Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGHUYÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH LIÊN HỆ VỚI TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.81 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TRUNG TÂM TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE

BẢN THẢO
ĐỀ ÁN MODULE TỔNG QUAN DU LỊCH
Đề tài:

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGHUYÊN
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
LIÊN HỆ VỚI TỈNH QUẢNG NINH

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

: PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh
: Cao Thị Hồng Anh
: 11140095
: POHE Quản trị lữ hành K56

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch là ngành công nghiệp không khói, là một bộ phận quan trọng của nền
kinh tế xã hội. Lúc đầu du lịch chỉ là hoạt động bên lề của các hoạt động khác như:


buôn bán, tôn giáo, tín ngưỡng, khám phá, thể thao…của con người. Trong thời kì
hiện đại, con người đi du lịch với mục đích chính là thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải
trí. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động du lịch sẽ được tiến
hành nhanh hơn, thuận tiện hơn giúp con người rút ngắn thời gian và chi phí khi
tham gia du lịch.
Du lịch mang lại lợi ích kinh tế cao, cân bằng thu nhập giữa các vùng miền
lãnh thổ. Đặc biệt với các quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển như
Việt Nam thì việc đẩy mạnh phát triển du lịch là một vấn đề cần được quan tâm sâu
sắc. Hơn nữa, một trong những mục tiêu phấn đấu của nước ta là “dân giàu, nước
mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Để đạt được mục tiêu này, việc đẩy
mạnh phát triển du lịch là hoạt động không thể thiếu.
Để phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự hợp thành của nhiều yếu tố. Trong đó
tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Chính sự
phong phú đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tạo nên sự phong phú, đa
dạng, hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Du khách có quyết định thực hiện các chuyến
đi hay không phụ thuộc rất lớn vào giá trị tài nguyên du lịch nơi đến. Do vậy, mỗi
quốc gia, mỗi vùng miền muốn phát triển du lịch đạt hiệu quả cao cần quan tâm đầu
tư khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lí.
So với các địa phương trong cả nước, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng
và thế mạnh để phát triển du lịch. Bên cạnh vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên nổi
tiếng được nhiều người biết đến, tỉnh Quảng Ninh còn có nhiều các di tích lịch sử,
văn hóa quan trọng. Đây là lợi thế giúp Quảng Ninh khai thác loại hình du lịch văn
hóa tâm linh. Thời gian qua, nhiều điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã trở thành
địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Có thể nhận thấy rằng, du
lịch tâm linh đang ngày càng phát triển, trở thành một loại hình du lịch quan trọng
trong ngành công nghiệp không khói của Quảng Ninh. Trong đề án này, em xin
phép phân tích các giá trị của tài nguyên để phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại
Quảng Ninh, từ đó đánh giá và đưa ra một số kiến nghị với định hướng phát triển
loại hình du lịch này của tỉnh.



2. Mục tiêu của đề tài
-Nêu những kiến thức về giá trị của tài nguyên.
- Vận dụng kiến thức để liên hệ đánh giá các giá trị tài nguyên để phát triển
du lịch văn hóa tâm linh tại Quảng Ninh và đề xuất các ý kiến.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các giá trị tài nguyên để phát triển loại hình du
lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Quảng Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, xử lí tài liệu
- Phương pháp phân tích, đánh giá
5. Kết cấu của đề tài
Không tính phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm:
1. Nhận thức về giá trị tài nguyên để phát triển du lịch.
2. Liên hệ tỉnh Quảng Ninh phát triển du lịch tâm linh dựa trên các
giá trị tài nguyên.
3. Nhận xét và đưa ra kiến nghị.


NỘI DUNG
1. Nhận thức về giá trị của tài nguyên để phát triển du lịch
1.1. Tài nguyên du lịch là gì?
1.1.1. Khái niệm du lịch
Cuộc sống của con người ngày càng hiện đại hơn, con người có thể tìm
được những thông tin muốn tìm chỉ trong giây lát, tốc độ phát triển của khoa
học kĩ thuật khiến cho con người giảm bớt mệt mỏi từ lao động chân tay.
Nhưng vô tình con người đang tự mình rời xa với tự nhiên, đi vào guồng quay
của sự phát triển đó.
Chính vì vậy con người luôn mong muốn được nghỉ ngơi, giải trí để giảm
bớt sự mệt mỏi căng thẳng. Tất cả những nhu cầu đó con người đều tìm thấy trong

hoạt động du lịch. Từ xa xưa, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu
cầu nhất thiết không thể thiếu trong cuộc sống. Du lịch không chỉ đem lại lợi ích với
cá nhân, với địa phương mà du lịch còn được coi là cứu cánh nền kinh tế trì trệ của
những nước đang trong quá trình phát triển.
Dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, hoàn cảnh không gian, thời gian
khác nhau, mỗi tổ chức cá nhân có những cách hiểu về du lịch khác nhau.
Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại ROMA (Italia) năm 1963,
các chuyên gia đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến du lịch không phải nơi làm việc
của họ.”
Tổ chức Du lịch thế giới định nghĩa: “Du lịch là tổng thể các hiện tượng
và các mối quan hệ xuất phát từ sự giao lưu với du khách, các nhà kinh doanh,
chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá trình thu hút và đón
tiếp khách du lịch.”
Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI
năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau:


“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Theo Pirojnik: “ Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên văn hóa lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát
triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ,
trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kĩ

thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất những dịch
vụ du lịch và nghỉ ngơi.”
Theo Điều 4, Luật Du lịch của Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo
của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch.”.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm
tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
1.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch cũng giống như các loại tài nguyên khác mang những đặc
điểm chung và những đặc điểm riêng liên quan tới tính chất ngành du lịch. Để khai
thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, trước hết cần phải tìm hiểu và
nghiên cứu các đặc điểm nguồn tài nguyên này. Tài nguyên du lịch có những đặc
điểm chính sau:
- Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài
nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống
lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch.


- Thời gian khai thác xác định tính mùa của du lịch, nhịp điệu của dòng
khách.
- Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút
cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó.
- Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho
phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên.
- Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các qui
định về sử dụng một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ.
1.2. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con người tạo ra.

Vì vậy, chúng ta phân các tài nguyên du lịch làm hai nhóm: tài nguyên du lịch thiên
nhiên và tài nguyên du lịch nhâ văn.
1.2.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
* Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên.
Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì phần
lớn các loại tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài
nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.
Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào
điều kiện thời tiết.
Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường nằm
xa các khu đông dân cư.
Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên
nhiên du lịch là: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu
nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi.


1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo Khoản 2 (Điều 13, Chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có
thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài nguyên du lịch nhân văn
là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có
những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát
triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài

nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các loại tài nguyên nhân văn vật thể như:
các di tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các công trình đương đại, vật kỷ
niệm, bảo vật quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm các lễ hội,
nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, phong tục,
tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn tri thức khoa
học, kinh nghiệm sản xuất.
*Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động
của thời gian, thiên nhiên và do chính con người.Vì vậy dễ bị suy thoái,
hủy hoại và không có khả năng tự phục hồi ngay cả khi không có sự tác
động của con người.
Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ biến.
Tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những
đặc sắc riêng.
Tài nguyên du lịch nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đặc
biệt tập trung nhiều ở những khu vực đông dân cư.
Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc
trưng cho sự phát triển của du lịch của một điểm, một vùng hoặc một đất nước.
Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục
đích khác nhau của chuyến du lịch.


1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với hoạt động du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du
lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hoá của ngành du lịch. Quy mô hoạt động du lịch
của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên
du lịch quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của
vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch.
Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp
các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và
phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều
tài nguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn
và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút khách du lịch
càng mạnh.
2. Liên hệ các giá trị tài nguyên du lịch để phát triển hoạt động du lịch
tâm linh ở Quảng Ninh.
2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình
chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi
rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển
khúc khuỷu nhiều cửa sông.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ
20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km.
Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn
Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã
Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và
xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông
bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu,
Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng,


tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía
tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng.
Bờ biển dài 250 km.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là
611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha,
đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.
2.1.2. Địa hình
80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một
phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng
Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển.
Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m,
có nhiều lạch sâu làm nơi cư trú của các rạn san hô.
2.1.3. Kinh tế
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với
di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về
giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế , Trung tâm
thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung
Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có
nguồn tài nguyên khoáng sản (Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng
Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp
vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh
với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn
vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan
Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh
thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm
của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà
Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc



xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển
giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố
trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu
thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất
nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
2.1.4. Văn hóa, Du lịch
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam
giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi
tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch
lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam. Tiềm năng du lịch
Quảng Ninh nổi bật với:
Các thắng cảnh nổi tiếng
Vịnh Hạ Long - với gần 2000 hòn đảo
Đảo Cô Tô (phía Đông Bắc Quảng Ninh). Các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn,
Bắc Vàn, Vàn Chảy, đảo Cô Tô Con. Được đánh giá là những bãi biển đẹp nhất tại
phía Bắc.
Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo, trong đó khu di sản thế
giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc
biệt về văn hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất,
hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình
thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm
quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc Bộ.
Các bãi tắm bãi tắm đẹp như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo Tuần Châu
đã được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu
của khách. hay các bãi tắm đẹp nguyên vẻ hoang sơ như Quan Lạn, Minh Châu,
Ngọc Vừng ...(Vân Đồn).
Các di tích lịch sử văn hóa
Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội

truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử
(Uông Bí), đền Cửa Ông (Cẩm Phả), Đình Trà Cổ (Móng Cái), di tích lịch sử Bạch


Đằng (Quảng Yên), chùa Long Tiên(TP Hạ Long ), đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm(Vân Đồn). đây là những điểm thu hút khách thập
phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.
Hồ nước nhân tạo (hồ Yên Lập) - nơi có di tích chùa Lôi Âm.
2.1.5. Giao thông
Hệ thống giao thông của Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giao
thông đường bộ, đường sắt, đường biển và cảng hàng không. Trong đó, hệ
thống đường bộ có 5 tuyến Quốc lộ dài 381 km, đường tỉnh có 12 tuyến với
301 km, 764 km đường huyện và 2.500 km đường xã, toàn tỉnh có 16 bến xe trong
đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp. Đối với hệ thống đường thuỷ nội địa toàn tỉnh có 96
bến thuỷ nội địa, 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc danh mục cảng biển trong Quy
hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Các cảng biển lớn như Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn
Nét và Cảng Mũi Chùa. Ngoài ra tỉnh còn có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến
Kép - Hạ Long, và hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than. Trong tương lai
gần, tại huyện đảo Vân Đồn sẽ xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh (sân bay
Vân Đồn) đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và tham quan du lịch cho người dân
và khánh du lịch tới đây. Quảng Ninh cũng đã và đang phát triển dịch vụ thuỷ phi
cơ cho mục đích di chuyển và ngắm cảnh.
2.2. Tài nguyên du lịch tại tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Vịnh Hạ Long một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới (N7W), di sản
thiên nhiên thế giới, có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo. Trong đó khu di sản thế
giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc
biệt về văn hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất,
hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình
thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm

quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc Bộ.
Vịnh Bái Tử Long nằm liền với vịnh Hạ Long ở phía bắc với nhiều đảo đá
trải dài ven biển, các bãi tắm tại các đảo như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...
(Vân Đồn).


Hàng chục bãi tắm bãi tắm đẹp hiện đại như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy,
đảo Tuần Châu được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng
các nhu cầu của du khách.
Đảo Cô Tô (phía đông bắc Quảng Ninh). Các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn,
Bắc Vàn, Vàn Chảy, đảo Cô Tô Con. Được đánh giá là những bãi biển đẹp nhất tại
phía bắc.
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Bãi cọc Bạch Đằng thuộc thị xã Quảng Yên, khu vực tiếp giáp với thành phố
Hải Phòng.
Thương cảng Vân Đồn với trận thủy chiến chống quân Nguyên Mông
của tường Trần Khánh Dư. Nay thuộc khu vực đảo Quan Lạn và Minh Châu,
huyện Vân Đồn.
Khu quần thể di tích lăng các vua Trần, nơi ở của tổ tiên Vương triều
Trần trước khi di cư xuống vùng Thái Bình, Thiên Trường thuộc địa phận thị
xã Đông Triều.
Núi Yên Tử, nơi phát tích thiền phái Trúc Lâm do phật hoàng Trần Nhân
Tông sáng lập thuộc địa phận thành phố Uông Bí. Hiện nay Quần thể di tích danh
thắng Yên Tử thuộc 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh đang được lập hồ sơ đề nghị
công nhận di sản thế giới.
Ngoài ra cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với
nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng như miếu Tiên Công,
đình phong Cốc (TX Quảng Yên),đền Cửa Ông (Cẩm Phả), Đình Trà Cổ (Móng
Cái), chùa Long Tiên (TP Hạ Long), Đệ tứ chiến khu Đông Triều, đình Quan Lạn,
chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn). Đây là những điểm thu

hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào
những dịp lễ hội.
2.3. Du lịch tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Tình hình du lịch tỉnh Quảng Ninh
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, lượt khách du lịch đến với Quảng
Ninh 4 tháng đầu năm ước đạt trên 4 triệu lượt, đạt 54,6% kế hoạch và tăng 9%


cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt, đạt 53,3% kế hoạch
và tăng 68% cùng kỳ.
Đặc biệt, số lượng khách tham quan Di tích lịch sử- văn hóa như Cụm di tích
Yên Tử, Đền Cửa Ông… là 2.783.000 lượt tăng 119% so với cùng kỳ. Tổng doanh
thu Du lịch quý I- năm 2016 đạt 1.835 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2015.
Chỉ tính riêng tháng 4-2016 ước đạt 974.500 lượt khách, tăng 9% cùng kỳ.
Tổng thu từ khách du lịch tháng 4 ước đạt trên 1.200 tỷ đồng, lũy kế 4 tháng đạt gần
5.000 tỷ đồng, đạt 60,6% kế hoạch, tăng 15% cùng kỳ năm 2015.
Đặc biệt, theo thống kê trong dịp nghỉ lễ (tính từ ngày 30-4 đến ngày 3-5),
Quảng Ninh đã đón khoảng 30.000 lượt khách đến tham quan, du lịch; công suất
trung bình các khách sạn trên địa bàn tỉnh đạt 90%, cao điểm nhất là các ngày 30-4,
1-5 đạt gần 70 nghìn lượt khách lưu trú.
2.3.2. Du lịch văn hóa tâm linh tại Quảng Ninh và định hướng phát triển
loại hình du lịch tâm linh của tỉnh.
2.3.2.1. Thực trạng du lịch tâm linh tại tỉnh Quảng Ninh
Toàn bộ giá trị lịch sử - văn hóa trên vùng đất Quảng Ninh được thể hiện
khái quát thông qua hơn 600 di tích lịch sử - văn hóa các loại. Trong đó đặc biệt có
giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch là 4 di tích - danh lam thắng cảnh được
xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt bao gồm: Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long
(thành phố Hạ Long), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử ( thành phố
Uông Bí), Di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên) và Khu di tích lịch sử văn
hóa nhà Trần tại thị xã Đông Triều.

Văn hóa Hạ Long
Nền văn hóa Hạ Long đã được ghi nhận trong lịch sử dựng nước của
người Việt.
Những đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Hạ Long được thể hiện qua
hình ảnh những công cụ đồ đá. Người dân Hạ Long đã rời bỏ những hang trú
ngụ của mình và định cư lâu dài dọc theo bờ biển, bờ sông và có cuộc sống
sinh hoạt gắn liền với sông biển. Các nhà khảo cổ học đã sưu tầm được rất
nhiều những vật dụng bằng đá như rìu, đục, đòn kê, đá mài và vòng đeo tai
cùng những đồ dùng khác như bình, lọ bằng đá có trạm khắc. Sự tương đồng
của các vật dụng này tạo mối liên kết giữa các khu vực khảo cổ mà ngày nay


được biết đến là “Nền văn hóa Hạ Long”. Các vết tích của nền văn hóa Hạ
Long thường phân bố ở các nơi có bờ cát như Tuần Châu, Ngọc Vừng, Xích
Thổ và Đồng Mang. Những vật dụng tìm thấy đều có đặc điểm tương tự nhau
cả về vật liệu, kỹ thuật sản xuất và họa tiết.
Nền văn hóa Hạ Long còn sở hữu nét đặc trưng khác đó đồ gốm sứ rất đẹp,
nhẹ và có hoa văn trổ thủng. Ở những nơi khác cũng sản xuất đồ gốm có văn hoa
trổ thủng nhưng số lượng ít, chiếm khoảng trên dưới 1% tổng sản phẩm nghề gốm.
Các sản phẩm gốm Hạ Long chủ yếu là sản phẩm có hoa văn trổ thủng,
chiếm khoảng 98,9% và còn lại 1,1% là gốm liền. Gốm Hạ Long được làm trên bàn
quay nên rất mỏng và tròn.
Hiện tại, những yếu tố “Văn hóa Hạ Long” mới chủ yếu được trưng bày
trong viện bảo tàng, chưa có sản phẩm du lịch thực tế dành cho khách du lịch.
Trung tâm Phật giáo Yên Tử
Yên Tử là một quần thể Di tích lịch sử danh thắng đặc biệt của Việt Nam trải
dài gần 20 km trong tổng thể đồi núi có đỉnh cao 1.068 m với cảnh quan hùng vĩ,
thơ mộng của rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên trên địa bàn thành phố Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh, trên đường 18A, cách Hà Nội 115 km về phía đông, cách
thành phố Hạ Long 50 km về phía tây.

Gần 1.000 năm trước Yên Tử đã được coi là “Phúc địa” thứ 4 của Việt Nam,
được liệt vào hàng Danh Sơn, chép trong điển thờ. Từ xa xưa, Yên Tử là nơi thu hút
các tín đồ đạo Phật Việt Nam đến dựng am cầu kinh niệm Phật. Nhiều thế hệ tăng ni
phật tử Việt Nam liên tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều
công trình khác.
Đặc biệt, từ thời nhà Trần - một triều đại phong kiến huy hoàng thịnh trị ở
Việt Nam đã đầu tư xây dựng Yên Tử thành khu quần thể kiến trúc chùa, tháp có
qui mô lớn. Khởi đầu là Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) đến Yên Tử tháng 4 năm
Bính Thân (1236).
Yên Tử thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông - một ông Vua đang thời
thịnh trị (cuối thế kỷ 13) từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, để tâm nghiên cứu đạo
Phật và lập nên phái Thiền Trúc Lâm (1299), một phái Phật đặc trưng của Việt Nam
bằng hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Từ đó, Yên Tử trở thành


kinh đô tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đánh dấu sự phát triển triết học và tư
tưởng của dân tộc Việt Nam đương thời.
Gắn liền với quá trình phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây
dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm 11 chùa và hàng trăm
am, tháp, bia, tượng...
Trong những thế kỷ tiếp theo, các công trình xây dựng tại Yên Tử tiếp
tục được Vua, quan các triều đại phong kiến Việt Nam và nhân dân cả nước
đầu tư tôn tạo, do đó khu di tích Yên Tử vừa là sự kết tinh, vừa là sự hội tụ
của nền văn hoá Việt Nam với nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của các
thời đại.
Từ thế kỷ 17-18, trên đỉnh núi Yên Tử xuất hiện một ngôi chùa lợp ngói
bằng đồng đã làm tăng thêm sự linh thiêng, huyền bí và sức cuốn hút kỳ diệu của
Yên Tử. Trải qua nhiều đổi thay, chùa cũ được đúc lại đẹp hơn và làm mới hoàn
toàn bằng đồng.
Hàng năm Lễ hội Yên Tử (Hội Xuân Yên Tử) được tổ chức từ ngày mùng 10

tháng giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân.
Ngoài sức hút tâm linh, quần thể di tích danh thắng Yên Tử là một không
gian đặc biệt hấp dẫn dành cho du lịch sinh thái và văn hóa.
Từ năm 2008, Yên Tử đã trở thành một địa danh nổi tiếng thế giới trong lĩnh
vực du lịch Phật giáo và đã có những phát triển nhanh chóng vượt bậc về lượng
khách du lịch và chỉ đứng thứ hai sau vịnh Hạ Long.
Ngày 18 tháng 2 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có Quyết
định số 334/QĐ-TTG về việc phê duyệt Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích
lịch sử và danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử được quy hoạch đầu tư phát triển
với quy mô lớn và kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch văn hóa - tâm linh tại
miền Tây Quảng Ninh (Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên) là hoàn toàn phù
hợp.
Di tích lịch sử Bạch Đằng:


Là một quần thể di tích ghi lại chiến công hiển hách và nghệ thuật quân sự
tài tình năm 1288 của triều đại nhà Trần trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam tại khu vực cửa sông Bạch Đằng thuộc thị xã Quảng Yên.
Quần thể này bao gồm bãi cọc Bạch Đằng, đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu
Vua Bà, 2 cây Lim giếng Rừng, bến đò Rừng, đình Trung Bản, đình Yên Giang,
đình Đền Công và đền Trung Cốc.
Di tích lịch sử Bạch Đằng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, có sức hấp
dẫn mạnh đối với mọi đối tượng khách du lịch, rất đáng đưa vào chương trình du
lịch kết nối với quần thể di tích danh thắng Yên Tử và khu di tích lịch sử văn hóa
nhà Trần tại Đông Triều.
Tuy nhiên, hiện nay bãi cọc Bạch Đằng chưa được đầu tư bảo vệ xứng đáng
nên chưa thể hiện được tầm vóc hiện thực của sự kiện.
Khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần:
Là một quần thể di tích lăng mộ, đền, chùa của Triều Trần - một triều đại huy

hoàng thịnh trị ở Việt Nam trên vùng đất An Sinh (địa danh cổ), hiện nay là huyện
Đông Triều.
Theo lịch sử, những công trình tại đây có quy mô lớn, có giá trị tinh thần, tư
tưởng, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc đặc sắc, được đánh giá là trung tâm Phật giáo
của Việt Nam, là trung tâm văn hóa, nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, đặc sắc, duy
nhất, lớn nhất của triều đại nhà Trần.
Hiện nay, quần thể di tích này gồm 14 công trình được quy hoạch trên diện
tích 2.206 ha trong phạm vi nghiên cứu 11.095 ha ( Quyết định số 307/QĐ-TT ngày
07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
Trên cơ sở những yếu tố lịch sử, việc định hướng phát triển quần thể này gắn
bó mật thiết với quần thể di tích danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí) và di tích
lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên) trong chương trình du lịch tâm linh - lịch sử
- văn hóa tại miền Tây Quảng Ninh là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, để biến chương trình du lịch nói trên trở thành hiện thực, ngành
du lịch và các doanh nghiệp Quảng Ninh cần phải đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm,
giao thông, dịch vụ và con người.


Thực tế hiện nay, ngoại trừ Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long và Quần
thể di tích danh thắng Yên Tử đang là tiêu điểm thu hút các đối tượng khách du
lịch trong nước và quốc tế, sức hấp dẫn du lịch của các di tích còn lại chủ yếu
xuất phát từ đặc trưng văn hóa, nhu cầu tâm linh, vị trí địa điểm, cảnh quan, điều
kiện giao thông, quy mô kiến trúc xây dựng và hiệu quả quảng bá của từng di
tích cụ thể.
Theo đó, một xu hướng chung dễ nhận thấy là: Những di tích lịch sử - văn
hóa có cảnh quan đẹp, điều kiện giao thông thuận lợi, được đầu tư quy mô lớn và
được quảng bá giới thiệu tốt thì khả năng thu hút khách du lịch sẽ tốt hơn. Điển
hình là đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), chùa
Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Ba
Vàng (thành phố Uông Bí)…Gắn liền với những di tích này là các Lễ hội truyền

thống được tổ chức chủ yếu vào mùa Xuân. Đây là một nét đặc trưng văn hóa
truyền thống của Việt Nam.
Tiêu biểu cho xu hướng nói trên là chùa Cái Bầu, chùa Ba Vàng và đền thờ
Đức Ông Trần Quốc Nghiễn. Mặc dù mới được đầu tư tôn tạo trong thời gian gần
đây, nhưng 3 di tích nói trên đã nổi lên như những điểm thu hút khách tâm linh văn
hóa sôi động. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều di tích có
giá trị như chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu
Vua Bà, đình Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ, chùa
Xuân Lan, đền Xã Tắc (thành phố Móng Cái), nhà thờ Hòn Gai (thành phố Hạ
Long), đình Quan Lạn (huyện Vân Đồn)…nhưng chưa thực sự thu hút được nhiều
khách tham quan.
Tuy nhiên, phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh mới chỉ có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa, trong đó chủ yếu là dòng
khách tâm linh. Sức hút đối với khách du lịch nước ngoài chưa đáng kể.
Các tài nguyên nhân văn khác
Lễ hội:
Quảng Ninh có nhiều lễ hội văn hóa, dân gian truyền thống mang đặc
trưng văn hóa Việt Nam. Điển hình là lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Quỳnh Lâm, lễ
hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội chùa Long Tiên, lễ
hội đình Quan Lạn, lễ hội đình Trà Cổ…Trong đó, các lễ hội liên quan đến chùa,
đền thường được tổ chức vào mùa Xuân nhân dịp đầu năm mới sau Tết âm lịch.


Những lễ hội này thường kéo dài nhiều ngày để dân chúng có dịp vui chơi giải
trí, thưởng ngoạn không khí Xuân - Tết sau một năm vất vả mưu sinh. Vì vậy,
những lễ hội này là một nét đẹp văn hóa, có sức thu hút tâm linh sâu rộng trong
cộng đồng người Việt Nam, đồng thời có sức hấp dẫn đối với nhiều khách du
lịch quốc tế.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch lễ hội thường mang tính tự phát do các nhóm
gia đình, người thân hoặc bạn bè tổ chức. Các công ty du lịch chưa khai thác được

nhiều trong loại hình này.
Những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Ninh đã kết hợp tổ chức lễ hội với
hoạt động quảng bá du lịch dưới các tên gọi “Lễ hội du lịch Quảng Ninh”, “Lễ hội
Carnaval Hạ Long” thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch trong nước
và quốc tế.
Một số dân tộc ít người tại các huyện Hoành Bồ, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba
Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà cũng có một số lễ hội văn hóa dân gian có đặc trưng riêng
đang được Sở Văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh nghiên cứu phục dựng. Tuy
nhiên, do quy mô nhỏ nên khả năng khai thác phục vụ du lịch còn rất hạn chế.
Nghệ thuật rối nước:
Có nguồn gốc ở những làng quê thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, đây
là một hình thức nghệ thuật độc đáo của miền Bắc Việt Nam, hiện rối nước được
biểu diễn ở làng quê Yên Đức và thành phố Hạ Long.
Loại hình nghệ thuật này có sức hấp dẫn đối với nhiều thị trường du lịch.
2.3.2.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Quảng Ninh
Các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trên đã, đang và sẽ là nguồn tài
nguyên quan trọng trong phát triển du lịch văn hoá, tâm linh. Để phát huy giá trị các
di sản, Quảng Ninh xác định mục tiêu phát triển du lịch phải gắn với công tác bảo
tồn. Từ đó, thời gian qua, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã cùng với chính
quyền các địa phương triển khai nhiều biện pháp linh hoạt nhằm tăng cường quản
lý, bảo tồn di tích, ban hành kịp thời nhiều văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể việc
tu bổ, tôn tạo các di tích một cách hiệu quả; tuyên truyền nâng cao ý thức trách
nhiệm của người dân trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản v.v.. Nhiều địa phương trong
tỉnh đã thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác quản lý, bảo tồn di sản. Cùng với


nguồn vốn của nhà nước, vốn huy động từ xã hội hoá đã góp phần đáng kể trong
công tác tu sửa, tôn tạo, bảo tồn các di tích trên địa bàn.
Hiện tại, Quảng Ninh có nhiều di sản văn hoá đã trở thành điểm đến hấp dẫn
của du lịch địa phương. Trong đó nổi bật nhất là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ

Long, di tích danh thắng Yên Tử, đền Cửa Ông, chùa Cái Bầu, Thiền viện Trúc
Lâm Giác tâm, chùa Ba Vàng... Trong đó, có những điểm đến thu hút hàng triệu
lượt du khách mỗi năm. Nguồn thu này cũng góp phần quan trọng trong công tác
bảo tồn các giá trị của di sản.
Không chỉ các di sản văn hoá vật thể, các di sản văn hoá phi vật thể của
Quảng Ninh cũng rất phong phú và đa dạng, mang những nét đặc trưng của
vùng đất như lễ hội Yên Tử, đền Cửa Ông, lễ hội Tiên Công, đình Trà Cổ v.v.
hay các phong tục, tập quán, những hình thái diễn xướng hát giao duyên của
ngư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long, hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ, lễ cấp
sắc của người Dao v.v.. Tất cả đều có thể phát triển thành các sản phẩm du lịch
để thu hút khách.
Theo ông Hà Quang Long, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, để
công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá đạt được hiệu quả cao, là “sản
phẩm” của ngành công nghiệp không khói phục vụ khách du lịch, trước hết, việc
bảo tồn di sản phải đảm bảo đúng yêu cầu của Luật Di sản văn hoá, nghĩa là phải
đảm bảo đúng nguyên tắc bảo lưu tối đa những giá trị nguyên gốc của di sản. Theo
đó, việc bảo tồn phải tuân thủ triệt để các quy định của quốc tế và trong nước, tránh
tác động nhiều vào di tích và cố gắng duy trì, bảo quản nguyên trạng di tích như khi
phát hiện là tốt nhất. Những di tích còn giữ được nhiều nét nguyên bản, thường có
giá trị hấp dẫn nhiều hơn đối với du khách. Khai thác có hiệu quả giá trị các di sản
văn hoá để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu
hút khách du lịch; phát triển du lịch di sản văn hóa gắn với phát triển cộng đồng...
Ông Hà Quang Long cũng cho rằng, việc nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hoá
để tạo thành những sản phẩm du lịch mới tại các khu vực có di sản là hết sức cần
thiết, nhằm làm tăng thêm giá trị cho các di sản, đa dạng hoá các loại hình du lịch
và có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng người dân trong khu vực. Phát triển du lịch
phải gắn với việc bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị của di sản…
Trong đó, giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
đạt 11 – 12%/ năm, trong đó dịch vụ từ 11 – 13%/ năm. Tổng số khách du lịch



đến Quảng Ninh năm 2020 đạt trên 10,5 triệu lượt, tổng doanh thu trên 30.000
tỷ đồng, đóng góp từ 10 – 15% thu ngân sách địa phương. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa đến năm 2020 tăng từ 16 – 18%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình
quân từ 3 – 5%/ năm.
3. Nhận xét và đưa ra kiến nghị
3.1. Nhận xét của bản thân
Trong cuộc khảo sát thực hiện với 1.050 khách du lịch quốc tế, hơn hai phần
ba số người được hỏi đã chọn các hoạt động văn hóa và lịch sử là một trong tốp ba
hoạt động kỳ nghỉ của họ. Mặc dù sở hữu một loạt các di sản văn hóa - cả di sản vật
thể và phi vật thể - tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa phát huy được những tiềm năng đó
cho du lịch, chủ yếu là do sự thiếu sót trong phát triển các điểm du lịch.
Di sản văn hóa vật thể
Khu di tích Yên Tử là một trong những điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm
linh hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, Yên Tử hiện nay chủ yếu phục vụ phân
khúc khách du lịch trong nước. Hiện nay có rất ít sự đầu tư nhằm giải thích cho
khách du lịch quốc tế tầm quan trọng của toàn bộ khu di tích và từng khu lăng tẩm,
chùa trong khu di tích. Thêm vào đó, Yên Tử cũng cần phải được đưa vào như một
phần không thể tách rời thương hiệu du lịch của Quảng Ninh nói chung.
Cùng với Yên Tử, Quảng Ninh còn sở hữu một loạt đền thờ và chùa chiền,
tạo nên một mạng lưới các điểm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh. Những trọng
điểm trong số đó bao gồm: Đền Cửa Ông, Chùa Cái Bầu, Chùa Ba Vàng và Chùa
Lôi Âm. Để làm cho những nơi này hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế, cần phải
có sự đầu tư phát triển sao cho họ dễ dàng tiếp cận, hiểu và tận hưởng những giá trị
của những nơi này.
Di sản văn hóa phi vật thể
Làng văn hóa
Thách thức chủ yếu gắn với sự phát triển làng văn hóa phi vật thể là
thông thường, những nơi được ưu đãi với các nét văn hóa tiêu biểu tạo được
sức hấp dẫn - như người dân ở Yên Đức - thường không biết làm kinh doanh để

phát triển và tiếp thị văn hóa của họ thành một trải nghiệm du lịch. Chính vì lý
do đó, để phát triển những khu vực này, Quảng Ninh nên tìm kiếm đối tác là
những doanh nghiệp du lịch giàu kinh nghiệm - đặc biệt là các nhà tàu phục vụ


khách du lịch nước ngoài - để phát triển những ngôi làng như vậy thành các
điểm du lịch hấp dẫn.
Bảo tàng
Bảo tàng cũng là một phương tiện quan trọng mà thông qua đó khách du lịch
có thể trải nghiệm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và thường là điểm du lịch
khá phổ biến. Dù sao, điều quan trọng là bảo tàng phải được tổ chức tốt và khách du
lịch nước ngoài có thể dễ dàng tìm đến. Công tác tổ chức tốt bao gồm cả việc phải
bố trí được những biển hiệu bằng các thứ tiếng cũng như tổ chức được các tour
tham quan bằng ngoại ngữ hoặc có thuyết minh bằng tiếng nước ngoài.
3.2.

Đưa ra các kiến nghị, giải pháp

3.2.1. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài tiếp cận các điểm
du lịch văn hóa - tâm linh trọng điểm
Quảng Ninh phải phát triển các điểm du lịch văn hóa để có thể phù hợp với
khách du lịch quốc tế, trong đó có Khu di tích Yên Tử và các điểm khác trong tỉnh.
Trong khi khách du lịch quốc tế rất dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp thiên
nhiên hấp dẫn của Khu di tích Yên Tử, thì lại gặp khó khăn để hiểu ý nghĩa
lịch sử to lớn của nó.
Những yêu cầu chính đặt ra bao gồm :
• Một bảo tàng ở chân núi Yên Tử giải thích lịch sử và ý nghĩa của Yên Tử
bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ quan trọng khác;
• Có biển hiệu tiếng nước ngoài hướng dẫn khách du lịch quốc tế tại
điểm du lịch;

• Có biển hiệu tiếng nước ngoài tại các ngôi chùa và đền thờ chính để giải
thích ý nghĩa của những nơi này;
• Bản đồ/sổ tay hướng dẫn du lịch bằng tiếng nước ngoài; và
• Có dịch vụ hướng dẫn viên du lịch hoặc thuyết minh theo hệ thống loa cho
khách du lịch nước ngoài.
Tương tự như với Bảo tàng Khoa học tự nhiên, trong việc phát triển Yên Tử
cho đối tượng khách nước ngoài, Quảng Ninh nên phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ


Việt Nam tại Hà Nội để học tập kinh nghiệm nâng cao trải nghiệm cho khách du
lịch, qua đó tăng sự hấp dẫn của bảo tàng..
Một số điểm du lịch văn hóa khác của Quảng Ninh, trong đó có đền Cửa
Ông, chùa Ba Vàng và Chùa Cái Bầu, đều rất hấp dẫn nhưng thiếu tài liệu giới thiệu
bằng ngoại ngữ. Yêu cầu chính đặt ra bao gồm:
• Có biển hiệu tiếng nước ngoài để giải thích ý nghĩa của những nơi này;
• Bản đồ/sổ tay hướng dẫn du lịch bằng tiếng nước ngoài;
• Đảm bảo tiện nghi, bao gồm cả nhà vệ sinh.
3.2.2. Hợp tác với những doanh nghiệp du lịch có kinh nghiệm để phát
triển thêm các điểm du lịch văn hóa
Nhờ có Vịnh Hạ Long, tại Quảng Ninh có rất nhiều doanh nghiệp với kinh
nghiệm phát triển trải nghiệm du lịch cho khách du lịch quốc tế - các công ty tàu du
lịch. Vì vậy, để phát triển các điểm tham quan, Quảng Ninh cần xác định các ngôi
làng và tộc người có tiềm năng du lịch cao và sau đó làm việc với các nhà tàu du
lịch hiện có và các công ty khác có liên quan trong ngành du lịch để phát triển các
sản phẩm này. Những đề xuất cụ thể về các loại làng quê sẽ là lựa chọn tốt phục vụ
phát triển trong tương lai.
3.2.3. Xây dựng một không gian tập trung để thưởng thức ẩm thực
Với vai trò quan trọng của ẩm thực đối với trải nghiệm du lịch Việt Nam,
Quảng Ninh nên tạo thuận lợi cho việc phát triển của một trung tâm ẩm thực, nơi
mà khách du lịch có thể thưởng thức tất cả các món ăn trong vùng. Chính quyền có

thể tìm một không gian trong một khu du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết (bố
trí những dãy bàn ăn cố định, có ghế băng hoặc ghế đẩu) và hướng dẫn các chủ
hàng ăn về thực đơn hàng hàng ngày phục vụ khách du lịch .
Cần chú trọng cung cấp cho khách du lịch những món ẩm thực mang đậm
tính truyền thống của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Điều này rất
quan trọng để khách du lịch trải nghiệm một giá trị văn hóa rất riêng của điểm đến
du lịch. Như vậy tại không gian ẩm thực này nên phân thành các khu vực khác nhau
về văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng miền, trong đó ẩm thực Quảng Ninh có vai trò
chủ đạo.


Trong khu ẩm thực, cần có sự quản lý và kiểm soát chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm của các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch nhằm, đảm bảo cho
khách du lịch có được những trải nghiệm tốt nhất về văn hóa ẩm thực Việt Nam nói
chung và Quảng Ninh nói riêng.
3.2.4. Tăng cường cho hoạt động của Bảo tàng Quảng Ninh để cung cấp
các vật trưng bày và thuyết minh bằng tiếng nước ngoài, nâng cấp tiện nghi
Bảo tàng Quảng Ninh đã được xây mới và khánh thành ngày 13 tháng 10
năm 2013. Như một phần của công tác xây mới, các tiện nghi của bảo tàng cần
được nâng cấp để có cả thuyết minh bằng tiếng nước ngoài giải thích cho tất cả các
hiện vật trưng bày, cũng tổ chức các tour hướng dẫn và/hoặc thuyết minh bằng tiếng
nước ngoài. Tỉnh có thể tham khảo kinh nghiệm phục vụ khách nước ngoài của Bảo
tàng Phụ nữ tại Hà Nội.


KẾT LUẬN
Qua việc đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Quảng Ninh,
chúng ta đã có được cái nhìn khách quan hơn về du lịch của địa phương. Với tiềm
lực dồi dào, du lịch thành phố Quảng Ninh nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển du lịch của vùng và cả nước.

Thực hiện khóa luận này em đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên
du lịch nhân văn; các vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn .
- Đánh giá được thực trạng các giá trị tài nguyên nhân văn của tỉnh bao gồm:
các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công truyền
thống, nghệ thuật dân gian truyền thống.
- Đánh giá được những hạn chế trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên
du lịch nhân văn của tỉnh Quảng Ninh, thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh.
- Đưa ra các giải pháp cho việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn của tỉnh.


×