Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hiệu quả kinh tế một số giống lai vụ đông xuân ở xã đô thành, huyện yên thành, tỉnh nghệan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.39 KB, 82 trang )

LUY
ỆN THỊ THẢ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

O

uế

ÊM

ỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI
ỆU QUẢ KINH T

HI

h

tế

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

in

HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI VỤ ĐÔNG XUÂN Ở

ại


KLTN - 2011

Ã
ĐÔ THÀNH....

ỞX

Đ

LUYỆN THỊ THẢO

Ụ ĐÔNG XUÂN

V

họ
c

K

XÃ ĐÔ THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

Khóa học 2007 - 2011


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

H


uế

KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

K

in

h

tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI VỤ ĐÔNG XUÂN Ở XÃ ĐÔ

Đ

ại

họ
c

THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện: Luyện Thị Thảo

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: K41A - KTNN


Th.s Nguyễn Văn Lạc

Niên khóa: 2007 - 2011
Huế, tháng 05 năm 2010


Lời cảm ơn
Trong quá trình thưc tập tại địa bàn xã Đô Thành, tôi đã hoàn thành đề tài: "Hiệu
quả kinh tế một số giống lúa lai vụ Đông Xuân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An". Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy
cô giáo, các cô chú trong ban lãnh đạo UBND xã cùng toàn thể bà con nông dân.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế

uế

đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở trường, giúp tôi
trang bị những kiến thức cần thiết cho việc hoàn thành đề tài, cũng như cho nghề nghiệp

H

trong tương lai. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Văn

tế

Lạc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Về phía địa phương, tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú trong ban lãnh

h


đạoUBND xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp xúc, học hỏi và biết thêm kinh

in

nghiệm thực tế trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Do thời gian thực tập, kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung

K

của đề tài sẽ không khỏi những sai sót. Kính mong sự giúp đỡ góp ý của các thầy cô giáo,
ban lãnh đạo UBND xã cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện

họ
c

hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đ

ại

Sinh Viên: Luyện Thị Thảo

i


MỤC LỤC


Đ

ại

họ
c

K

in

h

tế

H

uế

Lời cảm ơn ............................................................................................................................i
MỤC LỤC ...........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU......................................................iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..............................................................................................vii
PHẦN I ................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .........................................................................2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
PHẦN II...............................................................................................................................5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................................5
CHƯƠNG I .........................................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................................................5
1.1.1 Vai trò, đặc điểm của cây lúa ...................................................................................5
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ................................................7
1.1.2.1 Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên...................................................................7
1.1.2.2 Các điều kiện kinh tế xã hội...................................................................................9
1.1.3 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.........................................................14
1.1.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế...............................................................16
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa.......................................17
1.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa.........................................................17
1.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa.......................................................18
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................................18
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa của thế giới........................................................................18
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam ....................................................................20
1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của Nghệ An .....................................................................22
1.2.4 Tình hình sản xuất lúa của huyện Yên Thành......................................................23
CHƯƠNG II......................................................................................................................27
HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI Ở XÃ ĐÔ THÀNH HUYỆN
YÊN THÀNH TỈNH NGHỆ AN .....................................................................................27
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...........................................27
2.1.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................................................27
2.1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................27
2.2.1.2 Thủy văn, sông ngòi..............................................................................................27
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết...................................................................................................27
2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên.........................................................................................27


ii


Đ

ại

họ
c

K

in

h

tế

H

uế

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................................28
2.1.2.1 Tình hình dân số - lao động .................................................................................28
2.1.2.2 Tình hình đất đai ..................................................................................................30
2.1.2.3 Tình hình cơ sơ hạ tầng: ......................................................................................32
2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu..................................................................33
2.2 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Đô Thành ..................................................34
2.3 Tình hình sản xuất lúa của các hộ điều tra của các nông hộ..................................38

2.3.1 Năng lực sản xuất của hộ ........................................................................................38
2.3.2 Tình hình sử dụng giống lúa lai của các hộ điều tra ............................................42
2.3.3 Tình hình đầu tư sản xuất lúa lai ...........................................................................43
2.3.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa lai......................................................................45
2.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa lai........................49
2.3.5.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai ...........................................................................49
2.3.5.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian ......................................................................52
2.3.5.3 Ảnh hưởng của các yếu tố khác...........................................................................54
CHƯƠNG III ....................................................................................................................56
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT LÚA LAI Ở XÃ ĐÔ THÀNH..............................................................................56
3.1 ĐỊNH HƯỚNG ...........................................................................................................56
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................................................57
3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật ..............................................................................................58
3.2.1.1 Đối với giống lúa ...................................................................................................58
3.2.1.2 Đối với phân bón...................................................................................................59
3.2.1.3 Đối với thuốc hóa học ...........................................................................................59
3.2.2 Giải pháp về đất đai ................................................................................................59
3.2.3 Giải pháp về khuyến nông ......................................................................................61
3.2.4 Giải pháp về vốn ......................................................................................................63
3.2.5 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng..........................................................................64
3.2.6 Giải pháp về tiêu thụ nông sản...............................................................................65
3.2.7 Mô hình liên kết .......................................................................................................65
PHẦN III ...........................................................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................68
I. KẾT LUẬN....................................................................................................................68
II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................72

iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Công nghiệp hóa

HĐH:

Hiện đại hóa

ĐVT:

Đơn vị tính

NK:

Nhân khẩu

LĐ:

Lao động

NN:

Nông nghiệp

CN:

Công nghiệp

DV:


Dịch vụ

DT:

Diện tích

NTTS:

Nuôi trông thủy sản

BQ:

Bình quân

PTNT:

Phát triển nông thôn

ĐX:

Đông Xuân

HT:

Hè Thu

HTX:

Hợp tác xã


NH:

Ngân hàng

H
tế
h

in

Doanh nghiệp
Khoa học
Kỹ thuật

ại

KH:

Diện tích

Đ

DT:

K

họ
c


DN:

KT:

uế

CNH:

iv


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Đ

ại

họ
c

K

in

h

tế

H


uế

Sơ đồ 1: Mô hình liên kết: Nhà nông, Nhà nước, Nhà KH, Nhà doanh DN và NH ...66

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thời vụ gieo cấy của các tỉnh phía Bắc ....................................................................... 12
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thế giới giai đoạn 2002 - 2009 ........................... 19
Bảng 3: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009......................................... 21
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2009 .......... 22
Bảng 5: Tình hình sản xuất lúa của huyện Yên Thành qua 3 năm 2008 - 2010 .................... 26

uế

Bảng 6: Tình hình dân số và lao động của xã Đô Thành năm 2010........................................ 29
Bảng 7: Tình hình đất đai của xã năm 2010 ............................................................................. 31

H

Bảng 8:Tình hình sản xuất lúa của xã Đô Thành qua 3 năm 2008 - 2010.............................. 36
Bảng 9: Tình hình sử dụng giống lúa trên địa bàn xã Đô Thành giai đoạn 2008 - 2010 ...... 37

tế

Bảng 10: Năng lực sản xuất của các hộ ..................................................................................... 39
Bảng 11: Tình hình sử dụng giống lúa lai của các hộ điều tra ................................................ 42

h


Bảng 12: Tình hình đầu tư sản xuất lúa lai của các hộ điều tra.............................................. 44

in

Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa lai.......................................................................... 46
Bảng 14: So sánh hiệu quả kinh tế của giống lúa lai với lúa giống lúa địa phương .............. 48

K

Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa lai ............. 50

Đ

ại

họ
c

Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phi trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa lai ........ 52

vi


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Muốn phát triển trước hết phải tồn tại và ổn định. Đô Thành là địa phương có dân
cư sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế của địa bàn
thì trồng trọt có vai trò cung cấp lương thực nuôi sống dân cư trên địa bàn. Trồng trọt trên
địa bàn chủ yếu là trồng lúa, nếu việc sản xuất lúa bị ngừng trệ sẽ gây ra hậu quả không
thể lường trước được. Trong thời gian gần đây sản xuất lúa tại địa bàn địa bàn gặp rất


uế

nhiều khó khăn: sâu bệnh, rét......Làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
cây lúa. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất của người dân còn thấp, sản xuất nông nghiệp chủ

H

yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chưa có điều kiện
đầu tư thâm canh cao. Nguồn giống lúa lai khó khăn, giá giống tăng cao trong lúc sản

tế

xuất lúa ở vụ Đông Xuân của người dân thường xuyên bị sâu bệnh và diện tích lúa bị mắc
rét và phải cấy lại rất nhiều. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người

in

h

dân và ảnh hưởng tới việc đầu tư sản xuất của người dân. Để góp phần vào việc nâng cao
hiêu quả sản xuất lúa Đông Xuân của người dân trong xã tôi đã tiến hành đề tài: "Hiệu

K

quả kinh tế một số giống lúa vụ Đông Xuân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An". Tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:

họ
c


Tìm hiểu thực trạng đầu tư, kết quả, hiệu quả sản xuất một số giống lúa lai vụ
Đông Xuân của các nông hộ ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất lúa.

ại

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa lai trong vụ Đông

Đ

Xuân tại địa phương.

Phương pháp sử dụng trong đề tài này bao gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra: Tôi tiến hành điều tra chon mẫu
.

vii


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Lương thực là một trong những nhu yếu tối cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của con người trong đó lúa gạo là nguồn lương thực cho khoảng 2/3 dân cư toàn cầu.
Trong khi đó dân cư thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích trồng lúa lại không tăng, nếu
không muốn nói là giảm theo thời gian.. Do đó vấn đề lương thực được đặt ra như là một


uế

mối đe dọa đến an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai.
Theo nghiên cứu của FAO, cứ tăng 1% dân số thì nhu cầu lương thực phải tăng

H

4%, nên muốn tăng sản lượng lương thực chỉ còn hai hướng giải quyết sau:

- Tăng diện tích canh tác và diện tích gieo trồng. Hiện nay, chúng ta bị hạn chế do

tế

quá trình đất đai bị đô thị hóa, dân số tăng nhanh và giảm cấp (chất lượng), do suy thoái
môi trường. Do đó, phương án này rất khó thực hiện.

h

- Thâm canh tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng

in

năng suất cây trồng như: ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới hoặc đưa vào sản xuất các

K

giống mới hay bộ giống mới có ưu thế hơn về năng suất và phẩm chất so với các giống
cũ và bộ giống cũ là một trong những chương trình an ninh, an toàn lương thực toàn cầu


họ
c

của Liên Hợp Quốc và của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, nông nghiệp thu hút 70% dân số của cả nước, với diện tích trồng lúa
chiếm 80% tổng diện tích đất canh tác, 90% sản lượng lương thực quốc gia, 68% nguồn

ại

năng lượng cung cấp cho con người từ lúa gạo. Trong hơn 20 năm qua, trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc những thành tựu của KHKT trên thế giới và khảo nghiệm giống cây trồng,

Đ

nước ta đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Lĩnh vực nông- lâm nghiệp, và
nông- thực phẩm đã đạt được sự tăng trưởng liên tục, với mức tăng trưởng trung bình
4,3%/năm, có sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ trên thế giới. Các giống lúa có năng suất
cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu cao, thích ứng rộng đã được đưa vào sản xuất
thay thế các giống cũ, giống nhập từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
xã hội. Một giống được đánh giá tốt nơi này nhưng có thể không tốt nơi khác, bởi vì mỗi
giống chỉ thích ứng với một khu vực canh tác nhất định. Cùng với sự phát triển của giống
mới các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý được đưa vào sản xuất làm cho sản lượng

1


lúa ngày càng tăng lên. Sản xuất lúa ở nước ta chủ yếu là các hộ gia đình, với quy mô
nhỏ, sản xuất tự cung tự cấp là chính, sức cạnh tranh tương đối thấp so với các quốc gia
khác trên thế giới, ngay cả trên thị trường nội địa (như cạnh tranh gạo với Thái Lan...) .

Đô Thành là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông Bắc của huyện Yên Thành, là địa
phương có dân cư sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với gần 90% số hộ hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp. Lâu nay người dân ở xã trồng các giống nội năng suất thấp, trong
những năm trở lại đây bà con đã đưa vào sử dụng lúa lai. Tuy nhiên, sản xuất còn manh

uế

mún, chưa đầu tư đúng mức, chưa áp dụng đúng yêu cầu kỹ thuật nên năng suất còn thấp,
hiệu quả chưa cao... Do đó, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản

H

xuất lúa lai có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa
nói riêng trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

tế

Xuất phát từ tình hình đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu:

"Hiệu quả kinh tế một số giống lai vụ Đông Xuân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành,

h

tỉnh NghệAn".

in

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

K


- Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn và hiệu quả kinh tế nói
chung và hiệu quả kinh tế lúa lai nói riêng.

họ
c

- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa lai, xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa lai.
- Nghiên cứu đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm

ại

phát triển hình thức sản xuất lúa lai trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An.

Đ

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu có thể được xem xét từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn vào những khía cạnh sau:
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất lúa lai.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa của các
nông hộ trong vụ Đông Xuân năm 2010.

2



-

Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa lai.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Đây là phương pháp chung để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên,
kinh tế xã hội. Nó yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không phải trong trạng thái riêng rẽ,
cô lập mà trong mối liên hệ động bản chất của các hiện tượng, không phải trong trạng thái
tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất

uế

lượng mới, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
- Phương pháp thu thập số liệu

H

+ Số liệu thứ cấp: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới, ở Châu Á,Việt Nam, Nghệ
An, huyện Yên Thành, và xã Diễn Thái.

tế

+ Số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra ngẫu nhiên 80 hộ sản xuất lúa ở xã Đô Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

in

+ Chọn điểm điều tra


h

- Phương pháp điều tra

K

Tôi tiến hành điều tra 4 xóm thuộc xã Đô Thành là: Xuân Lai, Dạ Sơn, Phú Vinh,
Gia Mỹ để tiến hành điều tra.

họ
c

+ Chọn mẫu điều tra:

Tôi tiến hành điều tra 80 hộ trồng lúa ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp với khoảng cách cho trước.

ại

- Phương pháp tổng hợp và phân tích
+ Phương pháp phân tổ thống kê

Đ

Tôi dùng phương pháp này nhằm tổng hợp số liệu đã điều tra được, từ đó tiến hành

phân tích để tìm ra các mối liên hệ chung.Bằng phương pháp này tôi tìm ra mối liên hệ
lẫn nhau của các yếu tố riêng biệt như: năng suất lúa, giá trị gia tăng, chi phí trung
gian....Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất.

Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố do đó việc phân tổ thống kê nhằm phân
tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các nhân tố trong
mối quan hệ với nhau và với kết quả và hiệu quả sản xuất.

3


+ Phương pháp thống kê so sánh:
Kết quả và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa thông
qua các chỉ tiêu khác nhau như: Năng suất, tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí
trung gian.... Hệ thống chỉ tiêu đó phản ánh mức độ đạt được của từng lĩnh vực. Cho nên
khi đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế, cần so sánh mức đạt được các chỉ tiêu theo thời
gian hay không gian, từ đó rút ra kết luận.
- Phương pháp chuyên gia

uế

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có trao đổi, tham khảo ý kiến của các cán bộ
trong các cơ quan chức năng của địa phương, ý kiến của hộ nông dân. Từ đó để có cách

Đ

ại

họ
c

K

in


h

tế

H

nhìn khách quan bổ sung và hoàn thiện đề tài.

4


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Vai trò, đặc điểm của cây lúa
Cây lúa (Oryza sativa), thuộc họ hòa thảo (Gramiceae), có nguồn gốc thuộc khu

uế

vực nhiệt đới là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Trên thế giới, cây lúa
được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỷ người nghèo nhất trên thế

H

giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con
người.


tế

Ở Việt Nam, với dân số 85,8 triệu người và 100% người Việt Nam đều sử dụng lúa
gạo là lương thực chính.

h

Cây lúa là cây lương thực quan trọng ở nước ta và cả trên thế giới. Là lương thực

in

chính cung cấp năng lượng cho con người, thành phần chủ yếu trong lúa là tinh bột: 6,7 Đối với con người:

K

6,8%, Lipid: 0,5%, Protein: 6- 7%, ngoài ra còn một số vitamin và khoáng chất khác.

họ
c

- Tinh bột là nguồn chủ yếu cung cấp calo, giá trị nhiệt lượng của cây lúa là 3.594
kalo so với lúa mì là 3.610 calo, độ đồng hóa đạt đến 95,90%.
- Protein thấp hơn so với loại khác. Các giống lúa Việt Nam có lượng protein thấp

ại

nhất là 5,25%, cao nhất là 12,84%.
 Đối với chăn nuôi:

Đ


Gạo dùng để chăn nuôi chủ yếu là cám, và gạo có chất lượng xấu. Trước đây

khoảng 5% gạo dùng để chăn nuôi nhưng hiện nay tỷ lệ này đã giảm đáng kể (khoảng
1%) . Nguyên nhân là do sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển làm cho nhu cầu
sử dụng gạo ngày càng tăng. Trình độ sản xuất và công nghệ chế biến gạo ngày càng cao
đã nâng cao được chất lượng gạo. Mặt khác, năng suất ngô được đẩy mạnh đã thay thế
được lượng gạo sử dụng vào chăn nuôi.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng trên thì cây lúa còn có các giá trị kinh tế sau:
 Đối với công nghiệp chế biến:

5


Theo thống kê của tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), các loại lương thực
truyền thống được sản xuất trên thế giới bao gồm 5 loại cụ thể: lúa gạo (rice), lúa mì
(wheat), ngô (maize), kê (sorghum) và lúa mạch (barly). Trong số các loại kể trên thì lúa
gạo và lúa mỳ là hai loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người, các loại còn lại
phục vụ chủ yếu cho chăn nuôi và công nghiệp chế biến thực phẩm, rượu các loại, chế
biến dược phẩm... khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính,
25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy lúa gạo đã có

uế

ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới.
Vai trò của lúa gạo được thể hiện ở các mặt sau:

H

+ Lúa dùng làm lương thực chủ yếu, các sản phẩm phụ của cây lúa còn được sử

dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.

tế

+ Gạo: còn dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia...

+ Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, axeton và thuốc chữa bệnh.

h

+ Cám: dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc. Trong công nghệ sản xuất được

K

làm mỹ phẩm...

in

vitamin B1 chữa bệnh phù. Dầu cám có chất lượng cao, chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp,

+ Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu lót hàng, dùng để

họ
c

độn phân chuồng làm phân bón, ở nông thôn còn dùng làm chất đốt.
+ Rơm rạ: với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất thành giấy, cactong
xây dựng, rơm rạ còn dùng làm thức ăn cho gia súc, ủ lên để trộn với phân chuồng làm

ại


phân bón, ngoài ra còn dùng làm chât đốt.
Nếu tận dụng tốt các sản phẩm phụ thì giá trị cây lúa còn rất phong phú.

Đ

 Giá trị xuất khẩu:
Sản xuất gạo đã và đang góp phần vào thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ở các nước. Hiện nay Việt Nam và Thái Lan là hai nước xuất khẩu gạo đứng
đầu thế giới, năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu được 5,8 triệu tấn gạo.
Xuất phát từ tầm quan trọng của cây lúa, nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan ban
ngành và nhân dân là áp dụng các giống mới vào sản xuất, sử dụng các biện pháp kỹ thuật
mới, nâng cao diện tích, năng suất và sản lượng, tăng thu nhập từ sản xuất lúa đem lại.

6


1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa
1.1.2.1 Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
 Điều kiện khí hậu thời tiết:
Khí hậu là điều kiện có tính quy luật cho từng vùng rộng lớn, ảnh hưởng tới sự
sống và sinh trưởng của cây lúa. Trong đó nhiệt độ, ánh sáng, nước có ảnh hưởng trực
tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
- Nhiệt độ:

uế

Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới, là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kỳ sống,
cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định, do đó điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện


H

thuận lợi cho cây lúa phát triển. Trong điều kiện trồng lúa ở nước ta, thường những giống
35000C, giống dài ngày từ 3500 - 45000C.

tế

ngắn ngày cần một lượng tổng tích ôn là 2500 - 30000C, giống trung ngày từ 3000 -

Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng:

h

+ Thời kỳ nảy mầm : Nhiệt độ ấm áp rất cần để tăng cường các hoạt động ở bên

in

trong hạt giống và do đó đẩy mạnh sự phát triển của phôi. Điều kiện để hạt thóc nảy mầm

K

tốt nhất là nhiệt độ xung quanh 30 - 350C.

+ Thời kỳ mạ: Nhiệt độ thích hợp cho mạ phát triển là 25 - 300C.

họ
c

+ Thời kỳ đẻ nhánh làm đòng: Nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 320C.

+ Thời kỳ trổ bông, làm hạt: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 28 - 300C.
- Ánh sáng:

ại

Ánh sáng mặt trời được diệp lục của cây hấp thụ và tổng hợp thành đường bột
(monosaccharid) nhờ CO 2 hấp thụ từ không khí và nước hút từ rễ lên. Đường bột tiếp tục

Đ

kết hợp với những chất khoáng, sinh ra các dạng hữu cơ khác, tích lũy năng lượng cung
cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, và cũng từ đó cung cấ thức ăn cho
thực vật.
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu
kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Đặc là đối với một số giống lúa
địa phương trung hạn và dài ngày, chu kỳ ánh sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra
hoa.

7


Về cường độ ánh sáng, do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất, ánh sáng mà ta
nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp của cây lúa. Trong
ngày ánh sáng đạt cực đại vào lúa 11-13 giờ trưa, còn thời điểm từ 8-9 giờ sáng và 15-16
giờ chiều thì cường độ ánh sáng chỉ bằng 1/2 thời điểm cực đại trong ngày.
Về thời gian chiếu sáng: thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi
là quang chu kỳ)có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trổ bông. Cây lúa
thuộc nhóm cây ngắn ngày, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Tuy nhiên


uế

mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống lúa và vùng trồng.
- Nước

H

Với 88% trọng lượng cây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng
đối với đời sống cây lúa. Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn,

tế

vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. Bên
canh đó, lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho cây

h

lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá

in

lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và thân rủ xuống, còn nếu lúa đủ

K

nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng.

Nhu cầu về nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng khác

họ

c

nhau:

+ Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm ủ
thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm đạt 25- 28%.

ại

Những giống lúa còn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời mưa có nước mới nảy
mầm và mọc được.

Đ

+ Thời kỳ mạ: từ sau khi gieo đến mạ mũi chông thì cần giữ ruộng đủ ẩm cho rễ

lúa được cung cấp nhiều oxi để phát triển và nội nhũ cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi
cây được 3- 4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy.
+ Thời kỳ ruộng cấy: từ sau khi cấy tới khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước.
Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu mức
nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn
dài, yếu ớt, dễ bị đỏ và sâu bệnh. Người ta còn dùng nước để điều tiết sự đẻ nhánh hữu
hiệu của ruộng lúa.

8


- Thời tiết khí hậu
Thời tiết khí hậu luôn là những tác nhân ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trìn sản
xuất nông nghiệp cũng như đối với cây lúa. Nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và

phát triển của cây , ảnh hưởng tới thời vụ sản xuất. Nếu thời tiết, khí hậu "mưa thuận gió
hòa" thì cây lúa sẽ cho một năng suất khá cao. Ngược lại nếu thời tiết bất lợi: mưa bão,
sương muối, lũ lụt...sẽ làm cho cây lúa không thể phát triển bình thường, làm giảm năng
suất. Chính vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp, luôn đặt yếu tố thời tiết khí hậu lên hàng

uế

đầu và không ngừng hoàn thiện công tác dự báo thời tiết.
 Đất đai:

H

Trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lương thực nói riêng, đất đai vừa là
tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đất đai là đối tượng lao động khi con người

tế

sử dụng công cụ lao động tác đông vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng: như cày, bừa,
đập đất, lên luống... làm tăng chất lượng của đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất

h

cây trồng. Đất đai là tư liệu lao động, khi con người cùng với công cụ lao động tác động

in

lên đất thông qua các thuộc tính lý, hóa, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác

K


động lên cây trồng. Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho đất
trở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Không những thế đất đai còn là tư liệu sản

họ
c

xuất chủ yếu, đặc biệt và khó có thể thay thế được.
Đất đai tốt hay xấu thể hiện qua độ phì tự nhiên, ở môi trường khác nhau thì độ
màu mỡ cũng khác nhau. Vì vậy đế sản xuất lúa có hiệu quả cao cần chú ý đến chế độ

ại

canh tác cho phù hợp với đất của mình nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời còn có ý nghĩa cải tạo và bồi dưỡng đất đai.

Đ

1.1.2.2 Các điều kiện kinh tế xã hội
 Tập quán canh tác
Người nông dân Việt Nam canh tác chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm đúc rút

được trải qua bao đòi làm nông nghiệp. Do vậy, để thay đổi phương thức sản xuất của
mình, người nông dân cần có thời gian và lượng kiến thức đủ để cho họ nhận thức sự cần
thiết phải thay đổi cho phù hợp với các loại hình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lúa gạo nói riêng, luôn luôn phải áp dụng và cập nhật các phương thức sản xuất mới,

9


hiện đại hơn để tăng năng suất, để thoát khỏi lạc hậu, để bắt kịp với tốc độ phát triển của

khoa học công nghệ.
 Kỹ thuật canh tác
- Giống
Ông cha ta xưa có câu: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Giống cây trồng
là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là yếu tố quyết định
hàng đầu đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Cơ sở

uế

của việc chọn giống là sự di truyền biến đổi của giống trong một môi trường nhất định,
việc chọn giống có hiệu quả và giải quyết các mối quan hệ giữa các tình trạng trong cơ

H

thể với môi trường, đảm bảo năng suất ổn định và sức chống chịu khá. Mỗi loại giống có
những đặc tính sinh học khác nhau, có loại thích hợp cho vụ Đông Xuân, có loại phát

tế

triển mạnh ở vụ Hè Thu. Một giống lúa khi đưa vào sản xuất cần đạt được một số chỉ tiêu
quan trọng như: năng suất phù hợp với tập quán canh tác, điều kiện thâm canh của từng

h

vùng. Đồng thời, giống cần phải đáp ứng được khả năng chống chịu với những điều kiện

in

thời tiết khí hậu, sâu bệnh. Với những thành tựu ngày càng cao trong công tác lai tạo và


K

chọn giống mới cho năng suất cao thời gian thu hoạch sớm đã tạo rất nhiều thuận lợi cho
người nông dân. Hiện nay có rất nhiều loại giống lúa cho năng suất cao như: Khoa phong

họ
c

36, Nhị ưu 986, Khải phong số 1, Nhị ưu 838, Lai 5.... mỗi loại giống phù hợp với một
chân ruộng, mùa vụ khác nhau và đem lại những năng suất cũng khác nhau.
- Phân bón và cách bón phân

ại

Phân bón cho lúa chứa những chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cây lúa
phát triển, các loại dinh dưỡng này cần phải thường xuyên bổ sung cho cây lúa. Trong đất

Đ

luôn tồn dư một lượng dinh dưỡng nhất định nhưng lượng dinh dưỡng từ đất thường
không đủ cho cây lúa phát triển để đạt hiệu quả, hiệu suất cao nhất về năng suất, chất
lượng khi thu hoach.
+ Vai trò của đạm (N) : đạm có nhiều trong các hợp chất Protein, trong diệp lục tố.
Đạm có tác dụng quyết định năng suất, phẩm chât của các loại cây trồng, nó quyết định
tốc độ sinh trưởng, số lá, diện tích lá, chiều cao cây, số nhánh... thiếu đạm cây sẽ còi cọc,
lá vàng, độ dài lóng ngắn, số nhánh ít. Thừa đạm thường có hiện tượng cây to, lốp

10



+ Vai trò của lân (P): là thành phần cấu tạo tế bào, lân giữ vai trò quan trọng trong
việc cung cấp năng lượng, có tác dụng sinh lý đối với nhiều hoạt động của cây như: quang
hợp, hô hấp, trao đổi và hình thành các chất trong cây, đặc biệt là quá trình tổng hợp, vận
chuyển hydrat cacbon. Đầy đủ lân cây ra rễ mạnh, đẻ khỏe, lá dày, hạt chắc, sáng vỏ.
+Vai trò của kali (K): kali không phải là thành phần cấu tạo nên tế bào nhưng kali
tăng cường quá trình quang hợp, điều hòa sự hút dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình hình
thành tinh bột, xenlulo, kali tham gia vào quá trình hoạt hóa các men.

uế

Người ta bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón các loại phân bón vào đất
hoặc phun lên lá các loại phân bón khác nhau, vào các giai đoạn khác nhau để đạt được

H

kết quả sản xuất cao nhất. Đối với cây lúa người ta thường áp dụng chủ yếu biện pháp bón
phân vào đất.

tế

Nếu như tất cả các yếu tố sinh thái có liên quan đến sinh trưởng phát triển của cấy
lúa như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, nước..... đã được đáp ứng đầy đủ mà lượng phân bón

h

cung cấp cho cây lúa thừa, thiếu hoặc không cân đối, không đúng với nhu cầu dinh dưỡng

K

- Gieo, cấy


in

của từng thời kỳ phát triển thì cây lúa cũng không thể có được một hiệu suất cao nhất.

Làm mạ để phục vụ cho việc cấy. Tập quán cây lúa tồn tại qua rất nhiều năm,

họ
c

nhiều thế kỷ và đến nay vẫn tiếp tục ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Còn tập quán
sạ lúa phổ biến tại các tỉnh phía Nam từ Nam Trung bộ trở vào.
+ Sạ

ại

Trước khi sạ người ta thường ngâm giống qua một thời gian sau đó tiến hành làm
đất và bùa đất. Xong, người ta gieo thẳng hạt xuống đất. Có thể gieo trên đất đã cày bừa

Đ

hoặc gieo ngay trên đất nổi. Mỗi sào người ta thường dùng 5- 7 kg giống tùy theo từng
thời vụ. Nếu gieo giống với mật độ quá dày, hoặc quá thưa sẽ làm ảnh hưởng đến khả
năng sống sót của cây lúa, làm giảm năng suất của cây lúa.
+ Cấy
Cấy lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến tiến hiện nay đã làm giảm lượng
thóc giống một cách đáng kể (lượng thóc giống tối thiểu cho 1 ha ruộng cấy từ 20- 40 kg
đối với lúa lai và 60- 70 kg đối với lúa thường), cấy lúa với lượng thóc giống ít, người
nông dân có điều kiện hơn trong việc sử dụng những cấp giống cao, giống mới và có chất


11


lượng hơn, bỏ dần tập quán sử dụng giống cũ để lại từ vụ trước. Là biện pháp phòng trừ
cỏ dại đơn giản, người nông dân có thể dễ dàng dùng các biện pháp thủ công để làm cỏ
mà không phải sử dụng các hóa chất độc hại cho môi trường và sức khỏe con người để trừ
cỏ dại.
Đây là cách áp dụng phổ biến cho những chân ruộng sâu hay bị ngập nước. Đối
với cách cấy, nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây lúa sẽ sinh trưởng mạnh, và vì có
những khoảng cách nhất định trên mỗi khóm lúa nên khi trổ, bông lúa thường rất dài, hạt

uế

chắc và cho năng suất cao.
Nhìn chung gieo sạ hay cấy lúa tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng và từng

H

chân ruộng.
- Thời vụ

tế

Mỗi một vùng đều có những thời vụ khác nhau, ngay cả trong một vùng cũng có
những lịch thời vụ khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định thời vụ là một công việc khó

h

khăn, vì thời tiết khí hậu nước ta diễn biến phức tạp và có ý nghĩa rất quan trọng góp phần


in

đảm bảo cho năng suất của cây lúa ổn định.

K

Bảng 1: Thời vụ gieo cấy của các tỉnh phía Bắc
Gieo mạ

Cấy

Chiêm

20 - 25/11

Trong tháng 01

1 -10/12

1 - 20/02

Cuối tháng 01 đến 10/02

Cuối tháng 02 đến 05/03

05 - 15/06

25/06 - 05/07

Xuân

Xuân muộn

ại

Mùa sớm

họ
c

Vụ

Đ

Mùa chính vụ

Mùa chân trũng

05 - 20/06

05 - 30/06

Cuối tháng 05 đến đầu tháng 06

Cuối tháng 06 đến đầu tháng 07

(Nguồn: Bài giảng nguyên lý kỹ thuật trồng trọt,)

 Chính sách
Chính sách, thể chế của nhà nước, của chính quyền địa phương có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của ngành sản xuất lúa gạo.

Một chính sách nới lỏng, thông thoáng, linh hoạt trong tín dụng, khuyến nông,
thủy lợi, tiếp cận khoa học kỹ thuật... sẽ giúp người nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất,
mở rộng quy mô diện tích.

12


Ngược lại, một chính sách quá chặt chẽ, ràng buộc, thụ động sẽ cản trở bước đầu
tư của người dân.
 Vốn
Bất cứ hoạt động nào cũng cần vốn, trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng
không ngoại lệ, Theo nghĩa chung, vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm: những tài
sản, vật phẩm, tiền dùng trong sản xuất kinh doanh. Ruộng đất cũng được coi như một
loại vốn. Do tính chất đặc biệt của vốn này nên đất đai được xem như một nguồn lực

uế

riêng biệt.
Vốn trong nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nó là yếu

H

tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.Vốn là điều kiện để cho người
nông dân thực hiện tốt các khâu mua và sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất như:

tế

mua phân bón, mua giống, bán sản phẩm... Quy mô và chất lượng của vốn là điều kiện

nguồn lực sản xuất khác.


in

 Thị trường tiêu thụ và giá cả

h

tiên quyết cho người sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất của mình, khai thác tốt các

K

Trong sản xuất hàng hóa thì thị trường là cầu nối hàng hóa giữu người bán và
người mua. Việc xác định thị trường cho ngành sản xuất lúa có tác dụng quan trọng nhằm

họ
c

xác định đúng phương pháp, mục tiêu của ngành, từ đó xây dựng các vùng sản xuất tập
trung đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu và giá cả là hai nhân tố thúc đẩy hay hạn chế sản
xuất trong sản xuất hàng hóa. Ở đâu có điều kiện sản xuất phù hợp, có thị trường tiêu thụ

ại

và giá cả hợp lý thì ở đó có sản xuất, giá cả phải bù đắp được chi phí và đảm bảo mức lãi
hợp lý. Bên cạnh đó, nhu cầu về sản phẩm lại rất đa dạng và phong phú, do đó sự phối

Đ

hợp giữa các cơ quan ban ngành và nhân dân là hết sức cần thiết để xác định diện tích
trồng và giống trồng cho phù hợp.

Ngoài giá sản phẩm lúa, giá cả các yếu tố đầu vào cũng là những yếu tố tác động
đến quyết định của người sản xuất, chúng là chi phí sản xuất, do đó sự tăng lên hay giảm
xuống của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất, do đó tác động
đến người sản xuất về quy mô. Thị trường là nơi điều tiết cung - cầu, thực hiện sự điều
tiết giữa người mua và người bán. Tuy nhiên trong điều kiện nước ta hiện nay, lợi ích
giữa các bên tham gia thị trường chưa được gắn kết, vào thời vụ thu hoach người nông

13


dân thường bị ép giá. Họ là những nông dân rất dễ bị tổn thương, do đó sự thay đổi thị
trường cũng gây nên những thay đối trong thu nhập của họ. Do đó sản xuất cần theo quy
hoạch, định hướng, tránh tình trạng sản xuất tự phát gây thiệt hại cho bà con nông dân.
1.1.3 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu
của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã
hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước

uế

đo trình độ quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp. Vì vậy trong điều kiện hiện nay, mỗi
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả

H

kinh tế. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Nói cách khác là ở mức sản lượng nhất định

tế


làm thế nào để đạt được mức sản lượng ấy với mức chi phí các yếu tố đầu vào là nhỏ
nhất.

h

Như vậy hiệu quả là chỉ tiêu thể hiện mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và

in

kết quả thu được.Và cho tới nay có nhiều quan niệm nhưng nhiều tác giả đã thông nhất

K

rằng, cần phân biệt rõ ba khái niệm cở bản về hiệu quả đó là: hiệu quả kỹ thuật (technical
efficiency), hiệu quả phân bổ (allocative effciency) và hiệu quả kinh tế (economic

họ
c

efficiency)

Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) là số lượng sản phẩm đạt được trên một
đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ

ại

thuật hay công nghệ. Nó chỉ ra rằng: một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao
nhiêu đơn vị sản phẩm. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thể hiện thông qua mối quan hệ giữa

Đ


đầu vào và đầu ra, giữa đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ (allocative effciency) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá

sản phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị thu thêm trên một
đơn vị chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là
hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra. Việc xác định
hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi
nhuận, ý nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng
vào sản xuất.

14


Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản
xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều này có nghĩa là cả yếu tố
hiện vật và yếu tố giá trị đều được xem xét khi sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào sử dụng
nguồn lực đạt cả về hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt
hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau trong hiệu quả của các doanh nghiệp có thể là sự khác
nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Xét trên quan điểm so sánh thì hiệu quả kinh tế thực chất là sự so sánh giữa một

uế

bên là kết quả đạt được với một bên là chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải pháp
kỹ thuật và quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được sư tương quan so

H

sánh tối đa giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra.


Qua phân tích ta thấy, bản chất của hiệu quả là kết quả mà người sản xuất muốn có

tế

được thì phải bỏ ra một chi phí nhất định về các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn, đất
đai. So sánh kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó sẽ cho biết được hiệu

in

hiệu quả kinh tế càng cao.

h

quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Chênh lệch này mang số dương càng lớn thì

K

Khi xem xét hiệu quả kinh tế người ta còn xem xét chúng trên quan điểm xã hội.
Đó là xem xét chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội là tương quan

họ
c

so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được trên cả góc độ kinh tế lẫn xã hội, phát triển
kinh tế và phát triển xã hội có tương quan mật thiết với nhau, mục tiêu của phát triển kinh
tế là phát triển xã hội và ngược lại. Chúng là tiền đề và là phạm trù thống nhất. Do vậy

ại


khi nói tới hiệu quả kinh tế, chúng ta phải hiểu trên quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo ra được là tổng hợp các yếu tố

Đ

đầu vào và sự tác động của môi trường. Có nhiều cách khác nhau để đạt được cùng một
khối lượng sản phẩm. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu
cầu vô hạn của con người nên ta cần đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh,
cần đánh giá kết quả đó bằng cách nào, chi phí bao nhiêu? Chính vì vậy, khi đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá về mặt số lượng mà còn
đánh giá chất lượng của hoạt động đó.
Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả
kinh tế. Trên phạm trù xã hội, các chi phí bỏ ra phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy bản

15


chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả lao động xã hội và được xác định bằng tương
quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí bỏ ra. Tiêu chuẩn của hiệu
quả là tối đa hóa kết quả thu được và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện hữu hạn của
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.1.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế xã hội là một phạm trù kinh tế xã hội, nó vừa thể hiện tính lý luận
khoa học, vừa thể hiện tính yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất. Có thể nói bản chất của
hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra theo cách

uế

tuyệt đối hay tương đối tuy nhiên so sánh tuyệt đối chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất
định. Vậy để tính được hiệu quả kinh tế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được chi


H

phí bỏ ra và kết quả thu về.

Trong hệ thống cân đối quốc dân(MPS)kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị

tế

sản phẩm (C+v+M), hoặc có thể là thu nhập (V+M), hoặc có thể là thu nhập thuần (MI)
trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất

h

(GO), có thể là giá trị gia tăng (VA) có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là lãi
(Pr).v.v...

in

Tùy theo mục đích tính toán mà người ta xác định kết quả thu được sao cho phù

họ
c

K

hợp. Chẳng hạn với mục tiêu là sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội thì dùng chi
tiêu giá trị sản xuất. Nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công thì người
ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận, Còn đối với nông hộ thì lại dùng chi tiêu giá trị gia tăng hay
thu nhập hỗn hợp. Thông thường thì dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng.

Trong phân tích hiệu quả kinh tế ta có những phương pháp khác nhau như:
Hiệu quả là so sánh về mặt lượng giữa giá trị sản xuất và chi phí sản xuất.

ại

Dạng thuận.

H = Q/C

Đ

Hoặc dạng nghịch.
H = C/Q

H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí đã bỏ ra
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,
xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả hoặc một đơn
vị kết quả đạt được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Vì vậy giúp ta so sánh
được hiệu quả ở quy mô khác nhau.

16


×