Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.1 KB, 73 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

Ế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------



́H

U

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

IN

H

HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

K

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG,

Đ
A



̣I H

O

̣C

TỈNH QUẢNG TRỊ

LÊ THỊ ÁNH ĐÔNG

Huế, tháng 05 năm 2014

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

Ế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------




́H

U

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

IN

H

HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

K

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG,

Đ
A

̣I H

O

̣C

TỈNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ánh Đông
Lớp: K44A - KHĐT

Niên khóa: 2010-2014

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Lê Anh Quý

Huế, tháng 05 năm 2014

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

L ời CảmƠn
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đ ại H ọc K inh T ế H uế, Đ ại H ọc
H uế, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập,
sự động viên giúp đỡcủa bạn bè và người thân, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Ế

Đ ầu tiên, tôi xin được bày tỏlòng biết ơn chân thành tới B an Giám hiệu cùng các giảng viên

U

của trường Đ ại học K inh T ế H uế đã tận tình giảng dạy, không chỉ truyền đạt cho tôi những kiến

́H


thức nền tảng mà còn là tấm gương sáng để tôi noi theo, có trách nhiệm với công việc và giữ vững đạo



đức nghề nghiệp.

Đ ặc biệt, tôi xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến T h.S L ê A nh Quý – người đã

H

tận tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt, hướng dẫn và đóng góp ý kiến xác đáng, bổ ích cho khóa

IN

luận này trong khi tôi thực tập ởQuảng T rị, không có điều kiện gặp gỡtrực tiếp với cô nhiều.

K

Đ ồng thời, tôi xin được gửi lời cám ơn tới Giám đốc và các anh/chị đang công tác tại

̣C

P hòng T ài chính – K ế hoạch huyện T riệu P hong đã tạo điều kiện để tôi có thể được thực tập

O

ở môi trường chuyên nghiệp và năng động, cho tôi tiếp xúc với công việc của cơ quan, cung cấp các

̣I H


số liệu và giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi muốn cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tôi – những người luôn ủng hộ tôi về vật

Đ
A

chất và tinh thần đểtôi yên tâm học tập và vững bước vào tương lai.
T rong quá trình nghiên cứu đề tài, vì chưa có kinh nghiệm thực tế cùng với thời gian hạn

hẹp nên bài K hóa L uận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. K ính mong nhận được
sự góp ý, nhận xét từ quý T hầy cô để đề khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
X in chân thành cảm ơn!
Sinh viên lớp K 44A K H Đ T
L ê Thị Á nh Đ ông

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2

3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2

U

Ế

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 3

́H

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .... 3
1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................................3



1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................................3
1.1.1.1. Vốn .....................................................................................................................3

H

1.1.1.2. Vốn đầu tư ..........................................................................................................3

IN

1.1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản...............................................................................5

K

1.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản ....................................................5


̣C

1.1.3. Phân loại ................................................................................................................6

O

1.1.3.1. Theo nguồn vốn ..................................................................................................6

̣I H

1.1.3.2. Theo hình thức đầu tư.........................................................................................6
1.1.3.3. Theo nội dung kinh tế.........................................................................................6

Đ
A

1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB ....................7
1.1.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB......................................................7
1.1.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB .....................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................................9
1.2.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam................................................9
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Quảng Trị............................................10
1.2.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước trong hoạt động sử dụng vốn đầu tư
XDCB ............................................................................................................................11

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

ii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG GIAI ĐOẠN 2010-2013 ................................ 15
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ...............................................................15
2.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................15
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................16
2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên .....................................................................................16
2.1.2.2. Khí hậu, thời tiết ...............................................................................................17

Ế

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................18

U

2.1.3.1. Dân số - lao động..............................................................................................18

́H

2.1.3.2. Kinh tế-xã hội ...................................................................................................19



2.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Triệu Phong ..................23
2.2.1. Tình hình thu chi ngân sách.................................................................................23


H

2.2.2. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB ở huyện Triệu Phong .............26

IN

2.2.2.1. Kết quả huy động vốn.......................................................................................26

K

2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế quốc dân ở huyện Triệu Phong.......29
2.2.2.3. Vốn đầu tư XDCB phân theo nội dung đầu tư .................................................32

̣C

2.2.2.4. Vốn đầu tư XDCB phân theo mục đích thanh toán..........................................33

O

2.2.2.5. Công tác giám sát đánh giá đầu tư....................................................................34

̣I H

2.3. Kết quả thực hiện vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Triệu Phong..................35

Đ
A

2.3.1. Đầu tư đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của
ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng

trong giai đoạn 2011 – 20113 ........................................................................................36
2.3.2. Hệ thống giao thông đường bộ ............................................................................38
2.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước.....................................................................................39
2.3.4. Hệ thống thủy lợi .................................................................................................40
2.3.5. Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông...........................................................40
2.3.6. Hệ thống cấp điện ................................................................................................41
2.4. Đánh giá chung về kết quả và hiệu quả VĐT XDCB tới sự phát triển KT - XH...41
2.4.1. Những thành tựu đạt được ...................................................................................41
SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

2.4.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Triệu Phong ............41
2.4.1.2. Hiệu quả xã hội.................................................................................................43
2.4.2. Những tồn tại còn gặp phải trong quá trình sử dụng VĐT XDCB .....................44
2.4.2.1. Đầu tư dàn trải ..................................................................................................44
2.4.2.2. Thất thoát lãng phí trong XDCB ......................................................................45
2.4.2.3. Nợ đọng vốn XDCB .........................................................................................46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

Ế

DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG.... 48

U


3.1. Định hướng sử dụng vốn đầu tư XDCB .................................................................48

́H

3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển .............................................48



3.1.1.1. Thuận lợi...........................................................................................................48
3.1.1.2. Khó khăn...........................................................................................................48

H

3.1.1.3. Định hướng sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện trong thời gian tới ..49

IN

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB ở huyện Triệu Phong....50

K

3.2.1. Đổi mới và nâng cao công tác quy hoạch............................................................50
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư ........................52

̣C

3.2.3. Chấp hành các quy định, quy trình về quản lý vốn đầu tư ..................................53

O


3.2.3.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự

̣I H

toán ................................................................................................................................53

Đ
A

3.2.3.2. Thực hiện tốt các hình thức lựa chọn nhà thầu.................................................55
3.2.3.3. Kiện toàn lại công tác nghiệm thu, giám sát công trình ...................................56
3.2.3.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư ...............................56
3.2.3.5. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Chống thất thoát, lãng phí
trong đầu tư XDCB........................................................................................................57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


CN-DV-NN

Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp

CNH-HĐH

công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSXH

Chính sách xã hội

KCHT

Kết cấu hạ tầng

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

KT – XH

Kinh tế - xã hội

GPMB


Giải phóng mặt bằng

U

́H



H
IN

Tổng sản phẩm quốc nội

K

GDP

O

̣I H

XDCB

̣C

TTCN
VĐT

Tiểu thủ công nghiệp
Vốn đầu tư

Xây dựng cơ bản
Ủy ban nhân dân

Đ
A

UBND

Ế

ASEAN

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Biểu đồ 1: Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2011 – 2013 ...........38

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1: Một số chỉ tiêu về quy mô dân số huyện Triệu Phong giai đoạn
2010 - 2012......................................................................................... 18
Bảng 2: Thu, chi ngân sách huyện Triệu Phong giai đoạn 2010 - 2012............... 25
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển huyện Triệu Phong giai đoạn 2011 - 2013 ........... 28
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB của huyện Triệu Phong theo ngành kinh tế ... 30

U

Ế

Bảng 5: Vốn đầu tư XDCB phân theo cấu thành ................................................ 32

́H

Bảng 6: Vốn XDCB theo mục đích thanh toán................................................... 33
Bảng 7: Những dự án hoàn thành bị chậm tiến độ trong những năm qua ............ 35



Bảng 8: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2011 - 2013 . 37
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Triệu Phong ... 41

IN

H

Bảng 10: Hiệu quả xã hội của vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2011 - 2013............. 43

Đ
A


̣I H

O

̣C

K

Bảng 11: Tình hình giải ngân vốn XDCB .......................................................... 47

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Qua thời gian nghiên cứu tại địa bàn huyện Triệu Phong với đề tài: “Hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”
cùng với những số liệu thu thập được, tôi đã nhận thấy vai trò của vốn đầu tư xây dựng
cơ bản đới với phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội của huyện Triệu Phong.

Ế

Mục tiêu nghiên cứu


U

 Hệ thống hóa lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư xây dựng cơ bản.



trên địa bàn huyện Triệu Phong trong thời gian qua.

́H

 Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xây dựng cơ bản

IN

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

H

trên địa bàn huyện trong thời gain tới.

Thông qua các tạp chí, sách báo, các báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã

K

hội, và các tài liệu có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Triệu

̣C


Phong. Các số liệu thu thập được tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Triệu Phong.

O

Phương pháp nghiên cứu

̣I H

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo

Đ
A

trình internet, sách báo và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu thông qua các báo cáo của Phòng Tài chính - Kế

hoạch về XDCB và KT – XH.
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để đưa ra
các nhận xét về thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp liên quan.
Kết quả nghiên cứu đạt được
- Tổng giá trị giải ngân toàn huyện đạt 128.746 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân các dự
án còn thấp đạt 63,2% so với ký kết. Tỷ lệ giải ngân không đồng đều qua các năm.

SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

viii


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Anh Quý

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tuy không phải là nhiều nhưng
đã giúp nền kinh tế của huyện tăng trưởng hơn trong nhiều năm, đưa mức sống của
người dân tăng lên từng năm. Trong đó tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ bản đạt
175.127 triệu đồng. Vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông, thông tin liên lạc chiếm 61%;
giáo dục đạt 24.361 triệu đồng, chiếm 13,9%; văn hóa - xã hội chiếm 9%; y tế chiếm
3,8%. Nhìn chung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho từng lĩnh vực trên địa bàn
huyện chưa đồng đều.

Ế

- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản cũng tăng lên cả về số lượng và số

U

vốn cam kết. Lượng vốn do trung ương và tỉnh quản lý giảm qua các năm nhưng lượng

́H

vốn do huyện quản lý lại tăng lên qua các năm (từ 155.901 triệu đồng, chiếm 59,9%
năm 2011 nhưng đến năm 2013 tăng lên 175.127 triệu đồng, chiếm 63,6%). Trong giai



đoạn 2011 – 2013 vốn huy động được trong dân cư, doanh nghiệp ngoài quốc dân còn
hạn chế về số lượng và nguồn vốn (đạt 12.407 triệu đồng).

H


- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB được thể hiện qua chỉ tiêu hiệu suất tài sản

IN

cố định phản ánh một đồng tài sản cố định sẽ thu được 0,7 – 0,85 đồng giá trị sản xuất

K

của các ngành kinh tế có thể sử dụng được trong huyện. Chỉ tiêu này là dấu hiệu cho
thấy nền kinh tế tăng trưởng hay khối lượng của cải vật chất được sản xuất tăng lên mà

O

̣C

hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào sự tăng thêm đó.

̣I H

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản trên địa bàn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này

Đ
A

trong thời gian tới.

- Đổi mới và nâng cao công tác quy hoạch
- Nâng cao công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán

- Thực hiện tốt các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Kiện toàn lại công tác nghiệm thu, giám sát công trình
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư
- Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Chống thất thoát, lãng phí

trong đầu tư xây dựng cơ bản
SVTH: Lê Thị Ánh Đông - Lớp: K44A KHĐT

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động, sử dụng vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng
nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Bất cứ một ngành, một
lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định,
vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản luôn là vấn đề đặc biệt được các cấp lãnh đạo quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với sự phát triển kinh

Ế

tế - xã hội của đất nước, những năm gần đây vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng một

́H

U


tăng lên, cả về quy mô đầu tư cho từng dự án cũng như số lượng dự án.

Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần không nhỏ đối với



tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta nói chung và của huyện Triệu Phong nói
riêng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 9,1% , cao hơn tốc độ tăng trưởng của

H

tỉnh (6,7%) ; đó là một nỗ lực lớn của Đảng bộ chính quyền và nhân dân toàn huyện

IN

trong việc thực hiện kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013. Huyện Triệu
Phong là một trong những huyện của tỉnh Quảng Trị có những tiềm năng phát triển chưa

K

được khai thác và sử dụng như: silicat ở xã Triệu Vân và xã Triệu Trạch; cát, cuội, sỏi, đá

̣C

quý ở một số điểm Lập Thạch, Trà Liên Đông. Rất nhiều công trình về các lĩnh vực như:

O

công nghiệp khai thác, chế biến, cơ sở hạ tầng, nông-lâm nghiệp được đầu tư xây dựng


̣I H

làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế của tỉnh và của đất nước. Trong công tác xây dựng
cơ bản được coi là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công cuộc phát triển kinh tế- xã

Đ
A

hội của huyện, đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như hiệu quả của đầu tư
xây dựng cơ bản còn thấp; thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều
và diễn ra ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư.
Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của huyện thông qua các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là hết sức cần thiết để huyện có
thể tìm ra những nguyên nhân tồn tại của các vấn đề trên, đồng thời là cơ sở thực tiễn để
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”.
SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Triệu Phong.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư

U

Ế

xây dựng cơ bản.

́H

- Đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Triệu Phong giai đoạn 2010-2013.

dựng cơ bản trên địa bàn huyện Triệu Phong.

IN

H

3. Phương pháp nghiên cứu



- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây

- Phương pháp thu tập thông tin, xử lý số liệu


K

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo

̣C

trình, internet, sách báo và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

O

+ Thông tin thứ cấp: các thông tin, số liệu trong bài chủ yếu thu thập từ cơ quan

̣I H

thực tập, thông qua báo cáo về đầu tư XDCB, tình hình KT – XH.
+ Xử lý số liệu: từ nguồn số liệu thu thập được tiến hành tính toán, phân tích, so

Đ
A

sánh số liệu để đưa ra nhận xét liên quan đến tình hình ở địa điểm thực tập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Triệu Phong.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Số liệu nghiên cứu được sử dụng trong vòng 3 năm (2010- 2013).
+ Không gian: Đề tài nghiên cứu công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
tại phòng Tài chính-Kế hoạch của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Ế

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

́H

U

1.1.1.1. Vốn

Vốn là của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại. Nó có thể tồn tại dưới



dạng vật thể hoặc tài chính. Công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước hiện nay đòi

hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn

H

nước ngoài đóng vai trò chủ đạo.

IN

Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích lũy

K

qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý, … Việc tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực

̣C

hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao

O

động thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng năng suất lao động xã hội là con đường cơ

̣I H

bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước.Vốn nước ngoài bao gồm các khoản
đầu tư trực tiếp, vốn viện trợ, các khoản vốn vay tín dụng, … Biện pháp cơ bản để thu

Đ
A


hút vốn ngoài nước là đẩy mạnh mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế, tạo môi
trường thuận lợi cho các nhà kinh doanh nước ngoài.
Hiện nay, ở nước ta, nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp nên phải tận dụng các

nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên việc tạo nguồn vốn cần phải gắn chặt với việc sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
1.1.1.2. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư cùng với lao động và đất đai là một trong những yếu tố đầu vào cơ
bản của mọi quá trình sản xuất. Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển và
SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo
ra các tài sản nhằm mục tiêu thu nhập trong tương lai; các nguồn lực được sử dụng cho
hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tư là
toàn bộ chi phí đầu tư.
Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. Như vậy theo
quan điểm kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn
đầu tư làm tăng tài sản cố định, vốn đầu tư tài sản lưu động và vốn đầu tư vào nhà ở.

Ế

Theo Khoản 9, Điều 3, Luật Đầu tư: “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp


U

khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư

́H

gián tiếp”



Theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 108/2006/NĐ-CP: “Vốn đầu tư là đồng Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạt động

H

đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Tài sản hợp pháp gồm:

IN

- Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác;

K

- Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác;

̣C

- Các quyền theo hợp đồng,bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng


O

xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu;

̣I H

- Các quyền đòi nợ và các quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng;

Đ
A

- Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu
dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ;
- Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khai thác

tài nguyên;
- Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển
nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh;
- Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ
phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí;

SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý


- Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
1.1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền,
dùng cho việc xây mới, mở rộng, phát triển, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định
trong một thời kì nhất định, bao gồm chi phí khảo sát, quy hoạch, chi phí chuẩn bị đầu
tư và thiết kế; chi phí xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí

́H

1.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản

U

Ế

khác ghi trong tổng dự toán.



Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn sau :
 Nguồn vốn trong nước

H

Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất nước,

IN

nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn, nó bao gồm từ các nguồn sau :


K

- Vốn ngân sách nhà nước: gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương,
được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một số nguồn

O

̣C

khác dành cho đầu tư XDCB.

̣I H

- Vốn tín dụng đầu tư (do ngân hàng đầu tư phát triển và quỹ hỗ trợ phát triển
quản lý) gồm : vốn của nhà nước chuyển sang, vốn huy động từ các đơn vị kinh tế và

Đ
A

các tầng lớp dân cư, dưới các hình thức vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính tín
dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
- Vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh , dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác.
 Vốn nước ngoài
Nguồn này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư XDCB và sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nguồn này bao gồm:
- Vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế như WB (ngân hàng thế giới) , ADB (ngân
hàng phát triển Châu Á), các tổ chức phi chính phủ (NGO).

SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT


5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức 100 % vốn nước ngoài,
liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
1.1.3. Phân loại
Tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại vốn đầu tư xây dựng
cơ bản phục vụ cho công tác quản lý tốt hơn đối với hoạt động đầu tư XDCB.
Ta có thể xem xét một số cách phân loại sau đây:

Ế

1.1.3.1. Theo nguồn vốn

U

Gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn của các cơ sở sản xuất

́H

kinh doanh dịch vụ; vốn vay nước ngoài, vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài , vốn



của dân.


Theo cách này, chúng ta thấy được mức độ đã huy động của từng nguồn vốn, vai

H

trò của từng nguồn để từ đó đưa ra các giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn cho

K

1.1.3.2. Theo hình thức đầu tư

IN

đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả hơn.

̣C

Gồm vốn đầu tư xây dựng mới, vốn đầu tư khôi phục , vốn đầu tư mở rộng đổi

O

mới trang thiết bị .

̣I H

Theo cách này cho ta thấy , cần phải có kế hoạch bố trị nguồn vốn cho đầu tư
XDCB như thế nào cho phù hợp với điền kiện thực tế và tương lai phát triển của các

Đ
A


ngành, của các cơ sở .

1.1.3.3. Theo nội dung kinh tế
-Vốn cho xây dựng lắp đặt
-Vốn cho mua sắm máy móc thiết bị
-Vốn kiến thiết cơ bản khác.
Như vậy hoạt động đầu tư XDCB có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát
triển của mỗi quốc gia nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Để

SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

phân tích cụ thể vai trò hoạt động này chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu phản ánh kết
quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB.
1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB
1.1.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB
 Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Đó là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành hoạt động của các công cuộc đầu tư bao

Ế

gồm: chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà cửa cấu trúc hạ tầng, mua sắm


U

máy móc thiết bị để tiến hành các công tác XDCB và các chi phí khác theo quy định

́H

của pháp luật. Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện:



-Đối với công tác đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì số vốn đầu tư
được tính theo khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ công việc của quá trình

H

thực hiện đầu tư kết thúc.

IN

-Đối với công cuộc đầu tư quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì vốn đầu tư

K

được tính cho từng giai đoạn, từng hoạt động của một công cuộc đầu tư đã hoàn thành.

̣C

 Tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.

O


Tài sản cố định (TSCĐ) huy động là từng công trình hay hạng mục công trình,

̣I H

đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây
dựng, lắp đặt mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng và có thể đưa vào

Đ
A

hoạt động được ngay.

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục

vụ của TSCĐ đã được huy động và sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hoặc tiến
hành các hoạt động dịch vụ quy định được ghi trong dự án đầu tư.
Các TSCĐ được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối
cùng của công cuộc đầu tư XDCB, được thể hiện qua hai hình thái giá trị và hiện vật.
Chỉ tiêu hiện vật bao gồm số lượng các tài sản cố định huy động, công suất hoặc
năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động, mức tiêu dùng
nguyên liệu trong một đơn vị thời gian. Ví dụ, đối với chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật
SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý


như : số lượng nhà ở bệnh viện, trường học, nhà máy,… Công suất hoặc năng lực phát
huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động như : số căn hộ số m2 nhà ở, số
giường nằm ở bệnh viện, số km đường giao thông.
Chỉ tiêu giá trị các tài sản cố định được huy động tính theo giá dự toán hoặc giá
trị thực tế tuỳ thuộc mục đích sử dụng chúng trong công tác nghiên cứu kinh tế hay
quản trị hoạt động đầu tư. Để đánh giá toàn diện của hoạt động đầu tư XDCB chúng ta
không những dùng chỉ tiêu kết quả mà chúng ta phải sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt

Ế

động đầu tư XDCB.

́H

 Khái niệm hiệu quả của hoạt động đầu tư.

U

1.1.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB



Hiệu quả hoạt động đầu tư là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện,
các mục tiêu hoạt động của chủ thể đầu tư và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có các kết

IN

Theo cách tính, ta có:


H

quả trong những điều kiện nhất định.

K

Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả - Chi phí

̣C

Hiệu quả tương đối = Kết quả/Chi phí

O

Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá các hoạt động đầu tư với 2 mục đích:

̣I H

- Để lựa chọn các phương án hành động (đánh giá trước đầu tư).

Đ
A

- Để đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động đầu tư ở hiện tại
và tương lai (đánh giá sau đầu tư).
Tùy vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng các kết quả để tính toán, chúng ta

cần phải phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả KT-XH. Hiệu quả tài chính là hiệu
quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp; hiệu quả KT-XH của hoạt
động đầu tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

 Chỉ tiêu đo hiệu quả.
- Hệ số thực hiện VĐT
H = FA / I
SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

8


Khóa luận tốt nghiệp
Trong đó:

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

H: Hệ số thực hiện VĐT
FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ
I: Tổng số vốn đầu tư XDCB trong kỳ

Hệ số thực hiện VĐT là một chỉ tiêu quan trọng. Nó phản ánh mối quan hệ giữa
lượng VĐT bỏ ra với các TSCĐ ( kết quả của VĐT) được đưa vào sử dụng. Theo cách
tính này thì hệ số VĐT càng lớn biểu hiện hiệu quả VĐT càng cao, tình trạng thất thoát
lãng phí trong hoạt động đầu tư được khắc phục, tình trạng ứ đọng vốn ít.

Ế

- Hiệu suất TSCĐ:

H (fa): Hiệu suất TSCĐ
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

́H


Trong đó:

U

H (fa) = GDP / FA



FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ

bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội.

H

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ nào đó, một đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra

IN

TSCĐ là kết quả do vốn đầu tư XDCB tạo ra, do vậy chỉ tiêu này càng lớn biểu hiện

K

hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB càng cao, đóng góp càng nhiều cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong điều kiện ở huyện không tính GDP mà chỉ tính tổng giá trị sản

O

̣C


xuất GO nên ta có thể dùng GO để phân tích. Chỉ tiêu này lớn hơn chỉ tiêu GDP so với

̣I H

giá trị tài sản cố định đưa vào sử dụng trong kỳ vì trong cách tính GDP đã có sự loại
bỏ giá trị sản phẩm của các ngành tiêu dùng trung gian.

Đ
A

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam
Thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước trong hoàn cảnh nước ta, lĩnh vực đầu

tư xây dựng giữ vai trò hết sức quan trọng, nguồn kinh phí đầu tư toàn xã hội hàng
năm trong giai đoạn 2001- 2012 chiếm khoảng 40% GDP. Hiệu quả đầu tư góp phần
quan trọng cho nền kinh tế đạt tăng trưởng 7,3%/năm, làm thay đổi diện mạo của đất
nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trước sự phát triển như vũ bão của thế giới, thời gian này Đảng và Nhà nước ta
đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khai thác và phát huy tối đa nội lực, đẩy
SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đầu tư xây dựng cơ bản là

hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia, nó góp phần tạo tiền đề cho quá trình
phát triển kinh tế của mỗi đất nước. Đất nước ta cũng vậy, từ trước dến nay hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN luôn được ưu tiên thực hiện, và làm mọi cách để
nâng cao hiệu quả sử dụng của nó. Tuy chúng ta đạt rất nhiều kết quả đáng khích lệ
trong thời gian qua, nhưng trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng tăng cho sự phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước như hiện nay đã đặt ra cho các cơ quan hoạch định

Ế

chính sách cần tiếp tục quá trình nghiên cứu nhằm đổi mới và hoàn thiện các chính

U

sách, cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước như thế nào để có

́H

hiệu quả tốt nhất.



Từ năm 2011-2013, vốn NSNN chi cho đầu tư phát triển khoảng 440,5 nghìn tỷ
đồng, trong đó vốn đầu tư cho XDCB là 395 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư được bố trí cho

H

các tỉnh, thành phố tăng cao hơn so với các Bộ, ngành Trung ương. Riêng năm 2013

IN


vốn đầu tư NSNN chi cho XDCB là 138,04 nghìn tỷ đồng. Cho thấy nước ta ngày
càng chú trọng đến việc đầu tư cho phát triển xây dựng, kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã

K

hội.Vốn đầu tư XDCB trong những năm qua đã góp phần làm phát triển nhanh kết cấu

̣C

hạ tầng kinh tế-xã hội, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

O

và kinh tế-xã hội ngày càng được phát triển, hoàn thiện, thay đổi diện mạo của nhiều

̣I H

địa phương trong cả nước. Bên cạnh việc tăng đầu tư XDCB đã góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nước hàng năm, giúp cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân.

Đ
A

Nguồn vốn này cũng đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH-HĐH, tăng đáng kể năng lực nhiều ngành sản xuất, kinh doanh…
góp phần tạo thêm sức cạnh tranh của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập toàn cầu.
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Quảng Trị
Quảng Trị là giao điểm của trục kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây, có điều kiện
giao thông khá thuận lợi về đường bộ, đường sắt và đường thủy, đặc biệt có tuyến
hành lang kinh tế Đông – Tây nối với Lào – Thái Lan – Myanmar qua cửa khẩu quốc

tế Lao Bảo, mở rộng ra khu vực ASEAN, Đông Bắc Á.

SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ
lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, KT - XH của tỉnh nói chung có bước phát
triển khá toàn diện. Cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan
tâm đầu tư, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi về đất, đào tạo nghề, tiềm lực kinh tế
của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao
Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công
nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao

Ế

Bảo,…được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở

U

hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không

́H

ngừng được mở rộng.


Theo báo cáo KT – XH của tỉnh giai đoạn 2011 – 2013; tính đến năm 2013, tổng



vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 22.675 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng
cơ bản đạt 16.565 tỷ đồng chiếm 73% tổng vốn đầu tư phát triển. Năm 2011, tổng vốn

H

đầu tư XDCB trên địa bàn là 5.056 tỷ đồng; năm 2012 l 5.503 tỷ đồng tăng 8,8% so với

IN

năm 2011, đến năm 2013 lượng vốn này là 6.006 tỷ đồng tăng 9,1% so với năm 2012.

K

Như vậy, tỉnh đã dành một lượng vốn đầu tư để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
KT-XH, cho ra đời nhiều khu công nghiệp tập trung tạo ra những tiền đề thuận lợi để

̣C

thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay công tác đầu tư xây dựng cơ bản

O

vẫn còn nhiều hạn chế: khó khăn hiện nay là một số quy định của Luật đầu tư khi triển

̣I H


khai còn nhiều bất cập, nhất là các quy định liên quan đến việc đăng kí, thẩm tra cấp
giấy chứng nhận đầu tư; quy trình giải quyết thủ tục và triển khai thực hiện dự án đầu tư

Đ
A

chưa được quy định thống nhất giữa các văn bản pháp luật, công tác đền bù, GPMB vẫn
còn chậm, chưa thỏa đáng... Do đó, tỉnh phải tăng cường phát huy hiệu quả sử dụng các
công trình xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước góp phần tạo điều kiện thuận lợi để
giao lưu buôn bán, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước trong hoạt động sử dụng vốn đầu
tư XDCB
 Một số kinh nghiệm sử dụng vốn có hiệu quả của Đà Nẵng
Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về
thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh
SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB; qua tiếp cận tài liệu và
thực tế có các vấn đề nổi bật như sau.
Trên cơ sở các nội dung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT
và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các
công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của

UBND thành phố Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu
tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư, chọn địa điểm đầu tư, lập và phê duyệt quy

Ế

hoạch tổng thể mặt bằng, thanh toán chi phí lập dự án,thẩm định phê duyệt dự án, lập

U

thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng kí vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng

́H

(GPMB), tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, tổ chức thi công, quản lý chất lượng
trong thi công, cấp phát VĐT, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, đến thanh



quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ
cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý,

H

vận hành vốn đầu tư và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công

K

trách nhiệm và năng lực cán bộ.

IN


việc của nhà nước là một điểm nhấn quan trọng trong cải cách hành chính, nâng cao

Đền bù, GPMB là khâu phức tạp và tốn kém nhất trong quá trình thực hiện dự án

O

từ các yếu tố sau:

̣C

đầu tư và xây dựng. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước trong công tác này xuất phát

̣I H

Một là, UBND thành phố đã ban hành được các quy định chi tiết, cụ thể về đền
bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng,

Đ
A

phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt
của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên
tắc “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Hai là, thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đói
với các cán bộ thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các hộ gia đình
cố ý chống đối không thực hiện GPMB khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã
được đáp ứng.
Ba là, trong công tác cải cách hành chính, GPMB thì vai trò, trách nhiệm cá
nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính

SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân
đối với sự quan tâm của Nhà nước, đồng thời gia tăng trách nhiệm của bộ máy quản lý
nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ phục vụ cho nhu cầu công việc.
 Một số kinh nghiệm sử dụng vốn có hiệu quả của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và có vị trí quan trọng
đối với vùng này và đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội. Quá trình phát triển của đất nước
đã khiến cho Vĩnh Phúc có những lợi thế mới: là một bộ phận cấu thành vành đai phát

Ế

triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ các khu công nghiệp

U

Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, … hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải

́H

Phòng, Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc,… với những thuận lợi đó đã tạo cho Vĩnh




Phúc phát huy được nội lực, thu hút được đầu tư, sau 8 năm phát triển từ một tỉnh
nông nghiệp đã trở thành một tỉnh công nghiệp (cơ cấu kinh tế CN – DV – NN năm

H

2005 là 52,4% - 27,1% - 20,5%), NSNN từ chỗ khó khăn tiến tới có nguồn thu lớn và

IN

chủ động. Qua tiếp cận thực tế và các tài liệu báo cáo tình hình KT – XH tỉnh Vĩnh

K

Phúc có được một số điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất, việc quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB theo một quy trình rất chặt chẽ,

̣C

vừa phân cấp để tạo điều kiện cho các ngành nhưng gắn với trách nhiệm của các ngành

̣I H

O

đó và sự hướng dẫn của cấp trên.

Thứ hai, mặc dù đạt được tốc độ phát triển rất cao, GDP tăng 17-18% năm nhưng


Đ
A

tỉnh luôn coi trọng phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế với phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực, vùng sâu vùng xa và bảo vệ môi
trường. Theo phương hướng này, vốn NSNN tập trung vào giải quyết những vấn đề phát
triển hạ tầng giao thông nông thôn, mạng lưới điện, cấp thoát nước, đầu tư phát triển hạ
tầng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn gắn với công tác xóa đói giảm nghèo. Do vậy triển
khai quản lý, sử dụng; giám sát rất hiệu quả, tiến độ thực hiện nhanh.
Thứ ba, lượng vốn huy động cho đầu tư phát triển toàn xã hội lớn ( năm 2011
khoảng 13.000 – 13.500 tỷ đồng, bằng khoảng 59-61% GDP. Tổng thu ngân sách hiện
nay khoảng 6.250 tỷ đồng, gấp đôi tổng chi NSNN trên địa bàn. Tuy vậy, tỉnh Vĩnh

SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Anh Quý

Phúc có chủ trương thúc đẩy tăng trưởng không chỉ dựa vào vốn bên ngoài, nhất là
vốn FDI (2 nhà máy lớn Toyota và Honda), mà có yếu tố nội lực (vốn và nguồn lực tại
chỗ) nhằm tăng cường năng lực nội sinh để không quá phụ thuộc và coi trọng yếu tố
ngoài vốn. Đó là cơ chế chính sách quản lý, áp dụng khoa học công nghệ mới và phát
huy hạ tầng đồng bộ.
Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế liên quan đến VĐT XDCB của Nhà
nước ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Vĩnh Phúc về vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt và


Ế

một số kinh nghiệm quản lý VĐT của các cán bộ có thẩm quyền cho ta thấy được tinh

U

thần gương mẫu, dám làm, dám chịu trách nhiệm để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

cho tỉnh mình.

SVTH: Lê Thị Ánh Đông- Lớp: K44A KHĐT


14


×