Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử thế giới lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.73 KB, 7 trang )

Câu 1. Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc diễn ra trong thời gian
A. Từ ngày 25 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1945
B. Từ ngày 25 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1946
C. Từ ngày 26 – 5 đến ngày 25 – 6 – 1945
D. Từ ngày 26 – 5 đến ngày 25 – 6 – 1946
Câu 2. Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc với sự tham gia của đại biểu bao nhiêu nước?
A.50 nước
B. 45 nước
C. 55 nước
D. 60 nước
Câu 3. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế trong thời gian
A. 4 năm 3 tháng
B. 4 năm
C. 4 năm 6 tháng
D. 5 năm
Câu 4. Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Bắng Cốc ( 8 / 1967 )
là:
A. Philippin, Thái Lan, Singapo, Indonexia, Malaixia
B. Philippin, Indonexia, Thái Lan, Mianma, Singapo
C. Việt Nam, Indonexia, Malaixia, Singapo, Thái Lan
D. Brunnây, Việt Nam, Thái Lan, Singapo, Mianma
Câu 5. Đến năm 1945, khu vực Đông Nam Á gồm có
A. 10 quốc gia
B. 9 quốc gia
C. 11 quốc gia
D. 8 quốc gia
Câu 6. Quốc gia trong tổ chức ASEAN đã trở thành “ con rồng” kinh tế châu Á là


A. Singapo
B. Thái Lan


C. Malaixia
D. Brunây
Câu 7. Mục tiêu cơ bản của chiến lược “ Cam kết và mở rộng “ mà chính quyền Mĩ theo đuổi
trong thập kỉ 90 là
A. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
B. Tăng cường mở rộng lãnh thổ sang các nước Trung Á
C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh
D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế
Câu 8. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới trong thời gian nào của
thế kỉ XX?
A. Thập niên 50 – 60
B. Thập niên 70 – 80
C. Thập niên 80 – 90
D. Thập niên 60 – 70
Câu 9. Nhân tố giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là
A. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.
C. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
D. Chi phí cho quốc phòng của các nước Tây Âu thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh
tế.
Câu 10. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Anh
D. Đức
Câu 11. Từ năm 1952 – 1960 Nhật Bản bước vào giai đoạn


A. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng
B. Kinh tế phát triển “ thần kì”

C. Khôi phục kinh tế
D. Kinh tế suy thoái và khủng hoảng
Câu 12. Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu Xô – Mĩ là
A. Hai nước đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược
B. Hai nước đều muốn độc quyền lãnh đạo thế giới
C. Mĩ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử
D. Liên Xô làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Mĩ
Câu 13. Ý không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là
A. Chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe dọa an ninh của các quốc gia
B. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh
thế giới mới
C. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa hai cường
quốc Xô – Mĩ
D. Các nước phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang
Câu 14. Đặc điểm không đúng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Khoa học gắn liền với kĩ thuật
C. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất
D. Thời gian ứng dụng các phát minh vào sản xuất và đời sống diễn ra nhanh
Câu 15. Tác động tiêu cực về mặt xã hội của xu thế toàn cầu hóa là
A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo
B. Gia tăng mâu thuẫn giữa các giai cấp về tư tưởng
C. Gia tăng tình trạng thất nghiệp
D. Gia tăng dân số
Câu 16. Những quyết định tại Hội Nghị Ianta cùng những thỏa thuận của ba cường quốc đã tác
động như thế nào đến tình hình thế giới


A. Hình thành khuôn khổ trật tự thế giới mới, trật tự 2 cực Ianta
B. Dẫn đến chiến tranh lạnh, đối đầu căng thẳng giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa với nhau

C. Làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
D. Làm cơ sở cho sự xuất hiện của xu thế mới trên thế giới, xu thế toàn cầu hóa.
Câu 17. Nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình hoạt động của Liên Hợp Quốc
A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
Câu 18. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ
B. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
C. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo
D. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái
Câu 19. So với nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc thì trong nguyên tắc hoạt động của
ASEAN, nguyên tắc nào được xem là khác biệt nhất
A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau
B. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Câu 20. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến
tranh thế giới thứ hai
A. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
B. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật
cao
C. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh
D. Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước


Câu 21. Ý không đúng nói về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau
chiến tranh thế giới thứ hai
A. Không đầu tư cho quốc phòng, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế

B. Ở Nhật Bản con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu
C. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm
Câu 22. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) mang tính chất
A. Một tổ chức liên minh quân sự của các nước nước tư bản phương Tây
B. Một tổ chức liên minh chính trị và quân sự của các nước tư bản phương Tây
C. Một tổ chức kinh tế của các nước nước tư bản phương Tây
D. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước nước tư bản phương Tây
Câu 23. Hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vì
A. Mĩ và Liên Xô đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn từ nhiều phía
B. Thiệt hại sinh mạng của hàng triệu người
C. Cuộc chạy đau vũ trang kéo dải 5 thế kỉ làm cho hai nước tốn kém và suy giảm thế mạnh
D. Nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba
Câu 24. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo xu thế nào
A. Trật tự “ hai cực “ sụp đổ, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “ đa
cực”
B. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung phát triển quân sự để xây dựng sức mạnh
thực sự của mỗi quốc gia
C. Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “ Một cực”, chi phối thế giới đến hiện nay
D. Tất cả các cuộc tranh chấp trên thế giới được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, làm cho hòa
bình thế giới được củng cố, không còn chiến tranh
Câu 25. Điểm khác biệt căn bản giữa cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật lần thứ nhất
A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
B. Mọi phát minh về kĩ thuật dựa trên các ngành khoa học cơ bản


C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 26. Mĩ phát động chiến tranh lạnh vào thời gian nào? Gắn liền với đời tổng thống nào?
A. Tháng 3/1947. Đời tổng thống Truman
B. Tháng 6/ 1947. Đời tổng thống Aixenhao
C. Tháng 7/1947. Đời tổng thống Kennơđi
D. Tháng 8/ 1945. Đời tổng thống Rudơven
Câu 27. Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
A. Do yêu cầu cuộc sống
B. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai
C. Những thành tựu khoa học- kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỹ XX, tạo tiền đề và thúc đẩy sự
bùng nổ cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai
D. Tất cả đều đúng
Câu 28. Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ
II
A. Đều đã giành được độc lập
B. Đều đã gia nhập ASEAN, liên minh kinh tế - chính trị ở Đông Nam Á
C. Ra sức xây dựng nền kinh tế - xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn
D. Tất cả đều đúng
Câu 29. Mốc thời gian nào đánh dấu sự sụp đỗ hoàn toàn của các nước chủ nghĩa xã hội ở Đông
Âu và Liên Xô
A. 1991
B. 1980
C. 1989
D. Tất cả đều sai
Câu 30. Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc trong việc giữ gìn
hòa bình và an ninh thế giới là
A. Hội đồng bảo an


B. Đại hôi đồng
C. Ban thư kí

D. Tòa án Quốc tế



×