Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Phương pháp dạy học công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 35 trang )

Tiểu luận: Phương pháp dạy học môn Công nghệ 10
SVTH: Ngô Thị Phương
GVHD: Nguyễn Thị Thùy Vân
Đề tài: Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học phần chăn nuôi thủy
sản đại cương_công nghệ 10.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng
những quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu
vật chất và tinh thần của con người. Nội dung trong sách giáo khoa Công nghệ
10 là những kiến thức cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanh nghiệp.
Do đó nếu người dạy không đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cho học
sinh tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ
động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gây nhàm chán cho
học sinh.
Nhiều người cho rằng, công nghệ là một môn học phụ không cần phải học
nhiều, suy nghĩ ấy là sai lầm. Công nghệ 10 là môn cơ sở để giúp các em học
tiếp các ngành nghề sau này đặc biệt là các ngành nghề liên quan tới nông, lâm,
ngư nghiệp cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân và cộng
đồng. Nó giúp học sinh hình thành một số kiến thức kĩ thuật, một số kĩ năng cơ
bản cần thiết cho cuộc sống , định hướng nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực nông lâm - ngư ngiệp và tạo lập doanh nghiệp, hình thành thói quen lao động theo kế
hoạch và tác phong công nghiệp,…ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì
vậy, môn công nghệ lớp 10 đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Bởi vậy phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho các em lĩnh hội được
các tri thức tôt nhất và định hướng đi cho tương lai của mình. Tuy nhiên vẫn còn
tình trạng dạy học theo lối thầy đọc, trò chép,… người giáo viên ít chú trọng đến
vấn đề phát huy tính tự học của học sinh, ít khi đặt ra vấn đề mang tính chất tìm
tòi cho học sinh phát triển năng lực tư duy, tự học và tư nghiên cứu. Thực trạng
dạy học Công nghệ 10 ở trung học phổ thông phần lớn vẫn còn trong tình trạng
chung như trên. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học Công nghệ 10 nhằm
phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ động của HS là cấp bách và cần


thiết.
Hình ảnh, sơ đồ, hay thực tiễn cuộc sống là hệ thống cung cấp nguồn kiến
thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nghiên cứu dựa trên hình
thức quan sát các nguồn ấy vừa làm nhiệm vụ cung cấp, định hướng tri thức vừa
là phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, cách khai thác tri
thức. Đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp thu


được kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm vững phương pháp học
tập, tạo hứng thú cho học sinh.
Nước ta là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển, ngành chăn nuôi
và thủy sản chiếm một vị trí không nhỏ trong cơ cấu GDP của cả nước, không
chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn mang lại giá trị xuất khẩu lớn.
Với một lợi thế như vậy, việc tạo điều kiện để học sinh THPT được tìm hiểu các
kiến thức chuyên môn là hết sức thuận lợi, sau khi học xong chương trình THPT
các em có thể tự tạo dựng cho mình một cơ hội việc làm và tự làm chủ bản thân.
Xuất phát từ vấn đề đó, nhằm giúp các em hiểu hơn và thích thú với môn
học này nên chúng tôi chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy
học phần chăn nuôi thủy sản đại cương_công nghệ 10”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học phần chăn
nuôi thủy sản đại cương_công Nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực hoạt
động nhận thức của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp quan sát trong
dạy học phần chăn nuôi thủy sản đại cương.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tổ chức cho giáo viên và học sinh sử dụng phương pháp
quan sát trong dạy và học phần chăn nuôi thủy sản đại cương nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh.

5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung chương trình môn công nghệ lớp 10, chương 2: Chăn nuôi thủy
sản đại cương
- Áp dụng phương pháp quan sát trong chương chăn nuôi_thủy sản đại
cương, trong đó có quan sát hình ảnh, sơ đồ, phim và liên hệ thực tế ở địa
phương.
6. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu chủ trương, đường lối, tài liệu và các công trình nghiên cứu
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 ( Chương
chăn nuôi thủy sản đại cương).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử
dụng phương pháp nghiên cứu thực tiển trong dạy học phần chăn nuôi thủy sản
đại cương theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.


B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều
nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động
hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết và phát huy
tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực
của người dạy.
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay
đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều
“đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm

hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể
hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác
tích cực giữa người dạy và người học. Dạy và học tích cực là điều kiện tốt
khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh
vào quá trình học tập.
Theo một số nhà phương pháp học thì phương pháp giảng dạy được gọi là
tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:
- Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có.
- Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học
- Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động
- Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối
tương tác trong quá trình học.
- Thể hiện được kết quả mong đợi của người học.
1.2.2. Phương pháp quan sát thực tiễn
1.2.2.1. Khái niệm, phân loại
* Khái niệm
Quan Sát được học sinh sử dụng khi giáo viên trình bày phương tiện trực
quan, phương tiện dạy học hoặc khi học sinh tiến hành làm việc trong phòng thí
nghiệm.
-Phương pháp quan sát là gì? Phương pháp quan sát là phương pháp dạy
HS cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp có mục đích các sự vật, hiện
tượng diễn ra trong tự nhiên và cuộc sống mà không có sự can thiệp vào quá
trình diễn biến của sự vật hiện tượng đó. (Tai: nghe; Mũi: ngửi; Mắt: nhìn; Tay:
sờ…)


Là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm
thông qua các tri giác như nghe nhìn… để thu nhận các thông tin từ thực tế xã
hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp quan sát (PPQS) được dùng cho mọi lĩnh vực nghiên cứu của

KHXH, kể cả một số lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật.
- Khoa học xã hội: Quan sát các động tác lao động của người công nhân,
quan sát không khí học tập, quan sát các nút giao thông, quan sát tiếp thị...
- Khọc học tự nhiên: quan sát sự phát triển của một loại cây, quan sát diễn
biến và kết quả thí nghiệm....
- Khoa học kĩ thuật: quan sát kết quả xử lí ở các ruộng lúa, vừa quả, quan
sát vận hành máy móc....
Trong khoa học sư phạm, PPQS tỏ ra có hiệu quả rõ rệt bởi vì những ý đồ
sư phạm, hiệu quả sư phạm được biểu hiện rất rõ nét trong nhà trường. Hơn nữa,
việc tổ chức quan sát không gặp nhiều khó khăn, mỗi trường học, bản thân đã là
một môi trường sẵn có cho người làm công tác giáo dục đến làm việc.
Vậy: Quan sát là sự tri giác có chủ định, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi
tiến hành và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát. Quan sát là hình thức
cảm tính tích cực nhằm thu thập những sự kiện, hình thành những biểu tượng
ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh. Quan sát gắn liền với tư duy.
Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục
trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho ta những tài liệu sống về
thực tiễn giáo dục để có thể khái quát nên những qui luật nhằm chỉ đạo tổ chức
quá trình giáo dục được tốt hơn.
* Phân loại:
+ Căn cứ vào cách thức quan sát có thể chia thành quan sát trực tiếp và
quan sát gián tiếp.
+ Căn cứ và thời gian quan sát có thể phân chia thành quan sát ngắn hạn,
quan sát dài hạn.
+ Căn cứ vào phạm vi quan sát có thể phân ra quan sát toàn diện và quan
sát khía cạnh.
+ Căn cứ vào mức độ tổ chức quan sát có thể phân chia thành quan sát tự
nhiên và quan sát có bố trí, sắp xếp.
1.2.2.2. Bản chất và đặc điểm
* Bản chất:

- Để học sinh quan sát có hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm
vụ quan sát, hướng dẫn quan sát, cách ghi chép những điều quan sát được. Từ đó
học sinh có thể rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái quát và biểu đạt
những kết luận đó dưới dạng văn nói hoặc văn viết một cách rõ ràng, chính xác.
- Bảo đảm cho tất cả học sinh quan sát sự vật, hiện tượng rõ ràng, đầy đủ,
nếu có thể thì phân phát các vật thật cho họ. Để các đồ dùng trực quan dễ quan


sát cần dùng các thiết bị có kích thước đủ lớn, bố trí thiết bị ở nơi cao, chú ý tới
ánh sáng, tới những quy luật cảm giác, tri giác.
- Chỉ sử dụng những phương tiện dạy học khi cần thiết. Sau khi sử dụng
xong nên cất ngay đi để tránh làm mất sự tập trung chú ý của học sinh.
- Đảm bảo phát triển năng lực quan sát chính xác của học sinh.
-Bản chất của phương pháp thu nhận thông tin, phát hiện vấn đề từ trong
thực tiễn quá trình giáo dục.
-Kiểm chứng các lí thuyết về giáo dục loại kết quả của phương pháp thực
nghiệm sư phạm.
-Mở đầu cho một phương pháp nghiên cứu khoa học khác.
* Đặc điểm:
- Các hoạt động sư phạm là rất phức tạp nên người quan sát phải hết sức
tập trung và trung thành với phiếu quan sát.
- Kết quả quan sát có thể bị chi phối bởi chủ thể như: tình trạng sức khỏe,
tình cảm, tính chủ quan hoặc những ảo giác về tâm lí khi làm việc căng thẳng.
1.2.2.3. Quy trình thực hiện
Các bước trong phương pháp quan sát:
- Quan sát để thu thập thông tin
- Xử lí thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận
- Thông báo, mô tả kết quả quan sát
* Xác định rõ mục đích quan sát:
Việc xác định mục đích rõ ràng sẽ làm cho người lập phiếu quan sát cũng

như người đi quan sát tập trung hơn vào các nội dung quan sát. Nghĩa là cần trả
lời câu hỏi: Quan sát để làm gì?
* Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát:
Câu trả lời tiếp câu hỏi: quan sát cái gì, quan sát như thế nào và bằng cái gì.
Nếu mục đích quan sát rõ ràng thì nội dung quan sát sẽ dễ dàng được ấn định.
Nội dung quan sát thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng quan sát (mẫu quan sát),
số lượng mẫu, định thời điểm quan sát và độ dài thời gian quan sát. Căn cứ vào
qui mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết định phương pháp, phương
tiện quan sát.
*Chuẩn bị cho người đi quan sát:
a. Lập phiếu quan sát:
Ðể việc quan sát được chủ động và thống nhất giữa các lần quan sát hoặc
giữa những cộng tác viên quan sát, chủ đề tài phải thiết kế bảng yêu cầu các nội
dung cụ thể khi đi quan sát. Bảng này gọi là phiếu quan sát. Phiếu quan sát được
cấu trúc thành 3 phần:


- Phần thủ tục: Ðối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát, người quan sát.
- Phần nội dung: Ðây là phần quan trọng nhất của phương pháp, nó quyết
định sự thành công của đề tài nghiên cứu. Có thể gọi đây là phần yêu cầu ghi
chép, thu hình cụ thể khi đi làm việc. Vì vậy các yêu cầu phải thật cụ thể, sao
cho người đi quan sát có thể đo, đếm, ghi được bằng số bằng chữ có hoặc không
(không mang tính chất nhận định cá nhân).
- Phần bổ sung bằng câu hỏi phỏng vấn: Phần này do chủ đề tài quyết định
để có thể xác minh, làm rõ hơn một số thông tin có thể chưa được rõ khi quan
sát). Mọi câu hỏi phải được ghi trước và yêu cầu người quan sát chỉ hỏi theo các
câu ấy.
b. Kiểm tra phương tiện quan sát.
Phương tiện quan sát bao gồm các phương tiện ghi chép như bút các loại,
phiếu quan sát…, phương tiện hỗ trợ quan sát là máy tính, máy chiếu, tranh ảnh,

sơ đồ, phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm, vườn thực nghiệm… các
phương tiện phải đầy đủ phù hợp với từng nội dung quan sát.
c. Tập huấn cộng tác viên:
Tập huấn về phương pháp và nội dung.
*Tiến hành quan sát:
Khi tập huấn xong, người quan sát chỉ cần làm theo mọi yêu cầu trong
phiếu quan sát. Cần chú ý ghi nhận đầy đủ và trung thực.
* Xử lí:
Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu, phân tích để đi đến một nhận
định khoa học.
1.2.2.4. Ưu điểm, hạn chế.
*Ưu điểm
Điểm mạnh của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự
thể hiện của cá nhân được quan sát, qua đó giúp học sinh nhớ lâu, hiểu bài
nhanh, từ đó hình thành nên những nhận thức mới mẻ về cuộc sống.
*Hạn chế
Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu ở hiện tại, quá khứ và tương lai thì không
thể quan sát được.
1.2.3. Phương tiện quan sát
Phương tiện để quan sát chủ yếu là tri giác trực tiếp. Nếu có khả năng có
thể dùng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ để tài liệu quan sát được xem xét kĩ hơn
(máy chụp hình, quay phim, thu âm...).
1.2.2.4. Một số lưu ý
- Khi quan sát, đối tượng được quan sát có thể được báo trước hoặc không,
tùy người chủ đề tài và nội dung quan sát.
- Tránh thời điểm không thuận tiện cho tâm lí, sức khỏe người quan sát.
- Tuyệt đối không ghi nhận được có tính chất cá nhân và phiếu quan sát.


1.3.4. Ứng dụng

-Dùng trong dạy học trên lớp với các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh,
phim, sách giáo khoa…
- Dùng trong nghiên cứu thực tế các nội dung liên quan đến bài học.
- Dùng trong phòng thực hành thí nghiệm.
1.3.5. Các bước tiến hành
Tiến trình dạy học thực hành theo phương pháp tổ chức dạy học 4 bước
như sau;
* Giai đoạn chuẩn bi: Giáo viên chọn đề tài thực hành, xác định phương
án thực hành, chuẩn bị thiết bị dụng cụ, phân công vị trí thực hành, kiểm tra, sắp
xếp dụng cụ, nguyên vật liệu.
* Giai đoạn thực hiện:
Bước 1: Mở đầu bài dạy.
Mục đích chính của bước mở đầu là khơi dậy động cơ học tập đối với nội
dung học, giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ cụ thể của giáo
viên ở bước này là:
- Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
- Tạo động cơ học tập.
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của học sinh, các tiêu chuẩn về chất lượng
(kỹ thuật, mỹ thuật, thời gian thực hiện, …)
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của học sinh.
Bước 2: Giáo viên trình diễn mẫu.
Mục đích của bước này là giáo viên trình diễn kết hợp với giải thích để học
sinh quan sát và tiếp thu. Do đó giáo viên cần chú ý:
- Phải sắp xếp sao cho toàn lớp có thể quan sát được.
- Thực hiện trình diễn với tốc độ vừa phải, tránh cùng lúc diễn trình nhiều
thao tác.
- Cần kết hợp giảng giải cùng lúc với trình diễn.
- Thỉnh thoảng giáo viên đặt các câu hỏi để thúc đẩy học sinh suy nghĩ, thu
hút sự chú ý của họ vào những điểm trọng tâm.
- Nhấn mạnh những điểm chính, những điểm khóa của thao tác.

- Lặp đi lặp lại vài lần, nếu cần thiết có thể kiểm tra sự tiếp thu của học
sinh.
Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích.
Mục đích của bước này là tạo cơ hội cho học sinh triển khai sự tiếp thu
thành hoạt động chân tay ở giai đoạn đầu tiên có sự giúp đỡ, kiểm tra của giáo
viên. Nội dung của bước này là:
- Học sinh nêu lại và giải thích được các bước.
- Học sinh lặp lại các thao, động tác.
- Giáo viên kiểm tra, điều chỉnh lại các thao tác cho học sinh.


Bước 4: Luyện tập độc lập.
Mục đích của bước này là học sinh luyện tập kỹ năng. Nội dung của bước
này bao gồm:
- Học sinh luyện tập;
- Giáo viên quan sát, kiểm tra giúp đỡ học sinh.
Ở bước này, tùy thuộc vào điều kiện về cơ sở vật chất, tính chất của bài học
giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tiến hành thực hành theo cá nhân hoặc
theo nhóm/ tổ; giáo viên tiếp tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn
điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh
đưa ra trong quá trình thực hành.
* Giai đoạn kết thúc:
Khi kết thúc bài thực hành, giáo viên phân tích kết quả thực hiện so với
mục đích yêu cầu; giải đáp các thắc mắc và lưu ý những sai sót mà học sinh
mắc phải; củng cố kiến thức, kỹ năng thông qua nội dung thực hành; học sinh
thu dọn, hoàn trả dụng cụ, làm vệ sinh phòng, xưởng.
1.3.6. Yếu tố ảnh hưởng
- Điều kiện để quan sát.
- Đối tượng quan sát.
- Phương tiện quan sát.

- Phương tiện di chuyển tới các địa điểm cần quan sát.
1.3.7. Những trường hợp nên và không nên sử dụng
- Thường sử dụng cho việc đi thực tế trong dạy học, nội dung nghiên cứu ở
nhà, ở địa phương.
- Sử dụng ở tiết dạy học trong lớp học có sự phối hợp với các phương pháp
dạy học khác nhau.
- Sử dụng ở tiết dạy thực hành ở các môn học.
1.3. Đặc điểm phần chăn nuôi, thủy sản đại cương
1.3.1. Nội dung chương trình
Môn công nghệ lớp 10 có nội dung chương trình tương đối dài và rộng so
với qũy thời gian: 37 tuần học với 52 tiết, đối với phân phối chương trình hiện
nay. Riêng chương 2 chăn nuôi thủy sản đại cương gồm những nội dung sau:
Tiết
Bài
Tên bài dạy
Hướng dẫn điều
chỉnh
HỌC KÌ I
Phần I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Chương II: CHĂN NUÔI – THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG
1
1
Bài mở đầu
Không dạy mục I:
Quy luật sinh trưởng, phát dục của
2 22
Khái niệm về sự sinh
vật nuôi
trưởng và phát dục



3 23
4 24
5 25
6 26
7 27

10

8 28
9 29
30,
32

11
12
13

31

14

34

15

35

16


36

17
18

33

Chọn lọc giống vật nuôi
TH: Quan sát, nhận dạng ngoại
hình giống vật nuôi
Các phương pháp nhân giống vật
nuôi và thuỷ sản
Sản xuất giống trong chăn nuôi và
thuỷ sản
Ứng dụng công nghệ tế bào trong công
tác giống
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
TH: Phối hợp khẩu phần ăn cho
vật nuôi.
Hoặc: Sản xuất thức ăn hổn hợp
nuôi cá
Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản
Kiểm tra 1 tiết
Ứng dụng công nghệ vi sinh để
sản xuất thức ăn chăn nuôi
Tạo môi trường sống cho vật nuôi và
thuỷ sản
Điều kiện phát sinh và phát triển
bệnh ở vật nuôi

TH: Quan sát triệu chứng, bệnh
tích của gà mắc bệnh Niu cát xơn và cá
trắm cỏ bịbệnh xuất huyết
Ôn tập học kì I
Kiểm tra học kì I

1.3.2. Những yêu cầu đặt ra trong chương này
Mục tiêu đặt ra là:
- Về kiến thức: Học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản, phổ thông, cần
thiết trong chương chăn nuôi thủy sản đại cương để tiếp tục hình thành, phát
triển tư duy kĩ thuật và năng lực sáng tạo trong quá trình công tác sau này.
- Về kĩ năng: Học sinh tiếp tục hình thành và phát triển một số kĩ năng thực
hành kỹ thuật cơ bản, cần thiết cho cuộc sống: chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy
sản… Hình thành thế giới quan khoa học và nhân cách, định hướng và hướng
nghiệp trên cơ sở kiến thức đã được học.
- Về thái độ: Tạo được sự hứng thú và khả năng sáng tạo kỹ thuật, thói
quen lao động theo kế hoạch và tuân thủ quy trình công nghệ, rèn luyện và hình
thành các tác phong công nghệ sau khi tốt nghiệp THPT.


Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Thực trạng dạy học công nghệ 10 ở trường THPT
2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Trong kế hoạch dạy học công nghệ ở trường THCS môn công nghệ chiếm
tỷ lệ thời gian không nhỏ, tuy nhiên do nhận thức của các cấp về vị trí môn học
chưa đúng mức, do hạn chế của điều kiện thực hiện cũng như quy định về đánh
giá nên môn học chưa được coi trọng và quan tâm thích đáng .
Chương trình công nghệ cũng còn một số nhược điểm như nội dung
chương trình còn mang nặng tính kỷ thuật chuyên ngành, chưa thể hiện rõ quan
điểm giáo dục kỷ thuật cho học sinh ,nhiều nội dung còn trùng lặp với các môn

khoa hoc khác như: Sinh học, vật lý, địa lý…
Đội ngủ giáo viên Công nghệ THPT còn thiếu và phần lớn giáo viên kiêm
nghiệm không được đào tạo về chuyên môn. Giáo viên hiện nay có thói quen sử
dụng các phương pháp dạy học cổ truyền thầy giảng, trò nghe, ghi, tái hiện là
chính nên các bài dạy công nghệ thường nặng lý thuyết mà ít thực hành. Mặc
khác phần lớn giáo viên công nghệ chưa được bồi dưỡng thường xuyên về
chuyên môn nên rất khó nâng cao chất lượng dạy học.
Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, tỷ lệ
thực hành khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất. Nhưng trên thực tế hiện
nay ,cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn rất thiếu và nghèo nàn ,phần lớn
các giờ học giáo viên phải dạy chay hoặc cắt bỏ những nội dung cần tới phương
tiện dạy học kỷ thuật. Do không có ý thức hoặc không có thói quen sử dụng các
phương tiện dạy học kỹ thuật hỗ trợ nên nhiều trường tuy có thiết bị kỹ thuật
nhưng không phát huy hết tác dụng trong quá trình dạy học.
Công nghệ, đa phần đối với học sinh chỉ là một môn học phụ,học đối phó
thiếu hào hứng nên hiệu quả học tập chưa cao.Mặt khác học sinh đang quen với
phương pháp học thụ động ,chưa tích cực chủ động trong việc tìm hiểu bài ,phát
biểu xây dựng bài.
Đội ngũ giáo viên Công nghệ THPT còn thiếu và phần lớn giáo viên kiêm
nghiệm không được đào tạo về chuyên môn. Giáo viên hiện nay có thói quen sử
dụng các phương pháp dạy học cổ truyền thầy giảng, trò nghe, ghi, tái hiện là


chính nên các bài dạy công nghệ thường nặng lý thuyết mà ít thực hành. Mặt
khác phần lớn giáo viên công nghệ chưa được bồi dưỡng thường xuyên về
chuyên môn nên rất khó nâng cao chất lượng dạy học.
Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, tỷ lệ
thực hành khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất. Nhưng trên thực tế hiện
nay cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn rất thiếu và nghèo nàn, phần lớn các
giờ học giáo viên phải dạy chay hoặc cắt bỏ những nội dung cần tới phương tiện

dạy học kỹ thuật. Do không có ý thức hoặc không có thói quen sử dụng các
phương tiện dạy học kỹ thuật hỗ trợ nên nhiều trường tuy có thiết bị kỹ thuật
nhưng không phát huy hết tác dụng trong quá trình dạy học.
Nhiều giáo viên ở THPT cho rằng, môn công nghệ chỉ là môn phụ, ít được
học sinh quan tâm chú ý, bởi vậy chỉ cần học đối phó, dạy cho đủ tiết dạy nên
học sinh không hào hứng nên hiệu quả học tập chưa cao.
Cách dạy của GV chưa thật sự đổi mới về bản chất. Mặc dù hiện tượng đọc
chép đã hạn chế rất nhiều, nhưng giáo án của GV ở nhiều bộ môn chưa thể hiện
rõ dạy học theo hướng phân hóa.
GV đã cố gắng theo hướng đổi mới nhưng việc thực hiện chưa hoàn toàn,
chưa triệt để (chủ yếu còn mang tính trình diễn ở các buổi thao giảng). Còn
nhiều GV lúng túng trong việc áp dụng các PPDH tích cực sao cho phù hợp với
từng bài và từng nhóm trình độ của HS.
GV chưa thật chú trọng và còn lúng túng trong việc dạy cách học cho HS.
2.1.2. Việc học của học sinh
Nhiều học sinh xem môn Công nghệ là môn học phụ do đó các em chưa
thực sự hứng thú đối với môn học, và không để tâm đến việc học mà đi sâu vào
những môn tự nhiên hay xã hội.
Các em còn học vẹt, lười tư duy trong quá trình học tập. Mặt khác học sinh
đang quen với phương pháp học thụ động, chưa tích cực chủ động trong việc tìm
hiểu bài, phát biểu xây dựng bài.
Nhiều học sinh chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp,
chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao.
Trong quá trình học tập, học sinh đã nắm được phần lí thuyết, nhưng kết
quả kiểm tra các bài thực hành ở đầu năm học chưa cao, vì dụng cụ thực hành
cho môn Công nghệ ở các trường THPT hầu như không có.
2.2. Nguyên nhân
Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy và học môn công nghệ như hiện
nay:
- Về phái nhà trường:

+ Hiện nay các cuộc thi học sinh giỏi vẫn được quan tâm và đánh giá bởi
các môn học chính, còn môn công nghệ lớp 10 chỉ được xem là môn phụ, không


có trong các cuộc thi đó, nên Ban Giám Hiệu nhà trường ít quan tâm đến môn
học này.
+ Cán bộ quản lý chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc đổi mới
phương pháp dạy học.
+ Sư phân công giáo viên dạy môn công nghệ lớp 10 chưa đúng chuẩn, tài
liệu và phương pháp dạy học chưa được quan tâm và đáp ứng đủ cho nhu cầu
dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên không đúng chuyên môn công nghệ (giáo viên dạy môn
sinh, lý, toán…) nhưng trực tiếp giảng dạy môn công nghệ lớp 10 dẫn đến
không quan tâm đến việc nghiên cứu phương pháp dạy học môn công nghệ lớp
10, và đôi khi bị lúng túng về kiến thức.
+ Giáo viên còn nhận thức kém về việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa học sinh, hay việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy
học. Giáo viên ít tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy.
+ Một số giáo viên thấy không cần thiết trong việc đổi mới phương pháp
dạy học, cho rằng phương pháp thuyết trình vẫn phù hợp.
+ Ngoài ra, một số giáo viên ngại khó khi đổi mới phương pháp dạy học, vì
khi sử dụng phương tiện trực quan đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị
bài giảng kỹ càng, công phu hơn, tốn kém nhiều chi phí…Mặt khác, một phần là
do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn.
+ Khi sử dụng phương tiện trực quan , giáo viên mắc phải một số lỗi sau:
• Đánh giá chưa đúng hoặc đánh giá quá cao vai trò của các phương tiện
trực quan.
• Kiến thức và phương pháp giảng dạy của giáo viên trong việc sử dụng
phương tiện trực quan còn lúng túng, dẫn đến hiệu quả sử dụng phương tiện trực

quan bị giảm sút.
• Giáo viên sử dụng phương tiện trực quan: tranh ảnh, sơ đồ…không đúng
liều lượng trong giờ học làm học sinh cảm thấy nhàm chán, hoặc đôi lúc phân
tán sự chú ý của học sinh.
- Về phía học sinh:
+ Học sinh không quan tâm đến môn học này, vì cho rằng đây là môn học
phụ, không thi tốt nghiệp 12 và cũng không thi đại học, nên học sinh chỉ học
theo kiểu đối phó.
+ Nội dung môn họ đa dạng, kiên thức nhiều trong khi số tiết học/ tuần quá
ít, do vậy họ sinh khó nhớ, mau quên.
+ Nhiều học sinh chưa thích ứng với phương pháp dạy học mới do cách sử
dụng phương pháp dạy học trực quan của giáo viên sai, dẫn đến tình trạng họ
sinh cho rằng phương pháp dạy học thuyết trình vẫn tốt hơn.


Thực trạng dạy học môn công nghệ lớp 10 hiện nay còn nhiều vấn đè tồn
tại, đặc biệt là việc thiếu phương tiện dạy học, và phương pháp dạy học còn
chậm đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay. Do đó, việc đổi
mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Phương pháp
dạy học trực quan là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả dạy học
cao nhất.
2.3. Thực trạng vận dụng phương pháp quan sát vào dạy học công
nghệ 10.
2.3.1. Quan sát từ thực tiễn đời sống
Thực tiễn đời sống là bức tranh muôn màu để cho
2.3.2. Quan sát từ tranh ảnh, phim liên quan tới bài học
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng việc vận dụng
phương pháp quan sát trong dạy học môn công nghệ lớp 10
3.1. Một số giải pháp
Để khắc phục được thực trạng trên và nâng cao chất lượng và hiệu quả đào

tạo, một số biện pháp được triển khai ở các trường THPT, đó là:
- Ứng dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học và
phải vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp quan
sát. Đây không phải là phương pháp được xây dụng mới hoàn toàn mà chủ yếu
là được kế thừa và phát triển từ phương pháp dạy học truyền thống. Việc vận
dụng phương pháp dạy học này sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực sáng
tạo của người học, quá trình học không còn thụ động, học sinh không chỉ nghe
giáo viên giảng mà còn chủ động tìm đến kiến thức mới.
- Người giáo viên cần hoàn thiện nội dung chương trình môn công nghệ lớp
10 sao cho những vấn đề trong chương trình giảng dạy vừa cơ bản, vừa sát với
thực tế và đảm bảo tính hiện đại, giúp học sinh nắm rõ kiến thức và tuy duy sáng
tạo trong quá trình học
- Cần phân chia nội dung môn học thành nhiếu phần nhỏ tùy thuộc vào mục
tiêu cần đạt để áp dụng phương pháp dạy học phù hợp: phần nào dạy lý thuyết,
áp dụng phương pháp dạy học nào, phần nào cần làm thí nghiệm, phần nào cần
hướng dẫn cho học sinh tự nghiên cứu…. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của
môn học mà người giáo viên xây dựng bài giảng theo hướng tích cực hóa người
học.
- Trong quá trình dạy học cần tăng cường hoạt động của học sinh, giảm
bớt hoạt động của giáo viên: giáo viên 30-40%, còn học sinh 60-70%, để khắc


phục tình trạng thụ động, ít tham gia lĩnh hội kiến thức ở học sinh, đồng thời hạn
chế việc sử dụng phương pháp thuyết trình của giáo viên.
- Về phía nhà trường và giáo viên nên xác định rõ vị trí môn học. Từ đó,
loại bỏ tư tưởng dạy là môn học phụ không cần thiết ở học sinh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường THPT để
đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Cần phải nâng cao trình độ của giáo viên dạy môn công nghệ lớp 10, tích
cực vận động giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học, có

biện pháp khuyến khích giáo viên tham gia học thêm công nghệ thông tin để
tăng hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học trực quan, như : sử dụng mấy chiếu
projector, vận dụng công nghệ thông tin để vẽ sơ đồ tư duy, chèn các đoạn phim
hay liên quan đến bài học…tạo hứng thú cho học sinh khi học.
- Tăng cường cho học sinh làm các bài thí nghiệm, thực hành, vận dụng các
kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Trong quá trình dạy học cần phải huy động nhiều cơ quan cảm giác của
học sinh vào quá trình nhận thức vì vậy khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần vận
dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, có sự hỗ trợ của thiết bị đa phương
tiện một cách linh hoạt để làm cho nội dung bài học trở nên sinh động.
- Cần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn học. Điểm của môn học
bao gồm: điểm thái độ đối với môn học, điểm kiểm tra, điểm thi.Tránh tình
trạng chỉ tập trung vào điểm thi và điểm kiểm tra.
3.2. Một số giáo án minh họa.


Bài 23: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
Dựa vào ngoại hình để chọn lọc giống vật nuôi: 1: Ngoại hình, thể chất.
I. Mục tiêu
Sau khi học xong phần này, học sinh cần:
- Bết được cách chọn giống vật nuôi dựa trên hình dáng bề ngoài của
chúng.
- Biết phân tích các chỉ tiêu trong đánh giá vật nuôi.
II. Chuẩn bị
- SGK, SGV, Giáo án
- Phim hoặc tranh ảnh về việc chọn lọc giống vật nuôi…
- Phương tiên dạy học: máy tính, máy chiếu
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát tranh ảnh.
Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức

viên
Hoạt động 1: Tìm
I. Các chỉ tiêu cơ
hiểu các chỉ tiêu cơ bản
bản trong chọn lọc
để đánh giá chọn lọc vật
giống vật nuôi
nuôi.
1. Ngoại hình, thể
chất
* Tìm hiểu chỉ tiêu
a. Ngoại hình
ngoại hình thể chất
- K/n: Ngoại hình
trong đánh giá chọn lọc
là hình dáng bên ngoài
vật nuôi.
Giáo viên cho học
-Ngoại hình là hình của con vật, mang đặc
sinh quan sát các tranh dáng bên ngoài của con điểm đặc trưng của
về ngoại hình vật nuôi:
vật, mang đặc điểm đặc giống.
- Vai trò:
GV: Dựa vào SGK trưng của giống
+ phân biệt được
hãy cho biết ngoại hình
ví dụ:
là gì? Cho ví dụ minh
+ Lợn Duroc có giống này với giống
khác

họa.
màu lông vàng sẫm.
+ nhận định được
+ Lợn móng cái: có
mảng đen yên ngựa ở tình trạng sức khoẻ, cấu
lưng, lông đen ở phần trúc, hoạt động của các
đầu, có đám trắng ở bộ phận trong cơ thể.
+ dự đoán được khả
tráng,...
năng sản xuất của vật
.
nuôi.
GV: Ngoại hình là
b. Thể chất
một cách đơn giản để
- K/n: thể chất là chất
nhận biết giống vật nuôi
lượng bên trong cơ thể
tốt hay xấu, thường được
áp dụng với các chỉ tiêu
+ bò lấy thịt: bề vật nuôi.


về diện mạo như màu
sắc, độ mịn mượt của
lông, da, kích thước…
GV: Quan sát hình
23 SGK và cho biết
ngoại hình của bò hướng
thịt và bò hướng sữa có

những đặc điểm gì liên
quan đến hướng sản xuất
của chúng?

ngang và bề sâu cơ thể
nó đều phát triển, đầu
ngắn rộng cổ ngắn, thô,
vai rộng, đầy đặn, mông
rộng, chắc, đùi nở nang,
chân ngắn..
+ bò lấy sữa: có bầu
vú to, nú vú tròn, tĩnh
mạch vú nở rõ, phần
thân trước hơi hẹp, lưng
thẳng, da mỏng…
-Thông qua ngoại
hình, có thể phân biệt
giống này với giống
GV: Chỉ tiêu ngoại hình khác, nhận định được
có ý nghĩa gì trong chọn tình trạng sức khỏe, cấu
lọc giống vật nuôi ?
trúc của các hoạt động
bên trong cơ thể và dự
đoán được khả năng sản
xuất của vật nuôi
Cho HS quan sát
một số hình ảnh loại bò
hướng thịt và bò hướng
sữa.
GV: Em hiểu thế nào là

thể chất ?
Thể chất nói lên sức
khỏe con vật, được hình
thành bởi yếu tố di
truyền và điều kiện phát
triển cá thể của vật nuôi.
GV: Trong chăn nuôi
chúng ta cần phải làm gì
để tăng cường thể chất
cho vật nuôi?

-Thể chất là chất
lượng bên trong cơ thể
vật nuôi

- Tạo môi trường sống
tốt cho vật nuôi như xây
dựng chuồng trại rộng
rãi, thoáng mát, vệ sinh
sạch sẽ kết hợp chế độ
ăn hợp lý.
- Thể chất biểu hiện
được sức sản xuất và khả
GV: Thể chất có ý nghĩa năng thích nghi với điều
như thế nào trong chọn kiện phát triển cá thể của

- Vai trò: phản ánh sức
sản xuất và khả năng
thích nghi của con vật
với điều kiện phát triển

của cá thể.


lọc ?
GV thông báo: Thường
có 4 kiểu thể chất là thô,
thanh, săn, sổi tương ứng
với các hướng sản xuất
khác nhau. Chẳng hạn,
thể chất thô gồm những
con vật có đặc điểm da
khô, xương ít phát triển,
ít mỡ. Đối tượng vật
nuôi chủ yếu ở nhóm
này là cừu cho lông.
-Thể chất có mối
tương quan chặt chẽ với
ngoại hình, thể hiện một
cách khách quan hướng
và tính năng sản xuất
của gia súc.

vật nuôi.


Ngoại hình bò hướng sữa
1.
2.

Bò Lai ( Đực Hà Lan x cái Lai Sind)

Bò sữa Jersey

Ngoại hình bò hướng thịt
3.
4.

Santa gertrusdis :lai giữa 2 giống Shornthorn và Brahman
Brahman

5.
6.

Vịt Super M: Hướng thịt
Vịt bầu: Hướng trứng
Một số hình ảnh sử dụng cho phần giảng dạy về ngoại hình, thể chất.


BÀI 33
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI
Phần ứng dụng công nghệ công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn
nuôi.
I. Mục tiêu
- Biết được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế
biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Biết nguyên lí của việc chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi
sinh.
- Biết mô tả được quy trình sản xuất thức ăn giàu protein và vitamin từ vi
sinh vật.
- Giúp học sinh hiểu rõ nguồn thức ăn từ công nghệ vi sinh để áp dụng vào

thực tiễn.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm hiểu thực tế, hứng thú trong
việc áp dụng công nghệ vi sinh vào đời sống.
II. Chuẩn bị
- Sách giáo khoa.
- Sơ đồ sách giáo khoa, tranh, ảnh phục vụ cho nội dung bài học.
III. Phương pháp dạy học
Hoạt động 2: Ứng
II. Ứng dụng công
dụng công nghệ vi sinh
nghệ vi sinh để chế biến
để chế biến thức ăn chăn
thức ăn chăn nuôi.
nuôi
-Nguyên lí: Cấy các
-Dựa vào cơ sở
chủng nấm men hay vi
khoa học của công nghệ
khuẩn có ích vào thức ăn
+Vì khi lên men có
vi sinh vật trong chế biến thêm lượng lớn VSV với
và tạo điều kiện thuận lợi
thức ăn chăn nuôi và nội
để chúng phát triển, sản
tỉ lệ % protein và chất
dung mục II sách giáo
phẩm thu được sẽ là thức
dinh dưỡng cao.Vật nuôi
khoa.
ăn có giá trị dinh dưỡng

ăn
thức
ăn

vi
sinh
vật
+Vì sao khi lên men
cao.
sẽ
tiêu
hóa
thêm
một
giá trị dinh dưỡng của
lượng chất dinh dưỡng
thức ăn lại cao hơn?
+ Quy trình chế
lớn có giá trị sinh học
biến bột sắn giàu protein
cao.
gồm 3 bước:
+Cấy các chủng nấm
Bước 1: Chuẩn bị
men hay vi khuẩn có ích bột sắn để tạo hồ tinh
bột.
vào thức ăn và tạo điều
+Nguyên lí ứng
Bước 2: Chọn
kiện thuận lợi để chúng

dụng công nghệ vi sinh
phát triển, sản phẩm thu nguồn vi sinh vật có lợi
để chế biến thức ăn cho
được sẽ là thức ăn có giá phát triển tốt trong môi
vật nuôi
trường hồ bột sắn có


-Quan sát sơ đồ
hình 33.1:
+ Phân tích các
bước của quy trình chế
biến bột sắn giàu protein

+ Giải thích hiện
tượng protein bột sắn
tăng từ 1.7% lên 2735% ?
-Mục đích của việc
ứng dụng công nghệ vi
sinh trong chế biến thức
ăn chăn

trị dinh dưỡng cao.

thêm N, P, K vô cơ để
nấm phát triển mạnh (2737ºC) trong 2 ngày.
+Gồm 3 bước:
Bước 3: sử dụng
Bước 1: Chuẩn bị
nguồn bột sắn giàu

bột sắn để tạo hồ tinh
protein để cho vật nuôi
bột.
Bước 2: Chọn nguồn ăn kết hợp cùng các thức
ăn khác.
vi sinh vật có lợi phát
-Mục đích: Nâng
triển tốt trong môi
cao hàm lượng chất dinh
trường hồ bột sắn có
dưỡng trong thức ăn và
thêm N, P, K vô cơ để
đem lại hiệu quả kinh tế
nấm phát triển mạnh(27- cao.
37ºC) trong 2 ngày.
Bước 3: Sử dụng
nguồn bột sắn giàu
protein để cho vật nuôi
ăn kết hợp cùng các thức
ăn khác.
+ Do nấm phát triển
mạnh, protein tăng lên là
nguồn protein có nguồn
gốc từ vi sinh vật.
-Nâng cao hàm
lượng chất dinh dưỡng
trong thức ăn và đem lại
hiệu quả kinh tế cao.

-Cho ví dụ về

những phương pháp chế
-Ủ men rượu với
biến thức ăn chăn nuôi từ
cám, bột ngô, thức ăn
vi sinh vật mà em biết?
hỗn hợp…
-Ủ chua thức ăn
xanh….


Bài 24
QUAN SÁT , NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI.
I. Chuẩn bị
Tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 71.
II Quy trình thực hành
1. Quan sát hình ảnh một số giống vật nuôi về các chỉ tiêu sau:
GV: Cho học sinh các hình ảnh về một số giống vật nuôi điển hình và trả
lời các yêu cầu:
- Các đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất của giống : màu sắc lông, đầu
cổ, sừng, yếm, tai mõm, mỏ , mào, chân….
- Hình dáng tổng thể và chi tiết các bộ phận có liên quan đến sức sản xuất
của con vật( tầm vóc , thể hình, cơ bắp , bầu vú …)để dự đoán hướng sản xuất
của nó .
HS: Quan sát các hình ảnh giáo viên đưa ra và hoàn thành bảng 24: Nhận
xét đặc điểm ngoại hình các giống vật nuôi.
2 Nhận xét và trình bày kết quả
Bảng nhận xét đặc điểm ngoại hình các giống vật nuôi.
Nguồn
Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết
Hướng sản xuất

Giống
gốc
vật
nuôi
1.Bò
Giống
-Sừng ngắn, đầu thanh trán lõm. Lông -Do tầm vóc quá
vàng
nội
màu vàng có thể vàng nhạt hay sẫm. nhỏ bé nên không
Việt
Tầm vóc nhỏ, thấp ngắn, mình lép, dùng làm nền để
Nam
mông lép. Hệ cơ kém phát triển ,tỉ lệ lai tạo với các
thịt xẻ thấp ( 40 – 45% )
giống bò chuyên
dụng thịt sữa
được. Khả năng
sản xuất thấp giá
trị kinh tế thấp vì
vậy cần được cải
tạo một cách căn
bản.
2. Bò Giống
Tầm vóc to hơn bò vàng việt nam. - Lấy thịt.
Lai
nội
Màu lông vàng hay đỏ sẫm. Đầu hẹp, -Khả năng cày kéo
Sind
trán gồ tai to,yếm da ở dưới cổ và rốn tốt hơn bò vàng

(Red
rất phát triển, u vai nổi rõ ngực sâu, Việt nam.
Sindhi
mông dốc, con cái bầu vú khá phát
x

triển. Khối lượng trưởng thành 280 –
vàng


Việt
nam)
3. Bò Giống
Hà Lan nhập nội
(Holste
in
Friesia
n)

4. Bò
Lai
( HF X
Lai
Sind )
5. Lợn Giống
Móng
nội
Cái
(huyện
Móng

cái,
Quãng
Ninh)

300 kg ( con cái ) , 400- 500kg ( con
đực ) tỉ lệ thịt xẻ 50 %.
Màu lông lang trắng đen, trắng đỏ
hoặc den tuyền. Ngoại hình đẹp điển
hình của loại hình giống sữa. Bò cái
đầu thanh nhẹ, tai to, trán phẳng có
đốm trắng, sừng thanh và cong
hướng về phía trước. Cổ dài cân đối,
không có yếm. Vai lưng hông mông
thẳng, ngực sâu, 4 chân thẳng dài
khỏe, cự li chân rộng .Bầu vú phát
triển to , tĩnh mạch vú nổi rỏ . Toàn
thân phát triển dạng như hình cái
nêm ( phần sau phát triển hơn phần
trước ) .
-Có màu lông lang trắng đen . Thường
phân biệt với bò Hà lan qua đặc
điểm : có yếm và rốn phát triển.

Lợn có màu lông lang trắng đen rất
ổn định .Đầu đen, trán có đốm trắng
cổ khoang trắng kéo dài xuống bốn
chân và vùng bụng, vùng mông màu
đen, mảng đen hình yên ngựa kéo dài
xuống khoang bụng. Đường ranh giới
giữa vùng đen và trắng rộng khoảng 2

-3 cm có da đen lông trắng. Tầm vóc
trung bình, lưng hơi võng thể chất
yếu.
6. Lợn Giống
-Màu lông đốm đen trắng nên còn gọi
Ba
nội (Vị là heo bông. Khối lượng trưởng thành
Xuyên xuyên
120kg- 150 kg
tỉnh Sóc
trăng )

- Lấy sữa
Năng suất sữa bình
quân : 5000kg /
chu kỳ ( 290 - 300
ngày ) Tỉ lệ mỡ
sữa 3, 42 %.

- Nuôi lấy sữa

Chủ yếu là nuôi
làm nái nền để lai
với lợn đực ngoại
cho con lai nuôi
lấy thịt. Hướng sản
xuất: hướng mỡ

Lợn thích nghi tốt
với

các
tỉnh
miềnTây Nam Bộ,
sử dụng làm nái
nền lai kinh tế với
các giống lợn
ngoại.
7. Lợn Giống
-Lông màu trắng có ánh vàng đầu cổ -Hướng sản xuất
nhập nội hơi nhỏ và dài, mõm ngắn, mặt gãy thiên về hướng
Yoóc
(Đan
sai
tai to hướng về phía trước, mình dài nạc.
Mạch)
lưng hơi cong bụng gọn, 4 chân chắc
khỏe.
8. Lợn Giống
-Màu lông trắng đầu to vừa phải tai Hướng sản xuất


Lanđơ-rat

9.
Ri

nhập nội
(Anh)

Gà Giống

nội

10. Gà Giống
Tàu
nội
vàng
11. Gà Giống
Tam
nhập nội
hoàng

12. Gà Giống
Lương nhập nội
phượng

13. Gà
Hai lai
(Hyline
)
14. Gà
Hu bat
(Hubba
rd)
15. Vịt
Cỏ

Giống
nhập nội

Giống

nhập nội

Giống
nội

to dài rũ xuống có khi che kín mắt.
Thân dài ngực nông , mình hơi lép, 4
chân chắc chắn, phần mông rất phát
triển. Trọng lượng trưởng thành con
đực đạt 270-400kg/con, con cái 200320kg/con.
Là giống gà được nuôi rộng rãi khắp
cả nước. mào đơn hoặc nụ. Màu lông
phức tạp.Tầm vóc nhỏ, thanh gọn,
lông ép sát vào thân. Khối lượng
trưởng thành: gà mái 1,1 – 1, 6 kg ; gà
trống 1,5 – 2 kg
Màu lông vàng hay pha tạp. Mào đơn
hay hạt đậu. Chân có lông ở bàn có
khi ở ngón. Khối lượng trưởng thành:
trống 3 kg , mái 2 kg .
Có màu lông vàng tươi hoặc có vài
chấm đen ở vùng lông cổ và lông
đuôi. Thể hình kiêm dụng thit trứng,
cơ ngực khá phát triển. Chân thấp
màu vàng, mào đơn lá tai vàng.
Màu lông đa dạng pha tạp có đốm
đen hay nâu, mào cờ thể hình hướng
kiêm dụng thịt trứng. Trọng lượng cơ
thể tăng khá nhanh, 10 tuần tuổi đạt
1,8 - 1,9 kg/con.

Là giống gà có nguồn gốc từ Mỹ. Màu
lông trắng và đỏ, Phân biệt trống mái
qua màu lông. Khối lượng 18 tuần
tuổi:1,3 – 1, 4 kg.
Màu lông trắng. Thể hình hướng thịt,
mào đơn, đứng. Khối lượng 24 tuần
tuổi: mái 2 – 2, 2 kg , trống 2,6 – 2, 8
kg.
Đầu thanh cổ dài, mắt sáng tinh
nhanh. Mỏ dài dẹt, con cái mỏ màu
vàng con đực màu xanh lá cây nhạt
hoặc vàng. Vịt có nhiều màu lông
khác nhau, màu cánh sẻ sẫm chiếm
đại đa số. Ngoài ra còn có màu trắng

hướng nạc.

Nuôi lấy thịt và
trứng. Năng suất
trứng 70 – 100
quả/mái/
năm
khối lượng trứng
45- 50 g.
Nuôi lấy thịt và
trứng.

Nuôi lấy thịt và
trứng. Đẻ 130- 155
quả / mái / năm

Nuôi lấy thịt và
trứng. Gà đẻ 175
quả/mái/năm, tỷ
lệ nở 80-85%,
trọng
lượng
45g/quả, thời gian
khai thác 52 tuần.
Nuôi lấy trứng.
Năng suất trứng
250- 260 quả / mái
/ năm.
Nuôi lấy thị và
trứng.

Nuôi lấy trứng.
Năng suất trứng
160 – 220 quả
trên/ năm.


16. Vịt Giống
Bầu
nội

17. Vịt Giống
Ka ki nhập nội
(Khaki
Campb
ell)


18. Vịt Giống
Siêu
nhập nội
thịt
(CV
Super
M)

tuyền, màu cánh sẻ nhạt hoặc xám
đá. Tầm vóc nhỏ bé, khả năng sản
xuất thịt thấp.
Vịt bầu có đầu hơi to cổ dài trung
bình, mỏ màu vàng, con đực mỏ màu
xanh lá cây , lông cổ màu xanh biếc.
Mình dài rộng bụng sâu. Đùi to và dài
trung bình chân vàng mọt số có đốm
nâu đen.
Vịt ka ki có màu lông như màu đồng
bị ôxi hóa, lông mịn mượt bóng Vịt
đực có màu lông sẫm hơn lông cổ và
đầu màu xanh biếc. Mỏ và chân màu
vàng da cam sẫm. Tầm vóc nhỏ vừa
phải, đuôi ngắn, nhỏ hơi vễnh lên.
Mình dài vừa phải, dáng thanh hoạt
động nhanh nhẹn, ham kiếm mồi, có
thể nuôi nhốt hay chăn thả
Vịt có màu lông trắng tuyền , mỏ và
chân màu da cam. Thân hình chữ
nhật, ngực sâu đầu to, cổ dài.


III. Đánh giá kết quả
Gv nhận xét và bổ sung kết quả của học sinh.

Hướng thịt.
Vịt nuôi 60 ngày
tuổi đạt 1,6 – 1,8
kg.
.

Hướng
trứng.
Năng suất trứng
bình quân từ 280
– 320 quả / mái /
năm. Khối lượng
trứng 65- 75 g.

Hướng thịt. Vịt
thương phẩm 47
ngày tuổi đạt 3,07
kg , 52 ngày đạt
3,24 kg , tiêu tốn
thức ăn : 2,8 kg /
kg tăng khối lượng
cơ thể.


Bò vàng Việt Nam


Bò lai Sind

Bò Hà Lan

Bò lai (bò Hà Lan x Lai Sind)

Lợn Móng Cái

Lợn Ba Xuyên

Lợn Yorkshire

Lợn landrace

Gà Ri

Gà Tàu vàng


×