Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã quảng văn, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.5 KB, 77 trang )

Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
LÚA
Ở XÃ QUẢNG VĂN, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,


TỈNH THANH HÓA

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Trang
Lớp: K45 KTNN
Niên khóa: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Trương Quang Dũng

Huế 05/2015

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế

H

uế

Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Kinh Tế Huế,
Đại Học Huế, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của quý
thầy cô, cơ quan thực tập, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân,
tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
Th.S Trương Quang Dũng – người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế.
Đảng ủy, UBND, các đoàn thể và bà con nhân dân xã Quảng Văn,
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Gia đình bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, thực
tập và hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót của bản thân. Kính mong sự góp ý của
quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn, cũng
như giúp tôi nâng cao năng lực cho quá trình công tác sau này.
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trang

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN


i


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Lời cảm ơn....................................................................................................................... i
Mục lục ........................................................................................................................... ii
Danh mục các thuật ngữ viết tắt ......................................................................................v
Danh mục các bảng biểu................................................................................................ vi
Đơn vị quy đổi .............................................................................................................. vii
Tóm tắt nội dung nghiên cứu....................................................................................... viii

uế

PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................... viii
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1

H

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................2

tế

1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................2


h

1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................2

in

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3

cK

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ.........................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4

họ

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4

Đ
ại

1.1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế......................................................................4
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ............................................................6
1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa...............................................................7
1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ........................................................13
1.1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa ..................17
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................18
1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ...........................................................18

1.1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Viêt Nam .................................................................20
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ QUẢNG
VĂN – HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA....................................22
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

ii


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ QUẢNG VĂN ..............22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................22
2.1.1.1. Vị trí địa lí địa hình.........................................................................................22
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết..............................................................................22
2.1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................24
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................26
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ...............................................................................26

uế

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động..........................................................................27
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ..................................................................................29

H

2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Quảng Văn đối với hoạt động sản xuất
nông nghiệp ...................................................................................................................30


tế

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......31
2.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ................................................32

h

2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .........................................32

in

2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ ........................................................35

cK

2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra .............................36
2.4. CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA...................................37
2.4.1. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất........................................................37

họ

2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG
VĂN ............................................................................................................................49

Đ
ại

2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra: .....................................49
2.5.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2014 .........................50
2.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

LÚA ............................................................................................................................52
2.6.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai............................................................................52
2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa .........55
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG VĂN –
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA ................................................58

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

iii


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ
QUẢNG VĂN ...............................................................................................................58
3.1.1. Những căn cứ đề ra định hướng phát triển ..........................................................58
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn..............................58
3.1.2.1. Các định hướng phát triển sản xuất ................................................................58
3.1.2.2.Mục tiêu phát triển sản xuất lúa ........................................................................59
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA

uế

TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................60
3.2.1 Giải pháp về mặt kĩ thuật.....................................................................................60

H


3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng...................................................................................62
3.2.3 Giải pháp về đất đai .............................................................................................62

tế

3.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông ....................................................................62
3.2.5 Giải pháp về thị trường........................................................................................63

h

3.2.6 Giải pháp về vốn..................................................................................................63

in

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................64

cK

1. KẾT LUẬN.............................................................................................................64
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................65
2.1. Đối với hộ nông dân ...............................................................................................65

họ

2.2. Đối với chính quyền xã Quảng Văn .......................................................................65
2.3. Đối với nhà nước ....................................................................................................66

Đ
ại


TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

iv


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BQC

: Bình quân chung

2.

BVTV

: Bảo vệ thực vật

3.

UBND

: Uỷ ban nhân dân

4.


HTX

: Hợp tác xã

5.

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

6.

ĐVT

: Đơn vị tính

7.

NN

: Nông nghiệp

8.



: Lao động

9.


LĐNN

: Lao động nông nghiệp

tế

H

uế

1.

: Tổ chức thương mại thế giới

11. DS – KHHGĐ

: Dân số - kế hoach hóa gia đình

12. CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

in

: Thiết bị khoa học

Đ
ại


họ

cK

13. TBKH

h

10. WTO

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

v


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thế giới (2009-2011)................................19
Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 ............21
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 .............26
Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014..28
Bảng 5: tình hình sản xuất lúa của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 ....................31

uế

Bảng 6: Tình hình chung các hộ điều tra năm 2014......................................................33
Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai tính bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2014 .........35


H

Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2014 .........36
Bảng 9: Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân BQ/sào vụ Đông Xuân của các nhóm hộ

tế

điều tra năm 2014 ..........................................................................................................39
Bảng 10: Cơ cấu chi phí sản xuất tính BQ/sào vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra

in

h

năm 2014 .......................................................................................................................41
Bảng 11: Tình hình sử dụng giống lúa của các nhóm hộ điều tra (bình quân/sào).......43

cK

Bảng 12: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/sào - vụ của các hộ điều tra
năm 2014 .......................................................................................................................45
Bảng 13: Chi phí các loại thuốc BVTV BQ/sào của các nhóm hộ điều tra năm 2014...........47

họ

Bảng 14: Chi phí thuê ngoài và dịch vụ HTX tính BQ/sào của các nhóm hộ điều tra
năm 2014 .......................................................................................................................48

Đ

ại

Bảng 15: quả sản xuấtcủa nhóm hộ điều tra năm 2014.................................................49
Bảng 16: Kết quả tính BQ/sào của các hộ điều tra năm 2014......................................50
Bảng 17: Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất (bình quân/sào) .........................54
Bảng 18 : phân tổ các hộ theo chi phí trung gian (bình quân/sào) ................................56

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

vi


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào : 500 m2

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế

H

uế

1 tạ : 100 kg

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

vii


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đầu tư và hiệu quả
kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn – huyện Quảng
Xương – tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh
hưởng quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó nghiên cứu
đưa ra những vấn đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả

uế

của việc sản xuất lúa.
Bằng các số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình trực tiếp điều tra nông

H


hộ và số liệu thứ cấp thu được từ UBND xã Quảng Văn, Quảng Xương và

tế

một số nguồn khác, kết hợp với việc sử dụng các biện pháp xử lý, phân
tích số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh và kết hợp với nghiên cứu vấn đề

h

trong sự vận động biện chứng với nhau, tôi đã nhận ra rằng: hoạt động sản

in

xuất lúa của người dân địa phương mang lại hiệu quả kinh tế tương đối, nó

cK

góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các nông hộ, đồng
thời góp phần sử dụng lao động sẵn có trong nông thôn.

họ

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các hộ còn gặp nhiều khó khăn khác
nhau, đặc biệt là khó khăn về sâu bệnh, rủi ro do thiên tai. Vì vậy vấn đề

Đ
ại

này cần sớm được khắc phục giải quyết để hoạt động sản xuất lúa mang lại

hiệu quả cao hơn cho người nông dân. Ngoài ra, cần đầu tư các yếu tố đầu
vào một cách hợp lí, có kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm của những người sản xuất giỏi trên
địa bàn để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ.

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

viii


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển chung của xu thế thế giới, Việt Nam đã và đang tiến hành
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản thành
một nước công nghiệp. Trong đó phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng, giải
quyết việc làm, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người ở nông thôn, góp phần vào

uế

việc ổn định an ninh lương thực cho quốc gia. Điều này được đưa ra trong nhiều nghị
quyết, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam.

H

Năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO (World Trade Organizations) đã và đang tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội phát


tế

triển KT – XH, đồng thời nó cũng đem lại nhiều lợi thế cũng như thách thức đối với
ngành nông nghiệp của nước ta.

h

Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp lương

in

thực, thực phẩm cho con người, bảo đảm nguyên liệu cho các ngành sản xuất hàng hóa

cK

tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà con sản xuất ra các mặt
hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện nay lao động nông
nghiệp vẫn chiếm hơn 70% dân số cả nước, do đó trong tương lai ngành nông nghiệp

họ

vẩn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người, không ngành nào
có thể thay thế được. Trên 40% lao động thế giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp,

Đ
ại

đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định
chinh trị, phát triển nền kinh tế.

Cây lúa là loại cây lương thực chủ yếu của cả nước nói chung và tỉnh Thanh

Hóa nói riêng, đặc biệt là cây lương thực chủ yếu của xã Quảng Văn và là cây trồng
chủ yếu của toàn xã. Là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm của cây lúa
được phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến….
Quảng Văn là một xã thuần nông của huyện Quảng Xương – Thanh Hóa, bà
con nông dân nơi đây chủ yếu là độc canh cây lúa. Người dân địa phương là những
người cần cù chịu khó, có kinh nghiệm lâu đời trong việc sản xuất cây Lúa. Việc phát
triển cây Lúa đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông dân, tăng hiệu quả sử
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

1


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

dụng đất vườn của hộ gia đình, đem lại thu nhập, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế
xã hội của xã Quảng Văn.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc trồng và phát triển cây Lúa còn
nhiều vấn đề khó khăn. Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra gây mất mùa nghiêm
trọng, để lại những hậu quả nặng nề, người nông dân phải mất nhiều thời gian, công
sức, tiền bạc để khôi phục và cải tạo ruộng đất. Hơn nữa, người dân địa phương đa số
còn thiếu vốn, thiếu kiến thức về kỹ thuật...nên chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế

uế

của cây Lúa.
Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn có mang lại


H

hiệu quả cho người nông dân hay không? Do đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

tế

kinh tế sản xuất Lúa ở Xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa”.
- Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sản xuất Lúa.

in

dân trên địa bàn xã Quảng Văn.

h

- Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất Lúa của các hộ nông

cK

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây Lúa
trên địa bàn nghiên cứu.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

họ

1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu thứ cấp

Được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo, tài liệu của các ban ngành và

Đ
ại

UBNN xã Quảng Văn.
+ Số liệu sơ cấp
Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng cây Lúa ở xã Quảng Xương, với 2 thôn đại

diện gồm thôn Quang Minh và thôn Văn Môn.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng Lúa theo mẩu bảng câu
hỏi đã chuẩn bị sẵn.
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
a.Phương pháp thống kê kinh tế
Tập hợp và hệ thống các số liệu thu thập được, tính toán các chỉ tiêu cần thiết
trên cơ sở phân tổ thống kê.
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

2


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các
phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả sản
xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất Lúa của hộ nông dân.

b.Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các
hiện tượng kinh tế đã lượng hóa cùng một nội dung cùng một tính chất tương tự để xác
định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng

uế

hợp được những nét chung, tách ra từ những hiện tượng kinh tế để so sánh, trên cơ sở
đó đánh giá được các mặt phát triển và các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu

c. Phương pháp chuyên gia, thu thập số liệu

H

quả để tìm các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.

tế

Đây là phương pháp tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nông dân, tham khảo ý
kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến

h

nông, cán bộ quản lý…để có các căn cứ chính xác, trung thực khách quan, có ý nghĩa

in

thực tiển, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển

cK


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương,

họ

Tỉnh Thanh Hóa.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.

Đ
ại

- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất Lúa trong 2 năm 2014
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi xã Quảng Văn, huyện

Quảng Xương – Thanh Hóa.

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

3


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế

uế

Trong cơ chế thị trường hiện nay, đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị
sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với cách thức tổ chức quản lý và các

H

nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau, nhưng đều có thể nói rằng mọi doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục

tế

tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát
triển doanh nghiệp, phải kế hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời

h

phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả.

in

Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, các

cK


doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, nó được thể hiện
ngay tại hiệu số giữa doanh thu và chi phí, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì chúng ta
có thể kết luận doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi

họ

phí có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do đó, trong quá trình tổ chức xây dựng
và thực hiện các hoạt động, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra, đánh giá tính hiệu

Đ
ại

quả của chúng.

Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì: “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội

không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng
hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn
lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất sẽ làm
cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay môi doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo tiến sỹ Nguyễn
Tiến Mạnh: hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

4



Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Một số quan điểm lại cho
rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để
có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông:
“Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho
chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh
áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Còn hai tác giả Whohe và
Doring lại cho rằng: “hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế

uế

tính bằng đơn vị giá trị “. Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai
ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn

H

hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.

Qua các định nghĩa cơ bản về hiêu quả kinh tế đã trình bày trên. Chúng ta có

tế

thể khái quát lại: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nó phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ và vốn) nhằm

in


b. Bản chất của hiệu quả kinh tế

h

đạt được mục tiêu mong đợi mà donah nghiệp đã đặt ra.

cK

Từ khái niệm về hiệu quả kinh tế đã cho chúng ta thấy được bản chất của hiệu
quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực

họ

để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Nói cách khác, hiệu quả chính là sự
tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có.

Đ
ại

Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường phụ thuộc
rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó mà tính chất của hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Nghiên cứu về bản chất kinh
tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đa số đều
thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra
những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công
nghệ...Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh
doanh với các chi phí mà nhà sản xuất bỏ ra, từ đó tính được hiệu quả kinh tế. Sự
chênh lệch giữa lợi nhuận đạt được và chi phí bỏ ra của nhà sản xuất càng cao thì
chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

5


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật
tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian.
Ngoài ra trong hiệu quả kinh tế còn sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí
(các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Chi phí đầu vào càng nhỏ,
đầu ra càng lớn, chất lượng thì chứng tỏ hiêu quả kinh tế cao. Cả hai chỉ tiêu kết quả và
chi phí đều có thể đo được thước đo hiện vật và thước đo giá trị. Như vậy, bản chất của

uế

hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương
quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra.

H

1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và

tế


các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp hay trang trại,trên cơ sở sản
xuất có thuê mướn công nhân thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu

h

lợi nhuận. Còn đối với nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập

cK

phí bỏ ra và kết quả thu về.

in

hỗn hợp (MI) và để xác định hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phải xác định được chi

Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho

họ

chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia chi kết quả thu được (dạng nghich).
Dạng thuận: H = Q/C

Đ
ại

Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế (lần)
Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…)

C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…)
Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu

đơn vị kết quả. Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực:
Dạng nghich: H = C/Q
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế (lần)
Q: Kết qủa thu được (nghìn lần, triệu đồng…)
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

6


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp
C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…)

Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Hai chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết,
chặt chẽ vơi nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế.
Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,
xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả,

uế

hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực.
Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên


H

bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm.
Dạng thuận: Hb = ΔQ/ ΔC

tế

Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả.
Dạng nghịch :Hb = ΔC/ ΔQ

h

Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí.

in

Trong đó:

cK

Hb: Hiệu quả cận biên (lần)

ΔQ: Lượng tăng giả của kết quả (nghìn đồng, triệu đồng…)
ΔC: Lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng…)

họ

Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản
xuất mở rộng. Nó cho biết một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết quả


Đ
ại

tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao
nhiêu đơn vị đầu vào.

Có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một

khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và
thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp.
1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa
a. Nguồn gốc, xuất xứ
Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngủ cốc có lịch
sử trồng trọt có từ rất lâu đời và là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao
hết sức quan trọng cho đời sống của con người. Trải qua qua một lịc sử tiến hóa rất lâu
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

7


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

dài và khá phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý
và sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo không
gian và hời gian. Sự tiến hóa này bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai tiến trình chọn lọc: chọn
lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Về nguồn gốc cây lúa đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn chưa
có nhưng dư liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ lâu

và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á.

uế

Makkey E. cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ
đảo được ở vùng Penjab Ân Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách đây khoảng

H

2000 năm. Vavilov (1926), trong nghiên cứu của ông về sự phân bố đa dạng di truyền
của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ. Roschevicz

tế

(1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulata, Coarctata và
Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của cây lúa là một trường hợp của

h

nhóm Sativa, có lẽ Oryza sativa f.spontanea, ở Ấn Độ, Đông Dương hoặc Trung Quốc.

in

Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế giới được

cK

tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng năm 1000 – 750
trước Công Nguyên, tức cách nay hơn 2500 năm. Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ
Đông Nam Á, từ đó dần lên phía Bắc. Gutchtchin, Ghóe, Erughin và nhiều tác giả


họ

khác thì cho rằng Đông Dương là cái nôi của trồng lúa. De Candolle, Rojevich lại
quan niệm rằng Ấn Độ mới là nơi xuất phát chính của lúa trồng. Đinh Dĩnh (Trung

Đ
ại

Quốc) dựa vào lịch sử phát triển lúa hoang ở trong nước cho rằng lúa trồng có xuất xứ
ở Trung Quốc. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở
Miền Nam nước ta và Campuchia. Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của
nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ và Đông Namm Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện
hay Đông Dương là nơi xuất xứ của lúa trồng S.Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng lúa có
nguồn gốc ở Ấn Độ, Việt Nam và Miến Điện. tuy có nhiều ý kiến nhưng chưa thống
nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đắc điểm sinh thái học của
cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều
người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần
đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

8


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã
minh chứng nguồn gốc của lúa trồng T.T Chang (1976), nhà di truyền học cây lúa ở

Viện Nghiên Cứu lúa Quốc Tế (IRRI),đã tồng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng
việc thuần hóa lúa trồng có thể đã được tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở
nhiều nơi, dọc theo vành đai trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía đông
của dãy núi Hy-Mã-Lạp-Sơn (Himalayas - Ấn Độ), ngang qua Bắc Miến Điện, Bắc
Thái Lan, Lào và Việt Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc.

uế

b. Giá trị dinh dưỡng của cây lúa
Lúa gạo là nguồn năng lượng lớn của nhân loại, riêng hơn 2 tỉ người châu Á,

H

gạo cung cấp từ 60 đến 70% calories (Juliano, 2003). Hiện nay lúa gạo ngày càng trở
nên phổ biến sâu rộng ở các lục địa khác, như châu Mỹ, Trung Đông và nhất là châu

tế

Phi, vì loại thực phẩm này được xem như thức ăn bổ dưỡng lành mạnh cho sức khoẻ
và thích hợp cho đa dạng hóa thức ăn hàng ngày. Khẩu phần gạo hàng năm cho mỗi

h

đầu người châu Á thay đổi từ 50 đến hơn 180 kg, bình quân 78 kg. Những nước trồng

in

lúa nghèo càng dùng nhiều cơm gạo để có đủ năng lượng chủ yếu cho sinh hoạt con

Bangladesh.


cK

người. Năm 2007, Việt Nam là xứ có khẩu phần gạo lớn nhất thế giới, kế đến Lào và

Tại Việt Nam, lúa gạo đã trở thành thức ăn cơ bản dân tộc ít nhất từ thời vua

họ

Hùng Vương thứ VI khi Ông chọn Hoàng Tử Lang Liêu làm người kế vị mình trong
môt cuộc thi nấu thức ăn giữa 22 Hoàng Tử. Hoàng Tử Lang Liêu chọn nấu bánh

Đ
ại

chưng và bánh dày tượng trưng cho Trời và Đất, và gạo nếp là loại lương thực chính
của dân tộc. Tuy nhiên, các loại lương thực khác như khoai, đậu, tôm cá, sò hến, thú
rừng vẫn còn giữ vai trò quan trọng lúc bấy giờ. Do đó, khẩu phần gạo cho mỗi đầu
người còn thấp. Số khẩu phần này tăng lên theo thời gian và ngành sản xuất lúa gạo
trong nước lớn mạnh theo từng thời đại. Trong thời Bắc thuộc với chính sách cai trị
bóc lột hà khắc, người dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm trong khi phải làm việc
nặng nhọc, không kể những thành phần thống trị bản xứ. Đến thời kỳ Độc Lập về sau,
dù trong chế độ phong kiến thực dân, người dân cũng hưởng được hai hoặc ba bữa
cơm mỗi ngày, tùy theo tình trạng khí hậu mỗi năm và được mùa hay thất mùa. Dĩ
nhiên, cũng có thành phần nghèo khó chỉ một bữa cơm cháo mỗi ngày với rau cải và
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

9



Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

cá mấm. Khẩu phần thật sự có thống kê của người Việt Nam đã thay đổi từ 142,2 kg
gạo/người/năm trong 1961 tăng lên 146,7 kg năm 1970, xuống 132,2 kg năm 1980,
tăng lên 150,3 năm 1990, 168,4 kg năm 2000 và 165,6 kg năm 2007, chứng minh đa
số người dân vẫn còn nghèo khó.
Ngoài ra, gạo và phó sản còn dùng để chế biến thức ăn, thời cổ sơ có bánh
chưng, bánh dày, rượu, xôi... và ngày nay có thêm bánh ếch, bánh tét, bánh phồng,
bánh tráng, bún, cơm rượu, cớm dẹp, gạo thính, bột gạo, bánh phòng tôm, thức ăn

uế

nhanh, dầu, hoặc các thức uống... Gạo là loại thực phẩm carbohydrate hỗn tạp, chứa
tinh bột (80%), một thành phần chủ lực cung cấp nhiều năng lượng, protein (7,5%),

H

nước (12%), vitamin và các chất khoáng (0,5%) cần thiết cho cơ thể.

Tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong con

tế

người dưới dạng glucogen, Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người.
Gạo trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng lượng

h


gạo do carb cung cấp (Juliano, 2003). Trong tinh bột có hai thành phần - amylose và

in

amylopectin. Hai loại tinh bột này ảnh hưởng rất nhiều đến hạt cơm sau khi nấu,

cK

nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm
cho hạt cơm cứng và hạt chứa ít amylose, nghĩa là nhiều amylopectin làm nhiều
amylopectin làm cơm dẽo hơn.

họ

Protein: Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho con
người. Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym,

Đ
ại

kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo là 63,
so với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứ Lúa gạo giữ vai trò
thiết yếu trong tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của những người ăn cơm hàng ngày.
Trong những xứ tiêu thụ gạo, các thức ăn hàng ngày có rất ít chất mỡ, vôi, sắt,
riboflavin và ascorbic acid. Vì thế các nước dùng lúa gạo hàng ngày mà không bổ túc
thêm các loại thức ăn khác thường thiếu chất protein (cho trẻ con) làm cho số tử vong
cao; thiếu vitamin A ở phần lớn trẻ con gây ra bệnh mù mắt; thiếu chất sắt gây ra bệnh
thiếu máu ở trẻ con từ 5-12 tuổi và phụ nữ trong thời kỳ thai nghén; thiếu chất iod gây
bệnh bướu cổ; thiếu một số chất khác như thiamin, riboflavin thường xảy ra ở những
vùng ăn gạo trắng hơn là vùng ăn gạo hấp, gây ra bệnh phù thũng.

SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

10


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp
c. Gía trị kinh tế của cây lúa

Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại cây lương thực được sản xuất và
tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết là 5 loại cụ thể: lúa gạo, lúa mì, ngô, lúa mạch
và kê...Trong đó lúa gạo và lúa mì là hai loại được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất.
Nếu như người phương Tây lương thực chính của họ là lúa mỳ thì đối với người
phương Đông lúa gạo là thứ không thể thiếu.
Ở Việt Nam hiện nay với dân số dự kiến trên 93 triệu người (theo thống kê của

uế

Tổng cục DS-KHHGD) và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chủ
yếu. Từ đó cho thấy rằng lúa gạo đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng vai trò lớn

H

trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, những sản phẩm phụ của cây lúa cũng được
sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau:

tế

-Rơm rạ: được sử dụng làm chất đốt, hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất

nấm….

in

sản xuất thức ăn tổng hợp.

h

-Cám : dùng để chế tạo sơn cao cấp, làm nguyên liệu xà phòng, hoặc dùng để

cK

-Tấm: sản xuất tinh bột, phấn mịn và thuốc chữa bênh.
-Trấu : làm vật liệu độn cho phân chuồng, làm chất đốt, vật liệu đóng lót hàng
hóa, sản xuất nấm mem làm thức ăn gia súc.

họ

Ngoài ra cây lúa còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xuất khẩu. Sản
xuất và xuất khẩu lúa gạo đa và đang đóng góp phần vào thắng lợi của quá trình công

Đ
ại

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cả nước. Từ đó Việt Namm đã biến từ nước nhập lương thực
hàng năm khoảng một triệu tấn thành nước xuất khẩu 3 – 4 triệu tấn gạo hàng năm.
d. Kỹ thuật thâm canh cây lúa
Lúa là cây lương thực được canh tác lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên,, trong thời

gian gần đây do quá trình lạm dụng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc

kích thích… đã phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, làm ảnh hưởng đến năng
suất lúa. Vì vậy, vấn đề đặt ra đó là cần nắm được kỹ thuật thâm canh cây lúa để nâng
cao chất lượng hiệu quả sản xuất.
Hiện nay ở nước ta cây lúa được canh tác theo hai phương thức chủ yếu là : lúa cấy
và lúa gieo thẳng. Kỹ thuật thâm canh được tiến hành bao gồm các bước cụ thể sau:
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

11


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp


Kỹ thuật chọn giống:

Cần phải chọn giống thích hợp cho từng mùa vụ vì giống tốt là tiền đề làm ổn
định năng suất và giống cần phải đạt ít nhất các tiêu chuẩn sau:
-Giống có tỉ lệ nảy mầm trên 90%.
-Giống phải sạch bệnh.
-Giống có độ thuần cao, cở hạt thuần nhất.
-Giống phải sạch hạt cỏ dại và lúa cỏ.
Kỹ thuật làm đất:

uế



-Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại và tàn dư sâu bệnh trên ruộng. Nhất là


H

trong vụ hè thu nên đốt đồng, cày bừa phơi đất cũng là biện pháp kỹ thuật giúp cho lúa
phát triển tốt và đồng thời tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa ở giai đoạn sau, góp phần

tế

làm ổn định năng suất.

-San mặt đất bằng phẳng, đánh đường nước kĩ, tạo điều kiện cho hạt giống mọc

in

h

tốt ngay từ đầu, thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ, khống chế cỏ bằng nước và áp
dụng kỹ thuật rút nước ở giai đoạn lúa 30 ngày.

cK

-Đất chủ động được nước tưới để tiện lợi cho việc đưa nước vào ruộng, bón
phân đúng giai đoạn cần thiết của cây lúa.
-Làm luống rộng 1,2 – 1,4m, rảnh sâu 20cm, rộng 20 – 25cm, mặt lấp bằng


họ

phẳng, không đọng nước.


Kỹ thuật gieo trồng:

Đ
ại

-Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đem ngâm. Đối với vụ Hè Thu

ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai. Vụ Đông Xuân ngâm
48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa lai. Ngâm đến khi hạt lúa có phôi
màu trắng là được.

-Mật độ gieo: 50-60 gam giống/m2 (25-30 kg/sào)
-Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa thuần:
+ Vụ Hè Thu: 80-100kg
+ Vụ Đông Xuân: 110-120kg
-Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa lai: 24-30 kg (1.2-1.5 kg/sào)
-Mật độ cấy:
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

12


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp
+ Đối với lúa thuần:
Vụ Hè Thu cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm.

Vụ Đông Xuân cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm.
+ Đối với lúa lai:

Vụ Hè Thu cấy 45-46 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm.
Vụ Đông Xuân cấy 40-52 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm.
-Kỹ thuật cấy:

uế

Lúa lai nói riêng, các giống lúa ngẵn ngày nói chung không nên nhổ cấy. Biện
pháp tốt nhất là xúc đất, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy


H

theo băng rộng 1.2-1.4m, hướng băng cấy vuông góc với phương mặt trời mọc và lặn.
Kỹ thuật chăm sóc và phân bón:

tế

-Sau khi cấy thường xuyên thăm đồng ruộng, trong đó kỹ thuật chăm sóc và
phân bón quyết định đến sự được mất của đồng ruộng. Vì vậy bón phân như thế nào

h

cho phù hợp không phải dễ mà cần phải có kinh nghiệm và nắm vững cách thức bón

in

và tác dụng của từng loại phân sao cho cây lúa phát triển tốt nhất.

cK


-Sau khi gieo cấy cần phải giữ mực nước ổn định trên ruộng từ 2-3 cm. Khi lúa
đẻ nhánh đạt 8-9 dảnh/khóm càn tháo cạn nước phơi ruộng đến nẻ chân chim, sau đó
tháo nước và giữ mực nước từ 3-5 cm, đến khi lúa chín đỏ đuôi cần tháo nước khô dần

họ

đến khi thu hoạch.

-Thường xuyên theo dõi và kiểm tra quá trình phát triển của cây lúa, bón phân

Đ
ại

để cây lúa phát triển khỏe mạnh, ra lá nhanh và đẻ nhánh sớm.
-Nếu phát hiện sớm sâu bệnh hại thì tiến hành phun thuốc ngay.
-Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau cây trồng có nhu cầu

về điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Do đó chúng ta cần nắm vững đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng để từ đó
đưa ra biện pháp chăm sóc sao cho hợp lí nhất.
1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
Như chúng ta đã biết hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như quá
trình sản xuất lúa nói riêng có nhiều sự khác biệt so với các ngành sản xuất khác. Quá
trình sản xuất được tiến hành trên một phạm vi không gian rộng lớn và trong một
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

13


Th.S Trương Quang Dũng


Khóa luận tốt nghiệp

khoảng thời gian dài. Vì vây, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Song những yếu
tố này có thể tác động đồng thời nhưng ở những mức độ khác nhau, có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động vào năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng. Có thể chia
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất , sản lượng ra thành các nhóm:
a. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
-Thời tiết khí hậu:
Khí hậu là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển, hệ thống canh tác và

uế

năng suất lúa. Có thể nói đây là điều kiện có tính quy luật cho từng vùng rộng lớn, ảnh
hưởng tới sự sống và sự phân bố của cây lúa trên thế giới. Trong đó ánh sáng, nhiệt độ

H

nước, ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của lúa.

+ Nhiệt độ: đây là nhân tố ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt, sự ngoi lên khỏi

tế

mặt đất của cây non, nhiệt độ dưới 170C đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của lúa, nhiệt
độ dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng và chết, nhiệt độ trên 400C kết hợp với gió

h

nóng khô sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn, dẫn đến tỷ lệ lép cao. Tổng tích ôn của


cK

40000C với giống dài ngày.

in

một vụ nảy mầm đến khi thu hoạch là 2500-30000C với giống ngắn ngày và 3000-

+ Nước: có tác dụng thau chua rửa mặn tốt, là yếu tố quan trọng đối với động,
thực vật cũng như đối với cây trồng mà đặc biệt là cây lúa. Khi có nước tế bào của cây

họ

lúa mới trương lên làm cho cây lúa trở nên cứng cỏi hơn và ngược lại khi bị thiếu nước
thì tế bào lúa bị xẹp lại. Đối với cây lúa ở giai đoạn trổ bông thì nước có vai trò quyết

Đ
ại

định đến năng suất lúa sau này. Ở thời kỳ trổ - chín sữa cần nhiều nước vì 75-85%
trọng lượng khô của hạt gạo phụ thuộc vào thời kỳ này. Thời kì lúa chắc xanh và chín
hoàn toàn thì không cần nhiều nước có thể tháo cạn để thu hoạch. Vì vậy thiếu nước
năng suất sẽ giảm.

+ Ánh sáng: ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa cả hai mặt cường độ chiếu sáng và
thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình phát
dục và ra hoa, dưới 13 giờ kích thích sự ra hoa của cây lúa. Cường độ chiếu sáng tức là
lượng bức xạ mặt trời trung bình từ 2000-3000 calo/cm2 ngày trở lên.
+ Đất đai: đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và đặc biệt không thể thiếu

trong quá trình sản xuất lúa, nhờ có đất đai mà cây lúa có thể tồn tại và ngoài ra nhờ
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

14


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

đất đai mà cây lúa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng phục vụ cho hoạt động trao
đổi chất, sinh lý, sinh hóa. Đất tốt hay xấu thể hiện qua độ phì tự nhiên, ở môi trường
khác nhau thì độ màu mỡ khác nhau. Vì vậy, cần phải chú ý đến chế độ canh tác sao
cho hợp lí với đặc điểm của đất để sản xuất lúa có được hiệu quả và đồng thời còn có ý
nghĩa cải tạo đất và bồi dưỡng đất đai.
b. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
-Điều kiện thị trường và giá cả tiêu thụ sản phẩm

uế

Thị trường được xem như là cầu nối giữa người bán và người mua. Việc xác
định thị trường cho ngành sản xuất lúa có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng

H

phương hướng, mục tiêu của ngành, từ đó xây dựng các vùng sản xuất tập trung đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, người nông dân không chỉ sản

tế


xuất nhằm phục vujmucj đích mà họ còn bán ra thị trường sản phẩm của mình. Bởi
vậy, họ cũng mua các yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra trên thị trường có

h

quyết định rất lớn tới quyết định sản xuất của người nông dân. Trên cơ sở giá cả và

in

nhiều yếu tố khác người nông dân sẽ quyết định sản xuất loại cây gì, với quy mô và

cK

mức độ đầu tư cho sản xuất như thế nào nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
-Có chế chính sách của nhà nước:
Các chính sách của nhà nước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất

họ

lúa. Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung
chỉ đạo ban hành nhiều văn bản pháp lí nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trong sản xuất

Đ
ại

nông nghiệp nói chũng cũng như trong quá trình sản xuất lúa nói riêng. Những chính
sách này đã có tác dụng tích cực, kịp thời đối với việc sản xuất lúa như chính sách đất
đai, chính sách đổi mới hợp tác xã nông nghiệp, chính sách đầu tư tín dụng, chính sách
khyến nông…


-Chính sách đất đai:
Đảng và Nhà nước ta đã thay thế chế độ bao cấp sang chế độ khoán sản phẩm
trong một số lĩnh vực nhất định. Ban bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100-CT/TW
về công tác khoán sản phẩm đến người lao động. Nghị quyết 10 của bộ chính trị (ban
hành ngày 5/4/1988) về đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp, luật đất đai sửa đổi năm
1993 và gần đây nhất là luật đất đai năm 2003 công nhận quyền sử dụng hợp pháp lâu
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

15


Th.S Trương Quang Dũng

Khóa luận tốt nghiệp

dài của người dân, có thể cầm cố, chuyển nhượng, thế chấp. Những nhân tố pháp lí này
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, giúp
người nông dân yên tâm đầu tư lâu dài để naangcao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả
kinh tế, đảm bảo cho quá trình sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
+ Chính sách khuyến nông:
Là chính sách quan trọng của nhà nước nhằm thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp phát triển. thực tế cho thấy người nông dân thiếu vốn nên mức đầu tư vẫn còn

uế

thấp, họ sản xuất với quy mô còn nhỏ lẻ. Đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp
và chất lượng sản phẩm kém. Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã dành một

H


khoản ngân sách thích đáng để hỗ trợ ngành sản xuất lúa nhằm cải thiện thu nhập cho
một số bộ phận lớn cư dân nông thôn, các hoạt động khuyến nông cụ thể là:
Trợ giá lúa giống cho địa phương



Nhập giống cây trồng mới



Tập huấn kĩ thuật cho bà con nông dân



Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ khuyến nông

in

h

tế



cK

Thực hiện chương trình truyền thông đại chúng bằng các hình thức như: báo,
đài, vô tuyến truyền hình, giới thiệu mô hình của các nông dân sản xuất giỏi, các

nắm bắt.


họ

chương trình chuyển giao KHKT, thông tin về giá cả thị trường để người dân kịp thời

Chính sách khuyến nông phát triển sẽ tạo điều kiện giúp người nông dân yên

Đ
ại

tâm hơn trong sản xuất, để từ đó củng cố và mở rộng diện tích đất canh tác, tạo ra
nguồn nông phẩm dồi dào, chất lượng tốt phục vụ chi tiêu dùng nội địa cũng như xuất
khẩu. và để làm được điều đó đặt ra yêu cầu cho các ban ngành liên quan từ trung
ương đến địa phương cần có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời về các chính sách khuyến
nông nhằm hỗ trợ cho nông dân trong hoạt động sản xuất.
-Tập quán canh tác:
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng. nếu
tập quấn canh tác lạc hậu sẽ hạn chế việc tái sản xuất đầu tư mở rộng, hạn chế mức
đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kic thuật vào trong sản xuất.
Từ đó dẫn đến năng suất cây trồng thấp, quá trình sản xuất kém hiệu quả. Ngược lại,
SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN

16


×