Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BẢN KẾ HOẠCH ĐÀM PHÁN CỦA CÔNG TY FOODCOSA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.92 KB, 18 trang )

KẾ HOẠCH ĐÀM PHÁN CỦA CÔNG TY FOODCOSA
I. Mục tiêu đàm phán
1. Mục tiêu các điều khoản
1.1 Mục tiêu đặt tên hàng
Điểu khoản tên hàng là điều khoản thỏa thuận đối tượng hàng hóa hai bên mua bán
trong hợp đồng. Khi thỏa thuận điều khoản tên hàng cần xác định rõ ràng, chính
xác và đầy đủ tên gọi thương mại hàng hóa để hạn chết những tranh chấp không
cần thiết xảy ra giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Tùy theo đặc điểm hàng hóa mà Foodcosa kết hợp các phương pháp cho tên gọi
sản phẩm gạo xuất khẩu để tên gọi có đầy đủ thông tin.
Tên hàng + xuất xứ + quy cách+ năm sản xuất





Tên thương mại : gạo Jasmine
Qui cách: 5% tấm
Xuất xứ: Việt Nam
Thời vụ: năm 2016

1.2. Mục tiêu về số lượng và bao bì
Số lượng:
-

-

Điều khoản này xác định số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hóa mua
bán trong hợp đồng.Trên cơ sở số lượng, trọng lượng và thể tích và đơn giá,
hai bên sẽ xác định được tổng giá trị của hợp đồng .
Khi xác định đơn vị tính trong điều khoản số lượng, hai bên sẽ sử dụng đơn


vị đo lường quốc tế để hiểu thống nhất số lượng, trọng lượng và thể tích
hàng hóa mua bán đó. Hiện nay có các hệ thống đo lường quốc tế là hê
thống đo lường Anh, Mỹ hoặc hệ Metre.
1MT (Metric ton) = 1,000kg

-

Khi mua bán hàng hóa với số lượng lớn mà đơn vị tính MT hai bên sẽ thỏa
thuận sử dụng phương pháp phỏng chừng số lượng. Theo đó, hợp đồng cho
phép hai bên mua bán có thể giao nhận với số lượng, trọng lượng cao hơn
hoặc thấp hơn so với số lượng, trọng lượng ghi trong hợp đồng. Khoảng
chênh lệch đó gọi là dung sai. Hai bên cần xác định mức dung sai là bao
nhiêu và ai được quyền chọn dung sai.


Bao bì:
-

-

Điều khoản này quy định việc bao bì, ký mã hiệu hàng hóa nhằm bảo vệ
hàng hóa tránh khỏi những tác động của môi trường bên ngoài, quá trình vận
chuyển hàng hóa, hướng dẫn sử dụng và quảng cáo cho hàng hóa.
Bao bì phải phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu, cách đóng gói bao bì sẽ được
Foodcosa ghi rõ ràng trong hợp đồng vể chất liệu bao bì, hình thức, số lớp,
trọng lượng tịnh, trọng lượng bì..
• Gạo được đóng gói đồng bộ trong bao đơn PP loại 50 kg (khối lượng
tịnh) và 50.150kg (khối lượng tịnh cả bì).Bao bì được may hai đường
chắc chắn ở miệng bao phù hợp cho xuất khẩu và chịu được thời tiết và
va chạm thông thường tới cảng đến.


- Chi phí bao bì được tính gộp trong giá hàng hay tính riêng với giá hàng sẽ
các bên thỏa thuận khi đàm phán.
- Bao bì Foodcosa dùng xuất khẩu gạo có những thông tin sau:
+ Tên công ty
+ Tên gạo
+ Xuất xứ
+ Khối lượng tịnh
+ Khối lượng tịnh cả bì
+ Không sử dụng móc
1.3. Mục tiêu về chất lượng
- Đây là điều khoản dễ phát sinh tranh chấp giữa các bên trong việc xác định phẩm
chất hàng hóa trong quá trình giao nhận. Do đó khi tiến hành đàm phán Foodcosa
sẽ xác định cụ thể phẩm chất hàng háo để hạn chế những tranh chấp không cần
thiết , gây ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
- So với những năm trước, sản lượng gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam đang tăng
trưởng nhanh hơn rất nhiều. Nếu như năm 2010, gạo thơm xuất khẩu chỉ đạt
216.000 tấn thì đến năm 2014, con số này là trên 1,3 triệu tấn. Thị trường Trung
Quốc, Úc và New Zealand, Châu phi, Mỹ…cũng nhập khẩu gạo thơm của Việt


Nam nhiều hơn do giá cạnh tranh so với gạo thơm của Thái Lan hay Ấn Độ. Dù
xuất khẩu gạo thơm Việt Nam đang tăng tại nhiều thị trường, nhưng do chất lượng
cũng như độ thơm của gạo chưa tốt như Thái Lan và nước mới nổi gần đây nhất là
Campuchia nên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Foodcosa nói riêng vấp
phải sự cạnh tranh lớn.
Foodcosa sẽ đảm bảo chất lượng gạo tốt nhất đến tay người tiêu dùng cuối cùng
cũng như mức giá cạnh tranh trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng với người
bàn nhằm xây dựng hình ảnh cũng như uy tín của doanh nghiệp vươn xa hơn thị
trường quốc tế.

- Foodcosa sẽ cung cấp mẫu hàng là gạo Jasmine 5% tấm cho người mua xem xét,
nếu người đồng ý với những hàm lượng chất chủ yếu của loại gạo Jasmine mà
Foodcosa ghi chi tiết trong hợp đồng.
- Tấm
- Độ ẩm
- Hạt bạc bụng
- Hạt đỏ & sọc đỏ
- Hạt dư
- Hạt vàng
- Tạp chất
- Hạt thóc
Độ xay xát
Chiều dài bình quân (mm)

Tối đa 5%
Tối đa 14%
Tối đa 3.0%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.1%
Tối đa 5 Hạt/Kg
Xay xát tốt, đánh bóng 2 lần, tách màu
6.8

1.4. Mục tiêu về giá
- Đồng tiền tính giá dùng để xác định đơn giá và tổng giá trị hợp đồng khi
Foodcosa tiến hành đàm phán với người mua
- Đồng tiên thanh toán sẽ là đồng tiền người mua thanh toán cho Foodcosa theo
hợp đồng mà hai bên đã tiến hành ký kết



Giá bán USD 380/MT

Giá bán này sẽ được khẳng định vào thời điểm đàm phán , giao kết hợp đồng và
không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng



Đồng tiền tính giá: USD
Mức giá của 1MT: 380 USD




Điều kiện thương mại quốc tế : FOB tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí
Minh

Theo điều kiện nhiệm vụ của Foodcosa bao gồm:
- Lấy giấy phép xuất khẩu , nộp thuế và lệ phí, chi phí hải quan liên quan
đến xuất khẩu
- Giao hàng bằng cách đặt hàng hóa trên con tàu do người mua chỉ định
tại cảng xếp hàng
- Chịu mọi chi phí khi hàng hóa được giao trên con tàu do người mua chỉ
định tại cảng xếp hàng
- Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc lên
tàu
Nhiệm vụ của người mua bao gồm:
- Lấy giấy phép nhập khẩu , nộp thuế và lệ phí, chi phí hải quan liên
quan đến nhập khẩu.

- Ký hợp đồng vận tải với chi phí của mình để vận chuyển hàng hóa từ
cảng chỉ định .
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất hàng hóa kể từ hàng hóa được giao trên con
tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng.


Dẫn chiếu Incoterms: Incoterms 2010

1.5. Mục tiêu về điều kiện giao hàng
- Đây là một trong những điều khoản quan trọng khi tiến hành hợp đồng mua bán
hàng hóa ngoại thương. Khi tiến hành đàm phán hai bên cần xác định rõ ràng thời
hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao nhận hàng, thông báo nhận
hàng và một số vấn đề liên quan đến việc giao nhận một cách cụ thể để tránh việc
tranh chấp xảy ra.
- Thời gian giao hàng: là thời hạn Foodcosa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng


Trong vòng 30 ngày sau ngày mở L/C

- Phương thức giao hàng : giao từng phần hay giao toàn bộ hai bên sẽ thống
nhất khi đàm phán


- Địa điểm giao hàng: hai bên cần xác định địa điểm giao nhận gạo khi đàm
phán một cách rõ ràng, không quy định chung chung để hạn chế tranh.


Cảng xếp hàng Cảng Cát Lái, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh

- Gạo là mặt hàng dễ ẩm ướt khi xuất hiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến ảnh

hưởng chất lượng cũng như hao hụt sản phẩm nên Foodcosa sẽ xác định địa điểm
giao nhận hàng vế số lượng và chất lượng cuối cùng, tương đương với việc
Foodcosa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua. Hàng hóa được giao theo
điềi kiện thương mại FOB là Foodcosa giao hàng trên tàu do người mua chỉ định
tại cảng xếp hàng chỉ định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của gạo di chuyển khi
hàng hóa được xếp trên tàu, người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.


Chất lượng và số lượng hàng hóa xếp lên tàu tại cảng xếp là cuối cùng

- Thông báo giao hàng:


Một ngày trước khi tàu bên mua đến cảng xếp đã quy định trong hợp
đồng, bên mua phải thông báo cho Foodcosa bằng email hay fax những
thông tin

+ Tên . quốc tịch tàu
+ Tải trọng tàu
+ Thời gian dự kiến tàu chạy hay khởi hành
+ Thời gian dự kiến hoặc ước đoán tàu đến


Trong vòng 2 ngày của vận đơn đường biển, Foodcosa sẽ thông báo bằng
email hay fax cho người mua những thông tin sau:

+ Tên tàu vận chuyển
+ Số vận đơn đường biển
+ Số L/C
+Tên hàng, số lượng, chất lượng của gạo

1.6. Mục tiêu về phương thức thanh toán




Thời hạn thanh toán: trả ngay lả việc người mau thanh toán cho Foodcosa
khi hàng hóa di chuyển từ Foodcosa sang người mua
Phương thức thanh toán L/C không hủy ngang
Việc thanh toán thực hiện 100% qua ngân hàng










Tên địa chỉ ngân hàng mở L/C
Tên địa chỉ ngân hàng thông báo
Tên địa chỉ người thụ hưởng
Ngày mở L/C
Thời hạn và nơi hết hiệu lực L/C
Thời hạn xuất trình giấy tờ
Bộ chứng từ thanh toán yêu cầu

- Xác định rõ đồng tiền thanh toán phù hợp với điều kiện 2 bên, được sự đồng
thuận của các bên. Đồng thời quy định rõ ràng tỷ giá thanh toán cụ thể theo ngày
hợp đồng.

- Chi tiết, cụ thể về ngân hàng mở L/C ở nước người mua và ngân hàng thông báo
ở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho Foodcosa.
2. Chiến lược đàm phàn
Ðàm phán là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng,
thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới
một thỏa thuận mà các bên cùng có lợi.
Các bên cần xác định rõ mục tiêu của việc đàm phán một cách khoa học,
phải kiên định, khôn ngoan bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời ứng phí
linh hoạt ,sang tạo trong từng trường hợp cụ thể.
Kết hợp hài hòa giữa bảo vệ lợi ích của mình với duy trì mối quan hệ với
đối tác
- Đảm bảo nguyên tắc “ Đôi bên cùng có lợi”.
Ðể có được các kỹ năng trên, Foodcosa chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và không ngừng
nghiên cứu, đúc rút, vận dụng kinh nghiệm để xây dựng hình ảnh ấn tượng với đối
tác.Foodcosa sẽ tiến hành soạn dự thảo hợp đồng giúp Foodcosa văn bản hóa
những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán.
Nó giống như một bản kế hoạch cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như
đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Nếu bỏ qua bước này chỉ đàm
phán sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống như vừa xây nhà vừa vẽ thiết kế,
nên thường dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp đồng, đặc biệt đối với những thương
vụ lớn.
-

II. Nội dung đàm phán


1. Nội dung chuẩn bị :
Đối tác ký hợp đồng xuất khẩu gạo lần này là Hong Kong, phòng kinh doanh của
Foodcosa sẽ tiến hành tìm hiểu:
a) Thông tin đại cương về đất nước con người, tình hình về chính trị xã hội: diện

tích, dân số, ngôn ngữ, địa lý và khí hậu, các trung tâm công nghiệp và thương mại
chủ yếu, chế độ chính trị, hiến pháp, các chính sách kinh tế và xã hội, thái độ chính
trị đối với quốc gia của mình.
- Những thông tin kinh tế cơ bản: đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái và
tính ổn định của chúng, cán cân thanh toán, dự trữ ngọai tệ: tình hình nợ
nần, tổng sản phẩm quốc gia (Gross Nation Product - GNP), thu nhập
bình quân đầu người, các chỉ số về bán buôn, bán lẽ, tập quán tiêu dùng,
dung lượng thị trường,.v.v..
- Cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, bến phà, bến cảng, sân bay, các
phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính.
- Chính sách ngoại thương: các nước đó có là thành viên của các tổ chức
mậu dịch quốc tế - WTO, vùng buôn bán tự do . . . , các mối quan hệ
buôn bán đặc biệt, chính sách kinh tế nói chung, chính sách ngoại thương
nói riêng (chế độ hạch toán xuất nhập khẩu, hàng rào thuế quan, các chế
độ ưu đãi đặc biệt ,.v. v. .)
- Tìm hiểu hệ thống ngân hàng, tín dụng.
- Ðiều kiện vận tải và tình hình giá cước.
Bên cạnh đó, cần nắm vững những điều kiện có liên quan đến chính những
mặt hàng dự định kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoài như: dung lượng
thị trường, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh tiêu thụ , sự biến
động giá cả .v.v . .
b) Thông tin sơ lược về đối tác Coban như:
Lịch sử hình thành, quá khứ của công ty.
Hình thức tổ chức, địa vị pháp lý của thương nhân (công ty cổ phần,
trách nhiệm hữu hạn, tập đoàn xuyên quốc gia .v .v. .)
Phạm vi mức độ và các mặt hàng kinh doanh.
Thái độ cư xử và thiện chí làm ăn.
Kinh nghiệm và uy tín.
Phong tục tập quán trong kinh doanh cũng như trong lãnh vực khác
của đời sống xã hội.

Phương hướng phát triển.
c) Foodcosa chuẩn bị thêm cho doanh nghiệp của mình :
+ Thông tin về bản thân công ty mình.


+ Thông tin về cạnh tranh trong và ngoài nước: quy mô, chiến lược kinh
doanh, tiềm lực, thế mạnh, điểm yếu . . .
+ Dự đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu,
lạm phát, khủng hoảng, .v. v. .
 Chọn người đàm phán: Vấn đề nhân sự trong đàm phán có vị trí đặc biệt
quan trọng, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. Thành phần nhân sự trong
đoàn đàm phán hợp đồng ngoại thương cần hội đủ ba phòng ban: pháp lý,
kỹ thuật và thương mại. Sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng của các phòng ban
này là cơ sở rất quan trọng trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết một
bản hợp đồng chặt chẽ, khả thi và hiệu quả cao. Và người ra quyết định cuối
cùng Giám đốc kinh doanh thương mại.
TOP
Ðịa điểm và thời gian đàm phán
- Ðịa điểm:
Quan điểm chung là địa điểm đàm phán phải đảm bảo tâm lý thoải mái và tiện
nghi phù hợp cho cả hai bên. Food cosa lựa chọn địa điểm trụ sở chính của doanh
nghiệp là 1610 Võ Văn Kiệt, Phường 7, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian:
Phần lớn phụ thuộc vào sự thỏa thuận trước giữa hai bên trên cơ sở tính
toán sự khác biệt giữa múi giờ giữa hai nước cũng như sự thuận tiện cho các bên.
Trong thương mại, thời gian hết sức quí báu, nên trước khi đàm phán, hai bên cần
lập ra và thống nhất với nhau lịch làm việc cụ thể và cẩn thận hơn nên lập luôn cả
phương án dự phòng để đề phòng trường hợp hết thời gian mà vấn đề thương
lượng vẫn chưa được giải quyết xong. Sau khi thống nhất Hong Kong và
Foodcosa tiến hành đàm phán trực tiếp vào ngày 08/08/2016 vào lúc 13 giờ theo

giờ Viêt Nam.


2.Nội dung đàm phán.
2.1 Tên hang
- Khi thỏa thuận điều khoản tên hàng cần xác định rõ ràng, chính xác và đầy đủ tên
gọi thương mại hàng hóa để hạn chết những tranh chấp không cần thiết xảy ra giữa
người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tùy theo đặc điểm


hàng hóa mà Foodcosa kết hợp các phương pháp cho tên gọi sản phẩm gạo xuất
khẩu để tên gọi có đầy đủ thông tin.
Tên hàng + xuất xứ + quy cách+ năm sản xuất
2.2. Số lượng và Bao bì
- Căn cứ thị trường Hông Kong và số lượng hàng hóa mà công ty Coban có nhu
cầu mua của Foodcosa là 12.500 tấn/tháng xấp xỉ 150.000 tấn mỗi năm. Foodcosa
sẽ đưa ra sản lượng dự trữ của doanh nghiệp là khoảng 30.000 tấn và đang tiếp tục
thu mua lúa gạo vụ hè thu, đảm bảo nguồn cung ứng trong suốt thời gian thực hiện
hợp đồng
- Thiết kế bao bì đúng quy cách mà Foodcosa đưa ra khi đàm phán , đảm bảo chất
liệu bao bì, kiểu dáng bao, số lớp, cách may miệng bao để tạo lợi thế khi xuất khẩu
gạo ra thế giới.Chất lượng bao bì tốt sẽ giúp Foodcosa bảo quản chất đến tay người
tiêu dùng tốt nhất. Chủng loại bao bì là PP dệt thân thiện với trường, giúp gạo
không bị ẩm mốc lượng trong điều kiện thông thường,bao bọc, chịu tải, trên có in
thông tin công ty, thông tin gạo,trọng lượng….
2. 3 Chất lượng
- Foodcosa là đơn vị xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam, đảm bảo uy tín trong giao
dịch với kinh nghiệm 30 năm hoạt động, Chất lượng sản phẩm luôn được Foodcosa
đặt lên hàng đầu, cam kết giao hàng đúng theo hợp đồng mà hai bên ký kết.
- Cung cấp những thông tin dẫn chứng (quy cách, tiêu chuẩn…) để trình bày cho

đối tác Hong Kong thấy rõ Việt Nam là một nước chuyên xuất khẩu gạo, được
thiên nhiên ưu đãi nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất canh tác màu mỡ, các sản
phẩm gạo của Việt Nam có chất lượng tốt không thua kém gì chất lượng gạo xuất
khẩu của Thái lan, trong khí đó giá thành gạo Việt Nam chỉ xấp xỉ một nửa giá
gạo Jasmine của Thái lan hay Campuchia.


- Để chứng minh chất lượng gạo Foodcosa sẽ đem mẫu gạo cùng bao gạo mẫu
của doanh nghiệp đến cuộ đàm phán cho bên đối tác Hong Kong xem xét kỹ
lưỡng. Quan trọng của sản phẩm gạo xuất khẩu là quy cách sản phẩm. Sau đây là
bảng thông tin chi tiết về quy cách:
- Tấm
- Độ ẩm
- Hạt bạc bụng
- Hạt đỏ & sọc đỏ
- Hạt dư
- Hạt vàng
- Tạp chất
- Hạt thóc
Độ xay xát
Chiều dài bình quân (mm)

Tối đa 5%
Tối đa 14%
Tối đa 3.0%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.1%
Tối đa 5 Hạt/Kg

Xay xát tốt, đánh bóng 2 lần, tách màu
6.8

- Trong quá trình đàm phán đối tác Hong Kong có thể kiểm định chất lượng thông
qua các giấy tờ của doanh nghiệp cùng cấp. Hoặc có thể đưa theo chuyên gia kiểm
định chất lượng gạo cho phù hợp yêu cầu của Hong Kong. Tiêu chuẩn của gạo xuất
khẩu được đánh giá qua một số chỉ tiêu như: phẩm chất xay trà, phẩm chất cơm, độ
trở hồ, độ dài hạt gạo, bạc bùng, mùi thơm…….Giấy chứng nhận chất lượng, trọng
lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở cảng xếp hàng hóa.
2.4. Giá
- Làm nổi bật các giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được, giá cả cung cấp tốt
nhất so với thị trường.
- Bên bán chỉ đưa ra mức giá ban đầu là 380$/tấn, theo điều kiện thương mại FOB
cảng Hồ Chí Minh, dẫn chiếu Incoterms 2010. Sau khi bên mua đồng ý giá thì tiếp
tục đàm phán.


- Đưa ra thông tin những nguồn cung ứng trên thế giới hiện nay: Nguồn cung
lương thực trên thế giới suy giảm: Pakistan bị lũ lụt nghiêm trọng, lượng gạo xuất
ra thị trường giảm 2,5 – 2,8 triệu tấn. Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng của lũ lụt, tuyên
bố không xuất khẩu gạo. Liên Bang Nga bị cháy rừng, nước này cũng không xuất
khẩu lương thực.
* Đồng tiền thanh toán:
- Chiến lược: Lấy đồng tiền tính giá làm đồng tiền thanh toán.
- Chúng ta sẽ đề nghị lấy đồng tiền mạnh để thanh toán, đó là đồng USD.
- Lý do: Foodcasa của Việt Nam là bên bán, sẽ có lợi thế hơn khi sử dụng
đồng tiền mạnh để thanh toán. Khi có biến động về tỷ giá, đồng tiền mạnh sẽ có ít
có khả năng mất giá, dễ chuyển đổi.
- Tỷ giá ngày 06/08/2016 là 1USD = 22.330 VNĐ.
- Phương án thay thế nếu bên mua yêu cầu giảm giá: chiếu khấu 3% nếu

ký hợp đồng cung cấp dài hạn theo tháng trong vòng 1 năm trở lên khối lượng
khoản từ 500MT – 800MT.
2.5 Điều khoản giao hàng
- Chiến lược mà Foodcosa có đưa ra là đàm phán để có thể giao hàng theo điều
kiện FOB tại cảng Cát Lái,Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh với giá là 380 USD/ MT
- Các lý do thuyết phục:
- Sự bất lợi giữa giao thông đường biển giữa VN và Hồng Kong
- Các phương tiện vận tải đường biển của VN chưa chuyên nghiệp trong
việc vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn và cần có sự bảo quản tốt.


- Giá gạo xuất khẩu trong 2 quý đầu năm giảm trong khi giá hạt giống
ngày một tăng cao.
- Foodcosa cam kết sẽ giao hàng lên tàu tại cảng xếp hàng theo chỉ định
lúc hai bên đàm phán.
- Sẽ có một số ưu đãi như: chiết khấu giá vì mua hàng với khối lượng
lớn, có cam kết về chất lượng sản phẩm.
2.6 Phương thức thanh toán
- Đưa ra phương án thánh toán L/C trả ngay không hủy ngang
- Ngân hàng: Eximbank chi nhánh quận 6,Tp.Hồ Chí Minh.
Số tài khoản: 21021 48510 20079
- Người thụ hưởng: Công ty TNHH MTV Lương Thực Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: 1610 Võ Văn Kiệt, Phường 7, Quận 6, TP.HCM
- Địa điểm thanh toán: 100% thông qua ngân hàng
- Lấy VN làm địa điểm thanh toán vì có thể thu tiền về nhanh chóng, hơn nữa ngân
hàng nước mình thu được thủ tục phí của nghiệp vụ thanh toán
- Chiến lược: Lấy đồng tiền tính giá làm đồng tiền thanh toán.
- Tỷ giá ngày 06/08/2016 là 1USD = 22.330 VNĐ
- Chúng ta sẽ đề nghị lấy đồng tiền mạnh để thanh toán, đó là đồng USD
- Trọn bộ hoá đơn thương mại

- Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu


- Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập
phát hành
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O from E)
- Giấy chứng nhận vệ sinh thực vật
- Giấy chứng nhận khử trùng
- Bảng kê hàng hóa (danh sách đóng gói)
- Hối phiếu
3. Thông tin
3.1. Thông tin về hàng hóa: Cơ cấu, chủng loại, thông số, phương pháp quy
định chất lượng, giá, xu hướng biến đổi
- Cấu trúc thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có thể được phân chia thành hai
khối, khối thứ nhất có được ưu thế về thị phần cũng như sự ưu tiên trong chính
sách của Nhà nước gồm có những thị trường tập trung lớn xuất khẩu theo hình thức
hợp đồng Chính phủ, trong đó Philippines, Indonesia, Bangladesh, Cu Ba chiếm vị
trí áp đảo, và phần còn lại là rất nhiều các thị trường xuất khẩu theo hình thức
thương mại. Số liệu 2009, 2010 cho thấy các thị trường tập trung như Philippines,
Indonesia, Malaysia, Bangladesh chiếm trên dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu
gạo đi các thị trường của Việt Nam.
- Chủng loại gao xuất khẩu: đa dạng và phong phú bao gồm cả gạo trắng hạt dài và
gạo thơm jasmine ( 5%,10%,15,20,25% tấm)
-Theo nhận định của Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo trong năm 2016 tiếp tục chịu
tác động trong bối cảnh diễn biến khó lường của các thị trường gạo thế giới không
chỉ về giá xuất khẩu mà còn là chất lượng, thương hiệu. Hiện, lợi thế cạnh tranh về


giá của gạo Việt Nam không còn như các năm trước khi “vựa lúa gạo” Thái Lan
chấp nhận bán ra với giá thấp để giải quyết vấn đề tồn kho.

- Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Hong Kong 60.000 tấn gạo, năm 2014 con
số này là 162.000 tấn, tăng gần 3 lần. Hong Kong là một trong những thị trường
xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với Hong
Kong trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gạo và thông qua Hong Kong để gạo vươn
đến các thị trường khác.Từ năm 2007, tỷ lệ gạo Việt Nam nhập khẩu vào thị
trường Hong Kong tăng mạnh từ 0,1% lên đến 42% trong năm 2013. Năm 2014, tỷ
lệ gạo Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hong Kong chiếm 39,5%, trong 10
tháng đầu năm 2015, Hong Kong nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 81.000 tấn gạo.
Về giá gạo xuất khẩu năm 2015: Thị trường xuất khẩu gạo cạnh tranh khá gay gắt,
nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường thấp, trong khi lượng tồn kho cao và bất lợi về
tình hình tài chính... đã tác động khiến giá chào gạo xuất khẩu thế giới có xu
hướng giảm. Đặc biệt, tại Châu Á giá gạo liên tục giảm và có thời điểm xuống mức
thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.So với năm 2014, giá chào bán gạo của
Thái Lan và Việt Nam nhìn chung giảm. Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm khoảng 340
- 420 USD/tấn (giảm 25 - 30 USD/tấn); giá gạo 25% tấm khoảng 344 - 400
USD/tấn (giảm 6 USD/tấn). Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm trong
khoảng 320 - 390 USD/tấn (giảm 50 - 75 USD/tấn); gạo 25% tấm khoảng 320 365 USD/tấn (giảm 45 - 55 USD/tấn).
- Chất lượng: Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở phân khúc trung bình và thấp.
Gạo xuất khẩu chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng chưa đồng đều. Mặc
dù Việt Nam đã trở thành 1 trong 3 quốc gia hàng đầu trong xuất khẩu gạo
nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu gạo quốc gia nào. Hạn chế
này khiến gạo Việt Nam khó tận dụng các cơ hội từ hội nhập.Nhằm tăng sức cạnh
tranh cho gạo xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành Quyết định 706/QĐ-TTg phê


duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến 2030. Theo đó, giống gạo Jasmine, lúa thơm, nếp đặc sản đã được chọn để xây
dựng thành thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam, tăng sức cạnh tranh cho hạt gạo
Việt trước bối cảnh hội nhập sâu rộng.
3.2. Thông tin chung về giá cả thị trường

- Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) trong báo cáo tháng 12 dự báo
thương mại gạo toàn cầu năm 2016 sẽ đạt 45,3 triệu tấn, tăng 1,4% so với 44,7
triệu tấn năm 2015 do sản lượng giảm, chủ yếu ở châu Á, và nhiều chính phủ nỗ
lực dự trữ gạo bởi lo lắng về ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino. Dự báo
sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-2016 đạt 491,5 triệu tấn, giảm nhẹ so với
494,2 triệu tấn năm 2014-2015. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết bất lợi và giá
không hấp dẫn khiến diện tích gieo cấy chỉ đạt 161,1 triệu ha, trong khi năng suất
bình quân dự đoán đạt 4,6 tấn/ha.
- Nhu cầu thị trường Hong Kong: Sản lượng tiêu dùng nội địa từ khoảng 320.000 –
336.000 tấn/năm, trung bình mỗi người dân khoảng 4kg gạo/tháng. Gạo chủ yếu sử
dụng cho việc tiêu dùng của người dân HK, tái xuất khẩu chỉ chiếm 1 lượng nhỏ.
Hong Kong là thị trường rất tiềm năng đối với mặt hàng gạo cao cấp vì nhu cầu ở
đây khá lớn & ổn định hàng năm với hơn 300.000 tấn/năm.
- Gạo dự trữ của Foodcosa sẵn có khoảng 300 ngàn tấn, đang tiếp tục thu mua gạo
vụ hè thu, đảm bảo nguồn cung ứng.
- Vinafood là đơn vị xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam, đảm bảo uy tín trong giao
dịch

3.3. Thông tin về đối tác


3.3.1 . Thông tin liên hệ
Add: Canton Rd, Tsim Sha Tsui, Kowloon, Hong Kong.
Contact Person: Ada Wong.
Telephone:852-2-3756886
Fax: 852-3-4750109
Add.: 17/F, Golden Star Building, No. 20-24 Lockhart Road, Wan Chai,
Hong Kong
3.3.2. Ưu điểm
- Có nhiều kinh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, tạo được ưu tín trong kinh

doanh với các đối tác trong cũng như ngoài nước nhờ đó giúp công ty tạo lập được
các mối quan hệ với các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga.. Và Việt Nam
là đối tác tiềm năng mà công ty muốn hướng tới trong tương lai.
- Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường xuất nhập khẩu thế giới nhanh, tìm hiểu
khách hàng, nắm bắt cơ hội tốt là đều giúp công ty luôn tăng trưởng trong những
năm qua.
- Quá trình thực hiện hợp đồng nhanh chóng, luôn đảm bảo thực hiện hợp đồng và
các điều khoản ký kết tạo được uy tín với các đối tác nước ngoài.
- Tình hình tài chính công ty luôn ổn định trong các năm qua.
3.3.3. Nhược điểm
- Việt Nam là một thị trường mới nên chưa có nhiều thông tin cũng như kinh
nghiệp hợp tác với các nhà xuất khảu gạo Việt Nam.


- Công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường gạo và các đối tác Việt Nam chưa được
chú trọng nên hiệu quả chưa cao
- Hoạt động marketing chưa hiệu quả làm cho các nhà xuất khảu Việt Nam không
nắm bắt được thông tin nên cò e dè trong quan hệ hợp tác.
3.3.4. Định hướng
- VN đã trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo rất quan trọng của Hong Kong.
Trong năm 2015 vừa qua, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Hong Kong có mức tăng
trưởng lên tới 30%, đạt khoảng 100.000 tấn. Con số này thật sự ấn tượng nếu biết
rằng Hong Kong chỉ nhập khoảng 320.000 tấn gạo trong năm 2015. Dù vậy, các
doanh nghiệp Hong Kong vẫn rất thiếu thông tin về thị trường gạo Việt Nam.
- Người Hong Kong ưa chuộng gạo thơm nên các doanh nghiệp tập trung tìm hiểu
các loại gạo này tại Việt Nam. So với gạo Thái Lan thì chất lượng gạo Việt Nam
còn thấp hơn, cần phải cải tiến để nâng cao chất lượng gạo hơn nữa. Nhưng giá gạo
Việt Nam rất thấp so với gạo Thái Lan, đây là vấn đề quan trọng, giá gạo Việt Nam
đang ngày càng trở nên hấp dẫn so với gạo Thái.
- Tăng cường thông qua gặp gỡ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và tham quan các

nhà máy chế biến gạo của VN, sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Hong Kong hiểu
biết nhiều hơn về thị trường này, trên cơ sở đó thắt chặt thêm mối quan hệ kinh
doanh tốt đẹp, tạo ra các cơ hội cho cả đôi bên trong tương lai gần.




×