Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Ôn tập ngữ văn lớp 6 năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.33 KB, 45 trang )

Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

Ôn tập Ngữ văn lớp 6
I.Văn bản: Sông nước Cà Mau
Tác giả: Đoàn Giỏi
1.Nội dung: Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ nên thơ đầy sức sống
hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng
đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
- Trích trong tác phẩm: Đất rừng phương Nam
II. Bài tập: Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, ccas
nước bơi hàng đàn đen trĩu nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu
sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên
bờ………khói sóng ban mai.
a, Chỉ ra những hình ảnh so sánh trong đoạn văn và nêu tác dụng:
- Các hình ảnh so sánh trong đoạn văn là:
So sánh: nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
 Tác dụng: Trong câu văn tác giả đã liên tưởng, ví von “ nước ầm ầm đổ ra
biển” với “thác” có tác dụng gợi cụ thể vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ, dòng chảy
nhanh, mạnh, dữ dội như thác đổ của dòng sông Năm Căn.
So sánh “ Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch”
 Tác dụng: Bằng cách liên tưởng như vậy có tác dụng gợi cụ thể sinh động
hình ảnh những đàn cá đang bơi lội tung tăng trên sóng nước.
So sánh: “ Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước”
 Tác dụng: Bằng cách liên tưởng “ con sông” với “ ngàn thước” có tác dụng
gợi cụ thể hình ảnh dòng sông Năm Căn rộng lớn bao la.
So sánh: “ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”


 Tác dụng: Bằng cách liên tưởng như vậy có tác dụng gợi cụ thể cánh rừng
đước xanh tươi, thơ mộng, chắc chắn dày đặc.
1
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

b. Trình bày cảm nhận
Đoạn văn được trích trong văn bản: “ Sông nước Cà Mau ” của tác giả Đoàn
Giỏi. Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, đầy sức sống hoang dã của
dòng sông Năm Căn và rừng đước đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Đến với mảnh đất Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi ấn tượng vô cùng trước dòng
sông Năm Căn rộng lớn mênh mông hùng vĩ. Con sông có dòng chảy nhanh,
mạnh, dữ dội, nước đổ ầm ầm như thác, sóng nước tung bọt trắng xóa. Điểm tô
cho vẻ đẹp của dòng sông là hình ảnh những đàn cá với những chấm đen “ nhô
lên hụp xuống như người bơi ếch”. Hình ảnh so sánh chính xác, cụ thể đã gợi tả
sinh động từng đàn cá bơi tung tăng dùa giỡn với sóng nước thật sinh động biết
bao. Phải là người con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, có tình yêu mến, say
mê với cảnh vật mới miêu tả thành công dòng sông Năm Căn – 1 vẻ đẹp thiên
nhiên hùng vĩ.
Yêu mến mảnh đất Cà Mau tác giả lại hướng điểm nhìn về rừng đước. Bằng
cách liên tuwowngc “cánh rừng đước” với “hai dãy trường thành vô tận” đã thể
hiện được độ dài sự chắc chắn của những cây đước đan cài vào nhau nối dài ra
mãi. Bao đời nay cánh rừng đước xanh tươi ngút ngàn ấy trở thành một phần

không thể thiếu trong sự trường tồn, vững trãi của mảnh đất Cà Mau. Cánh rừng
đước với những khung bậc màu xanh “ xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ” thật
nên thơ. Những cây đước non, đước già cao ngất, ngút ngàn tầm mắt. Quả thật
thiên nhiên nơi đây có sức sống bền bỉ, dẻo dai.
Đoạn văn đã thành công khi sử dụng các từ láy gợi hình, biểu cảm. Các tính từ
miêu tả màu sắc, các hình ảnh so sánh, nhân hóa đã thể hiện được vẻ đẹp rộng
lớn, hùng vĩ, nên thơ đầy sức sống hoang dã của dòng sông Năm Căn và rừng
đước.
Đọc đoạn văn em thấy yêu mến hơn một vùng đất của Tổ quốc.
2. Bài tập 2: Trong đoạn tả chợ Năm Căn ở cuối bài, tác giả tập chung làm nổi
bật sự trù phú và độc đáo của chợ. Viết đoạn văn từ 20-25 dòng nêu vẻ đẹp của
đoạn văn trên.
Sau khi học xong văn bản “ Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi, nét
trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Trước hết chợ Năm Căn hiện lên trù phú: khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng
hóa phong phú, thuyền bè san sát “những đống gỗ cao như núi”, những bến vân
hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông
2
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

chiếu rực trên mặt nước như những khu phố mới. Không chỉ vậy chợ Năm Căn
còn mang nét độc đáo. Chợ chủ yếu họp ngay trên mặt nước. Những con thuyền

len lỏi khắp mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.
Bên cạnh đó chợ Năm Căn còn đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của
những người bán hàng thuộc các dân tộc khác nhau: người con gái Hoa kiều,
người Chà Châu Giang, người Miên. Để làm nổi bật được nét độc đáo, trù phú
tạo màu sắc riêng cho chợ Năm Căn không pha trộn với bất cứ một khung cảnh
chợ nào trên đất nước ta tác giả đã quan sát kĩ lưỡng, vừa bao quát vừa cụ thể
chú ý cả hình khói, màu sắc, âm thanh. Phép liệt kê, miêu tả cho thấy được
khung cảnh chung của chợ Năm Căn nhưng cũng làm nổi rõ được màu sắc độc
đáo cùng với sự tấp nập, trù phú của khu chợ này.

Ôn tập văn bản: Vượt thác
- Võ Quảng –
- Nội dung: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn,
qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nên
cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ
- Phương thức chính: Miêu tả.

* Bài tập
1. Bài tập 1:Tìm hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông ở đoạn đầu
và cuối của văn bản. Phát hiện xem tác giả đã dùng nghệ thuật gì để miêu tả
chúng và nêu ý nghĩa của mỗi hình ảnh.
* Những hình ảnh miêu tả những chòm cây cổ thụ hai bên bờ là:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn
xuống nước.
+ Dọc sườn núi những cây to mọc giữa bụi lúp xúp non xa như những cụ già
vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
-Ở hình ảnh “ dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng
nhìn xuống nước”. Tác giả đã dùng nghệ thuật nhân hóa. Nhân hóa “ Những chòm
cổ thụ” qua các từ ngữ “ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn” đã có ý nghĩa
biến những chòm cổ thụ thành những con người từng trải, đang mang tâm trạng lo

lắng đồng thời như ngầm báo trước cho con người và phương tiện phải dùng sức
để vượt thác.Hình ảnh những chòm cổ thụ thứ hai được tác giả sử dụng nghệ thuật
3
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

so sánh để miêu tả có ý nghĩa gợi tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của thiên nhiên.
Thiên nhiên cũng biết vui mừng trước niềm vui của con người lao động vượt qua
được thác nước.
2. Bài tập 2: Cho đoạn văn:
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên,
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm
răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một
hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác
hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng
vâng dạ dạ.
A, Đoạn văn sử dụng phép tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng?
B, Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động trong đoạn văn
trên?
Bài làm
A, Đoạn văn sử dụng phép tu từ so sánh
-So sánh: “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nahnh như cắt” Có tác dụng
liên tưởng “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng” với “cắt” gợi cụ thể hành

động chèo thuyền của Dượng Hương thư nhanh, mạnh, dứt khoát nhưng vô cùng
nhịp nhàng khéo léo chứng tỏ Dượng Hương Thư là một người chỉ huy con thuyền
dày dặn kinh nghiệm.
-So sánh: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” có tác dụng gợi tả cụ
thể thân hình to, khỏe, săn chắc, rắn rỏi, vạm vỡ. Làn da khỏe mạnh.
-So sánh: Dượng Hương Thư “các bắp thịt cuồn cuộn, quai hàm bạnh ra, cặp mắt
nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Có tác dụng gợi tả cụ thể tư thế dũng mãnh, quả cảm quyết tâm chinh phục thiên
nhiên để làm chủ cuộc sống.
-So sánh Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư đang ở
nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Có tác dụng
gợi tả cụ thể hoàn chỉnh chân dung con người lao động. Trong lao động Dượng
Hương Thư mạnh mẽ, kiên cường. Còn Dượng Hương Thư ở nhà hiền lành nhút
nhát.
b. Cảm nhận
4
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

Đoạn văn trên được trích trong văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng. Đoạn
văn làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền
cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ.
Đọc đoạn văn trên bạn đọc được chiêm ưỡng vẻ đẹp của Dượng Hương Thư trong

lao động. Từ láy “rập ràng” gợi tả chiếc thuyền, bẻ lái của Dượng Hương Thư
nhanh, mạnh, dứt khoát nhưng vô cùng nhịp nhàng khéo léo chứng tỏ DHT có kinh
nghiệm chèo thuyền trên sông nước lâu năm, không chỉ vậy con người lao động
còn có một thân hình vạm vỡ, rắn rỏi, cơ bắp săn chắc, nàn da nâu bóng thật khỏe
khoắn. Lao động trong mùa nước to, DHT trông thật mạnh mẽ. Liên tưởng DHT
với hiệp sĩ của trường sơn là cách liên tưởng thật táo bạo, tôn cao vị thế của con
người lao động. Thiên nhiên càng khó khăn hiểm chở thì DHT càng quyết tâm bấy
nhiêu. Động từ “ghì” thể hiện ý chí quyết tâm chinh phục thác nước của DHT.
DHT hiện lên như chàng Đăn San đi chinh phục khai thác thiên nhiên. Hình ảnh so
sánh cuối đoạn văn đã làm nổi bật chân dung hoàn chỉnh về con người lao động,
DHT dungc mãnh, kiên cường còn trong cuộc sống đời thường lại nhu mì, nhút
nhát.
Thông qua những hình ảnh so sánh mới lạ, độc đáo vừa khái quát vừa gợi cảm đã
góp phần làm nổi bật động tác tư thế hào hùng, khỏe mạnh, vững chắc của DH một người lao động đứng mũi chịu sào quả cảm. Qua đó ta thấy được sức mạnh phi
thường, ý chí quyết tâm vừa khó khăn thử thách của con người lao động.
Tập làm văn: Tả sân trường em giờ ra chơi
Trong mỗi chúng ta ai cũng có những năm tháng đẹp đẽ của tuổi học trò và cũng
lưu giữ những hình ảnh đẹp về ngôi trường. Đối với em được ngắm nhìn không khí
sôi động trong những giờ ra chơi để lại cho em những cảm xúc thật khó quên.
Trước giờ ra chơi sân trường thật yên tĩnh, sân trường rộng thênh thang vắng
bước chân chạy nhảy của cô cậu học trò. Chỉ có tiếng gió thì thào, tiếng xao động
cuả hàng cây, khu vườn hoa khoe sắc tỏa hương đẹp lung linh trong nắng sớm. Từ
trong các phòng học vang lên tiếng giảng bài của các thầy cô giáo. Phía dưới lớp
ánh mắt học trò thơ ngây lắng nghe từng lời giảng của thầy cô giáo.
Bỗng 3 tiếng trống “Tùng… tùng… tùng” vang lên phá tan bầu trời không khí yên
tĩnh. Giờ ra chơi đã đến. Từ phía các phòng học, học sinh ùa ra như bầy ong vỡ tổ
rồi nhanh chóng tản ra khắp cả sân trường. Chỉ trong phút chốc sân trường trở lên
sinh động, ồn ào, náo nhiệt. Từ xa nhìn lại sân trường như một vườn hoa di động
hấp dẫn lí thú. Phía đông sân trường diễn ra trò chơi đá cầu. Nhiều nhóm các bạn
5

Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

nam nữ xếp thành vòng tròn chuyển quả cầu từ chân bạn này sang chân bạn khác.
Quả cầu được làm từ lông đuôi gà với nhiều màu sắc khác nhau đính trên đế cao su
lộn nhào trên không trông đến là đẹp mắt. Mỗi khi quả cầu chạm xuống mu bàn
chân của người chơi lại phát ra âm thanh đen đét nghe thật vui tai.
Ở khu sân trường phía tây lại diễn ra một trò chơi mà các bạn nữ yêu thích nhất đó
là trò chơi nhảy dây. Trò này thu hút được khá nhiều các bạn nữ tham gia bởi nó
cần đến sự khéo léo của đôi chân. Sợi dây đước các bạn nữ chọn lựa khá kĩ. Mỗi
một lượt chơi cũng có 3-4 bạn tham gia cùng nhảy. Đôi chân các bạn nhanh thoăn
thoắt, nhảy lên nhảy xuống theo vòng dây quay tít. Bạn nào tham gia trò chơi này
cũng cảm thấy thích thú. Đôi má các bạn hồng lên trong sắc nắng, khăn quàng đỏ
tung bay theo gió. Một khoảng sân cỏ ở phía tây sân trường lại diễn ra trò chơi kéo
co giữa hai lớp 7a và 7b. Mỗi thành viên trong đội chơi đều cố gắng hết sức bấm
chặt vào sợi dây và kéo về phía của đội mình để dành phần thắng. Chao ôi! cổ
động viên vây xung quanh cổ vũ thật nhiệt tình mồ hôi vã ra, lưng áo ướt đẫm.
Ngoài những trò chơi ấy thì trò chơi bịt mắt bắt dê cũng được học sinh yêu thích.
Một bạn lấy khăn quàng bịt mắt, các bạn khác chốn quanh. Mặc dù khuôn viên của
nhà trường không được rộng rãi lắm nhưng một sân bóng nhỏ và trận giao hữu
diễn ra giữa lớp 8b và 8c. Tiếng hô “sút sút” vang động cả một góc sân.
Trên sân trường dưới hàng phượng râm mát từng nhóm các anh chị lớp 9 đang
tranh thủ ôn bài trao đổi với nhau những bài toán khó, những câu văn hay. Hay một

nhóm các bạn học sinh đang ngồi đọc báo, một vài bạn lại chạy nhảy xung quanh
gốc cây. Giờ ra chơi đang diễn ra ồn ào sôi động thì tiếng nhạc hiệu vang lên báo
hiệu giờ tập thể dục múa hát đã đến. Học sinh trong toàn trường xếp hàng ngay
ngắn giữa sân trường như một đội quân tí hon. Chín động tác giữa giờ được chúng
em thực hiện theo điệu nhạc thật thuần phục nhịp nhàng. Những đôi tay búp măng
xinh xinh giơ lên hạ xuống đều đặn. Em thích nhất động tác điều hòa sau cùng nó
khiến cơ thể em được thư giãn, thoải mái hơn rất nhiều. Khung cảnh sân trường
trong giờ ra chơi đẹp như một bức tranh khi màn mua hát tập với bài “cờ tổ quốc”
được chúng em thể hiện thật khéo léo và nghệ thuật. Khi đó cả sân trường đẹp lung
linh như một vườn hoa di động. Trong màn múa ấy mỗi bạn học sinh trông giống
như một người nghệ sĩ đang thực hiện động tác mềm mại, khéo léo. Tình yêu thầy
cô, yêu mái trường, yêu quê hương đất nước được thể hiện qua màn múa ấy. Từ
trên cao ông mạt trời cười rạng rỡ, gió mơn man đùa vui trên mái tóc của chúng
em. Thời gian 20 phút của giờ ra chơi đã kết thúc sân trường lại trở về sự yên tĩnh.
Mặc ông mặt trời lặng lẽ chiếu những chùm hoa nắng in hình nền trên sân trường.
Sau khi hòa mình vào những trò chơi bổ ích chúng em thấy tinh thần thật sảng
6
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

khoái, phấn trấn khi bước vào tiết học mới. Không chỉ vậy mỗi giờ ra chơi là cơ
hội để chúng em được hòa đồng với bạn bè, tình bạn trở nên gắn bó hơn.
Mỗi học sinh chúng em rồi sẽ xa mái trường yêu dấu, xa thầy cô, xa bạn bè.

Nhưng có lẽ dấu ấn của những giờ ra chơi sôi động khắc ghi trong tâm hồn của
mỗi học sinh chúng em.

Tập làm văn: Tả ngôi trường vào buổi sáng mùa xuân
Mái trường – nơi ươm mầm những tài năng trẻ, nơi đây đã lưu giữ biết bao kỉ
niệm thân thương của một thời hoa nắng. Có bạn thì nhớ chiếc ghế đá góc sân
trường, viên phấn trắng, chiếc bảng đen… nhưng đối với em, em lại nhớ nhất ngôi
trường em vào buổi sáng mùa xuân.
Trường của em kia rồi thấp thoáng sau hàng cây cao vút, ngôi trường vắng lặng
như đang còn ngủ để tĩnh dưỡng sức lực phục vụ các bạn học sinh trong những
ngày đầu xuân. Các lớp cánh cửa còn đóng kín. Một vài bạn trực nhật ở các lớp
cùng vào bạn kéo đến cánh cửa được mở dần ngôi trường như choàng thức dậy. Từ
xa nhìn lại, ngôi trường ẩn mình trong màn sương mỏng, những tia năng ban mai
sắc hồng gợi lên cảm giác ấm áp làm cho ngôi trường bớt vắng lặng hơn. Ngôi
trường được xây dựng trên một khu đất rộng, bao quanh là bức tường rào chắc
chắn. Bác cổng trường thay chiếc áo mới sơn xanh trông đến là đẹp mắt. Bên trên
nổi bật tấm biển hiệu với dòng chữ đỏ “Trường THCS…” cái tên đó đã trở thành
niềm yêu mến, tự hào của biết bao thế hệ học trò. Trước mắt em đối diện với cột cờ
là dãy nhà hai tầng thẳng tắp nằm dài trên một khu đất rộng. Đối với địa phương
em đây là công trình kiến trúc đồ sộ. Các cô, các bác không tiếc công sức, tiền của
để xây cho con em một ngôi trường đẹp thế này. Lớp học bào cũng có một kiểu
bàn, kiểu ghế, kiểu bảng nhưng sao lớp lại thân thiết đến thế. Lớp em ở tầng một
nằm cạnh phòng truyền thống của nhà trường. Trong lớp tường vôi trắng xóa, ô
của kính trong veo, bàn ghế còn thơm mùi gỗ nổi rõ những đường vân thật đẹp.
Tấm bảng xanh chờ đợi nét chữ của thầy cô. Em nhanh tay đặt một bình hoa tự
cắm lên bàn giáo viên. Phía trên cao ánh mắt Bác Hồ hiền từ nhìn em – cô học trò
ngoan ngoãn ngày đầu xuân đến lớp. Sau khi trực nhật xong em đứng ngắm sân
trường ôi! những bồn hoa tóc tiên mới đẹp làm sao, các nàng công chúa tóc tiên
đang múa quạt xòe hoa. Tiếp theo là bồn hoa thược dược, hoa cúc vàng tươi như
ông mặt trời bé xinh đáp lại công lao chăm sóc của lớp lớp thế hệ học sinh. Mùa

xuân nên các nàng công chúa hoa thỏa sức thi nhau diện những bộ quần áo sang
trọng của mình.Hàng cây bàng ngoài sân trường chồi non lộc biếc đâm ra tua tủa
phủ khắp các cành bàng mà một tháng trước còn trơ trụi, khẳng khiu. Nắng xuân
7
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

đem sắc màu mới đến cho ngôi trường. Cô hiệu trưởng thường nói với chúng em
dãy bàng đó do các anh chị trồng từ khi mới xây dựng trường. Hàng cây bàng đâm
chồi nảy lộc. Những búp non trông xa như những ngọn nến trong xanh mời gọi biết
bao là chim chóc đến tụ hội. Thế là cả ngôi trường bừng tỉnh giấc. Nắng đã lên cao
sân trường rộn ràng bước chân của các bạn học sing tới lớp. Những khuôn mặt
ngây thơ, rạng rỡ ánh mắt, niềm vui hòa vào những trò chơi lí thú. Các bạn ríu rít
kể cho nhau nghe chuyện vui gia đình, khoe với nhau những phong bao lì xì đầu
xuân. Xa xa sát hàng rào của nhà trường là khu vườn thực hành.Tuy còn đơn sơ
nhưng nó cũng giúp ích cho chúng em rất nhiều trong những tiết thực hành. Mùa
xuân cũng đã đem đến cho khu vườn một sức sống mới. Vườn địa lí với con quay
gió cao vút. Vườn sinh vật xinh xắn với nhiều loại cây được sắp xếp khoa học.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của ngôi trường vào ngày đầu mùa xuân tôi lại nghĩ tới những
thành tích mà nhà trường đã đạt được trong bao năm qua tôi thấy tự hào vô cùng
Chuẩn bị vào tiết học đầu tiên. Tôi vội vàng bước vào lớp, lau chìu lại bàn
ghế một lần nữa. Việc làm nhỏ bé của tôi sẽ làm cho lớp, trường tôi ngày càng trở
lên sạch đẹp hơn. Cảm ơn mùa xuân đã ban cho ngôi trường tôi một sức sống mới.


Tập làm văn: Tả con sông có nhiều kỉ niệm với em.
-Mở bài
-Thân bài:
+ Tả bao quát
Giới thiệu nguồn gốc, lịch sử, chiều dài, chiều rộng.
+ Tả cụ thể:
Tả dòng sông: mặt nước, cá, bèo, thuyền bè, đánh cá, chuyến đò.
Tả đôi bờ: bãi mía, nương dâu, hoa cải quá lứa, lò vôi, lò gạch, bến nước.
+ Tả dòng sông theo thời gian
Sáng: xanh, trong, phẳng lặng
Chiều: đỏ, đục ngầu, phù sa
Đêm về: dòng sông thay áo, ánh trăng.
+ Kỉ niệm, lợi ích:
Kỉ niệm: Bơi lội trên dòng sông, câu tôm, câu cá, thả thuyền.
8
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

Lợi ích: Đưa nước tưới tiêu, sinh hoạt, trao đổi hàng hóa, cho cá, cho tôm.
Bài làm
Quê hương ai cũng có một dòng sông. Quê hương em cũng vậy. Dòng sông Ninh
êm đềm thơ mộng từ lâu đã đi vào trong tâm hồn của em như một người bạn không

thể thiếu.
Chao ôi! Dòng sông quê em mới đẹp làm sao. Bao lần đứng trước dòng sông em tự
hỏi không biết dòng sông này có tự bao giờ chỉ biết rằng từ khi em sinh ra đã có
dòng sông rồi. Dòng sông là một nhánh của con sông Hồng hùng vĩ. Trong hai
cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, con sông đã tiễn đưa biết bao chàng trai cô
gái lên đường đánh giặc. Để rồi khi hòa bình lặp lại con sông lại reo vui chào đón
những người con anh dũng trở về xây dựng quê hương. Từ đó cho đến nay dòng
sông là người bạn chia sẻ niềm vui, nỗi nhọc nhằn của người dân quê. Còn đối với
em dòng sông đã lưu giữ biết bao kỉ niệm.
Trong con mắt tuổi thơ của em, dòng sông Ninh dài và rộng lớn. Lòng sông mênh
mông, làng mạc đôi bờ hun hút sâu thẳm. Dòng sông uốn khúc quanh co rồi đổ ra
biển.
Sáng sớm, mặt sông phẳng lặng. Từng con sóng nhỏ lăn tăn như những con rắn
chườn trên bờ cát. Trên sông những đám bèo tây, những cành củi khô, đám bọt
xuôi theo dòng chảy. Trên sông thuyền bè xuôi ngược tấp nập. Thuyền chở hàng rẽ
sóng chạy bon bon. Những chiếc thuyền đánh cá đang tung lưới trắng xóa mặt
sông. Tiếng hò kéo lưới, tiếng chèo khua mái làm rộn rã cả một khúc sông quê. Xa
xa, thấp thoáng một vài đám bèo lục bình hoa nở tím biếc dập dềnh trên sóng nước
bao la. Sắc tím của hoa, sắc xanh của màu nước, sắc trắng của cá bạc làm cho dòng
sông Ninh Cơ trong buổi sớm mai đẹp như một bức họa. Thích quá đi thôi!
Dòng sông lững lờ trôi men theo cái làng nhỏ của em. Dọc đôi bờ là những bãi
mía nương dâu trải dài xa tít. Người dân trong làng còn trồng cải ven sông. Luống
cải quá nứa hoa cải vàng ươm trông xa như những mầm xôi khổng lồ. Lũy tre xanh
rì rào trong gió nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông làm duyên. Thấp thoáng
xuất hiện những lò lung vôi, lung gạch. Bến sông quê thuyền bè đậu san sát. Bến
nước nhộn nhịp không khí sinh hoạt những thuyền ghe đổ cá, nơi người dân lấy
nước để tưới hoa màu. Nhộn nhịp hơn cả là bến đò. Cô lái đò duyên dáng, niềm nở
tươi cười đón đưa khách qua sông.
Buổi sớm gió nhẹ, mặt nước trong veo. Mặt sông phẳng lì như mặt gương soi.
Dòng sông chảy lúc này dường như không ai nhận ra. Mặt nước điểm những chiếc

lá tre khô rơi. Bèo lục bình đứng yên. Dòng sông yên tĩnh quá. Vào những buổi
trưa hè nóng nực hình như mặt trời có bao nhiêu nắng đổ tất cả xuống dòng sông,
9
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

nước sông ánh lên lấp loáng thay vào sự dịu dàng hiền hòa, chiều về nước sông đỏ
nặng đục ngầu phù sa. Nước sông dâng cao làng sông rộng hẳn ra. Nước mấp mé
bờ đê, ngập bãi cát dài ven bờ. Nước chảy xiết cuồn cuộn. Khi đêm về, sông quê
thay áo mới. Ánh trăng nghiêng soi, dát vàng trên mặt sông. Sóng nước lăn tăn ánh
trăng vỡ vụn. Vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông cuốn hút người dân quê em ra ngắm
cảnh.
Sông quê cho cá, cho tôm cho phù sa về bồi đắp đồng ruộng, cày cấy tốt tươi,
đồng lúa trĩu bông. Trong sự giàu có đi lên của quê có sự đóng góp của dòng sông
quê. Quên sao được kỉ niệm cùng chúng bạn câu tôm, câu cá. Khi mặt nước phẳng
lặng, chúng em lại tụm năm tụm bảy bơi lội vui đùa với sóng nước. Dòng nước
mát lạnh của sông quê đã nuôi dưỡng tâm hồn em. Nơi bến sông quê, chúng em
chơi trò gấp giấy thả thuyền. Những chiếc thuyền giấy bé tí xíu dập dềnh trôi theo
sóng nước bao la mang theo ước mơ của tuổi thơ.
Ôi! Quê hương yêu dấu, nơi em đã sinh ra và lớn lên, nơi đã lưu giữ những kỉ
niệm êm đềm của tuổi thơ mà em không bao giờ quên. Dù có đi đâu xa em vẫn
luôn nhớ về quê mình nhớ dòng sông quê lưu giữ bao kỉ niệm.
Ôn tập phép tu từ: Ẩn dụ

A, Lí thuyết
I.Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật, hiện
tượng khác. Giữa chúng có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm
cho sự diễn đạt.
II. Các kiểu ẩn dụ:
-Ẩn dụ hình thức.
-Ẩn dụ cách thức.
-Ẩn dụ phẩm chất.
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
B. Bài tập
1. Bài tập 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa phép so sánh và phép ẩn dụ
* Điểm giống:
- Cả hai đều có các vế:-> Sự vật, sự việc được so sánh.
-> Sự vật, sự việc dùng để so sánh.
- Các vế phải có nét tương đồng.
10
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

- Đều làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Điểm khác:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật hiện tượng khác. Còn
so sánh là đối chiếu giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác

- Khác nhau về các kiểu:
Ẩn dụ
So sánh
-Ẩn dụ hình thức.
-So sánh ngang bằng
-Ẩn dụ cách thức.
-So sánh không ngang bằng
-Ẩn dụ phẩm chất.
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Ví dụ:
Ví dụ:
Người cha mái tóc bạc.
Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh ẩn dụ: Người Cha chỉ Bác Hồ =>Thuộc kiểu so sánh ngang bằng
-Thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất
Tác dụng: Bằng cách liên tưởng bóng
=>Tác dụng: Bằng cách ví Bác Hồ với Bác với ngọn lửa hồng gợi cụ thể tình
người cha gợi tả cụ thể tình yêu thương yêu thương sâu sắc Bác dành cho anh
quan tâm sâu sắc của Bác đối với anh
đội viên ấm hơn cả ngọn lửa đang cháy
đội viên như tình yêu của một người
rực trong căn lán.
cha đối với đứa con.
2. Bài tập 2: Tìm biện pháp ẩn dụ và nêu tác dụng:
a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
< Tục ngữ >
-Có hai hình ảnh ẩn dụ:
+Hình ảnh ẩn dụ “ Mực – đen” chỉ cái xấu, cái không tiến bộ

=>Thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất
+Hình ảnh ẩn dụ “Đèn – sáng” chỉ cái tốt, cái tiến bộ.
=>Thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất.
* Tác dụng: Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ để nhắc nhở khuyên nhủ mọi
người phải chọn bạn mà chơi, chọn môi trường tốt tránh xa môi trường xấu, bạn
xấu.
b. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
11
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

-Có hai hình ảnh ẩn dụ:
+Hình ảnh ẩn dụ “ Thuyền” chỉ người chồng người con trai người đi xa
=>Thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất
+Hình ảnh ẩn dụ: “Bến” chỉ người vợ người con gái ở lại
=>Thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất
* Tác dụng: Câu ca dao sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ gợi tả tình cảm thủy chung, son
sắc của người vợ, người con gái với người chồng, người con trai đi xa.
c. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ
-Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ
=>Thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất

*Tác dụng: Ví ngầm Bác Hồ với mặt trời nhằm thể hiện công lao to lớn của Bác
đưa nhân dân ta từ ách nô lệ đến với ánh sáng tự do.
3. Bài tập: Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nêu tác dụng
a. Buổi sáng mọi người đổ ra đường ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín
chảy qua mặt.
< Tô Hoài >
-Hình ảnh ẩn dụ: “chảy” chuyển đổi từ giác quan khứu giác sang xúc giác
* Tác dụng: Câu văn sử dụng hình ảnh ẩn dụ cảm giác nhằm gợi tả mùi hương hoa
hồi thơm nồng nàn, ngọt ngào, quyện lại.
b. Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai.
< Hoàng Trung Thông >
-Hình ảnh ẩn dụ: “ Chảy” chuyển đổi từ giác quan thị giác sang xúc giác
* Tác dụng: Câu thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ cảm giác nhằm gợi tả một không gian
sáng sủa, rạng rỡ tràn ngập ánh nắng.
c. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
12
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

< Trần Đăng Khoa >
-Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ mỏng” chuyển từ giác quan thính giác

sang xúc giác.
* Tác dụng: Hình ảnh ẩn dụ: “ mỏng ” gợi tả âm thanh chiếc lá đa nhẹ nhàng khoai
thai đáp xuống mặt đất.
d. Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
-Hình ảnh ẩn dụ “ướt” chuyển đổi từ thính giác sang xúc giác
* Tác dụng: Gợi tả cụ thể tình cảm của bạn nhỏ đối với bố của mình.

Ôn tập: Văn tả người
Đề 1: Em hãy tả lại người ông của em
Bài làm
Mái ấm gia đình là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi cho em niềm vui, hạnh phúc,
tiếng cười. Trong mái ấm ấy người thân nào em cũng yêu thương, kính trọng
nhưng có lẽ người mà em yêu thương kính trọng hơn cả là ông của em.
Em yêu ông nhiều lắm! Ông của em năm nay đã ngoài 70 tuổi cái tuổi đã xế
chiều. Ông là cán bộ nghỉ hưu. Từ ngày về hưu ông dành nhiều thời gian để chăm
sóc con cháu.
Ông của em dáng người cao, cái lưng đã hơi còng xuống nhưng khuôn mặt
quắc thước, nước da hồng hào trông ông đẹp như ông tiên trong câu chuyện cổ
tích. Đôi mắt ông hiền từ luôn ánh lên niềm vui khi thấy em học giỏi, chăm ngoan.
Phía cuối đôi mắt in hằn những dấu chân chim. Vầng chán cao rộng có nhiều nếp
nhăn đường gợn sóng. Em thích ngắm nhìn ông mỗi khi ông cười. Cái miệng móm
mém cười để lộ hàm răng không còn mấy chắc khỏe. Mái tóc ông bạc trắng như
cước. Đêm trăng ngồi cạnh ông nghe ông kể chuyện. Ngắm nhìn mái tóc của ông
trong ánh trăng bàng bạc, em xúc động nghẹn ngào khi nhận ra nội của em đã già
thạt rồi. Đôi bàn tay to bản chắc khỏe hồi nào giờ đã nhăn nheo, nổi lên những
đường gân xanh. Thế nhưng đôi bàn tay gầy gầy xương xương ấy lại làm việc gì
cũng khéo.


13
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

Tuy tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn có thú vui cây cảnh. Quanh mái ấm gia đình
em đâu đâu cũng có cây xanh. Những chậu cảnh được ông cắt tỉa tỉ mỉ. Bàn tay tài
hoa tạo cho cây cảnh những dáng hình khác nhau. Ông lựa chọn kĩ càng từ vườn
ươm của tỉnh về. Bao năm qua cây ổi ra hoa kết trái, tán lá xum xuê rợp cả một góc
vườn. Khu vườn nhỏ được ông trồng cả hoa nữa đấy. Đây anh loa kèn trắng muốt,
kia chị hồng nhung kiều diễm trong váy áo đỏ thẫm. Khu vườn nhỏ được ông chăm
sóc kĩ càng, cẩn thận. Dường như ông đặt cr tâm hồn và tình yêu của mình với
thiên nhiên qua việc chăm sóc khu vườn.
Ngoài việc chăm sóc cây cảnh ông còn có thói quen đọc báo nghe đài và ham đọc
sách nên ông hiểu biết khá phong phú. Ông thường nói với em rằng: đọc báo, nghe
đài mở mang kiến thức lại rèn con mắt và đôi tai. Sống lâu bên ông em cũng học
được thói quen đó. Hằng ngày cứ 5 giờ sáng ông lại thức dậy tạp thể dục. Bài thể
dục dưỡng sinh giúp cho gân cốt khỏe mạnh. Người ta thường nói người già ít ngủ
quả là không sai. Ông đi ngủ muộn nhưng lại thức dậy sớm. Tuy là cán bộ về hưu
nhưng ông nội của em vẫn tham gia hoạt động xã hội. Ông tham gia hội cựu chiến
binh, là thành viên của người cao tuổi. Cuối tuần hội thường tổ chức các cuộc thi
thơ. Chao ôi nội của em làm thơ hay lắm. Những vần thơ mộc mạc, giản dị về cuộc
đời người lính, về mái ấm gia đình mà khi nội đọc lên ai cũng thích. Ông của em

sống đoàn kết, tình cảm với bà con lối xóm nên được mọi người kính trọng.
Trong gia đình ông rất yêu thương các cháu. Mỗi khi bố mẹ đi công tác xa, ông
lại càng chăm sóc lo lắng cho chúng em hơn. Ông treo cho chúng em một cái giá
sách. Tầng trên cho em, tầng dưới cho em Hà, ông còn thường xuyên kiểm tra sách
vở, đồ dùng học tập. Ông dạy em những bài toán khó, những câu văn hay. Vì vậy
thành tích học tập của em mỗi ngày đều tiến bộ.
Ông lf tấm gương sáng cho mọi người trong gia đình em noi theo. Vẫn biết rằng
thời gian trôi đi không bao giờ ngừng lại, ông của em mỗi ngày một già hơn, sức
khỏe yếu dần. Nhưng em vẫn mong sao ông sống lâu, sống khỏe để em mãi được
sống trong vòng tay ấm áp của ông.
Đề 2: Em hãy tả lại người mẹ của em
I, Tìm hiểu đề
-Thể loại: Tả người
-Đối tượng: Mẹ của em
II, Lập dàn ý
1, Mở bài: Giới thiệu người thân định tả
Bày tỏ cảm xúc
14
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

Mái ấm luôn cho em niềm vui, hạnh phúc, tiếng cười. Trong mái ấm ấy người thân
nào em cũng yêu thương kính trọng. Nhưng có lẽ người mà em yêu thương kính

trọng hơn cả là mẹ của em.
2, Thân bài:
A, Tuổi tác, nghề nghiệp: công nhân, nông dân, giáo viên
Em yêu mẹ em nhiều lắm! Mẹ em năm nay ngoài 40 tuổi. Mẹ em là giáo viên của
một trường trung học. Dáng người mẹ cao thon thả. Nước da trắng hồng hào, giọng
nói nhẹ nhàng, ấm áp. Mẹ có khuôn mặt tròn như ánh trăng tươi sáng, rạng rỡ vô
cùng. Nổi bật trên khuôn mặt là đôi mắt to tròn lúp dưới hàng mi cong vút. Đôi
mắt sáng đẹp của mẹ chưa chan niềm vui khi thấy em chăm ngoan học giỏi. Chiếc
mũi dọc dừa của mẹ làm cho khuôn mặt của mẹ trở lên thanh thoát. Em thích ngắm
nhìn mẹ cười nụ cười hiền hậu để lộ ra hàm răng chắc khỏe, sáng bóng đều tăm
tắp. Mẹ của em có mái tóc dài đen mượt như gỗ mun.Mái tóc ấy luôn được mẹ búi
gọn gàng sau gáy để lộ ra cái gáy trắng ngần. Mẹ em chăm sóc mái tóc ấy cẩn thận,
tỉ mỉ bằng những hương liệu có ở vườn nhà. Những lúc mẹ gội đầu mái tóc dài thả
vào trong chậu nước thơm mùi hoa bưởi nồng nàn. Mẹ em có đôi bàn tay thon
thon, làm việc gì cũng khéo. Là một người phụ nữ truyền thống, có thẩm mĩ nên
mẹ thường lựa chọn trang phục phù hợp với công việc. Mỗi khi lên lớp mẹ lại lựa
chọn trang phục áo dài truyền thống màu xanh lam. Khi trở về nhà, bận rộn với
công việc chăm sóc gia đình mẹ lại chọn bộ quần áo màu vàng yêu thích.
B, Tả tính tình và hành động
Mẹ của em thực sự là một người phụ nữ đảm đang. Bố làm việc xa nhà, mọi
công việc ở nhà mẹ lo chu toàn thay bố. Mẹ nấu ăn rất giỏi, trang trí những món ăn
thật khéo léo. Em thích nhất món canh chua mẹ nấu có vị chua chua của khế vườn
nhà, vị thơm béo ngậy của cá. Món ăn ấy thưởng thức vào những buổi trưa hè thì
thật thích thú biết mấy, vừa thơm mát lại bổ dưỡng. Mẹ chăm chút cho mái ấm gia
đình và làm việc luôn tay. Ngôi nhà ngói năm gian được mẹ sắp xếp ngăn nắp gọn
gàng. Mẹ sắp xếp góc học tập của em một cái giá sách đầy ăm ắp với những đầu
sách khác nhau.
Là người phụ nữ đảm đang nên khu vườn nhỏ nhà em cây trái tốt tươi, mùa nào
thức ấy. Luống rau xanh mơn mưởn, củ su hào to như cái bát úp, luống cải bắp tròn
ung ủng như cái xoong.

Trong gia đình mẹ còn là người con dâu hiếu thảo. Mẹ chăm sóc ông bà thật chu
đáo. Mẹ rất yêu thương chúng em. Mẹ uốn nắn cho em từng nét chữ. Mỗi tối mẹ
lại ngồi bên em để dạy em học bài. Mẹ tỉ mỉ dạy cho em những bài toán khó. Đêm
trăng sáng em thích xà vào lòng mẹ được mẹ ôm ấp vỗ về. Mẹ là kho tàng của
15
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

truyện cổ tích. Với giọng kể trầm ấm dịu dàng mẹ đưa em vào thế giới cổ tích có
cô Tấm, Thạch Sanh ở hiền, Lí Thông ở ác. Qua nhiều câu chuyện cổ ấy, mẹ dạy
em cách đối nhân xử thế với những người xung quanh. Em cảm ơn mẹ về sự ngăn
nắp cẩn thận của em đều được mẹ rèn giũa. Những lúc em đau ốm mẹ lo lắng tất
bật, làn da xanh xao, đôi mắt trĩu sâu, em thấy thương mẹ nhiều lắm. Mẹ có cách
làm việc khoa học nên đồng nghiệp và học trò vô cùng yêu mến và kính trọng.
Mái ấm gia đình của em luôn có mẹ chăm chút, che chở. Mẹ cho em tình yêu
thương dạy cho em những bài học làm người. Sau này lớn lên dù đi đâu xa em vẫn
luôn nhớ về người mẹ kính yêu.
Ôn tập văn học: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ
-Phương thức: tự sự - biểu cảm.
- Thể thơ: 5 chữ
- Nội dung: Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến
dịch, bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội
và nhân dân đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối

với lãnh tụ.
* Bài tập 1: Cho đoạn thơ sau:
… Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
a. Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Gọi tên, chỉ ra và nêu tác dụng?
b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ?
Gợi ý
a. Đoạn thơ sử dụng phép tu từ: so sánh, điệp ngữ.
Điệp ngữ: “từng người” điệp lại hai lần
16
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

=>Tác dụng: điệp ngữ từng người nhấn mạnh hành động, cử chỉ, quan tâm, ân cần,
tỉ mỉ, chu đáo không sót một ai của Bác.
-So sánh: Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng

=>Thuộc kiểu so sánh ngang bằng
Tác dụng: Bằng cách liên tưởng: “Anh đội viên mơ màng” với “ nằm trong giấc
mộng” Gợi tả tâm trạng xúc động của anh đội viên khi được Bác quan tâm, chăm
sóc.
-So sánh: Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
=>Thuộc kiểu so sánh không ngang bằng
Tác dụng: Bằng cách liên tưởng “ Bóng Bác” với “ngọn lửa hồng” gợi tả cụ thể
tình yêu thương sâu sắc của Bác dành cho các anh đội viên ấm hơn ngọn lửa hồng
đang cháy rực trong căn lều. Đồng thời phép so sánh không ngang bằng còn gợi
lên vẻ đẹp giản dị, gần gũi mà lại vô cùng thiêng liêng vĩ đại của Bác.
b. Đoạn cảm nhận:
Đoạn thơ trên được trích trong văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ
Minh Huệ. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với
anh đội viên và tình cảm yêu kính, cảm phục của anh đội viên đối với Bác đã để lại
cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Sau một ngày hành quân vất vả, vị cha già của dân tộc đã không ngủ Người thức
để đốt lửa, dém chăn để anh chiến sĩ có giấc ngủ ngon. Hành động giản dị gần gũi
thể hiện tình yêu của một người cha dành cho các con. Điệp ngữ “từng người, từng
người” được điệp lại nhằm nhấn mạnh hành động cử chỉ quan tâm ân cần tỉ mỉ chu
đáo không sót một ai của Bác đối với từng anh đội viên. Đặc biệt cử chỉ nhón chân
nhẹ nhàng thể hiện thái độ của Bác trân trọng nâng niu, nâng giấc ngủ của bộ đội
khiến ta vô cùng xúc động. Bác coi các anh như những đứa cháu yêu của mình.
Chứng kiến Bác đốt lửa, dém chăn, bước những bước đi nhẹ nhàng nên anh đội
viên cứ tưởng như mình đang mơ một giấc mơ diệu kì:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.

17
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương


Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

Từ láy “mơ màng” gợi tả trạng thái nửa tỉnh, nửa ngủ. Trong giấc ngủ chập chờn
anh thấy sự quan tâm của Bác sao đẹp đẽ đến thế. Chính trong khoảnh khắc thần
tiên đó anh chiến sĩ đã có những cảm nhận đẹp về Bác.
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Liên tưởng “bóng Bác” với “ngọn lửa hồng” đã gợi tả cụ thể tình yêu thương vô bờ
của bác dành cho anh chiến sĩ. Tình thương tỏa ra từ bóng Bác còn ấm hơn cả hơi
ấm của ngọn lửa đang cháy rực trong căn lều. Bên anh có ngọn lửa hồng, bên anh
có Bác. Bác đã truyền sức mạnh, hơi ấm, niềm tin giữa gian nan của cuộc kháng
chiến. Từ láy “lồng lộng” kết hợp với phép so sánh không ngang bằng đã làm tôn
lên vẻ đẹp vừa giản dị, gần gũi, vừa lớn lao vĩ đại của Bác. Tình thương của người
lắng đọng trong câu thơ, trong lòng người đọc.
Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do, mang âm điệu dân gian nhẹ nhàng truyền cảm,
ngôn ngữ thơ giản dị. Hình ảnh so sánh giản dị đã khắc họa thành công vẻ đẹp của
vị lãnh tụ kính yêu. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói riêng mãi khắc sâu trong
lòng người đọc.
2.Bài tập 2: Phân tích lẽ thường tình trong khổ thơ cuối
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.

Gợi ý
Khổ thơ trên nằm ở cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ
khổ thơ đã nâng ý nghĩa của bài thơ lên một tầm khái quát mới.
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Điệp ngữ “Đêm nay” nhấn mạnh về một đêm cụ thể Bác không ngủ trên đường đi
chiến dịch. Đêm nay cũng như bao đêm Bác đã thức trắng để lo cho dân, cho nước.
Động từ “ngồi” gợi tả trạng thái tư thế của Người trong đêm như một pho tượng
tạc vào không gian còn trong lòng Người lại chất chứa lỗi lo âu. Bác lo cho bộ đội,
18
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

lo cho đoàn dân công, lo cho nhân dân ta khỏi ách nô lệ. Tất cả nỗi lo ấy đã trở
thành cái lẽ thường tình của một bậc vĩ nhân suốt một đời vì dân vì nước mà hi
sinh tất cả. Hiểu được sự hi sinh ấy của Bác anh đội viên thấy cảm phục kính yêu
Bác vô hạn.
Văn bản: Lượm
A.Kiến thức cơ bản
-Tác giả: Tố Hữu < 1920 – 2002 >
-Thể thơ tự do < 4 chữ >

-Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.
-Nội dung: Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc bài thơ
đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng
cảm Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương đất nước và
trong lòng mọi người.
B. Bài tập
1. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng?
- So sánh: Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
- So sánh: Ở đồn mang cá
Thích hơn ở nhà
Tác dụng: Bằng cách liên tưởng “Lượm” với “ con chim chích” gợi tả cụ thể dáng
người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tính tình hồn nhiên, vui tươi, lạc quan, say mê công
tác kháng chiến.
- So sánh: Việc “Lượm ở đồn mang cá” với “ở nhà” gợi tả niềm đam mê yêu
thích công việc của Lượm.
- Ẩn dụ: “Đường vàng” chỉ con đường tràn ngập sắc vàng.
=>tác dụng: Bằng cách ví ngầm con đường tràn ngập sắc vàng với “đường
vàng” là con đường trong hồi tưởng của nhà thơ. Đó có thể là con đường tràn
ngập sắc vàng, con đường vàng lá, con đường nằm cạnh cánh đồng lúa chín
vàng. Có thể còn tất cả các chất liệu vàng tạo thành một màu vàng ấm áp tràn
ngập không gian. Đó là con đường tương lai tươi sáng mà cách mạng mang lại
cho thiếu nhi Việt Nam.
19
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú



Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

2. Bài tập: Trong bài thơ có những câu thơ nào có cấu tạo đặc biệt, chỉ ra và nêu
tác dụng.
a. Trong bài thơ có những câu thơ có cấu tạo đặc biệt là:
Ra thế
Lượm ơi!
Lượm ơi còn không?
b.Tác dụng:
Câu thơ: Ra thế.
Lượm ơi!
Là dòng thơ 4 chữ được ngắt ra làm đôi có dụ ý nghệ thuật: diễn tả tiếng nấc nghẹn
ngào, đau xót, đột ngột khi nhận được tin Lượm hi sinh của tác giả.
Câu thơ: “Lượm ơi, còn không” được tách riêng thành một khổ có cấu trúc là một
câu hỏi tu từ. Tiếng gọi vừa thân thương, vừa thống thiết, thể hiện niềm tiếc
thương của nhà thơ khi Lượm hi sinh. Để rồi sau câu hỏi ấy, tác giả khẳng định em
sống mãi, trường tồn với non sông. Em là tấm gương tiêu biểu cho thiếu nhi Việt
Nam.
3. Bài tập: Ý nghĩa của hai khổ thơ cuối
Hai khổ thơ cuối là một điệp khúc, điệp lại nguyên vẹn hai khổ thơ đầu không sót
một chữ nhằm gây ấn tượng cho người đọc về sự nguyên vẹn của chú bé anh hùng.
Với dáng người nhỏ nhắn nhanh nhẹn tác giả khẳng định Lượm sẽ sống mãi với
thời gian, sống mãi trong niềm thương nhớ trân trọng và cảm phục của tất cả mọi
người, đối với người dân Huế nói riêng và cả dân tộc nói chung.
4, Bài tập: Cho đoạn thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
20
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng

a, Kể tên các từ láy.
b, Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng?
c, Trình bày cảm nhận về khổ thơ trên?
Bài làm
a, Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
+Loắt choắt: Gợi tả dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
+Xinh xinh: Gợi tả cái túi vải nhỏ nhắn, vừa vặn với dáng người.
+Thoăn thoắt: Gợi tả đôi chân di chuyển nhanh, không thấy gót.
+Nghênh nghênh: Gợi tả cái đầu lắc qua, lắc lại trông thật ngộ nghĩnh.
b, Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ: so sánh, ẩn dụ
-So sánh: “Lượm” với “con chim chích” qua từ như
“Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”

=>Bằng cách liên tưởng như trên gợi tả dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tính
tình vui tươi, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời, say mê với công tác kháng chiến.
-Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” chỉ không gian tràn ngập sắc vàng
=>Tác dụng: Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi tả một không gian tươi sáng tràn
ngập sắc vàng. Đưa thư trên con đường này Lượm thấy vui tươi, lạc quan.
c, Cảm nhận:
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Lượm của nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm
1949. Đoạn thơ đã miêu tả thành công chân dung chú đội viên hồn nhiên, vui tươi,
say mê với công tác kháng chiến đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên.
Đọc đoạn thơ ta được ngắm nhìn chân dung một chú đội viên hơn nửa thế kỉ
trước. Đó là một chú đội viên có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Đôi chân bé
nhỏ, rắn rỏi di chuyển những bước chân không nhìn thấy gót. Còn cái đầu thì lắc
qua lắc lại theo nhịp nhảy chân sáo trông thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Cái túi sắc
21
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

đeo lên cùng người nho nhỏ, xinh xinh vừa vặn với dáng người. Tố Hữu đã khéo
léo sử dụng các từ láy gợi hình mang giá trị biểu cảm cao để khắc học chân dung
của Lượm: “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh”. Đặc biệt từ láy
nghênh nghênh không chỉ gợi tả cái đầu lắc qua lắc lại ngộ nghĩnh, đáng yêu mà
còn gợi tả tư thế đối đầu bất chấp khó khăn gian khổ. Điệp từ “Cái” kết hợp với
các từ láy đã làm cho nét vẽ ngoại hình trở nên chắc khỏe thể hiện cái nhìn yêu

thương, trìu mến của nhà thơ
Lượm không chỉ có ngoại hình đáng yêu, dễ mến mà tính tình thì hồn nhiên vui
tươi, lạc quan.
“Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”
Lượm chẳng khác nào con chim non cất tiếng hót rộn ràng tung bay trong nắng
mới, nhảy những bước chân sáo trên con đường quê. Liên tưởng “Lượm” với “con
chim chích” là sự liên tưởng chính xác sát hợp và hợp với hoàn cảnh không chỉ gợi
tả được dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn mà còn gợi tả tính tình hồn nhiên, vui
tươi, lạc quan, say mê, hào hứng với công tác kháng chiến. Hình ảnh ẩn dụ “đường
vàng” cuối đoạn thơ là hình ảnh sáng giá đây là con đường trong hồi tưởng của nhà
thơ. Nó có thể là con đường vàng nắng, con đường bên cạnh cánh đồng lúa chín
vàng hay tất cả các chất liệu vàng ấy tạo thành một màu vàng ấm áp tràn ngập
không gian. Đưa thư trên con đường này Lượm thấy lạc quan, yêu đời.
Đoạn thơ đã sử dụng các từ láy, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã miêu tả thành
công vẻ đẹp của Lượm – chú đội viên nhỏ tuổi. Vẻ đẹp này tiêu biểu cho thiếu nhi
Việt Nam trong kháng chiến.
Ôn tập: Tiếng Việt
1.Bài tập: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu sau?
a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
-Phép tư từ trong đoạn thơ trên: ẩn dụ, so sánh
22
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú



Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

+Ẩn dụ: “Nước gương trong” chỉ nước sông trong, phẳng lặng
=>Tác dụng: Ví ngầm nước sông trong, phẳng lặng, yên tĩnh.
+So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
=>Tác dụng: Bằng cách liên tưởng “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” nhằm gợi
nhớ quê hương nồng nàn, cháy bỏng tha thiết của Tế Hanh.
b. Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
-Phép tu từ :Nhân hóa.
+ Nhân hóa: “ trâu” qua từ “ơi, bảo”
=>Tác dụng: Bằng cách nhân hóa “ Trâu” qua từ “ơi, bảo” nhằm biến trâu trở
thành người bạn của nhà nông chia sẻ nỗi nhọc nhằn vất vả của người nông dân
trong công việc cày đồng.
c. Con đi trăm núi ngàn khe
Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
-Phép tư từ: so sánh không ngang bằng
=>Tác dụng: Bằng cách liên tưởng như trên, nhà thơ Tố Hữu muốn gợi tả cụ thể
những vất vả, hi sinh của người mẹ nơi hậu phương.
d. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
- Phép tư từ trong câu trên là: so sánh
So sánh: “ cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”
=>Tác dụng: Bằng cách liên tưởng: “ Cây gạo sừng sững” với “tháp đèn khổng lồ”

có tác dụng gợi tả cụ thể, sinh động vẻ đẹp to lớn, vững trãi, hoa nở đỏ rực của cây
gạo khi mùa xuân về.
e. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-Phép tu từ trong câu trên là: so sánh
+So sánh: “Công cha như núi Thái Sơn”
23
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

=>Tác dụng: Bằng cách liên tưởng “Công cha” với “ núi Thái Sơn” nhằm ca gợi
công lao to lớn của người cha như núi Thái Sơn không có gì đo đếm được
+So sánh: “ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
=>Tác dụng: Bằng cách liên tưởng như trên gợi tả tình yêu thương của người mẹ
đối với đứa con dạt dào, vô bờ bến.
d. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng
đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
-Phép tư từ: Nhân hóa
i. Bến cảng nào cũng đông vui: Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em
túi tít nhận hàng ….
-Phép tu từ: Nhân hóa
+Nhân hóa: “Bến cảng” qua từ “đông vui”
+Nhân hóa: “Tàu” qua từ “mẹ, con”

+Nhân hóa: “Xe” qua từ “anh em, tíu tít”
+Nhân hóa: “bến cảng” qua từ “bận rộn”
=>Tác dụng: Bằng cách nhân hóa như trên có tác dụng làm cho quang cảnh bến
cảng trở lên sinh động, rộn rã hơn, tấp nập khẩn trương
__________________________________________________________________

Phương pháp tả loài cây
Đề bài: Tả lại cây bàng ( hàng bàng ) khi mùa xuân về
I.Tìm hiểu đề
-Thể loại: Tả cảnh thiên nhiên
-Đối tượng: Cây bàng ( hàng bàng ) khi mùa xuân về.
-Trình tự: Thời gian – không gian ( xa - gần )
II.Dàn ý:
A, Mở bài:
Trong sân trường của em trồng rất nhiều cây tỏa bóng mát. Những cây xanh
thẳng hàng, thẳng lối ấy được chúng em chăm sóc cẩn thận hàng ngày. Nhưng thân
24
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


Giáo án ôn tập Ngữ Văn 6
2017

Năm học: 2016 -

thuộc nhất với em là cây bàng ( hàng bàng ). Được ngắm nhìn cây bàng ( hàng
bàng ) khi mùa xuân về em thấy thích thú vô cùng.
B, Thân bài:

1, Tả khái quát:
-Từ xa nhìn lại:
Chao ôi! Cây bàng ( hàng bàng ) trước cửa lớp em mới đẹp làm sao. Từ xa nhìn lại
cây bàng ( hàng bàng ) to lớn, sừng sững như một người khổng lồ có nhiều cánh
tay chắc khỏe vươn ra bốn phía. Ngay từ những ngày đầu bước chân vào lớp 6 em
vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp xanh tươi của cây bàng ( hàng bàng ) này. Bao
lần đứng trước cây bàng ( hàng bàng ) em đều thầm thì tự hỏi: “ Không biết cây
bàng ( hàng bàng ) này có từ bao giờ? Chỉ biết rằng từ khi bước chân vào lớp 6 cây
bàng ( hàng bàng ) đã có rồi. Cô chủ nhiệm từng nói với chúng em cây bàng này
do thầy hiệu trưởng trước đây đem từ vườn ươm của Tỉnh về đây trồng. Từ những
cây bàng non được bàn tay chăm sóc của biết bao thế hệ học trò, cây cứ lớn dần tỏa
cành xanh lớn vững trãi như bây giờ trông thật ấn tượng.
2, Tả cụ thể:
-Thân: to, xù xì
-Rễ: chắc, khỏe
-Cành: to, chắc, yoar ra bốn phía
-Lá: To bằng bàn tay em bé mới lớn
Búp non như những ngọn nến lung linh trong gió.
Cây bàng trước cửa lớp em thật cao lớn. Gốc cây to một vòng tay em ôm không
xuể. Bao bọc tấm thân ấy là một lớp áo cứng chắc, màu nâu xám, xù xì dọc ngang
những đường nức nẻ, loang lổ. Nhưng em lại yêu biết mấy tấm áo ấy bởi đó là dấu
hiệu gắn bó nhiều năm của cây bàng với ngôi trường thân yêu. Hai mươi năm là
quãng thời gian thật dài để bộ rễ cây phát triển. Cây bàng này có bộ rễ thật đặc
biệt. Có những chiếc rễ uốn cong lên khỏi mặt đất, bò lổn ngổm như những con
trăn lớn. Có những chiếc rễ lại len lỏi trong lòng đất để chắt chiu chất dinh dưỡng
nuôi cây . Mỗi lần ra chơi em cứ thích nhày lò cò xung quanh gốc cây, ngắm nhìn
bộ rễ của nó mà thấy cảm phục sự kiên trì bám trụ của cây bàng. Nhờ bộ rễ chắc
khỏe những đôi chân lớn mà cây bàng chống trọi lại được với nắng mưa đem lại
không khí trong lành cho ngôi trường.
Xuân về cây bàng già lại thay tấm áo mới. Những búp bàng non trông như những

ngọn nến trong xanh lấp lánh, lung linh trong nắng xuân ấm áp. Mùa xuân đem lại
25
Giáo viên: Ngô Thị Lan Hương

Trường THCS Trực Phú


×