Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Khảo sát nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.64 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐẶNG THỊ NAM

KHẢO SÁT NHÓM TỪ GỌI TÊN CÁC LOÀI THỰC VẬT
TRONG CA DAO TỎ TÌNH CỦA NGƢỜI VIỆT

CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN TRUNG KIÊN

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được nhiều sự chỉ bảo,
động viên, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn Trường
ĐH Tây Bắc, đặc biệt là Ths. Nguyễn Trung Kiên là người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè khoa Ngữ Văn
trường ĐH Tây Bắc.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, người thân, bạn
bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận
này.
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đặng Thị Nam




MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lí do chọn khóa luận ...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................3
4.1. Mục đích ...................................................................................................................3
4.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5.1. Phương pháp thống kê phân loại………………………………………..………....3
5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp……………………………….…………..…..….4
5.3. Phương pháp hệ thống hóa…………………………………………..……...……..4
6. Đóng góp của khóa luận ..............................................................................................4
7. Cấu trúc của khóa luận…………………………………………………...………….4
B. Phần nội dung .............................................................................................................5
Chương 1. Cơ sở lí thuyết…………………………………………………………..….5
1.1. Từ tiếng Việt .............................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................5
1.1.2. Cấu tạo ...................................................................................................................5
1.1.2.1. Từ đơn ................................................................................................................5
1.1.2.2. Từ láy ..................................................................................................................6
1.1.2.3. Từ ghép ...............................................................................................................7
1.1.3. Ý nghĩa ................................................................................................................11
1.1.3.1. Nghĩa biểu niệm ...............................................................................................11
1.1.3.2. Nghĩa biểu vật ...................................................................................................12
1.1.3.3. Nghĩa biểu thái .................................................................................................12

1.1.4. Từ ngữ gọi tên các loài thực vật ..........................................................................13
1.2. Ca dao .....................................................................................................................13


1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................13
1.2.2. Phân loại ..............................................................................................................13
1.2.2.1. Ca dao phản ánh lịch sử Việt Nam………………………………..………….13
1.2.2.2. Ca dao phản ánh đời sống của con người Việt Nam………………..………..14
Tiểu kết……………………………………………………………………..…………16
Chương 2. Nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt ......18
2.1. Nhận xét về số lượng từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt . 18
2.2. Từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt xét trên bình diện cấu
tạo ................................................................................................................................................... 22
2.2.1. Từ gọi tên các loài thực vật là từ đơn ..................................................................23
2.2.2. Từ gọi tên các loài thực vật là từ ghép………………………………..………..23
2.3. Từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt xét trên bình diện ngữ
nghĩa ...............................................................................................................................26
2.3.1. Những hình ảnh thực vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc trong tình yêu ...........27
2.3.2. Những hình ảnh thực vật biểu trưng cho nỗi nhớ trong tình yêu ........................29
2.3.3. Những hình ảnh thực vật biểu trưng cho sự thủy chung trong tình yêu ..............30
2.3.4. Những hình ảnh thực vật biểu trưng cho sự ngăn trở trong tình yêu………..…32
2.3.5. Những hình ảnh thực vật biểu trưng cho nỗi đau trong tình yêu……………….34
2.4. Từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt xét trên bình diện
ngữ dụng ........................................................................................................................35
Tiểu kết .........................................................................................................................38
C.Kết luận ......................................................................................................................39
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................41


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN KHÓA LUẬN
Dân tộc Việt cũng như một số dân tộc khác với nền văn hóa nông nghiệp lúa
nước đều quan niệm tất cả sự sinh sôi nảy nở trong vũ trụ là do sự kết hợp giữa giống
đực và giống cái. Điều này được phản ánh trực tiếp trong các loại hình văn học như
thần thoại, truyện cổ tích… và đặc biệt là ca dao. Bên cạnh những bài ca về lao động
sản xuất, lịch sử đấu tranh xã hội… đó là những bài ca về tình yêu đôi lứa. Đây là
mảng đề tài phong phú và sâu sắc nhất trong ca dao, là tấm gương trung thực phản ánh
đời sống tâm hồn của người Việt. Trong đó, ta sẽ bắt gặp hình ảnh những chàng trai,
cô gái trong những cuộc hẹn hò, gặp gỡ và cùng nhau giãi bày, thổ lộ tình cảm với
nhau. Nội dung những bài ca dao này đều phản ánh được những sắc thái, cung bậc
cảm xúc của tình yêu như: tương tư, tỏ tình, thề nguyền, hận tình… Chiếm số lượng
nhiều hơn cả đó là những bài ca dao tỏ tình, đặc biệt là những bài ca mượn những
hình ảnh của thực vật để tỏ tình như trầu, cau, lúa, ngô… rất phù hợp với văn hóa ứng
xử khéo léo, nhẹ nhàng, tinh tế của người Việt trong giao tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế
việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về ca dao tỏ tình, nhất là mảng đề tài từ
ngữ chỉ thực vật trong ca dao tỏ tình lại chưa được thực hiện.
Thực tiễn theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, thời gian
học tập trên lớp của học sinh, sinh viên bị co ngắn lại, đa phần thời gian dành cho việc
tự học. Thế nhưng trên thực tế để nghiên cứu các vấn đề sâu, kĩ thì rất khó, và thời
gian hầu như rất hạn hẹp. Trong đó văn học dân gian đặc biệt là từ ngữ trong ca dao tỏ
tình lại là đối tượng lớn. Để giải quyết những khó khăn đó, chúng tôi quyết định khảo
sát, nghiên cứu về “Từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt” sẽ là cơ
sở, tài liệu cơ bản giúp cho việc học tập, giảng dạy được thuận tiện, dễ dàng và khoa
học hơn.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Ca dao giống như một kho báu vô cùng quý giá, một mảnh đất màu mỡ đã thu
hút sự chú ý, kiếm tìm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình; đặc biệt là mảng đề tài ca
dao trong tình yêu.
G.s Hoàng Tiến Tựu khi viết về ca dao trong tình yêu - một bộ phận lời ca
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ca dao truyền thống đã được sưu tầm và xuất bản - đã đưa ra

nhận định khái quát về đặc điểm “ca dao tỏ tình” như sau: “Đặc điểm chung của ca

1


dao tỏ tình là tính chất lãng mạn và sự lý tưởng hóa”. Đồng thời giáo sư cũng khẳng
định: “Ở đây có hàng trăm cách tỏ tình khác nhau giữa các chàng trai và cô gái. Nhiều
cách nói độc đáo, tế nhị” [23,tr199-200]
T.S Phạm Thu Yến trong cuốn “Giáo trình Văn học dân gian” cũng đưa ra
những nhận xét khái lược về “Lời tỏ tình” trong ca dao “Có hàng trăm cách tỏ tình. Có
cách bày tỏ thật bộc trực, hồn nhiên. Có người con trai kín đáo, tế nhị hơn nhiều… có
cô gái thì hồn nhiên, tinh nghịch, họ không quá câu nệ như các cô gái khuê phòng…
có cô gái lại hết sức ý tứ, nết na…” [30,tr176-177]
Viết về sự phong phú trong ca dao tỏ tình Mã Giang Lân, tác giả cuốn “Tục
ngữ, Ca dao Việt Nam” cũng nhận định: “Phong phú nhất, sâu sắc nhất là mảng ca dao
về tình yêu nam nữ. Trai gái gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi
lao động, hội hè, đình đám, vui xuân” [8,tr10]
Khi nghiên cứu về cách thức tỏ tình trong ca dao, trong bài viết của mình Võ
Nguyên nhận xét: “Ở mặt tình cảm, thanh niên Việt Nam có truyền thống thật thà, chất
phác và họ cũng rất tế nhị, thông minh. Tình yêu của họ bao giờ cũng kín đáo, mặn mà,
duyên dáng, đáng yêu. Lời tỏ tình của người con trai hết sức tế nhị, kín đáo” [8, tr371]
Ngoài những ý kiến, nhận xét nêu trên không thể không kể đến sự đóng góp của
các tác giả như: Phan Đăng Nhật, Nguyễn Xuân Kính, Lê Trường Phát… và một số
bài viết của các tác giả như:
+ Trần Thị An với “Về một phương diện của ca dao tình yêu” (1990)
+ Phan Huy Dũng với “Hình thức lấp lửng của lời tỏ tình trong bài ca xin áo”
(1991), Tạp chí Văn hóa dân gian.
+ Trần Thị Kim Liên với “Cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao tình yêu”
(2003), Tạp chí Ngôn ngữ.
Như đã nêu ở trên, trong mảng ca dao tình yêu nhất là ca dao tỏ tình đã được

nhà nghiên cứu, phê bình đề cập đến và tham gia kiếm tìm những giá trị song hầu hết
những ý kiến đó chỉ tập trung vào sự phong phú, đa dạng, một vài phương diện của ca
dao… trong khi đó việc sử dụng các hình ảnh của tự nhiên như trầu, cau, lúa, ngô…
để tỏ tình phản ánh lối ứng xử khéo léo, tế nhị trong giao tiếp và văn hóa nông nghiệp
lúa nước của người Việt thì chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Để góp phần
hoàn thiện mảng đề tài nghiên cứu về ca dao trữ tình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Khảo sát từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt”.

2


3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tiếp thu những lí thuyết về ngữ nghĩa học và văn học dân gian đặc biệt là thể
loại ca dao với mảng đề tài tình yêu lứa đôi, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này
gắn với đối tượng cụ thể đó là Nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình
của người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ ngữ sử dụng trong ca dao rất phong phú, đa dạng. Song trong luận văn này,
chúng tôi chỉ tập trung vào mảng nhóm từ gọi tên các loài thực vật dùng để tỏ tình.
Trong quá trình nghiên cứu có rất nhiều nguồn tài liệu từ các công trình nghiên
cứu khác nhau nhưng chúng tôi chỉ tập trung thu thập ngữ liệu từ Đinh Xuân
Kính,“Kho tàng ca dao Việt Nam tập I, II”, NXB Văn hóa thông tin.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích
Trên cơ sở lí thuyết ngữ nghĩa học, thực hiện nghiên cứu đề tài này, khóa luận
nhằm mục đích: “Khảo sát nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình”
qua đó rút ra những kết luận về việc sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời tỏ
tình của ca dao trên phương diện hình thức, nội dung, mối quan hệ trong văn hóa
giao tiếp của người Việt.

4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài: lí thuyết về từ (khái
niệm, đặc điểm, cấu tạo, ý nghĩa), lí thuyết về ca dao (khái niệm, phân loại) .
- Thống kê, phân loại theo từng loài, từng bài theo kiểu trực tiếp, gián tiếp.
- Phân tích, mô tả về nội dung, hình thức của lời tỏ tình trực tiếp, gián tiếp.
- Rút ra những nhận xét về việc dùng từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao Việt Nam.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phƣơng pháp thống kê phân loại
Phương pháp này được vận dụng trong quá trình thu thập ngữ liệu về các loài thực
vật dùng để tỏ tình.

3


5.2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các ví dụ, làm rõ khái niệm, xem
xét, nghiên cứu các nhóm từ gọi tên các loài thực vật trên bình diện cấu tạo, ngữ nghĩa,
ngữ dụng.
5.3. Phƣơng pháp hệ thống hóa
Trên cơ sở ngữ liệu đã được phân tích, tổng hợp, chúng tôi xem xét các loài thực
vật dùng phổ biến nhất trong lời tỏ tình của người Việt.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Khóa luận “Khảo sát nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của
người Việt” hoàn thành, sẽ có những đóng góp nhất định cho kết quả nghiên cứu về ca
dao truyền thống của người Việt ở một số lĩnh vực sau:
* Bước đầu thống kê nhưng bài ca dao tỏ tình có sự xuất hiện của các loài thực vật
theo một hệ thống nhất định để làm tư liệu học tập và nghiên cứu.
* Góp một hướng tiếp cận vào nghiên cứu, tìm hiểu ca dao tỏ tình thông qua những

hình ảnh gọi tên các loài thực vật biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, nét đẹp trong văn
hóa của người Việt.
Hy vọng: Những đóng góp của chúng tôi sẽ trở thành một nhịp cầu nhỏ, tiếp nối
việc nghiên cứu của các nhà văn học dân gian trong việc tìm hiểu ca dao nói chung và
“ca dao tỏ tình” nói riêng. Góp phần đưa đến cho người yêu thích văn học nói chung
và yêu thích ca dao nói riêng một chỗ đứng gần hơn với “ca dao tỏ tình” của dân tộc
Việt.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục luận văn gồm có hai chương:
- Chương 1. Cơ sở lí thuyết
- Chương 2. Nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt.

4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Từ tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm
Trong số các các đơn vị từ vựng, “từ” là một đơn vị cơ bản nhất, tập hợp các từ là
việc làm đầu tiên của những người làm từ điển và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học.
Cái khó là ở chỗ phải nêu ra một định nghĩa có tính lí thuyết về “từ”. Cho đến nay,
trong ngôn ngữ học các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Các định nghĩa đó, ở
mặt này hay mặt kia đều đúng, nhưng đều không đủ và không bao gồm hết được tất cả
các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ hay trong một ngôn ngữ cụ thể. Trong phạm
vi nghiên cứu khóa luận chúng tôi trích dẫn khái niệm về “từ” của tác giả Đỗ Hữu
Châu.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt” nhận: “Từ
của tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ
pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý

nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. [16]. Đây là một
khái niệm khi nhận diện về từ tiếng Việt, tác giả đã chú ý đến cả tính tách biệt và tính
đồng nhất của từ. Có thể thấy rằng đây là một khái niệm giúp người đọc hiểu được một
cách toàn diện nhất về “từ”.
1.1.2. Cấu tạo
Theo xu hướng chung, Từ tiếng Việt được phân thành ba loại chính: Từ đơn, Từ
ghép, Từ láy.
1.1.2.1. Từ đơn
* Khái niệm
Từ đơn là những từ một hình vị. Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập thành
những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của
từng từ một riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý
nghĩa của từ.
Ví dụ: bàn, ghế, nhà, cây…
* Phân loại
Từ đơn được chia làm hai loại là: từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm.

5


+ Từ đơn đơn âm là những là những từ được cấu tạo từ một hình vị và mang
một kiểu ý nghĩa nhất định.
Ví dụ: đi, chạy, hoa, ăn…
+ Từ đơn đa âm là những từ được cấu tạo từ hai hình vị trở lên, một hình vị đã
mất nghĩa. Từ đơn đa âm được chia làm hai loại: Từ đơn đa âm thuần Việt như: bù
nhìn, bồ các, ễnh ương, chèo bẻo, ác là, mắc cọt, mồ hôi, bồ hóng… và từ đơn đa âm
vay mượn (đại bộ phận các từ đơn đa âm là các từ vay mượn từ ngôn ngữ Ấn Âu) như:
a pa tít, a xít, cà phê, lắc lê, mô tô, pô pơ lin…
1.1.2.2. Từ láy
* Khái niệm

Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại
toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa.
Ví dụ: đẹp đẽ, xinh xắn, xanh xanh…
* Phân loại
- Dựa vào số lần tác động của phương thức láy: phương thức láy tác động lần đầu
vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ cho ta các từ láy đôi hay hai âm tiết:
Ví dụ:
Phương thức láy:
gọn  gọn gàng
đẹp  đẹp đẽ
hay  hay ho
Tiếp đó phương thức láy có thể tác động một lần vào một hình vị một âm tiết cho ta
một từ láy ba âm tiết.
Phương thức láy:
sạch  sạch sành sanh
tóe  tóe tòe le
dưng  dửng dừng dưng

6


Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một đơn vị hai âm tiết cho các từ
láy tư.
Phương thức láy:
quần áo  quần quần áo áo
từng lớp  từng từng lớp lớp
cười nói  cười cười nói nói
- Dựa vào cái được giữ lại trong âm tiết của hình vị cơ sở, Từ láy được chia làm hai
loại: Từ láy toàn bộ và Từ láy bộ phận.
+ Từ láy toàn bộ là từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (cũng có một số

trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối).
Ví dụ: đăm đăm, lâng lâng, xinh xinh, xa xa…
+ Từ láy bộ phận là từ láy mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu
hoặc phần vần.
Ví dụ: nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, nhảy nhót…
1.1.2.3. Từ ghép
* Khái niệm
Từ ghép được sản sinh do hai hoặc một số hình vị tách biệt, riêng rẽ, độc lập
với nhau.
Ví dụ: xe đạp, nhà máy, cá rô, chim sẻ…
* Phân loại
Từ ghép được chia làm hai loại: Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập
+) Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập có đặc trưng chung là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.
- Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:
+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa với nhau, trong đó:
. Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng
dạ, máu huyết…

7


. Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi…
. Có thể hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp…
. Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vốn là từ địa phương. Ví dụ: chân
cẳng, bát đọi, chợ búa…
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Ví dụ: thương nhớ, nhà cửa, quần áo, ăn
uống…
+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Ví dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ…

- Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm
vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành
động chung, mang tính chất khái quát).
- Tuy nhiên có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ
quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi
trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa
xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt
của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ như sau:
+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ
nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị
ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của
từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn
áo. Các ví dụ khác về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tầu xe, xưa nay, chạy
nhảy, học tập, thu phát, ăn uống, tốt đẹp…
+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB =
A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng và ý nghĩa
của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm…
Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một số thành tố nên thành
tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho

8


ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo
(tre pheo)… chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.
Ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, heo cúi, áo xống, ăn
mặc, ăn nói, viết lách…
+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ
nghĩa AB > A + B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng

đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm
theo sự trừu tượng hoá dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó nghĩa của
cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Ví dụ, đất nước không phải để chỉ đất và
nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của
một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Trường hợp non sông,
sông núi, sơn hà cũng vậy. Một số ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói
chung mà cả hai hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự
mạnh mẽ không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.
Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các
thành tố. Tuy nhiên cần chú ý khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp
từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện
tượng này có thể nêu mấy nhận xét như sau:
+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có
yếu tố Hán - Việt. Ví dụ: quần áo - áo quần, rủi may - may rủi, tươi tốt - tốt tươi…
+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt
đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.
+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:
* Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại - lại
đi; cơm nước - nước cơm khác nghĩa.
* Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ - nữ nam;
ông bà - bà ông; vua quan - quan vua… không hoán vị được.

9


* Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa
sửa.
+) Từ ghép chính phụ
Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ
thuộc vào thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố

chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:
- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên sự vật, tính
chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo này có khuynh hướng nêu lên các
sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.
- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc
trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hoá loại sự vật, hoạt
động hoặc đặc trưng đó.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép
chính phụ thành hai tiểu loại:
+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân
chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật, hoạt động, đặc trưng
cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của các yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng
phân loại. Ví dụ:
Máy bay, máy may, máy bơm, máy nổ, máy tiện…
Làm việc, làm thợ, làm duyên, làm ruộng, làm dâu…
Vui tính, vui tai, vui mắt…
Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc
Hán - Việt Việt hoá khác từ ghép Hán - Việt, ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính
thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:
Vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ…
phận, không phận, hoả xa, thi sĩ…

10


+ Từ ghép chính phụ mang sắc thái hoá: là những từ ghép trong đó thành tố phụ
có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với
thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho ghép sắc thái hoá
này khác với từ ghép sắc thái hoá khác về ý nghĩa. Ví dụ, so sánh xanh lè với xanh và
xanh biếc...

1.1.3. Ý nghĩa
* Khái niệm
Nghĩa của từ vừa là sự phản ánh sự vật, hiện tượng… trong thực tế vào ngôn ngữ;
là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức,
một trật tự nhất định; qua đó bộc lộ sự đánh giá, tình cảm, cảm xúc của con người.
* Các thành phần nghĩa của từ
Bản chất ý nghĩa của từ bộc lộ ra qua sự đối chiếu từ với các chức năng tín hiệu
học mà từ đảm nhiệm, qua việc tách ra những mặt đối lập, còn gọi là các thành phần ý
nghĩa.
Tùy theo các chức năng mà từ đảm nhiệm, trong nghĩa của từ có những thành
phần nghĩa sau đây:
+ Nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
+ Nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm.
+ Nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
Ba thành phần nghĩa trên được gọi chung là nghĩa từ vựng; nghĩa từ vựng
thường đối lập với thành phần nghĩa thứ tư là:
+ Nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp.
Tuy nhiên chúng ta sẽ chỉ bàn tới ba thành phần nghĩa là: nghĩa biểu vật, nghĩa
biểu niệm và nghĩa biểu thái.
1.1.3.1. Nghĩa biểu vật
- Nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng …trong thực tế vào ngôn
ngữ. đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế nhưng không hoàn
toàn trùng với thực tế.
- Nghĩa biểu vật của từ trong ngôn ngữ có tính khái quát, nhưng cách khái quát
không giống nhau. Sự khác nhau về mặt này thể hiện ở:
+ Phạm vi rộng hẹp mà từ biểu thị: có những từ chỉ những loại rộng, có những
từ chỉ loại hẹp và các loại hẹp này là những loại nhỏ nằm trong các loại lớn.

11



Ví dụ: Các vận động mà các từ đi, chạy, nhảy… biểu thị nằm trong vận động
lớn: “di chuyển” hoặc “dời chỗ”
+ “Quan niệm” riêng của từng ngôn ngữ trong việc khái quát các nghĩa biểu vật
thành các loại khác nhau. Trong các loại do từ biểu thị, có những loại được lập nên
theo sự phân loại logic, ít nhiều phù hợp với nhận thức khoa học: như loại “đồ đạc”
gồm các sự vật như: bàn, ghế, giường, tủ đối lập với các loại “dụng cụ” như kìm, búa,
đục, cưa… Lại có những loại mà sự khái quát dựa vào những tiêu chí rất hình thức,
không bản chất như loại “củ” bao gồm cả rễ (củ khoai lang, củ sắn), cả thân ngầm (củ
dong, củ riềng), cả quả (củ lạc), thân nổi (củ su hào) và cả gốc lá (củ hành, củ tỏi). Hay
như loại nước trong tiếng Việt không những bao gồm “nước” tự nhiên mà cả các chất
dịch nội tạng (nước trong phổi) và cả kim loại ở thể lỏng (nước thép, nước gang).
1.1.3.2. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm của từ. Giữa các nét nghĩa có quan hệ nhất định. Tập hợp này
ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ. Tập hợp các nét nghĩa phạm trù, khái
quát chung cho nhiều từ được gọi là cấu trúc biểu niệm.
Ví dụ:
+ BÀN: (đồ dùng) (có mặt phẳng được đặt cách mặt nền một khoảng đủ lớn bởi
các chân) (bằng nguyên liệu rắn) (dùng để đặt các đồ vật khác hay sách vở khi viết
lách, nghiên cứu).
+ BÚA: (dụng cụ) (gồm một khối nguyên liệu rắn có trọng lượng đủ lớn; có cán
hoặc không) (để tạo ra một lực bằng thao tác gõ nện).
1.1.3.3. Nghĩa biểu thái
- Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ những nhân tố đánh giá như to, nhỏ,
mạnh, yếu…,nhân tố cảm xúc như dễ chịu, khó chịu, sợ hãi…, nhân tố thái độ như
trọng, khinh,yêu, ghét,…mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
- Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng
đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó cùng với tên gọi, con người
thường gửi kèm những cách đánh giá của mình và chính mình lắm khi không tự biết
Ví dụ: Núi thường gợi ra cái gì đó “to lớn”, biển gợi ra cái “mênh mông”, lâu

đài gợi ra sự “cao to”…
- Đối với các nhân tố cảm xúc, thái độ cũng vậy. Có những từ khi phát âm lên
gợi ra cho chúng ta những cảm xúc sợ hãi: ma quái, chém giết, tàn sát… hoặc gợi ra sự

12


ghê tởm: đờm dãi, mửa, đĩ thõa… Và có những từ gợi ra cảm giác khoan khoái, dễ
chịu: thanh thoát, êm ái, quê hương…
1.1.4. Từ ngữ gọi tên các loài thực vật thực vật
Như chúng ta đã biết về mặt ý nghĩa từ có ba bình diện là nghĩa biểu vật, nghĩa
biểu niệm và nghĩa biểu thái. Áp dụng lí thuyết về ba bình diện của từ vào việc tìm
hiểu bộ phận từ gọi tên thực vật trong ca dao tỏ tình, chúng tôi tiến hành “tách” các từ
gọi tên thực vật ra để nghiên cứu về cấu tạo, về ý nghĩa của chúng trong việc truyền tải
thông điệp. Do đó chúng tôi quan niệm từ gọi tên thực vật là những từ dùng để định
danh cây cối nói chung và các loại cây cụ thể chứ không đi sâu vào tìm hiểu những từ
thuộc về trường nghĩa của cây như trường nghĩa chỉ các bộ phận của cây, trường nghĩa
chi tác dụng của cây, trường nghĩa chỉ sự sinh trưởng và phát triển của cây,…
1.2. Ca dao
1.2.1. Khái niệm
Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì Ca dao
là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược
lại, là những câu thơ có thể bẻ thành làn điệu dân ca.
Trong quá trình phát triển của những sáng tác thơ ca dân gian Việt Nam, khái
niệm ca dao đã được quy định dùng để chỉ bộ phận cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất: đó là bộ
phận những câu hát đã trở thành cổ truyền của nhân dân. (Đinh Gia Khánh, “Văn học
dân gian Việt Nam”)
1.2.2. Phân loại
1.2.2.1. Ca dao phản ánh lịch sử Việt Nam
Ca dao lịch sử là những câu và những bài ca ngắn lấy đề tài ở những sự kiện lịch

sử. Đó là những câu ca dao còn giữ lại được những danh từ riêng chỉ tên người, tên
đất, tên triều đại hay ít ra cũng phản ánh những đặc điểm riêng biệt có thể nhận ra
ngay được của một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó.
Ví dụ: bài ca dao sau đây tuy làm ở đời sau nhưng cũng đã nói lên lòng yêu
nước, tinh thần phấn khởi nô nức của nhân dân theo Bà Triệu khởi nghĩa chống lại ách
thống trị của quân Ngô xâm lược nước ta hồi thế kỉ thứ III:
Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,

13


Coi Bà Triêu tướng cưỡi voi đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng,
Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân.
1.2.2.2. Ca dao phản ánh đời sống của con người
Ca dao là tiếng hát trữ tình của con người. Nội dung này sẽ được nghiên cứu ở hai
loại đề tài lớn: đề tài trong đời sống riêng tư và đời sống gia đình; đề tài trong đời sống
xã hội.
a. Đề tài trong đời sống riêng tư và đời sống gia đình
Trong ca dao lấy đề tài đời sống riêng tư và đời sống gia đình thì ca dao về tình
yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất.
Trai gái ở nông thôn thường gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau
trong khi cùng lao động, trong những ngày hội hè, vui xuân. Tất cả những cung bậc,
sắc thái của tình yêu như: tương tư, tỏ tình, thề nguyền, hận tình… đều được phản ánh
trong ca dao.
Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu về mảng ca dao tỏ tình.
* Ca dao tỏ tình
+) Khái niệm

Cho đến nay, chưa có một khái niệm cụ thể cho ca dao tỏ tình của người Việt.
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của những người đi trước về ca dao và đặc biệt
là bộ phận ca dao tỏ tình, chúng tôi quan niệm ca dao tỏ tình là ca dao trong đó nội
dung nhằm bày tỏ tình cảm của người với người. Cụ thể hơn là tiếng nói của tình yêu
đôi lứa thông qua hành động tỏ tình.
Ví dụ:
+ Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
+ Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

14


Hai bài ca dao trên, cả hai chàng trai đều đang tỏ tình với người họ thích. Trong
bài ca dao thứ nhất, chàng trai bắt đầu làm quen với cô gái bằng việc mời cô sang “ăn
nhãn” nhưng đó chỉ là cái cớ để chàng trai thực hiện mục đích của mình. Đó là việc
cầu hôn cô gái muốn cô làm vợ của mình “Anh hỏi câu này có lấy anh không?”. Chàng
trai thực hiện lời cầu hôn của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn không vòng vo. Và
có lẽ cô gái kia dù có chút bất ngờ, ngại ngùng nhưng sẽ cảm nhận được tấm chân tình,
sự thật thà của chàng trai.
Ở trong bài ca dao thứ hai, chàng trai này lại lựa chọn lối tỏ tình gián tiếp bằng
việc sử dụng hình ảnh của “mận” và “đào” để tỏ tình với cô gái. Cách tỏ tình này của
chàng trai thật khôn khéo, tinh tế, đủ để cô gái kia hiểu được long mình. Nó được minh
chứng trong lời đáp của cô gái : “Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” nhằm nói cho
chàng trai biết cô chưa có người yêu và đang đợi chờ anh.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, ca dao tỏ tình là những bài ca dao bày tỏ tình
cảm của người với người, đặc biệt là tình yên nam nữ. Do đó khi tìm hiểu về chủ đề ca
dao này, chúng tôi có chủ trương phân chia thành các nhóm là tỏ tình trực tiếp (nói
hiển ngôn) và tỏ tình gián tiếp (nói hàm ngôn). Từ sự phân loại đó, chúng tôi sẽ đi sâu
vào tìm hiểu từ ngữ chỉ thực vật trong cả hai nhóm ca dao này dựa trên kết quả đã
được phân loại.
+) Cách thức tỏ tình trong ca dao Việt Nam:
-

Cách thức tỏ tình trực tiếp

Cách thức tỏ tình trực tiếp là cách thức bày tỏ tình cảm liên hệ thẳng tới nội dung,
ý định tỏ tình mà không thông qua một hình ảnh, biểu tượng nào:
+ Thương chàng chàng lắm lắm chàng ơi,
Như nước sông Vịnh chảy xuôi cửa Tiền.
+ Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
+ Gặp đây anh hỏi thực nàng
Còn không hay đã đá vàng cùng ai.
Trong ba bài ca dao trên nhân vật trữ tình bộ lộ trực tiếp tình cảm của mình với
đối phương: “Thương chàng chàng lắm chàng ơi”, “Anh hỏi câu này có lấy anh không
?”,…

15


-

Cách thức tỏ tình gián tiếp
Tỏ tình gián tiếp là cách bày tỏ tình cảm không liên hệ thẳng tới nội dung tỏ tình


mà thông qua những hình ảnh, biểu tượng để biểu đạt.
Tìm hiểu cách thức tỏ tình gián tiếp trong ca dao tỏ tình của người Việt chính là
tìm hiểu các kiểu tỏ tình của đối tượng tỏ tình trong ca dao khi các đối tượng này sử
dụng hệ thống trung gian làm cầu nối, phương tiện giãy bày tình cảm của mình; cũng
như tần số xuất hiện của các kiểu tỏ tình gián tiếp ấy.
+ Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
+ Bây giờ trầu lại gặp cau
Cũng mong ta ở với nhau một nhà.
Hai bài ca dao trên, chàng trai đã sử dụng những hình ảnh “trầu- cau”, “đàomận” biểu trưng cho tình yêu đôi lứa nhằm mục đích tỏ tình. Đây là cách tỏ tình gián
tiếp hết sức độc đáo, tinh tế mà hiệu quả lại cao.
Bên cạnh những bài ca dao về tình yêu nam nữ là những bài ca dao về sinh hoạt
gia đình phản ánh những mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: cha mẹ và
con cái, vợ chồng, anh em,…
b. Đề tài trong đời sống xã hội
Ca dao lấy đề tài đời sống xã hội ra đời chủ yếu trong thời kì phong kiến suy
thoái. Nó phản ánh những tâm trạng đau khổ, uất ức, thái độ phản kháng của nhân dân
lao động bị đè nặng dưới ách thống trị nặng nề của giai cấp địa chủ và chính quyền
phong kiến.
Ví dụ:
Trời sao trời ở không cân,
Kẻ ăn chẳng hết người lần chẳng ra.

16


Tiểu kết

Như vậy để thực hiện khóa luận “Khảo sát nhóm từ gọi tên các loài thực vật
trong ca dao tỏ tình của người Việt”, chúng tôi đã vận dụng lí thuyết về từ tiếng Việt,
lí thuyết về ca dao và chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề như sau:
1. Từ vựng tiếng Việt thông qua định nghĩa về từ tiếng Việt, đặc điểm cấu tạo của
từ tiếng Việt và nghĩa của từ tiếng Việt. Nó giúp chúng ta nắm bắt và hiểu về vốn từ
tiếng Việt.
2. Ca dao là bộ phận những câu hát đã trở thành cổ truyền của nhân dân. Nó phản
ánh đời sống tâm hồn của con người lao động, đặc biệt là bộ phận ca dao tỏ tình vừa
giản dị, vừa tinh tế mượn những hình ảnh quen thuộc trong đời sống của nhân dân để
giãi bày tình cảm thầm kín của mình.

17


CHƢƠNG 2. NHÓM TỪ GỌI TÊN CÁC LOÀI THỰC VẬT
TRONG CA DAO TỎ TÌNH CỦA NGƢỜI VIỆT
2.1. Nhận xét về số lƣợng từ gọi tên các loài thực vật trong ca dao tỏ tình của
ngƣời Việt
Theo kết quả khảo sát, thống kê, phân loại ngữ liệu của chúng tôi, thực vật được
sử dụng trong ca dao tỏ tình rất phong phú. Tạm thời chúng tôi sẽ phân chúng thành
các loài ứng với tần số xuất hiện từ cao đến thấp như sau:
Bảng thống kê từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tỏ tình của người Việt theo thứ tự
từ cao xuống thấp
STT

Tên loài

Tần số xuất hiện

Tỉ lệ (%)


1

Trầu

93

13,2

2

Đào

52

7,4

3

Cau

51

7,3

4

Hoa

44


6,3

5

Liễu

25

3,6

6

Cây

22

3,1

7

Mai

22

3,1

8

Trúc


19

2,7

9

Cây đa

16

2,3

10

Cây quế

16

2,3

11

Tre

16

2,3

12


Cúc

15

2,1

13

Chanh

14

2,0

14

Cây hồng

13

1,8

15

Mận

13

1,8


16

Cây cam

12

1,8

17

Lan

12

1,8

18

Bưởi (Bòng)

11

1,6

19

Cây chuối

10


1,4

20

Cây sen

10

1,4

18


21

Cỏ

9

1,3

22

Dâu

9

1,3


23

Cây ngô đồng

8

1,1

24

Hoa lí

8

1,1

25

Mía

8

1,1

26

Thông

8


1,1

27

Hoa nhài

7

1,0

28

Lúa

7

1,0

29

Cây sung

7

1,0

30

Quýt


7

1,0

31



6

0,9

32

Cây cải

6

0,9

33

Cây bần

6

0,9

34


Huệ

5

0,7

35

Khoai

5

0,7

36



5

0,7

37

Ngô

5

0,7


38

Cây dừa

4

0,6

39

Hoa lài

4

0,6

40

Cây khế

4

0,6

41

Mít

4


0,6

42

Nhãn

4

0,6

43

Gừng

3

0,4

44

Cây hành

3

0,4

45

Lựu


3

0,4

46

Xoài

3

0,4

47

Ổi

2

0,3

48

Bông

2

0,3

49


Bông hoa quỳ

2

0,3

50



2

0,3

51

Cây bồ đề

2

0,3

19


52

Cây duối

2


0,3

53

Chè

2

0,3

54

Mạ

2

0,3

55

Măng

2

0,3

56

Nứa


2

0,3

57

Rau

2

03

58

Sim

2

0,2

59

Vải

2

0,2

60


Ớt

1

0,1

61

Bầu

1

0,1

62

Bèo

1

0,1

63

Bông kê

1

0,1


64

Cam thảo

1

0,1

65

Cây cứt lợn

1

0,1

66

Cây gạo

1

0,1

67

Cây gỗ xoan đào

1


0,1

68

Cây lim

1

0,1

69

Cây sanh

1

0,1

70

Cây táo

1

0,1

71

Cây trôi


1

0,1

72

Cây thục địa

1

0,1

73

Dưa

1

0,1

74

Dưa leo

1

0,1

75


Đay

1

0,1

76

Đậu

1

0,1

77

Hoa dâm bụt

1

0,1

78

Hoa gấm

1

0,1


79

Hoa hòe

1

0,1

80

Hoa hồng bì

1

0,1

81

Hoa hường

1

0,1

82

Hoa lăng

1


0,1

20


83

Hoàng liên

1

0,1

84

Hoa mộc

1

0,1

85

Hoa mướp

1

0,1


86

Hoa phù dung

1

0,1

87

Hoa sói

1

0,1

88

Hoa vạn thọ

1

0,1

89

Hoa vông

1


0,1

90



1

0,1

91

Măng giang

1

0,1

92

Na

1

0,1

93

Rau diếp


1

0,1

94

Rau má

1

0,1

95

Rau ngổ

1

0,1

96

Rau răm

1

0,1

97


Rau sắng

1

0,1

98

Sài hồ

1

0,1

99

Sâm

1

0,1

100

Tầm tơi

1

0,1


101

Tầm xuân

1

0,1

102

Trần bì

1

0,1

103

Trinh nữ

1

0,1

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy được từ ngữ chỉ thực vật xuất
hiện trong ca dao tỏ tình của người Việt với số lượng lớn, rất phong phú và khá đa dạng.
Cụ thể là có 103 loài thực vật, xuất hiện trong 703 bài ca dao tỏ tình. Tần số xuất hiện
nhiều nhất là “Trầu” có trong 93 bài ca dao tỏ tình (chiếm 13,2 %), ngược lại tần số
xuất hiện ít là một số loài như “Tầm xuân”, “Trần bì”, “Trinh nữ”… chỉ xuất hiện
trong 1 bài ca dao (chiếm 0,1 %).

Theo kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy được người Việt ưa dùng những
loài thực vật gần gũi với đời sống của người dân: trầu, cau, đào, mận, liễu, trúc
mai… đây là những loài cây biểu trưng cho tình yêu cao đẹp, trong sáng, thủy chung

21


×