Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.81 KB, 80 trang )

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN


h

tế

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH
SƠN, TỈNH NGHỆ AN

HỒ THỊ TRANG

Khóa học 2007 - 2011




ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN


H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH
SƠN, TỈNH NGHỆ AN


Sinh viên: Hồ Thị Trang
Lớp: K41 KTNN
Niên khóa: 2007 - 2011

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Ngọc Châu

Huế, 5/2011


Lời Cảm Ơn
Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập,
nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực
tập tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Để hoàn thành khóa
luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân

uế

và qua đây cho phép tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể

H

cán bộ, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi
hành trang bước vào đời.

tế

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc


h

Châu, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cảm

in

nhận được hình ảnh người thầy mẫu mực, giản dị và gần gũi nhất trong
tôi.

cK

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ
đang làm việc tại xã Cẩm Sơn, trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Cẩm

họ

Sơn đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành được đề tài khóa
luận này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thiêng liêng nhất tới bố mẹ và anh

Đ
ại

chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh
tôi trong suốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ.
Lời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, và hạnh phúc, vui vẻ

và thành công trong cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Huế, ngày 21 tháng 05 năm 2011
Hồ Thị Trang


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ....................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................viii

uế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1

H

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

tế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................................... 3

h


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 5

in

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 5

cK

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 5
1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế ....................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ................................................................................ 5

họ

1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ............................................................................ 6
1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...................................................... 7

Đ
ại

1.1.2. Đặc điểm và giá trị cây dưa hấu............................................................................ 8
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu ................................................................... 8
1.1.2.2. Vị trí và giá trị của cây dưa hấu ....................................................................... 13
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu ............................................. 14
1.1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ................................................................. 14
1.1.3.2 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................... 15
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết qủa và hiệu quả sản xuất dưa hấu ...................... 16
1.1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ..................................................... 16
1.1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ................................................... 17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................................. 17



1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước............................................................... 17
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu của tỉnh Nghệ An và trên địa bàn huyện Anh Sơn .......19
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM
SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN..........................................................21
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH
NGHỆ AN .............................................................................................................21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 22

uế

2.1.3 Vài nét về tình hình tiêu thụ sản phẩm dưa hấu của xã ....................................... 29
2.1.4 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã ......................................................... 30

H

2.2 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ SẢN XUẤT DƯA HẤU.............................................. 31

tế

2.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn ......................................................... 31
2.2.2. Tình hình diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã.................................. 32

h

2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA......................................... 33

in


2.3.1. Tình hình dân số lao động, đất đai của các nông hộ được điều tra..................... 33
2.3.2 Tình hình trang bị vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất của các nông hộ ............... 36

cK

2.3.3 Tình hình sử dụng các loại giống dưa hấu của các nông hộ điều tra ................... 38
2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU........................................... 41

họ

2.4.1. Kết quả sản xuất dưa hấu .................................................................................... 41
2.4.1.1 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ...................................................... 41
2.4.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu ......................................... 46

Đ
ại

2.4.2 Hiệu quả sản xuất dưa hấu ................................................................................... 49
2.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu ............................................. 51
2.4.2.2. So sánh hiệu quả sản xuất dưa hấu với một số cây trồng phổ biến trên địa
bàn ............................................................................................................................................51
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT DƯA HẤU ........................................................................................................ 53
2.5.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ........................................................................... 53
2.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian....................................................................... 55
2.5.3 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu........................................................................... 58
2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DƯA HẤU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ....................... 58



CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN .......................................................................... 62
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ...................................................................................................... 62
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ CẨM SƠN .................................................................................................... 62
3.2.1 Giải pháp về kĩ thuật ............................................................................................ 63
3.2.2. Giải pháp về đất đai............................................................................................. 64
3.2.3 Giải pháp về vốn .................................................................................................. 64

uế

3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng ....................................................................... 65
3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông .................................................................... 65

H

3.2.6. Giải pháp về thị trường ....................................................................................... 65

tế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 67
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 67

h

2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 68

in

2.1. Đối với nhà nước.................................................................................................... 68

2.2. Đối với chính quyền địa phương............................................................................ 68

Đ
ại

họ

cK

2.3. Đối với người nông dân ......................................................................................... 69


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

:

Diện tích

SL

:

Số Lượng

DTCT

:

Diện tích canh tác


BQ

:

Bình quân

BQC

:

Bình quân chung

ĐVT

:

Đơn vị tính



:

Lao động

IC

:

Chi phí trung gian


GO

:

Giá trị sản xuất

VA

:

Giá trị gia tăng

C

:

Q

:

Kết quả thu được

H

tế

:

Ủy ban nhân dân


NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

cK

in

h

Chi phí

UBND

LN

:

Lợi nhuận

TC

:

Chi phí

họ
Đ

ại

uế

DT


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

500 m2

1 ha

10.000 m2

1 tạ

100 kg

1 tấn

1.000 kg

Đ
ại

họ

cK


in

h

tế

H

uế

1 sào


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình dân số, lao động của xã Cẩm Sơn trong giai đoạn 2008 - 2010 .......... 25
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2010 ............ 28
Bảng 3: Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Cẩm Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 ................. 31
Bảng 4: Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã Cẩm Sơn qua 3 năm 2008 -

uế

2010 .....................................................................................................................................................32
Bảng 5: Tình hình đất đai, lao động của các hộ được điều tra........................................... 34

H

Bảng 6: Tình hình trang bị vật chất - kĩ thuật của các nông hộ ......................................... 36
Bảng 7: Tình hình sử dụng các giống dưa ở nông hộ điều tra ........................................... 39


tế

Bảng 8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của các nông hộ đuợc điều
tra ....................................................................................................................................... 42

h

Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ................... 47

in

Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu.......................................... 49

cK

Bảng 11: Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu so với các cây trông khác ...................... 51
Bảng 12: Ảnh hưởng của qui mô diện tích tới kết quả, hiệu quả sản xuất dưa hấu .......... 53

Đ
ại

họ

Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu .......... 56


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm điều tra thực trạng tình
hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ trên địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn,

tỉnh Nghệ An. Qua đó phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu
của các nông hộ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa

uế

hấu trên địa bàn.
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

H

- Điều tra 60 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã, thu thập số liệu sơ cấp. Thu
thập số liệu thứ cấp từ UBND xã, phòng thống kê xã Cẩm Sơn

tế

- Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các báo cáo, tài liệu và

in

* Phương pháp nghiên cứu

h

các website liên quan đến đề tài.

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

cK

- Phương pháp phân tổ thống kê


- Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế

họ

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
* Kết quả nghiên cứu được
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã thu được kết quả sau:

Đ
ại

Đánh giá được thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu

xã Cẩm Sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An
Đánh giá được những thuận lợi cũng như hạn chế của người dân trong

việc đẩy mạnh phát triển dưa hấu tại xã Cẩm Sơn.
Sản xuất dưa hấu mang lại hướng phát triển mới cho sản xuất nông
nghiệp ở xã Cẩm Sơn, tăng thu nhập, giải quyết lượng lao động nông thôn,
nâng cao mức sống cho người dân.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng nông
nghiệp tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Song ngành nông nghiệp
vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong cơ cấu kinh tế quốc

uế

dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Nông nghiệp nông thôn
còn là nơi tập trung sinh sống của đại bộ phận dân cư trong cả nước. Chính vì những lí

H

do đó mà thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn luôn là ưu tiên cao nhất trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

tế

Sự phát triển của đất nước không chỉ tác động mạnh mẽ tới đời sống của người
dân mà nó còn tác động rất lớn tới nhận thức cũng như trình độ sản xuất của nông hộ.

h

Hiện nay, họ không ngừng tìm tòi, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào

in

trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và lựa chọn những cây trồng phù hợp

cK

mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông

dân đã góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp dần dần chuyển đổi sang nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá. Một trong số những mô hình được lựa chọn đó là mô hình

họ

sản xuất dưa hấu. Hiện nay việc trồng dưa ở một số địa phương đang ngày càng tỏ ra
hiệu quả kinh tế cao, dưa hấu là loại trái cây rất được người tiêu dùng ưa chuộng đặc

Đ
ại

biệt là vào mùa hè. Nó không chỉ cung cấp năng lượng dinh dưỡng cho cơ thể mà còn
tạo nên sự phong phú đa dạng và hấp dẫn cho các bữa ăn hàng ngày của con người.
Không những thế nó còn phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người tiêu dùng. Chính vì
vậy, thị trường tiêu thụ dưa hấu ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, tạo
cơ hội cho người sản xuất dưa hấu có cơ hội mở rộng và phát triển.
Xã Cẩm Sơn là một xã miền núi thuộc miền tây Nghệ An, địa bàn nằm dọc theo
sông Lam hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn nên đất đai rất tốt cho sản
xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương chung của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, trong những năm qua, xã Cẩm Sơn đã đẩy mạnh công tác chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất chất lượng mới vào sản xuất.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

Với việc nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và khai thác lợi thế đất đai, UBND xã
Cẩm Sơn đã chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa và hoa màu

kém hiệu quả sang trồng dưa hấu. Thực tế sản xuất cho thấy cây trồng này đã giúp
nhiều hộ dân có nguồn thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác trên cùng đơn vị
diện tích. Phát triển sản xuất cây dưa hấu đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người
lao động, sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất phù sa và đất ruộng kém hiệu quả đem
lại thu nhập cao, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Song bên cạnh đó việc

uế

trồng dưa hấu cũng gặp nhiều vấn đề: chi phí đầu tư cao khiến cho người nông dân
khó mở rộng thêm qui mô, vấn đề thời tiết, hạn hán và mưa lớn khi thu hoạch dưa

H

thành phẩm, vấn đề tiêu thụ dưa hấu. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản

tế

xuất dưa hấu ở địa phương là cơ sở cho việc định hướng phát triển trong thời gian tới,
qua thời gian thực tập tại địa phương tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh

h

tế sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”

in

2. Mục tiêu nghiên cứu

cK


 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất dưa hấu nói riêng.

 Đánh giá thực trạng sản xuất, xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến

hộ ở xã.

họ

hiệu quả sản xuất dưa hấu và tìm hiểu thêm về tiềm năng sản xuất dưa của các nông

Đ
ại

 Xác định những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản
xuất dưa hấu.

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu trên địa

bàn xã.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ nông dân sản xuất dưa hấu tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An.
Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu của các nông hộ tại thời
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

điểm năm 2010 và của địa bàn xã giai đoạn 2008 - 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
- Chọn địa điểm điều tra:
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương nghiên cứu, tôi đã lựa chọn địa điểm
điều tra ở các thôn 2, thôn 4, thôn 5, thôn 8, thôn 9 thuộc xã Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ

uế

An. Đây là những thôn trồng Dưa hấu điển hình của xã.
- Chọn mẫu điều tra:

H

Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu tương đương với 60 hộ thuộc các thôn trên địa
bàn xã, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp.

tế

- Thu thập số liệu:

sẵn phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

h


+ Số liệu sơ cấp: thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế

in

+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các nguồn tài liệu như: báo cáo tình

cK

hình kinh tế-xã hội của xã, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của xã, thông tin từ
các nguồn khác: sách báo, internet…

 Phương pháp phân tổ thống kê:

họ

Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố do đó việc phân tổ thống kê
nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế. Căn cứ vào đặc điểm

Đ
ại

sản xuất của các nông hộ ở các thôn trong xã tôi tiến hành phân chia thành hai nhóm
để nghiên cứu, đánh giá.
Nhóm 1 gồm các hộ thuộc hai thôn: thôn 2 và thôn 5
Nhóm 2 gồm các thôn: thôn 4, thôn 8 và thôn 9
 Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế:
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu đã điều tra được trên cơ sở đó
để phân tích sự khác nhau về mức độ đầu tư thâm canh giữa các vụ sản xuất, mối quan hệ
giữa các yếu tố riêng biệt như: quy mô sử dụng đất, chi phí trung gian, công lao động…từ đó
đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất.

 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có trao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ
trong các cơ quan chức năng địa phương, các thôn trưởng và ý kiến của của các hộ nông

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

dân nhằm có cách nhìn khách quan hơn để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.


SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

uế

Trong nền kinh tế thị trường hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của

H

toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh
tế, là thước đo trình độ quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp. Vì Vậy trong điều

tế

kiện hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải
hoạt động có hiệu quả kinh tế. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở


h

rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Với lượng tài

in

nguyên nhất định, tạo ra một lượng sản phẩm lớn nhất là mục tiêu lớn nhất của nhà sản

cK

xuất. Để đạt được điều đó thì phải sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, đúng
mức, phát huy hết công suất, công dụng, chức năng của các yếu tố đầu vào để tạo ra
hiệu quả cao hơn.

họ

Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến, nhưng cho
tới nay các học giả đều đi đến thống nhất rằng: cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản

Đ
ại

về hiệu quả đó là: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vào

hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công
nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất
của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn
vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu

vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỷ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra, vì thế nó được gọi là hiệu quả giá.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính
đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Ta biết rằng thước đo của hiệu quả chính là mức độ tối đa hóa đầu ra trên một
đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế chính là sự

uế

tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng
định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản

H

ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn
lực nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

tế


Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm
khác nhau nhưng đều thống nhất bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi

h

nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: lao động, vốn, vật lực...

in

Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với

cK

chi phí bỏ ra thì được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế
càng lớn và ngược lại.

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm

họ

lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có
quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là

Đ
ại

quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian lao động. Yêu cầu của việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa trong điều kiện chi phí nhất định và ngược lại, đạt
hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm

lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động
xã hội bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế hiện nay không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với
hiệu quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh
lời - lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước thì không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá
hiệu quả kinh tế. Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá hiệu
quả kinh tế phải dựa trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.
1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và
các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn, với mục tiêu sản xuất sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu

uế

của xã hội thì kết quả sử dụng nghiên cứu đánh giá là chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất.
Nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại, trên cơ sở sản xuất có thuê mướn nhân

H

công thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với


tế

nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI).
Để xác định hiệu quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải xác định được chi phí bỏ ra

h

và kết quả thu về. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí

in

cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu….Còn
kết quả thu được thì xác định như thế nào? Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS),

cK

kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (C+V+m), hoặc có thể là thu nhập
(V+m), ngoài ra cũng có thể là thu nhập thuần(MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia

họ

(SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất(GO), có thể là giá trị gia tăng
(VA), cũng có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là lãi (Pr)….

Đ
ại

Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
Thứ nhất, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia


cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng
nghịch).

Dạng thuận: H = Q/C
Công thức này nói lên một đơn vị chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả.
Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực.
Dạng nghịch: H = C/Q
Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn
vị chi phí.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

Trong đó:
H : Hiệu quả kinh tế (lần)
Q : Kết quả thu được ( nghìn đồng, triệu đồng…)
C : chi phí bỏ ra ( nghìn đồng, triệu đồng…)
Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,
xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả,
hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực.

uế

Thứ hai, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên
bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm.

H


Dạng thuận: Hb = Q/C

Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả.

tế

Dạng nghịch: Hb =C/Q

h

Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí.

in

Trong đó:
Hb : hiệu quả cận biên ( lần)

cK

Q : lượng tăng giảm của kết quả ( nghìn đồng, triệu đồng…)
C : lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng…)

họ

Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản
xuất mở rộng. Nó cho biết được một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết
quả tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm

Đ

ại

bao nhiêu đơn vị đầu vào.
Có nhiều phương pháp xác định Hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một

khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và
thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp.
1.1.2. Đặc điểm và giá trị cây dưa hấu
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus là một loại thực vật nằm trong họ
bầu bí một loại cây có vỏ cứng và chứa nhiều nuớc.
Dưa hấu là cây trồng của vùng nhiệt đới thích nhiệt độ cao và ưa sáng, nó cần
nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết trái. Cây dưa hấu có thời gian sinh truởng ngắn
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

và kỹ thuật canh tác giống như các loại cây cùng họ Bầu bí (dưa leo, bầu bí, khổ qua)
nên thuờng xếp nó vào nhóm các cây rau ăn trái, nó có một số đặc điểm đặc trưng sau :
a, Đặc điểm sinh học
Rễ: Cây dưa hấu có bộ rễ tương đối phát triển, trong điều kiện canh tác bình
thuờng rễ ăn rộng quanh gốc trong phạm vi 50 - 60 cm, sâu 20 -30 cm. Vì vậy cây dưa
hấu có khả năng chịu đựng hạn hán khá nhưng kém chịu úng và không có khả năng
hồi phục sau khi bị đứt.

uế


Thân: thuộc loại thân thảo hằng niên, mềm, có góc cạnh, có nhiều lông ngắn, dài
trung bình 2 - 3 m, bò hoặc có thể leo nhờ vào vòi bám. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt

H

mang một lá, một chồi nách và một vòi bám.

Lá: Cây dưa hấu thuộc loại lá mầm. Lá mầm hình trứng, tương đối dày, chứa

tế

nhiều chất dinh duỡng để nuôi cây con khi mới hình thành.

Hoa: Thuộc loại hoa đơn tính, trên một cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa mọc

h

đơn lẻ từng cái ở nách lá, gồm 5 lá dài màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng dính vào

in

nhau. Hoa đực thường hình thành truớc hoa cái 2 - 3 ngày.

cK

Trái: trái tương đối lớn, nặng trung bình 2 - 3 kg, có giống dưa cho trái nặng
tới 5 - 6 kg, trái chứa nhiều nước. Trái có nhiều hình dạng : tròn, hình trứng hoặc
bầu dục.

họ


b, Nhu cầu sinh thái

Nhiệt độ: Dưa hấu là cây vùng nhiệt đới nên ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ sinh

Đ
ại

trưởng phát triển trong khoảng 18 - 35oC. Thời kỳ ra hoa kết trái nhiệt độ thích hợp là
25 - 30oC.

Ẩm độ: Dưa hấu thích hợp với khí hậu khô ráo, đất ẩm quá hoặc độ ẩm không

khí cao làm cây phát triển nhiều lá rậm rạp, dễ bị ảnh hưởng khi ra hoa kết trái.
Gió: Gió mạnh làm bật dây, gãy ngọn, rụng nụ và hoa. Vì vậy, nên bố trí cho dây
dưa bò xuôi theo hướng gió hoặc không thẳng góc với huớng gió chính trong mùa.
Đất: Dưa hấu có thể trồng trên nhiều loại đất từ cát đến sét nặng. Tuy vậy, thích
hợp với đất có cơ cấu nhẹ, không chua (độ PH từ 6 - 7) thoát nước tốt.
Nước: Trái dưa chứa nhiều nước, bộ lá nhiều nên cây dưa hấu cũng cần nhiều
nước. Nếu bị úng nước thì rễ thường bị thối, vàng lá và chết dây.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

c, Kỹ thuật canh tác
Thời vụ trồng:
Do điều kiện thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi nên nước ta nhất là các tỉnh

phía nam, dưa hấu có thể trồng được quanh năm. Ngoài ra chủng loại giống cũng rất
phong phú, có những giống phát triển tốt cả trong mùa mưa hoặc chịu đuợc nhiệt độ
tương đối thấp của mùa đông nên thời vụ trồng càng được mở rộng.
Dưa hấu có thể trồng các vụ sau:
đầu tháng 6 tuỳ thởi gian sinh trưởng của giống.

uế

Vụ xuân hè là chính, gieo hạt cuối tháng 2 đầu tháng 3, thu hoạch cuối tháng 5

H

Vụ hè thu: gieo hạt vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, thu hoạch vào cuối tháng 7.
Vụ đông xuân, gieo hạt trong tháng 11, thu hoạch trong tháng giêng, đầu tháng 2.

tế

Thời vụ này chỉ áp dụng cho các tỉnh phía Nam
Giống:

h

Hiện nay thị trường có rất nhiều giống dưa hấu ở nhiều vùng trong nước có trồng

in

các giống địa phương khác nhau như Đình Cao (Hải Hưng), dưa Hường (Huế), Quảng
Ngãi, Gò Công (Tiền Giang) vv… Song để phục vụ xuất khẩu, các giống sau đây được

cK


sử dụng nhiều: giống Sugar baby, các giống lai F1: TN 755, TN 386 và Super Taison
052, Phù đổng, Hoàng long…

họ

Chuẩn bị đất trồng:

Đất trồng dưa hấu yêu cầu tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH 6,2 - 6,5. Cày bừa kỹ
trước khi lên luống. Có 2 cách làm luống dưa hấu. Trong vụ xuân lên luống định hình

Đ
ại

ngay từ đầu. Kích thước luống như sau: rộng 2,5m (mặt luống 2,2m, rãnh rộng 0,3m)
chiều dài tuỳ theo thửa ruộng, nếu chiều dài ruộng trên 50 m, giữa ruộng phải đào rãnh
thoát nước. Chiều cao 0,2 - 0,25m.
Ở vụ đông nếu gặp mưa, hoặc để tranh thủ thời vụ có thể làm nhân luống trước,

kích thước như luống khoai lang. Sau đó theo tốc độ sinh trưởng của cây, vun dần 2
bên thành luống có bề rộng 1.8 - 2m.
Gieo hạt, trồng cây
Trước khi gieo, hạt ngâm vào trong nước ấm 30 - 35oC từ 4 - 6 giờ, sau đó đãi
sạch, ủ với cát hoặc trấu ẩm, để nơi nhiệt độ 28 - 35oC cho nứt nanh rồi gieo. Hạt nứt
nanh có thể gieo trực tiếp lên luống hoặc vào bầu đất. Bầu nên dùng túi PE đường kính
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

7 - 10cm, cao 12 - 14cm. Vật liệu làm bầu gồm phân chuồng hoai mục, đất bột, mùn
hoặc trấu trộn theo tỷ lệ 30% + 60% + 10%. Mỗi bầu gieo 2 -3 hạt (giống lai F1 gieo 1
- 2 hạt). Nếu gieo thẳng để mầm quay xuống dưới ở độ sâu 1 - 1,5cm. Sau khi phủ đất,
cần phủ thêm một lớp trấu hoặc mùn mỏng.
Bón phân
Ruộng trồng dưa hấu cần phải bón ít nhất 20 tấn phân chuồng/ha (7 tạ/sào).
Lượng phân hoá học tính trên 1 ha như sau: đạm Urê 250 kg, Kali sunphát 360 kg,

uế

Supe lân 400 kgm
Cách bón: Bón lót 10 - 12 tấn phân chuồng, 1/3 số phân hoá học. Nếu trồng trên

H

màng phủ đất, bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, một nửa số đạm và kali.

Bón thúc đợt 1 kết hợp với vun xới khi cây được 10 - 15 ngày gồm số phân

tế

chuồng còn lại + 1/3 số phân hoá học.

Bón thúc lần 2: khi cây ra hoa rộ (cách đợt 1 từ 20 - 25 ngày) 1/6 số phân hoá học.

h

Bón thúc lần 3, dùng nốt số phân hoá học còn lại tưới cho cây (40 ngày).


Chăm sóc

cK

và tăng trọng lượng quả

in

Sau đó, cách 5 - 7 ngày dùng nước phân ngâm mục pha loãng tưới cho cây để giữ bộ lá

Dưa hấu cần ẩm nhưng không chịu được úng, nhất là những vùng trồng có mạch

họ

nước ngầm cao. Dùng thùng tưới vào sáng sớm và chiều tối. Tưới vào gốc tránh tưới
vào ngọn. Làm cỏ xới xáo kịp thời vào các lần bón thúc.

Đ
ại

Khi dưa có chiều dài 50 - 100 cm thì dùng rơm phủ kín mặt luống để tua cuốn
giữ cho cây khỏi bị gió lay và còn có tác dụng giữ ẩm, tránh cỏ dại và tránh bị thối
quả. Phân bố đều ngọn trên mặt luống, tạo cho cây quang hợp tốt, không để bộ lá
quá dày.

Thụ phấn nhân tạo
Mỗi cây để 1 - 2 quả (hoa cái thứ 2-3), các hoa cái khác nên loại bỏ để tập trung
dinh dưỡng cho quả giữ lại. Nếu có điều kiện nên thụ phấn bổ sung. Dùng phấn hoa
đực mới nở chấm lên nhụy cái vào mỗi buổi sáng từ 8 - 10 giờ.

Thu hoạch
Quả được 25 - 30 ngày tuổi vụ xuân và 30 - 35 ngày trong vụ đông, khi cuống
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

quả đã khô là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch , để chín sinh lý 5 - 10 ngày mới bổ
(nếu lấy hạt giống).
Một số sâu bệnh thường gặp:
- Bọ trĩ: gây hại nặng cho cây dưa giai đoạn cây con đến ra hoa đậu quả. Thành
trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt
dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Có thể dùng các loại
thuốc để trị: Confidor 100SL, Actara 25wg, Regent 800 WP.

uế

- Bọ dưa: Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam, lớn bằng hạt đậu, để trứng
dưới đất quanh gốc dưa. Bọ dưa gây thiệt hại năng khi dưa còn nhỏ, lúc dưa có 4 -5 lá

H

thật. Có thể phòng trừ bằng cách bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay

tế

phun thuốc Polytrin, baythroid.


- Sâu ăn tạp, sâu ăn lá, sâu ổ, sâu đàn: sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới

h

phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, ăn lủng lá có hình dạng bất định,

in

hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó sâu thường chui vào sống trong đất, ẩn dưới
các kẻ nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất, nhộng ở trong đất. Nên thường xuyên thay đổi

cK

loại thuốc và phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC,
Cymbus 5EC,... có thể pha trộn với Atabron 5EC.

họ

- Bệnh cháy dây (nấm Fusarium): dây héo vào buổi trưa, tươi lại buổi chiều và
sớm. Sau 5 - 7 ngày cây sẽ chết, khi tách phá gốc thân sẽ thấy mạch dẫn bị đen. Dùng

Đ
ại

BAVISAN 500wp, Fusin 70% wp.
- Bệnh thối rễ, héo dây (nấm phytopthora SP và Pythium sp): Gây hại vào lúc

dưa có trái bằng nắm tay, nắng bị héo, chiều mát và sáng tỉnh lại, qua 5 - 6 ngày, dưa
chết thực sự, ở cổ rễ có nhiều tơ nấm màu trắng, hạch nấm màu vàng rồi chuyển sang
màu nâu sẩm. Dùng FUSIN 70 wp + FORWANIL 75wp, NOMILDEW 25 wp.

- Bệnh sương mai: đọt dưa thun lại, lá dựng lên, các lá gần đọt bị dụm lại, có vết
màu nâu, thịt bị nứt và chảy nhựa, cây héo và chết. Dùng THANE - M 80wp, FUSIN
70 wp.
1.1.2.2. Vị trí và giá trị của cây dưa hấu
- Giá trị dinh dưỡng: Trong các loại quả thì dưa hấu chứa dịch quả phong phú
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

nhất hàm lượng nước đạt trên 96%. Sản phẩm chính của dưa hấu là ruột, trong quả dưa
hấu chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người như: A, B1, B6, C…và
một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, đồng, canxi…Trong 100g phần
ăn được của trái dưa hấu chứa 90% nước; 9% carbohydrate; 0,7% protein; 0,1% lipid;
300 IU vitamin A; 6 mg vitamin C; 8 mg Ca; 10 mg Mg; 14 mg P và 0,2 mg Fe. Giá trị
năng lượng tương đương 150 kJ/100g (Kỹ thuật trồng dưa hấu, Phạm Thị Thu Cúc,
NXB Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh)

uế

Dưa hấu không chỉ cung cấp năng lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn tạo
nên sự phong phú đa dạng và hấp dẫn trong các bữa ăn hàng ngày. Người Mỹ có món

H

salad trộn dưa hấu, người Ý có món tráng miệng là dưa hấu và kem tơi trộn…
- Đối với sản xuất công nghiệp: Dưa hấu không chỉ có tác dụng như là thức ăn bổ


tế

dưỡng mà là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Một số ngành công nghiệp
sử dụng nguyên liệu là dưa hấu như: ngành công nghiệp chế biến nước giải khát, rượu,

in

hương liệu, sản xuất cồn…

h

ngành công nghiệp sản xuất hạt dưa. Hiện nay người ta còn sử dụng hấu để sản xuất
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Trồng dưa hấu có ý nghĩa quan trọng trong việc

cK

cải tạo đất, tạo sự cân bằng sinh thái nông nghiệp, nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Nếu
trồng dưa đúng kỹ thuật thì sẽ tồn đọng một lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho vụ

họ

sản xuất sau. Sản xuất dưa hấu tận dụng được đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, tạo
công ăn việc làm cho khu vực nông thôn.
Sản phẩm dưa hấu không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn tham gia

Đ
ại

xuất khẩu thu ngoại tệ về giúp nâng cao cuộc sống của người dân.
- Giá trị về mặt y học: Giá trị của quả dưa hấu đã được dân gian đúc kết qua câu:


“Nhiệt nhiên lưỡng khảm qua, dược vật bất dụng qua” (Trời nóng ăn hai quả dưa hấu
thì không cần phải uống thuốc) và coi dưa hấu là “Hạ quý thủy quả chi vương” (Vua
của trái cây mùa hè).
Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải thủ, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa
nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, tiểu đường, cao
huyết áp, say nắng, say rượu.
Vỏ dưa hấu vị ngọt tính hàn, có tác dụng giải độc, giáng hỏa trừ phiền. Ngoài ra
hạt dưa hấu có công dụng làm mát phổi, tan đờm, nhuận tràng, lợi tiêu hóa.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu
1.1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động lớn của điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên,
mỗi vùng mỗi địa phương lại có những đặc điểm riêng biệt về thời tiết khí hậu, ảnh
hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển các loại cây trồng, trong đó có cây dưa hấu. Như
vậy, nhân tố về điều kiện tự nhiên có vai trò quyết định đến sự tồn tại của cây dưa hấu.
Nhiệt độ: Dưa hấu là cây trồng thích nhiệt độ cao, cây sinh trưởng thích hợp ở

uế

nhiêt độ 18oC- 30oC, dưới 15oC hoặc trên 35oC cây sinh trưởng bất bình thường. Ở
thời kỳ đâm hoa hình thành quả đây là thời kỳ quyết định đến năng suất sản lượng và

H


chất lượng dưa hấu vì vậy nhiệt độ thích hợp ở giai đoạn này là 30 - 32 oC. Thời kỳ
trái phát triển, nhiệt độ thích hợp khoảng 27 - 30 oC, nếu nhiệt độ thấp, trái phát triển

tế

chậm, vỏ dày, màu thịt lợt, phẩm chất kém và sản lượng không cao.
Đất đai: Dưa hấu yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại

h

đất khác nhau, đất thích hợp cho việc canh tác cây dưa hấu là đất pha cát, đất thịt nhẹ,

in

đất thịt pha cát…Tuy nhiên cần nắm vững đặc điểm riêng của từng loại đất để có biện
pháp thích hợp để bổ sung, cải tạo đất cho tốt, từ đó góp phần năng cao năng suất và

cK

chất lượng cây dưa hấu. Bồi dưỡng, cải tạo đất không chỉ góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng của cây dưa hấu mà còn góp phần duy trì chất đất, nâng cao phẩm

họ

chất của đất, tạo điều kiện xản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững.
Về ánh sáng: Đối với loại cây trồng nhu cầu ánh sáng là rất cần thiết không thể
thiếu đuợc. Dưa hấu cũng vậy, là cây trồng nhiệt đới nên yêu cầu ánh sáng là rất cao, ở

Đ

ại

những thời kì nhất định thì nhu cầu về ánh sáng của cây dưa bao gồm cả thời gian
chiếu sáng và cường độ chiếu sáng là khác nhau.
Về độ ẩm: Dưa hấu là cây thích hợp khí hậu khô ráo. Mưa nhiều làm mặt đất ẩm

ướt, dưa sinh nhiều rễ bất định trên thân và hấp thụ thêm nhiều nước và chất dinh
dưỡng làm dây lá phát triển xum xuê, ảnh huởng tới quá trình ra hoa kết quả. Nếu độ
ẩm không khí cao (>65%) lá và trái dễ bị nhiễm bệnh thán thư, thân cũng dễ bị nứt.
Về chế độ gió: Gió là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên đối với sản xuất dưa hấu, gió có ảnh huởng làm tăng nhiệt độ và chế độ nước.
Gió làm thay đổi nhiệt độ đất, nhiệt độ không khí, ảnh huởng tới quá trình sinh trưởng
và phát triển cây dưa.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu

1.1.3.2 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội
- Thị trường và giá cả tiêu thụ:
Cũng như các loại sản phẩm nông sản khác, việc sản xuất dưa hấu mục đích
chính là để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, cũng như để trao đổi, mua bán trên thị
trường chứ không hoàn toàn là sản xuất để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong gia đình.
Do vậy, việc sản xuất dưa hấu luôn gắn với thị trường và giá cả. Thị trường và giá cả
tiêu thụ ảnh hưởng đến quyết định sản xuất với quy mô bao nhiêu của người sản xuất.

uế


Khi xem xét đến hiệu quả sản xuất thì ngoài yếu tố điều kiện tự nhiên ta còn xem
xét đến thị trường tiêu thụ và giá cả. Sự biến động của thị trường và biến động của giá

H

cả sẽ ảnh hưởng đến tăng qui mô hay giảm qui mô của người sản xuất trong mùa vụ
tới. Do đó những tác động của thị trường luôn làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả

tế

kinh tế của sản xuất dưa hấu. Một sự thay đổi nhỏ về giá cả tiêu thụ hay một biến động
nhỏ trên thị trường cũng gây ra một sự thay đổi lớn trong thu nhập của người dân.

h

Chính vì vậy, đòi hỏi cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương cần có những

in

giải pháp hữu hiệu để tối thiểu hoá những rủi ro, thiệt hại cho người nông dân.
- Dân cư và nguồn lao động:

cK

Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất dưa hấu ở hai mặt,
vừa là lực lượng trực tiếp sản xuất vừa là lực lượng tiêu thụ nông sản sản xuất ra.

họ

Muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao lao động phải nắm vững quy luật sinh trưởng của

cây dưa hấu, phải bỏ công chăm sóc vì cây dưa hấu là cây mà đòi hỏi công chăm sóc
nhiều. Truyền thống kinh nghiệm sản xuất của người lao động ảnh hưởng đến kết quả

Đ
ại

đạt được của hoạt động sản xuất. Người lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm sẽ
dễ dàng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và đối phó tốt
với các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, tăng cường công tác khuyến nông, giúp người
nông dân thấy rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào
trong sản xuất là điều rất cần thiết.
- Tập quán canh tác:
Tập quán canh tác yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây
trồng. Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế việc tái sản xuất đầu tư mở rộng, hạn
chế mức đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong
sản xuất. Từ đó dẫn đến năng suất cây trồng thấp, quá trình sản xuất kém hiệu quả.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 15


×