Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÔN PHONG HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.68 KB, 7 trang )

Đề cương nghiên cứu khoa học

Lý do chọn đề tài

I.


1. Lý do khách quan
Hiện nay tuy đời sống đựơc nâng cao so với ngày xưa nhưng đạo đức của lớp trẻ
có dấu hiệu suy thoái. Trong đó có vấn đề ngôn phong trong giao tiếp. cụ thể là: Qua
thống kê, khảo sát thực tế cho thấy có nhiều trường hợp học sinh nói năng thiếu lễ
phép, sử dụng ngôn từ có xu hướng Tây hóa tiếng việt… Làm ảnh hưởng đến hình
ảnh của học sinh hiện nay, biến các em thành những người thiếu văn hóa, làm mất đi

tính trong sáng của tiếng việt.
 Trong giáo dục, bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho ngừơi học thì người dạy còn
phải giáo dục đạo đức cho người học.
 Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục là phải nghiên cứu vấn đề và tìm
phương pháp để khắc phục để nâng cao chất lựơng và hiệu quả của giáo dục.
 Vấn đề này được xã hội, Ban giám hiệu nhà trường cũng như gia đình quan tâm và
tìm hướng giải quyết.
2. Lý do chủ quan
 Là một giáo viên trường Trung học Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu bên cạnh việc
giảng dạy Vật lý để nâng cao kiến thức cho học sinh, ngừơi giáo viên phải có trách
nhiệm giáo dục đạo đức lối sống về mọi mặt cho học sinh.
 Vấn đề Ngôn phong của học sinh tuy đã được nghiên cứu nhiều nhưng hướng giải
quyết vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, nên tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm góp phần tìm hướng giải quyết cho vấn đề.
 Bên cạnh đó, do có sự thích thú về vấn đề này nên tôi chọn đề tài “Ngôn phong của
học sinh khối 11 trừơng THPT Nguyễn Đình Chiểu” để làm đề tài nghiên cứu.
II.



Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, một số học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu có ngôn phong
thiếu văn hóa.
Từ thực trạng đó, cần Xác định nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm
giúp học sinh nâng cao đạo đức, lối sống. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

III.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
Mai Thái Hòa

Trang 1


Đề cương nghiên cứu khoa học
Hoạt động giao tiếp của học sinh trừơng THPT Nguyễn Đình Chiểu, đặt biệt là
đối với hoạt động giao tiếp của những học sinh cá biệt, những học sinh đã từng
phạm lỗi vô lễ với giáo viên hay người lớn.
2. Khách thể nghiên cứu:
 Hoạt động quản lý BGH trong nhà trường Trung học Phổ thông Nguyễn Đình
Chiểu.
 Hoạt động giáo dục đạo đức lối sống của giáo viên trường Trung học Phổ thông
Nguyễn Đình Chiểu.
 Sự quan tâm của gia đình học sinh về vấn đề này.
 Môi trường giao tiếp ở gia đình, nhóm bạn.. của học sinh.

Giả thuyết khoa học của đề tài


IV.

Nếu Ban giám hiệu Trường đề ra nội quy về vấn đề này nghiêm khắc hơn, giáo
viên làm tốt công tác giáo dục đạo dức lối sống cho học sinh, gia đình học sinh có
quan tâm đến hoạt động của con em mình và nhận thức của học sinh về nét đẹp văn
hóa trong giao tiếp…sẽ giúp cho học sinh nâng cao phẩm chất đạo đức, tạo được nét
đẹp trong văn hóa giao tiếp góp phần nâng cao chất lựơng giáo dục.

Nhiệm vụ nghiên cứu

V.


Nghiên cứu sách báo, những tài liệu có liên quan đến tâm lý học lứa tuổi, kĩ năng

giao tiếp,văn hóa trong giao tiếp…
 Học hỏi kinh nghiệm của những người đã từng nghiên cứu đề tài này, kinh nghiệm
giáo dục đạo đức lối sống để rút ra bài học lịch sử phát triển của đề tài này.
 Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động giao tiếp của học sinh khối 11 ở trường
Trung học Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu diễn ra như thế nào.
 Đề ra kế hoạch, những phương pháp cụ thể để khắc phục vấn đề. Khuyến khích
giáo viên trường Trung học Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu tham gia thực hiện các
phương pháp đã đề ra.
 Tiến hành thực nghiệm tại 10 lớp 11 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Đình
Chiểu. Nếu có hiệu quả cao sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể, nếu hiệu quả
không cao tiến hành nghiên cứu phương pháp mới.
 Rút ra các kết luận khoa học
Mai Thái Hòa

Trang 2



Đề cương nghiên cứu khoa học
VI. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
1. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Mục đích phương pháp: nghiên cứu các tư liệu có liên quan đến kĩ năng giao
tiếp, đạo đức lối sống ,tâm lý học lứa tuổi của học sinh để thu thập thông tin làm cơ
sở xác định rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
Nội dung: đọc các sách báo, những tư liệu có liên quan đến kĩ năng giao tiếp,
đạo đức lối sống ,tâm lý học lứa tuổi của học sinh như:
 Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại_tác giả: Thái Duy Tuyên, nhà xuất bản
Giáo dục.
 Sinh tâm lý học và Tư vấn tâm lý _ Th.s Nguyễn Thơ Sinh, nhà xuất bản lao động
 Tâm lý học sư phạm_tác giả: PGS Lê Văn Hồng, nhà xuất bản: Bộ Giáo dục và
Đào tạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
 Đạo đức học_ tác giả: Phạm Khắc chương_ Nguyển Thị yến Phương, nhà xuất bản
Đại học Sư phạm.
 Rèn luyện những thói quen tốt cho học sinh_Trần Mênh Mông, nhà xuất bản Văn
hoá- thông tin
 Chỉ nam nhân cách học trò_ Phạm Khắc Chương, nhà xuất bản Thanh Niên Sinh
tâm lý học và Tư vấn tâm lý _ Th.s Nguyễn Thơ Sinh, nhà xuất bản lao động
 Học ăn học nói, học gói học mở_ Hoàng Liên, nhà xuất bản trẻ.

Cách tiến hành: Sưu tầm các tài liệu, tìm hiểu, phân tích các vấn đề có liên
quan đến đề tài để làm cơ sở, luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết.
b.

Phương pháp quan sát
- Mục đích: thông qua các phương tiện quan sát ( tri giác, các phương tiện kỉ

thuật dể hổ trợ: máy chụp hình, quay phim, thu âm) nhằm thu thập các số liệu , dữ
kiện cần nghiên cứu.
- Nội dung:

Mai Thái Hòa

Trang 3


Đề cương nghiên cứu khoa học
Quan sát tình hình thực tế, tìm hiểu, ghi chép để bổ sung, hoàn chỉnh các thông
tin thu được.
- Cách tiến hành:
+ Quan sát công việc quản lý của BGH
+ Quan sát các hoạt động giao tiếp của học sinh, các hoạt động giáo dục đạo
đức lối sống cho học sinh, các hoạt động ngoài giờ…
+ quan sát môi trường giao tiếp của học sinh ở gia đình, nơi công cộng…
c.

Phương pháp đàm thoại:
- Mục đích: Nhằm làm rõ thêm các thông tin đã nắm bắt được.
- Nội dung:
+ Cách chỉ đạo, quản lý của Hiệu trưởng đối với rèn luyện ngôn phong của học
sinh nói chung và của khối lớp 11 nói riêng. Thông qua văn bản hướng dẫn, chỉ đạo,
nội quy…
+ Những thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục đạo đức lối sống, thực hiện
rèn luyện ngôn phong cho học sinh.
+Ý thức của học sinh về nét đẹp văn hóa trong giao tiếp.
+Sự khác nhau giữa việc giáo dục đạo đức lối sống của học sinh
theo cách cũ và theo cách mới.

- Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp đối với từng đối tượng trò chuyện.
+ Lựa chọn, bố trí thời gian, không gian thích hợp.
+ Tiến hành trò chuyện, ghi thông tin và xử lý.

2.
a.

Các phương pháp hỗ trợ
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Mục đích: Rút ra được những ưu và khuyết điểm của hoạt động giáo dục đạo
đức lối sống học sinh khối lớp 11 nói riêng, và học sinh toàn trường Trung học Phổ
thông Nguyễn Đình Chiểu nói chung.

Mai Thái Hòa

Trang 4


Đề cương nghiên cứu khoa học
- Nội dung: tiến hành tìm các kết luận liên quan đến đề tài cần nghiên cứu
- Cách tiến hành:
Chọn đối tượng để nghiên cứu
Sưu tầm tài liệu: văn bản báo cáo,bài viết về đối tựơng nghiên cứu.
+ Tham dự các cuộc họp tổ, tổng kết chuyên đề
+ Nghiên cứu các báo cáo tổng kết, chuyên đề
+ Xây dựng mô hình lý thuyết về giáo dục đạo đức.
+ Phân tích, hệ thống để rút ra bài học kinh nghiệm, quy luật giáo dục đạo đức
lối sống.
b.


Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mục đích: Từ những thực nghiệm làm cơ sở để khẳng định và làm rõ kết luận
đã được rút ra hoặc tìm ra lý thuyết mới, quy luật mới, phương pháp mới, hoặc một
sự phát triển mới trong giáo dục.
Nội dung:






Nội dung nghiên cứu rút ra từ các kết luận của phương pháp quan sát,điều tra.
Hoạt động quản lý của Ban giám Hiệu.
Nhận thức của học sinh.
Quan tâm của gia đình học sinh.
Cách tiến hành

 Công tác chuẩn bị: ta tiến hành hoạch định công việc và các bước tiến hành.
 Chọn đối tượng(chọn lớp để thực nghiệm, lớp để đối chứng) và nơi thực nghiệm.
 Tiến hành thực nghiệm và đánh giá theo kế hoạch đã đề ra.
 Xử lý kết quả
 Rút ra kết luận.
VII. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian, địa điểm: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu thành phố Mỹ Tho
tỉnh Tiền Giang.
Thời gian: học kì 2 năm học 2010-2011.
- qui mô: khối lớp 11 của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, khoảng 10 lớp.

Mai Thái Hòa


Trang 5


Đề cương nghiên cứu khoa học

Dự kiến bố cục chương trình

VIII.

Trang bìa chính, trang bìa phụ.
Mục lục
Lời nói đầu.
Phần I: Mở đầu
I.
II.
III.
IV.
V.
VI.
VII.

Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương II: Thực trạng vấn đề “Ngôn phong của học sinh khối 11 trừơng
THPT Nguyễn Đình Chiểu”năm học 2010-2011
Chương III: Một số giải pháp giáo dục đạo đức lối sống đạt hiệu quả cao cho
học sinh khối lớp 11 nói riêng và của học sinh toàn trường nói chung
Phần III: Kết Luận và khuyến nghị

IX.

1.

Kết Luận

2.

Kiến nghị

Kế hoạch thực hiện
Số
thứ
tự

Thời gian

Nội dung công Địa điểm
việc

Người
thực hiện


9.11.2010

Phổ biến nội
dung

10.11.2010

Xác định đặt
tên đề tài

Th.s
Lương
Minh Như
Mai Thái
Hòa

1
2

Mai Thái Hòa

Trường Đại
học Tiền
Giang
Trường Đại
học Tiền
Giang

Trang 6


Ghi chú


Đề cương nghiên cứu khoa học
11/11/2010
3
11/11/2010
4
12/11/11/2010
5
21/11/2010

Xây dựng đề
cương nghiên
cứu
Xác định vấn
đề có liên
quan đến đề
tài
Phân tích tài
liệu để xây
dựng đề
cương
Viết đề cương

6
02.12.2010
7

Mai Thái Hòa


Báo cáo và
nộp đề cương
cho hội đồng
nhiệm thu

Trường Đại
học Tiền
Giang
Trường Đại
học Tiền
Giang

Mai Thái
Hòa

Trường Đại
học Tiền
Giang

Mai Thái
Hòa

Trường Đại
học Tiền
Giang
Trường Đại
học Tiền
Giang


Mai Thái
Hòa

Trang 7

Học viên
Mai Thái
Hòa

Mai Thái
Hòa



×