còn bằng một tay còn lại, ném còn vào thau (cách 2m).
Ném xong, trở về chỗ cho cặp khác tiếp tục. Qua thời gian 3 phút, đội nào có số còn trong thau
nhiều nhất là thắng.


3.- THỢ LẶN NÉM MUỖNG VÀO THAU:
-

Số lượng: 10 nam, 10 nữ xếp một hàng dọc
Đường chạy: dài 10m, mỗi đường cách nhau 3m
Vật dụng: thau nước, muỗng, thau đựng muỗng
1 lần thi: 3 đội, thời gian 3 phút

* Cách chơi: nghe tiếng còi, người thứ nhất chạy đến thau nước, cúi đầu vào thau, dùng răng cắn
lấy muỗng (thả sẵn trong thau), đến vạch quy định, ném muỗng vào thau. Sau 3 phút, đội nào
ném được nhiều muỗng vào trong thau là thắng.
4.- TẢI THƯƠNG KHÔNG ĐÒN:
-

Số lượng: 10 nữ, nam không hạn chế
Đường chạy: 15m
Vật dụng: mỗi đội 1 võng
1 lần thi: 3 đội

* Cách chơi: 10 nữ làm thương binh, nam làm người cán thương. Nữ nằm tại nơi xuất phát, nam
tập trung tại nơi đến. Nghe tiếng còi, 2 nam mang võng chạy đến bạn nữ đang nằm, trải võng,
khiêng nữ lên võng. Do không có đòn khiêng, nam phải dùng dây võng quàng lên người. Đội nào di
chuyển hết thương binh trước là thắng.
5.- BỊT MẮT CÕNG ĐẬP NIÊU:
-


Số lượng: 10 nam, 10 nữ xếp thành 10 cặp đứng hàng dọc
Đường di chuyển: 15m
Vật dụng: niêu, gậy đập niêu, khăn bịt mắt
1 lần thi: 3 đội trong thời gian 3 phút

* Cách chơi: nam cõng nữ, nam bị bịt mắt và cầm gậy. Khi nghe tiếng còi, nam cõng nữ đến gần
niêu theo sự điều khiển của nữ và cố gắng đập bể niêu.
Lưu ý: nếu gậy, người đụng vào dây treo, vào niêu trước khi đập là thua. Chỉ được đập một lần,
đập trúng dây niêu làm niêu bể hay trúng niêu nhưng không bể thì không được tính vào bàn thắng.
6.- THI XẾP HÌNH NHANH:
-

Số lượng: 10 nam, 10 nữ xếp thành cặp nam và nữ.
Đường chạy: 15m
Vật dụng: các hình được cắt sẵn
1 lần thi: 3 đội

* Cách chơi: nghe tiếng còi, cặp thứ nhất di chuyển đến nơi có hình, mở ra (có 6 mẫu nhỏ), ghép
lại theo đúng thứ tự của hình trước khi cắt. Ráp đúng, trọng tài cho cặp khác tiếp tục. Lần lượt đội
nào xong trước là thắng.
7.- CHẠY KẾT ĐOÀN:
- Số lượng: 12 nam, 12 nữ xếp thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 1 nữ và 2 nam, 2 nữ và 1 nam (đứng
xen kẽ nhau)
- Đường chạy: 60m (30m đi và 30m về)
- Vật dụng: mỗi đội có 1 gậy
- 1 lần thi: 3 đội
* Cách chơi: nghe tiếng còi, nhóm đầu tiên nắm chặt tay nhau cùng chạy về đích chạm vào trọng
tài, xong chạy ngược về trao gậy cho nhóm kế tiếp. Lần lượt đội nào về trước là thắng.
Lưu ý: suốt đoạn đường di chuyển, cần phải nắm chặt tay nhau, buông tay ra là thua.

8.- ĐÁNH CẦU VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT:


-

Số lượng: 10 nam, 10 nữ xếp hàng dọc
Đường chạy: 20m
Vật dụng: 2 vợt cầu lông, 4 quả cầu lông, các chướng ngại vật và rổ đựng cầu
1 lần thi: 3 đội, trong thời gian 3 phút

* Cách chơi: nghe tiếng còi, người đứng đầu vừa đi vừa tung hứng quả cầu sao cho không bị rơi
xuống đất, về đến đích và đưa quả cầu vào rổ. Sau 3 phút, đội nào có được nhiều cầu trong rổ là
thắng.
9.- CHẠY BÀN NHANH:
-

Số lượng: 10 nam, 10 nữ xếp hàng dọc
Đường chạy: 15m
Vật dụng: 4 đĩa, 16 quả banh mủ nhỏ, thùng đựng banh, các chướng ngại vật
1 lần thi: 3 đội, trong thời gian 3 phút

* Cách chơi: nghe tiếng còi, người đứng đầu hai tay cầm 2 đĩa chứa 8 quả banh mủ, chạy về đích.
Nếu làm rớt banh là thua. Sau 3 phút, đội nào có nhiều banh trong thùng là thắng.
10.- HÍT ĐẤT CÕNG:
- Số lượng: 10 nam, 10 nữ
- 1 lần thi: 1 đội
* Cách chơi: các đội lần lượt cõng hít đất, số lần hít được của từng đội bằng tổng số lần hít được
của từng cá nhân trong đội (kể cả nữ). Đội nào có số lần hít nhiều là thắng.
Lưu ý: 1 lần hít được tính như sau:
- Hạ người xuống cằm đụng đất, nhấc người lên hai tay phải thẳng.

- Người được cõng trên lưng phải nằm dài theo lưng người cõng, tay để trên vai, chân xuôi theo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×