Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.81 KB, 82 trang )

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-----    -----

tế

H

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ
ĐAKRÔNG – HUYỆN ĐAKRÔNG – TỈNH QUẢNG TRỊ

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KHOÁ HỌC 2007-2011




ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-----    -----

H

uế

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRỒNG RỪNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ ĐAKRÔNG –
HUYỆN ĐAKRÔNG – TỈNH QUẢNG TRỊ


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp K41 Kinh tế - TNMT
Niên khóa: 2007 – 2011

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Bùi Dũng Thể

Huế, tháng 5 năm 2011


uế

H

Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả học tập, sự tích lũy
nhiều kiến thức lý thuyết và kiến thức thực tế trong suốt quá

tế

trình học tập, thực tập dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô
giáo trong, ngoài Khoa Kinh Tế- Phát Triển và các cô, chú ở

in

h

các cơ quan Lâm Nghiệp trên địa bàn Huyện Đakrông.
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi


cK

đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ dạy chu đáo, tận tình của Thầy
giáo PGS.TS Bùi Dũng Thể. Tôi xin được bày tỏ lòng thành kính

họ

sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu của Thầy
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các anh,

Đ
ại

các chị, các cô, các chú tại UBND xã Đakrông đã tạo điều kiện,
giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình tôi thực tập tại
Ủy ban Xã.

Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, song

thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế nên không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 10
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 12
3. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 12
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 12
5. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 13
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................ 14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 14
1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 14
1.1.1 Trồng rừng sản xuất ...................................................................................... 14
1.1.2 Đặc điểm của trồng rừng sản xuất .................................................................. 14
1.1.3 Lợi ích và chi phí của trồng rừng ................................................................... 14
1.1.3.1 Chi phí ban đầu cho việc tiến hành công tác trồng rừng................................ 14
1.1.3.2 Chi phí chăm sóc cây trồng qua các năm ..................................................... 15

1.1.3.3 Lợi ích từ việc trồng rừng ........................................................................... 15
1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác giao đất trồng rừng .................... 16
1.1.4.1 Chi phí chăm sóc cây trồng ......................................................................... 16
1.1.4.2 Thu nhập từ công tác trồng rừng: ................................................................ 17
1.2 Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 17
1.2.1 Tình hình giao đất trồng rừng ở Việt Nam ...................................................... 17
1.2.2 Các mô hình trồng rừng sản xuất ................................................................... 23
1.2.3 Tình hình trồng rừng sản xuất ở Đakrông ....................................................... 24
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT ......................................................................... 27
2.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 27
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 27
2.1.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .................................................................. 27
2.1.1.2 Địa hình ..................................................................................................... 27
2.1.1.3 Khí hậu thủy văn. ....................................................................................... 28
2.1.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................................... 28
2.1.1.5 Tài nguyên rừng và động vật hoang dã ........................................................ 29
2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội ................................................................................ 30
2.1.2.1 Tình hình cơ bản về dân sinh xã hội ............................................................ 30
2.1.2.2 Tình hình kinh tế ........................................................................................ 30
2.1.2.3 Vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin liên lạc. ........................................ 32
2.1.2.4 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................... 34
2.1.3 Đánh giá tình hình tự nhiên và kinh tế-xã hội của xã. ...................................... 34
2.1.3.1 Thuận lợi ................................................................................................... 34
2.1.3.1 Khó khăn ................................................................................................... 35

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

2.2 Thực trang về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của xã Đakrông trước khi thực hiện
công tác giao đất trồng rừng ................................................................................... 35
2.2.1 Thực trạng sử dụng đất của xã Đakrông trước khi giao đất trồng rừng ........... 35
2.2.2 Thực trạng về quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của xã Đakrông trước khi giao
đất trồng rừng ....................................................................................................... 38
2.3 Mục tiêu của công tác giao đất trồng rừng tại xã Đakrông .................................. 40
2.3.1 Căn cứ và các đối tượng được giao đất trồng rừng tại xã ................................. 41
2.3.2 Các chính sách ảnh hưởng đến công tác giao đất trồng rừng tại địa phương ..... 42
2.3.2.1 Nhóm văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng đất đai ................................ 42
2.3.2.2 Nhóm văn bản về các Nghị quyết, chủ trương chính sách Nhà nước ............. 42
2.3.3 Những nguyên tắc trong giao đất trồng rừng ................................................... 42
2.4 Thời hạn và hạn mức giao đất trồng rừng .......................................................... 44

2.4.1 Thẩm quyền giao đất và cho thuê đất ............................................................. 45
2.4.2 Trình tự, thủ tục giao đất trồng rừng sản xuất ................................................ 45
2.4.3 Ảnh hưởng của việc giao đất trồng rừng về việc sử dụng tài nguyên ................ 53
2.4.3.1 Ảnh hưởng đến tài nguyên đất: ................................................................... 53
2.4.3.1 Ảnh hưởng đến tài nguyên nước:................................................................. 53
2.5 Kết quả giao đất trồng rừng tại xã Đakrông ....................................................... 53
2.5.1 Kết quả giao đất tại xã Đakrông .................................................................... 53
2.5.2 Kết quả hiệu quả kinh tế của trồng rừng sản xuất tại Đakrông ........................ 54
2.5.2.1 Chi phí cơ bản cho việc trồng rừng qua các năm ......................................... 54
2.5.2.2 Kết quả và hiệu quả từ việc trồng rừng ........................................................ 55
2.5.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giao đất trồng rừng. .................. 56
2.5.4 Tình hình quản lý tài nguyên rừng và đất rừng sau khi giao............................. 58
2.5.5 Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi giao đất trồng rừng ................................... 59
2.6 Hiệu quả của chương trình giao đất trồng rừng .................................................. 60
2.6.1 Hiểu quả về mặt kinh tế ................................................................................. 60
2.6.2 Hiệu quả về mặt xã hội .................................................................................. 62
2.6.3 Hiệu quả về môi trường ................................................................................. 64
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................... 68
3.1 Định hướng ..................................................................................................... 68
3.2 Giải pháp ......................................................................................................... 68
3.2.1 Giải pháp về chính sách ................................................................................ 68
3.2.2 Giải pháp về thị trường ................................................................................. 69
3.3.3 Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................... 69
3.2.4 Giải pháp khuyến lâm ................................................................................... 70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 71
1. Kết luận............................................................................................................. 71
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 76
PHỤ LỤC ẢNH ................................................................................................... 80

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo



Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

: Nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

GĐTR

: Giao đất trồng rừng

KHH

: Kế hoạch hóa

NLKH


: Nông lâm kết hợp

HĐND

: Hội đồng nhân dân

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UNMTTQVN

: Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

Giấy CNQSD

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

uế

NN

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế


Biểu đồ : Hiện trạng sử dụng đất trước giao đất trồng rừng (đến tháng 1/2005) ........ 36
Sơ đồ 1: Nguyên nhân quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả thấp...................... 40
Sơ đồ 2: Trình tự các bước giao đất trồng rừng tại xã Đakrông ................................ 52
Sơ đồ 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất LN sau khi giao .............. 70

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế


Bảng 1: Hiện trạng tài nguyên đất xã Đakrông đến tháng 1/2010 ............................. 29
Bảng 2: Tổng hợp số hộ và số nhân khẩu theo thôn ................................................. 30
Bảng 3: Tình hình nông nghiệp của Xã ................................................................... 31
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất xã Đakrông đến tháng 1/2005 ................................. 37
Bảng 5: Diện tích đất được giao cho hộ gia đình quản lý. ........................................ 54
Bảng 6: Chi phí trồng rừng (tính bình quân/ha rừng). .............................................. 54
Bảng 7: Số liệu kết quả của việc trồng rừng(tính bình quân/ha rừng) ....................... 56
Bảng 8: Đánh giá hiệu quả công tác giao đất trồng rừng .......................................... 67

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thưc tập tai Xã Đakrông, Huyện Đakrông, Tỉnh Quảng Trị. Tôi
đã chọn đề tài “ Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại Xã
Đakrông – Huyện Đakrông – Tỉnh Quảng Trị”.
Mục đích của đề tài:
Nắm được tình hình giao đất trồng rừng của địa phương, bao gồm hiệu quả đạt

uế

được về mặt kinh tế, xã hội và môi trường và quy hoạch sử dụng hợp lý đất Lâm

H

nghiệp mà rừng sản xuất mang lại. Đồng thời xem xét rừng sản xuất tác động đến sinh
kế, cuộc sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở địa phương như


tế

thế nào. Từ đó đề ra các giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả cả công tác trồng rừng sản
xuất, cải thiện tốt hơn nữa đời sống của người dân địa phương.

h

Dữ liệu phục vụ: Thu thập số liệu của các tài liệu về độ che phủ rừng toàn quốc

quan đến đề tài.

cK

Kết quả đạt được:

in

từ 2004 – 2009, báo cáo kinh tế xã hội của xã…Tham khảo sách báo, tạp chí…có liên

Có cái nhìn tổng quát về công tác trồng rừng sản xuất của người dân Xã

họ

Hiểu về hoạt động Lâm nghiệp của người dân.
Phân tích kết quả và hiệu quả của rừng sản xuất của các hộ điều tra theo phương
pháp NPV.

Đ
ại


Đưa ra một số giải pháp để công tác trồng rừng sản xuất ngày cành phát triển

đồng thời sinh kế của người dân được cải thiện hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Rừng và đất rừng là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, là
một bộ phận trong môi trường sống của con người. Chúng đã góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển và tạo nên một môi trường sinh thái trong sạch, lành mạnh. Ngay từ
xa xưa rừng và đất rừng đã gắn bó với đời sống người dân nông thôn miền núi, đặc

uế

biệt là những người nghèo sống gần rừng và ven rừng thì chúng đóng góp như một vai
trò sinh kế của họ.

H

Nước ta có diện tích đất đai rộng lớn, trong đó 2/3 diện tích lãnh thổ là đất đồi

tế

núi, đây là một lợi thế để phát nghành Lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong những
năm qua cùng song song với quá trình phát triển của đất nước là tình trạng gia tăng


h

dân số quá nhanh, nghèo đói và việc khai thác gỗ với quy mô công nghiệp ngoài kiểm

in

soát đã làm cho rừng bị tàn phá nghiêm trọng dẫn đến kiệt quệ. Diện tích rừng bị suy
giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Đất rừng nhiều nơi bị thoái hóa biến

cK

thành những mảng núi trọc trơ sỏi đá. Vì vậy công tác phát triển rừng đặt ra là phải có
tính chiến lược gắn liền với sự nghiệp phát triển toàn diện của đất nước.

họ

Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng nhằm phat
huy sức mạnh của toàn xã hội. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều
chính sách quan trọng để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Kết hợp giữa bảo vệ

Đ
ại

rừng và phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng đến các tổ chức, hộ gia đình và cá

nhân quản lý, sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là chủ trương chính sách lớn
của Đảng và NN. Đây là bước chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng,
làm cho rừng có chủ thực sự, người dân được yên tâm đầu tư phát triển rừng trên diện

tích đất được giao. Tuy nhiên hiệu quả của việc thực hiện tổ chức công tác này trong
thời gian qua còn nhiều hạn chế: giao rừng nhưng chưa có chính sách quy định cụ thể
và phù hợp về quyền hưởng lợi trên diện tích rừng được giao, việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm và chư gắn với công tác giao đất, giao
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

rừng, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm
năng. Trong khi đó đời sống của một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng
cồn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng rừng tự nhiên bị khai thác trái phép, đất
rừng bị xâm lấn để sản xuất nương rẫy, tranh chấp và sử dụng không theo quy hoạch.
Xuất phát từ thực trạng trên, để phát huy thế mạnh của rừng, tận dụng tiềm năng
lao động sẵn có ở địa phương bảo vệ và phát triển được vốn rừng, đồng thời cải thiện
đời sống cho người dân đặc biệt là các đồng bào dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu,

uế

vùng xa và nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho toàn xã hội, vì thế việc triển khai công tác
giao đất lâm nghiệp để trồng rừng đến tổ chức, cá nhân,hộ gia đình là rất cần thiết.

H

Đakrông là một xã miền núi vùng cao thuộc huyện Đakrông. Trước đây đời sống
người dân gặp rất nhiều khó nhăn, dân trí lại thấp, vốn đất canh tác ít ỏi, đất đai lại

tế

nghèo dưỡng chất nên tình trạng nghèo đói xảy ra thường xuyên, đời sống của người

dân rất bấp bênh. Chỉ dựa vào 5-7 sào đất để trồng hoa màu không đủ sống, người dân

h

phải phụ thuộc nhiều vào rừng để kiếm thêm nguồn thu nhập. Họ vào rừng chặt cây

in

đốn củi, thu hái mây, tre, lá nón, cây thuốc,…đem bán lấy tiền, rồi tình trạng khai thác

cK

gỗ trái phép, bẫy bắt thú rừng, phá rừng làm rẫy tiếp tục xảy ra đã làm cho nhiều quả
đồi bị biến thành đồi núi trọc. Áp lực vào rừng quá lớn đã làm cho rừng tự nhiên ở
vùng này suy giảm nhanh.Và kéo theo đó là những trận han hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra

họ

mà người dân nơi đây phải gánh chịu, có những năm mùa màng mất trắng cuộc sống
vốn dĩ đã nghèo lại càng nghèo hơn. Trong những năm gần đây Nhà nước đã quan

Đ
ại

tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình và đã tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân nơi đây đầu tư trồng rừng sản xuất, góp phần cải
thiện đời sống kinh tế-xã hội của địa phương dựa vào thế mạnh của mình. Những đồi
núi trọc xơ xác đã được bao phủ bởi màu xanh của những rừng keo. Bên cạnh đó, thị
trường của những sản phẩm từ gỗ keo ở nước ta và trên thế giới trong những năm gần
đây phát triển mạnh. Điều này tương đối thuận lợi cho việc triển khai thực hiện công

tác giao đất trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời góp phần tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương. Thấy được giá trị
kinh tế từ cây keo nhiều hộ đã tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng sản xuất để cải thiện đời
sống cho chính mình.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

Tuy vậy, việc đánh giá hiệu quả của công tác giao đất trồng rừng phủ xanh đất
trống đồi núi trọc như thế nào, nó làm thay đổi đời sống kinh tế-xã hội của người dân
và môi trường sinh thái địa phương nơi đây ra sao, đồng thời rút ra những kinh
nghiệm, đề xuất biện pháp làm tăng hiệu quả của công tác quản lí rừng và đất rừng sau
khi giao nhằm nâng cao đời sống cho người dân là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ thực
tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả
kinh tế trồng rừng tại Xã Đakrông, Huyện Đakrông, Tỉnh Quảng Trị”

uế

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tiến trình công tác giao đất trồng rừng trên địa bàn xã Đakrông, huyện

H

Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

- Đánh giá được hiệu quả công tác giao đất trồng rừng, phân tích hiệu quả từ việc

tế


trồng rừng sản xuất đến đời sống kinh tế, xã hội, môi trường của người dân địa
phương.

h

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giao đất trồng rừng và nâng

in

cao hiệu quả quản lí sử dụng đất đã giao, phát triển kinh doanh lâm nghiệp, góp phần

cK

tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu: Những hộ gia đình tham gia chương trình giao đất trồng
rừng ở xã Đakrông.

họ

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập phân tích tài liệu thành văn

Đ
ại

Thu thập từ các cơ quan liên quan như phòng TN&MT huyện Đakrông, hạt kiểm
lâm huyện Đakrông, phòng địa chính xã Đakrông, bao gồm các tài liệu như:
- Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu như diều kiện tự nhiên,


KT-XH.

- Số liệu thống kê của huyện, UBND xã…
- Dựa vào các báo các đánh giá việc thực hiện chính sách giao đất trồng rừng từ
trung ương đến địa phương liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Báo cáo tổng kết giao đất trồng rừng trên địa bàn xã.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

4.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số hộ tham gia chương trình giao đất trồng rừng của xã. Nhằm rút
ra những khó khăn, bất cập trong công tác giao đất trồng rừng. Từ đó đánh giá hiệu
quả về kinh tế, xã hội và môi trường của xã.
4.3 Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý số liệu.
Số liệu thu thập được xử lý qua quá trình tính toán giá trị trung bình, giá trị phần
trăm hay tổng kết thành các bảng biểu

uế

→ Toàn bộ quá trình nghiên cứu được tổng hợp thành khung logic sau:
KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP

H


MỤC TIÊU

-Tìm hiểu tiến trình giao -Tìm hiểu điều kiện tự -Thu thập số liệu từ các
nhiên, KT-XH của xã.

phòng, ban của UBND xã,

tế

đất trồng rừng tại xã

-Tìm hiểu kết quả của -Tìm hiểu thực trạng về phòngTN&MT,…Phỏng vấn
quản lý, sử dụng đất lâm một số hộ gia đình tham gia

h

công tác GĐTR

in

-Đánh giá hiệu quả về nghiệp của xã trước khi và không tham gia trồng
kinh tế, xã hội, môi thực hiện công tác giao đất rừng sản xuất, một số lãnh
GĐTR
xuất

đạo thôn, xã.

-Tìm hiểu công tác giao đất -Số liệu được xử lý qua quá

giải


pháp trồng rừng tại xã.

họ

-Đề

cK

trường của công tác trồng rừng.

trình tính toán giá trị trung

nhằm nâng cao hiệu quả -Kết quả giao đất trồng bình, giá trị phần trăm hay
quản lý sử dụng đất sau rừng tại xã.

Đ
ại

khi giao.

tổng kết thành các bảng

-Đánh giá hiệu quả công biểu.
tác giao đất trồng rừng.
-Đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng đất sau
khi giao.


5. Phạm vi nghiên cứu:
* Không gian nghiên cứu: Xã Đakrông - Huyện Đakrông - Tỉnh Quảng Trị
* Thời gian nghiên cứu: 29/12/2010 đến 20/4/2011
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Trồng rừng sản xuất
* Khái niệm:
Rừng sản xuất là rừng được trồng nhằm mục đích cho gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ

uế

nhằm thõa mãn nhu cầu của con người. Mục đích tất nhiên là cho gỗ và các sản phẩm

môi trường…
1.1.2. Đặc điểm của trồng rừng sản xuất

tế

* Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất bao gồm:


H

ngoài gỗ, ngoài ra đây là phương pháp làm tăng diện tích rừng và làm giảm ô nhiễm

+ Nguồn ngân sách hỗ trợ từ các dự án

h

+ Nguồn vốn xây dựng cơ bản từ các Tỉnh

in

+ Dự án trồng rừng nguyên liệu của các Tỉnh ( vốn vay là chủ yếu)

cK

+ Nguồn vốn tư nhân
+ Dự án nước ngoài khác

* Mục tiêu trồng rừng sản xuất:

họ

Khá đa dạng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, KT-XH. Sản phẩm mà rừng trồng có
thể cung cấp và được chia thành hai nhóm chính:

Đ
ại

+ Nhóm cung cấp sản phẩm từ gỗ.

+ Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ.
1.1.3. Lợi ích và chi phí của trồng rừng
1.1.3.1 Chi phí ban đầu cho việc tiến hành công tác trồng rừng
Chi phí ban đầu cho việc tiến hành công tác trồng rừng (tự có và thuê) bao gồm: Chi
phí cho việc xử lý thưc bì, đào hố, cây giống, phân bón, vận chuyển, công trồng, trồng
dặm. Vấn đề chi phí cho việc trồng rừng phần lớn là được sự hỗ trợ vay vốn của Nhà
Nước và sự giúp đỡ kỹ thuật của các cán bộ có chuyên môn.
Nhìn chung việc tiến hành giao đất trồng rừng thường được thực hiện ở khu vực miền
núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộ thiểu số, cuộc sống hết sức khó khăn, trình độ dân trí
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

còn thấp, cuộc sống của họ hầu hết phụ thuộc vào rừng. Vì vậy nên trong công tác giao
rừng cũng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn.
1.1.3.2 Chi phí chăm sóc cây trồng qua các năm
Qua các năm thì người dân được giao đất trồng rừng, họ phải bỏ ra một khoản chi phí
nhỏ để tiến hành chăm sóc cho cây trồng. Hầu hết các chi phí chăm sóc cây trồng qua
các năm chủ yếu là chi phí cho việc tỉa cành, làm đất, trông coi cây trồng…
Mặc dù chi phí bỏ ra tương đối nhỏ nhưng việc chăm sóc rừng lại bỏ ra công sức lớn,

uế

người dân muốn đạt dược hiệu quả kinh tế cao thì họ phải thường xuyên trông coi và
chăm sóc phòng tránh sâu bệnh phá hoại và các nhân tố có hại khác.

H

1.1.3.3 Lợi ích từ việc trồng rừng


Trước hết phải nói đến lợi ích của rừng trong nền kinh tế quốc dân thông qua

tế

việc cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ để phục vụ nhu cầu tiêu dung của các tầng lớp
nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung

h

cấp lương thực thưc phẩm và nhiều loại dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh,

in

nâng cao sức khỏe của con người. Giá trị kinh tế lớn lao của rừng được thể hiện ở chổ

cK

đó là nguồn sống của biết bao gia đình, nhiều cộng đồng nghèo sống xunh quanh và
phụ thuộc vào rừng. Và giá trị đó càng thể hiện rõ ở các cộng đồng nông thôn miền núi
khi mà mùa màng nông nghiệp thất thu do thiên tai hoặc dịch bệnh (ý nghĩa về an toàn

họ

thực phẩm), hoặc ở những cộng đồng miền núi vùng sâu, vùng xa xa các trung tâm
dịch vụ, người nghèo chưa có điều kiện đến các dịch vụ chăm sóc y tế đắt tiền mà chỉ

Đ
ại


dung các nguồn dược liệu tự nhiên khai thác từ rừng để chăm sóc sức khỏe và chữa
các căn bệnh thông thường.
Giá trị kinh tế từ rừng đã phản ánh phần nào giá trị về xã hội. Giải quyết nạn đói

và thiếu thực phẩm ở nông thôn miền núi, góp phần làm ổn định tình hình xã hội. Giá
trị xã hội đầu tiên phải kể đến là ổn định và đảm bảo an toàn cho đời sống của người
dân phụ thuộc vào rừng. Đặc biệt là nguồn lâm sản ngoài gỗ của rừng đã tạo ra thu
nhập thường xuyên và giải quyết công ăn việc làm cho người dân sống trong rừng và
xung quanh rừng.
Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ những chức
năng sinh thái cực kì quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, duy trì
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

tính ổn định và màu mở của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, nhiểm mặn, xói mòn, sụt lở
đất, giảm nhẹ sự tàn phá của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm, làm
giảm ô nhiểm không khí và nước.
Vì vậy trồng rừng không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn mang lại lợi ích về
xã hội và môi trường.
1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác giao đất trồng rừng
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác giao đất trồng rừng ở đây ta sử dụng chỉ tiêu

uế

NPV.
Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chỉ tiêu cho biết quy mô lợi ích của hoạt động trồng

H


rừng được tính theo mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức:
NPV = PVB – PVC
n

tế

PVB =  Bt/(1+r)t
t 0



Ct/ (1+r)t

h

n

PVC =

in

t 0

cK

Trong đó:

NPV: Giá trị hiện tại ròng.
PVB: Giá trị hiện tại của lợi ích


họ

PVC: Giá trị hiện tại của chi phí
Bt: Giá trị thu nhập từ trồng rừng ở năm t

Đ
ại

Ct:Giá trị chi phí từ trồng rừng ở năm t
r: Lãi suất tiền gửi ngân hàng
n: Số năm của chu kỳ trồng rừng
t: Năm thứ t của chu kỳ trồng rừng

Về nguyên tắc, NPV phải dương thì phương án mới có hiệu quả.
1.1.4.1 Chi phí chăm sóc cây trồng
Trong đó chi phí chăm sóc bao gồm ( cả thuê và tự có của các hộ gia đình): Xử lý thực
bì, đào hố, cây giống, phân bón, vận chuyển, công trồng, trồng dặm và các chi phí
khác qua các năm.
C0= CTCo+CTo
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

C1= CTC1+CT1
C2= CTC2+CT2
C3= CTC3+CT3
C4= CTC4+CT4
C5= CTC5+CT5

CO: Chi phí chăm sóc ( thuê và tự có) năm 0
C1: Chi phí chăm sóc ( thuê và tự có) năm 1

uế

C2: Chi phí chăm sóc ( thuê và tự có) năm 2
C3: Chi phí chăm sóc ( thuê và tự có) năm 3

H

C4: Chi phí chăm sóc (thuê và tự có) năm 4

1.1.4.2 Thu nhập từ công tác trồng rừng:

tế

C5: Chi phí chăm sóc ( thuê và tự có) năm 5

B= Tổng thu nhập của các hộ được điều tra trong công tác trồng rừng.

h

1.2 Cơ sở thực tiễn

in

1.2.1 Tình hình giao đất trồng rừng ở Việt Nam

cK


Ở Việt nam trong những năm gần đây cho thấy: Sự gia tăng dân số đồng nghĩa
với nhu cầu tiêu dung các sản phẩm từ rừng tăng lên thì cũng là lúc rừng tự nhiên bị
suy giảm nhanh chóng. Việc khai thác gỗ với quy mô công nghiệp ngoài kiểm soát cảu

họ

các lâm trường cộng thêm sự khai thác gỗ trái phép và săn bắn động vật hoang dã xảy
ra tràn lan ở các địa phương có rừng. Cùng với tình trạng di dân tự do dẫn đến đát rừng

Đ
ại

bị xâm lấn để canh tác nông nghiệp, sản xuất nương rẫy ngày càng phổ biến. Đó là
nguy cơ dẫn đến cháy rừng và là mối đe dọa lớn nhất đến công tác bảo vệ và phát triển
rừng ở nhiều địa phương.
Từ nhiều đời nay một số dân tộc thiểu số thực hiện du canh luân phiên ổn định

theo chu kỳ. nương rẫy được làm đất canh tác trong vài năm, sau đó cho đất nghĩ vài
năm để rừng phục hồi lại rồi mới đốt rẫy để tiếp tục canh tác. Cùng với quá trình tăng
dân số, hệ thống canh tác không còn ổn định nữa. Chu kỳ sử dụng đất rút ngắn dần
đồng thời kéo theo diện tích rừng cũng cứ thế bị thu hẹp, trong đó diện tích đất bạc
màu hoang hóa không sử dụng lại tăng lên. Rừng bị suy giảm nhanh về cả số lượng và
chất lượng đã dẫn đến giá trị đa dạng sinh học, trử lượng lâm sản và giá trị môi trường
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

cũng suy giảm theo. Các loài động thực vật quý hiếm bị mất đi nhiều, chức năng
phọng hộ của rừng bị giảm sút rõ rệt được thấy rõ nhất là hạn hán, lũ lụt xảy ra lien

tiếp trong nhiều năm.
Đứng trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định
về biện pháp quản lý và bảo vệ rừng. Thi hành những văn bản Nhà nước, công tác
quản lý, bảo vệ rừng trong những năm gần đây đã có nhiều biến chuyển, tiến bộ bước
đầu. Song nhìn chung rừng và đất rừng vẫn chưa được quản lý và bảo vệ tốt. Ở nhiều

uế

nơi tình trạng phá rừng vẫn còn xảy ra nghiêm trọng. Diện tích rừng vẫn tiếp tục bị thu
hẹp, tài nguyên rừng lại giảm sút nhiều. Một trong những nguyên nhân chính là đời

H

sống của một bộ phận người dân sống gần rừng và ven rừng còn gặp nhiều khó khăn
nên tình trạng rừng bị tàn phá, bị khai thác trái phép và đát rừng vẫn tiếp tục bị xâm

tế

lấn. Bên cạnh đó đất rừng chưa có chủ thực sự đã dẫn đến hiện tượng ai lam gì thì làm,
người dân hầu như ít ai nghĩ đến họ cũng có trách nhiệm là phải bảo vệ rừng. như vậy

h

để thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng nhằm phát huy

in

sức mạnh của toàn xã hội, thì Đảng, Nhà nước cần phải ban hành các chính sách giao

cK


đất giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình, để biến rừng có chủ thật sự; kết hợp giữa
bảo vệ rừng và phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo ở miền núi, vùng sâu
vùng xa.

họ

Việt nam là nước đông dân nhưng lại phân bố dân cư không đồng đều giữa các
vùng. Đa số người dân sống tập trung ở thành thị, trong khi đó rừng và đất lâm nghiệp

Đ
ại

rộng lớn chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ và giữ một vai trò quan trọng đối với đời sống
con người thì chỉ có khoảng 25 triệu người sinh sống. Phần lớn trong số họ là đồng
bào dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế
chậm phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn.Và rừng đôi khi là thu nhập chính của
người dân miền núi. Một thực tế là trong những năm trước đây, những người dân tộc
thiểu số, người dân miền núi sống gần rừng bị tách khỏi sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng
và hưởng các lợi ích từ rừng. Sống gần rừng, xung quanh rừng nhưng lại chưa được
hưởng nhiều lợi ích từ rừng, do đó đôi khi người dân trở thành những người sử dụng
không hợp lý hay phá nguồn tài nguyên rừng xung quanh nơi họ sống vì đời sống của
họ còn quá nghèo. Như vậy có thể nói rằng trước đây Nhà nước chua gắn được lâm
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

nghiệp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vì thế công tác giao đất lâm nghiệp để
trồng rừng, giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình, các nhân khi được triển khai không

nằm ngoài mục đích là thu hút người dân vào công cuộc bảo vệ rừng và làm sao để đất
lâm nghiệp trở thành một tư liệu sản xuất giúp cho việc xóa đói giảm nghèo, gắn cư
dân gần rừng và công cuộc phát triển rừng. Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo và
nghề rừng là mối quan hệ nhân quả giữa biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi
về độ che phủ. Hiện nay rất nhiều những người nghèo nhất trong số những người

uế

nghèo ở Việt Nam đang sống trong và gần rừng. Vì vậy để thực hiện công cuộc xóa
đói giảm nghèo cần phải quan tâm thích đáng đến việc sử dụng tài nguyên rừng.

cần phải chú trọng đến tác động đối với người nghèo.

H

Ngược lại bất kì chính sách nào của Nhà nước thắt chặt việc khai thác sử dụng rừng

tế

Để giải quyết được đói nghèo cho các cộng đồng sông trong rừng, phụ thuộc vào
rừng thì không có giải pháp nào khác là phải dựa vào rừng, sử dụng hợp lý và bền

h

vững tài nguyên rừng nhằm phát huy thế mạnh của rừng. Rõ ràng tài nguyên rừng sẽ

in

ngày càng có vai trò to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy


cK

nhiên, nó lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của rừng và nghành lâm nghiệp. Vì
vậy hơn bao giờ hết nghành lâm nghiệp phải có những bước chuyển tiếp nhanh chóng
từ nền kinh tế rừng tự nhiên sang nền kinh tế rừng trồng. Với định hướng là trong

họ

những năm tới phải đẩy mạnh tốc độ trồng rừng phủ xanh đát trống đồi núi trọc, chú
trọng bảo vệ vốn rừng hiện có và tăng cường trồng thêm rừng mới nhằm phát huy hiệu

Đ
ại

quả chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy tính đa
dạng sinh học, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước, đưa tỷ lệ che phủ
rừng trong cả nước lên trên 40%, tạo ra vùng nguyên liệu gắn với phát triển của công
nghiệp chế biến lâm sản, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho người dân miền
núi, góp phần thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất và ổn định
đời sống xã hội.
Để phát triển Lâm nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung thì đất đai là một
trong những tư liệu sản xuất không thể thiếu. Và với nhận thức là ổn định tình hình
kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi thì trước tiên phải ổn định tình hình đất đai và tài
nguyên rừng. Trong hoàn cảnh như vậy một loạt những chính sách về giao đất giao
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

rừng đã được ban hành. Theo đó đất và rừng được giao đến tận tay người dân để sản

xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước và pháp luật, mỗi mãnh đất rừng đã có
chủ quản lý thực sự. Giao đất trồng rừng, giao rừng là chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn,
đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác
quản lý và bảo vệ rừng. Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy được chính
sách giao đất giao rừng thực sự có vai trò rất lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển

uế

rừng bền vững. Nó thực sự đã trở thành đòn bẫy để phát triển kinh tế lâm nghiệp và
nông thôn. Đồng thời cũng thể hiện sự biến đổi to lớn từ nền sản xuất lâm nghiệp

H

truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp có sự tham gia của toàn xã hội.

Giao đất lâm nghiệp là một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược quan trọng lâu

tế

dài của Đảng và Nhà nước, thể hiện đường lối phát triển lâm nghiệp dựa vào sức dân,
sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên rừng, tạo công ăn việc làm cho nông thôn, tăng

h

thêm sản phẩm sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.

in

Chủ trương giao đất lâm nghiệp đã được đề ra và thực hiện từ năm 1968. Trong


cK

mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng, Nhà nước đã được đề ra các chính sách và
được bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế. Vì vậy việc thực hiện giao đất lâm
nghiệp cho từng giai đoạn cũng có sự khác nhau về phạm vi, quy mô và mức độ kết

như sau:

họ

quả đạt được. Nhìn tổng quát quá trình giao đất lâm nghiệp có thể chia thành 3 thời kỳ

Đ
ại

* Thời kỳ 1968-1982: Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này đang vận hành
theo cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Đây là thời kỳ phát triển kinh tế quốc doanh và
hợp tác xã, kế hoạch hóa tập trung ở mức độ cao, theo kiểu “cấp phát – giao nộp”. Gỗ
và lâm sản là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
và rừng mới được giao cho hai thành phần kinh tế là quốc doanh và hợp tác xã nhưng
quốc doanh vẫn là chính, chư giao đến hộ gia đình. Đối với các thành phần kinh tế
khác chỉ mới thông qua chế độ khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Về
khung pháp lý quản lý đất đai và giao đất lâm nghiệp, trong giai đoạn này chính phủ
đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai, đặc biệt là quyết định
184/HĐBT ngày 16/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất giao rừng
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp


cho tập thể nhân dân trồng cây gây rừng. Ngày 13/12/1982 Bộ lâm nghiệp ban hành
thông tư số: 46/TT/HTX cùng với chỉ thị 100 trong Nông nghiệp góp phần đẩy mạnh
việc giao khoán đất rừng cho nhân dân làm cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình.
* Thời kỳ 1982-1992: Vào đầu những năm 1980 là thờ kỳ mà Nhà nước đang
nghiên cứu thử nghiệm cải tiến mô hình quản lý hợp tác xã. Nên trong lâm nghiệp,
Nhà nước đã có các chính sách giao đất lâm nghiệp cho các hợp tác xã và các gia đình
trong hợp tác xã để sản xuất nông lâm nghiệp. Nhất là vào giai đoạn cuối thời kì này,

uế

chủ trương giao đất đến từng hộ gia đình cũng được cụ thể và đẩy mạnh hơn. Từ đó
nghành lâm nghiệp đẫ cùng với các địa phương vận dụng và giao đất lâm nghiệp đến

H

hộ nông dân (hoặc áp dụng hình thức khoán trực tiếp đến hộ gia đình các bộ công nhân
viên trong lâm trường quốc doanh), lấy hộ là đơn vị sản xuất kinh doanh để làm hợp

tế

đồng khoán, nên việc giao đất lam nghiệp đã có những tiến bộ đáng kể, mang lại khởi
sắc mới cho nghề rừng nước ta. Ở những nơi thực hiện đúng chính sách giao đất lâm

h

nghiệp thì rừng đã có người làm chủ cụ thể, không còn tình trạng làm chủ chung chung

in


mà thực chất là vô chủ. Vì thế tại đây người nhận đất nhận rừng đã yên tâm đầu tư vào

cK

việc kinh doanh rừng và bồi bổ đất đai. Nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hóa. Diện tích
đất trống đồi núi trọc được đưa vào khai thác sử dụng ngày càng tăng. Nhiều mô hình
sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp làm vườn rừng, trang trại đã phát triển

họ

khá phổ biến ở nhiều địa phương, có hộ gia đình đã đầu tư vốn hàng chục triệu đồng
để trồng rừng. Thông qua việc nhận đất nhận rừng, phát triển kinh tế vườn đời sống

Đ
ại

nông dân đã khá lên rõ rệt. Những hộ nông dân và hộ lâm trường thành viên nhận đất,
nhận rừng có thu hoạch hàng năm vài chục triệu đồng không phải là hiện tượng hiếm
thấy. Đó là những tiến bộ bước đầu đáng khích lệ của công tác giao đất lâm nghiệp ở
giai đoạn này, làm tiền đề cho việc chuyển hướng từ lâm nghiệp quốc doanh sang lâm
nghiệp xã hội ở nước ta. Tiếp đó ngày 08/01/1988 luật đất đai ra đời theo đó không chỉ
có cơ quan nhà nước, các hợp tác xã mà cả cá nhân đều có quyền nhận đất rừng. Luật
đất đai ra đời đã khuyến khích sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Giai đoạn này
Đảng và Nhà nước có nhiều văn bản quan trọng nhằm bổ sung vào công tác giao đất
giao rừng như:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp


+ Thông tư liên bộ 08/BLN ngày 25/09/1989
+ Nghị quyết 22/TW ngày 17/07/1989
+ Nghị định 22/HĐBT ngày 13/10/1989
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng 19/08/1991
* Thời kỳ 1993 đến nay: Từ đầu năm 1993, Đảng và Nhà nước đã ban hành các
Nghị quyết chủ trương và chính sách nhằm thực hiện triệt để công tác giao đất giao
rừng, như:

uế

+ Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 (1993) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn, đã nhấn mạnh “ đổi mới cơ chế nghành Lâm nghiệp, thực hiện

H

phổ biến việc giao, khoán rừng và đất rừng phù hợp với quy hoạch và phương hướng
phát triển từng vùng, từng loại rừng”.

tế

+ Hiến pháp mới ra đời làm cơ sở cho việc xây dựng Luật đất đai sửa đổi ngày
14/07/1993. luật đất đai năm 1993 nhằm đổi mới cơ chế quản lý đất đai nói chung và

h

nghành nông lâm nghiệp nói riêng đồng thời phổ biến việc giao đất giao rừng.

in


+ Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về giao đất Nông nghiệp cho tổ

cK

chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
+ Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/01/1995 về việc giao đất Lâm nghiệp cho các
tổ chức, hộ gia đình, ác nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất Lâm nghiệp.

họ

+ Nghị định 01/CP ban hành ngày 04/10/1995 về việc khoán đất sử dụng vào
mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

Đ
ại

+ Chỉ thị số 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp
cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
+ Quyết định 661/QĐTTg ngày 29/071998 của Thủ tướng Chính phủ về chương

trình trồng mới 5 triệu hecta rừng.
+ Nghị định 163/TTg ngày 16/11/1999 về giao đát cho thuê đất lâm nghiệp cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ( thay thế nghị định 02/CP ngày 15/01/1994).
+ Ngày 06/06/2000 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục địa chính
đã có thông tư liên nghành hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo



Khóa luận tốt nghiệp

+ Quyết định 187/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ
của hộ gia đình, cá nhân được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001.
Như vậy thông qua các chính sách, Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác
dụng tích cực của hộ gia đình, cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thừa
nhận tư cách phấp nhân, đãm bảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật,
bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ gia đình, cá nhân.

uế

Đối với hộ gia đình, cá nhân khi đã được NN giao đất thì có quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất theo những quy định của pháp

H

luật. Từ đó đã khuyến khích người dân yên tâm nhận đát nhận rừng để sản xuất, kinh
tế hộ gia đình có điều kiện để phát triển hơn. Mọi người dân nói chung và nông dân

tế

miền núi nói riêng rất phấn khởi thực hiện các chính sách này. Chủ trương giao đất
lâm nghiệp của Đảng và NN đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống của đồng bào miền

h

núi đã bao đời gắn bó với rừng. Giao đất lâm nghiệp đến từng hộ gia đình ở nước ta

in


được nhìn nhận như là một cấu thành của quá trình đổi mới kinh tế hiện nay. Khi

cK

quyền sử dụng đất đai thiết lập đã tạo cơ sở vững chắc cho người nông dân yên tâm
sản xuất trên mảnh đất mà họ thực sự làm chủ.
1.2.2 Các mô hình trồng rừng sản xuất

họ

- Mô hình quốc doanh: chủ đầu tư tự tổ chức trồng rừng.
- Mô hình hộ dân: chủ đầu tư hợp đồng với các hộ dân có đất để trồng rừng.

Đ
ại

- Mô hình hợp tác với các lâm trường: chủ đầu tư hợp đồng với các tổ chức thuộc
tỉnh (Bên B) để trồng rừng.
* Mô hình quốc doanh: Quỹ đất do các chủ dự án trực tiếp quản lý đã có quyết định
giao quyền sử dụng đất. Các chủ dự án trực tiếp trồng và quản lý đến khi thu hồi sản
phẩm, hoặc chủ dự án khoán cho các hộ dân, đến cuối chu kỳ các hộ sẽ trả vốn vay
bằng sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế.
* Mô hình hộ dân: Quỹ đất thuộc quyền quản lý của các hộ dân được cấp quyền sử
dụng, ở mô hình này chủ dự án cho hộ dân vay vốn để trồng rừng và trả nợ bằng sản
phẩm cuối chu kỳ thông qua hợp đồng kinh tế.
+ Có thể cho dân vay toàn bộ vốn theo dự toán ban đầu
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo



Khóa luận tốt nghiệp
+ Có thể chỉ cho ứng vốn bằng giống và dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật.

*Mô hình hợp tác với các lâm trường: Quỹ đất của các lâm trường địa phương quản
lý, chủ dự án ký hợp đồng hợp tác trồng rừng cả chu kỳ, các lâm trường địa phương
vay vốn thông qua chủ dự án theo hợp đồng kinh tế 2 bên đã ký kết.
1.2.3 Tình hình trồng rừng sản xuất ở Đakrông
Giao đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất, giao rừng là một chủ trương lớn của
Đảng và NN được khởi xướng từ năm 1968. Cho đến ngày nay thì dự án như được trở

uế

thành xã hội hóa, diện tích rừng và đất rừng đã được giao càng nhiều cho các hộ gia
đình, cộng đồng trong khi diện tích giao cho doanh nghiệp NN giảm dần. Nhìn chung

H

đất có rừng giao cho các hộ gia đình và tập thể tăng trong khi diện tích giao cho các
doanh nghiệp NN và các ban quản lý giảm. Độ che phủ rừng tăng, diện tích rừng trồng

tế

mới tăng. Đời sống của một bộ phận nhân dân được giao đất để trồng rừng được tăng
lên đáng kể đồng thời với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Thành quả của chính sách

h

giao đất lâm nghiệp cho thấy hiệu quả việc gắn trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng cho

in


tất cả các bên liên quan, thành quả này thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và NN:

cK

“lấy dân làm gốc trong mọi hoạt động, tạo cho họ quyền quyết định trong mọi hoạt
động kinh tế, tự làm giàu cho bản thân mình chứ không có thói ỷ lại như trước đây”.
Chính sách giao đất trồng rừng sản xuất đã đem lại nhiều thành quả tốt cho nhân

họ

dân. Tình hình kinh tế của người dân được tăng lên, từ việc phải chạy theo nhu cầu
mưu sinh trước mắt nhưng bây giờ kinh tế đã khác, một số hộ đã có vốn dự trữ, có tiền

Đ
ại

để xây dựng nhà cửa khang trang, có tiện nghi hiện đại. Bên cạnh đó tạo công ăn việc
làm tránh được tình trạng không nghành nghề, dễ bị cám dỗ của các tệ nạn xã hội.
Diện tích trồng rừng được tăng nhanh, hạn chế tác động của rừng tự nhiên. Qua những
thay đổi mang tính tích cực đó đã cho thấy sự đúng đắn của Đảng và NN về chính sách
giao đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất. Chính sách đó đã từng bước nâng cao đời
sống của nhân dân, tăng diện tích rừng trồng góp phần tăng độ che phủ rừng trong cả
nước, tạo một môi trường sinh thái trong sạch và lành mạnh.
Đakrông là huyện miền núi vùng các của Tỉnh Quảng Trị. Với tổng diện tích tự
nhiên là 122.444,60 ha, chiếm 25,79% diện tích toàn tỉnh. Đất trồng đồi núi trọc được
sử dụng khá lớn, khoảng 48.910 ha chiếm 40% diện tích rừng tự nhiên của Huyện. Đất
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo



Khóa luận tốt nghiệp

sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu là nương rẫy năng suất thấp và bấp bênh. Chỉ
có khoảng 400ha lúa nước là tương đối ổn định. Chính vì vậy mà bình quân lương
thực đầu người còn rất thấp, nạn thiếu lương thực thường xuyên xảy ra, tỷ lệ đói nghèo
lớn, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. Trước năm 2004, đất sản xuất nương rẫy
vẫn chưa được giao dẫn đến việc sản xuất không ổn định, không theo quy hoạch, nạn
phá rừng để sản xuất nương rẫy còn xảy ra, là một nguy cơ gây cháy rừng hàng năm
làm ảnh hưởng đến môi sinh và môi trường. Trong khi đó diện tích đất trống đồi núi

uế

trọc rất lớn, tiềm năng này lại chưa được khai thác để trồng rừng sản xuất. Để phát huy
thế mạnh về lâm nghiệp của địa bàn, việc triển khai giao đất để trồng rừng sản xuất và

H

cây lâu năm là rất cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.

tế

Xã Đakrông là một xã miền núi thuộc huyện Đakrông, là xã thuộc diện đặc biệt
khó khăn (thuộc diện 135). Dân cư phần lớn là dân nghèo, người dân ở đây phải canh

h

tác nông nghiệp trên nền đất chủ yếu là đất dốc, nghèo dưỡng chất. Diện tích đất để

in


canh tác nông nghiệp của xã rất ít ỏi, lại nằm ở vùng thấp trũng nên thường bị lũ lụt,

cK

ngập úng vào mùa mưa do đó sản xuất nông nghiệp cho năng suất thấp, chủ yếu là
phục vụ nhu cầu của dân địa phương.

Chính vì thế mà việc xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện Đakrông nói

họ

chung và người dân xã Đakrông nói riêng là một trong những vấn đề bức thiết cần
được các ban nghành quan tâm. Để phát huy thế mạnh về lâm nghiệp của địa bàn, việc

Đ
ại

triển khai giao đất trồng rừng sản xuất và cây lâu năm nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ
lần thứ II của huyện đã xác định cơ cấu kinh tế là Nông – lâm nghiệp, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; Nghĩa là coi nông nghiệp là trước mắt
còn lâm nghiệp là lợi thế và hướng đi bền vững lâu dài. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác giao đất giao rừng, trong những năm qua huyện Đakrông đã tiến
hành giao đất giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Cụ thể là thực hiện Đề
án giao đất trồng rừng huyên Đakrông – Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 -2010 do
Phòng TN&MT huyện phối hợp với Trung tâm kỹ thuật TN&MT Quảng Trị tiếp tục
chỉ đạo thực hiện. Sau 5 năm thực hiện công tác giao đất trồng rừng sản xuất trên địa
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo



×