Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

DỰ ÁN QUYÊN GÓP SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CHO TRẺ EM NGHÈO XÃ NGỌC LIÊN – NGỌC LẶC – THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.12 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN
Đề tài:
DỰ ÁN QUYÊN GÓP SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CHO TRẺ
EM NGHÈO XÃ NGỌC LIÊN – NGỌC LẶC – THANH HÓA

Nhóm thực hiện: Nhóm 20
Lê Hương Lan

582991 K58 QLKT

Ngô Quang Trung 583097 K58 QLKT
Nguyễn Thị Đạt

572902 K57 QLKT

Phùng Đức Quỳnh 563310 K56 QLKT

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng trẻ em nghèo ở xã Ngọc Liên – Ngọc Lặc – Thanh Hóa


Ngọc Liên là một xã thuộc diện nghèo của huyện miền núi (huyện Ngọc
Lặc) tỉnh Thanh Hóa. Những gia đình thuộc hộ nghèo trong xã có cuộc sống
rất khó khăn, vất vả; các hộ nghèo trong xã có tới 201 trẻ em; chiếm 43,32%
trong tổng số 460 trẻ em trong toàn xã. Đây là một vấn đề bức xúc đối với các
ban, các ngành đoàn thể cũng như của chính quyền trong việc thực hiện các
chương trình kinh tế - xã hội của địa phương. Một trong những chương trình
đó là giúp cho trẻ em nghèo có khả năng duy trì tốt cuộc sống của bản thân và
phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên điều kiện kinh tế của gia đình thuộc
hộ nghèo quyết định đến toàn bộ sinh hoạt của các em.
Điều kiện sinh hoạt hằng ngày
a. Vấn đề về ở
Nhà ở là một tiêu chí quan trọng thuộc về vật chất trong đánh giá chuẩn
nghèo đói của các hộ gia đình nông dân. Gia đình nghèo là những gia đình có
nhà cũ bằng tranh, nứa, vách lá, mái nhà dột nát. Theo điều tra của chính
quyền xã Ngọc Liên, toàn xã có tới 343 hộ nghèo và trung bình ở mỗi thôn có
tới 80% ngôi nhà của những gia đình nghèo là phên nứa vách lá. Ngày bình
thường thì không sao nhưng những ngày mưa gió bão thì những căn nhà này
thường bất ổn định có thể là sập nhà… Trẻ em sống cùng với gia đình trong
những căn nhà đó; điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các em ở
những gia đình nghèo. Có một gia đình thuộc thôn 1 của xã có 7 người ( 2 vợ
chồng và 5 người con trong đó có 2 em dưới 14 tuổi) sống trong căn nhà lá
chứa đầy 3m2, mọi sinh hoạt hàng ngày diễn ra chật vật, trên lá, dưới nền đất,

1


vách thưa. Do đó gia đình rất khốn khó. Tình trạng trẻ em nghèo của xã sống
dưới những căn nhà như vậy rất nhiều.
b. Vấn đề ăn uống:
Tại các hộ gia đình nghèo, việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của các

thành viên trong gia đình hàng ngày rất vất vả. Là một xã vùng cao nên
điều kiện ăn uống của các gia đình rất đạm bạc; thường là phải ăn cơm
độn ngô, sắn..,thức ăn chủ yếu là rau muống. Do tiền không có, bố mẹ cho
ăn gì thì tùy; đa số các hộ gia đình, trung bình hàng tháng các em được ăn
một đến hai bữa có chất đạm như thịt cá; điều đó ảnh hưởng nhiều tới sức
khỏe và thể lực của các em.
c. Điều kiện học hành:
Điều kiện tham gia học tập của trẻ em các xã vùng cao nói chung là rất
khó khăn; đặc biệt là trẻ em của các hộ gia đình nghèo. Do điều kiện kinh tế
của gia đình hạn chế nên việc học hành của con cái bị ảnh hưởng rất nhiều.
Việc học tập của các em phụ thuộc vào kinh tế gia đình, trong khi gia đình
không thể chu cấp cho tất cả các con của mình có điều kiện ăn học. Ở những
gia đình đông con (4-5 con), thường chỉ có 1-2 người được đi học còn lại phải
ở nhà. Hầu hết các em chỉ học hết cấp 1, nếu học đến cấp 2 thì con số rất
khiêm tốn đạt khoảng 31% trong tổng số em đến trường đối với trẻ em nghèo.
Hiện nay mặc dù điều kiện kinh tế đã khá giả hơn nhưng nhiều gia đình nghèo
vẫn chưa nhận thức được việc học hành của con cái họ là quan trọng, họ
thường nói học làm gì?
2. Lý do lựa chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước Việt Nam
hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển của trẻ
em, bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em. Xã hội càng phát triển thì càng cần có

2


thế hệ tương lai hội tụ đầy đủ trí tuệ và phẩm chất để họ trở thành những chủ
nhân tương lai của đất nước sau này.
Trẻ em cũng có những nhu cầu cơ bản như:
Nhu cầu sinh lí: bao gồm ăn ở ,đi lại,điều kiện chăm sóc ,bảo vệ sức

khỏe.Tất cả các yếu tố này đảm bảo sự phát triển thể lực của các em.
Nhu cầu vui chơi,học hành phát triển trí tuệ: hoạt động này giúp các em
trải nghiệm cuộc sống,phát triển trí tuệ tích lũy những hiểu biết kinh
nghiệm,kiến thức cho mai sau.
Nhu cầu được thừa nhận tôn trọng: trẻ em có quyền bày tỏ quan điểm
suy nghĩ của mình.Việc thừa nhận tôn trọng trẻ em làm tăng khả năng tự tin
trẻ dễ hòa nhập.
Bước sang thời kỳ kinh tế mở cửa, Việt Nam đang hòa nhập với sự
phát triển chung của thế giới, đất nước ta đang thực sự chuyển mình,
song song với sự phát triển đó thì chúng ta đang phải đối mặt với nhiều
vấn đề xã hội trong đó có vấn đề đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các
trẻ em nghèo. Chúng ta thấy rằng sự tồn tại của trẻ em nghèo ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước hạnh phúc của mỗi gia đình
trong tương lai.
Đảng và Nhà Nước đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp những
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả các lĩnh vực văn hóa ,giáo dục ,y tế bù
đắp phần nào kém may mắn mà các em gặp phải.
Các hoạt động văn hóa cũng được mở rộng nhiều hơn tạo nhiều
sân chơi thú vị cho các em.Các phương tiện thông tin đại chúng đã và
đang có nhiều chương trình nói về những trẻ em cần sự giúp đỡ và
cưu mang.

3


Với mong muốn có cái nhìn thiết thực và mới mẻ hơn trong việc tác
động đến thực trạng trẻ em nghèo trên một khía cạnh góp phần cải thiện điều
kiện học tập của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nhóm chúng tôi
quyết định tư xây dựng dự án “ Dự án quyên góp sách vở, đồ dùng học tập
cho trẻ em vùng cao”. Không hướng đến mục đích kiếm lợi nhuận thông qua

dự án này.

4


PHẦN 2
NỘI DUNG

A. Xây dựng dự án
1. Xây dựng ý tưởng của dự án
- Địa điểm thực hiện: Học viện Nông nghiệp Việt Nam,các trường tiểu
học lân cận, khu dân cư xung quanh học viện.
- Kinh phí: Đi quyên góp từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
trường học.
2. Phân tích mục tiêu
- Mục tiêu chung: Góp phần công sức nhỏ bé của mình giúp các em
nhỏ có sách vở, đồ dùng học tập để đến trường học.Thực hiện nhiều dự án
như thế này hơn nữa để giúp những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận
với kiến thức.
- Mục tiêu cụ thể: Thu được:
Sách giáo khoa: 1500 cuốn
Báo, tạp chí: 600 cuốn
Đồ dùng học tập: 1000 quyển vở, 500 cây bút, …
- Giải pháp để đạt mục tiêu trên:
Kêu gọi nhiều tổ chức biết đến dự án và cùng kham gia quyên góp không
chỉ là hiện vật mà còn là tiền bạc để các em có cuộc sống đầy đủ hơn.
Liên kết với hội sinh viên tình nguyện của trường tổ chức những buổi
học miễn phí trong thời gian hè.
Vận động nhiều hơn nữa để có nhiều cá nhân tổ chức tham gia dự


5


án này.
- Hoạt động: Mở rộng dự án ra bên ngoài trường học để nhiều người
biết đến.
3. Những đồ vật quyên góp:
- Sách: Sách giáo khoa (tiểu học, THCS, PTTH), sách tham khảo;
- Báo, tạp chí
- Đồ dùng học tập: vở viết, bút, thước kẻ, bảng,…
4. Xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp

Thời gian thực
hiện dự án

Ai thực hiện

Ngân sách

Đối tượng hưởng lợi
Trẻ em hoàn cảnh khó khăn ở

1 tháng

Sinh viên.

5 triệu

vùng núi Ngọc Liên – Ngọc Lặc –
Thanh Hóa


6


B.
1.

Phân tích tính khả thi của dự án
Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

- Nhiệt tình hoạt động vì cộng đồng.

- Thiếu kinh nghiệm tổ chức

- Có sức khỏe tốt để hoàn thành công việc.

- Kinh phí còn hạn chế

- Năng động, sáng tạo trong hoạt động tổ chức.

- Thời gian bị hạn chế

- Tự tin, giao tiếp tốt.

- Thành viên trong nhóm ít


- Có tấm lòng thấu hiểu, cảm thông với các em
nhỏ vùng núi cao.
Cơ hội (O)

Thách thức (T)

- Được sự quan tâm, ủng hộ từ phía nhà trường

- Quá trình vận chuyển sách, vở,

- Được sự quan tâm, ủng hộ từ các trường tiểu
học, THCS Trâu Quỳ

báo chí và đồ dùng học tập đến
tay các em nhỏ gặp nhiều khó
khăn

- Sự ủng hộ, quan tâm quyên góp của các cá
nhân, tổ chức gần trường.

7


Vạch chiến lược

S/O

W/O

- Kêu gọi ủng hộ, quyên góp ở phía nhà - Xin tư vấn từ phía hội sinh viên

trường, trường tiểu học, THCS Trâu - Kêu gọi sự ủng hộ của các bạn
Quỳ, các cá nhân, tổ chức xung quanh sinh viên trong học viện, các em
khu vực học viện Nông nghiệp Việt nhỏ ở trường tiểu học, THCS
Nam.
Trâu Quỳ
- Nhờ sự giúp đỡ của hội sinh viên Học - Nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của
viện Nông nghiệp Việt Nam.
các bạn sinh viên tình nguyện
S/T

W/T

- Tích cực tuyên truyền cho mọi người - Hạn chế rủi ro trong việc vận
biết về việc quyên góp.

chuyển sách vở, đồ dùng học tập

- Xin sự giúp đỡ về tiền bạc của các cá đến tay trẻ em nghèo.
nhân, tổ chức

- Đẩy mạnh tuyên truyền cho
mọi người quanh khu vực học
viện biết đến chương trình

8


2.

Phân tích các bên liên quan


Tổ
chức/Cá

Chức năng

Nguồn lực

Mối quan tâm

Hoạt động cụ thể

nhân
- Kêu gọi đóng
góp, giúp đỡ của
các bạn sinh viên,
các em nhỏ của
- Sự nhiệt

- Có thêm sách

huyết, nhiệt

vở, đồ dùng học

tình của tuổi
Là những
Sinh viên

tập cho trẻ em


trẻ.

người tham

- Có lòng cảm

gia chính

thông , muốn

trong dự án

nghèo.
- Tạo cơ hội cho
các em nhỏ đến

chia sẻ khó

trường được

khăn cho trẻ

thuận lợi, dễ dàng

em nghèo

hơn.

trường tiểu học,

THCS.
- Kêu gọi sự giúp
đỡ của các cá nhân,
tổ chức xung quanh
trường học.
- Đi quyên góp
sách vở, đồ dùng
học tập cũ.
- Tích cực tuyên
truyền để cho nhiều
người biết đến
chương trình hơn
nữa

- Có lực lượng

Nhà
trường

sinh viên đông

- Phong trào hoạt

- Đảm bảo

đảo

động diễn ra sôi

trật tự khi


- Hội sinh viên

nổi

thực hiện dự

chịu trách

- Giá trị nhân văn

án

nhiệm chỉ đạo

mang lại của dự

và giám sát dự

án

án
3. Những thành tựu mong muốn đạt được

9

- Giám sát, chỉ đạo
quá trình thực hiện
dự án.



- Hoạt động diễn ra sôi nổi với sự nhiệt tình giúp đỡ của các bạn sinh
viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thu được:
 1000 cuốn sách các loại.
 500 cuốn tạp chí, báo khoa học.
 Và rất nhiều đồ dùng học tập.
- Tạo cho bản thân cơ hội được học hỏi, tiếp cận đến những công việc
mang lại lợi ích tốt đẹp cho xã hội.
- Mang lại niềm vui nhỏ trên khuôn mặt của những em nhỏ có hoàn
cảnh khó khăn.
4. Phân tích tình trạng và vấn đề
- Kinh phí còn hạn chế vì đều là sinh viên chưa kiếm ra thu nhập.
- Việc đi quyên góp cần nhiều thời gian trong khi sinh viên còn phải đến
lớp học.
- Mang đồ tới các em cũng gặp khó khăn việc đi lại cần thời gian
và kinh phí.
- Không thể giải quyết hết những khó khăn của các em mà chỉ là những
phần nhỏ nào.
5. Cách khắc phục
- Kêu gọi sự hỗ trợ về mặt kinh phí từ các cá nhân, tổ chức ở khu vực
lân cận để có thêm kinh phí thuận lợi cho việc đi lại.
- Kêu gọi sự giúp đỡ của các thành viên trong đội thanh niên tình
nguyện.
C. Quy trình thực hiện dự án
- Bước 1:Chuẩn bị
+ Lên kế hoạch:
 Thời gian: 1 tháng.
 Địa điểm thu sách vở, đồ dùng học tập: ở Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
 Những người tham gia: các thành viên trong nhóm 20 và sự hỗ trợ

của các bạn trong đội thanh niên tình nguyện.
 Đối tượng được nhận: trẻ em nghèo ở xã Ngọc Liên – Ngọc Lắc –
Thanh Hóa.

10


 Đối tượng quyên góp:
• Các bạn sinh viên tại Học viện Nông nghiệp: sách, vở của các bạn từ
trước hoặc của các em của các bạn đã sử dụng xong.
• Các em nhỏ tại trường Tiểu học, THCS Trâu Quỳ: sách, vở của các
em đã học xong.
+ Liên hệ với thầy (cô) tại các trường Tiểu học, THCS quanh Học viện
Nông nghiệp Việt Nam giúp đỡ, tuyên truyền đến các em nhỏ trong trường.
+ Dự trù kinh phí: 5 triệu.
+ Giao công việc cho từng người trong nhóm:
Người phụ trách tuyên truyền;
Người phụ trách thu gom sách vở, báo chí và đồ dùng học tập;
Người phụ trách phân loại.
+ Tuyên truyền cho mọi người biết đến dự án thông qua các hoạt động
của trường của hội sinh viên.
- Bước 2: Quá trình thực hiện
+ Mang các sản phẩm quyên góp được về sàng lọc phân loại, đóng gói
+ Liên hệ với các cơ quan chính quyền địa phương và giới thiệu dự án
cho họ biết cũng như mục đích của dự án.
+ Dự trù 5 triệu cho việc hoạt động đi lại
+ Quãng đường vận đi lại và vận chuyển khá xa nhưng không giảm đi sự
tận tình của mọi người.
+ Liên hệ với tổ chức tình nguyện sinh viên kêu gọi sự tham gia của họ
giúp cho sự án hoạt động tốt hơn.

+ Chuyển đồ dùng đến tay của các em.
+ Giao sách vở ,đồ dùng cho các em nhỏ
- Bước 3:Kết thúc
+ Cần làm nhiều dự án như thế này hơn nữa
+ Đây chỉ là một dự án nhỏ nhưng góp phần chia sẻ khó khăn với các
em nhỏ.

11


+ Dự án đi vào hoạt động một cách có thiết thực mang kiến thức tới
những mầm non của đất nước.
+ Đây cũng là sự trải nghiệm mới cho các thành viên trong nhóm và các
cá nhân tổ chức tham gia dự án này.
+ Hẹn ngày gần nhất dự án được nhân rộng hơn góp phần vì sự phát triển
của xã hội.

PHẦN 3
KẾT LUẬN
Trẻ em nghèo là vấn đề kinh tế xã hội cần quan tâm của các cấp các
ngành của Đảng và Nhà nước .Có rất nhiều vấn đề liên quan tới như gia đình
đông con,sửa đổi chính sách trình độ dân trí .Tình hình trẻ em nghèo ở xã
Ngọc Liên đang là vấn đề bức súc đặt ra cho các nghành cho Đảng và nhà
nước rất nhiều khó khăn và thách thức.

12


Trẻ em nghèo thường không có điều kiện để đảm bảo cuộc sống cho
mình vì gia đình không có khả năng đáp ứng.Vì vậy mỗi gia đình ,các cấp

,chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa để trẻ em nghèo ngày
càng ít tiến tới thực hiện và đạt được kết quả không còn trẻ em nghèo nữa.Các
em cần được chăm sóc ,nuôi dưỡn giáo dục trẻ em trở thành những chủ nhân
tương lai của đất nước.
Dự án thực hiện với mục đích nhằm chia sẻ với đồng bào và các em học
sinh nghèo còn đang gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn của xã Ngọc Liên –
huyện Ngọc Lặc – tỉnh Thanh Hóa. Phát huy tinh thần tương thân tương ái,
nâng cao nhận thức, sự khơi dậy sự đoàn kết gắn bó, tình yêu thương đất
nước, chia sẻ những khó khăn với đồng bào của mình với phương châm “Lá
lành đùm lá rách”,“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Dự án của nhóm là dự án phi lợi nhuận. Dựa trên lòng ham muốn muốn
giúp trẻ em nhỏ vùng cao phần nào có được cuộc sống tốt hơn, có đầy đủ điều
kiện để học tập hơn. Để có thể nhìn thấy nụ cười hồn nhiên rạng rỡ trên
gương mặt các em khi được nhận những món quà dù bé nhỏ dù cũ nhưng lại
là món quà quý giá của tình người.

13



×