Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Lý thuyết tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.39 KB, 16 trang )

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
‫ﻼﻼﻼ‬
Câu 1: Bản chất của Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tổ chức,
huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong kinh doanh. Nhà quản trị tài chính
cần phải trả lời được 3 câu hỏi sau:
Trong rất nhiều các cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định lựa
chọn cơ hội đầu tư nào? Liên quan đến việc chi tiêu tiền => Quyết định đầu tư – Hoạch
định ngân sách vốn.
Doanh nghiệp nên dùng những nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư
đã được hoạch định đó? Liên quan đến việc tìm cách đáp ứng nhu cầu tài trợ => Quyết
định tài trợ - Quyết định cấu trúc vốn.
Doanh nghiệp nên thực hiện chính sách cổ tức như thế nào? Liên quan đến sự kết
hợp của 2 quyết định trên => Quyết định phân phối lợi nhuận – Chính sách chia cổ tức.
Câu 2: Các nhân tố làm ảnh hưởng đến các quyết định
Quyết định đầu tư:
 Hy sinh một giá trị chắc chắn có ở hiện tại để đổi lấy giá trị lớn hơn nhưng không
chắc chắn trong tương lai
 Đầu tư là việc sử dụng nguồn lực tài chính để định hướng hoạt động trong dài hạn
của doanh nghiệp.
 Đầu tư là việc hoạch định chi tiêu vốn liên quan đến dòng tiền trên một năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư:
 Các yếu tố vĩ mô: quy định pháp luật, thị trường, văn hóa, thủ tục, thuế…
 Các yếu tố ngành: lợi thế cạnh tranh, đặc thù sản phẩm, hệ thống phân phối…
 Các yếu tố doanh nghiệp: năng lực tài chính, hiểu biết, phân phối…
Quyết định tài trợ (quyết định cấu trúc vốn):
 Huy động cấu trúc các nguồn tài trợ để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư.


 Cấu trúc vốn: sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu
đãi và vốn cổ phần thường.


 Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ.
Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn:
 Các yếu tố vĩ mô: thuế, triển vọng thị trường…
 Các yếu tố ngành: rủi ro kinh doanh, tần suất phá sản, tính chu kỳ…
 Các yếu tố doanh nghiệp: giai đoạn phát triển, EBIT, quy mô, quyền kiểm soát…
Quyết định phân phối: chính sách cổ tức
 Cổ tức là thu nhập tiền mặt phân phối cho các cổ đông (thu nhập tiền mặt).
 Lợi nhuận giữ lại: vốn cổ phần tái đầu tư (không chi phí phát hành, đảm bảo quyền
kiểm soát, đóng góp vào tăng trưởng cổ tức tương lai…)
 Chính sách cổ tức: ấn định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và cổ tức phân phối
cho cổ đông.
Các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức:
 Các yếu tố vĩ mô: thuế, lạm phát, các hạn chế pháp lý, thị trường vốn…
 Các yếu tố ngành: rủi ro kinh doanh…
 Các yếu tố doanh nghiệp: các điều khoản hạn chế, triển vọng tăng trưởng, mức ổn
định của thu nhập, ưu tiên cổ đông…
Câu 3: Mục tiêu các quyết định tài chính
Tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông – giá trị doanh nghiệp trong sự cân bằng
với các lợi ích khác và đạo đức kinh doanh.
Các nhà quản trị tài chính phải nhận diện được những mục tiêu mâu thuẫn nhau mà
họ sẽ thường gặp phải trong quản trị tài chính, do có sự đa mục tiêu những đối tượng có
liên quan đến Doanh nghiệp.
Việc giải quyết những mâu thuẫn này là đặc biệt khó khăn khi gặp phải những
thông tin khác hẳn nhau (vấn đề thông tin bất cân xứng)
Tài chính cũng là một lĩnh vực có liên quan đến nhân tố con người và được nghiên
cứu qua tài chính hành vi.


Câu 4: Vai trò của nhà quản trị tài chính
Điều tiết dòng tiền mặt đi từ nhà đầu tư đến công ty và sau đó quay trở lại nhà đầu

tư.
Dòng chảy bắt đầu khi công ty chứng khoán huy động vốn. Và sau đó tiền được sử
dụng để hình thành tài sản thực sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Nếu công ty kinh
doanh hiệu quả, tài sản thực sẽ tạo dòng tiền gia tăng để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu.
Cuối cùng tiền sẽ được tái đầu tư hoặc được hoàn trả cho các nhà đầu tư đã mua chứng
khoán mà công ty phát hành ban đầu.
Câu 5: Chi phí đại diện là gì? Nguyên nhân dẫn đến chi phí đại diện:
Chi phí đại diện là: thiệt hại khi người quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Những nguyên nhân dẫn đến chi phí đại diện:
Sự phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã gây nên vấn đề người
chủ - người đại diện. Khi người chủ sở hữu theo đuổi mục tiêu là tối đa hóa giá trị vốn cổ
phần gắn liền với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Trong khi đó, người đại diện
lại mong muốn tối đa hóa lợi ích của bản thân. Vì vậy, họ sẽ bỏ qua những dự án có tỷ
suất sinh lợi cao luôn kèm theo rủi ro cao. Như vậy, mục tiêu giữa người chủ và người
đại diện đã bị mâu thuẫn.
Vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người chủ sở hữu và người đại diện. Do các cổ
đông không nắm rõ tình hình thực tế của công ty như nhà quản trị. Vì vậy, các nhà quản
trị sẽ lựa chọn dự án có rủi ro thấp nhất để giữ vững vị trí điều hành của họ. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi trong dài hạn của công ty. Người đại diện có thể dễ
dàng thay đổi các báo cáo tài chính bằng các bút toán kế toán để chuyển lỗ thành lãi,
dòng tiền âm thành dòng tiền dương…Sự bất cân xứng thông tin đôi khi bị các nhà quản
trị bỏ qua đạo đức kinh doanh mà chiếm dụng tài sản để làm giàu cho bản thân. Hậu quả
là công ty không những không được tối đa hóa giá trị, mà còn khiến các nhà đầu tư phải
gánh chịu tổn thất do ban giám đốc gây ra.


Câu 6: Nêu một số giải pháp để giải quyết mâu thuẫn mục tiêu
Nếu các cổ đông đồng thời cũng là nhà quản lý thì dĩ nhiên những chi phì này sẽ
không phát sinh

Để giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng, chủ sở hữu cần tổ chức kiểm toán độc
lập theo từng quý, từng kỳ nhằm nắm rõ tình hình tài chính công ty và phát hiện kịp thời
những bút toán bị sửa đổi.
Các ràng buộc về thành quả hoạt động kinh doanh giữa HĐQT và CEO, CFO. Các
khuyến khích về quyền sở hữu (performance share).
Chủ sở hữu phải xây dựng chế độ trách nhiệm rõ ràng để đánh giá xác thực những
người hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ ra những người vô trách nhiệm, kém năng lực, tư lợi.
Qua đó, có cơ sở cho việc đãi ngộ và xử phạt hợp lý.
Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người đại diện khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ
như trả lương xứng đáng, bổ sung tiền thưởng chia sẻ từ lợi nhuận, khen thưởng khi có
thành tích xuất sắc, cho lựa chọn cổ phiếu của công ty.
Có chế độ xử phạt minh bạch, nghiêm minh, loại bỏ được những người không có
năng lực và hành vi yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ.
Sự lo sợ về khả năng mất việc, bị thôn tính và sự cạnh tranh trên thị trường lao
động có thể khuyến khích CEO nỗ lực tối đa hóa giá trị công ty cổ phần.
Chủ sở hữu phải rõ ràng, minh bạch trong việc xây dựng hợp đồng lao động, mà
trong đó phải đánh giá được một cách đầy đủ chất lượng lao động gắn liền với hiệu quả
sản xuất – kinh doanh.


Chương 2: GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN
‫ﻼﻼﻼ‬
Câu 7: Tại sao có thời giá tiền tệ?
Có 3 lý do dẫn đến nguyên lý này:
Thứ nhất, do kỳ vọng sinh lời của nhà đầu tư: tiền phải tạo ra tiền lớn hơn, nghĩa là
tất cả các quyết định tài chính phải được đặt trong bối cảnh sinh lợi của tiền tệ.
Thứ hai, do rủi ro: tương lai bao hàm một ý niệm không chắc chắn, do đó, một đồng
nhận được trong tương lai không thể có cùng giá trị với một đồng nhận được ngày hôm
nay. Vì vậy, trong quản lý tài chính, các nhà quản lý có khuynh hướng thích chiết khấu số
lượng tiền trong tương lai về hiện tại

Thứ ba, tiền tệ sẽ bị mất sức mua trong điều kiện lạm phát. Trong môi trường lạm
phát, tiền tệ sẽ bị mất sức mua theo thời gian, điều này làm cho một đồng nhận được
trong tương lai có giá trị ít hơn một đồng nhận được ngày hôm nay.


Chương 3: ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN THƯỜNG
‫ﻼﻼﻼ‬
Câu 8: Giá cổ phần thường có phụ thuộc vào giá bán ra tại thời điểm H không? Vì
sao?
Giá cổ phần thường không phụ thuộc vào giá bán ra tại thời điểm H.
Do đời sống cổ phần là vĩnh viễn nên giá trị PH phụ thuộc vào PH+1 và DIVH+1,
PH+1 lại phụ thuộc vào PH+2 và DIVH+2, cứ như vậy đến vô cùng, mà xét đến vô cùng thì
𝑃𝐻
(1+𝑟)𝐻

→0

 Giá cổ phần thường phụ thuộc vào dòng cổ tức (DIVt) và lãi suất chiết khấu (r).
Câu 9: Để tối đa hóa giá trị tốc độ tăng trưởng cổ tức, tại sao nhà quản trị tài chính
không tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ở mức cao nhất?
g = ROE*(1-b), không phải là công thức tuyến tính, vì (1-b) ảnh hưởng đến
ROE = EAT/E


Chương 7: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ TỶ SUẤT
SINH LỜI
‫ﻼﻼﻼ‬
Câu 9: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay không chắc chắn về EBIT của doanh
nghiệp.

Tính biến đổi của doanh số theo chu kỳ kinh doanh: các doanh nghiệp với doanh
số có khuynh hướng dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có nhiều rủi ro hơn. Ví
dụ doanh nghiệp như Delta Airlines có khuynh hướng dao động theo chu kỳ kinh doanh
lớn hơn American Brands, nên trong thời kỳ suy thoái, các nhà phân tích tài chính đã dự
báo American Brands sẽ đạt mức lợi nhuận cao, nhưng Delta Airlines lại được dự kiến sẽ
lỗ trong cùng khoảng thời gian này.
Tính biến đổi của giá bán: biên độ giao động giá bán ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh thu của công ty do DT = P*Q, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận (EBIT). Thông
thường, giá cả của một ngành cạnh tranh càng nhiều, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
trong ngành đó càng lớn. Ví dụ, trong những tháng giữa năm 2000, các công ty dầu như
Exxon, Shell Oil và Mobil, đã học được bài học quan trọng về tính bất ổn định của giá cả
khi giá dầu thô tăng cao gần 40$/ thùng.
Tính biến đổi của chi phí: tương tự như giá bán biên độ giao động chi phí sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, do EBIT = DT – CP. Tính biến đổi trong chi
phí của các nguyên vật liệu dùng để sản xuất của doanh nghiệp càng cao, rủi ro kinh
doanh của doanh nghiệp đó càng lớn. Ví dụ, các công ty hàng không như Delta Airline,
American và United, đã chịu tác động đáng kể của tính biển đổi giá cả nhiên liệu máy
bay do lo ngại về cuộc chiến tranh vùng vịnh lần thứ hai vào năm 2003.
Độ co giản của cầu theo giá: Độ nhạy của cầu so với giá bán. Khi có sự tác động
từ giá bán sản lượng tiêu thụ sẽ tăng hay giảm tuỳ thuộc vào độ nhạy này, qua đó ảnh
hưởng đến EBIT.


Sự tồn tại của sức mạnh thị trường: Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn
thường có nhiều khả năng kiểm soát chi phí và giá cả sản phẩm của họ hơn trong môi
trường cạnh tranh. Vì vậy, sức mạnh thị trường lớn càng lớn, rủi ro kinh doanh càng thấp.
Ví dụ, các công ty có thị phần lớn, như Vinamilk, Masan…
Phạm vi đa dạng hóa sản phẩm: khi đa dạng hoá sản phẩm sẽ giảm thiểu được rủi
ro thua lỗ, vì xác suất để tất cả sản phẩm đều bị thua lỗ rất thấp so với chỉ đầu tư vào 1
sản phẩm.

Tốc độ tăng trưởng: Tăng trưởng nhanh tạo nên nhiều căng thẳng trong hoạt động
của một doanh nghiệp. Phải xây dựng thêm cơ sở mới, các chi phí hoạt động mang tính
không chắc chắn, phải mở rộng và cập nhật hệ thống kiểm soát nội bộ… Các yếu tố này
thường đưa đến tính khả biến cao của EBIT.
Mức độ sử dụng định phí: đây được xem là cánh tay đòn của Đòn bẩy kinh doanh.
Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh càng nhiều, EBIT sẽ càng nhạy cảm đối với
các thay đổi trong doanh số.
Câu 10: Ý nghĩa của phân tích hòa vốn
Phân tích hoà vốn còn gọi là phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận. Phân tích
mức sản lượng, doanh thu, thời gian hoạt động liên quan đến điểm EBIT = 0 (điểm hòa
vốn). Các công dụng có thể có của phân tích hòa vốn:
Dự báo khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp, một phân xưởng hay một mặt
hàng khi biết cấu trúc chi phí và các mức doanh thu mong đợi.
Phân tích tác động của các thay đổi trong định phí, biến phí và giá bán đối với
EBIT và tác động đến điểm hòa vốn.
Phân tích tác động của việc sử dụng định phí (máy móc, thiết bị) thay cho biến phí
(nhân công) trong một quy trình sản xuất.
Phân tích tác động đến lợi nhuận từ các nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm cắt
giảm định phí.


Câu 11: Hạn chế của phân tích hòa vốn
Giả định giá bán và biến phí một đơn vị sản phẩm không đổi: Trên thực tế, giá bán
và biến phí thường là phi tuyến tính. Trong nhiều trường hợp, một doanh nghiệp chỉ có
thể giảm giá bán để tăng sản lượng tiêu thụ. Kết quả là đường biểu diễn của hàm tổng
doanh thu là một đường uốn lượn thay vì đường thẳng. Hàm tổng chi phí của một doanh
nghiệp có thể là phi tuyến tính do các biến phí đơn vị giảm rồi lại tăng. Nếu tổng chi phí
và tổng doanh thu phi tuyến tính có thể làm doanh nghiệp có nhiều điểm hòa vốn.
Thành phần của các chi phí hoạt động : Các định phí và biến phí tùy thuộc vào cả
thời gian liên quan và phạm vị sản lượng đang xem xét. Về lâu dài, tất cả các chi phí đều

là biến phí. Ngoài ra, có một số chi phí một phần là biến đổi và một phần là cố định. Hơn
nữa, một vài chi phí tăng từng bước khi sản lượng tăng ( bán biến phí) và chỉ giữ nguyên
trong một phạm vi sản lượng tương đối hẹp.
Đa sản phẩm: Trong nhiều trường hợp, hỗn hợp sản phẩm thay đổi theo thời gian
và có thể phát sinh vấn đề trong phân bố định phí giữa nhiều sản phẩm khác nhau.
Tính không chắc chắn: Trên thực tế, biến phí mỗi đơn vị và định phí lệ thuộc vào
tính không chắc chắn. Như vậy, sự hữu dụng của các kết quả này tùy thuộc vào sự chính
xác của việc ước tính các thông số này.
Trục thời gian hoạch định ngắn hạn: Phân tích hòa vốn thường được thực hiện cho
một kỳ từ dưới 1 năm. Tuy nhiên, chỉ có thể nhận lợi ích của một vài chi phí ở kỳ tiếp
theo. Để phân tích hòa vốn trở thành công cụ đáng tin cậy cho việc lập quyết định các chi
phí hoạt động của một doanh nghiệp phải tương hợp với các doanh thu là kết quả của các
chi phí này cho thời ký kế hoạch đang xem xét.
Câu 12: Ý nghĩa của phân tích EBIT – EPS
Phân tích EBIT – EPS: Tính toán thu nhập hoạt động ở mức EPS = 0 (nghĩa là thu
nhập hoạt động vừa đủ bù đắp chi phí tài chính cố định).
Dự báo EPS đạt được với các mức thu nhập hoạt động khác nhau hoặc với các cấu
trúc vốn khác nhau.


Đưa ra quyết định cấu trúc vốn tối ưu và phù hợp với khẩu vị rủi ro của nhà quản
trị.
Tính toán xác suất EPS < 0 với các phương án tài trợ khác nhau.
EBIT (lãi hoạt động) sẽ tạo ra thu nhập cho các cổ đông (EPS) sau khi thanh toán
các nghĩa vụ tài chính theo thứ tự ưu tiên sau: lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức
cổ phần ưu đãi.
Các cấu trúc vốn khác nhau sẽ có nghĩa vụ tài chính khác nhau => mức EBIT mà
tại đó EPS = 0 sẽ khác nhau.



Chương 10: CÁC TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
‫ﻼﻼﻼ‬
Câu 13: Có bao nhiêu loại dự án đầu tư?
Có 3 loại dự án đầu tư:
Các dự án độc lập lẫn nhau: Hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu việc
chấp nhận hoặc loại bỏ một dự án này không làm ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận
hoặc loại bỏ dự án khác. Nghĩa là việc chấp nhận hoặc loại bỏ dự án này không làm ảnh
hưởng đến các dòng tiền của dự án khác.
Ví dụ: Dự án mở rộng kênh phân phối hoàn toàn độc lập với dự án đầu tư máy
móc thiết bị. Việc mở rộng kênh phân phối không làm ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn nhà sản xuất, chủng loại máy móc thiết bị.
Các dự án phụ thuộc lẫn nhau: Nếu dòng tiền của dự án này bị tác động bởi quyết
định chấp nhận hay loại bỏ một dự án khác thì dự án thứ nhất gọi là phụ thuộc về mặt
kinh tế vào dự án thứ hai. Đương nhiên, nếu dự án A phụ thuộc vào dự án B thì dự án B
cũng phụ thuộc vào dự án A.
Ví dụ: Dự án mở rộng kênh phân phối phụ thuộc vào dự án hoạt động Marketing.
Sau những hoạt động Marketing để khách hàng nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần
có nhiều kênh phân phối để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận sản phẩm.
Dự án loại trừ lẫn nhau: Hai dự án được gọi là loại trừ lẫn nhau nếu những khoản
thu nhập từ một dự án nào đó sẽ biến mất hoàn toàn nếu dự án khác được chấp nhận. Việc
chấp nhận dự án này cũng có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn dự án khác.
Ví dụ: Dự án mở rộng dây chuyền sản xuất, công ty phải lựa chọn nên sử dụng dây
chuyền sản xuất của Nhật hay của Trung Quốc.


Câu 14: Khi có sự mâu thuẫn lựa chọn dự án đầu tư, nhà đầu tư nên dựa vào tiêu
chuẩn nào để quyết định?
Khi có sự mâu thuẫn xảy ra giữa hai tiêu chuẩn NPV và IRR, nhà đầu tư nên dựa
vào tiêu chuẩn NPV để quyết định. Vì:
Mục tiêu của nhà đầu tư là tối đa hóa thu nhập doanh nghiệp. IRR được diễn

đạt bằng một tỷ lệ %, trong khi tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được đo bằng
tiền. Trong khi đó, NPV được đo bằng một số tiền cụ thể và khoảng tiền này đóng góp
trực tiếp vào giá trị doanh nghiệp, do đó NPV thể hiện giá trị doanh nghiệp tăng thêm,
giải thích một cách trực tiếp, hiệu quả tình hình tài chính và của cải của doanh nghiệp.
Câu 15: Trong trường hợp nguồn vốn dự án bị giới hạn thì chúng ta lựa chọn dự án
nào?
Trong trường hợp nguồn vốn dự án bị giới hạn, mặc dù mục tiêu của quyết định đầu
tư là tối đa hoá NPV nhưng khi nguồn vốn bị giới hạn thì các dự án nên được xếp hạng từ
cao đến thấp theo giá trị NPV tính trên một đồng vốn đầu tư ban đầu hay nói cách khác
đó là chỉ số PI.
Câu 16: Khi sử dụng IRR có những hạn chế nào?
Vay hay cho vay: Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ - IRR cho rằng dự án nào có
IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì đều có thể chấp nhận được vì NPV của dự án chắc
chắn sẽ dương. Nhưng điều này chỉ hoàn toàn đúng đối với các dự án bình thường tức
NPV của dự án sẽ giảm dần khi lãi suất chiết khấu tăng hay nói cách khác, dự án có dòng
tiền âm ở năm 0 và dương ở những năm sau đó. Và nó sẽ không đúng trong trường hợp
cá biệt, vì không phải tất cả các dòng tiền của dự án đầu tư đều có NPV giảm dần khi
mức lãi suất tăng lên.
IRR đa trị: Khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần thì sẽ làm xuất hiện nhiều
giá trị IRR khác nhau. Hoặc dòng tiền sẽ không có IRR.
Nhiều dự án loại trừ lẫn nhau: Trong trường hợp phải có sự lựa chọn một trong số
các dự án loại trừ lẫn nhau. Để đạt được mục tiêu là chọn lựa dự án tốt nhất từ các dự án
đầu tư được đề xuất, chúng ta cần phân loại và lựa chọn dự án nào được xếp loại cao


nhất. Nhưng tiêu chuẩn NPV và IRR lại không dẫn đến những kết quả giống nhau.
Những lý do dẫn đến khả năng khác nhau này là:
Khác nhau về kích thước, quy mô của đầu tư
Khác nhau về mẫu hình dòng tiền
Lãi suất ngắn hạn có thể khác lãi suất trong dài hạn: Đối với tiêu chuẩn IRR cần

có những nhận định rõ ràng hơn khi lãi suất ngắn hạn khác với lãi suất dài hạn. Do cấu
trúc kỳ hạn của lãi suất và sự bất ổn của lãi suất trong tương lai, dẫn đến việc đưa ra dự
đoán về lãi suất gặp khó khăn. Trên thực tế cần phải tính số bình quân gia quyền với
quyền số rất phức tạp của những con số này để có được một con số đại diện để so sánh
với IRR. Điều đó có nghĩa là IRR trở nên khó sử dụng hơn khi chúng ta cho rằng cấu trúc
lãi suất theo thời gian là quan trọng.
Câu 17: Nguồn gốc dẫn đến nhược điểm của IRR?
Tính chất dòng tiền của dự án đã dẫn đến những nhược điểm của IRR. Điều này
dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm, khi nhà quản lý tài chính dựa vào tiêu chuẩn
IRR.
Ví dụ:
Hai mẫu hình dòng tiền : - + + + + (cho vay)

+----

(đi vay)

 Chúng ta không thể chấp nhận IRR > r, ở mẫu hình dòng tiền đi vay.
Ví dụ:
Dòng tiền (triệu đô la)
Dự án
CF0
CF1
IRR
NPV (10%)
A
-1.000 +1.500 +50%
+364
B
+1.000

-1.500 +50%
-364
Dự án A vào năm 0 chúng ta đang cho vay tiền với mức lãi suất là 50%.
Trường hợp dự án B vào năm 0 chúng ta đang đi vay tiền với mức lãi suất là
50%.


Tuy cả 2 dự án đều có IRR là 50%, nhưng ở dự án B ta không thể nào chấp nhận
được vì lãi suất phải trả cho người cho vay lên tới 50%.
Mẫu hình dòng tiền: - + + + + - .
 Dòng tiền trên đổi dấu 2 lần, sẽ xuất hiện hai giá trị IRR khác nhau.
Ví dụ:
Dòng tiền

-1.000

IRR (%)

+800

+150

+150

+150

+150

-150


NPV (10%)

-50 và 15,2
74,9
Dự án đầu tư này có hai giá trị IRR với IRR1 = 50% và IRR2 = 15,2%
Mẫu hình dòng tiền không có giá trị IRR
Dự án

Năm 0

Năm 1

Năm2

A

-25.000

50.000

- 36.000

B

15.000

-30.000

2.250


Câu 18: Nêu Ưu – nhược điểm của các tiêu chuẩn thẩm định đầu tư
NPV
Ưu điểm:


Tiêu chuẩn NPV ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian



NPV chỉ dựa trên duy nhất hai dữ kiện: dòng tiền được dự đoán từ dự án và

chi phí cơ hội của đồng vốn, không phụ thuộc vào chủ quan của nhà quản lý.


Vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên

có thể cộng dồn: NPV (A+B) = NPV (A) + NPV (B)
Nhược điểm:


Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án loại trừ lẫn nhau không

đồng nhất về mặt thời gian


Không xếp hạn ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án độc lập lẫn nhau khi

nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn



IRR
Ưu điểm:


Dễ hiểu, dễ vận dụng và gần gũi với nhà đầu tư



Ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian



Chỉ dựa trên duy nhất hai dữ kiện: dòng tiền được dự đoán từ dự án và chi

phí cơ hội của đồng vốn, không phụ thuộc vào chủ quan của nhà quản lý.
Nhược điểm: xem câu 16


Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án loại trừ lẫn nhau không

đồng nhất về mặt thời gian
PI
Ưu điểm:


Ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian



Chỉ dựa trên duy nhất hai dữ kiện: dòng tiền được dự đoán từ dự án và chi


phí cơ hội của đồng vốn, không phụ thuộc vào chủ quan của nhà quản lý.


Vận dụng trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, mặc dù mục tiêu của

quyết định đầu tư là tối đa hoá NPV nhưng khi nguồn vốn bị giới hạn thì tiêu chuẩn PI
nên được vận dụng để sắp xếp các dự án từ cao đến thấp. Ngoại lệ: dự án không chia nhỏ
được hoặc dự án có nguồn vốn giới hạn qua nhiều thời kỳ thì không thể sử dụng PI.
Nhược điểm:


Có thể mâu thuẩn với NPV trong trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau.

PP
Ưu điểm:


Giúp quản lý yếu tố rủi ro khi thẩm định dự án: Nếu chúng ta không chú ý

đến thời gian thu hồi vốn thì ở khía cạnh nào đó chúng ta đã bỏ qua yếu tố rủi ro. Thời
gian thu hồi vốn càng nhanh, rủi ro càng thấp.


Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn nên được kết hợp với các tiêu chuẩn khác

như NPV hoặc IRR khi thẩm định dự án.


Đơn giản, dễ sử dụng. Dù vậy vấn đề này lại không quan trọng lắm trong


điều kiện tin học hóa toàn cầu hiện nay.


Nhược điểm:


Đã bỏ qua tính chất giá trị tiền tệ theo thời gian và tiêu chuẩn DPP sẽ khắc

phục nhược điểm này.


Tất cả dòng tiền phát sinh sau thời gian thu hồi vốn đã bị bỏ qua hoàn toàn.



Phương pháp PP cũng bỏ qua kết cấu của dòng tiền theo thời gian trong

thời kỳ hoàn vốn.



×