Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Xây dựng chương trình truyền thông về biến đổi khí hậu tới các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

VŨ THỊ THU THỦY

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

VŨ THỊ THU THỦY

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG KHU CÔNG NGHIỆPTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng

HÀ NỘI – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn này do tôi tự lập nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Văn Thắng.
Để hoàn thành luận văn này, tôi chỉ sử dụng những tài liệu đƣợc ghi trong
mục Tài liệu tham khảo, ngoài ra tôi không sử dụng bất kì tài liệu nào mà không
đƣợc liệt kê.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong
luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Vũ Thị Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng,
Phó Viện trƣởng Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng đã tận tình hƣớng
dẫn và giúp đỡ e trong suốt quá trình làm khóa luận.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Sau đại học - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã cung cấp các kiến thức khoa học về môi trƣờng và kiến thức các ngành khoa
học khác. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong quá trình học tập, nghiên
cứu và công tác sau này.
Để hoàn thành khóa luận này em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ
Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Trung tâm quan trắc, phân tích môi trƣờng, phòng Quản lý

Tài nguyên và Môi trƣờng – Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai, Trung tâm tƣ vấn
biến đổi khí hậu thuộc Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, đã tạo điều
kiện cung cấp số liệu cũng nhƣ trong quá trình tìm hiểu thực tế.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều
kiện của gia đình, bạn bè để em hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, tháng

năm 2016

Vũ Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 3
1.1. Biến đổi khí hậu và các thuật ngữ liên quan ................................................... 3
1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ............................................................. 5
1.2.1. Biến đổi khí hậu trong thời đại địa chất ....................................................... 5
1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu trong thời kỳ hiện đại .......................... 5
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi Việt Nam .................................. 8
1.3.1. Tác động của Biến đổi khí hậu tới điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên ....................................................................................................................... 8
1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội.............. 12
1.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống và sức khỏe cộng đồng .... 16

1.4. Tổng quan vùng nghiên cứu ......................................................................... 17
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai...................................... 17
1.4.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế ................................................................................ 17
1.4.1.2. Địa hình .................................................................................................. 18
1.4.1.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................... 18
1.4.1.4. Tài nguyên đất đai ................................................................................... 20
1.4.1.5. Tài nguyên rừng ...................................................................................... 23
1.4.1.6. Tài nguyên khoáng sản........................................................................... 23
1.4.1.7. Tài nguyên tự nhiên cho phát triển du lịch ............................................. 24
1.5. Tổng quan về truyền thông và truyền thông về biến đổi khí hậu ................. 25
1.5.1. Truyền thông .............................................................................................. 25
1.5.1.1. Khái niệm truyền thông .......................................................................... 25
i


1.5.1.2. Những yếu tố chính của quá trình truyền thông...................................... 26
1.5.2. Truyền thông về biến đổi khí hậu ............................................................. 27
1.5.2.1. Đặc điểm truyền thông về biến đổi khí hậu ........................................... 27
1.5.2.2. Thực trạng công tác truyền thông về biến đổi khí hậu ........................... 27
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 32
2.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 32
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 32
2.1.1.1. Khu công nghiệp Đông Phố Mới ........................................................... 35
2.1.1.2. Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải .......................................................... 36
2.1.1.3. Khu công nghiệp Tằng Loỏng ............................................................... 36
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 38
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 38
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa .................................................................................. 38
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn.............................................................. 38
2.3.3. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã đƣợc

công bố ................................................................................................................. 39
2.3.4. Phƣơng pháp tổng quan.............................................................................. 39
CHƢƠNG III: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ...................................................................... 41
3.1. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và hoạt động sản xuất công nghiệp............... 41
3.1.1. Thách thức của hoạt động sản xuất công nghiệp đối với môi trƣờng ........ 41
3.1.1.1. Môi trƣờng không khí ............................................................................ 43
3.1.1.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ................................................................... 50
3.1.1.3. Chất lƣợng môi trƣờng đất ..................................................................... 52
3.1.2. Tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đối với hoạt động sản xuất
công nghiệp .......................................................................................................... 57
3.2. Xây dựng kế hoạch truyền thông về Biến đổi khí hậu tới các doanh nghiệp58
3.2.1. Xác định nội dung truyền thông về Biến đổi khí hậu ................................ 58
3.2.2. Tổ chức điều tra, thu thập và phân tích số liệu và tài liệu liên quan ......... 63
ii


3.2.3. Lựa chọn hình thức truyền thông ............................................................... 65
3.2.4. Lựa chọn thông điệp truyền thông ............................................................. 66
3.2.5. Kỹ năng trình bày trong truyền thông trực tiếp ......................................... 68
3.3. Triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông.................................................. 69
3.3.1. Thành lập Ban điều hành Kế hoạch truyền thông ...................................... 69
3.3.2. Nguồn kinh phí tổ chức thực hiện .............................................................. 70
3.3.3. Triển khai tổ chức truyền thông ................................................................ 70
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 72
1. Kết luận ............................................................................................................ 72
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 72
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 73
PHỤ LỤC 1: BÀI GIẢNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ........................................... 73

TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................................... 73
PHỤ LỤC 1.1: BÀI GIẢNG SỐ 02 ..................................................................... 73
PHẦN 01: GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.................................................... 73
PHẦN 02: CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH ......................................................... 79
PHỤ LỤC 1.2: BÀI GIẢNG SỐ 03 ..................................................................... 84
PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG THAM VẤN DOANH NGHIỆP VỀ ........................ 93
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 95

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài nguyên và môi trƣờng

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CCN

Cụm công nghiệp

CLN


Chất lƣợng nƣớc

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

DO

Oxy hòa tan

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

LVS

Lƣu vực sông

QLTNN

Quản lý tài nguyên nƣớc


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCMT

Tổng cục môi trƣờng

TCLVS

Tổ chức lƣu vực sông

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNN

Tài nguyên nƣớc

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND


Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Danh sách các cơ sở sản xuất tại KCN Tằ ng Loỏng .......................................... 41
Bảng 3.2. Lƣợng than tiêu thụ của các nhà máy ở KCN Tằng Loỏng hàng năm .............. 43
Bảng 3. 3. Thành phần khí lò trong hoạt động sản xuấ t phốt pho vàng ............................. 44
Bảng 3.4. Mạng lƣới điểm quan trắ c CLKK xung quanh KCN Tằ ng Loỏng .................... 46
Bảng 3. 5. Tổng hợp kết quả quan trắ c SO 2 trong KKXQ KCN Tằ ng Loỏng ................... 47
Bảng 3. 6. Kế t quả quan trắc nồng độ CO trong KKXQ KCN Tằ ng Loỏng ..................... 47
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả quan trắ c hàm lƣ ợng bu ̣i lơ lƣ̉ng trong KKXQ KCN Tằ ng
Loỏng .................................................................................................................................. 48
Bảng 3.8. Tổng hợp hiện trạng khai thác nƣớc mặt phục vụ sản xuất công nghiệp –
tỉnh Lào Cai ........................................................................................................................ 50
Bảng 3.9. Tổng lƣợng nƣớc thải tại các KCN, thƣơng mại trên địa bàn tỉnh .................... 51
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lƣợng đất dân sinh gần khu vực khai thác khoáng
sản và khu công nghiệp ...................................................................................................... 53
Bảng 3.11. Một số sự cố môi trƣờng trong hoạt động sản xuất hóa chất ........................... 56
Bảng 3.12. Một số dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tƣ .......................... 57

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Phát thải từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy là nguyên nhân gây ô

nhiễm môi trƣờng không khí khu vực xung quanh KCN Tằng Loỏng .............................. 46
Hình 3.2. Nồ ng đô ̣ các chấ t ô nhiễm trong không khí xung quanh ta ̣i c ổng nhà máy
luyện đồng trong KCN Tằ ng Loỏng (Số liê ̣u đo các năm 2013-2014) ............................. 49
Hình 3.3. Nồ ng đô ̣ các chấ t ô nhiễm trong không khí xung quanh ta ̣i c ổng nhà máy
gang thép Việt Trung trong KCN Tằ ng Loỏng .................................................................. 50
Hình 3.4. Khói khí thải nhà máy hóa chất Đức Giang (Lào Cai) ....................................... 57
Hình 3.5. Nƣớc thải của xƣởng sản xuất thủy tinh lỏng..................................................... 57
Hình 3.6. Mô hình Ban điều hành Kế hoạch truyền thông ................................................. 69

vi


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu hiện đang là vấn đề nóng bỏng, đƣợc đƣa lên nhiều bàn nghị
sự trên toàn cầu. Môi trƣờng suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng diễn ra ngày càng nghiêm
trọng vƣợt quá khả năng phục hồi của tự nhiên, thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết
cực đoan diễn ra với tần suất dày hơn, với mức độ ảnh hƣởng ngày càng lớn gây ảnh
hƣởng tới hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời.
Loài ngƣời đang ngày càng quan tâm hơn tới môi trƣờng. Chính phủ các nƣớc
đều dành một phần trong nguồn ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng.
Việt Nam dành 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng. Chính phủ
các nƣớc và Thế giới đang cùng nhau nỗ lực chống Biến đổi khí hậu, giảm nhẹ những
tác động Biến đổi khí hậu, có rất nhiều giải pháp, công cụ đƣợc đề xuất. Truyền thông
để nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng và chống Biến đổi khí hậu trong nhận thức của
mỗi ngƣời dân trong là một giải pháp hiệu quả đang đƣợc toàn cầu nỗ lực thực hiện.
Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các NGOs là những thành viên tích cực
trong hoạt động giáo dục, truyền thông về Biến đổi khí hậu. Việc tuyên truyền đúng và
đủ, truyền tải đƣợc những bài học kinh nghiệm, những công nghệ, mô hình ứng phó
với Biến đổi khí hậu cần đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt là tuyên truyền để các cấp, tổ chức,
cá nhân, doanh nghiệp thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình, từ đó tích cực và

chủ động hơn trong việc bảo vệ khí hậu trái đất.
Trong bài phát biểu của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, đồng chí đã nêu rõ: Về chủ động
ứng phó với Biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng: Trung ƣơng
cho rằng, đây là 3 lĩnh vực cực kỳ quan trọng, có nội dung phong phú, nhiều mặt và
quan hệ mật thiết với nhau. Thời gian qua, các lĩnh vực này ở nƣớc ta đã bƣớc đầu
đƣợc quan tâm, có bƣớc phát triển và đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Tuy nhiên,
hiện vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém. Việc ứng phó với Biến đổi khí hậu còn nhiều
lúng túng, bị động; thiệt hại về ngƣời và tài sản do thiên tai gây ra còn lớn. Tài nguyên
chƣa đƣợc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, một số loại bị khai thác
quá mức nên bị suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trƣờng còn diễn ra phổ biến, có xu
hƣớng gia tăng, ở một số nơi rất nghiêm trọng; đa dạng sinh học suy giảm, gây nguy
cơ mất cân bằng sinh thái trên diện rộng. Dự báo thời gian tới, tình hình còn diễn biến
phức tạp, khó lƣờng; khó khăn, thách thức có thể còn gay gắt, nặng nề hơn.
1


Để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển những lĩnh vực quan trọng, phức tạp này, trƣớc
hết cần nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị, coi
chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng là
vấn đề có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Việc xem xét, giải
quyết các vấn đề phải dựa trên những nguyên tắc của phƣơng thức quản lý tổng hợp và
thống nhất, liên ngành, liên vùng; vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa bảo đảm lợi ích
lâu dài; vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm, có bƣớc đi phù hợp.
Lào Cai là một tỉnh vùng núi phía Bắc có biên giới giáp với tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc, với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú (mỏ Apatit lớn nhất
Việt Nam), giao thông thuận lợi, nhiều di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên tạo
điều kiện cho phát triển du lịch. Năm 2011, Lào Cai có chỉ số PCI (Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh) đứng đầu cả nƣớc và đến năm 2012 đứng thứ 3 cả nƣớc. Với lợi
thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nên sản xuất phân bón, hóa chất đƣợc coi

là ngành công nghiệp tỉnh mũi nhọn của tỉnh nhà. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây
vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở khu công nghiệp đang trở thành vấn đề nóng bỏng đƣợc
nhiều ngành chức năng quan tâm, biểu hiện ỗ nhiễm ngày càng rõ rệt, tính nghiêm
trọng ngày càng tăng cao. Hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất trong khu công
nghiệp nhƣ sản xuất phốt pho vàng, phân lân, tuyển quặng Apatit, các loại phân bón
phát thải khí các khí nhà kính CO2 , SO2 , NOx ,HF… là nguyên nhân trực tiếp gây ra
Biến đối khí hậu. Công tác quản lý môi trƣờng tại từng cơ sở, đơn vị doanh nghiệp nếu
không đƣợc quan tâm đúng mức sẽ góp phần không nhỏ làm gia tăng thêm tính chất
nguy hiểm của Biến đổi khí hậu do lƣợng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất
không đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt. Thực tế những hiểu biết về Biến đổi khí hậu trong
nhận thức của cán bộ làm công tác môi trƣờng cũng nhƣ trong tổ chức các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều hạn chế, đa phần mọi
ngƣời đều chƣa nắm rõ đƣợc bản chất của Biến đổi khí hậu là gì? Biểu hiện của Biến
đổi khí hậu ra sao? Tác động của Biến đổi khí hậu tới con ngƣời nhƣ thế nào?…
Chính vì vậy, luận văn nghiên cứu về “Xây dựng chương trình truyền thông
về Biến đổi khí hậu tới các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Lào Cai” có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiến, góp phần đẩy mạnh công cuộc
chống biến khí hậu, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi
trƣờng nói chung và Biến đổi khí hậu nói riêng.
2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Biến đổi khí hậu và các thuật ngữ liên quan1
- Biến đổi khí hậu – Climate Change: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa
của Công ƣớc khí hậu) đƣợc quy trực tiếp hay gián tiếp là hoạt động của con ngƣời
làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động
khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc.
- Biến đổi khí hậu (bổ sung) – Climate Change: Biến đổi khí hậu xác định sự
khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu.

Trong đó, trung bình đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian xác đinh, thƣờng là
vài thập kỷ.
- Biến động khí hậu – Climate Oscillation : Sự lên xuống trong đó biến số có
khuynh hƣớng chuyển động dần dần và trơn tru giữa các cực đại và cực tiểu kế tiếp
nhau.
- Các mô hình tác động – Impact Models: Các chƣơng trình máy tính dùng
để ƣớc tính tác động của một biến đổi khí hậu cụ thể đối với các hệ thống tự nhiên, xã
hội hay kinh tế.
- Chuỗi số liệu khí hậu – Climatological Series: Một tập hợp số liệu đồng
nhất gồm các biến ngẫu nhiên hoặc rời rạc hay liên tục và đƣợc lựa chọn từ một số
đông duy nhất, thƣờng là vô hạn.
- Dao động khí hậu – Climatic Fluctuation: Biến động khí hậu gồm bất kỳ
dạng thay đổi có tính hệ thống nào, dù thƣờng xuyên hay không thƣờng xuyên, trừ các
xu thế và bất liên tục (thay đổi đột ngột trong một giai đoạn, từ giá trị trung bình này
sang giá trị trung bình khác). Đặc trƣng bằng ít nhất hai cực đại (hay cực tiểu) và một
cực tiểu (hay cực đại), gồm cả ở hai đầu chuỗi số liệu.
- Đánh giá tác động môi trƣờng – Environmental Impact Assessment
(EIA) : Sự đánh giá có tính phê phán, vừa về mặt tích cực lẫn tiêu cực, về các tác động
có thể có của một đề xuất dự án, triển khai hoạt động hay chính sách về mặt môi
trƣờng.

1

Bộ Tài nguyên&Môi trƣờng (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

3


- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu – Climate change mitigation: Là các hoạt động
nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải khí nhà kính.

- Hệ thống khí hậu – Climate system: Toàn thể khí quyển, thủy quyển, sinh
quyển, thạch quyển và những tƣơng tác giữa chúng.
- Hệ thống khí hậu (bổ sung) – Climate system: Toàn bộ khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển và thạch quyển cùng các tƣơng tác của chúng thể hiện các điệu kiện
trung bình và cực trị của khí quyển trong một thời kỳ dài tại bất cứ khu vực nào của bề
mặt trái đất.
- Kịch bản biến đổi khí hậu – Climate scenario: Là giả định có cơ sở khoa
học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Lƣu ý
rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đƣa ra
quan điểm về mốii ràng buộc giữa phát triển và hành động.
- Thích nghi (với khí hậu) – Acclimatization: Quá trình con ngƣời và động
vật trở nên thích ứng với các điều kiện khí hậu không quen thuộc. Với nghĩa rộng lớn
hơn, nó hàm ý sự điều chỉnh để hợp với mọi môi trƣờng vật lý và văn hóa mới, và
thƣờng khó phân biệt rõ rệt các hiện tƣợng khí hậu với các nhân tố khác. Trong nghĩa
hẹp hơn của khoa Sinh lý khí hậu học, sự thích nghi kéo theo những thay đổi thực sự
trong cơ thể con ngƣời do những ảnh hƣởng của khí hậu. Nó đi đôi với sự giảm căng
thẳng về sinh lý khi cơ thể tiếp tục tiếp xúc với những điều kiện mới. Những sự điều
chỉnh tạm thời diễn ra đối với những thay đổi thời tiết theo mùa và hàng ngày. Nhƣng
khi một ngƣời chuyển sang một khí hậu khác, sự thích nghi lâu dài hơn dần dần diễn ra.
Nhiệt độ yếu tố có ý nghĩa lớn nhất trong việc thích nghi.
- Thích ứng – Adaptation: Là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con
ngƣời để phù hợp với môi trƣờng mới hoặc môi trƣờng bị thay đổi. Sự thích ứng với
biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con ngƣời để ứng phó với
tác động thực tại hoặc tƣơng lai của khí hậu, do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng
những mặt có lợi.
- Yếu tố khí hậu – Climatic Element: Một trong những tính chất hay điều
kiện của khí quyển (nhƣ nhiệt độ không khí) đặc trƣng cho trạng thái vật lý của thời
tiết hay khí hậu tại một nơi, vào một khoảng thời gian nhất định.

4



- Khí hậu – Climate: là chế độ thời tiết trung bình đã đƣợc quan trắc, thống kê,
tổng hợp và đánh giá qua nhiều năm ở một vùng, một địa phƣơng.
1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu2
Biến đổi khí hậu không phải mới xảy ra trong thời gian gần đây mà nó đã trải
qua nhiều lần biến đổi trong thời đại địa chất.
1.2.1. Biến đổi khí hậu trong thời đại địa chất
Khí hậu trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi. Khoảng 45 triệu năm về trƣớc,
một thiên thạch khổng lồ va vào trái đất làm bề mặt trái đất bị bao phủ một lƣợng khói
bụi dày đặc, và trái đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không có ánh sáng
mặt trời. Trái đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt.
Khoảng 2 triệu năm trƣớc công nguyên, trái đất cũng trải qua nhiều lần băng hà
lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm. Chênh lệch
nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 - 70C, riêng ở vùng cực
khoảng 10 - 150C.
Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trƣớc công nguyên,
nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750) khoảng
200C và mực nƣớc biển trung bình cao hơn trong thế kỷ 20 từ 4 đến 6m. Thời kỳ băng
hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 - 15 nghìn năm. Sau thời kỳ này, trái đất ấm
dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển.
Đầu thế kỷ 14, Châu Âu trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài trăm
năm. Những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắc nghiệt làm cho
mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cƣ đi nơi khác.
Những biến động khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân
tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự chuyển động của trái đất, các vụ phun trào của núi lửa
và hoạt động của mặt trời.
1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu trong thời kỳ hiện đại
Nguyên nhân của sự BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã đƣợc
khẳng định là do hoạt động của con ngƣời. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ

năm 1750), con ngƣời đã sử dụng ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu từ các nguồn
nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng
2

Nguyễn Văn Thắng (2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

5


các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn
đến tăng nhiệt độ của trái đất. Thực chất nguyên nhân sâu xa của BĐKH là do hàm
lƣợng khí nhà kính trong khí quyển tăng cao do quá trình công nghiệp hóa. Một số khí
nhà kính điển hình: CO2, CH4, O3, CFC, N2O, H2O…
a. Cacbon Đioxxit (CO2)
- Chiếm khoảng một nửa khối lƣợng khí nhà kính.
- Đóng góp tới 60% cho quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển.
- Từ năm 1975 đến nay, nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên 28%.
- Sản sinh từ đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí…) và khai phá rừng.
b. Mê tan (CH4)
- Xếp thứ hai sau CO2 về khối lƣợng.
- Xếp thứ hai sau CO2 trong quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển.
- Khoảng cuối thập kỷ 1960 mới có những đo đạc chính thức.
- Sản sinh ra từ ruộng lúa nƣớc, phân súc vật, mỏ khai thác nhiên liệu.
c. Ozon đối lưu (O3)
- Ozon đối lƣu làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khi Ozon bình lƣu dƣới gọi
là lá chắn bảo vệ sinh vật trên trái đất khỏi các tia bức xạ tử ngoại từ mặt trời.
- Xếp thứ 3 sau khí CO2, CH4 về khối lƣợng.
- Xếp thứ 3 sau khí CO2, CH4 trong quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển.
- Từ năm 1975 đến nay tăng khoảng 15%.
- Tạo ra trong tự nhiên, sản sinh từ động cơ ô tô, xe máy, nhà máy điện…

d. Oxit Nito (N2O)
- Vốn có trong khí quyển.
- Mới đƣợc đo đạc trong khoảng vài chục năm gần đây.
- Từ đầu thế kỷ đến nay tăng khoảng 8%.
- Tạo ra trong tự nhiên.
- Sản sinh từ đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất và sử dụng phân bón, sản xuất
hóa chất, phá rừng…
e. Chloroflurocacbon (CFC)
- Hoàn toàn do hoạt động nhân tạo sinh ra.
- Bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930.
- Từ năm 1970 đƣợc phát hiện là tác nhân phá hủy tầng ozon.
6


- Sản sinh từ thiết bị làm lạnh (điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, bình xịt mỹ phẩm)…
- Từ năm 2010 trở đi ngừng sản xuất.
f. Hơi nước (H2O)
- Vốn có trong tự nhiên.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ trái đất thông qua mây.
- Hình thành và mất đi nhanh chóng.
- Đang đƣợc nghiên cứu về vai trò đối với BĐKH.
Những số liệu về hàm lƣợng khí CO2 trong khí quyển đƣợc xác định từ các lõi
băng đƣợc khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan
băng (khoảng 18.000 năm trƣớc), hàm lƣợng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180
-200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp
(280ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lƣợng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vƣợt con số
300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền
công nghiệp, vƣợt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.
Hàm lƣợng các khí nhà kính khác nhƣ khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng
tăng lần lƣợt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên

1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro
carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều
lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lƣu, chỉ mới có trong khí quyển do
con ngƣời sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu
thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lƣợng, công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng
lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng
9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các
hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2004, tổng lƣợng phát thải khí CO2 của các nƣớc giàu chiếm
tới 70% tổng lƣợng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình
mỗi ngƣời dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn
Độ.
Riêng năm 2004, lƣợng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng
20% tổng lƣợng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nƣớc phát thải lớn thứ 2
7


với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2
tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vƣơng quốc Anh 580 triệu tấn.
Các nƣớc đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lƣợng
phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lƣợng phát thải toàn cầu), cho
thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nƣớc này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm
qua. Một số nƣớc phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nƣớc đang phát triển cũng phải
cam kết theo Công ƣớc Biến đổi khí hậu.
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2 (không kể các khí nhà kính
khác). Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu ngƣời 1,2
tấn một năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaixia 7,5
tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn,

Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn. Nhƣ vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá
nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức rất thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều
nƣớc trong khu vực. Dự tính tổng lƣợng phát thải các khí nhà kính của nƣớc ta sẽ đạt
233,3 triệu tấn CO2 tƣơng đƣơng vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998.
Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý là trong khi các nƣớc giàu chỉ chiếm 15% dân số thế
giới, nhƣng tổng lƣợng phát thải của họ chiếm tới 45% tổng lƣợng phát thải toàn cầu;
các nƣớc Châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các
nƣớc kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lƣợng phát thải toàn
cầu.
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi Việt Nam3
1.3.1. Tác động của Biến đổi khí hậu tới điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên
a. Tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên khí hậu
 Tác động của biến đổi khí hậu đến nhiệt độ
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu đã đƣợc công bố, nhiệt độ trung bình đều
tăng so với nhiệt độ trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng
0,3 - 0,50C vào năm 2020; 0,9 - 1,50C vào năm 2050 và 2,0 - 2,80C vào năm 2100. Vào
cuối thế kỷ 20, nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 14 - 260C.

3

Nguyễn Văn Thắng (2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

8


Năm 2050 sẽ không còn những khu vực dƣới 140C, xuất hiện những khu vực
có nhiệt độ năm trên 280C. Năm 2100 khu vực dƣới 160C hầu nhƣ mất hẳn và khu vực
trên 280C chiếm gần hết Nam Bộ, đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ và phía Nam
của Bắc Trung Bộ.

Kỷ lục nhiệt độ cao nhất vào giữa thế kỷ 21 lên đến 43 - 440C hoặc cao hơn
chút ít ở Trung Bộ và Bắc Trung Bộ và 41 - 420C. Đến năm 2100 kỷ lục nhiệt độ cao
nhất có thể là 45 - 460C ở Trung Bộ và Bắc Trung Bộ…
Theo kết quả ƣớc lƣợng, nhiệt độ thấp nhất kỷ lục vào năm 2050 khoảng 2 70C ở các vùng khí hậu phía Bắc, 7 - 180C ở các vùng khí hậu phía Nam và đến năm
2100 khoảng 4 - 100C ở các vùng khí hậu phía Bắc và 10 - 200C ở các vùng khí hậu
phía Nam.
 Tác động của Biến đổi khí hậu đến chế độ mưa
So với lƣợng mƣa trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Lƣợng mƣa các vùng tăng
lên 0,3 - 1,6% vào năm 2020; 0,7 - 4,1% vào năm 2050 và 1,4 - 7,9% vào năm 2100.
Theo kịch bane phát thải trung bình, đến cuối thế kỷ 21 phân bố lƣợng mƣa
năm trên cả nƣớc không có nhiều thay đổi, trung tâm mƣa lớn và các trung tâm mƣa bé
vẫn tồn tại trên các vùng khí hậu của Bắc Bộ, Trung Bộ cũng nhƣ Nam Bộ.
Xu thế và mức độ thay đổi lƣợng mƣa vào các mùa khác nhau trên các vùng khí
hậu không hoàn toàn nhƣ nhau, phân bố lƣợng mƣa các mùa trong nửa cuối thế kỷ 21
có một số đặc điểm với hiện tại.
b. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất
 Ngập lụt do nước biển dâng
Ở Việt Nam, theo kịch bản phát thải cao hay kịch bản phát thải trung bình vào
những năm đầu của nửa thập kỷ 2040 - 2045, nƣớc biển dâng ở mức 0,25m, diện tích
ngập trên 6.230 km2 (1,9% diện tích và 2,4% dân số bị ảnh hƣởng); nƣớc biển dâng tới
mức 0,50m, diện tích ngập lên đến 14.034 km2 (chiếm 4,2% diện tích, ảnh hƣởng đến
5,2% dân số). Vào năm 2100 dƣới tác động của biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng
1m thì 9,1% diện tích nƣớc ta bị ngập và 16% dân số Việt Nam bị ảnh hƣởng.
Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hƣởng lớn nhất vì ngập lụt do
biến đổi khí hậu. Khi nƣớc biển dâng 0,25m diện tích ngập là 5.428 km2 (chiếm 14%
diện tích và ảnh hƣởng tới khoảng 9,6% dân số của vùng). Khi nƣớc biển dâng lên
0,50m diện tích ngập là 12.873km2 (chiếm 32% diện tích vùng và 22% dân số vùng).
9



Với mực nƣớc biển dâng lên 1m thì diện tích ngập lên đến 26.856km2 (chiếm 67%
diện tích vùng và khoảng 55% dân số bị ảnh hƣởng).
Nƣớc biển dâng gây ngập lụt sẽ dẫn đến diện tích đất lục địa sẽ giảm theo, ảnh
hƣởng tới quá trình giao thông, lƣu thông.
 Ảnh hưởng tới chất lượng đất
Quá trình ô xy hóa gây thoái hóa đất do nhiệt độ tăng lên và hạn hán gia tăng
trong mùa khô.
Quá trình mặn hóa do nƣớc biển dâng cao và bốc hơi mạnh hơn.
Quá trình xói mòn rửa trôi theo nƣớc do lƣợng mƣa và cƣờng độ mƣa trong
mùa mƣa tăng lên, nhất là ở những vùng lớp phủ thực vật bị tàn phá.
Quá trình xâm thực xói lở bờ sông do mùa khô và hạn hán làm lòng sông bị
nâng cao, tăng cƣờng quá trình xói mòn, rửa trôi đƣa vật liệu thô lấp dần lòng sông
hoặc lắng đọng dƣới đáy sông dẫn đến thay đổi quy luật lòng sông, gia tăng quá trình
xâm thực, xói lở bờ sông.
Quá trình phong thành cát bay, cát chảy do bão tố nhiều hơn, tần số và tốc độ
gió bão đều tăng lên đáng kể, gió to cùng với mƣa lớn mài mòn các sƣờn đất, bốc hơi
tăng lên làm gia tăng quá trình hoang mạc đá; gia tăng quá trình cát bay, cát chảy vào
đất liền, ruộng đồng và khu vực dân cƣ ven biển.
c. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nƣớc với tổng bình quân đầu
ngƣời cả nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất trên phạm vi lãnh thổ là 4400 m3/ngƣời/ năm (so
với bình quân thế giới là 7400m3/ngƣời, năm). Trong khai thác, sử dụng tài nguyên
nƣớc, Việt Nam có nhiều yếu tố không bền vững:
+ Việt Nam có khoảng 830 tỷ m3 nƣớc mặt trong đó lƣợng nƣớc sản sinh từ
ngoài lãnh thổ chiếm xấp xỉ 2/3 tổng lƣợng nƣớc có đƣợc. Trong khoảng 2360 con
sông có chiều dài lớn hơn 10 km thì có 10/13 lƣu vực sông chính và nhánh có diện tích
lớn hơn 10.000 km2 có quan hệ với các nƣớc láng giềng tạo ra nhiều ràng buộc và khó
khăn trong quản lý và sử dụng.

10



+ Trên toàn lãnh thổ, phân bố nguồn nƣớc không đồng đều, về trữ lƣợng và
không gian là nguyên nhân gây mất cân bằng trong sử dụng nguồn nƣớc (vừa thiếu lại
vừa thừa theo không gian và thời gian).
+ Sự suy thoái tài nguyên nƣớc ngày một tăng về cả số lƣợng và chất lƣợng do
nhu cầu về nƣớc ngày một lớn, sự khai thác và sử dụng bừa bãi, quy hoạch mang tính
chất sách vở, không sát với thực tế và sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu
nguồn.
Dƣới tác động của BĐKH, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thƣờng của thời
tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hƣơng rất lớn tới tài nguyên nƣớc ngọt ở các
khía cạnh sau:
+ Nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho con ngƣời, nƣớc phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, năng lƣợng, giao thông… ngày càng gia tăng. Bên cạnh đấy
lƣợng bốc hơi nƣớc của các thuỷ vực (hồ, ao, sông, suối...) cũng tăng. Và hơn hết là
vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và tầng nƣớc ngầm ngày càng nghiêm trọng do ý thức
của con ngƣời và việc đầu tƣ hạ tầng để xử lý vấn đề ô nhiễm còn rất hạn chế tại các
địa phƣơng. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nƣớc cả về số lƣợng và chất
lƣợng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
+ Những thay đổi về mƣa, dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con
sông và cƣờng độ các trận lũ, tần xuất và đặc điểm của hạn hán, lƣợng nƣớc dƣới đất.
Theo dự đoán BĐKH sẽ làm giảm đáng kể lƣợng nƣớc trong các con sông ở nhiều
vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
+ Khi băng tuyết ở các Cực và đỉnh núi cao tan sẽ làm tăng dòng chảy ở các
sông và làm tăng lũ lụt. Khi các băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhƣng khi đó các
dòng chảy cũng giảm đi, thậm chí cạn kiệt dẫn đến nạn thiếu nƣớc sẽ trầm trọng hơn.
Điều này rất đặc trƣng cho các nƣớc châu Á với nguồn nƣớc sông ngòi phụ thuộc
nhiều vào nƣớc thƣợng nguồn (Nguyễn Đức Ngữ, 2007).
Vấn đề có thể còn nghiêm trọng hơn nếu tính tới cả các mâu thuẫn, xung đột có
thể xẩy ra trong sử dụng chung nguồn nƣớc với các quốc gia phía thƣợng nguồn.

+ Một hậu quả nghiêm trọng khác của BĐKH tới tài nguyên nƣớc là hạn hán
gia tăng. Hạn hán không những dẫn tới hậu quả làm giảm năng xuất mùa màng, thậm
11


chí mất trắng, mà còn là nguy cơ dẫn tới hoang mạc hóa, làm tăng nguy cơ cháy rừng
gây ra nhiều thiệt hại to lớn về nhiều mặt.
+ Nƣớc cần cho sự sống (cho bản thân con ngƣời và thế giới sinh vật) cho phát
triển nông nghiệp, công nghiệp v.v. Vì vậy, sự suy thoái tài nguyên nƣớc sẽ là yếu tố
rất quan trọng tác động trực tiếp tới đời sống con ngƣời và sự phát triển kinh tế xã hội
nói chung.
1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội
a. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp
Ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng đất sử dụng cho ngành nông nghiệp:
+ Mất đất do nƣớc biển dâng.
+ Chịu ảnh hƣởng gián tiếp hoặc trực tiếp của biến đổi khí hậu: Hạn hán, sụt lở,
ngập lụt, hoang mạc hóa, xâm nhập mặn…
+ Khu vực ven biển miền trung và đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu tác
động lớn nhất mà chịu tác động trực tiếp do nƣớc biển dâng. Diện tích sản xuất nông
nghiệp (đất trồng lúa) giảm, chất lƣợng đất cũng suy giảm dẫn đến năng suất cây trồng
và giá trị kinh tế không đạt giá trị cao. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB),
nƣớc ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nƣớc biển dâng cao từ 0,2
- 0,6m sẽ có từ 100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản
xuất nông nghiệp. Nƣớc biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại
đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70%
diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ƣớc tính Việt Nam sẽ mất đi
khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng
đến an ninh lƣơng thực Quốc gia và ảnh hƣởng đến hàng chục triệu ngƣời dân.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp:

+ Sự giảm dần cƣờng độ lạnh trong mùa đông, tăng cƣờng độ nóng dẫn đến
thay đổi môi trƣờng sống và sự thích nghi mà các giống, loài, phá vỡ hệ sinh thái hiện
có. Nhiệt độ trái đất tăng là một nguyên nhân khiến các loài sâu bệnh có hại phát triển
mạnh mẽ gây ảnh hƣởng tới quá trình phát triển của cây trồng và vật nuôi nông nghiệp.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình
12


trạng biến mất của một số loài và ngƣợc lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài
“thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở
ĐBSCL diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hƣởng đến khả năng thâm canh tăng vụ và
làm giảm sản lƣợng lúa. Ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân vừa qua sâu quấn lá nhỏ
cũng đã phát sinh thành dịch, thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000ha,
gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản xuất. Biến đổi khí hậu có
thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tƣới tiêu,
sâu bệnh, năng suất, sản lƣợng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe
dọa, suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng do ngập nƣớc và do khô hạn, tăng thêm nguy
cơ diệt củng của động vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Một số loài nuôi có
thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các
yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm
nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển
thành dịch hay đại dịch.
+ Gây sự biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền. Ở mức độ nhất định biến đổi
khí hậu làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp ở phía Bắc.
Biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi:
+ Khả năng thoát nƣớc ra biển giảm đi rõ rệt, mực nƣớc các soogn dâng lên,
đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở
các tỉnh phía Nam.
+ Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài.
+ Nhu cầu tiêu nƣớc và cấp nƣớc gia tăng vƣợt khả năng đáp ứng của nhiều hệ

thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vƣợt quá các thông số
thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nƣớc.
b. Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp
Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng: Diện tích rừng
ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nƣớc biển dâng.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng: Nâng cao nền nhiệt độ,
lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị nhiệt độ, cƣờng độ mƣa và suy
giảm chỉ số ẩm ƣớt làm ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới và ranh giới nhiệt đới với các
13


nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch chuyển lên cao, tức là về phía đỉnh núi. Rừng
cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các đai cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu
hạn phát triển mạnh.
Biến đổi khí hậu làm suy giảm chất lƣợng rừng: Cƣờng độ nóng tăng là điều
kiện sống lý tƣởng cho sâu bệnh phát triển, nguy hiểm hơn là các loài sâu bệnh nguy
hại làm phá vỡ cân bằng sinh thái hiện có. Các quá trình hoang mạc hóa làm suy giảm
nghiêm trọng chất lƣợng đất, chỉ số ẩm ƣớt giảm đi gây ra suy giảm sinh khối trên hầu
hết các loại rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Số lƣợng quần thể các loài động vật rừng,
thực vật quý hiếm giảm sút đến mứa suy kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
Gia tăng nguy cơ cháy rừng do:
+ Nền nhiệt cao hơn, lƣợng bốc hơi nhiều hơn, thời gian và cƣờng độ khô hạn
gia tăng.
+ Tăng khai phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên thƣờng xuyên hơn.
Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng: Các
biến động về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên do biến đổi khí hậu sẽ gây
mất cân bằng sinh thái, hệ sinh thái rừng bị phá vỡ, gây nguy cơ tuyệt chủng của một
số loài, làm mất đi nhiều gen quý hiếm.
c. Tác động của biến đổi khí hậu tới ngành thủy sản
Biến đổi khí hậu ảnh hƣởng đến môi trƣờng thủy sinh trên biển: Phá vỡ môi

trƣờng sống của các loài sinh vật trên biển: Nhiệt độ nƣớc biển tăng gây bất lợi về nơi
cƣ trú của một số thủy sản, quá trình khoáng hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hƣởng
đến nguồn thức ăn của sinh vật, gây ảnh hƣởng tới năng suất và chất lƣợng thƣơng
phẩm của thủy sản. Đặc biệt biến đổi khí hậu gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới hệ san
hô, thay đổi quá trình sinh lý hóa trong quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
Biến đổi khí hậu tác động đến nuôi trồng thủy sản: Môi trƣờng sống của các
loài thủy sản bị suy giảm về mặt chất lƣợng do quá trình xâm nhập mặn khiến chất
lƣợng và tốc độ phát triển của thủy sản giảm đi rõ rệt. Giá trị nuôi trồng giảm gây ảnh
hƣởng nghiêm trọng tới thu nhập của ngƣời dân và giá trị xuất khẩu của ngành thủy
sản nƣớc ta.

14


Bảng 1. 1. Dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thƣơng
TT Vùng

1

2

3

Mức độ tổn thƣơng

Diện tích đất Diện tích đất
2012 – 2015 (ha) đến 2020 (ha)

Rất dễ bị tổn thƣơng


1.169

1.156

468.096

466.834

17.325

16.750

Rất dễ bị tổn thƣơng

674.913

622.749

Dễ bị tổn thƣơng

3.457

3.096

Tổn thƣơng trung bình

1.522

1.542


Rất dễ bị tổn thƣơng

15.586

15.018

31.909

30.634

23.641

23.104

14.464

14.964

Vùng Đông Bắc
Dễ bị tổn thƣơng
bộ
Tổn thƣơng trung bình
Vùng Tây Bắc bộ

Vùng Đồng bằng Dễ bị tổn thƣơng
sông Hồng
Tổn thƣơng trung bình
Ít tổn thƣơng

4


Vùng Bắc Trung Tổn thƣơng trung bình
bộ
Dễ bị tổn thƣơng

26.326

23.832

17.093

16.168

5

Vùng Nam Trung Tổn thƣơng trung bình
bộ
Dễ bị tổn thƣơng

147.740

157.156

14.306

14.189

6

Vùng Tây nguyên


Tổn thƣơng trung bình

791.100

726.718

Dễ bị tổn thƣơng

8.563

7.092

7

Vùng Đông Nam Tổn thƣơng trung bình
bộ
Ít tổn thƣơng

6.858

7.211

369.954

367.583

8

Vùng đồng bằng Rất dễ bị tổn thƣơng

sông Cửu Long
Dễ bị tổn thƣơng

104.930

96.621

437.830

416.296

[Nguồn: Điều tra, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với BĐKH - Viện Kt&QH thủy sản,2012)]

d. Biến đổi khí hậu gây tác động đến ngành du lịch
Biến đổi khí hậu gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng các công trình: Khu vực ven
biển, một số công trình trên các bãi biễn đểu phải dần dần nâng cấp để thích ứng với
mực nƣớc biển dâng. Các công trình điêu khắc chịu ảnh hƣởng từ các hiện tƣợng thời
tiết cực đoan.
Hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng về tần suất và cƣờng độ sẽ làm
cản trở lớn đối với hoạt động du lịch của khách hàng.

15


×