Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất gừng tại phường thủy biều thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.96 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

uế

------

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT GỪNG
TẠI PHƯỜNG THỦY BIỀU – THÀNH PHỐ HUẾ

Sinh viên thực hiện
Lê Ngọc Phong
Lớp: K42 KDNN



Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS Mai Văn Xuân

Huế, 05/2012


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu đề tài.......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................................... 2
3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu..............................................................2
3.2. Phương pháp toán kinh tế. .................................................................................2

uế

3.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo. ............................................................2
3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích. ................................................................3

H

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 4

tế


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 4

h

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4

in

1.1.1. Khái niệm, bản chất, bản chất của hiệu quả kinh tế .................................4
1.1.2. Khái niệm về nông hộ và những vấn đề liên quan đến nông hộ...............6

cK

1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và giá trị của cây gừng..................................8
1.1.3.1. Nguồn gốc và sự phân bố. ......................................................................8
1.1.3.2. Đặc điểm sinh học của cây gừng. ..........................................................8

họ

1.1.3.3. Giá trị của gừng trong đời sống con người. .......................................10
1.1.3.4. Giá trị kinh tế của cây gừng. ...............................................................10

Đ
ại

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây gừng. ..11

1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................12
1.2.1. Tình hình sản xuất gừng ở trên thế giới ...................................................12

1.2.2. Tình hình sản xuất gừng ở Việt Nam........................................................13

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY GỪNG CỦA
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY BIỀU..................................................... 14
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ......................................................14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................14
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................14
2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng .............................................................14
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết...................................................................................15
2.1.1.4. Điều kiện về thủy văn...........................................................................17
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của phường Thủy Biều ...................................19
2.1.2.1. Tình hình dân cư và nguồn lao động của phường Thủy Biều .........19
2.1.2.2. Biến động sử dụng đất của phường Thủy Biều. ................................20
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đời sống và sản
xuất của phường Thủy Biều. ............................................................................22

uế

2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của phường Thủy Biều........................25
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của phường Thủy Biều .................29

H


2.1.3.1. Thuận lợi ...............................................................................................29
2.1.3.2. Khó khăn ...............................................................................................29

tế

2.2. Tình hình sản xuất gừng trên địa bàn phường Thủy Biều............................30
2.2.1. Thực trạng sản xuất cây gừng trên địa bàn phường Thủy Biều, TP Huế ... 30

h

2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất gừng của các nông hộ điều tra tại

in

phường Thủy Biều.................................................................................................................... 32

cK

2.2.2.1. Giới thiệu phương pháp điều tra................................................................... 32
2.2.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ trồng gừng điều tra năm
2011 .....................................................................................................................35

họ

điều tra năm 2011 .......................................................................................................... 35
2.2.2.3. Đất đai của các nông hộ trồng gừng điều tra năm 2011 ...................36

Đ
ại


2.2.2.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra: .......37
2.2.3 Tình hình đầu tư thâm canh của nhóm hộ điều tra. ................................39
2.2.3.1. Tình hình sử dụng giống gừng của các nhóm hộ điều tra. ...............39
2.2.3.2. Phân bón: ..............................................................................................40

2.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất gừng trên địa bàn phường Thủy Biều....43
2.2.4.1. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất .....................................43
2.2.4.2. Kết quả sản xuất gừng của các hộ điều tra ........................................46
2.2.4.3. Hiệu quả kinh tế của sản xuất gừng tại các nông hộ điều tra. .........47
2.2.5. Thị trường tiêu thụ và chuổi cung gừng các nông hộ điều tra. .............50
2.2.5.1. Thị trường tiêu thụ gừng. ....................................................................50
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.5.2. Tình hình tiêu thụ.................................................................................51
2.2.5.3. Chuỗi cung ứng cây gừng ....................................................................54
2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng ..........57
2.2.6.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của quy mô diện tích: .........................57
2.2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả
sản xuất gừng .....................................................................................................59
2.2.7. Tình hình sản xuất gừng năm 2012 của phường Thủy Biều. .................62

uế

2.2.8. Những khó khăn và nguyện vọng của bà con trong sản xuất gừng. .....63
CHƯƠNG III : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO


H

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GỪNG ............................................................................................ 67
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây gừng trên địa bàn phường

tế

Thuỷ Biều ..................................................................................................................67
3.1.1. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất Thanh Trà............67

h

3.1.2. Giải pháp về giống và kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây gừng....68

in

3.1.3. Giải pháp về vốn. .......................................................................................69

cK

3.1.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ...............................................................70
3.1.5. Một số giải pháp khác................................................................................70
3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô.....................................71

họ

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 73
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 73


Đ
ại

2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 75

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

TS

: Thủy sản

XDCB

: Xây dựng cơ bản

TLSX


: Tư liệu sản xuất

GO

: Tổng giá trị sản xuất.

C

: Chi phí sản xuất.

N, P, K

: phân bón đạm, lân, kali

TT

: Chi phí sản xuất trực tiếp

I

: Lãi vay ngân hàng

TSCĐ

: Tài sản cố định

H

tế


h

: Khấu hao tài sản cố định
: Chi phí tự có

cK

TC

in

De

uế

HTX

: Thu nhập hỗn hợp

NB

: Lợi nhuận kinh tế ròng

Đ
ại

họ

MI


Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của phường Thuỷ Biều năm 2011 .............................. 19
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất phường Thủy Biều qua 3 năm (2009-2011) .......................... 21
Bảng 3: Qui mô và giá trị sản xuất phường Thủy Biều qua 3 năm (2009-2011).................... 28
Bảng 4: Diện tích, năng suất, giá trị tổng sản lượng gừng ........................................................ 31
Bảng 5: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra năm 2011 .......................................................... 34

uế

Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ trồng gừng điều tra năm 2011 .. 35

H

Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai tính bình quân/ hộ .............................................................. 36
Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2011 ...... 38

tế

Bảng 9: Tình hình sử dụng giống gừng tính BQ/ha của nhóm hộ điều tra năm 2011............ 39
Bảng 10: Tình hình sử dụng các loại phân bón tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2011 41

h


Bảng 11: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất gừng bình quân /ha/ vụ của các nhóm hộ điều

in

tra năm 2011. ............................................................................................................ 44
Bảng 12: Sản lượng, năng suất trồng gừng các hộ điều tra năm 2011..................................... 46

cK

Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất cây gừng........ 58
Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng

họ

trồng ngoài đất.......................................................................................................... 61
Bảng 13: Hiệu quả kinh tế của sản xuất gừng tại các nông hộ điều tra năm 2011
(Tính bq/ha)......................................................................................................48

Đ
ại

Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất gừng
trong bao ................................................................................................................ 61
Bảng 18: Định hướng quy mô sản xuất trong vụ gừng của năm 2012.......................... 63
Bảng 19: Tổng hợp những khó khăn và nguyện vọng của bà con trong sản
xuất gừng. ................................................................................................ 65

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong



GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do nghiên cứu đề tài.
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Bắc miền trung, chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc
của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Đất đai hết sức đa dạng và phân bố trên nhiều loại
địa hình sinh thái: gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển. Tuy nhiên diện
tích đất trồng cây hằng năm thấp vào khoảng 15,07% tức 76,168 ha. Việc diện tích đất
cây hằng năm ít đã làm cho thu nhập của bà con nông dân rất bấp bênh do phụ thuộc

uế

nhiều vào cây lúa hoặc cây lâu năm.

Đứng trước tình trạng đó, trong những năm qua các cấp các ngành của tỉnh đã có

H

nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các cây trồng thay thế phù hợp,
có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập cho nhân dân.

tế

Cây gừng từ lâu đã được trồng ở địa phương như là cây gia vị phục vụ cho nhu
cầu trong gia đình. Qua canh tác nhiều năm cây gừng tỏ ra là cây dễ trồng khá phù hợp

h


với điều kiện canh tác ở đây. Thủy Biều là một phường của thành phố Huế có khá

in

nhiều hộ trồng gừng từ lâu nay. Thông qua anh Võ Văn Khảm – phó chủ tịch hội nông

cK

dân phường tôi được biết hiện phường có trên 100 hộ dân có tham gia sản xuất cây
gừng. Tuy nhiên phần lớn các hộ dân trồng gừng theo phương thức truyền thống, tức là
trồng gừng ngoài nền đất nên gặp khó khăn trong chăm sóc, phòng trừ bệnh hại và

họ

thiên tai. Mặt khác, phường Thủy Biều là phường có diện tích cây trồng lâu năm mà
điển hình là cây Thanh Trà là rất lớn. Việc phát triển cây thanh trà đã mang lại hiệu
quả kinh tế rất lớn ở địa phương góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Thủy Biều

Đ
ại

trong những năm gần đây. Tuy nhiên Thanh Trà là loại cây lâu năm, thời gian từ lúc
trồng cho tới khi cho thu hoạch lứa quả đầu tiên là 5 năm, do vậy trong thời gian kiến
thiết đó đất đai rất nhàn rỗi. Với một vùng đất phù sa màu mỡ như ở đây thì điều đó
thật lãng phí. Xuất phát từ thực trạng đó, hội nông dân Thủy Biều đã rất năng động đi
tìm hiểu học hỏi nhiều loại giống cây con có hiệu quả kinh tế cao để về tiến hành trồng
xen nhằm tận dụng diện tích đất nhàn rỗi dưới tán cây Thanh Trà. Thời gian gần đây
mô hình trồng gừng trong bao tỏ ra là một mô hình mới rất có hiệu quả ở nhiều nơi
trên nước ta. Nhận thấy tiềm năng của mô hình này trên vùng đất của phường, hội
nông dân đã mạnh dạn triển khai thí điểm trên địa bàn và bước đầu thu được những kết


Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

1


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

quả khả quan. Mặc dù vậy, do tập quán sản xuất lâu đời và lo ngại không có đầu ra nên
bà con nông dân ở đây vẫn còn khá dè dặt.
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy cần phải vận dụng kiến thức mà mình học được trên
trường để giúp bà con nông dân ở đây nhận thấy được đúng cơ hội của mình đối với
cây gừng, từ đó giúp bà con có hướng sản xuất hợp lí nhằm giải quyết được những vấn
đề đang hiện hữu trong tình hình sản xuất của bà con nông dân nơi đây. Trong đợt thực
tập cuối khóa này, được nhà trường tạo cho cơ hội về địa phương để nắm bắt tình hình
cụ thể nên tôi quyết định sẽ chọn đề tài:” Hiệu quả kinh tế sản xuất gừng tại phường

uế

Thủy Biều Thành phố Huế ” để làm khóa luận tốt nghiệp.Thông qua đó, tôi hi vọng có
thể góp phần nào đó trong việc cung cấp cho chính quyền và nhân dân địa phương những

H

thông tin bổ trợ hữu ích để có phương hướng sản xuất đúng đắn trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất gừng


-

Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ gừng ở

tế

-

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

gừng tại địa phương.

cK

-

in

hiệu quả sản xuất gừng.

h

phường Thủy Biều thành phố Huế. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và

3. Phương pháp nghiên cứu.
-

họ


3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
Là phương pháp thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài. Số liệu thứ cấp

được thu thập từ chính quyền, ban ngành địa phương. Số liệu sơ cấp được thu thập qua

Đ
ại

quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đối với các hộ có trồng gừng.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp: mẫu điều tra là 60 hộ trong

đó các hộ được chọn rút ra từ danh sách của hợp tác xã Thủy Biều cung cấp có số lượng cụ
thể như sau: 30 hộ thuộc khu vực Trường Đá, 30 hộ thuộc khu vực Đông Phước I.
3.2. Phương pháp toán kinh tế.
-

Sử dụng các phương pháp toán để tính các chỉ tiêu kết quả: GO, C, MI, NB.

3.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
-

Là phương pháp thu thập thông tin dưới sự trợ giúp của những chuyên gia

có hiểu biết rõ về vấn đề nghiên cứu.

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

2



GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp
-

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự hướng dẫn của thầy cô, tôi còn

tiến hành phỏng vấn các cán bộ phòng HTX phường Thủy Biều, hội nông dân phường
Thủy Biều. Hơn thế nữa, tôi còn được sự trợ giúp của những bà con nông dân có kinh
nghiệm trồng gừng lâu năm để làm rõ các vấn đề của nội dung cần nghiên cứu.
3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích.
-

Phương pháp phân tổ thống kê: Dùng phương pháp này nhằm tổng hợp số

liệu đã điều tra được, từ đó tiến hành phân tích để tìm ra các mối liên hệ chung. Bằng

uế

phương pháp này tìm ra mối liên hệ lẫn nhau của các yếu tố riêng biệt như: năng suất,
chi phí sản xuất, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận kinh tế ròng…từ đó đánh giá được mức

-

H

độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất.

Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố do đó việc phân tổ thống


tế

kê nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu
các nhân tố trong mối quan hệ với nhau và với kết quả và hiệu quả sản xuất.
Phương pháp thống kê so sánh: kết quả và hiệu quả kinh tế của quá trình

h

-

in

sản xuất được tính toán lượng hóa thông qua các chỉ tiêu khác nhau: Năng suất, GO,

cK

MI, NB. Hệ thống chỉ tiêu đó phản ánh mức độ đạt được của từng lĩnh vực. Cho nên
khi đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế, cần so sánh mức đạt được của các chỉ tiêu
theo các nhóm hộ theo cách thức phân tổ từ đó rút ra kết luận.

-

họ

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến sản xuất gừng tại

Đ
ại


phường Thủy Biều thành phố Huế.
-

Phạm vi: Các vấn đề liên quan đến vấn đề hiệu quả kinh tế trồng gừng của

các hộ gia đình ở Thủy Biều.
-

Không gian: Xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng gừng tại

các khu vực của phường. Trong đó tiến hành nghiên cứu tại hai khu vực tập trung nhiều nhất các
hộ trồng gừng của phường là: Trường Đá và Đông Phước I
-

Thời gian: Xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng gừng trong giai

đoạn 2009- 2011. Trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu vụ trồng gừng năm 2011.

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

3


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm, bản chất, bản chất của hiệu quả kinh tế
 Khái niệm hiệu quả kinh tế:
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Và để
làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu

uế

quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất,

H

các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

Hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra

tế

hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay mứ sinnh lời của đồng vốn. Với
các yếu tố đầu vào hay lượng tài nguyên nhất định , để tạo ra một khối lượng sản phẩm

h

lớn nhất có thể có là mục tiêu chung của nhà sản xuất. Hay nói cách khác, ở mức sản

in

lượng nhất định làm thế nào để đạt được mức sản lượng ấy sao cho chi phí tài nguyên
và lao động là thấp nhất. Điều này cho thấy quá trình sản xuất thể hiện mối quan hệ

cK


mật thiết giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, là biểu hiện tất cả các mối quan hệ cho thấy
tính hiệu quả của sản xuất.

họ

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả sản xuất là điều kiện để tích lũy và tái
đầu tư mở rộng, là động lực thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy
đánh giá hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh

Đ
ại

tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lí kinh doanh các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả
kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh. Đây là đòi hỏi khách
quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người ngày một nâng
cao trong khi nguồn lực có hạn. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Vậy nên hiểu hiệu quả kinh
tế thế nào cho đúng. GS TS Ngô Đình Giao cho rằng: “hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn
cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lí của Nhà nước”. Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “hiệu quả kinh tế

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

4


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân


Khóa luận tốt nghiệp

còn gọi là : “ hiệu ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động
kinh tế ( bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”.
Còn tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: “hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách
quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.
Về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như
Farrell(1957), Schultz(1964), Rizzo(1979), và Ellis(1993). Các học giả trên đều đi đến
thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật

uế

(technical efficency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficency), và hiệu
quả kinh tế (economic efficiency).

H

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật

tế

hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong
mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật

in

bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

h


chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm

cK

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính

họ

đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả
giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này cũng giống như xác định các điều

Đ
ại

kiện về lí thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ

thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được
một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa
phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt
cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu
quả kinh tế.
Qua phân tích ở trên có thể khái quát lại: “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong


5


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong đó quá trình tái sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.
 Bản chất của hiệu quả kinh tế:
Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính là hao
phí lao động xã hôi. Cho nên thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hóa trên một đơn
vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối
đa các nguồn lực cần có. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất

uế

của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt

H

được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm

tế

khác nhau nhưng đều thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi
nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, vật lực…


h

Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với

cK

kinh tế càng lớn và ngược lại.

in

chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có

họ

quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là
quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh

Đ
ại

tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi
phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra
nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu
quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan
so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra.
1.1.2. Khái niệm về nông hộ và những vấn đề liên quan đến nông hộ

Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh
tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống chung trong
một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công, người
cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về Hộ: “Hộ” gồm những
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

6


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một
ngân quĩ.
Giáo sư Mc Gê (1989) – Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng: “Hộ”
là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở chung
trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “hộ là một hệ thống các nguồn
lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và

uế

phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”.
Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981, 1982),

H

Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng


giống như các công ty, xí nghiệp khác”.

tế

chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế

Nhóm các nhà nhân chủng học (các đại biểu Waller (áo 1982), Wood (Mỹ

h

1985) cho rằng: “Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo

in

thông qua quá trình tổ chức nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào

cK

sản xuất”.

Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra một số
định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế

họ

mà chúng phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong một
nền kinh tế thị trường là:

Đ
ại


Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các
các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia
đình nông dân trước những thiên tai.
Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính

kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông
trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “Người nông dân làm
công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy”
(Woly,1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm
chủ vốn đầu tư và tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

7


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở
kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu
sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn
hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu
hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao.
Tóm lại trong nền kinh tế hộ gia đình nông dân được quan niệm trên các khía cạnh:
Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh

uế


tế. Các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động …) được góp
thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn

H

chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến
chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.

tế

Gia đình (Family) là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ hŕng,
có cůng chung huyết tộc. Trong nhiều xă hội khác nhau các mối quan hệ họ hŕng xây

h

dựng nęn một gia đình rất khác nhau. Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình

in

(Household) khi các thành viên gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế.

cK

1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và giá trị của cây gừng.
1.1.3.1. Nguồn gốc và sự phân bố.
Gừng đã được trồng rộng rãi từ rất lâu đời ở các nước nhiệt đới Châu Á. Đến nay

họ


vẫn chưa tìm thấy gừng mọc dại ở bất cứ khu vực nào trên thế giới. Một vài ý kiến giả
định rằng gừng bắt nguồn từ Ấn Độ và từ đây nó được đưa đến các nước Châu Âu, các

Đ
ại

nước Đông Phi bởi những thương nhân Ả Rập (Lê Đình Mỗi và cộng tác viên năm 2002).
Theo Giáp Kiều Hưng (2004), Ở Việt Nam cây gừng (Zingiber officinale) được

trồng khá phổ biến từ Bắc (tỉnh Lạng Sơn) vào Nam (Cà Mau tỉnh Minh Hải). Nhưng
chủ yếu được trồng với quy mô nhỏ, trong các hộ gia đình với sản lượng chưa nhiều,
cung cấp cho thị trường địa phương và trong nước là chính.
1.1.3.2. Đặc điểm sinh học của cây gừng.
Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m. Lá màu xanh đậm dài 15 –
20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng,
có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm. Thân ngầm
phìng to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ. Rễ và củ chỉ
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

8


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm. Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc
từ gốc dài tới 15 – 20cm. Hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh
hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa màu tím. Số luợng chồi nằm ở củ gừng
không nhiều, là nguồn giống duy nhất hiện nay để trồng rừng.

Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung
bình hàng năm 21 – 27 độ C, lượng mưa hàng năm 1.500 – 2.500mm. Cây gừng được
trồng ở nơi có độ cao trên mặt nước biển từ vài mét tới 1.500m. Tại các vùng núi cao

uế

hơn 1.500, khí hậu lạnh, nhiều sương giá thì không nên trồng gừng.
Cây gừng thích hợp ở vùng có một mùa khô ngắn, có nhiệt độ không khí tương đối cao

H

trong thời kỳ củ gừng thành thục. Vì vậy, khí hậu ở nhiều địa phương miền Nam nước
ta thích hợp cho trồng gừng.

tế

Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ
nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng,

h

tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp

in

cho trồng gừng.

cK

Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7. Ở nước ta có 2

loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản
phẩm phong hoá từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi và đất nung đỏ trên badan, poocphia

chịu bóng.

họ

và các loại đá mác ma trung tính và kiềm. Gừng là loài cây ưa sáng nhưng có khả năng

Đ
ại

Cây gừng cũng sinh trưởng tương đối tốt dưới tán che của các vườn cây ăn quả
và một số loại rừng trồng. Tuy nhiên, dưới độ tán che 0,7 – 0,8 của các rừng gỗ tự
nhiên, cây gừng trồng cho năng suất củ chỉ bằng ½ năng suất trồng ở nơi ánh sáng
hoàn toàn trên cùng một loại đất. Vì cây gừng có biên độ rộng về nhu cầu ánh sáng nên
nó có vị trí quan trọng trong phương thức lâm nông kết hợp. Gừng là loài cây ưa ẩm
nhưng không chịu úng nước. Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó, nhu
cầu về N nhiều nhất, sau đó K và P. Vì vậy, muốn đạt năng suất cao phải trồng gừng
trên đất tốt, nếu trồng trên đất xấu phải bón phân.

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

9


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp


1.1.3.3. Giá trị của gừng trong đời sống con người.
 Giá trị dinh dưỡng:
Trong 100gam gừng có 80 kcal năng lượng, 78,89 g nước, 1,82 g protein,0,75 g
chất béo, 17,77 g Carbohydrate, 2,0g Chất xơ, 1,70g Đường tổng số, 16mg Canxi (Ca),
0,6mg Sắt (Fe), 43mg Magiê (Mg), 34mg Phốt pho (P), 13mg Natri (Na), 5,0mg
Vitamin C….Trong cuộc sống con người dùng gừng làm gia vị trong một số món ăn
hoặc dùng để chế biến thành mứt, kẹo gừng hoặc trà gừng. Trong công nghiệp chế biến

uế

gừng là nguyên liệu để tạo ra các loại tinh dầu gừng hoặc nhựa dầu gừng.
Ngoài ra gừng còn là một vị thuốc rất quen thuộc nhưng hiệu quả trong một số

H

bài thuốc dân gian. Gừng có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm

1.1.3.4. Giá trị kinh tế của cây gừng.

tế

đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy.

Trước đây cha ông ta chỉ dùng gừng như là một loại gia vị, một vị thuốc nên nó

h

chỉ được trồng một vài khóm trong vườn của các hộ gia đình. Khi xã hội phát triển,

in


con người biết cách chế biến gừng thành các loại thực phẩm như mứt, trà...hoặc các

cK

loại tinh dầu, nhựa dầu để sử dụng trong đời sống của mình. Các sản phẩm làm từ
gừng nhờ vậy ngày càng trở nên đa dạng. Giá trị của cây gừng nhờ thế được nâng lên
rất nhiều. Từ chỗ chỉ là cây gia vị, cây thuốc, ngày nay cây gừng đã được trồng với

họ

quy mô lớn hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu phong phú của con người. Cây gừng ngày
nay đã có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nhiều nơi. Nhiều nông dân đã

Đ
ại

nhờ cây gừng mà làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương. Ví dụ:” Anh Võ Văn
Kiển ở ấp Hội An, xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Trồng 100kg gừng giống trên diện
tích 300m2 đất năm 2011 đã thu lãi trên 60 triệu đồng. Phấn khởi với hiệu quả từ cây
gừng mang lại năm nay anh Kiển tiếp tục chọn cây gừng để phát triển kinh tế.” (theo
) hoặc:” Lão nông Ninh Xuân Đăng ở ấp Tân Đồng, phường Tân
Thiện TX.Đồng Xoài năm nay đã 70 tuổi nhưng đã khiến cho nhiều người phải nể khi
tiên phong chuyển đổi diện tích trồng hoa màu sang trồng gừng trong bao. Đến nay,
ông đã có 3.000 bao trồng gừng chuẩn bị cho thu hoạch và hiện đang hứa hẹn một kết
quả khả quan.” (theo baobinhphuoc.com.vn).

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

10



GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Như vây, cây gừng ở nước ta là một loại cây có giá trị kinh tế. Nó được trồng ở
nhiều nơi và hoàn toàn có thể thích nghi với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế để
trở thành một trong những cây trồng có thể mang lại thu nhập cho các hộ nông dân.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây gừng.
 Chỉ tiêu đánh giá kết quả:
-

Tổng giá trị sản xuất(GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao

động sản xuất xã hội tao ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
(i = 1,...,n)

uế

GO = Qi * Pi
Qi: là loại sản phẩm i

-

H

Pi: giá bán đơn vị sản phẩm i

Tổng chi phí sản xuất: là toàn bộ những chi phí bằng tiền mặt hoặc vật chất của


tế

hộ bao gồm:

+ Chi phí sản xuất (C): là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến hành sản

h

xuất kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với lãi vay ngân hàng

in

(i) và khấu hao TSCĐ (De) (kể cả lao động thuê ngoài)

cK

C = TT + i + De

+ Chi phí tự có (TC): Là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiền
mặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như: Lao động gia đình, vật tư gia

-

họ

đình tự cung cấp, giống tự có

Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi đã trừ đi các


Đ
ại

khoản chi phí sản xuất.

-

MI= GO – C

Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã

trừ đi chi phí tự có (TC), hoặc là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO) sau khi đã
trừ đi chi phí sản xuất (C) các khoản vật tư tự sản xuất và lao động gia đình (TC)
NB = MI – TC
NB = GO – C - TC
 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
-

GO/C: chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu

được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong một năm.
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

11


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp


GO/C = Tổng giá trị sản xuất ÷ Chi phí sản xuất
-

MI/C: chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra mang lại bao

nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp trong một năm.
MI/C = Thu nhập hỗn hợp ÷ Chi phí sản xuất
-

NB/C: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được

bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một năm
NB/C = Lợi nhuận ÷ Chi phí sản xuất

1.2.1. Tình hình sản xuất gừng ở trên thế giới

uế

1.2. Cơ sở thực tiễn

H

Trong giai đoạn từ 1975 đến 1980, Ấn Độ là nhà sản xuất gừng quan trọng,
chiếm khoảng 30-35% thị phần thế giới. Sau Ấn Độ là Trung Quốc, với thị phần

tế

khoảng 10-15%. Tuy nhiên, ở nửa sau của thập niên 90, sản xuất gừng của Trung
Quốc đã tăng lên đáng kể và thị phần gừng của Ấn Độ đã giảm mạnh. Chi phí đầu vào


h

tăng và cạnh tranh nhờ giá rẻ từ Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến việc Ấn Độ mất

in

dần thị phần gừng của mình trong thương mại toàn cầu.

cK

Tuy nhiên, sản lượng gừng thấp tại Trung Quốc đã giúp các thương nhân Ấn Độ
tăng xuất khẩu của họ trong tháng 11/2011 đến hơn 400%, chủ yếu từ thị trường Trung
Đông và các thị trường phi truyền thống khác.

họ

Hiện tại, giá gừng trong nước đang đứng ở mức cao: cao hơn tới 300 USD/tấn
so với giá gừng Trung Quốc. Trước đó, báo giá gừng của Ấn Độ thường cao hơn gần

Đ
ại

gấp đôi báo giá của Trung Quốc và Nigiêria.
Các báo cáo cho biết rằng sản xuất gừng tại Ấn Độ năm nay sẽ tăng hơn 25% -

30% so với năm trước vì giá gừng trên thị trường hiện đang rất cao. Nhu cầu tiêu dùng
gừng trong nước cũng đang tăng trưởng dần.
Theo dự kiến, lượng gừng tươi cung cấp cho thị trường vào cuối tháng 1/2012
có thể giúp làm giảm bớt sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường đôi chút; nhưng nhu
cầu xuất khẩu gừng Ấn Độ gia tăng trong sự thiếu vắng của nước xuất khẩu gừng lớn

là Trung Quốc có thể đẩy giá gừng trong nước tăng cao hơn nữa.
Báo cáo từ London cho biết giá cả của gừng trên thị trường thế giới có thể tăng
gấp đôi do sản lượng thấp ở các nước vùng Viễn Đông vì mùa hè khắc nghiệt. Đặc biệt
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

12


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

là tại Trung Quốc, nước cung cấp khoảng 1/3 lượng gừng của thế giới, nông dân trồng
gừng ít hơn trong niên vụ vừa qua sau nhiều năm giá gừng xuống thấp không đem lại
lợi nhuận tương xứng với công sức họ bỏ ra.
Thêm vào đó, nguồn cung gừng trên thị trường còn bị hạn chế bởi người trồng
cố gắng bán gừng giống với mức giá cao để thu tiền mặt. Đồng thời, Trung Quốc áp
đặt luật xuất khẩu nghiêm ngặt hơn sau vụ việc nông sản xuất khẩu của nước này
nhiễm thuốc trừ sâu gây hoang mang cho người tiêu dùng càng gây thêm áp lực về

uế

nguồn cung cấp gừng.
Sản lượng gừng thấp tại Trung Quốc và thu hoạch gừng trong nước chậm trễ

H

đang tạo điều kiện để mặt hàng này tăng giá trên thị trường Ấn Độ. Thương nhân cho
rằng, mặc dù giá gừng trên thị trường Ấn Độ thường giảm nhiệt sau vụ thu hoạch trong


tế

tháng mười hai hàng năm, nhưng cung lượng gừng trên thị trường nội địa vào thời gian
này rất thấp (theo trang http://www. rauquavietnam.vn).

h

1.2.2. Tình hình sản xuất gừng ở Việt Nam

in

Cây gừng (Zingiber officiale. Rose): thường là cây trồng nông nghiệp dùng làm

cK

gia vị, thức ăn hằng ngày. Ở nước ta, hằng năm thường trồng với diện tích lớn, nhất là
vào những tháng 3-4 hằng năm để thu hoạch vào dịp Tết âm lịch để làm mứt. Nhưng
tùy nhu cầu khác nhau như là gia vị trong bữa ăn, làm mứt, từng địa phương trồng các

họ

giống gừng khác nhau như gừng sẻ có củ nhỏ mùi thơm và cay hơn, gừng xơ có củ
lớn, xơ nhiều, ít cay dùng làm mứt. Hiện nay do nhu cầu làm gừng muối và cất tinh

Đ
ại

dầu gừng dùng trong nước và xuất khẩu rất lớn, nên trong vài năm qua nhiều giống
gừng theo nhu cầu trên đã nhập vào Việt Nam từ Nhật, Đài Loan, Trung Quốc được
nhân giống tại nhiều nơi như Long An, Hậu Giang, Đắc Lắc và đã được phổ biến

trồng với diện tích rất lớn ở các tỉnh. Huyện Gò Công Đông -Tiền Giang. Trong khi đó
giống gừng dùng muối làm thức ăn xuất khẩu qua Nhật, hiện đang được trồng với diện
tích lớn ở Bình Phước, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đắc Lắc. Ngoài ra nhu cầu
tinh dầu gừng cũng dần dần lớn và giá cao, do đó với những giống gừng trong nước sẽ
không đáp ứng được hướng phát triển này, hiện nay có một hai giống gừng trồng để cất
tinh dầu được nhập về, nhưng còn đang thử nghiệm, chưa được phổ biến trồng rộng rãi.

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

13


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY GỪNG
CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY BIỀU
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Thủy Biều là một trong những phường vùng ven của thành phố Huế, nằm
bên bờ sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6 km về phía Tây Nam.
Phía Đông giáp xã Thủy Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa

uế

-

H


Thiên Huế.

Phía Tây giáp xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-

Phía Bắc giáp phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-

Phía Nam giáp xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

h

Phường được chia làm 6 khu vực:

tế

-

+ Long Thọ

cK

+ Đông Phước 1

in

+ Trường Đá


+ Đông Phước 2

họ

+ Lương Quán

+ Trung Thượng

Với vị trí địa lí đặc thù như vậy vùng đất này từ lâu đã được đánh giá đầy tiềm

Đ
ại

năng để phát triển không gian đô thị và góp phần hoàn thiện thêm các khu chức năng
của thành phố.

2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng
Phường Thủy Biều có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc thoải về

phía sông Hương và được chia thành các dạng địa hình sau:
-

Nền khu vực dân cư hiện trạng có độ biến thiên từ 3,0m đến 5,6m.

-

Khu vực ruộng lúa có độ biến thiên từ 1,7m đến 3,8m.

-


Khu vực đất bồi ven sông Hương có cao độ nền biến thiên từ 0,3m đến 2,2m.

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

14


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp
-

Khu vực dọc trục Huyền Trân Công Chúa có độ biến thiên nền từ 4,7m

đến 22,9m.
-

Phường Thủy Biều có diện tích tự nhiên là 668,48 ha chiếm 9,25% diện

tích tự nhiên của thành phố Huế, trong đó diện tích các loại đất là 565,29 ha, phần còn
lại là phần diện tích của song ngòi trên địa bàn ( 103,19 ha).
Phường nằm trên lưu vực sông Hương, có địa hình tương đối bằng phẳng, nhìn
tổng thể như một bán đảo, địa hình thoải dần từ Đông sang Tây. Vùng đồi thấp chiếm

uế

khoảng 20% diện tích toàn phường và nằm dồn về phía Đông của phường, còn lại là
vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.


-

H

Về thổ nhưỡng, bao gồm 3 loại đất chính với tổng diện tích 565,29 ha, trong đó:
Đất phù sa được bồi hàng năm ( ký hiệu là Pb) có diện tích 311,64 ha phân bố

tế

dọc theo song Hương, thuộc các khu vực Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước I và
Đông Phước II. Là loại đất màu mõ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng( lúa, hoa màu, cây

Đất đỏ vàng phát triển trên đất sét ( ký hiệu là Fs) với diện tích 112,76 ha

in

-

h

ăn quả…) phát triển, đặc biệt là cây ăn quả, trong đó có cây đặc sản Thanh Trà.

cK

phân bố chủ yếu ở hai khu vực Trường Đá và Long Thọ.
Đất biến đổi do trồng lúa ( ký hiệu là Lp) chiếm diện tích khoảng 140,89 ha
nằm ở hai khu vực Trung Thượng và Trường Đá

họ


2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Kiểu khí hậu chủ đạo của phường Thủy biều là chịu ảnh hưởng của khí hậu

Đ
ại

nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, Thủy Biều nằm trong vùng khí hậu khắc ngiệt của miền
trung, là nơi mang khí hậu chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam. Mùa hè
nắng nóng oi bức, kèm theo gió nóng Tây Nam khô hanh. Mùa đông mưa nhiều gây ra
lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như quá trình sản xuất.
Mùa Đông bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, trong mùa này nhiệt độ
xuống thấp, kèm theo gió lạnh và độ ẩm không khí rất cao.
Mùa Hè bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 nhiệtu độ không khí lên rất cao, kèm
theo sự xuất hiện của gió nóng Tây Nam làm không khí khô hanh khó chịu.
-

Nhiệt độ không khí và giờ nắng:

+ Nhiệt độ trung bình/năm: 24-25,20C.
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

15


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp
+ Nhiệt độ tối cao: 410C.
+ Nhiệt độ tối thấp: 90C.

+ Tổng nhiệt độ năm: 8.700-9.0000C.
+ Số giờ nắng: trên 1.900 giờ/năm.
-

Chế độ mưa:

Thủy Biều có lượng mưa hàng năm biến động từ 2.600-2.800 mm, số ngày mưa
trung bình từ 140-150 ngày/năm. Tuy nhiên do chế độ mưa theo mùa, lượng mưa phân

uế

bố không đều giữa các tháng trong năm nên đã gây ra bất lợi cho việc phát triển cây ăn

Ở Thủy Biều có mùa mưa và mùa ít mưa.

H

quả, ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả, chất lượng quả và sự phát triển sâu bệnh hại.

Mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8, chiếm tỷ trọng từ 25-30% tổng lượng mưa

tế

trong năm. Mùa ít mưa trùng với thời kỳ có gió Tây Nam nên thường gây ra thiếu
nước trong sản xuất, đặc biệt đối với cây ăn quả trong giai đoạn quả phát triển mạnh (

h

từ tháng 5 đến tháng8). Mặc dù có sông Hương bao quanh nhưng Thủy Biều vẫn ảnh


in

hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng.

cK

Mùa mưa: Tổnglượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào 4 tháng, từ tháng 9
đến tháng 12, chiếm khoảng 70-75% tổng lượng mưa, đặc biệt tháng 10 và tháng11
chiếm 47-60% kượng mưa trong toàn năm. Sự phân bố lượng mưa ở Thừa Thiên Huế

họ

nói chung và ở Thủy biều nói riêng rất không đồng đều cả về không gian và cả thời
gian, gây nhiều bất lợi cho san xuất nông nghiệp.
Độ ẩm không khí:

Đ
ại

-

Độ ẩm không khí ở Thủy biều tháp vào mùa hè, cao về mùa đông. Độ ẩm không

khí trung bình năm đạt khoảng 85%, chỉ có 3 tháng (6,7,8) có ẩm độ khôgn khí dưới
80%. Ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, gây bất lợi
cho trồng trọt.
-

Gió bão, lũ lụt:


Phường Thủy Biều cũng như các địa phương khác của Thừa Thiên Huế chịu sự
chi phối của gió mùa trong năm. Mùa hè có gió Tây Nam khô nóng, mùa đông lại chịu
ảnh hưởng của gió Đông Bắc lạnh và ẩm.

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

16


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Bão: Thủy Biều chịu ảnh hưởng của các cơn bão như các vùng khác ở vùng
đồng bằng. Ngoại trừ cơn bão số 8 năm 1985, cho đến nay sự thiệt hại do bão gây ra là
không đáng kể.
Lũ lụt: Do được bao bọc bởi con song Hương nên địa bàn phường chịu ảnh
hưởng của lũ lụt. Hàng năm ngoại trừ những vùng cao như Trường Đá, Long Thọ còn
lại những khu vực khác đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của lụt. Các trận lũ lụt thường xuất
hiện tù tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng năm, thời gian nước ngâm trong vườn

uế

tùy theo từng trận lụt, thông thường từ 1 đến 3 ngày. Do địa hình thấp nên khu vực
Lương Quán là vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt nặng nề nhất. Tuy nhiên các đợt lụt đều

H

mang phù sa đến cho các vườn ( các vườn có phù sa bồi dày đến 0,5m đến 0,8m sau
trận lụt lớn nhất vào năm 1999).


tế

Việc bồi đắp phù sa hằng năm là một thuận lợi lớn cho việc phát triển cây ăn
quả. Nhưng lũ lụt cũng gây ra những tác hại không nhỏ, nhất là đối với những vùng đất

h

thấp. Nước ngâm lâu ngày làm cho những cây nhỏ bị chết, phù sa bồi quá dày cũng sẽ

in

ảnh hưởng đến sự hoạt động của rễ cây ( điển hình đợt lụt 1999 ước tính số vườn bị

cK

thiệt hại khoảng 20%, trong đó một số vườn gần song Hương cây chết đến 80%; trận
lụt lớn cuối năm 2004 cũng gây ảnh hưởng đến các vườn cây ăn quả). [Trung tâm thực
nghiệm và phát triển cây ăn quả - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên

họ

Huế, Báo cáo dự án quy hoạch cây ăn quả xã Thủy Biều năm 2005-2010]
2.1.1.4. Điều kiện về thủy văn

Đ
ại

Phường Thủy Biều nằm trong lưu vực sông Hương và nằm dọc theo bờ sông
Hương nên việc cung cấp nước cho nông nghiệp và các hoạt động sản xuất đựợc đảm bảo

-

Tài nguyên nước mặt:

Với khoảng 90 ha diện tích mặt nước trong đó chủ yếu là hệ thống sông Hương.

Chất lượng nguồn nước mặt ở đây khá tốt do nằm ở đầu nguồn. Khu vực lấy nước
cung cấp cho sinh hoạt của thành phố Huế cũng tại đây.
-

Tài nguyên nước ngầm:

Theo đánh giá, phường Thủy Biều có nguồn nước ngầm rất dồi dào, trữ lượng
lớn, chất lượng khá đảm bảo, tạo điệu kiện cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

17


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Mặt khác do nằm gần nhà máy nước Dã Viên nên điều kiện cung cấp nước sinh
hoạt cho người dân ở đây rất thuận lợi. Số lượng và chất lượng nguồn nước được đảm
bảo, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường an toàn dịch bệnh.
-

Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn phường Thủy Biều không lớn, chỉ có

15,45 ha, chiếm 2,31% diện tích đất tự nhiên của phường. Toàn bộ phận đất lâm
nghiệp này là đất rừng đặc dụng, phân bố ở khu vực đồi Vọng Cảnh.
 Tài nguyên du lịch
Cảnh quan thiên nhiên

uế

-

Phường Thủy Biều có vị trí thuận lợi với sông Hương bao bọc xung quanh tạo ra

H

một mô hình sinh thái đẹp, khí hậu mát mẻ. Thêm vào đó, trên địa bàn phường lại có
những cảnh đẹp nổi tiếng như đồi Vọng Cảnh, điện Voi Ré, Hổ Quyền. Hệ thống sinh

tế

thái vườn cũng đang ngày càng được ưa chuộng và đang phát triển…Đây là những lợi
thế của vùng để phát triển du lịch như định hướng của thành phố Huế và tỉnh Thừa
Môi trường

in

-

h


Thiên Huế.

cK

Môi trường là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì môi trường của
phường Thủy Biều đang chịu tác động mạnh mẽ dẫn đến ô nhiễm.

họ

Môi trường nước: Tình trạng nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh và
nước thải sinh hoạt của người dân đổ trực tiếp ra sông không qua xữ lý đang ngày
càng làm ô nhiễm nguồn mặt nước, nước ngầm và ô nhiễm môi trường đất trên địa

Đ
ại

bàn phường Thủy Biều.
Ô nhiễm rác thải: Mặc dù rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường đã được thu

gom và xử lý bởi công ty môi trường và công trình đô thị Huế nhưng tình trạng rác thải
bừa bãi vẫn còn diễn ra ở các khu vực đất trống, bờ sông gây ảnh hưởng đến môi
trường cũng như khu vực xung quanh.
Ô nhiễm không khí: Hiện nay trên địa bàn phường đang có các hoạt động xây
dựng của các dự án du lịch, chính điều này đã làm gia tăng lượng khí thải từ các
phương tiện chuyên chở và các phương tiện cơ giới làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh
đó trên địa bàn có nhà máy xi măng Long Thọ với công suất lớn đang thải ra một
lượng khói bụi không nhỏ tác động rất lớn đến đời sống của người dân. Tỷ lệ người
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong


18


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

dân trong vùng mắc các bệnh lien quan đến khói bụi ngày càng gia tăng, nhiều trận
mưa than do khói bụi vẫn xảy ra gây thiệt hại đáng kể đến năng suất hoa màu của
người dân, hàm lượng khói bụi khu vực xung quanh nhà máy nhiều lúc cao gấp trăm
lần tiêu chuẩn cho phép.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của phường Thủy Biều
2.1.2.1. Tình hình dân cư và nguồn lao động của phường Thủy Biều
Thủy Biều là một xã ven thành phố Huế với dân số tương đối đông. Để hiểu rõ

uế

hơn về tình hình dân số và lao động trong xã ta xem xét bảng sau:
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của phường Thuỷ Biều năm 2011
Đơn vị tính

H

Chỉ tiêu

Số lượng

Người

8957,0


Số hộ dân

Hộ

1875,0

Hộ

453,0

Hộ

799,0

Người

762,2

Lao động/hộ

1,7

Nghìn đồng

4500

tế

Số dân trên toàn xã


Số lao động

in

Số hộ có vườn cây ăn quả

h

Số hộ làm nông nghiệp

cK

Số lao động bình quân hộ

Thu nhập bình quân /đầungười/năm

( Nguồn: UBNN phường Thuỷ Biều)

họ

Qua bảng trên ta thấy, do phường Thủy Biều là một xã nằm ven thành phố
Huế nên số hộ dân làm nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ gần 1/4 tổng số hộ dân trong xã,

Đ
ại

nhưng số hộ có vườn cây ăn quả chiếm gần 1/2 tổng số hộ trong xã.
Phân bổ lao động trong năm: Thời gian lao động căng thẳng: Tháng 1, tháng 2,


tháng 5, tháng 6, tháng 8, tháng 9, tháng 12. Đây là thời gian vào mùa vụ của các loại
cây trồng khác ở địa phương, đây cũng là thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng của
các công việc khác như xây dựng, buôn bán...
Thời gian nông nhàn: Tháng 3, tháng 4, tháng 7, tháng 10, tháng 11
Như vậy thời gian chăm sóc cây gừng rơi vào thời kỳ nông nhàn. Tuy nhiên thời
gian thu hoạch lại tập trung vào tháng 12 nên thời gian này lao động có phần căng thẳng.

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Phong

19


×