Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đánh giá quá trình thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong tiến trình thực hiện mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

-----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại
họ
cK
in
h

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRONG TIẾN TRÌNH
THỰC HIỆN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

Đ

HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM

HUỲNH THỊ LỆ

Huế, 05/2016



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

-----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại
họ
cK
in
h

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRONG TIẾN TRÌNH
THỰC HIỆN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

Đ

HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hƣớng dẫn


Huỳnh Thị Lệ

Th.S Đào Duy Minh

Lớp: K46A KH - ĐT

Huế, 05/2016


GVHD: ThS. o Duy Minh

Khúa lun tt nghip

Li Cõm n
hon thnh c ti khúa lun tt nghip ny, ngoi s n lc, c gng cỷa
bõn thồn, em ó nhn c s giỳp v ỷng h cỷa quý thổy cụ v cỏc anh ch tọi S
K hoọch ổu t Quõng Nam. Bng tỡnh cõm chồn thnh, cho phộp em c by t
lũng cõm n sồu sc n cỏ nhõn v t chc ó giỳp em trong thi gian qua.
Trc ht, vi lũng bit n sồu sc nhỗt, em xin gi li cõm n n quý thổy cụ
Khoa Kinh T Phỏt Trin cựng ton th giõng viờn Trng ọi Hc Kinh T

t
H
u

Hu, nhng ngi ó dựng ton b trớ thc cỷa mỡnh truyn ọt vn kin thc quý bỏu cho
em trong sut thi gian hc tp tọi trng, em cú th nm vng kin thc v cú c s
t tin lm hnh trang vng bc trong tng lai. c bit, em xin gi li cõm n chồn
thnh v sõu sc nhỗt n ThS. o Duy Minh, ngi ó dnh nhiu thi gian v


i
h
cK
in
h

tõm huyt giỳp , hng dn em hon thnh tt khúa lun ny.
Tip theo, em xin chõn thnh cõm n tỗt cõ cỏc cụ chỳ, anh ch cỏn b trong
Phũng Kinh t ngnh cỷa S K hoọch ổu t tnh Quõng Nam ó tọo iu kin
thun li tt nhỗt em hon thnh khúa lun ny.

Bờn cọnh ú, em cỹng xin cõm n gia ỡnh, bọn bố - nhng ngi luụn c vỹ, ng



viờn v tọo iu kin cho em cú th hon thnh khúa lun ny mt cỏch tt nhỗt cú th.
Cui cựng, mc dự ó c gng v n lc ht mỡnh trong vic thc hin khúa lun
ny, song chc chn s khụng trỏnh khi nhng thiu sút, họn ch nhỗt nh. Em rỗt mong
s gúp ý v giỳp cỷa quý thổy cụ giỏo bi khúa lun c hon thin hn!
Mt lổn na, em xin chõn thnh cõm n!
Hu, thỏng 5 nm 2016
Sinh viờn thc hin
Hunh Th L
SVTH: Hunh Th L - K46 KH-T

i


GVHD: ThS. Đào Duy Minh


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................................. ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................................1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................................3

tế
H
uế

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................6
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................................6
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................6

ại
họ
cK
in
h

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................6
4.1. Thu thập số liệu ........................................................................................................................6
4.2. Xử lý số liệu..............................................................................................................................7
4.3. Phân tích số liệu .......................................................................................................................7

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................8

Đ

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .....................................................................................8
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................................8
1.1.2. Những vấn đề lý luận về kết cấu hạ tầng......................................................................... 14
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ............................ 19
1.1.4. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn với quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn ................................................................................................... 20
1.1.5. Mô hình nông thôn mới trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước .................. 23
1.1.5.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................................... 23
1.1.5.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ................................................................................ 24
1.1.5.3. Đặc trưng của nông thôn mới ........................................................................................ 24

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

iii


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.5.4. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ......................................................................... 25
1.1.5.5. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới ............................................................................. 25
1.1.5.6. Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới .................................... 26
1.1.5.7. Trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ...................... 27
1.2. Cơ sở thực tiễn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ....................... 27

1.2.1. Các bài học kinh nghiệm ở các nước ............................................................................... 27
1.2.2. Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn ở Việt Nam và ở tỉnh Quảng
Nam................................................................................................................................................ 31
1.2.2.1. Ở Việt Nam ..................................................................................................................... 31

tế
H
uế

1.2.2.2. Tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................ 33
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH

ại
họ
cK
in
h

QUẢNG NAM ......................................................................................................... 36
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................................. 36
2.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................................... 36
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 37
2.1.1.2.1. Địa hình ........................................................................................................................ 37
2.1.1.2.2. Đất đai thổ nhưỡng ...................................................................................................... 37

Đ


2.1.1.2.3. Tài nguyên nước ......................................................................................................... 38
2.1.1.2.4. Tài nguyên rừng........................................................................................................... 39
2.1.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................................... 39
2.1.1.3. Khí hậu và thủy văn........................................................................................................ 39
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện................................................................................. 40
2.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã giai đoạn 2010- 2015 ................................ 40
2.1.2.2. Hiện trạng đất đai............................................................................................................ 42
2.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn: ........................................ 46
2.1.2.4. Kinh tế - xã hội, môi trường .......................................................................................... 47
2.1.3. Đánh giá hiện trạng tổng hợp của huyện Hiệp Đức ....................................................... 49
SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

iv


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng hệ thống giao thông nông thôn ở huyện Hiệp Đức trước xây dựng Nông
thôn mới......................................................................................................................................... 51
2.2.1. Đường giao thông tỉnh lộ .................................................................................................. 51
2.2.2. Đường giao thông huyện lộ .............................................................................................. 53
2.2.3. Đường giao thông liên xã .................................................................................................. 55
2.2.4. Đường giao thông liên thôn, trục thôn ............................................................................. 58
2.2.5. Đường ngõ xóm ................................................................................................................. 59
2.2.6. Hệ thống trục chính nội đồng ........................................................................................... 59
2.3. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn trong tiến trình thực

tế

H
uế

hiện nông thôn mới ...................................................................................................................... 61
2.4. Thực trạng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn trong tiến trình
thực hiện nông thôn mới ở huyện Hiệp Đức ............................................................................. 64
2.4.1. Tình hình thu chi ngân sách ở huyện Hiệp Đức ............................................................. 64

ại
họ
cK
in
h

2.4.2. Tình hình thực hiện huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông nông thôn trên địa bàn huyện Hiệp Đức.......................................................................... 65
2.5. Đánh giá về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông NTM của huyện Hiệp Đức qua số liệu
điều tra ......................................................................................................................................... 65
2.5.1.Đặc điểm của hộ điều tra.................................................................................................... 65
2.5.2. Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện chương trình NTM ở huyện
Hiệp Đức ....................................................................................................................................... 68

Đ

2.5.3. Tình hình đóng góp của người dân vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn ....................................................................................................................................... 69
2.5.4. Ảnh hưởng của chương trình NTM qua đánh giá của hộ điều tra ................................ 70
2.5.5. Một số đánh giá chung của hộ điều tra về quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng giao
thông nông thôn nói riêng và chương trình NTM nói chung ................................................... 71
2.6. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông

thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hiệp Đức .......................................... 72
2.6.1. Thuận Lợi ........................................................................................................................... 72
2.6.2. Khó Khăn............................................................................................................................ 73

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

v


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHĂM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN HIỆP ĐỨC ..... 75
3.1. Định hướng chung về phát triển hạ tầng giao thông trong tiến trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Hiệp Đức đến năm 2020 và tầm nhìn 2025............................ 75
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................. 75
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................... 75
3.1.3. Phân công thực hiện .......................................................................................................... 76
3.2. Giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong thời gian
tới……………… ......................................................................................................................... 76

tế
H
uế

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch: Nâng cao chất lượng công tác lập và triển khai quy hoạch,
gắn quy hoạch với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường công tác kiểm soát và
quản lý xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch đã phê duyệt ........ 78

3.2.2. Giải pháp huy động nguồn lực từ nhân dân .................................................................... 80

ại
họ
cK
in
h

3.2.3. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức
chính trị, xã hội và đoàn thể trong xây dựng cơ sở hạ tầng ...................................................... 81
3.2.4. Hoàn thiện công tác hoạch định xây dựng đường giao thông nông thôn theo đề án xây
dựng NTM .................................................................................................................................... 82
3.2.5. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn…………… .......................................................................................................................... 83
3.2.6. Giải pháp huy động tối đa nguồn vốn, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao

Đ

chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư .............................................................................................. 84
3.2.7. Đổi mới tổ chức quản lý đường giao thông nông thôn .................................................. 86
3.2.8. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ,
đảng viên nông thôn đối với vấn đề xây dựng, khai thác và phát huy vai trò của nông dân
trong phát triển kinh tế- xã hội .................................................................................................... 87
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 89
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 89
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 95

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT


vi


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ADB (The Asian Development Bank) : Ngân Hàng Phát Triển Châu Á
: Bê tông

BTH GTNT

: Bê tông hóa giao thông nông thôn

BTXM

: Bê tông xi măng

CNH- HĐH

: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

ĐH

: Đường huyện

tế
H

uế

BT

ĐT

: Đường tỉnh

ĐX

: Đường xã

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTNT
GTVT
ICOR
KT-XH

ại
họ
cK
in
h

GDP

Đ

MTQG NTM


: Giao thông nông thôn
: Giao thông vận tải
: Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

: Kinh tế - xã hội
: Mục tiêu quốc gia nông thôn mới

NN& PTNN

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ODA

: viết tắt của Official Development Assistance
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN

: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam

WB

: viết tắt của World Bank, Ngân hàng Thế Giới

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT


vii


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mật độ dân số các xã huyện Hiệp Đức năm 2015 ...................................................... 41
Bảng 2: Biến động đất đai của huyện Hiệp Đức giai đoạn 2010- 2014.................................. 44
Bảng 3: Diện tích, cơ cấu các loại đất phát triển cơ sở hạ tầng ............................................... 45
Bảng 4: Nhu cầu tăng giảm đất phát triển hạ tầng trước và sau quy hoạch............................ 46
Bảng 5: Giá trị sản xuất của huyện Hiệp Đức giai đoạn 2010- 2015...................................... 47
Bảng 6. Thống kê đường tỉnh lộ ................................................................................................. 53

tế
H
uế

Bảng 7: Thống kê đường trục chính nội đồng năm 2010 ......................................................... 60
Bảng 8: Tình hình thu chi ngân sách của huyện Hiệp Đức giai đoạn 2010- 2014 ................ 64
Bảng 9 : Cơ cấu nguồn vốn dùng cho chương trình NTM giai đoạn 2011- 2015 ................. 65
Bảng 10: Tổng hợp thông tin về hộ điều tra .............................................................................. 66

ại
họ
cK
in
h


Bảng 11: Hiểu biết của người dân về chương trình NTM ....................................................... 68
Bảng 12: Mức độ đóng góp của người dân cho hạ tầng giao thông nông thôn ..................... 69
Bảng 13: Nguyên nhân đường mau xuống cấp ......................................................................... 72

Đ

Bảng 14: Phân tích ma trận SWOT ............................................................................................ 76

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

viii


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Lao động đang làm việc qua các năm phân theo ngành kinh tế ........................... 42
Biểu đồ 2: Hiện trạng đất đai năm 2014 huyện Hiệp Đức ....................................................... 43
Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của hạ tầng giao thông nông thôn đến địa phương ............................ 70

Đ

ại
họ
cK
in
h


tế
H
uế

Biểu đồ 4: Đánh giá chung của người dân trong quá trình xây dựng NTM........................... 71

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

ix


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ nền Kinh
tế Kế hoạch hóa tập trung sang nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, bộ mặt của đất nước cơ bản có nhiều
thay đổi, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: Nông
nghiệp phát triển kém bền vững, thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy

tế
H
uế

lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, đời sống vật chất, tinh thần của

người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, gây ra nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình MTQG NTM, huyện Hiệp Đức đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tính

ại
họ
cK
in
h

đến năm 2015, mới chỉ có 3 trong tổng số 11 xã của huyện đạt được chỉ tiêu về kết cấu
hạ tầng giao thông nông thôn, chiếm 27,27%. Tuy vậy chất lượng đường giao thông
nông thôn còn hạn chế do quá trình xây dựng và sử dụng không hợp lý, hiệu quả đầu
tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chưa cao, tiến độ thực hiện chậm so với kế
hoạch đặt ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá quá trình thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong tiến
trình thực hiện mô hình Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng

Đ

Nam” để có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình xây dựng NTM ở địa phương từ đó
tìm ra những giải pháp, bước đi đúng đắn cho huyện trong những năm tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông ở huyện Hiệp Đức trong thời gian qua, đề tài đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong tiến trình
xây dựng mô hình nông thôn mới của huyện.

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT


1


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp
3. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ internet, báo, tạp chí
và các tài liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu: thu thập và hệ thống hóa, xử
lý, phân tích, đánh giá tất cả số liệu sẵn có theo định hướng nghiên cứu bằng các phần
mềm Microsoft.
4. Kết quả nghiên cứu
Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiệu quả là điều kiện để phát triển nhanh và bền

tế
H
uế

vững nền kinh tế của một quốc gia. Phát triển giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết
nhằm xây dựng nông thôn mới, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua,
nhờ tận dụng tốt những tiềm năng lợi thế của mình, huyện Hiệp Đức đã tiến hành đầu

ại
họ
cK
in
h


tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Nhờ đó bộ mặt giao thông nông thôn của huyện đã có bước chuyển mình to lớn, góp
phần tích cực giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân trong huyện.

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài có 3 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Đ

Chương 2: Đánh giá quá trình thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
nông thôn trong tiến trình thực hiện mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhăm đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông nông thôn mới ở huyện Hiệp Đức.

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

2


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ nền Kinh
tế Kế hoạch hóa tập trung sang nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,
nông dân và nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi bộ mặt của
đất nước, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa [12], [13]. Đồng thời với quá trình toàn cầu hóa ngày càng

tế
H
uế

sâu rộng và toàn diện, nền kinh tế đất nước bước đầu hội nhập với nền kinh tế toàn cầu
đã mang lại những cơ hội to lớn trong phát triển. Trong đó, một thành tựu đáng nhắc
đến là nước ta từ một nước thiếu ăn, nạn đói hoành hành đã có dư gạo để xuất khẩu,
sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Trong một thời gian không dài, từ

ại
họ
cK
in
h

một nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, Việt Nam đã bước đầu xây dựng được một nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa, một số mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu đã khẳng định
được vị thế và có thị phần cao trên thị trường quốc tế. Hiện nay phát triển nông
nghiệp, nông thôn vẫn được coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nói riêng của quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều

Đ

vấn đề còn tồn tại: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp,

chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông
nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi,
trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời
sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch
giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc
[16, tr.1], [23, tr.2]. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng nông thôn mới.
Chương trình xây dựng Nông thôn mới là một trong những chương trình mục
tiêu quan trọng đã được xác định tại Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và đã được Chính phủ cụ thể hóa thành

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

3


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Để cụ thể
hóa những mục tiêu đặt ra và thực hiện quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009
của Thủ tướng chính phủ về “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”, “Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới” tại quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010
nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Ngày 18/7/2011
huyện Hiệp Đức đã bắt tay vào công cuộc xây dựng lại bộ mặt cơ bản của địa phương
bằng việc ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/HU của Huyện ủy Hiệp Đức về
triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011 - 2020. Tiếp đó, ngày 03/11/2011, huyện Uỷ Hiệp Đức đã tiến hành triển

tế

H
uế

khai Kế hoạch số 4016/KH-UBND của UBND tỉnh về tổ chức phong trào thi đua xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, tổ chức phát động rộng rãi trong toàn dân
phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”. Trong đó huyện đã xác
định tiêu chí phát triển giao thông nông thôn là một tiêu chí rất quan trọng cần phải đạt

ại
họ
cK
in
h

được trong 19 tiêu chí theo tiêu chuẩn xây dựng xã nông thôn mới.

Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình MTQG NTM, với quyết tâm cao nhất của
cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, cùng với sự quan tâm hỗ
trợ đầu tư của Tỉnh, huyện Hiệp Đức đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tính đến năm 2015, mới chỉ có 3 trong tổng số
11 xã của huyện đạt được chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, chiếm

Đ

27,27%. Tuy vậy chất lượng đường giao thông nông thôn còn hạn chế, mau chóng
xuống cấp do quá trình xây dựng và sử dụng không hợp lý, gây ảnh hưởng xấu tới sản
xuất và đời sống nhân dân. Trong quá trình triển khai đầu tư phát triển giao thông
nông thôn chưa có được sự đồng bộ giữa các ngành, quá trình thực hiện ở các địa
phương còn lúng túng, thiếu chặt chẽ; cách làm và phương án huy động chưa linh
hoạt, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội; thiếu sự gắn kết với quy hoạch,

với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trên từng khu vực,
địa bàn nên hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chưa cao, tiến độ thực
hiện chậm so với kế hoạch đặt ra.

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

4


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

Liên quan đến tình hình nghiên cứu của đề tài, đã có khá nhiều nghiên cứu liên
quan, cụ thể:
- PGS. TS. Nguyễn Hồng Thái, Nghiên cứu khoa học hợp tác công tư trong đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, Khoa Vận tải & Kinh tế, Trường Đại học Giao
thông Vận tải.
- Nguyễn Hoàng Long, 2010, Tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học
Kỹ thuật Hưng Yên.

tế
H
uế

- Nguyễn Văn Hiệu, 2011, Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội
trong xây dựng Nông thôn mới ở xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Luận
văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.


- Phan Xuân Bách, 2014, Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ

ại
họ
cK
in
h

nguồn vốn ngân sách tỉnh Đak Lak, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- Lưu Văn Hiền, 2015, Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới ở xã Trực Đại,
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các khía cạnh và các địa phương
khác nhau về chương trình MTQG NTM nói chung và đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu

Đ

và hệ thống về hạ tầng giao thông nông thôn ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nhằm giải quyết những khó
khăn còn tồn tại trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn thì việc xây dựng
một chính sách hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng giúp các hệ thống hạ tầng giao
thông nông thôn của huyện Hiệp Đức tìm ra những giải pháp, bước đi đúng đắn trong
những năm tới để đạt được mục tiêu huyện nông thôn mới. Vì vậy, tôi đã tiến hành
chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá quá trình thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông nông thôn trong tiến trình thực hiện mô hình Nông thôn mới trên địa bàn
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

5



GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kết quả thực hiện
đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông Nông thôn mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông ở huyện Hiệp Đức trong thời gian qua, đề tài đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong tiến trình
xây dựng mô hình nông thôn mới của huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
nông thôn;

tế
H
uế

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

- Đánh giá thực trạng của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn ở huyện
Hiệp Đức giai đoạn 2011-2015;

ại
họ
cK
in

h

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng hệ
thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn Hiệp Đức.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong
tiến trình thực hiện mô hình Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng
Nam.

Đ

 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: 2011 – 2015.
- Về không gian: huyện Hiệp Đức.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Thu thập số liệu
- Thứ cấp: thu thập các số liệu trên các sách báo, sách chuyên khảo, tham khảo
các tạp chí, các tài liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại Sở Kế
Hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam, UBND huyện, phòng tài chính, phòng NN& PTNN
huyện, niên giám thống kê huyện Hiệp Đức và một số tài liệu báo cáo của các tác giả,
các cơ quan trên các website.
SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

6


GVHD: ThS. Đào Duy Minh


Khóa luận tốt nghiệp

- Sơ cấp: tiến hành nghiên cứu thực địa, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân bằng bộ
câu hỏi được lập sẵn, từ đó tổng hợp các số liệu thu thập được.
- Quy mô mẫu:
Để đảm bảo mẫu được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện, tôi đã chọn 1 trong 3 xã
đã đạt chỉ tiêu về hạ tầng giao thông (Quế Bình) và 1 trong 8 xã chưa đạt tiêu chí này
(Quế Lưu) trong tổng số 11 xã trên địa bàn huyện để tiến hành nghiên cứu, và điều tra
toàn bộ 4 thôn của mỗi xã. Cơ cấu hộ điều tra gồm: hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ
nghèo, được tiến hành chọn ngẫu nhiên. Mỗi xã có bốn thôn, số hộ điều tra ở mỗi thôn
xã Quế Bình là 7 hộ, xã Quế Lưu là 8 hộ. Tổng số hộ được điều tra là 60 hộ.

tế
H
uế

- Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu: căn cứ vào quy mô dân số ở 2 xã, chọn ra mẫu cụ thể ở mỗi xã.
Dân số

Tỷ lệ (%)

Số mẫu

46,667%

28

2.363


Xã Quế Lưu

2.699

53,333%

32

Tổng

5.062

100%

60

ại
họ
cK
in
h

Xã Quế Bình

Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hạn ngạch (quata sản lượng): 60 mẫu.
+ Điều tra, khảo sát thực địa để nắm được tình hình, hiện trạng cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn.

+ Tiến hành điều tra các hộ gia đình thông qua hình thức phát bảng hỏi.


Đ

4.2. Xử lý số liệu

Sau khi có đầy đủ các thông tin sơ cấp và thứ cấp, tiến hành tổng hợp, xử lý số
liệu, sử dụng các các đồ thị, bảng biểu để miêu tả số liệu.
4.3. Phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu sau:
- Thống kê mô tả;
- Chuyên gia chuyên khảo;
- Phân tích ma trận SWOT.

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

7


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm
* Đầu tƣ
Theo Luật đầu tư 2014, “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản
hữu hình hoặc vô hình để hình thành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.


tế
H
uế

Thuật ngữ đầu tư được hiểu đơn giản nhất là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực bỏ
ra đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác. Biểu

ại
họ
cK
in
h

hiện bằng tiền của tất cả các nguồn lực đã bỏ ra đó gọi là vốn đầu tư. Những kết quả
đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn..), tài sản vật chất (nhà máy, xí
nghiệp, kho xưởng…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ
thuật…) và nguồn nhân lực.
* Đầu tƣ phát triển

Theo Th.S Hồ Tú Linh, bài giảng Kinh tế đầu tư Trường Đại học Kinh Tế Huế:
“ Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong

Đ

hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản
mới cho nền kinh tế (tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ), gia tăng sản
xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển”.
Như vậy, đầu tư phát triển là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại

để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì
sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có.
* Đặc điểm của đầu tƣ phát triển:
Thứ nhất : Thường đòi hỏi vốn lớn, vốn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu
tư. Trong quá trình tiến hành đầu tư, vốn không sinh lời, không tạo ra sản phẩm và lợi
SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

8


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

nhuận, thêm vào đó là các tác động của môi trường đầu tư, vì vậy cần phải dự báo, tính
toán cụ thể khi lập dự án. Do vậy cần phải đầu tư theo dự án.
Thứ hai : Hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài. Thời gian từ khi bắt đầu tiến
hành một hoạt động đầu tư cho đến khi các thành quả của công cuộc đầu tư đó phát
huy tác dụng đem lại lợi ích kinh tế- xã hội thường kéo dài. Thời gian vận hàng các kết
quả đầu tư cho đến thời điểm thu hồi vốn cũng thường kéo dài nhiều khi là vĩnh viễn.
Thứ ba : Với tính chất lâu dài như vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư
chịu ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và các điều kiện địa lý của

tế
H
uế

không gian.
Thứ tư : Nếu thành quả đầu tư là các công trình xây dựng thì nó sẽ được sử dụng
ngay tại nơi nó tạo ra.


Thứ năm : Với đặc điểm vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và vận hành kết quả

ại
họ
cK
in
h

đầu tư dài, lao động nhiều thì hoạt động đầu tư thường chịu mức rủi ro cao.
* Nguồn vốn của đầu tƣ phát triển:

“ Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối
vốn cho đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội.
Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước
ngoài” [8, tr.136].

Đ

 Nguồn vốn trong nước: đó là nguồn vốn được hình thành và huy động trong
nước bao gồm 3 bộ phận: tiết kiệm của nhà nước (Sg), tiết kiệm của các tổ chức doanh
nghiệp (Sc), tiết kiệm của khu vực dân cư (Sh).
+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Đó là phần còn lại của thu ngân sách sau
khi đã trừ đi các khoản chi thường xuyên của nhà nước:
Sg= T - G.
Trong đó: Sg là tiết kiệm của nhà nước,
T là tổng thu ngân sách nhà nước.
G là các khoản chi thường xuyên của nhà nước.
SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT


9


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

+ Nguồn vốn từ các tổ chức doanh nghiệp: Đó là nguồn vốn được tạo ra từ các tổ
chức doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm lợi
nhuận để lại doanh nghiệp (lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản thuế và các khoản
phải nộp khác) và quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
Sc = Dp + Pr.
Trong đó : Sc : là tiết kiệm của các doanh nghiệp.
Dp: là quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
Pr : là lợi nhuận để lại doanh nghiệp.

tế
H
uế

+ Nguồn vốn từ khu vực dân cư : Đó là nguồn vốn được hình thành từ thu nhập
sau thuế của dân cư sau khi đã trừ đi các khoản chi phí thường xuyên.
Sh = DI - C.

ại
họ
cK
in
h


Trong đó : Sh : là tiết kiệm từ khu vực dân cư.

DI : là thu nhập sau thuế của khu vực dân cư.
C : là chi thường xuyên của khu vực dân cư.

 Nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm 2 hình thức chính là vốn đầu tư trực tiếp và
vốn đầu tư gián tiếp.

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đó là nguồn vốn đầu tư của các tổ chức,

Đ

cá nhân nước ngoài vào Việt Nam trong đó người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một
chủ thể . Hình thức này hình thành các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiêp 100%
vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Vốn đầu tư gián tiếp (Ví dụ: ODA): Đó là nguồn viện trợ phát triển chính thức,
là nguồn tài chính mang tính chất hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của các nước hiện
nay các tổ chức tài chính quốc tế cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Trong đó các tổ
chức, các quốc gia bỏ vốn không trực tiếp sử dụng vốn đầu tư . Các hình thức của đầu
tư gián tiếp nước ngoài là viện trợ kinh tế không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại với lãi
suất ưu đãi.

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

10


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

* Vai trò của đầu tƣ phát triển:

 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu:
P
AS

AS’

E1
P1

E2

P2
P0

AD’

tế
H
uế

E0

AD

0

Q1


Q2

ại
họ
cK
in
h

Q0

Q

Q

Hình 1: Đầu tƣ tác động đến tổng cung, tổng cầu
(Nguồn: Th.S. Lê Sỹ Hùng,2015,[9])

Đứng trên quan điểm tổng cầu thì đầu tư là một nhân tố quan trọng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế.

Đ

AD = GDP = C + I + G + ( X – M )

Trong đó: AD: tổng cầu
C: tiêu dùng (xây dựng nhà cửa, xưởng, tiêu dùng hằng ngày,…)
I: đầu tư
G: chi tiêu chính phủ
X: xuất khẩu
M: nhập khẩu

Đầu tư thường chiếm tỷ trọng khoảng 24- 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả
các nước trên thế giới. Khi đầu tư tăng lên, trong ngắn hạn sẽ làm cho tổng cầu của
SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

11


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

nền kinh tế tăng lên, kéo theo đường cầu dịch chuyển lên trên về bên phải. Nền kinh tế
sẽ thiết lập nên điểm cân bằng mới ở mức sản lượng và giá cả cao hơn (E1).
Trong dài hạn, khi các thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới
đi vào hoạt động tức là vốn đầu tư (I) lúc này chuyển hoá thành vốn sản xuất (K ).
Tổng cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là
nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ:
AS = GDP = f (L, K, R, T)
Khi I chuyển hoá thành K làm cho tổng cung tăng lên đặc biệt là tổng cung dài

tế
H
uế

hạn, kéo theo đường cung dịch chuyển về bên phải, sản lượng cân bằng mới được thiết
lập ở mức cao hơn (E2) và do đó giá cả giảm xuống. Sản lượng tăng, giá cả giảm là
nhân tố kích thích tiêu dùng; tiêu dùng tăng kích thích sản xuất phát triển hơn nữa.
Quá trình này lặp đi lặp lại tạo ra của cải vật chất dồi dào cho xã hội, tăng thu nhập

ại

họ
cK
in
h

cho người lao động, tăng tích luỹ, từ đó tăng vốn đầu tư phát triển xã hội. Mà vốn đầu
tư là nhân tố quan trọng phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
 Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Nền kinh tế được duy trì ở trạng thái cân bằng nhờ hai yếu tố cung và cầu. Mà
đầu tư là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cả tổng cung lẫn tổng cầu. Vì vậy mỗi sự
thay đổi về đầu tư đều dẫn đến những tác động làm duy trì hoặc phá vỡ sự ổn định

Đ

kinh tế của mọi quốc gia. Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu vào tăng làm cho giá
cả của chúng cũng leo thang theo (giá nguyên nhiên vật liệu, giá lao động, chi phí
vốn...), dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, thu nhập của
người lao động ngày càng thấp, kinh tế phát triển chậm lại. Ở một khía cạnh khác, tăng
đầu tư làm cho nhu cầu của các yếu tố có liên quan tăng, từ đó kích thích sản xuất phát
triển, mở rộng quy mô, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao
đời sống cho người lao động. Vì vậy trong qúa trình quản lý và điều hành hoạt động
kinh tế vi mô, các nhà hoạch định chính sách cần thấy hết được các tác động hai mặt
này để hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy được khía cạnh tích cực, duy trì được
sử ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

12



GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp


Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế

Đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Theo Harrod- Domar chính
đầu tư phát sinh ra lợi nhuận và làm gia tăng khả năng sản xuất cuả nền kinh tế. Dựa
trên quan điểm tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư (S= I) và đầu tư chính là cơ sở để tạo
ra vốn sản xuất ( I= ΔK) ta có công thức tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:
g=

1
I
×
ICOR GDP

I
Trong đó ICOR= 
GDP

tế
H
uế

Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Hệ
số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn sản lượng) được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần
thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ đầu tư cao thường dẫn đến tốc độ
tăng trưởng cao. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR của mỗi nước


ại
họ
cK
in
h

phụ thuộc vào nhiều nhân tố đặc biệt là cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các
ngành, các vùng lãnh thổ, ICOR thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế
chính sách trong nước. Các nước phát triển thì hệ số ICOR thường lớn (từ 5-7) do
thừa vốn, thiếu lao động và do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các
nước chậm phát triển ICOR thường thấp (từ 2-3) do thiếu vốn, thừa lao động, công
nghệ sử dụng kém hiện đại, giá rẻ. ICOR trong nông nghiệp thường thấp hơn trong

Đ

công nghiệp.

 Đầu tư là nhân tố quyết định đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư có vai trò rất lớn làm gia tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế từ đó
thúc đẩy kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Nhìn chung đầu tư vào các ngành công
nghiệp, dịch vụ thì đem lại hiệu quả cao hơn đầu tư vào nông, lâm, ngư nghiệp do
những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học (một đồng vốn đầu tư bỏ vào ngành
công nghiệp sẽ làm gia tăng giá trị sản xuất hơn là ngành nông nghiệp). Hoạt động
đầu tư luôn tìm kiếm những lĩnh vực cho lợi nhuận cao nhất vì vậy đã tạo nên quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp- dịch vụ nhằm đạt
được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

13



GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

Đầu tư không những làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành mà còn có tác
dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những
vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so
sánh về tài nguyên - địa lý - kinh tế - chính trị - xã hội của các vùng, tạo cơ chế lan
truyền thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển.
 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước
Khoa học công nghệ có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tếxã hội, là điều kiện tiên quyết để các nước đang phát triển có thể thực hiện công
nghiệp hoá - hiện đại hoá thành công, đi tắt đón đầu để tránh tụt hậu về kinh tế. Hiện

tế
H
uế

nay, Việt Nam là một trong 90 nước kém nhất về công nghệ, máy móc công nghệ lạc
hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Trước nay đầu tư cho khoa học công nghệ
ít được quan tâm chú ý bằng các hình thức đầu tư khác do thiếu vốn, do chưa nhận
thức được vai trò của công nghệ. Điều đó làm hạn chế tốc độ cũng như chất lượng

ại
họ
cK
in
h


tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy muốn cải thiện tình hình này không còn cách nào
khác là phải đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững trắc, có thể bằng con đường tự
nghiên cứu phát minh hoặc nhập công nghệ mới từ nước ngoài. Nhật bản là một minh
chứng hết sức cụ thể, tốc độ tăng trưởng thần kỳ cùng với những bước nhảy vọt về
kinh tế để trở thành một cường quốc như ngày hôm nay có sự đóng góp không nhỏ
của quá trình tìm tòi sáng tạo, nghiên cứu triển khai công nghệ trong và ngoài nước

Đ

của toàn thể nhân dân Nhật.

1.1.2. Những vấn đề lý luận về kết cấu hạ tầng
* Khái niệm
- Cơ sở hạ tầng: Thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh
vực quân sự. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nó được sử dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực khác nhau như: giao thông, kiến trúc, xây dựng… Đó là những cơ sở vật chất
kỹ thuật được hình thành theo một “kết cấu” nhất định và đóng vai trò “nền tảng” cho
các hoạt động diễn ra trong đó. Với ý nghĩa đó thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” được mở
rộng ra cả các lĩnh vực hoạt động có tính chất xã hội để chỉ các cơ sở trường học, bệnh
viện, rạp hát, văn hoá.. phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.
SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

14


GVHD: ThS. Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến

trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội được diễn ra một
cách bình thường [6; tr.3].
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế là những công trình phục vụ sản xuất như bến cảng, điện,
giao thông, sân bay…
+ Cơ sở hạ tầng xã hội là toàn bộ các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho
hoạt động văn hóa, nâng cao dân trí, văn hoá tinh thần của dân cư như trường học,

tế
H
uế

trạm xá, bệnh viện, công viên, các nơi vui chơi giải trí…
- Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ
thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và rong các hệ thống

ại
họ
cK
in
h

sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở
khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những hệ thống
cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau:

+ Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai, bảo vệ
và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như: đê điều,


Đ

kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các trạm bơm…
+ Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống,
đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu
đi lại của dân cư.
+ Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc…
+ Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cư
nông thôn.
+ Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vât tư, nguyên vật
liệu,…mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.
SVTH: Huỳnh Thị Lệ - K46 KH-ĐT

15


×