NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
GIẢNG VIÊN 1………………………………………………………………...
GIẢNG VIÊN 2………………………………………………………………...
NHẬN XÉT CHUNG:
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
ƯU ĐIỂM:
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
HẠN CHẾ:
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
ĐIỂM TRUNG BÌNH (Số và chữ):
Giảng viên 1
Giảng viên 2
MỤC LỤC
A. Mở đầu...............................................................................................1
B. Nội dung.............................................................................................2
I. Mô tả tình huống................................................................................2
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống...............................................5
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả...............................................6
1. Nguyên nhân.......................................................................................6
a. Nguyên nhân chủ quan........................................................................6
b. Nguyên nhân khách quan....................................................................6
2. Hậu quả...............................................................................................7
IV. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án..............................9
1. Xây dựng phương án xử lý..................................................................9
a. Phương án 1.........................................................................................9
b. Phương án 2.........................................................................................9
c. Phương án 3.......................................................................................10
2. Lựa chọn phương án xử lý................................................................10
V. Lập kế hoạch tổ chức phương án..................................................12
VI. Kết luận - Kiến nghị......................................................................13
1. Kết luận.............................................................................................13
2. Kiến nghị...........................................................................................13
- Tài liệu tham khảo..................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản
lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên khóa 30. Tôi
chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Chính trị Tiền
Giang, quý thầy, cô đã trang bị kiến thức và kinh nghiệm vô
cùng quý báu về công tác quản lý nhà nước cho chúng tôi.
Từ những kiến thức tiếp thu được sẽ giúp tôi vận dụng
vào hoạt động chuyên môn cũng như tham gia vào công việc
trong cơ quan hành chính nhà nước, trong sinh hoạt cuộc sống
xã hội hàng ngày.
Mặc dù tiểu luận đã hoàn thành với tất cả sự cố gắng,
phấn đấu, nổ lực nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân nhưng kiến
thức, trình độ lý luận, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế
nên tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
được sự giúp đỡ góp ý tận tình của thầy hướng dẫn.
Xin chân thành cảm ơn!
1
A. MỞ ĐẦU
Khi xã hội ngày càng phát triển dân số càng tăng như hiện nay thì tất cả
mọi nhu cầu của người dân đều tăng cao như là ăn, mặc, ở, vui chơi, giải trí,
…và nhiều nhu cầu khác cần phải được đáp ứng một cách đầy đủ. Trong các
nhu cầu đó vấn đề ăn uống là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề
cần thiết, cấp bách nói trên và hiện nay ở Việt nam vấn đề an toàn thực phẩm
được xem là một trong các mục tiêu quốc gia. An toàn thực phẩm (ATTP) là
vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang
trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp
to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất
lượng giống nòi. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường
xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát
triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo vấn đề an toàn
vệ sinh thực phẩm luôn là mối quan tâm của toàn cầu. Một cuộc sống an toàn,
lành mạnh, không có mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì điều kiện sống của
con người, sự phát triển của toàn xã hội sẽ được đảm bảo. Thế nhưng, do
nhận thức của con người về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa cao nên sức khỏe
của con người đang bị đe dọa ngày càng trầm trọng. Hiện nay tình trạng
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống ngày càng gia tăng. Mặc dù, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn
được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt nhưng do địa bàn
rộng, cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm chưa nhiều, trình độ chuyên
môn còn hạn chế, một số cán bộ quản lý còn nể nang nên công tác kiểm tra và
xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn chưa được chặt chẽ và kiên quyết
nên vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm vẫn luôn xảy ra.
Từ thực trạng trên, bản thân là 1 công chức của Phòng Y tế huyện, với
nhiệm vụ được giao là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, nên tôi chọn
đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống không đủ điều kiện an toàn thực phẩm” làm tiểu luận cuối khóa học.
2
B. NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 25/12/2015 đoàn kiểm tra của Phòng Y tế
huyện TP đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về
an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán ăn Ngọc M
của hộ kinh doanh Lê Thị Ngọc M, địa chỉ Khu 4, thị trấn MP, huyện TP, tỉnh
TG đúng lúc cơ sở có khoảng 60 khách đang dự tiệc sinh nhật.
Đoàn kiểm tra gồm có 04 người trong đó: Trưởng đoàn là Ông Trần
Văn H - Trưởng phòng Y tế và 03 chuyên viên của Phòng Y tế TP.
Ông H - Trưởng đoàn đọc quyết định của Phòng Y tế huyện TP việc
thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện TP. Sau đó Ông H nêu rõ
đoàn sẽ kiểm tra theo hai nội dung gồm: thủ tục pháp lý và kiểm tra vệ sinh
thực tế cơ sở:
* Về thủ tục pháp lý bà M đã xuất trình được những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống do Phòng Tài chính Kế hoạch huyện TP cấp trong đó ghi rõ ngành nghề kinh doanh là dịch vụ ăn
uống;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Trung tâm
Y tế huyện TP cấp ngày 10 tháng 5 năm 2010 (Đến nay đã hết hiệu lực);
- Giấy khám sức khỏe của 04 nhân viên do Trung tâm Y tế huyện TP
cấp ngày 25 tháng 02 năm 2015.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của 04 nhân viên
do Trung tâm Y tế huyện TP cấp ngày 14 tháng 7 năm 2015;
- Hợp đồng, hóa đơn mua bán các loại nguyên liệu thực phẩm: thịt lợn,
thịt bò, thịt gà, cá, tôm, rau củ quả, bún, bánh phở, gia vị, nước đá, ...
* Về điều kiện vệ sinh thực tế tại cơ sở:
3
- Vệ sinh cơ sở: theo nguyên tắc một chiều, phân khu riêng biệt sống
chín. Khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi. Theo bà M thì do quán đang có
tiệc sinh nhật nên nhân viên chưa kịp dọn dẹp.
- Vệ sinh trang thiết bị dụng cụ: sử dụng thớt sống và thớt chín lẫn lộn
không riêng biệt, các dụng cụ còn để lộn xộn không theo nguyên tắc.
- Số lượng nhân viên ở thời điểm hiện tại là 06 người. Khi được hỏi tại
sao chỉ có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và giấy khám
sức khỏe của 04/06 nhân viên thì bà M nói rằng 02 người kia mới bắt đầu thử
việc 03 ngày nên chưa đi tập huấn và khám sức khỏe.
- Đoàn đã kiểm tra dụng cụ lưu mẫu thức ăn thì không có, khi hỏi bếp
trưởng về lưu mẫu thức ăn thì bếp trưởng cho biết là chưa thấy ai nói phải lưu
mẫu thức ăn và cũng không biết phải lưu như thế nào.
- Thực hành vệ sinh cá nhân: các nhân viên có trang phục bảo hộ lao
động, không có ai mắc các bệnh ngoài da.
Sau khi kiểm tra thủ tục pháp lý và kiểm tra vệ sinh thực tế của cơ sở thì
Ông H - Trưởng đoàn đưa ra nhận xét cơ sở có thực hiện tốt một số nội dung về
an toàn thực phẩm, tuy nhiên cơ sở vẫn còn nhiều một số tồn tại như sau:
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực;
2. Không có giấy khám sức khỏe và giấy xác nhận kiến thức an toàn
thực phẩm của 02 nhân viên mới tuyển dụng.
3. Điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo:
- Khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi.
- Sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn.
4. Không lưu mẫu thức ăn.
4
Sau khi nghe nhận xét của đoàn kiểm tra bà M đã xin đoàn kiểm tra cho
bà khắc phục các lỗi trên. Đồng thời bà M hứa sẽ cho nhân viên đi khám sức
khỏe và đăng ký tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm vào ngày mai.
Về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực
thì bà M hứa sẽ tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an
toàn thực phẩm. Đồng thời bà M hứa sẽ sửa chữa và trang bị thêm các trang
thiết bị, dụng cụ.
Sau đó bà M nói có chút quà cảm ơn đoàn và đưa vào tay ông H 01
phong bì nhưng ông H nhất định không nhận. Lúc này bà M tỏ rõ thái độ
không đồng tình với đoàn kiểm tra và nói cơ sở của bà do Trung tâm Y tế
huyện TP cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì chỉ
có Trung tâm Y tế mới được phép vào kiểm tra. Phòng Y tế làm việc không
đúng thẩm quyền, gây khó khăn cho cơ sở. Đồng thời bà M khăng khăng
không ký biên bản kiểm tra. Ông H thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng nên đã
hội ý đoàn kiểm tra để đưa ra phương án giải quyết.
5
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý chính xác, dứt điểm đảm bảo giữ
vững kỷ cương phép nước. Việc xử lý nghiêm giúp các cơ sở kinh doanh hiểu được
tầm quan trọng của các quy định, từ đó có thái độ đúng đắn và tích cực để tuân thủ
các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, đồng thời làm giảm bớt các vi
phạm không đáng có xảy ra. Xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở vi phạm sẽ
làm gương cho các cơ sở khác và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh các cơ sở đang hoạt
động trái phép hoặc đang vi phạm. Trên quan điểm ấy mục tiêu xử lý tình huống
được xác định như sau:
- Thông qua giải quyết tình huống để góp phần tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng xã hội
- Xác định đúng mức độ sai phạm của cơ sở để có biện pháp xử lý đúng
người, đúng tội.
- Tạo ra môi trường công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho
cơ sở kinh doanh đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước.
- Bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của khách hàng khi ăn uống tại các
quán ăn.
- Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm để xử lý
kịp thời.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và nâng cao trách
nhiệm của những người thực thi pháp luật
- Góp phần quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp
luật hành chính nói chung.
- Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
6
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
- Do nhận thức của cơ sở về các văn bản pháp luật chưa cao, thiết hiểu
biết và coi thường pháp luật. Chủ cơ sở không tự tìm hiểu các quy định liên
quan đến hoạt động, lĩnh vực của mình. Điều đó được thể hiện qua việc bà
Mai trả lời rằng 02 người kia mới bắt đầu thử việc 03 ngày nên chưa đi tập
huấn và khám sức khỏe.
- Do người chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm
nên mới dẫn đến tình trạng thực hành sai. Cụ thể trong tình huống này là quán
ăn sử dụng thớt sống và thớt chín lẫn lộn không riêng biệt, các dụng cụ còn để
lộn xộn không theo nguyên tắc.
- Công tác tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống chưa thường xuyên, cán bộ tập huấn thiếu kỹ năng và
phương pháp truyền đạt dẫn đến người nghe không tiếp thu đầy đủ.
- Nhận thức của chủ cơ sở và người quản lý còn thấp, xem nhẹ các quy
định của nhà nước về an toàn thực phẩm dẫn đến thực tế là quán ăn phục vụ
cho 60 khách nhưng lại không thực hiện lưu mẫu thức ăn. Cũng chính vì hạn
chế về nhận thức nên họ không hiểu được tầm quan trọng của việc lưu mẫu
thức ăn.
- Phòng Y tế quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thiếu kiểm
tra, đôn đốc để xảy ra vi phạm.
b. Nguyên nhân khách quan
Thời điểm cơ sở làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm lần đầu thì Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 chưa ra đời dẫn
đến tình trạng trên giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
7
không ghi thời hạn của giấy. Vì vậy có thể dẫn đến hiểu nhầm là giấy có giá
trị mãi mãi.
2. Hậu quả
- Cơ sở hoạt động trong khi chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm đã hết hiệu lực. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện dùng để trả lời về
điều kiện cơ sở vật chất đúng theo các quy định hiện hành và đảm bảo an toàn
thực phẩm để chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Người tham gia chế biến không thực hiện khám sức khỏe định kỳ sẽ
không phát hiện các bệnh truyền nhiễm qua con đường ăn uống và người lành
mang trùng. Đó là nguyên nhân lây lan các dịch bệnh qua đường tiêu hóa ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng thực phẩm và cũng là nguyên nhân
dẫn đến ngộ độc thực phẩm cấp tính do vi khuẩn.
- Trong suốt quá trình chế biến thực phẩm bên cạnh các yếu tố liên
quan đến cơ sở vật chất thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Do đó
việc cung cấp và trang bị những kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm cho
nhân viên là hết sức cần thiết. Từ việc có kiến thức thì nhân viên sẽ có thái độ
nghiêm túc, tuân thủ các quy định và thực hành an toàn thực phẩm đúng. Việc
không có kiến thức dẫn đến tình trạng làm việc theo cảm tính, không theo quy
định dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
- Việc lưu mẫu thức ăn cũng không kém phần quan trọng. Trên thực tế
có rất nhiều vụ ngộ độc thực xảy ra. Tuy nhiên số vụ ngộ độc tìm ra nguyên
nhân thì rất ít. Do các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có lưu mẫu
thức ăn nên không có bằng chứng để xét nghiệm. Việc lưu mẫu thức ăn sẽ
giúp cơ quan quản lý tìm ra nguyên nhân và căn nguyên của ngộ độc thực
phẩm. Đồng thời mẫu thức ăn lưu sẽ là bằng chứng để truy xuất nguồn gốc
nguyên liệu không đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc quán ăn không lưu mẫu
thức ăn thì khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra sẽ rất khó cho các cơ quan trong
việc tìm ra nguyên nhân và nguyên nhân gây ngộ độc.
8
- Việc sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn cũng có thể dẫn tới ngộ độc thực
phẩm. Bởi thớt dùng để thái đồ sống tiềm ẩn rất nhiều các loại vi sinh vật đặc
biệt là các loại vi sinh vật gây bệnh cấp tính. Khi người chế biến dùng thớt
sống để thái đồ chín đã làm lây nhiễm số lượng lớn vi sinh vật có hại sang đồ
ăn chín. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc
cấp tính hàng loạt.
- Khu vực cống rãnh là nơi có rất nhiều mầm bệnh và là nơi côn trùng
như ruồi, muỗi, gián cư ngụ, xâm nhập và bay đến đậu vào các đồ ăn hay
dụng cụ chế biến. Cống bị ứ đọng và không kín tạo nên mùi hôi thối rất mất
vệ sinh và ảnh hưởng đến thực phẩm cũng như sức khỏe của người trực tiếp
chế biến thực phẩm.
9
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
1. Xây dựng phương án xử lý
a. Phương án 1
Đoàn kiểm tra của Phòng Y tế sẽ nhận quà cảm ơn của quán ăn và
thống nhất đồng ý theo phương án là bỏ qua những sai phạm của quán ăn và
không ghi vào biên bản, chỉ nhắc nhở cơ sở tự khắc phục những sai phạm.
- Ưu điểm: Phương án này vừa đơn giản vừa nhanh gọn vì: Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực tuy nhiên cơ sở
hứa sẽ làm thủ tục xin cấp mới; Giấy khám sức khỏe và giấy xác nhận của 02
nhân viên mới tuyển dụng bà M hứa sẽ cho khám sức khỏe trong ngày sau;
Cống rãnh hở và bốc mùi thì có thể khắc phục ngay bằng cách dọn vệ sinh
thường xuyên; Việc sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn thì có thể khắc phục bằng
cách giáo dục nhân viên, và mua thớt mới có dán biển tên thớt sống, thớt
chín; thực hiện ngay việc lưu mẫu thức ăn.
- Nhược điểm: Phương án này chỉ mang tính giáo dục, không có tính
răn đe và tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật. Khi thực hiện phương
án này tức là đoàn kiểm tra đã vi phạm đạo đức công vụ, không hoàn thành
đúng trách nhiệm của người thi hành công vụ, không thực thi được pháp luật.
Mặt khác tạo ra thói quan xấu cho cơ sở, dẫn đến tư tưởng chỉ cần có tiền đưa
cho cơ quan chức năng thì mọi chuyện làm sai của mình sẽ được giải quyết và
không phải truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Việc không ghi các lỗi vào
biên bản sẽ dẫn đến tình trạng quán ăn có thể sẽ không khắc phục các sai
phạm mà đoàn đã nêu.
b. Phương án 2
Đoàn kiểm tra sẽ cho thời hạn quán ăn khắc phục các sai phạm mà đoàn
đã nêu trong vòng 01 tháng. Sau 01 tháng đoàn sẽ kiểm tra lại cơ sở. Nếu sau
thời gian này, quán ăn vẫn không khắc phục thì Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành xử
10
lý vi phạm theo quy định. Trong trường hợp bà M nhất định không ký biên bản
thì sẽ cho gọi Công an xã và Trạm Y tế xã đến cùng chứng kiến và ghi nhận.
- Ưu điểm: Với cách xử lý này sẽ tạo điều kiện cho cơ sở có thời gian
khắc phục, sữa chữa những sai phạm, thiếu sót của mình.
- Nhược điểm: Nếu giải quyết theo phương án này thì cơ sở chỉ bị nhắc
nhở và việc xử lý vi phạm hành chính không kịp thời, chưa đủ sức răn đe và
chưa kiên quyết trong xử lý vi phạm.
c. Phương án 3
Đoàn kiểm tra lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với quán ăn
về các hành vi:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hiệu lực
Các lỗi còn lại sẽ cho cơ sở khắc phục trong vòng 03 ngày, sau 03 ngày
đoàn sẽ đến kiểm tra lại. Sau 03 ngày mà cơ sở vẫn không khắc phục các sai
phạm thì lúc đó Đoàn kiểm tra sẽ xử lý vi phạm theo quy định.
- Ưu điểm: Ở phương án này Đoàn kiểm tra đã làm đúng chức năng và
thẩm quyền của mình, xử lý tình huống một cách dứt khoát và triệt để. Việc
này tạo sự tin tưởng cho các cơ sở kinh doanh trong công tác quản lý an toàn
thực phẩm. Đồng thời tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở kinh doanh với cơ
quan quản lý trên địa bàn.
- Nhược điểm: Phương án này tốn thời gian cho Phòng Y tế huyện TP
do phải cử cán bộ giám sát, đôn đốc việc khắc phục của cơ sở và phải xuống
kiểm tra việc khắc phục các tồn tại của cơ sở.
2. Lựa chọn phương án xử lý
Để giải quyết tình huống đã được nêu ra ở trên tôi chọn phương án 3 là
phương án tối ưu nhất vì phương án này đáp ứng được nhiều mục tiêu xử lý
tình huống nhất:
11
- Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng trên địa bàn
đối với cơ sở cụ thể là Phòng Y tế huyện TP sẽ giám sát việc khắc phục tồn
tại của cơ sở. Từ đó hạn chế tối đa những hậu quả mà vi phạm đó gây ra.
- Việc xử lý vi phạm hành chính tạo ra môi trường công bằng và bảo vệ
quyền lợi chính đáng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã nghiêm
chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước.
- Bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của khách hàng khi ăn uống tại các cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
12
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN
Phương án 3 là phương án tối ưu nhất được lựa chọn để giải quyết vấn
đề trên. Sau đây là kế hoạch cụ thể thực hiện phương án nêu trên:
1. Đoàn kiểm tra lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với quán
ăn Ngọc M.
2. Phân công cán bộ giám sát việc khắc phục các tồn tại của quán ăn Ngọc M.
3. Sau 03 ngày Đoàn kiểm tra của Phòng Y tế huyện TP tiến hành kiểm
tra lại việc khắc phục tồn tại của cơ sở và hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm
hành chính.
4. Phòng Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân huyện TP ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với quán ăn Ngọc M.
5. Những kết quả đạt được:
Sau 03 ngày đoàn kiểm tra của Phòng Y tế huyện TP đã đến kiểm tra
việc khắc phục các tồn tại của quán ăn Ngọc M, kết quả cụ thể như sau:
- Quán ăn đang tiến hành làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện
an toàn thực phẩm.
- Có thớt sống và thớt chín riêng biệt, có ghi biển tên và có giá treo riêng.
- Hệ thống cống đã được làm kín bằng inox, đảm bảo khai thông tốt và
không có mùi hôi tanh.
- Cơ sở đã mua dụng cụ lưu mẫu thức ăn và dành riêng 01 tủ lạnh để
lưu mẫu thức ăn.
- 02 nhân viên vừa tuyển dụng đã cho thôi việc do không đáp ứng được
các yêu cầu về sức khỏe.
- Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm thì cơ sở bị phạt 4.000.000 đồng với hành vi Giấy
chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn trên 03 tháng.
13
VI. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đây là tình huống hay gặp trong công tác quản lý an toàn thực phẩm
trên địa bàn huyện chính vì vậy cán bộ quản lý cần có phương pháp giải quyết
tình huống một cách hài hòa nhưng phải đảm bảo đúng pháp luật, cũng như
đảm bảo quyền lợi của các bên một cách tốt nhất. Nếu không xử lý triệt để
tình huống trên dễ dẫn đến những tiêu cực nghiêm trọng như: thái độ coi
thường pháp luật, coi thường cán bộ quản lý nhà nước của các cơ sở kinh
doanh và của người dân; hay sự tha hóa trong tư tưởng của cán bộ quản lý, vi
phạm đạo đức công vụ trong khi đang thi hành công vụ.
Qua tình huống trên có thể thấy nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống vẫn chưa nắm được các quy định của nhà nước về lĩnh vực mình đang
kinh doanh, dẫn đến thái độ xem nhẹ, coi thường pháp luật gây khó khăn cho
công tác quản lý của nhà nước. Do vậy một yêu cầu đặt ra cho các nhà quản
lý là phải tuyên truyền sâu rộng các quy định của nhà nước tới các cơ sở kinh
doanh để các quy định pháp luật đi sâu, đi sát vào từng hành động của người
dân. Đồng thời giúp các cơ sở kinh doanh hiểu được tầm quan trọng của các
quy định cũng như hậu quả nếu không thực hiện đúng các quy định đó.
2. Kiến nghị
- Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với công tác đảm bảo an
toàn thực phẩm, có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của các
cơ sở kinh doanh về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh
dịch vụ ăn uống.
- Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ
cho các cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các ngành có liên quan để làm tốt hơn nữa công tác
tuyên truyền các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm cho người dân và
chủ các cơ sở kinh doanh.
14
- Thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra việc chấp hành các quy định
của nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn
huyện xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm nói chung và về kinh doanh dịch vụ ăn uống
nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01
tháng 07 năm 2011;
2/ Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
3/ Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế
Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm;
4/ Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế
Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống, kinh doanh thức ăn đường phố”;