Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tư tưởng phật giáo trong ca khúc một cõi đi về của trịnh công sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.28 KB, 7 trang )

Tư tưởng Phật giáo trong ca khúc “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ, nghệ sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt
Nam đương đại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại một di
sản lớn lao những ca khúc sâu sắc, tinh tế và giàu chất triết lí, nhân sinh trong ca
từ. Hiếm một người nhạc sĩ nào ở Việt Nam lại có thể tạo nên một trường phái
riêng trong âm nhạc như Trịnh, nhạc của ông có ảnh hưởng khắp năm châu bốn
bể, được toàn thể thế giới yêu thích, mến mộ. Sinh thời, album của ông đã bán
được hơn 2 triệu bản trên toàn thế giới, một con số đáng nể với một nghệ sĩ Việt
Nam. Ông đặc biệt được hâm mộ ở Nhật Bản, đất nước ưa chuộng sự tinh tế
trong tâm hồn. Rất nhiều ca khúc của ông được chuyển thể sang tiếng Nhật và
được các ca sĩ Nhật thể hiện. Hiện nay có vô vàn đề tài nghiên cứu về nhạc
Trịnh trên toàn thế giới. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn có ảnh
hưởng sâu sắc đến nền tư tưởng phương Đông hàng trăm năm qua, đồng thời
cũng tác động mạnh mẽ đến nội dung của nhạc Trịnh. đặc biệt là ca khúc Một
cõi đi về.

Nhắc đến nhạc Trịnh, không ai quên được ca khúc Một cõi đi về, ca khúc
được chính tác giả ưu ái nhiều lần hát nó. Đây là ca khúc mang đậm triết lí nhân
sinh rất sâu sắc được chuyển tải qua những ca từ ẩn dụ đầy tinh tế. Sau đây, tôi
xin kiến giải một số ý hiểu của mình về ca khúc này. Tất nhiên, tác phẩm nghệ
thuật là sự sáng tạo của người thưởng thức dựa trên hình thái tác phẩm có sẵn từ
Nguyễn Thị Thùy – Văn học dân gian K23

Page 1


Tư tưởng Phật giáo trong ca khúc “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn

người nghệ sĩ, nên mỗi người nghe tùy vào cảm nhận, vốn sống của riêng mình
mà hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Đặc biệt, với nhạc Trịnh thì kết cấu luôn


mở nên không có ý nghĩa chính xác, ý nghĩa tận cùng của ca từ. Vậy nên, những
kiến giải này có chăng cũng chỉ mang tính cá nhân, không thể chắc chắn nắm
bắt được cái ý tận cùng của tác giả.
Nhân tiện, tôi khuyến khích người đọc nên tìm hiểu về triết lí Phật giáo
nguyên thủy để hiểu sâu hơn các ca khúc của Trịnh, vì nhạc Trịnh có một dấu
ấn Phật giáo sâu đậm.
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Tác giả nói "ra đi", vậy từ đâu mà ra đi? Chính là từ cõi vô thường để đi
vào trần gian. Nói nôm na là "60 tuổi rồi/70 tuổi rồi còn mãi ra đi". Vì theo triết
lí Phật giáo, trần gian này chỉ là một bến đỗ trong kiếp luân hồi mà thôi, thực
chất bản thể của con người không tồn tại ở cõi trần. Chỉ khi chết đi rồi, linh hồn
mới về với bản thể vô thường, rồi lại tiếp tục tái sinh vào vòng luân hồi, cứ thế
từ quá khứ đến vị lai bất tận. Như vậy, ý tác giả đang tự hỏi trong bao nhiêu
năm cuộc đời mình chỉ là một cuộc "ra đi", không biết rằng nó sẽ kéo dài đến
khi nào để mình có ngày trở về (tức cái chết). Người ta vẫn sợ cái chết nhưng
người theo Phật thì đón nhận nó rất bình thản, vì họ quan niệm trong sự sống có
cái đang chết dần và cái chết là tiền đề của sự sống. Tất cả vạn vật tuần hoàn
theo một vòng sinh - trụ - diệt (sinh ra - tồn tại - hủy diệt) cứ tiếp diễn mãi trong
ba chiều quá khứ, hiện tại, vị lai. Nên cái chết cũng cả nhân để tạo ra quả là sự
sống, và ngược lại, sự sống là nhân để tạo ra quả là cái chết. Đây là quan niệm
rất biện chứng duy vật, không hề có tính duy tâm thần thánh nào như người ta
vẫn tưởng.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Nguyễn Thị Thùy – Văn học dân gian K23

Page 2


Tư tưởng Phật giáo trong ca khúc “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn


Đại ý câu này là cái vòng luẩn quẩn của đời người. Người ta ra đi vào cõi
đời để rồi lạc lối trong đó, đi mãi, đi mãi rồi cứ loanh quanh mãi chẳng thoát ra
được. Kết quả là càng đi thì càng mệt, càng sống thì càng tạo nghiệp mà vẫn
không thoát ra được. Biết dừng lại thì không mệt, nhưng chẳng mấy ai dừng lại
được, ai cũng tham sân si với cuộc đời. Thành ra chỉ có cái chết mới khiến
người ta dừng lại được.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt

Nhật nguyệt chính là nghiệp mà chúng ta phải gánh hai vai, không thể bỏ
được. Nghiệp này tạo nên vất vả, đau khổ cho đời người, lại cũng chỉnh là nhân
để tạo ra quả. Mà càng đi lại càng nhọc, chi bằng hãy dừng lại cho khỏi mỏi
mệt.
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Chính nghiệp mà ta đeo nặng hai vai sẽ theo ta suốt chặng đường đời
mình. Đó là nhân để tạo nên quả, càng nhiều nghiệp thì càng nhiều quả, nó cứ
đeo đẳng mãi trong cuộc sống thác từ khi sinh ra đến lúc chết đi. Suốt một kiếp
người ta tạo nghiệp, cả nghiệp thiện lẫn nghiệp ác.Mà gieo nhân nào thì gặt quả
đó. Người tạo nghiệp sẽ phải gánh lấy quả do mình tạo ra.
Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ
Cây cỏ chính là sắc dục, ham muốn, là những cái quyến rũ con người,
khiến con người vương vấn mà bị cuốn vào tham sân si, từ đó tạo nghiệp về sau.
Trong tứ thánh đế (chân lí về nỗi khổ) thì đây cũng là tập đế, tức là nguyên nhân
của nỗi khổ. Sở dĩ có khổ vì có nghiệp, sở dĩ có nghiệp là bởi có luân hồi, sở dĩ
Nguyễn Thị Thùy – Văn học dân gian K23

Page 3


Tư tưởng Phật giáo trong ca khúc “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn


có luân hồi vì có ham muốn. Như vậy, dứt được ham muốn, dứt được với "cỏ
lạ" thì sẽ dứt được khổ.
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Một đời cũng chỉ ngắn như một chiều thôi, nhỏ bé lắm, phù du lắm, như
đóa phù dung sớm nở tối tàn thôi. Ta say trong nhân gian để rồi một lúc nhìn lại
tóc đã "bạc như vôi" rồi. Vì vậy hãy cố mà sống tốt, tu thân tích đức kẻo muộn.
Vừa tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ
Vẫn tiếp ý câu trên, câu này chỉ sự trôi chảy vô thường quá nhanh của
thời gian, mới xuân mà đã hạ rồi.
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
"Đầu thu" ý chỉ khoảnh khắc cuối đời. Vừa xuân, vừa hạ đó, vậy mà giờ
đã thu, đã gần đất xa trời rồi. "Chân ngựa về" là tiếng gõ cửa của cái chết đến
đưa ta về chốn xa xôi, nơi bản thể tồn tại đích thực.
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Mây là thiện, nắng là ác. Thiện và ác luôn tồn tại thống nhất trong một
bản thể con người như hai mặt đối lập của một tờ giấy. Hãy biết cách sống sao
cho cân bằng mọi thứ, cái mà Khổng tử gọi là "trung dung", tức là không đẩy về
cực, không có cái gì được đẩy lên quá mức.
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Vạn vật được tạo thành bởi ngũ uẩn. Chết đi rồi thì ngũ uẩn cũng tan,
nhưng quả do nghiệp tạo ra thì vẫn còn mãi. Ví thử ta sống ác thì cái ác đó sẽ
Nguyễn Thị Thùy – Văn học dân gian K23

Page 4


Tư tưởng Phật giáo trong ca khúc “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn

mãi để lại hậu họa cho đời sau. Rồi một ngày nào đó ta hóa thân vào kiếp khác

thì chính kiếp đó phải hứng chịu quả do nhân từ kiếp trước tạo ra. Vậy thì hãy
cố mà sống sao cho từ bi hỷ xả.
Con tim yêu thương vô tình chợt mỏi
Lòng từ bi hỷ xả trong đời người ít lắm, chỉ thoáng qua thôi, còn lại là
mỏi mệt.
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Nhân gian sống ác, đối xử với nhau chẳng khác gì con vật, chính ta và
người cũng chẳng khác gì vật. Chỉ đến khi gần đất xa trời, mỏi mệt rồi, không
còn sức để tham sân si nữa rồi thì mới le lói phần người trong tối tăm. Đó là
một lẽ thường.
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Trịnh là người đa cảm, đa sầu. Sống ở kiếp này nhưng ông luôn nhớ về
kiếp trước, luôn tự hỏi về kiếp trước, về nghiệp trước của mình. Sống ở đời
cũng nên chiêm nghiệm về quá khứ để học cách sống sao cho thanh thản.
Mưa bay trong ta, bay từng hạt nhỏ
Mưa ở đây chính là bụi trần, là những vấn vương, tội lỗi mà ta vướng vào
trong cuộc đời, nó cứ bay mãi trong ta không dứt được
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

Nguyễn Thị Thùy – Văn học dân gian K23

Page 5


Tư tưởng Phật giáo trong ca khúc “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn

Nỗi sầu nhân thế của Trịnh khi đi suốt cuộc đời mà chưa tìm thấy bến bờ
của mình, vẫn loanh quanh mãi không tìm thấy lối đi về. "Chốn quê nhà" chính
là cõi bản thể mà tác giả muốn hướng tới. Bởi thực tế Trịnh chỉ coi trần gian là

cõi tạm, là "ở trọ trần gian" thôi, ông luôn muốn thoát khỏi kiếp ở trọ mà về với
bản thể của mình.
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Tác giả rất bi quan về vòng luân hồi, coi nó như một vòng xoáy đốt cháy
chúng sinh.
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Cuộc đời này vốn không có bến đậu, những cái tưởng chừng an toàn,
thanh thản kì thực chỉ là hư ảo, mộng mị mà thôi.
Từng lời tả dương là lời mộ địa
Vẫn là một quan niệm biện chứng của tác giả, trong âm có dương, trong
dương có âm, tả dương cũng là mộ địa.
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Tôi cho rằng câu này tác giả đang nói lại ý của Aristotle, một nhà triết học cổ
đại nổi tiếng, người đã cho rằng con người ta ở kiếp trước đã biết hết tất cả rồi,
cuộc đời này chỉ học lại, thu nhặt lại những cái đã quên thôi.
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng

Nguyễn Thị Thùy – Văn học dân gian K23

Page 6


Tư tưởng Phật giáo trong ca khúc “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn

Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì
Trong cái lúc gần đất xa trời người ta mới kịp nhớ về cuộc đời mình từ
lúc sinh ra, rong ruổi khắp chốn non cao, biển rộng để thấy rằng cuộc đời này
như một chốn lưu đày, nhân gian này luôn ác nghiệt.


Nguyễn Thị Thùy – Văn học dân gian K23

Page 7



×