Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thuyết minh dự án tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác dốc búng – thành phố hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 100 trang )

Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I....................................................................................................................... 3
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN......................................................................3
I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ ...............................................................................................................3
II. MÔ TẢ SƠ BỘ DỰ ÁN........................................................................................................................3
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................................................................4

CHƯƠNG II.....................................................................................................................8
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ....................................................................................8
I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ .....................................................................................................8
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ......................................................................................................11
4. Tình hình xử lý chất thải rắn tại thành phố Hòa Bình.....................................................................19

CHƯƠNG III.................................................................................................................. 24
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.......................................................................24
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI...................................................................................................24
4. Đường giao thông.................................................................................................................................27
5. Hệ thống thoát nướcmặt......................................................................................................................27
II. NHẬN XÉT CHUNG VỊ TRÍ TRIỂN KHAI DỰ ÁN.....................................................................28

CHƯƠNG IV..................................................................................................................29
QUY HOẠCH TỔNG THỂ...........................................................................................29
I. QUY HOẠCH PHÂN KHU CHỨC NĂNG.......................................................................................29
II. QUY HOẠCH XÂY DỰNG HẠ TẦNG...........................................................................................32

CHƯƠNG V.................................................................................................................... 34
PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ.................................................................34
II. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT................................................................35


III.LƯU TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRSH THEO CÔNG NGHỆ ĐỐT TIÊU HỦY..............38
IV.DIỄN GIẢI SƠ ĐỒ KHỐI CỦA LƯU TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRSH THEO CÔNG
NGHỆ ĐỐT TIÊU HỦY.........................................................................................................................39

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 1


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

CHƯƠNG VI..................................................................................................................74
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH.......................................................................74
I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH NHÀ MÁY...............................................................................74
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG:....................................................................................................................75

CHƯƠNG VII................................................................................................................76
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................................................76
I. GIỚI THIỆU CHUNG.........................................................................................................................76
II. CÁC NGUỒN CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM VÀ CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM CHỈ THỊ. .76

CHƯƠNG VIII............................................................................................................... 92
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.....................................................................................92
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.................................................................................92
II. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.........................................................................................................93

CHƯƠNG IX..................................................................................................................97
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN..........................................................................97
CHƯƠNG X.................................................................................................................... 98
HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN...............................................................................98

CHƯƠNG XI..................................................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................99
I. KẾT LUẬN...........................................................................................................................................99
II. KIẾN NGHỊ......................................................................................................................................100

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 2


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
• Tên dự án: Xây dựng Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng, thành
phố Hòa Bình
• Tên chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình
• Địa chỉ trụ sở chính: Số 681, đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm, thành
phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
• Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố Hòa Bình.
• Người đại diện
Ông: Nguyễn Việt Hùng

Chức vụ: Trưởng ban

• Phương tiện liên lạc với Chủ đầu tư
Số điện thoại


: 02183 894 093

• Cơ quan tư vấn lập dự án: Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế T&C
Đại diện: Vũ Công Thắng

Chức vụ: Giám đốc.

II. MÔ TẢ SƠ BỘ DỰ ÁN
1. Vị trí thực hiện dự án:
Khu đất thuộc Bãi rác Dốc Búng, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
2. Mặt bằng Dự án:
• Tổng diện tích khu vực xây dựng tổ hợp: 9.419,31 (m2)
Trong đó: Diện tích xây dựng là:

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

6.118,00 (m2)

Page 3


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

3. Tổng vốn đầu tư của dự án
Tổng vốn đầu tư của dự án là: 19.991.543.000 đồng (Mười chín tỷ, chín trăm chín
mươi mốt triệu, năm trăm bốn mươi ba ngàn đồng)
4. Hình thức thực hiện dự án.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Văn bản pháp lý

• Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
• Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nứớc CHXHCN
Việt Nam;
• Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
• Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
• Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013, sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
• Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
• Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
• Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
• Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 4


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

• Luật số 31/2013/QH13 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị
gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
• Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 35/2014/NĐ-CP của Chính
phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
• Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
• Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;
• Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 03 năm 2008 hướng dẫn quản lý
chi phí dịch vụ công ích đô thị;
• Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050;
• Quyết định số 957/QĐ-BXD, ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư
xây dựng công trình;
• Quyết định sô 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020;
• Quyết định 322/QĐ-BXD ngày 16 tháng 04 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải
rắn sinh hoạt;
• Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập tổng dự toán, dự toán công
trình, xử lý rác thải sinh hoạt;
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 5


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình


• Căn cứ Quyết định số 745/UBND-CNXD ngày 23/06/2014 của UBND tỉnh
Hòa Bình V/v duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Tổ hợp xử lý rác thải sinh
hoạt tại bãi rác Dốc Búng, thành phố Hòa Bình.
2. Các căn cứ về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường áp dụng
(a) Quy chuẩn về chất lượng không khí
• QCVN 05:2013/BNTMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
• QCVN 06:2009/BNTMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
(b) Quy chuẩn về tiếng ồn
• QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
(c) Quy chuẩn về độ rung
• QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
• TCVN 7210:2002 Rung động và va chạm- Rung động do các hoạt động xây
dựng và cho phép đối với môi trường khu công nghiệp và khu dân cư.
(d) Quy chuẩn về chất lượng nước
• QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
• QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
• QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;
(e) Quy chuẩn về chất lượng đất
• QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất.
(f) Quy chuẩn về khí thải

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C


Page 6


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

• QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải
công nghiệp.
(g) Quy chuẩn về ngưỡng chất thải nguy hại
• QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại.
(h) Quy chuẩn về nước thải
• QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
• QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
• QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nuớc thải của bãi
chôn lấp chất thải rắn.
(i) Quy chuẩn về bãi chôn lấp chất thải rắn và xây dựng công trình xử lý chất thải rắn
• QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch Xây
dựng;
• QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị;
• TCVN 6696:2009 – Chất thải rắn- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh- Yêu cầu chung
về bảo vệ môi trường;
• TCXDVN 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn- Tiêu chuẩn thiết kế.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 7



Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

CHƯƠNG II
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ
1. Mục tiêu chung
Căn cứ “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009/. Chiến lược đề ra Mục tiêu cụ thể của Chiến lược đến
năm 2015; đến năm 2020 và đến năm 2025.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược đến năm 2015 là:
• 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý
dảm bảo môi trường, trong đó 35% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng
hoặc sản xuất phân hữu cơ;
• 50% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử
lý, trong đó 30% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế;
• 30% bùn bể phốt của cá đô thị từ loại II trở lên và 10% của các đô thị còn lại được
thu gom và xử lý đảm bảo môi trường;
• Giảm 40% khối lượng núi nilon sử dụng tại cá siêu thị và trung tâm thương mại so
với năm 2010;
• 50% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia
đình;
• 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phats sinh được thu
gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng và tái
chế;

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C


Page 8


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

• 60% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử
lysddamr bảo môi trường;
• 85% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và 70% lượng chất thải rắn y tế nguy
hại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường;
• 40% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 50% tại các
làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường;
• 100% các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ được xử lý.
2. Mục tiêu của dự án.
Mục tiêu của Dự án:
Dự án Xây dựng “Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng, thành
phố Hòa Bình” theo công nghệ đốt Tràng An Xanh (TA – 21) tại bãi rác tạm dốc Búng
– phường Tân Hòa – thành phố Hòa Bình nhằm đạt được những mục tiêu sau:
-

Xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt thu gom được hàng ngày trên địa phận thành
phố Hòa Bình (Theo số liệu năm 2013 từ Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa
Bình mỗi ngày lượng rác thu gom được khoảng 36 tấn/ngàyđêm. Với số dân hiện
nay là 100.000 người, trung bình 1 ngày mỗi người thải ra trung bình 0,7 kg thì
lượng rác nếu thu gom hết đã đạt 70 tấn/ngày đêm, với tốc độ tăng trưởng dân số
tự nhiên và tăng trưởng dân số cơ học do quá trình đô thị hóa, thì lượng rác thải
sinh hoạt trong 10 năm tới của thành phố Hòa Bình thải ra ướt đạt 80 tấn/ngày
đêm);

-


Xử lý lượng rác thải hiện đang chôn lấp tại bãi rác Dốc Búng (Công suất còn lại
sẽ được dung để đốt lượng chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp dốc Búng từ
năm 2004 đến nay);

-

Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp
phần giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ
môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững;

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 9


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

-

Xây dựng Tổ hợp xử lý rác thải bằng công nghệ Lò đốt rác thải Tràng An Xanh
(TA – 21) là công nghệ tiên tiến và đồng bộ, đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo
vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu
chuẩn quốc tế;

-

Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng ngân sách;

-


Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong
công tác quản lý chất thải sinh hoạt, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi
trường;

-

Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương trên địa bàn thành phố
Hòa Bình.

Quy mô Dự án:
Dự án xây dựng Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng thành phố Hòa
Bình có quy mô như sau:
-

Công suất xử lý rác của Nhà máy khi đi vào hoạt động: 80 tấn rác/ngày đêm;

-

Thu gom chất thải tái chế như chai nhựa, nilong;

(Dự án hoạt động tạm, chờ khi Nhà máy rác tại Yên Mông đi vào hoạt động sẽ thực
hiện di dời vào đó xử lý đồng bộ)
3. Tiêu chí đầu tư.
-

Không ô nhiễm mùi, triệt tiêu nguy cơ tiềm ẩm gây bệnh của bãi rác.

-


Không thải nước rỉ rác ra môi trường;

-

Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

-

Tạo ra nguyên tái chế từ rác;

-

Không phát thải thứ cấp, tỷ lệ chôn lấp <= 10%;

-

Thiết kế theo modul, thay đổi theo quy mô, đầu tư đồng bộ.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 10


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

4. Phương thức thực hiện.
-

Nhà nước bỏ tiền đầu tư ban đầu, giao cho một đơn vị quản lý và khai thác;


-

Nhà nước trả phí xử lý chất thải trên đầu tấn chất thải rắn xử lý;

-

Nhà nước lo cơ sở hạ tầng theo cơ chế chính sách chung của nhà nước;

-

Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành; nâng cao ý thức cộng đồng trong
vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và xử lý chất thải nói riêng.

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1. Tổng quan về chất thải rắn tại Việt Nam
1.1. Chất thải rắn tại các đô thị
Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn
6 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước). Nguyên
nhân chính là do số dân tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa
dạng và tốc độ đô thị hoá cao.
Chất thải ở đô thị thường có những thành phần nguy hại lớn, như các loại pin,
dung môi sử dụng trong gia đình và chất thải không phân huỷ như nhựa, kim loại và thuỷ
tinh.
Chất thải rắn đô thị rất đa dạng và phong phú bao gồm rất nhiều thành phần phát
sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau:
• Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư, các khu đô thị mới bao gồm
rất nhiều thành phần khác nhau ,tứ những chất thải rễ phân hủy như các lương
thực ,thực phẩm đến các chất thải khó phân hủy như nhựa, thủy tinh pin và các
dung môi hưu cơ……;
• Chất thải rắn phát sinh từ các trung tâm công nghiệp hầu hết là các chất thải nguy

hại nhưng lại không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường gây những hậu quả
rất nghiêm trọng. Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công
nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền
Nam, trong đó, 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 11


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Trong các loại chất thải, chất thải nguy hại là mối
hiểm hoạ đặc biệt.
1.2. Chất thải rắn y tế
Chất thải bệnh viện là loại chất thải rất nguy hiểm, nếu không được xử lý tốt sẽ có
thể là nguyên nhân gây mầm bệnh và lây lan bệnh dịch qua các đường nước thải ngấm
vào các mạch nước ngầm; hoặc qua gom rác về bãi rác chung của thành phố, rồi theo côn
trùng xâm nhập vào thực phẩm, muỗi đốt từ người này sang người khác... Thực tế này
đang đặt ra một cách thức lớn đối với việc bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân.
Theo quy chế quản lý chất thải y tế ban hành theo quyết định số 2575/1999 của bộ trưởng
bộ y tế chia chất thải rắn nguy hại thành 4 loại sau:
• Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:
+ Nhóm A: là các chất thải nhiễm khuẩn bao gồm: những vật liệu bị thấm máu
thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng bông, gạc găng tay, dịch truyền
máu, các ống thông, dây và các túy đựng dịch dẫn lưu …..
+ Nhóm B: là các vật sắc nhọn bao gồm: bơm kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh
mổ, cưa, các ống tiêm ,mảnh thủy tinh vỡ và tất cả các vật liệu có thể gây ra các vết cắt
hoặc chọc thủng.

+ Nhóm C :Là các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng thí
nghiệm bao gồm: lam kính , găng tay, ống nghiệm và các vật phẩm sau khi xét nghiệm….
+ Nhóm D: Là các chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, dược phẩm
bị nhiễm khuẩn, dược phẩm không được sử dụng, thuốc gây độc tế bào ….
+ Nhóm E: Là các mô cơ quan người và động vật bao gồm tất cả các mô của cơ
thể dù bị nhiễm khuẩn hay chưa bị nhiễm khuẩn.
• Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: các phim ảnh, kính bảo hộ ,các trai lọ đựng
chất phóng xạ phát sinh chủ yếu từ phòng chụp X quang;
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 12


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

• Các chất thải hóa học rắn: đó là các chất hóa học phát sinh trong các phòng của
bệnh viện;
• Chất thải sinh hoạt của bệnh viện: Đó là các chất thải chưa bị nhiễm các chất
nguy hại của bệnh viện bao gồm:giấy báo ,tài liệu,vật liệu đóng gói, thức ăn dư
thừa của người bệnh…….
1.3. Chất Thải ở các nông thôn và các khu du lịch
Hơn 70% dân số của đất nước là nông dân vì vậy mà lượng rác thải phát sinh từ
sinh hoạt cũng như hoạt động lao động sản xuất ở nông thôn là tương đối lớn. Hiện nay,
đời sống kinh tế xã hội ở các vùng quê đã thay đổi. Các hoạt động dịch vụ ở nông thôn
ngày càng phát triển cùng với các chợ hình thành một cách tự phát hàng ngày thải ra
lượng lớn rác thải sinh hoạt và nhiều chất thải khác. Rác thải ở nông thôn đang trở thành
vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh quan chung, sự trong sạch cho môi
trường sống của cộng đồng dân cư.
Nguồn rác thải ở nông thôn gồm nhiều loại khác nhau:
• Rác thải trong sinh hoạt của các hộ gia đình: bao gồm các lương thực thực phẩm

dư thừa ,các vật dụng dùng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày;
• Chất thải sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ rễ phân hủy nhưng bên
cạnh đó cũng có một phần nhỏ các chất thải nguy hại có lẫn trong chất thải hằng
ngày như pin , các vật liệu thủy tinh…;
• Chất thải rắn phát sinh từ các chợ ở nông thôn : bao gồm các nông sản, các lương
thực thực phẩm và các vật dụng hằng ngày đều được bầy bán ở các chợ miền quê
• Chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề: Hiện nay cả nước có hơn 1000 làng nghề
khác nhau, chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề rất lớn bao gồm rất nhiều chất
thải nguy hại và khó xử lý;
• Chất thải rắn phát sinh từ các khu du lịch vui chơi giải trí cũng đang trở thành vấn
đề nghiêm trọng ,chất thải tại các khu du lịch chủ yếu là do các khách du lịch thải
ra và do các hoạt động khai thác du lịch. Chất thải rắn tại các khu du lịch đang làm
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 13


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

mất dần cảnh quan môi trường của các khu du lịch và hậu quả tất yếu sẽ làm mất
dần vẻ đẹp vốn có của các khu du lịch.
2. Hiện trạng chất thải rắn tại Việt Nam hiện nay
2.1. Hiện trạng chất thải rắn tại các đô thị
Số lượng thống kê từ các tỉnh, thành phố cho thấy lượng chất thải rắn bình quân
khoảng từ 0,3 đến 1,2kg/người/ngày. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn
định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong
cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu
cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 %- 52%.
2.2. Hiện trạng chất thải rắn tại nông thôn
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, rác thải nông thôn ước tính

0,3kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều theo từng năm. Trên thực tế, rác thải hiện nay
đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình đã phản ánh không biết đổ rác ở đâu, nên buộc
phải vứt rác trên đường, xuống ao, hồ, sông ngòi, mương máng. Lượng rác thải này tập
trung nhiều gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời
sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nguyên nhân, do ý thức của người dân còn thấp, công tác tuyên truyền chưa hiệu
quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải ở nông thôn rất ít, thậm chí có xã
chưa có tổ thu gom rác dẫn đến không thể thu gom toàn bộ rác ở các thôn, xóm.
Theo kết quả điều tra, hầu hết các xã đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, rất
nhiều xã còn lúng túng trong việc này, phần lớn bãi rác chỉ là ao, thùng nhỏ. Tuy một vài
xã đã tổ chức đào hố chôn rác nhưng không đúng quy cách, hố nông nên nhanh đầy, gây
lãng phí đất. Hố rác không có thành đắp lên cao gây sụt lún, mưa to nước tràn ngập gây ô
nhiễm nguồn nước mặt, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hố không
lót vải địa kỹ thuật hoặt lót nilon nên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm.
Các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050: Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là 85% tổng lượng chất
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 14


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường và mục tiêu đến
năm 2020 là 90% tổng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo
môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất
phân bón.
3. Tình hình xử lý chất thải rắn tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn hạn hẹp, công nghệ lạc hậu
nên các hình thức tiêu hủy chất thải còn ở trình độ thấp và đang trở thành vấn đề hết sức

bức xúc hiện nay. Trong nhiều năm qua, công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô
thị được các cấp chính quyền rất quan tâm, nhưng thực tế đang diễn ra rất khó khăn và có
sự lúng túng trong cách điều hành. Mỗi địa phương, đô thị có những hình thức quản lý và
xử lý riêng của mình. Tuy nhiên đều tập trung vào một số hình thức sau.
3.1. Chôn lấp: Là hình thức xử lý phổ biến tại các đô thị hiện nay. Công nghệ chôn lấp
gồm hai loại hình chính:
Tuy nhiên, chôn lấp rác có hạn chế lớn là chiếm nhiều diện tích đất, thời gian
phân hủy kéo dài hàng trăm năm, phát tán mùi hôi và côn trùng, dịch bệnh và đặc biệt
là phát sinh một lượng lớn nước rỉ rác rất độc hại cho môi trường đất cũng như nguồn
nước ngầm.
+ Chôn lấp không hợp vệ sinh: Hiện có tới 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng
biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh. Tại các đô thị này, rác được thu gom và đổ tự
nhiên ở các khu vực trũng, các khe núi hoặc các bãi chôn lấp chưa được xây dựng hợp vệ
sinh. Việc vận hành các bãi rác cũng không tuân thủ theo đúng quy trình hợp vệ sinh...
Chính vì lý do này mà hiện có tới 52 bãi rác bị xếp vào số các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm
trọng nhất có khả năng cao gây ra những rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người
cần được xử lý (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
22/4/2003 về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng").

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 15


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

+ Chôn lấp hợp vệ sinh: Hiện tại cả nước chỉ có khoảng 15% các đô thị (từ thị xã
trở lên) có bãi chôn lấp được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng
50% trong số đó là các bãi chôn lấp thực sự hợp vệ sinh (thiết kế, xây dựng, vận hành

đảm bảo hợp vệ sinh) và chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Quảng Ninh... Một số đô thị khác đang xây dựng hoặc triển khai xây dựng các bãi
chôn lấp hợp vệ sinh như: Đà Nẵng, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Cần Thơ, Vinh, Quảng Bình...
Mặc dù là các bãi chôn lấp hợp vệ sinh nhưng công nghệ xử lý nước rác tại phần lớn các
bãi chôn lấp vẫn chưa hoàn thiện.
• Việc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh, đặc biệt là các bãi đổ rác
thải lộ thiên hiện đang tồn tại nhiều vấn đề:
+ Gây ô nhiễm môi trường nước (nước mặt, nước ngầm), môi trường không
khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
+ Với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm và quá trình đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng nên hầu hết các đô thị đang phải đối mặt với những áp lực ngày
càng tăng trong việc lựa chọn vị trí các bãi chôn lấp một cách hiệu quả.
+ Việc sử dụng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc đổ lộ thiên
không những gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều diện tích đất mà còn lãng
phí nguồn tài nguyên rác có khả năng tái chế (đặc biệt là chất hữu cơ) và
tốn kinh phí cho việc xử lý nước rác mà vẫn không thể đảm bảo xử lý hoàn
toàn ô nhiễm.
3.2. Tái chế thành phân bón.
Chế biến phân compost là một trong các hình thức tái chế rất hữu hiệu các chất thải
hữu cơ, ngoài việc giảm diện tích chôn lấp, nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường còn có ý
nghĩ lớn trong việc cải tạo đất làm chúng trở lên màu mỡ. Đây là phương thức góp phần
quản lý hữu hiệu chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 16


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình


Trong những năm qua, nhiều đô thi đã rất quan tâm đến hình thức này. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cho đến thời điểm này việc tái chế rác hữu cơ thành
phân bón vẫn chưa được phát triển và phổ biến rộng rãi.
Công nghệ tái chế chất thải rắn hữu cơ làm phân vi sinh (phân compost) từ rác
thải cũng chỉ thực hiện được với thành phần chất hữu cơ tách ra từ rác, nhưng rất khó
khăn để phân loại một cách tuyệt đối chúng trong rác thải đô thị, nó đòi hỏi thiết bị và
công nghệ phức tạp, tốn kém để thực hiện; thời gian xử lý thành phân khá lâu nên công
suất khó đáp ứng với lượng rác thải khổng lồ như hiện nay, hiện nay chỉ có khoảng 56% tổng lượng chất thải rắn thu gom được chế biến thành phân bón hữu cơ;
Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư các nhà máy tái chế thất thải rắn
sinh hoạt thành phân compost với công nghệ, thiết bị nhập ngoại có một số điểm chưa
phù hợp như sau:


Hiệu quả xử lý rác kém do rác không được phân loại tại nguồn;



Lượng rác chôn lấp chiếm tỷ lệ lớn (khoảng > 60%) không phù hợp với quy định
của Chính phủ về tỷ lệ chôn lấp rác, các hố chôn lấp nhanh bị đầy;
• Tốn nhiều diện tích đất để xây dựng bãi chôn lấp rác và gây tác khộng không tốt đến
môi trường;
• Xây dựng khu xử lý bằng nguồn vốn ODA thường rất chậm, vốn đầu tư cao, công
nghệ chưa hoàn toàn phù hợp với Việt Nam (chủ yếu ở khâu phân loại chất thải rắn) và
khó khăn trong việc sửa chữa, thay thế thiết bị.
• Công nghệ nhập ngoại chưa phù hợp với đặc điểm rác không được phân loại tại
nguồn ở Việt Nam, mới chỉ xử lý được chất hữu cơ, tỷ lệ rác thải phải chôn lấp còn lớn
và suất đầu tư cao. Chỉ xử lý được chất thải rắn hữu cơ nên lượng rác cần chôn lấp vẫn
còn nhiều; lượng phân compost được tiêu thụ rất nhỏ.
3.3. Tái chế rác thải khó phân hủy.
Xử lý rác luôn là vấn đề phải quan tâm của tất cả các đô thị trong xu thế phát triển

bền vững hiện nay. Như đã biết, lượng rác thải phát sinh ở các đô thị nước ta hiện nay
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 17


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

tính bình quân 0,73kg/người ngày, trong đó tỷ lệ chất thải hữu cơ chiếm hơn 50%, còn lại
là các thành phần khác, như nhựa, ni lon, giấy,… Đây cũng chính là nguồn tài nguyên
qúi, nếu chúng ta biết khai thác, chế biến nó. Ngoài vấn đề giải quyết công ăn, việc làm
cho người lao động, nhất là các đối tượng người thu nhập thấp, còn có ý nghĩa tạo ra các
sản phẩm có ích trong đời sống hàng ngày của người dân, góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Để bảo vệ môi trường, ở nhiều đô thị trên khắp thế giới đã thực hiện nhiều biện
pháp xử lý tái chế, chế biến chất thải thành những sản phẩm có ích cho xã hội. Ngoài việc
sản xuất phân bón như nói ở trên, các phế thải nhựa, túi nilon, giấy vụn… cũng được thu
gom, tái chế thành nhiều sản phẩm có giá trị khác.
3.4. Đốt rác.
Phương pháp này là hịnh thức phổ biến nhất ở các nước có diện tích đất hẹp và chi
phí đất cao. Xử lý bằng nhiệt là hình thức rộng rãi áp dụng ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ
và một số quốc gia Châu Á, đặc biệt là Nhật bản và Singapore. Ngành công nghiệp biến
chất thải-thành năng lượng gắn liền hai công nghệ xử lý bằng nhiệt và sản xuất điện ,
đang tiếp tục phát triển tại các quốc gia này.
Những ưu nhược điểm của phương pháp này được tóm tắt dưới đây


Ưu điểm:
 Xử lý triệt để, diện tích xây dựng nhỏ (bằng 1/6 diện tích ủ sinh học với cùng
công suất).

 Giảm khối lượng chất thải rắn đô thị đạt gần 80-90%, có nghĩa là giảm
được đáng kể khối lượng chất thải phải chôn lấp.
 Cần diện tích đất ít hơn rất nhiều so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
 Giải pháp xử lý này được một số người đánh giá là sạch hơn so với giải
pháp sử dụng bãi chôn lấp.
 Giảm được mùi hôi .
 Nếu việc thu hồi năng lượng được thực hiện, ta sẽ có thêm nguồn lợi do
bán nhiệt hoặc điện.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 18


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình



Nhược điểm:
 Chi phí đầu tư và vận hành cho những khu xử lý đốt rác khá cao.
 Thành phần chất thải không thể đốt và tro vẫn phải đổ ra bãi chôn lấp hoặc
được sản xuất gạch không nung ( Block ) .
 Nếu chất thải không được đốt ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các khí độc như dioxin,
furan, PCBs.

4. Tình hình xử lý chất thải rắn tại thành phố Hòa Bình
4.1. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Hòa Bình
Hiện nay tại Thành phố Hòa Bình đơn vị tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh
hoạt do Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hoà Bình thực hiện, theo thống kê năm 2013,
mỗi ngày thu gom được khoảng 80m3/ngày, cả năm đơn vị đã tổ chức thu gom ước trên

29.000 m3 rác thải. Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có khoảng 20 vị trí điểm tập kết rác
thải như phía trước bể bơi đường Trần Hưng Đạo, số 4, đường An Dương Vương, đầu cầu
Mát đường Lý Thường Kiệt, khu chuyên gia cũ, cảng chân Dê tại 8 phường gồm Phương
Lâm, Đồng Tiến, Chăm Mát, Thái Bình, Thịnh Lang, Tân Thịnh, Hữu Nghị, Tân Hoà.
Với hoạt động tích cực của lực lượng nhân công thuộc Công ty cổ phần Môi
trường đô thị Hoà Bình, rác được thu gom triệt để, tập kết, vận chuyển mỗi ngày 2 lần.
Thời gian công ty tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải tiến hành trước 6h30' sáng và từ
17h - 19h trong ngày. Cũng trong thời gian gần đây, thành phố đã tăng cường thêm hơn
30 xe gom rác bố trí tại các phường nhằm giải quyết triệt để tình trạng một số điểm do
thiếu xe rác nên không ít hộ dân đổ rác ngay xuống vỉa hè, lòng đường. Bên cạnh đó còn
có sự phối hợp hoạt động của các đội vệ sinh môi trường tình nguyện các xã, phường
trong duy trì thu gom rác thải sinh hoạt.
Với số dân hiện nay gần 100.000 người, tính trung bình mỗi ngày một người thải
ra khoảng 0,7 kg, như vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày thải ra trên địa
bàn thành phố Hòa Bình khoảng 70 tấn. Theo báo cáo của Công ty môi trường đô thị Hòa
Bình thì hiện nay lượng rác được thu gom và chôn lấp tại bãi rác Dốc Búng khoảng 36
tấn/ngày, như vậy cho thấy công tác thu gom rác trên địa bàn mới đạt khoảng 50% tổng
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 19


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

lượng rác thải sinh hoạt.
Có một thực tế là đến thời điểm này, thành phố vẫn chưa giải quyết ổn thoả vấn
đề bãi rác tập trung và chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác thải. Toàn bộ nguồn rác
thải thành phố vẫn tập kết ở bãi rác khu vực dốc Búng, phường Tân Hoà trong khi bãi rác
này đã quá tải từ rất lâu. Để phần nào hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường từ bãi rác
này, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hoà Bình đã dùng cách phun chế phẩm EM khử

mùi, khử khuẩn, kích thích quá trình phân huỷ nhanh hơn nhằm hạ thấp cốt rác. Tuy
nhiên, đây chỉ là biện pháp xử lý tạm thời. Để cải thiện môi trường sống, giải quyết tận
gốc vấn đề xử lý, thu gom rác thải, thành phố cần có giải pháp quyết liệt và động thái tích
cực hơn để đưa nhà máy xử lý, chôn lấp rác thải Yên Mông đi vào vận hành trong thời
gian sớm nhất.
Tuy nhiên, hiện nay do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại dự án
Nhà máy xử lý rác tại Yên Mông, do đó để giải quyết tạm thời vấn đề xử lý rác thải cấp
bách đang đặt ra trên địa bàn thành phố Hòa Bình, việc đầu tư xây dựng Tổ hợp xử lý
rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng là rất cần thiết và cấp bách, dự án đi vào hoạt
động sẽ góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách trong công tác xử lý chất thải rắn hiện
nay của Thành phố Hòa Bình, góp phần bảo vệ môi trường chung của tỉnh Hòa Bình.
4.2. Thành phần chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Hòa Bình
Thành phần chất thải rắn thường bao gồm: chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa
cacton, giẻ vụn, vải, da, thủy tinh, gốm sứ, đất đá, cát, gạch vụn, kim loại và một tỷ lệ
nhỏ pin, mạch điện tử, ắc quy,… Tỷ lệ phần trăm các chất trong rác thải không ổn định,
chúng biến động ở mỗi nơi thu gom, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất của dân cư,
theo thời gian, điều kiện khí hậu thời tiết, mức thu nhập, phong tục tập quán, trình độ dân
trí, vị trí địa lý…

Thành phấn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hòa Bình bao gồm:
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 20


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình
STT

Thành phần


Tỷ lệ (%)

1

Chất hữu cơ

57,7

2

Giấy, nhựa, cao sư, gỗ, vải, sợi

7,4

3

Chất thải rắn

8,2

4

Các tạp chất khác

16,7
Tổng cộng

100

(Theo báo cáo về thành phần rác thải trên địa bàn thành phố Hòa Bình của Công ty cổ

phần Môi trường đô thị Hòa Bình năm 2013)
Xuất phát từ thực tế trên, đặt ra vấn đề cấp bách cần đầu tư xây dựng tại thành
phố Hòa Bình một Nhà máy xử lý chất thải rắn, đáp ứng nhu cầu cấp bách xử lý chất
thải rắn trên địa bàn Thành phố Hòa Bình hiện nay với đầy đủ các tiêu chí sau:
• Công nghệ xử lý phù hợp với đặc thù rác thải tại Thành phố Hòa Bình;
• Tái chôn lấp ≤ 10%;
• Nhà máy có hệ thống xử lý nước rỉ rác theo phương pháp hoàn lưu và nước
mặt đáp ứng điều kiện của Việt Nam, không gây ô nhiễm môi trường;
• Khí thải lò đốt đạt tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN 30:2012 BTNMT Việt Nam
• Chi phí đầu tư xây dựng Nhà máy hợp lý;
• Chi phí vận hành phù hợp với quyết định 322 của Bộ Xây Dựng;
• Thiết bị dễ sửa chữa và vật tư vật liệu có sẵn trong nước;
• Vận hành, phù hợp với trình độ công nhân Việt Nam.
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế cho thấy, hiện nay công nghệ xử lý rác thải
rắn rất phong phú và đa dạng, trong đó có công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài
đến công nghệ do trong nước tự nghiên cứu và phát triển.
- Đối với công nghệ nước ngoài, đa phần thông qua nguồn vốn vay ODA, công
nghệ xử lý không phù hợp với Việt Nam do một số nguyên nhân sau:
 Quy mô xây dựng Nhà máy lớn, đòi hỏi nhiều diện tích đất xây dựng;
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 21


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

 Tổng mức đầu tư xây dựng rất cao;
 Chi phí để xử lý 1 tấn rác tốn kém;
 Công nghệ xử lý rác thải chưa phù hợp với đặc thù rác tại Việt Nam là chưa
được phân loại tại nguồn;

 Trang thiết bị, vật tư để sửa chữa phụ thuộc vào nước ngoài.
 ...
-

Đối với công nghệ phát triển trong nước:
Thị trường công nghệ xử lý chất thải trong nước trong những năm qua đa dạng,

tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ và còn nhiều hạn chế cần hoàn thiện.
Trước thực tế đó, qua công tác tìm hiểu và thực tế đi thăm quan tại nhiều dự án xử
lý rác thải trên cả nước, đại diện Lãnh đạo các Sở, ban, nghành của Tỉnh Hòa Bình,
thành phố Hòa Bình nhận thấy, mô hình công nghệ xử lý chất thải rắn bằng công nghệ
đốt được kết hợp triển khai tại “Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cẩm Quan – Cẩm
Xuyên - Hà Tĩnh” là tối ưu và phù hợp với công tác xử lý rác thải tại Việt Nam nói
chung và triển khai tại thành phố Hòa Bình nói riêng.
Công nghệ xử lý triệt để rác thải Tràng An Xanh (TA – 21), đặc biệt là lò đốt
chất thải rắn sinh hoạt, được phát triển dựa trên cơ sở của các công nghệ đốt chất
thải rắn của các nước trên thế giới, phù hợp với điều kiện rác thải của Việt Nam
chưa phân loại tại nguồn. Đây là công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến,
không gây ô nhiễm môi trường.
Sự khác biệt của Công nghệ xử lý triệt để chất thải rắn Tràng An Xanh (TA –
21) so với các công nghệ khác:
• Tái chôn lấp ≤ 10%;
• Không có nước rỉ rác (nước rích) thải ra môi trường;
• Kiểm soát mùi hôi tốt;
• Khí thải lò đốt đạt : TCVN 30/2012 BTNMT Việt Nam;
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 22



Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

• Chi phí đầu tư thấp;
• Chi phí vận hành thấp (Phù hợp với QĐ 322 của Bộ Xây Dựng);
• Thiết bị dễ sửa chữa và vật tư vật liệu có sẵn trong nước;
• Vận hành, phù hợp với trình độ công nhân Việt Nam.
Ngoài công nghệ hiện đại, địa điểm xây dựng là yếu tố quan tâm hàng đầu của
chúng tôi. Qua những phân tích về tính cấp bách của dự án và do chỉ thực hiện tạm thời
(Chờ Nhà máy rác Yên Mông đi vào hoạt động), do đó chúng tôi khẳng định việc “Tổ
hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng, thành phố Hòa Bình” là địa điểm tối
ưu mà chúng tôi lựa chọn để thực hiện dự án.
Cuối cùng, với niềm tin nguồn chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý triệt để, với
niềm tự hào góp phần đem lại một môi trường xanh sạch cho đất nước Việt Nam nói
chung và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình nói riêng, chúng tôi tin rằng việc thực
hiện dự án là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 23


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý Thành phố Hòa Bình
Thành phố Hòa Bình có 148,2 km2 diện tích tự nhiên và dân số 93.679 người (năm
2013), bao gồm 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường: Phương Lâm, Đồng Tiến, Chăm

Mát, Thái Bình, Tân Thịnh, Tân Hòa, Hữu Nghị, Thịnh Lang và 7 xã: Dân Chủ, Sủ Ngòi,
Thống Nhất, Hòa Bình, Yên Mông, Thái Thịnh, Trung Minh.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 24


Thuyết minh dự án: Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Dốc Búng – thành phố Hòa Bình

-

Phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi
Phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc
Phía Nam giáp huyện Cao Phong;
Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều

tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình,
là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc
Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông
giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.
Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao
trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích
toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện
tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250,
độ cao trung bình từ 100 – 200 m. Thành phố Hòa Bình được xây dựng và phát triển theo
tính chất đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch.
Tỉnh Hòa Bình có 466.252,86 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất

nông nghiệp là 66.759 ha, chiếm 14,32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194.308 ha, chiếm
41,67%; diện tích đất chuyên dùng là 27.364 ha, chiếm 5,87%; diện tích đất ở là 5.807
ha, chiếm 1,25%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172.015 ha, chiếm
36,89%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.046 ha, chiếm
67,48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25.356 hecta, chiếm 60,51% diện tích đất trồng
cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.052 ha, chiếm 6,06%; diện tích đất có
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha.
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135.010 ha; diện tích đất bằng
chưa sử dụng là 3.126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6.385 ha.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế T&C

Page 25


×