Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo tốt nghiệp hệ thống thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 36 trang )

Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, nhiều lĩnh vực trong xã
hội nhờ vào việc ứng dụng công nghệ thông tin mà phát triển mạnh mẽ. Khoa học giáo
dục đã nâng cao chất lượng đào tạo bằng phương pháp tự đào tạo, lấy người học làm
trung tâm, phát huy tính độc lập sáng tạo của người học. Áp dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo đã và đang đáp ứng được phương pháp đào tạo mới này. Người ta đã làm
các công việc nhờ vào máy tính thay thế cho những công việc nhập liệu bằng thủ công
tốn nhiều công sức về nhân lực.
Sự bùng nổ internet vào những thập niên 80-90, sự phát triển và phổ cập internet
cuối những năm 90 tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống giáo dục hiện đại và
từ xa dựa trên môi trường mạng. Nhờ có sự phát triển về internet mà việc học tập và
nghiên cứu được diễn ra nhanh chóng và tiện ích, cung cấp những thông tin bổ ích cho
việc học tập và sáng tạo trong công việc.
Ngày nay mạng internet không những phát triển và mở rộng trong trường học,
bệnh viện, công ty, xí nghiệp, cơ quan nhà nước..., mà còn phát triển rộng rãi giữa các
quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Chính vì lý do thiết yếu của việc đưa mạng
internet vào phục vụ đời sống con người nên trong quá trình thực tập tại Bệnh viện
Tâm thần Trung ương 2, tôi đã may mắn được tham gia tại Phòng Công nghệ thông tin
với chuyên ngành "Quản trị Mạng".
Được sự giúp đỡ của Thầy Vũ Đình Trung đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong
quá trình thực tập tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, tôi đã thực hiện xây dựng đề
tài về một Website mua bán sử dụng công cụ mã nguồn mở Opencart để phát triển.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
CỦA BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 2
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng



1


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển


Tên bệnh viện:
- Tiếng Việt: Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
- Tiếng Anh: National Mental Hospital 2
- Viết tắt: BVTTTW2; NMH 2
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Ái Quốc - Khu phố 7 - Phường Tân Phong - Thành
phố Biên Hoà - Tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: (061)3822965
- Fax: (061)3819187
- Email:
- Website:
- Giám đốc: Bùi Thế Khanh

(Nguồn: bệnh viện)
Hình 1.1: Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.
Năm 1915, Việt Nam còn là thuộc địa của thực dân Pháp, người Pháp đã xây
dựng tại Biên Hòa một nơi quản lý người bệnh tâm thần mà nhân dân quen gọi là “Nhà
thương điên Biên Hòa”. Trải qua những diễn biến thời cuộc, “Nhà thương điên Biên
Hòa được chuyển thành bệnh viện tâm thần nơi điều trị bệnh với cơ sở, phương tiện…

hiện đại hơn, với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng… ngày một đông hơn, chuyên
môn cao hơn.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

2


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

Với quy mô, nhiệm vụ năm 2003 bệnh viện được Bộ Y tế chính thức quyết định
đặt tên là Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, đã trở thành một trung tâm điều trị các
bệnh nhân tâm thần và chỉ đạo mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần của khu vực
phía Nam.
Bệnh viện tâm thần với các tên gọi qua các thời kỳ:
- Năm 1915 : Nhà thương điên Biên Hòa
- Năm 1937 : Dưỡng trí viện Nam Kỳ
- Năm 1945 : Dưỡng trí đường Biên Hoà
- Năm 1945 : Dưỡng trí đường Trần Phú
- Năm 1953 : Dưỡng trí viện miền Nam Việt Nam tại Biên Hoà
- Năm 1955 : Dưỡng trí viện Bác sĩ Nguyễn Văn Hoài
- Năm 1975 : Bệnh viện Tâm trí Biên Hòa
- Năm 1980 : Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa
- Năm 2003 :Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và qui mô của bệnh viện


Lĩnh vực hoạt động:
Khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tâm thần khu vực phía Nam ở tuyến cao


nhất (Phạm vi từ Thành phố Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam, ở tuyến cao nhất)
Theo Quyết định số 4606/QĐ-BYT ngày 23/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế.


Qui mô của bệnh viện:
Với diện tích 22 héc ta bao gồm 15 tòa nhà với các trang thiết bị khám chữa bệnh

hiện đại.
- Qui mô giường bệnh:
 Tổng số giường bệnh chỉ tiêu 1.200 (chiếc)
 Tổng số giường bệnh thực kê 1.400 (chiếc)
- Cán bộ chuyên môn và nhân viên:
 Tổng số cán bộ công nhân viên là 805 người bao gồm:
 Tổng số bác sĩ: 90 (Bác sĩ) chi tiết:
 Tiến sĩ: 01
 Nghiên cứu sinh: 04
 Bác sĩ chuyên khoa 2: 10
 Thạc sĩ: 06
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

3


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

 Bác sĩ chuyên khoa 1:
 Bác sĩ đa khoa: 39

 Cán bộ chuyên môn và nhân viên:
 Dược sỹ: 18
 Cử nhân tâm lý: 28
 Kỹ thuật viên y: 23
 Điều dưỡng: 255
 Nữ hộ sinh: 01
 Hộ lý, y công: 189
 Nhân viên khác: 141
- Nhiệm vụ:
 Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho BN tâm thần các
tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào, ở tuyến cao nhất.
 Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật.
 Nghiên cứu khoa học.
 Hợp tác quốc tế.
 Đào tạo cán bộ.
 Đơn vị hành chính và các khoa cơ bản:
- Gồm có 8 đơn vị hành chính và người đứng đầu:
 Ban giám đốc : (Tiến sĩ – Bùi Thế Khanh)
 Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến: (Tiến sĩ – Bùi Thế Khanh)
 Phòng công nghệ thông tin : (Kỹ sư – Hà Quốc Huy)
 Phòng hành chính quản trị: (Thạc sĩ – Nguyễn Trọng Tấn)
 Phòng vật tư trang thiết bị: (Cử nhân – Ngô Văn Bảy)
 Phòng kế hoạch tổng hợp: (Bác sĩ chuyên khoa 2 – Nguyễn Khoa Đăng)
 Phòng tổ chức cán bộ: (Dược sĩ chuyên khoa 1 – Phan Thanh Tuấn)
 Phòng điều dưỡng: (Cử nhân - Vũ Thị Thanh Thủy)
- Gồm có 21 khoa cơ bản sau:
 Khoa chuẩn đoán hình ảnh: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Phạm Xuân)
 Khoa dược: (Dược sĩ - Đặng Quốc Hùng)
 Khoa xét nghiệm: (Cử nhân – Trần Thị Thảo)
 Khoa tâm lý lâm sàng: ( Thạc sĩ y khoa - Lâm Thanh Hùng)

Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

4


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

 Khoa chống nhiễm khuẩn: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Nguyễn Minh Dũng)
 Khoa Dinh Dưỡng: (Nhân viên văn thư – Ngô Thanh Tùng)
 Khoa cấp cứu hồi sức: (Bác sĩ chuyên khoa 1– Nguyễn Lợi)
 Khoa tâm thần thực tổn: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Phan Văn Tiếng)
 Khoa cán bộ quốc tế: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Trần Thanh Liêm)
 Khoa B1: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Phạm Bá Thịnh)
 Khoa B3: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Nguyễn Xuân Tràng)
 Khoa C1: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Lê Văn Hiến)
 Khoa C2: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Hà Văn Tự)
 Khoa E1: (BS. Nguyễn Văn Thịnh)
 Khoa E4: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Đặng Thị Kim Khanh)
 Khoa H1: (Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa 1 – Nguyễn Thị Kim Hòa)
 Khoa H3: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Trần Thị Thanh Thúy)
 Khoa H4: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Vũ Văn Dân)
 Khoa phục hồi chức năng: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Nguyễn Gia Khanh)
 Khoa nội thần kinh: (Thạc sĩ – Bảo Hùng)
 Khoa khám tâm thần: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Đinh Văn Đoan )
 Khoa dịch vụ: (Bác sĩ chuyên khoa 2 – Nguyễn Khoa Đăng)
 Khoa bảo hiểm: (Bác sĩ chuyên khoa 1 – Vũ Thị Nguyên Hà)
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức bệnh viện
1.2.1 Đặc điểm họat động của bệnh viện

-

Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người

bệnh tâm thần ở tuyến cao nhất khu vực phía Nam.
-

Là cơ sở tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành tâm thần, chỉ

đạo tuyến.
-

Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ

kỹ thuật hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới để phục vụ
sức khỏe nhân dân.



Một số hình ảnh về khám chữa bệnh tại bệnh viện:

Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

5


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung


(Nguồn: bệnh viện)
Hình 1.2: Qui trình đăng ký khám bệnh của bệnh nhân.

(Nguồn: bệnh viện)
Hình 1.3: Qui trình thăm khám bệnh cho bệnh nhân.
1.2.2 Sơ đồ tổ chức của bệnh viện
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

6


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.

Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

7


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

1.2.3 Sơ đồ tổ chức của bộ phận thực tập
TRƯỞNG PHÒNG

NHÂN VIÊN


NHÂN VIÊN

BỘ PHẬN QUẢN LÝ
PHẦN MỀM

BỘ PHẬN QUẢN
LÝ PHẦN CỨNG

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức Phòng Công nghệ thông tin.
 Chức năng và nhiệm vụ Phòng Công nghệ thông tin:
- Trưởng phòng: Hà Quốc Huy.
- Trình độ nhân lực:
 06 cử nhân
 01 cao đẳng
 02 trung cấp
- Chức Năng:
 Phòng Công nghệ thông tin (CNTT) là đơn vị nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công
tác quản lí và phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động
của bệnh viện.
- Nhiệm Vụ:
 Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động CNTT, ứng dụng CNTT
trong bệnh viện theo phê duyệt của Ban Giám đốc.
 Tư vấn xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật khi đầu tư thiết bị liên
quan đến công nghệ thông tin.
 Thực hiện việc thu thập, lưu trữ, xử lý và đảm bảo an toàn thông tin dưới sự
chỉ đạo, điều hành của ban Giám đốc.

Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng


8


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

 Quản lí, đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các
hoạt động trong bệnh viện.
 Quản lí và duy trì họat động, cập nhật kịp thời thông tin trên trang thông tin
điện tử và trang thông tin nội bộ của bệnh viện.
1.2.4 Các quy định chung trong lao động của bệnh viện
 Thời gian làm việc:
- Lịch làm việc từ thứ 2 đến thứ 6:


Sáng: 7hh30 – 11h30.



Chiều: 13h30 – 16h30.



Quy định chung về nội dung quy tắc ứng xử của cán bộ công

nhân viên:
Điều 1. Ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ
được giao



Những việc phải làm:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức,

viên chức.
- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy
thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ,
nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị.
- Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong
công việc.
- Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực
hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả.
- Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp.
- Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định. đeo phù hiệu
của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có).


Những việc không được làm:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

9


Báo cáo tốt nghiệp


GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

- Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ
quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân, tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo dưới mọi hình thức.
Điều 2. Ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp


Những việc phải làm:
- Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm,

giúp đỡ lẫn nhau.
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, phối hợp, trao đổi kinh
nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
- Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các
quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có
thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.
- Những việc không được làm:
- Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp.
- Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.
Điều 3. Ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân


Những việc phải làm:
- Lịch sự, hòa nhã, văn minh khi giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua các

phương tiện thông tin.
- Bảo đảm thông tin trao đổi đúng với nội dung công việc mà cơ quan, tổ chức,

công dân cần hướng dẫn, trả lời.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm nội quy đơn vị, quy
trình, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật cơ quan, bí
mật cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Những việc không được làm:
- Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với tổ
chức, cá nhân.
- Cố ý kéo dài thời gian khi thi hành công vụ, nhiệm vụ liên quan đến cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
- Có thái độ, gợi ý nhận tiền, quà biếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

10


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

Điều 4. Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh
Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐBYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.


Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
- Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết.
- Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu

tiên theo quy định

- Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh, thông báo và giải
thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp
pháp của người bệnh biết.
- Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả
năng chi trả của người bệnh.
- Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh
về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám
lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú.
- Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ
định.


Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
- Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích

nội quy, qui định của bệnh viện và của khoa.
- Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết
những nhu cầu cần thiết của người bệnh, giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc
của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
- Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp
pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc.
- Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn,có mặt kịp thời khi người
bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu.
- Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho
người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu
thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy

Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

11



Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.


Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc

chuyển tuyến:
- Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải
thích lý do cho người bệnh, hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
- Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế
mà người bệnh phải thanh toán, giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện
hợp pháp của người bệnh có yêu cầu
- Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến
theo quy định.
- Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.


Những việc không được làm:
- Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ.
- Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
- Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người


bệnh.
Điều 5. Ứng xử của lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế, bệnh viện


Những việc phải làm:
- Phân công công việc cho từng viên chức trong đơn vị công khai, hợp lý, phù

hợp với nhiệm vụ và năng lực chuyên môn của từng công chức, viên chức theo quy
định của pháp luật.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp,
giao tiếp ứng xử của công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Khen thưởng
kịp thời công chức, viên chức có thành tích, xử lý kỷ luật nghiêm, khách quan đối với
công chức, viên chức vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Nắm chắc nhân thân, tâm tư, nguyện vọng của công chức, viên chức để có
cách thức sử dụng, điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng,
kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của từng cá nhân trong việc thực thi công vụ,
nhiệm vụ được giao.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

12


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện trong học tập, nâng cao trình
độ và phát huy tư duy sáng tạo, sáng kiến của từng công chức, viên chức.
- Tôn trọng, tạo niềm tin cho công chức, viên chức khi giao nhiệm vụ, có kế
hoạch theo dõi, kiểm tra, tạo thuận lợi để công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ,

công vụ.
- Lắng nghe ý kiến phản ánh của công chức, viên chức, bảo vệ danh dự, quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý.
- Xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết và môi trường văn hóa trong đơn vị.


Những việc không được làm:
- Chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng, xem thường cấp dưới, không gương

mẫu, nói không đi đôi với làm.
- Khen thưởng, xử lý hành vi vi phạm thiếu khách quan.
- Cản trở, xử lý không đúng quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo tiết lộ họ tên,
địa chỉ, bút tích hoặc các thông tin khác về người tố cáo.
- Những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại
Luật phòng, chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc
khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Quy định về phòng cháy và chữa cháy của bệnh viện:

(Nguồn: Bệnh viện)
Hình 1.6: Quy định về phòng cháy chữa cháy.
Quy định về phòng cháy chữ cháy (viết tắt: PCCC):
- Công tác tuyên truyền giáo dục:
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

13


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung


 Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, công nhân viên có ý thức tốt trong việc
phòng cháy chữa cháy.
 Tắt máy cúp cầu giao khi hết giờ làm việc.
- Công tác tổ chức:
 Thành lập tổ phòng cháy chữa cháy có tổ chức chặt chẽ, thiết bị đầy đủ.
- Công tác kiểm tra:
 Hệ thống điện.
 Hệ thống bảo trì.
 Kiểm tra đường dây đầu nối.
 Kiểm tra lại thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Công tác phòng cháy:
 Không hút thuốc, đốt lửa, không đun nấu trong khu vực làm việc.
 Sử dụng đúng và đầy đủ các loại cầu giao, cầu chì, phích cắm cho hệ thống
điện.
 Khi hết giờ làm việc phải tắt cầu giao trong khu vực làm việc.
 Sắp xếp vật tư trong kho, vật liệu phải lưu ý các vật liệu dễ cháy nổ.
- Công tác chữa cháy:
 PCCC là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ nhân viên kể cả khách hàng đến làm
việc tại công ty.
 Mọi nhân viên đều phải tuân thủ những quy định về phòng cháy chữa cháy.
- Các bước chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn:
Bước 1:
 Phát hiện hỏa hoạn.
 Không hốt hoảng, không chậm trễ.
Bước 2:
 Thông báo hỏa hoạn.
 Hô to “ Cháy! Cháy! Cháy”.
Bước 3:
 Dập tắt hỏa hoạn.

 Dùng bình chữa lửa gần nhất và cố gắng dập tắt hoặc kiểm soát hỏa hoạn
đến khi đội cứu hỏa đến. nhân viên chỉ nên cố gắng dập tắt hỏa hoạn trong trường hợp
không bị nguy hiểm đến tính mạng.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

14


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

 Nếu không kiểm soát được hỏa hoạn, tránh ra một chỗ an toàn nhưng không
quá xa để có thể hướng dẫn cho đội cứu hỏa vị trí của hỏa hoạn. Bình tĩnh và cố gắng
giúp đỡ những người đang bấn loạn vì cũng như sự hỏa hoạn sự hoảng hốt sẽ lây lan
rất nhanh.
 Qui định về rác thải y tế
- Phân loại các chất thải y tế:
 Chất thải y tế được chia làm 5 loại khác nhau như : chất thải thông thường,
chất thải y tế, chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và các vật chứa có áp suất.
 Chất thải thông thường bao gồm các hộp các tông, giấy, thức ăn, chai nhựa,
lọ thủy tinh.
 Chất thải y tế có 5 nhóm như : chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn,
chất thải y tế từ phòng thí nghiệm, chất thải dược phẩm và chất thải bệnh phẩm. Nhóm
chất thải gây lây nhiễm gồm băng gạc bẩn, bông, đồ băng bó, quần áo, găng tay, gạc,
tất cả các vật tư hay thiết bị tiếp xúc với máu và chất thải của người bệnh. Nhóm các
vật sắc nhọn gồm xy ranh, kim tiêm, dao mổ, kéo mổ, thủy tinh vỡ, ống hút, lưỡi dao
và các vật dụng khác có đầu nhọn hoặc cạnh sắc hay vật dụng dễ vỡ trong quá trình
vận chuyển và tạo thành đầu nhọn, cạnh sắc hoặc đã qua sử dụng nhưng chúng có thể
cắt hoặc đâm thủng. Nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm gồm găng tay, ống

nghiệm, các vật cấy, cất giữ các chất gây bệnh, túi máu và các chất thải khác từ phòng
thí nghiệm để nghiên cứu bệnh tật, huyết học, truyền máu, vi sinh học, nghiên cứu mô
học... Chất thải dược phẩm gồm thuốc quá hạn sử dụng hoàn trả lại, thuốc phòng bệnh,
thuốc bị đổ hoặc hư hỏng hay phải bỏ đi vì không cần giữ các chất trị xạ. Chất thải
bệnh phẩm gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh hay không nhiễm bệnh, nội tạng, các
chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai và các thi thể người, xác động vật và mô động
vật phòng thí nghiệm...
 Chất thải hóa học được chia thành các nhóm như chất thải không độc hại,
chất đường, amino axit, các muối vô cơ, hữu cơ và các chất độc hại như formaldehyde,
các hóa chất trong định hình, dung môi, trichlore ethylene, hóa chất vô cơ, hữu cơ.
 Chất thải phóng xạ là chất thải rắn, chất thải lỏng, các chất thải từ mẫu bệnh
phẩm có chứa phóng xạ.
 Các vật chứa có áp suất gồm xy ranh khí nén, can nước và các bình chứa
khí nén.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

15


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

- Quy định việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế:
 Theo quy định về nguyên tắc chung, việc phân loại rác thải y tế phải được
thực hiện càng gần nơi thải ra càng tốt. Các chất thải y tế độc hại không được để lẫn
với các chất thải thông thường.
 Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định màu vàng cho
các nhóm thuộc chất thải y tế, màu xanh cho chất thải thông thường và màu đen cho
chất thải hóa chất, các chất phóng xạ và trị xạ.

 Các dụng cụ chứa chất thải sắc, nhọn theo tiêu chuẩn quy định là phải được
làm từ vật liệu rắn, có thể tiêu hủy bằng đốt. Các dụng cụ chứa loại chất thải này phải
có dung tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc, nhọn khác nhau và phải có tay cầm,
nắp đậy. Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánh dấu mức
2/3.

Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

16


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 Quy trình thực tập và công việc thực tế tại bệnh viện
2.1.1 Quy trình thực tập
Phòng Công nghệ thông tin phụ trách cài đặt và sửa chữa máy vi tính, máy in, máy
scan, máy server (máy chủ), các thiết bị công nghệ như: router, switch ... cho tất cả các
Phòng, Khoa khác trong bệnh viện. Khi các Khoa khác trong bệnh viện có nhu cầu sửa
chữa các thiết bị công nghệ thì sẽ liên lạc trực với Phòng Công nghệ thông tin qua điện
thoại hoặc email. Phòng Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ khắc phục sự cố bằng cách kết
nối trực tiếp vào máy vi tính của người dùng cần yêu cầu sửa chữa các lỗi đơn giản về
phần mềm. Với các trường hợp hư về phần cứng, máy bật không lên hoặc hư các thiết
bị máy in, máy scan thì Phòng Công nghệ thông tin sẽ cử nhân viên phụ trách về mảng
phần cứng, đi đến tận nơi để xem xét và sửa chữa. Nếu gặp trường hợp thiết bị hư
không thể sửa chữa, cần phải có thiết bị khác để thay thế thì đại diện Trưởng Phòng sẽ
lập một đơn yêu cầu thay thế thiết bị mới và gửi lên ban Giám đốc xem xét và phê duyệt
có được thay thế thiết bị hay không, trường hợp các thiết bị hư về phần cứng không thể

sửa chữa thì được Trưởng Phòng xác nhận và gửi lên ban Giám đốc phê duyệt mới
được đưa ra công ty ngoài sửa chữa (nếu còn bảo hành thì sẽ đưa đi bảo hành), trong
đơn yêu cầu phải có chữ ký của Trưởng Phòng Công nghệ thông tin và chữ ký của ban
Giám đốc bệnh viện.
Phòng Công nghệ thông tin của bệnh viện được chia làm 2 bộ phận như sau:
 Bộ phận quản lý phần mềm:
Các nhân viên phụ trách mảng phần mềm được phân công bởi Trưởng Phòng
Công nghệ thông tin là anh Hà Quốc Huy, phân công nhiêm vụ đến các nhân viên và
nhân viên sẽ có nhiệm vụ xem thông tin dữ liệu và lưu trữ dữ liệu của bệnh viện, cập
nhật thông tin cho các khoa, đảm bảo về an toàn thông tin cho bệnh nhân, cán bộ trong
môi trường bệnh viện, kịp thời phản ánh cho Trưởng Phòng Công nghệ thông tin sẽ làm
đơn báo cáo gửi lên Giám đốc bệnh viện xem xét.
 Bộ phận quản lý phần cứng:
Các nhân viên phụ trách mảng phần cứng được phân công bởi Trưởng Phòng
Công nghệ thông tin là anh Hà Quốc Huy, phân công nhiêm vụ đến các nhân viên và
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

17


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

nhân viên sẽ có nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa, cài đặt hệ điều hành windows, các thiết bị
phần cứng, mạng nội bộ trong bệnh viện, đồng thời lập kế hoạch bảo trì và nâng cấp các
thiết bị máy móc công nghệ của bệnh viện trong tương lai.

Xử lý lỗi
về phần

mềm

Xuống tận nơi xem
xét và giải quyết

Người dùng

Gọi điện hoặc gặp
trực tiếp
thông báo sự cố

Phòng Công nghệ
thông tin

Xuống tận nơi xem xét
và giải quyết
Xử lý lỗi
về phần
cứng
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình làm việc Phòng Công nghệ thông tin.
2.1.2 Công việc tham gia thực tập tại Phòng Công nghệ thông tin
Quá trình tham gia thực tập của tôi tại Phòng Công nghệ thông tin chuyên ngành
Quản trị Mạng, làm những công việc cụ thể như sau:
 Cài đặt và lắp ráp phần cứng máy vi tính:
- Lắp ráp và cài đặt máy vi tính và phần mềm.
- Lắp ráp các linh kiện máy vi tính như: Mainboard (hay gọi là bo mạch chủ),
Ram (bộ nhớ), ổ đĩa cứng, bộ nguồn, màn hình máy tính bàn.
- Cài đặt hệ điều hành windows, cài đặt phần mềm văn phòng và một số
phần mềm ứng dụng khác (winrar, foxit reader, trình duyệt chrome, firefox…).
- Thay thế các linh kiện bị hư bằng linh kiện mới như: Ram, mainboard (hay

gọi là bo mạch chủ), ổ đĩa cứng, bộ nguồn, card mạng LAN).
- Nạp mực máy in.
- Cài đặt driver cho thiết bị máy tính, máy scan, máy in.
- Tháo nắp thùng máy tính vệ sinh, hút bụi các linh kiện, quạt trong máy tính.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

18


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

- Nâng cấp phần cứng cho phù hợp với các phần mềm mới cần cấu hình cao
hơn (chủ yếu nâng cấp ram).
 Khảo sát và lắp đặt hệ thống mạng nội bộ:
- Khảo sát các khoa trong bệnh viện.
- Khảo sát vị trí thích hợp để gắn switch.
- Kéo dây mạng theo chỉ dẫn sơ đồ mạng của và bấm đầu cáp mạng.
- Cấu hình các thiết bị phát sóng như: router, modem.
 Hệ thống mạng của bệnh viện:
- Chức năng của hệ thống mạng giúp người sử dụng làm việc, gửi nhận thông
tin qua các hệ thống máy tính sẽ dễ dàng hơn.
- Truy cập, tìm kiếm thông tin bệnh nhân, thông tin khoa khám bệnh, thông
tin nội trú, ngoại trú dễ dàng hơn.
- Dễ dàng quản lý bệnh nhân thông qua các phần mềm của bệnh viện.
- Hệ thống máy chủ (server), quản lý dữ liệu của bệnh viện, quản lý Website
bệnh viện: (Website Bệnh viện Tâm thần Trung ương
2)
- Tìm kiếm, cập nhật thông tin trên Website rất tiện lợi và nhanh chóng.


Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

19


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

Switch 11

Switch 12

Switch 6

Khoa H4
(2 PC)

Khoa H3
(2 PC)

Khoa H1
(2 PC)

Switch 10

Switch 8
Khoa Hồi
sức cấp

cứu
(2 PC)

Khoa E4
(2 PC)

Switch 5
P.Giám
đốc
(2 PC)

Switch 7

Switch 1

Khoa E1
(2 PC)

P.CNTT
- Server
( 8-10 PC )

Switch 9

Switch 15

Khoa C2
(2 PC)

Khoa C1

(2 PC)

Switch 4
Khoa Hội
Đồng
(2 PC)

Switch 13
Khoa Bảo
hiểm
(2 PC)

Switch 14
Khoa Dược
( 2 PC)

Switch 3

Switch 15

Khoa B3
( 2 PC )

Khoa Cán
bộ Quốc tế
(1 PC)

Switch 16
Khoa B1
(2 PC)


Switch 2
Khu khám
bệnh và
Hành chính
(130 PC)

Internet(VNPT)

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống mạng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.
 Mô tả:
: Đường dây mạng cáp quang.
Switch: Thiết bị kết nối mạng giữa các tòa nhà.
Server: Máy tính chủ dùng để lưu trữ dữ liệu và thông tin nội bộ.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

20


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

PC: Máy tính để bàn.
 Bảng liệt kê chi tiết cấu hình máy chủ (Server) và thiết bị Switch:
Tên thiết bị

Tên loại thiết bị
1) Cisco (USC C200M2)


Server (Máy
chủ)
2) IBM (IBM Xseries 235)

Chi tiết thông số kỹ
thuật
- Hãng sản xuất: Intel
- Chíp xử lý: Intel Xeon
- Tốc độ: 2,13 GHz
- Ram: 4 GB
- Ổ cứng: 500 GB
- Hãng sản xuất: Intel
- Chíp xử lý: Intel Xeon
- Tốc độ: 2,8 Ghz
- Ram: 4 GB
- Ổ cứng 500 GB

3) Compaq (x86 Family 6 model 7
stepping)

- Hãng sản xuất: Intel
- Chíp xử lý: Intel Xeon
- Tốc độ: 3.6 GHz
- Ram: 4 GB
- Ổ cứng 1 TB

4) Switch (3Com 4200G)

- Hãng sản xuất: 3Com
- Cổng kết nối: 24

(port)
- Tốc độ truyền:
10/100/1000 Mbps
- Giao thức
Routing/firewall:
TCP/IP, IGMPv2
- Quản lý: Telnet,
SNMP

Switch

 Phần mềm cài đặt trên Server (máy chủ):
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

21


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

- Hệ điều hành: Windows Server 2003.
- Quản trị dữ liệu: Oracle (phiên bản 11.0) và SQL Server 2005.
2.2 Học hỏi và viết báo cáo nghiệp vụ chuyên môn
Trong quá trình thực tập tại bệnh viện, công việc và nhiệm của tôi được giao cụ
thể như sau: cài đặt, láp ráp máy tính, cấu hình modem, thi công mạng và bấm dây cáp,
riêng phần mềm chuyên dụng của bệnh viện như phần mềm quản lý thông tin bệnh viện
như: Medisoft, phần mềm dược, phần mềm viện phí..., vì lý do bảo mật thông tin nên
tôi không được tiếp xúc và làm việc trên phần mềm.
Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về quy trình làm việc của bệnh viện tôi nhận

thấy cần xây dựng thêm một Website thương mại mua bán thay vì Website thông tin
truyền thống của bệnh viện. Vì lý do như trên nên tôi đã thực hiện xây dựng một
Website mua bán thuốc trực tuyến sử dụng công cụ mã nguồn mở Opencart.
 Mục tiêu của Website:
Mục tiêu của Website là công nghệ hoá việc quản lý mua bán thuốc từ thủ
công sang ứng dụng phần mềm mã nguồn mở với các mục tiêu chính sau:
- Giúp khách hàng có thể tìm kiếm tên thuốc và mua thuốc qua internet một
cách nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải đi đến cửa hàng thuốc.
- Giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý thuốc và thông tin
người dùng.
- Quá trình tiếp nhận thông tin khách hàng nhanh chóng và đầy đủ, thông tin
thanh toán được gởi trực tiếp qua email khách hàng.
- Hỗ trợ thánh toán trực tuyến thông qua giao dịch thanh toán các ngân hàng
uy tín, đảm bảo quyền lợi, bảo mật thông tin cho khách hàng.
- Hỗ trợ đăng ký thành viên cho khách hàng.
- Hỗ trợ tư vấn trực tiếp với khác hàng qua số điện thoại hoặc qua các công
cụ phần mềm thông dụng như: yahoo, skype...
 Phương pháp thực hiện:
Website được thực hiện trên nền tảng sử dụng công cụ mã nguồn mở Opencart
với ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL.

 Cài đặt công cụ mã nguồn mở:
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

22


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung


Do được hỗ trợ của công cụ mã nguồn mở nên cơ sở dữ liệu được thiết kế tự
động do phần mềm mã nguồn mở (phần mềm Xampp) tạo ra.
 Các phần mềm chuẩn bị xây dựng Website:
- Phần mềm Xampp (Phiên bản 1.8.1).
- Phần mềm mã nguồn mở Opencart (Phiên bản 1.5.6.4).
 Các bước cài đặt phần mềm Xampp:
Bước 1: - Cài đặt phần mềm Xampp, nhấn next.

Hình 2.3: Cài đặt phần mềm Xampp.
Bước 2: - Chọn thành phần cài đặt phần mềm Xampp.

Hình 2.4: Cài đặt phần mềm Xampp.
Bước 3: - Chọn đường dẫn lưu cài đặt phần mềm Xampp.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

23


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

Hình 2.5: Cài đặt phần mềm Xampp.
Bước 4: - Quá trình cài đặt tự động phần mềm Xampp.

Hình 2.6: Cài đặt phần mềm Xampp.

Bước 5: - Quá trình cài đặt thành công phần mềm Xampp.
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng


24


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Vũ Đình Trung

Hình 2.7: Cài đặt phần mềm Xampp.
Bước 6: - Khởi động chương trình Xampp.

Hình 2.8: Cài đặt phần mềm Xampp.

 Các bước cài đặt phần mềm mã nguồn mở Opencart:
Sinh viên: Nguyễn Văn Sóng

25


×