Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Đề cương thực tập TCDN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.63 KB, 29 trang )

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ
(Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp)
1.1. Tìm hiểu về đơn vị thực tập
- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
+ Tên, địa chỉ doanh nghiệp.
+ Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.
+ Tình hình về thị trường ( khách hàng, nhà cung cấp), đối thủ cạnh tranh
+ Quy mô hiện tại của doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, vừa hoặc nhỏ) (nêu một vài số
liệu về doanh thu, lợi nhuận, số lao động trong một vài năm gần đây,…)
- Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp:
+ Các lĩnh vực kinh doanh, các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp
đang kinh doanh.
- Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu:
+ Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất (hoặc quy trình công việc của dịch vụ).
+ Trình bày nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ.
- Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
+ Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp (chuyên môn hoá của các bộ phận).
+ Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp (bộ phận sản xuất chính, phụ, phụ trợ và mối quan hệ
giữa chúng).
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
+ Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp.
+ Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
+ Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp
- Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu của công ty
+ Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của công ty
+ Tình hình tài chính chủ yếu của công ty: tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, một
số chỉ tiêu tài chính chủ yếu (hệ số khả năng thanh toán, hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, tỷ
lệ đầu tư vào tài sản dài hạn, tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn)
1.2.Tìm hiểu các phần hành trong công tác quản lý tài chính tại đơn vị
(Sinh viên làm toàn bộ các phần hành sau, nhưng chỉ nghiên cứu qui trình các


nghiệp vụ)
1.2.1. Quản lý và sử dụng tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Tình hình luân chuyển tiền ( dòng tiền vào, dòng tiền ra) của đơn vị.
- Tình hình xử lý tiền thừa hoặc thiếu so với nhu cầu


- Chi phí liên quan đến quản lý dòng tiền của đơn vị
- Nội dung các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của đơn vị.
1.2.2. Quản lý và sử dụng hàng tồn kho
- Nội dung hàng tồn kho của đơn vị.
- Phân loại hàng tồn kho tại đơn vị.
- Phương pháp đánh giá hàng nhập và xuất kho của đơn vị.
- Cách thức quản lý, sử dụng vốn tồn kho dự trữ của đơn vị.
- Tìm hiểu mô hình quản lý hàng tồn kho của đơn vị.
1.2.3. Quản lý các khoản phải thu
- Nội dung các khoản phải thu của đơn vị.
- Tìm hiểu chính sách bán chịu của đơn vị.
- Tìm hiểu các tiêu chuẩn bán chịu (điều khoản bán chịu, chiết khấu thanh toán…)
của đơn vị.
- Cách thức đánh giá uy tín khách hàng của đơn vị.
- Phương thức bán chịu (bán trả chậm, bán trả góp…) của đơn vị
- Công tác quản lý, đôn đốc thu hồi nợ của đơn vị.
1.2.4. Quản lý và sử dụng tài sản cố định
- Phân loại tài sản cố định tại đơn vị
- Tình hình tăng, giảm tài sản cố định của đơn vị.
- Phương pháp tính và trích khấu hao TSCĐ của đơn vị.
- Kế hoạch khấu hao tài sản cố định cho năm 2016 của đơn vị.
1.2.5. Công tác huy động vốn
- Tình hình các loại nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động
1.2.6. Quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận

- Các loại chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị, công tác lập dự toán chi phí
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
- Công tác lập kế hoạch giá thành tại đơn vị
- Nội dung doanh thu của đơn vị và phương pháp lập kế hoạch doanh thu
- Nội dung, phương pháp lập kế hoạch lợi nhuận và chính sách phân phối lợi nhuận
tại đơn vị
1.2.7. Chính sách cổ tức ( đối với công ty cổ phần)
- Tìm hiểu chính sách cổ tức tại đơn vị
- Hình thức phân chia cổ tức tại đơn vị
1.2.8. Quản trị rủi ro tài chính


- Nhận dạng các rủi ro tài chính tại đơn vị ( rủi ro giá bán, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất,
rủi ro thanh toán)
- Các công cụ quản trị rủi ro tài chính tại đơn vị (hợp đồng giao sau, kỳ hạn, option,
nghiệp vụ hoán đổi swap: tìm hiểu quy trình thực hiện từng công cụ)
1.2.9. Kế hoạch tài chính
- Công tác dự báo và hoạch định tài chính tại đơn vị
- Nội dung kế hoạch tài chính của đơn vị


ĐỀ CƯƠNG VIẾT BÁO CÁO TỔNG HỢP
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY...
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...
Nêu các thông tin sau:
- Tên công ty, tên giao dịch, địa chỉ, số điện thoại liên hệ
- Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Các thành tựu cơ bản của công ty
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY...
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty…
Nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của công ty hoặc nêu về các ngành nghề kinh doanh
chính của đơn vị.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty…
Nêu rõ đặc điểm về hoạt động sản xuất, về hoạt động kinh doanh của đơn vị như: sản
phẩm của đơn vị, thị trường kinh doanh, các khách hàng, đối thủ cạnh tranh chủ yếu,...
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty...
- Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty…(đối với các công ty thương mại, dịch vụ)
- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (minh hoạ bằng sơ đồ) của công ty…
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH
CỦA CÔNG TY...
Phần này cần nêu được các nội dung:
- Mô hình tổ chức bộ máy (Mô tả qua Sơ đồ tổ chức bộ máy của đơn vị)
- Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban,
bộ phận trong công ty
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY...
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
+ Nhân tố vĩ mô (môi trường kinh tế, xã hội, dân số, công nghệ, điều kiện tự nhiên…)
+ Nhân tố vi mô (nhân sự, năng lực sản xuất, năng lực tài chính, văn hóa công ty,
khả năng nghiên cứu phát triển, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh…)
- Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty... (nêu khoảng 3 năm mới nhất)


CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
2.1. QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
- Tổng quan về vốn kinh doanh tại công ty
- Quản lý vốn cố định tại công ty

- Quản lý vốn lưu động tại công ty
2.2. QUẢN LÝ CHI CHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty
- Quản lý doanh thu và thu nhập khác tại công ty
- Lợi nhuận và chính sách phân phối lợi nhuận tại công ty
2.3. CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY
- Cơ cấu nguồn vốn tại công ty
- Nguồn tài trợ ngắn hạn tại công ty
- Nguồn tài trợ dài hạn tại công ty
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
3.2. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
Phần này qua đánh giá sinh viên đề xuất nội dung cần hoàn thiện (tên đề tài nghiên cứu)
KẾT LUẬN


KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU:
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
- Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
NỘI DUNG
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đề tài nghiên cứu (nêu khái quát).
- Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu của đơn vị thực tập.
2.1. Giới thiệu đơn vị thực tập
2.2. Nội dung chuyên đề thực tập
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện những vấn đề tồn tại thuộc phạm vi

nghiên cứu của đề tài.
KẾT LUẬN: Phần kết luận khẳng định những kết quả đã đạt được (đối chiếu với mục đích của
khóa luận).
* Gợi ý tên chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại DN ...
2. Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại DN ...
3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp ...
4. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán tại DN ...
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...
6. Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty ...
7. Thực trạng và giải pháp quản lý các khoản phải thu tại Công ty X .
8. Thực trạng và giải pháp quản lý tiền mặt tại Công ty X.
9. Giải pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty
10. Các giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu tại công ty ...
11. Hoàn thiện chính sách phân chia lợi tức cổ phần tại CTCP X.
12. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty X. Thực trạng và giải pháp.
13. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Y
14. Cơ cấu vốn tại công ty A - Thực trạng và giải pháp
15. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại DN K.
16. Huy động vốn tại DN ...Thực trạng và giải pháp.
17. Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại DN A - Thực trạng và
giải pháp.
18. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp A- Thực trạng và giải pháp.


19. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tài chính tại doanh nghiệp A…….


HÌNH THỨC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Một bản đề cương chi tiết được trình bày theo trình tự sau:

1. Bìa đề cương chi tiết (phụ lục số 1)
2. Trang phụ bìa (phụ lục số 2)
3. Danh mục các chữ viết tắt: Bảng các ký hiệu, chữ viết tắt xếp theo thứ tự
bảng chữ cái ( nếu có) (phụ lục 5)
4. Mở đầu (phụ lục số 7)
5. Nội dung các chương: Số thứ tự các chương, mục được đánh số bằng hệ
thống Ả rập, không dùng số La mã, chữ cái. Các mục và tiểu mục được đánh số,
bằng các nhóm chữ số, cách nhau một dấu chấm: Số đầu tiên chỉ số chương, số thứ
hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục…(Tối đa đánh 4 cấp). (phụ lục số 12)
6. Danh mục tài liệu tham khảo: phải ghi đầy đủ tên tác giả (nếu là nhiều tác giả thì ghi
tên chủ biên), tác phẩm, năm xuất bản, nhà xuất bản… theo thứ tự a, b,c…) (phụ lục số 9)
(nếu có)
7. Phụ lục (nếu có)
Đề cương chi tiết được trình bày từ 8 - 10 trang. Đề cương chi tiết được đánh máy
theo phông chữ Times New Roman cỡ chữ 14, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ,
không được tẩy xoá, có đánh số trang ở giữa (đầu mỗi trang giấy); giãn dòng đặt ở
chế độ 1,5 lines, lề trên 2,5cm, lề dưới 2,0cm hoặc ngược lại tuỳ vị trí đánh số trang;
lề trái 3,5cm, lề phải 2,0cm. Đề cương chi tiết chưa cần triển khai nội dung bên trong
các mục hoặc tiểu mục hay hình vẽ, bảng biểu.
Bìa của Đề cương chi tiết là bìa mềm có ghi đầy đủ các tiêu thức cần thiết như hướng
dẫn và có giấy bóng kính bên ngoài (phụ lục số 1).
Sinh viên phải nộp 01 quyển Đề cương chi tiết cho giảng viên hướng dẫn theo đúng
thời hạn quy định.


HÌNH THỨC BÁO CÁO TỔNG HỢP
Một báo cáo tổng hợp hoàn chỉnh được trình bày theo trình tự sau:
1. Bìa báo cáo tổng hợp (phụ lục số 13)
2. Trang phụ bìa (phụ lục số 14)
3. Mục lục (phụ lục 4)

4. Danh mục các chữ viết tắt: Bảng các ký hiệu, chữ viết tắt xếp theo thứ tự
bảng chữ cái ( nếu có) (phụ lục 5)
5. Danh mục các bảng, biểu ( nếu có) (phụ lục số 6)
6. Nội dung các chương: Số thứ tự các chương, mục được đánh số bằng hệ
thống Ả rập, không dùng số La mã, chữ cái. Các mục và tiểu mục được đánh số,
bằng các nhóm chữ số, cách nhau một dấu chấm: Số đầu tiên chỉ số chương, số thứ hai chỉ
số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục… (phụ lục số 8)
7. Danh mục tài liệu tham khảo: phải ghi đầy đủ tên tác giả (nếu là nhiều tác giả thì ghi
tên chủ biên), tác phẩm, năm xuất bản, nhà xuất bản… theo thứ tự a, b,c… (phụ lục số 9)
( nếu có)
8. Phụ lục (nếu có)
Báo cáo thực tập tổng hợp được trình bày tối thiểu từ 15 trang (không kể hình vẽ, bảng
biểu, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục). Báo cáo được đánh máy theo phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có
đánh số trang ở giữa (đầu mỗi trang giấy), đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị trên một mặt
giấy khổ A4 (210x297mm); giãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines, lề trên 2,5cm, lề dưới 2,0cm hoặc
ngược lại tuỳ vị trí đánh số trang; lề trái 3,5cm, lề phải 2,0cm.
Bìa của báo cáo tổng hợp là bìa mềm có ghi đầy đủ các tiêu thức cần thiết như hướng
dẫn và có giấy bóng kính bên ngoài (phụ lục số 13).
Sinh viên phải nộp 02 quyển báo cáo thực tập tổng hợp cho Khoa chuyên ngành theo đúng
thời hạn quy định. Sau khi có kết quả chấm báo cáo thực tập tổng hợp, Khoa lưu 01 quyển và
gửi 01 quyển về Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng.


HÌNH THỨC CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Một bản chuyên đề tốt nghiệp hoàn chỉnh được trình bày theo trình tự sau:
1. Bìa chuyên đề tốt nghiệp (phụ lục số 1)
2. Trang phụ bìa (phụ lục số 2)
3. Trang lời cam đoan (phụ lục số 3)
4. Mục lục (phụ lục 4)

5. Danh mục các chữ viết tắt: Bảng các ký hiệu, chữ viết tắt xếp theo thứ tự
bảng chữ cái (phụ lục 5)
6. Danh mục các bảng, biểu (phụ lục số 6)
7. Mở đầu (phụ lục số 7)
8. Nội dung các chương: Số thứ tự các chương, mục được đánh số bằng hệ
thống Ả rập, không dùng số La mã, chữ cái. Các mục và tiểu mục được đánh số,
bằng các nhóm chữ số, cách nhau một dấu chấm: Số đầu tiên chỉ số chương, số thứ hai chỉ
số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục… (phụ lục số 8)
9. Kết luận
10. Danh mục tài liệu tham khảo: phải ghi đầy đủ tên tác giả (nếu là nhiều tác giả thì
ghi tên chủ biên), tác phẩm, năm xuất bản, nhà xuất bản… theo thứ tự a, b,c… (phụ lục số 9)
11. Phụ lục
12. Trang nhận xét của cơ sở thực tập: Nhận xét của phòng chuyên môn và đóng dấu
của cơ sở thực tập (phụ lục số 10)
13. Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn (phụ lục số 11 )
Chuyên đề tốt nghiệp được trình bày tối thiểu từ 50 trang (không kể hình vẽ, bảng
biểu, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục). Chuyên đề tốt nghiệp được đánh máy
theo phông chữ Times New Roman cỡ chữ 14, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không
được tẩy xoá, có đánh số trang ở giữa (đầu mỗi trang giấy), đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ
thị trên một mặt giấy khổ A4 (210x297mm); giãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines, lề trên 2,5cm,
lề dưới 2,0cm hoặc ngược lại tuỳ vị trí đánh số trang; lề trái 3,5cm, lề phải 2,0cm.
Bìa của chuyên đề tốt nghiệp là bìa mềm có ghi đầy đủ các tiêu thức cần thiết như
hướng dẫn và có giấy bóng kính bên ngoài (phụ lục số 1).
Sinh viên phải nộp 02 quyển chuyên đề tốt nghiệp cho Phòng Khảo thí và Quản lý chất
lượng theo đúng thời hạn quy định. Sau khi có kết quả chấm khóa luận, Phòng Khảo thí và
Quản lý chất lượng lưu 01 quyển và gửi 01 quyển cho Khoa chuyên ngành lưu.


Phụ lục số 1: Mẫu bìa chuyên đề tốt nghiệp hoặc đề cương chi tiết (khổ 210 x 297mm)
BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-QUẢN TRỊ KINH DOANH

(Họ và tên tác giả chuyên đề tốt nghiệp)
Lớp: ……………………………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP/ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI:
[TÊN ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP]

Chuyên ngành:
Mã số: 5234021

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

HƯNG YÊN – 2016


Phụ lục số 2: Mẫu trang phụ bìa chuyên đề hoặc đề cương chi tiết (khổ 210 x 297mm)
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-QUẢN TRỊ KINH DOANH

(Họ và tên tác giả chuyên đề tốt nghiệp)
Lớp: ……………………………

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP/ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐỀ TÀI:
[TÊN ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP]

Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp/ Ngân hàng

Mã số: 5234021

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

HƯNG YÊN – 2016


Phụ lục số 3: Mẫu Lời cam đoan

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong
chuyên đề tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả chuyên đề tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
--------------------------(sang trang mới) --------------------------------------


Phụ lục số 4: Mẫu Mục lục
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa: ...................................................................................................................i
Lời cam đoan: ............................................................................................................ii
Mục lục: .....................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt..........................................................................................iv
Danh mục các bảng (nếu có)......................................................................................v
Danh mục các hình (nếu có)......................................................................................vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 [TÊN CỦA CHƯƠNG 1]....................................................................
1.1. ……………………………………………….

1.1.1. …………………….
1.1.2. ……………………
1.2. ………………………………
1.2.1. ……………..
1.2.2. …………………..
CHƯƠNG 2. [TÊN CỦA CHƯƠNG 2]
2.1. ………………….
2.1.1. …………………….
2.1.2. …………
2.2. ………………………………
2.2.1. …………
2.2.2. …………
CHƯƠNG 3. [TÊN CỦA CHƯƠNG 3]
3.1. ………………….
3.1.1. …………
3.1.2 …………
3.2. ………………………………
3.2.1. …………
3.2.2. …………
KẾT LUẬN................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................
PHỤ LỤC...................................................................................................................


Phụ lục số 5:
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
CNTB: Chủ nghĩa tư bản
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
…………………

Chú ý:
- Chữ viết tắt: Trong phần bảng danh mục các chữ viết tắt các chữ viết tắt phải được
xắp xếp theo thứ tự ABC.
Trong bảng trên, ADB phải được đứng trước CNTB vì A đứng trước C. WTO phải
đứng cuối cùng vì W đứng sau A và C
------------------------(sang trang mới)--------------------------


Phụ lục số 06: Danh mục các bảng, các hình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

28

-DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


Phụ lục số 07

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Nêu được tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề trong đề tài. Cụ thể là vấn đề
nghiên cứu đang đặt ra đối với thực tiễn chuyên ngành đang nghiên cứu như thế
nào?
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gì?
Mục tiêu nghiên cứu là kết quả cuối cùng mà việc nghiên cứu đề tài phải đạt tới.
Mục đích nghiên cứu chính là trả lời câu hỏi kết quả nghiên cứu đó dùng để làm
gì trong thực tiễn kinh tế - xã hội, trong đơn vị thực tập.

3. Phạm vi nghiên cứu:
Xác định thời gian, địa bàn nghiên cứu (nước, khu vực, đơn vị…) theo mục đích
nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nêu các phương pháp mà đề tài sẽ sử dụng. Đặc biệt lưu ý tới các phương pháp
đặc thù trong chuyên ngành hay sử dụng.
5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp:
Nêu sơ lược về kết cấu chuyên đề tốt nghiệp (Một vài dòng)


Phụ lục số 08
CHƯƠNG 1/2/3
[TÊN CỦA CHƯƠNG ……]
1.1. Tên của phần này
1.1.1. Tên của phần này
1.1.2.Tên của phần này ……
[NỘI DUNG]
Chú ý:
- Cỡ chữ 14. Không được dùng bất kỳ Font chữ nào khác ngoài Font chữ Times New
Roman.
- Giãn dòng 1,5 line; lề trên 3,5 cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2cm. Mỗi lần
Enter xuống dòng cách 6pt – Spacing After 6pt (có thể thay đổi chút ít cho phù hợp hơn).
- Riêng phần Mục lục để trình bày được đẹp, có thể dùng cỡ chữ nhỏ hơn 14 cũng được
và giãn dòng không nhất thiết phải 1,5 line nhưng phải hết sức hạn chế.
- Đánh số thứ tự trang ở giữa và ở trên cùng của giang giấy. Trang số 1 bắt đầu từ phần
Mở đầu, trước phần Mở đầu thì đánh số trang bằng số La mã (i, ii, iii, iv…)
- Cuối các chương không nên có phần kết luận chương
- Phương trình toán phải được đánh số để trong dấu ngoặc đơn bên phải phương trình. Ví
dụ: (2.4), (2.5) hay (3.1)… Trong đó chữ số đầu tiên là số chương, chữ số thứ 2 là số thứ
tự phương trình toán học trong chương đó. Ví dụ: Phương trình số 3 ở chương 2 thì cuối

cùng của dòng, bên phải phương trình phải khi (2.3).
- Trích dẫn tài liệu kham khảo được đặt trong dấu ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví
dụ: [15,tr.314 – 316] có nghĩa là chỗ này được trích dẫn ở phần tài liệu tham khảo số 15,
từ trang 314 đến trang 316. Nếu được trích dẫn từ nhiều nguồn thì dùng nhiều dấu ngoặc
vuông, theo thứ tự tăng dần: [19], [25], [37]. Hoặc có thể dùng Footnote để trích dẫn.
(Chú ý tài liệu tham khảo phải xếp theo thứ tự đúng như qui định được hướng dẫn chi tiết
ở phần tài liệu tham khảo).
Ví dụ về cách trình bày bảng số 4 trong chương 2
BẢNG 2.4. TỔNG KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á
Đơn vị: 1.000 USD
Tên quốc gia
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Việt Nam
543453
453453
453453
453453
Lào
453456
45345
453453
453453
Campuchia
453453
453453
453453
453453

Tổng cộng
1450362
952251
1360359
1360359
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế Châu Á năm 2006 của Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB)
Ví dụ về cách trình bày hình số 3 trong chương 2


Nguồn: Tạp chí Việt Nam Economic, số 12, năm 2005, tr. 13-14
HÌNH 2.3. MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á

Chú ý:
- Tất cả các loại biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, bảng biểu,… chỉ quy về 2 loại là Hình và
Bảng chứ không nên dùng nhiều tên cho rắc rối.
- Tên bảng phải để ở trên cùng của bảng. Tên hình phải để ở dưới cùng của hình.
Nên viết chữ in với cỡ chữ nhỏ hơn 1 hoặc 2 cỡ chữ được viết trong chuyên đề tốt
nghiệp (không nên để béo hoặc để nghiêng).
- Nhớ trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo ở ngay dưới Bảng hoặc Hình, nếu tự
mình tổng hợp cũng phải ghi rõ là tổng hợp theo số liệu nào. Nên để cỡ chữ nhỏ
hơn 1 cỡ chữ được viết trong chuyên đề tốt nghiệp
- Để cho bảng được cân đối, trong bảng có thể để cỡ chữ nhỏ hơn 14, hoặc 13
cũng được.
----------------sang trang mới--------------


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ (nếu có)
Chú ý:
- Cách viết danh mục công trình của tác giả giống như cách viết tài liệu tham khảo

(Xem chi tiết ở trang sau).
- Tài liệu tham khảo là sách, báo cáo, chuyên đề phải được viết như sau:
1. Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
2. (Năm xuất bản), (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngay sau ngoặc đơn)
3. Tên sách, chuyên đề hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
4. Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
5. Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
6. Tài liệu tham khảo là bài tạp chí, bài trong một cuốn sách.. phải được viết như
sau:
Tên giác giả, (Năm công bố), (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau dấu ngoặc
đơn),“Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên),
Tên tạp chí, hoặc sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên), Tập (không có dấu ngăn
cách), (Số), (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau dấu ngoặc đơn), Các số trang.
(gạch ngang giữa 2 chữ số, dấu chấm kết thúc).
-----------------(sang trang mới)------------------------


Phụ lục số 9: Hướng dẫn danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục
Tài liệu tham khảo bao gồm những sách, ấn phẩm, tạp chí, bài tạp chí… đã đọc và
được trích dẫn hoặc sử dụng về ý tưởng vào luận án và phải được chỉ rõ việc phải sử dụng
vào trong chuyên đề tốt nghiệp.
Các tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Nga, Anh,
Pháp, Đức…) Tài liệu đã đọc, tham khảo, trích dẫn, sử dụng trong luận án bằng thứ tiếng
nào thì xếp vào khối thứ tiếng đó. Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu
bằng tiếng nước ngoài, kể cả tài liệu Trung, Nhật, Lào….
Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc
như ABC của họ tên tác giả.
Tác giả nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo Họ tác giả (kể cả tài liệu đã dịch ra tiếng Việt
và xếp khối tiếng Việt)
Tác giả Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên tác giả mà không đảo lộn trật tự họ và tên

tác giả.
Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự ABC theo từ đầu của tên tài liệu.
Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết
theo trình tự sau:
Thứ tự sắp xếp Họ và tên tác giả, Tên tài liệu (in nghiêng), Nguồn (tên tạp chí, tập số,
năm; hoặc tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang… hoặc số trang đối với sách).
Số thứ tự ở đây được đánh số liên tục từ 1 đến hết qua tất cả các khối tiếng.
Trích dẫn vào chuyên đề hoặc đồ án tốt nghiệp: Tài liệu tham khảo trích dẫn trong
chuyên đề hoặc đồ án tốt nghiệp cần được trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục
này của chuyên đề hoặc đồ án tốt nghiệp và số thứ tự đó được đặt trong ngoặc vuông.
Đối với tài liệu là các bài ở tạp chí hay báo cáo trong kỷ yếu Hội nghị, số trang của bài
đó trong danh mục đã được chỉ rõ từ trang nào đến trang nào thì khi trích dẫn chỉ đặt số thứ
tự của bài đó trong ngoặc vuông, ví dụ [15].
Đối với tài liệu là sách, khi đặt số thứ tự của tài liệu đó cần chỉ rõ đoạn vừa được trích
dẫn ở trang nào của sách đối với số đầu tiên của đoạn trích dẫn, ví dụ [25,105] hoặc [25,135137]
Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số thứ tự của các tài liệu được
đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, ví dụ [15],[16],[23].


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Đỗ Đức Bình (chủ biên) (1997), “Giáo trình Kinh doanh Quốc tế”, NXB…
2. GS.TS. Tô Xuân Dân (1995), “Giáo trình kinh tế học quốc tế”, Nhà xuất bản Giáo
dục”
----------------------- sang trang mới ----------------------------PHỤ LỤC
Chú ý:
- Trình tự viết tài liệu tham khảo: Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài viết”,
Tên tạp chí (hoặc nhà xuất bản) (số tạp chí), trang…
- Khi viết tài liệu tham khảo thì dòng thứ hai trở đi phải lùi vào so với dòng
thứ nhất 1 cm.
- Tên tác giả phải được sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái ABC. Như ví dụ

trên thì tài liệu tham khảo của ông Đỗ Đức Bình phải xếp trên tài liệu của ông
Tô Xuân Dân.
- Phụ lục chỉ được đánh số trang ở trang đầu tiên của phụ lục, còn lại những
trang sau không đánh số trang (Ví dụ: Phụ lục 1 là trang 50 thì trang ngay sau
Phụ lục 1 tới hết chuyên đề tốt nghiệp không được đánh số trang).
----------------------- sang trang mới -----------------------------


Phụ lục số 10:
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên người nhận xét:
Chức vụ:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên--------------;
Khóa -------; Lớp ----Đề tài: -----------------------------------Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
....................................................................................................................................……...
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
2. Về ý thức kỷ luật, tuân thủ theo qui định của đơn vị thực tập
....................................................................................................................................……...
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
3. Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm
....................................................................................................................................……...
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
4. Về kiến thức chuyên môn
....................................................................................................................................……...
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Người nhận xét
(Ký tên, đóng dấu)


Phụ lục số 11:
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN/CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên--------;
Khóa ------; Lớp---Đề tài:---------------------------------------------------------Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Về chất lượng và nội dung của chuyên đề/đồ án
- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Hưng Yên, ngày …… tháng …… năm 20…..
- Điểm - Bằng số
- Điểm - Bằng chữ
Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ và tên)


Phụ lục số 12 : Hình thức trình bày nội dung các chương trong đề cương chi tiết
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 [TÊN CỦA CHƯƠNG 1]....................................................................
1.1. ………………………………………………………………..
1.1.1.…………………….
1.1.1.1………………………………………
...........................................................................................................
1.1.2.……………………
1.1.2.1………………………………………
......................................................................................................
1.2. ………………………………
1.2.1……………..
1.2.1.1………………………………………
......................................................................................................
1.2.2.…………………..
1.2.2.1………………………………………
.....................................................................................................
CHƯƠNG 2. [TÊN CỦA CHƯƠNG 2]
2.1. ………………….
2.1.1…………………….
2.2.1.1………………………………………
......................................................................................................
2.1.2……………………
2.1.2.1………………………………………
......................................................................................................
2.2. ………………………………
2.2.1……………..
2.2.1.1……………………..
..............................................................................................................
2.2.2…………………..
CHƯƠNG 3. [TÊN CỦA CHƯƠNG 3]
3.1. ………………….

3.1.1.…………………….
3.1.1.1………………………………………
........................................................................................................
3.1.2……………………
3.2. ………………………………
3.2.1……………..
3.2.2…………………..


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×