Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Các câu hỏi thường gặp trong thực tập Hóa Dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.91 KB, 8 trang )

Bài 1: ĐIỀU CHẾ NATRI CLORID DƯỢC DỤNG
Câu 1: Tại sao phải đun nhẹ trong quá trong quá trình kết tủa các ion kim
loại kiềm thổ? Tại sao không được đun sôi khi loại kim loại kiềm thổ?
Khi đun nhẹ sẽ làm phản ứng xảy ra nhanh hơn và tủa sẽ vón lại
Vì khi đun sôi, nước bay hơi 1 phần làm muối kết tinh lại, khi lọc sẽ mất đi 1 lượng sản phẩm,
giảm H%.

Câu 2: Cho biết khoảng đổi màu của bromothymol và methyl da cam?
Xanh Bromothymol: (Vàng) 6.2-7.6( Xanh)
Methyl da cam: (đỏ da cam)3.1-4.4( Vàng)

Câu 3: Nếu môi trường sau khi trung tính hóa bằng HCl có hơi acid, có cần
cho tiếp natri carbonate không?
Không. Nếu môi trường hơi acid, khi cô cạn HCl sẽ bay đi, môi trường trở nên trung tính.

Câu 4: Phương pháp tinh chế sử dụng trong bài là phương pháp gì? Cho biết
ưu nhược điểm của phương pháp này?
Phương pháp cô cạn.
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, không cần thiết bị phức tạp.
Nhược điểm: chỉ áp dụng với những chất bền với nhiệt

Câu 5: Dung dịch sau khi trung tính hóa với 2 chỉ thị có pH năm trong
khoảng bao nhiêu? Tại sao phải khống chế pH của dung dịch trong khoảng
này?
pH: 4.4-6.2 ( xem khoảng đổi màu của chỉ thị)
Vì để môi trường acid yếu, khi cô cạn sẽ bay hơi HCl, làm môi trường trung tính.

Câu 6: Các tạp như Br-, K+ được loại lúc nào?
Loại ở bước 5, giai đoạn lọc và rửa muối sau cùng.
(Có thể hỏi là bước 5 để là gì: bước 5 là rửa các tạp Br-, K+)


Câu 7: Muối bếp có cần rang kỹ trước khi hòa tan vào nước cất?


Có. Thường muối bếp được rang ở nhiệt độ cao để các tạp hữu cơ phân hủy thành carbon, khi
hòa vào nước sẽ không tan và loại được khi lọc gòn
( Nếu không ai hỏi thì cứ hỏi, sẽ được cộng điểm hỏi hay)

Câu 8: Vì sao ở bước 5 phải rửa với 1 lượng tối thiểu nước cất lạnh?
Vì nếu nước cất không lạnh, muối NaCL sẽ tan vào nước và qua lọc. Và nếu dùng nhiều nước,
NaCl cũng sẽ tan và đi theo qua lọc, làm giảm H%.

Câu 9: Nếu như khi cô cạn muối, HCL bay đi làm môi trường trung tính, vậy
ta có thể cho dư HCl rồi cô cạn được không?
Trên nguyên tắc thì được, vì cô cạn HCl sẽ bay đi.NHƯNG, HCl bay lên sẽ gây độc cho người
nên tốt nhất đến điều chỉnh về môi trường acid yếu trước khi cô cạn.

Câu 10: Có thể thay thế Natri carbonate bằng Kali carbonate không?
Không. Vì đang điều chế NaCl, sẽ gây nhiễm tạp.

Câu 11: Ứng dụng của natri clorid.
Khi tiêm tĩnh mạch, dung dịch natri clorid là nguồn cung cấp bổ sung nước và chất điện giải.
Dung dịch natri clorid 0,9% (đẳng trương) có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể.
Natri là cation chính của dịch ngoại bào và có chức năng chủ yếu trong điều hoà sự phân bố
nước, cân bằng nước, điện giải và áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Natri kết hợp với clorid và
bicarbonat trong điều hoà cân bằng kiềm - toan, được thể hiện bằng sự thay đổi nồng độ clorid
trong huyết thanh. Clorid là anion chính của dịch ngoại bào.
Dung dịch tiêm natri clorid có khả năng gây bài niệu phụ thuộc vào thể tích tiêm truyền và điều
kiện lâm sàng của người bệnh. Dung dịch 0,9% natri clorid không gây tan hồng cầu.
Dược động học
Natri clorid được hấp thu qua đường tiêu hóa và có thể được hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm

truyền tĩnh mạch. Thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ thể. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu,
nhưng cũng được thải trừ qua mồ hôi, nước mắt và nước bọt.
A. Nguyên tắc:
– Loại tạp hữu cơ bằng cách rang muối ở nhiệt độ 500-6000C
– Loại tạp không tan bằng hòa tan muối ran vào nước và lọc trong.
– Loại các kim loại bằng kết tủa dạng carbonat với Na2CO3, lọc trong.
– Trung tính hóa dịch lọc về pH 6,8-7,1 bằng HCl 10%
– Cô đuổi nước thu NaCl kết tinh, để lại lượng nước ót khoảng 1/5 thể tích ban đầu
– Loại tạp SO42- bằng cách rửa tinh thể NaCl trên máy hút chân không.
– Sấy khô sản phẩm ở 1000C, cân tính hiệu suất.


Bài 2: KIỂM ĐỊNH NATRI CLORID DƯỢC DỤNG
Câu 1: Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra trong phần định lượng,
kiểm giới hạn Ca, Mg, iodid
PT định lượng:
Ag+ +Cl- → AgCl
2Ag+ + Cro4 2-→Ag2CrO4 ( tới điểm tương đương)
Kiểm giới hạn Ca, Mg
Mg2+ + H2Y2- →MgY2- + 2H+
Kiểm giới hạn iodid
6I- + 8H+ + 2NO2- → 3I2 + N2 + 4H2O

Câu 2: Nước cất đun sôi, để nguội được sử dụng để thực hiện chỉ tiêu nào
trong phần kiểm định? Giải thích?
Giới hạn acid kiềm. Vì CO2 tan vào nước làm thay đổi môi trường thành acid

Câu 3: Khi thêm chỉ thị xanh bromothymol vào dung dịch thử thì có mấy
trường hợp xảy ra và cách xử lý mỗi trường hợp?
2 trường hợp xảy ra

a. Tạo màu vàng. Như vậy dung dịch có tính acid, nên cho thêm kiềm vào.
b. Tạo màu xanh. Như vậy dung dịch có tính base, nên cho thêm acid vào.

Câu 4: Thế nào là cân chính xác, cân chính xác khoảng và phép cân chính xác,
chính xác khoảng được thực hiện trong trường hợp nào
Xem lại sách HD1 :’(
Câu 5: Khi không đạt giới hạn Mg và kim loại kiềm thổ, muối dược dụng có
chảy nước ngoài không khí hay không? Giải thích?


Sẽ bị chảy rửa. Vì muối của kim loại Mg và kiềm thổi rất háo nước, sẽ dễ hút ẩm trong không
khí và chảy rửa.

Câu 6: Vai trò của hydroxylamine hydroclorid?
Để ức chế các kiềm loại khác làm ảnh hưởng đến màu ở điểm tương đương.

Câu 7: Vì sao phải đung tới 40oC? Từ đó nêu lên cơ chế của quả trình định
lượng Mg và các kim loại kiềm thổ?
Ở giai đoạn thêm kẽm sulfat và eriocrom T, ion kẽm sẽ tạo phức với eriocrom T tạo màu tím.
Đun lên tới 40oC để Zn2+ tách khỏi eriocrom T và tạo phức với trilon B.
Cho 10g chế phẩm vào, vì Mg2+ và Ca2+ có ái lực với EDTA mạnh hơn Zn2+ nên sẽ đẩy Zn2+ ra
khỏi phức, Zn2+ tự do lại tạo phức với eriocrom cho màu tím. Sau đó định lượng lại lượng Zn2+
đang tạo phức với eriocrom bằng EDTA,từ đó suy ra lượng muối Mg2+ và Ca2+.

Câu 7: Nêu vai trò của HNO3 trong phản ứng định tính. Cho biết vì sao tủa
tan trong NH3?
HNO3 để hòa tan các chất tạp tan trong acid và loại bỏ các tạp không tan trong acid.
AgCl có khả năng tạo phức với NH3 theo phương trình: AgCl + NH3 → Ag(NH3)+ + Cl-



Bài 3: TỔNG HỢP ASPIRIN
CÂU 1: Có thể thay thế (CH3CO)2O bằng CH3COOH hay không? Hãy nêu 1
số tác nhân acyl hóa khác và cho biết ưu nhược điểm của tác nhân khác so với
anhydrid acetic?
Không thể thay thế bằng acid acetic. Vì OH phenol có hoạt tính yêu, khó tham gia phản ứng este
hóa với acid acetic. Nhưng với tác nhận andyrdrid acetic đã được tăng hoạt thì có thể xảy ra phản
ứng dễ hơn.
1 số tác nhân acyl khác như:
Halid acid: CH3COX ( X= Cl, Br, I)
Ketene: CH2=C=O
Ưu điểm của anhydride acetic: thể lỏng, bền ở nhiệt độ thường, điều kiện phản ứng không quá
khô khan.

Câu 2: Tại sao tất cả dụng cụ và nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện
phản ứng phải khô?
Vì anhydride acetic rất dễ bị thủy phân tạo acid acetic:
(CH3CO)2O + H2O → 2CH3COOH

Câu 3: Cho biết điều kiện cần và đủ của một dung môi có thể dùng để tinh chế
sản phẩm rắn bằng phương pháp kết tinh lại? Trong trường hợp Aspirin tại
sao phải dùng hỗn hợp cồn nước?
Điều kiện cần và đủ: Hòa tan được chất rắn và không làm chất rắn bị thủy phân
Trong trường họp của Aspirin, vì ít tan trong nước nên dùng cồn là dung môi trung gian để hòa
tan.

Câu 4: Cho biết tên của phương pháp tinh chế? Có thể dùng phương pháp
nào khác? Phương pháp được sử dụng: kết tinh lại
Phương pháp khác: sắc ký cột với dung môi thích hợp.



Câu 5: Thêm 35 ml nước cất để làm gì?
Để hòa tan acid sulfuric và acid acetic, aspirin tạo thành không tan, vì thế khi lọc có thể loại bỏ 2
acid ban đầu.

Câu 6. Vì sao phải rửa với nước cất lạnh?
Để loại tạp là acid salicylic. Khi nước lọc không cho màu tím tức khắc với FeCl3 nghĩa là không
còn OH phenol tạo phức với FeCl3, nghĩa là không còn acid salicylic.

Câu 7: Nêu phương pháp theo dõi phản ứng và cách thực hiện?
Săc ký lớp mỏng.
Chấm 2 vết: 1 vết nguyên liệu là acid salicylic và 1 vết trong bình phản ứng. Khi vết nguyên liệu
hết thì xem như phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 8: Vai trò của aspirin? Aspirin nằm trong nhóm thuốc nào?
Giảm đau-Kháng viêm-Hạ sốt; ngừa huyết khối ở liều thấp.
Nhóm thuốc NSAID( Vd: Paracetamol: Giảm đau-Kháng viêm)


Bài 4: KIỂM ĐỊNH ASPIRIN
CÂu hỏi đầu giờ: Dựa vào cấu trúc đề nghị các phương pháp
định lượng aspirin? Nêu tá lả ra thấy viết càng nhiều điểm
càng cao. hihi
Câu 1:Mô tả sơ lược 2 phản ứng định tính A,B. Giải thích sơ
sơ hiện tượng đó là cái gì
A.
B.

Dễ. Nói chung là tạo phức với Fe
Đun với Ca(OH)2 tạo muối Calci acetat sau đó tạo aceton.
aceton phản ứng với orthonitrobenzandehyd tạo thành hợp

chất indigo. Search google phản ứng Baeyer-Drewson
indigo reaction sẽ rõ.

Câu 2: Phương pháp kiểm giới hạn clorid và sulfat, salicylic
tự do?
Clorid, Sulfat: pp so độ đục dưới tác dụng của AgNO3 hay BaCl
Acid salicylic là phương pháp so màu dưới tác dụng của Fe 3+
Câu 3:Vai trò của HNO3 trong kiểm giới hạn Clorid? Tại
sao lại chọn HNO3 mà không chọn acid khác?
Muối AgCl không tan và bền trong môi trường acid.
Câu 4: Khi pha thử và chuẩn trong kiểm salicylic tự do nên
pha cái gì trước cái gì sau vì sao?
Nên pha chuẩn trước do aspirin có nối ester không bền nên trong
dung dịch nó có thể thủy phân tạo acid salicylic làm sai kết quả.


Câu 5: Tại sao phải kiểm tạp acid salicylic.
- Do đó là một trong những nguyên liệu để tổng hợp aspirin.
- Do aspirin có nhóm chức ester không bền cho nên trong quá
trình bảo quản dưới tác dụng của nhiệt và ẩm thì bị phân hủy
thành aspirin và acid acetic.
- Là một chất độc. Có tác dụng dược lí không mong muốn.
Chúng ta không kiểm tạp acid acetic vì:
- Tương đối ít độc.
- Trong quá trình tổng hợp do acid acetic tan tốt trong nước dễ
bay hơi nên ta đã loại bỏ được gần như hoàn toàn acid acetic, vì
vậy acid acetic có trong chế phẩm chủ yếu là do aspirin bị thủy
phân cho nên chỉ cần kiểm acid salicylic nếu salicylic đạt thì
mặc nhiên acid acetic ũng đạt.
Câu 6: Tại sao lại phải trung tính hóa alcol.

- Do alcol lẫn acid trong quá trình sản xuất.
Đó có thể là acid nào? acid acetic, H2SO4.
Có lẫn những acid trên là do đâu? Do trong công nghiệp cồn
được sản xuất chủ yếu từ hợp nước etilen xúc tác trong môi
trường acid vô cơ (H2SO4 đđ) cho nên lẫn các acid này. Hơn
nữa cồn bị oxi hóa bởi các tác nhân khác nhau có thể tạo acid
acetic.



×