Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.31 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ LOAN

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ LOAN

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lê Văn Đăng

Sơn La, năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa
học của Thạc sĩ Lê Văn Đăng – Giảng viên Khoa Tiểu học - Mầm Non, trường
Đại học Tây Bắc. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo,
Thạc sĩ Lê Văn Đăng - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình
cho em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng KHCN và QHQT, các
thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, Trung tâm thông tin Thư viện
trường Đại học Tây Bắc và tập thể lớp K52B ĐHGD Tiểu học.
Đồng thời chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu,các thầy - cô
giáo, các em học sinh khối 3 Trường Tiểu học Phong Vân - huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Với nội dung đề tài này chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của thầy cô và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Loan


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. GDMT: Giáo dục môi trƣờng
2. BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
3. MT: Môi trƣờng
4. TNXH: Tự nhiên xã hội
5. NXB: Nhà xuất bản
6. NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục
7. GV: Giáo viên
8. HS: Học sinh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 4
6. Phạm vi, đối tƣợng, khách thể nghiên cứu của đề tài ....................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài .................................................................. 4
8. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5
9. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT QUA MÔN TNXH ........................... 6
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................... 6
1.1.1. Một số vấn đề về GDMT ............................................................................ 6
1.1.1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 6
1.1.1.2. Giáo dục môi trƣờng trong trƣờng tiểu học ............................................. 8
1.1.2. Hoạt động ngoại khoá ở trƣờng tiểu học................................................... 11
1.1.2.1 Khái niệm ................................................................................................ 11
1.1.2.2 Vai trò của các hoạt động ngoại khoá trong nhà trƣờng tiểu học ........... 12
1.1.2.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá GDMT ......................................... 12
1.1.3. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. ........................................... 13
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 14
1.2.1. Nhận thức và hành vi của học sinh tiểu học về môi trƣờng và bảo vệ môi
trƣờng .................................................................................................................. 14
1.2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH trong
nhà trƣờng tiểu học.............................................................................................. 17
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 22
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TNXH LỚP 3 ...................................... 23
2.1. Các nguyên tắc của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT ................. 23


2.1.1. Nguyên tắc tự nguyện ............................................................................... 23
2.1.2. Nguyên tắc hấp dẫn ................................................................................... 23
2.1.3. Nguyên tắc bổ trợ chính khoá ................................................................... 24
2.2. Khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3.
............................................................................................................................. 24
2.3. Các hình thức hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH........................... 26
2.3.1. Phân loại các hình thức hoạt động ngoại khoá GDMT ............................. 26
2.3.2. Quy trình tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH .... 28
2.3.3. Thiết kế một số hình thức tổ chức ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3 . 29
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 42
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 44
3.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sƣ phạm .............................................. 44
3.2. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm.............................................................. 44
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................. 44
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 44
3.2.3. Thời gian thực nghiệm .............................................................................. 44
3.2.4. Phƣơng pháp tiến hành và đánh giá thực nghiệm ..................................... 44
3.2.4.1. Phƣơng pháp tiến hành ........................................................................... 44
3.2.4.2. Phƣơng pháp đánh giá ............................................................................ 44
3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả .................................................... 46
3.3.1. Kết quả kiểm tra kiến thức ........................................................................ 46
3.3.2. Kết quả kiểm tra thái độ ............................................................................ 47
3. Kết quả kiểm tra hành vi ................................................................................. 48
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 51
1. Kết luận ........................................................................................................... 51

2. Một số kiến nghị .............................................................................................. 51
2.1. Đối với công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn .............................................. 51
2.2. Đối với giáo viên tiểu học ............................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề môi trƣờng trong mấy thập kỉ gần đây đã nổi lên nhƣ một trong
những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Cùng với sự phát triển kinh tế ồ
ạt, dƣới tác động của khoa học - kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh, con
ngƣời đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi
trƣờng, gây nên những tác động nặng nề đến môi trƣờng trên nhiều phƣơng
diện. Có thể nói, môi trƣờng ngày nay đang thực sự lâm vào khủng hoảng với
quy mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp ảnh hƣởng tới cuộc sống hiện
tại và sự tồn vong của xã hội loài ngƣời trong tƣơng lai.
Ở Việt nam, vấn đề môi trƣờng cũng đang đứng trƣớc những thách thức
nghiêm trọng đòi hỏi cần phải có sự hợp tác rộng rãi trên nhiều phƣơng diện
của tất cả các tổ chức, cá nhân và của cả cộng đồng để bảo vệ môi trƣờng cái nôi sinh thành của nhân loại.
Từ hàng chục năm nay, ngƣời ta bằng cách này hay cách khác, bằng con
đƣờng này hay con đƣờng khác, đã cố gắng bảo vệ môi trƣờng, song kết quả còn
nhiều hạn chế. Có lẽ, chính thực trạng môi trƣờng hiện nay buộc chúng ta phải có
nhiều cách làm mới, nghĩa là chúng ta không thể chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ môi
trƣờng về mặt kĩ thuật mà phải đặt ra vấn đề đạo lí, ý thức trách nhiệm và tình cảm
vì môi trƣờng, bởi vì ý thức và tình cảm vì môi trƣờng sẽ giúp con ngƣời tự giác,
tích cực bảo vệ môi trƣờng bằng mọi cách, coi đó là đạo lí, là lƣơng tâm của mình.
Để đạt đƣợc điều này, chúng ta phải thực hiện hàng loạt các biện pháp phức tạp,
trong đó, GDMT đƣợc coi là biện pháp có hiệu quả nhất.
GDMT có thể đƣợc tiến hành thông qua nhiều cấp học khác nhau, song
GDMT ở trƣờng tiểu học chiếm vị trí đặc biệt bởi vì trƣờng tiểu học là nơi đào

tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Họ cần phải đƣợc giáo
dục một cách có hệ thống về tƣ tƣởng, thái độ, tình cảm, ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trƣờng. GDMT cho học sinh tiểu học vừa đạt lợi ích trƣớc mắt, vừa
có lợi ích lâu dài, và vì vậy mà việc làm này đƣợc xem là có tác dụng rộng lớn,
sâu sắc và lâu bền nhất.
1


Môn TNXH là môn học có rất nhiều nội dung GDMT gắn liền với tự
nhiên và xã hội đƣợc lồng ghép. Các em đƣợc học môn TNXH chính là đƣợc
học về tự nhiên, học về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày xung quanh các em.
Vì vậy, khi dạy môn TNXH, giáo viên cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, ngoại khóa để các học sinh đƣợc quan sát trực tiếp, tìm hiểu, điều
tra, thực hành trong môi trƣờng xung quanh, để làm cho môi trƣờng xung quanh
trở thành nơi các em trải nghiệm, thu thập các tƣ liệu chuẩn bị cho việc tiếp thu
bài học trên lớp hay là nơi để học sinh thực hành để củng cố và rèn luyện những
kiến thức và kĩ năng đã học.
Có thể nói rằng, nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội và các vấn đề môi
trƣờng thông qua các hoạt động ngoại khoá chính là biện pháp hiệu quả nhất để
kích thích nghiên cứu, quan sát, phân tích, suy luận và đánh giá có phê phán để
hình thành khả năng tiếp nhận thông tin và thu thập bằng chứng, giải quyết vấn
đề theo hƣớng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, những
tài liệu nghiên cứu về cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá còn chƣa
nhiều, các mẫu thiết kế các hoạt động phần lớn mới chỉ dừng lại ở mô hình lí
thuyết chung chung, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt
động, nhƣ thế sẽ không phát huy hết tác dụng của các hoạt động ngoại khoá
trong việc GDMT qua môn TNXH.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giáo dục môi
trường cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đứng trƣớc nguy cơ môi trƣờng đang biến đổi ngày càng xấu đi trên
phạm vi toàn cầu, thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng ngày càng quan
tâm hơn đến vấn đề GDMT.
Ở Việt Nam, vấn đề GDMT mới đƣợc bắt đầu từ cuộc cải cách giáo dục lần
thứ 3 với một số nội dung của sách giáo khoa đƣợc cải tiến. Đặc biệt vào năm
1986, tác giả Nguyễn Dƣợc đã đề cập đến việc GDMT trong nhà trƣờng phổ
thông, trong đó khẳng định tầm quan trọng của GDMT ở Việt Nam. Từ đó trở
đi, công tác GDMT trong nhà trƣờng phổ thông mới thực sự đƣợc chú trọng và
GDMT mới đƣợc lồng ghép vào môn TNXH trong nhà trƣờng tiểu học.
2


Đối với bậc Tiểu học, có nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý nghiên
cứu về mục tiêu, nội dung và các phƣơng pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
GDMT cho học sinh tiểu học, nhƣ: “Vị trí và bước đầu định hướng nội dung,
biện pháp GDMT ở bậc tiểu học ở Việt Nam” của tác giả Phạm Đình Thái; “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh tiểu học” của tác giả
Nguyễn Thị Vân Hƣơng.
Riêng với nội dung: GDMT qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH ở
trƣờng tiểu học, nghiên cứu về nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động ngoại
khoá GDMT qua môn TNXH, qua tìm hiểu tôi nhận thấy vấn đề này chƣa nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về hoạt
động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH vẫn còn khiêm tốn, chủ yếu đi sâu
nghiên cứu cơ sở lí luận và xây dựng các mẫu thiết kế hoạt động ở mức độ chung
chung, các giải pháp mang tính định hƣớng chung, còn thiếu những gợi ý cụ thể
cho giáo viên. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề GDMT qua môn
TNXH nhƣng chủ yếu đi sâu phân tích, xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài
học cụ thể trong các giờ học nội khoá nhƣ: “Các mẫu hoạt động GDMT dùng cho
trường tiểu học” (Dự án VIE/95/ 041, GDMT trong nhà trƣờng phổ thông Việt
Nam); “Thiết kế mẫu mô - đun giáo dục môi trường ở trường phổ thông”, (Chƣơng

trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) & DANIDA).
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu tôi nhận thấy, có rất ít công trình nghiên cứu đi
sâu tìm hiểu và xây dựng quy trình tổ chức chung cho các hoạt động ngoại khoá
qua môn TNXH. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngƣời giáo viên tiểu học khi tiến
hành các hoạt động ngoại khoá GDMT cho học sinh, hạn chế chất lƣợng GDMT
qua mỗi hoạt động ngoại khoá. Chính vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu loại hình
tổ chức dạy học này, mong sao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học
môn TNXH nói chung và việc GDMT nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa
GDMT cho học sinh qua môn TNXH.

3


- Nghiên cứu cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDMT cho học sinh
lớp 3 qua môn TNXH.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề GDMT, việc tổ chức các
hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3.
- Nghiên cứu cách tổ chức một số hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn
TNXH cho học sinh lớp 3.
- Thực nghiệm một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT để
đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá.
5. Giả thiết khoa học
Nếu thiết kế và tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn
TNXH sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng GDMT cho học sinh lớp 3.
6. Phạm vi, đối tƣợng, khách thể nghiên cứu của đề tài
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc giáo dục môi trƣờng qua các hoạt động

ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3
6.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh, giáo viên trƣờng tiểu học Phong Vân – huyện Lục Ngạn – tỉnh
Bắc Giang.
6.3. Đối tượng nghiên cứu
GDMT qua hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn TNXH lớp 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp các
phƣơng pháp sau:
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu về môi trƣờng, giáo dục môi trƣờng, các tài liệu về
tâm lí học… và các tài liệu bàn về vấn đề tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
Việc nghiên cứu cơ sở lí luận này giúp tôi có căn cứ để xác định đƣợc các khả
năng, tiêu chí lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT
qua môn TNXH lớp 3.

4


7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Tiến hành dự giờ, lập các phiếu điều tra thực trạng nhận thức và hành vi
của giáo viên và học sinh về vấn đề môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, tìm hiểu
thực trạng vấn đề tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT trong nhà trƣờng
tiểu học nhằm tìm ra những khó khăn, hạn chế của giáo viên khi tiến hành các
hoạt động ngoại khoá GDMT. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế các
hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT phù hợp với trình độ, năng lực
của giáo viên cũng nhƣ của học sinh.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Đƣợc dùng để phân tích và xử lí các kết quả thu đƣợc qua điều tra và
thực nghiệm.

7.4. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để kiểm tra tính đúng đắn của mục đích
đã đề ra, kiểm định tính khả thi và hiệu quả của các hình thức hoạt động ngoại
khoá GDMT.
8. Đóng góp của đề tài
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về GDMT và hoạt động ngoại khoá.
- Khái quát đƣợc một số vấn đề về thực trạng dạy và học các nội dung
GDMT, đặc biệt là thông qua các hoạt động ngoại khoá.
- Thống kê đƣợc những nội dung TNXH lớp 3 có thể tích hợp các hoạt
động ngoại khoá GDMT.
- Xây dựng đƣợc cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn
TNXH lớp 3.
- Thiết kế một số hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chƣơng.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá
GDMT qua môn TNXH.
Chương 2: Tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT cho học sinh tiểu học qua
môn TNXH lớp 3.
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT QUA MÔN TNXH
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề về GDMT
1.1.1.1 Các khái niệm cơ bản
a. Môi trường

Môi trƣờng là một khái niệm rộng, chỉ không gian bao quanh có mối liên hệ
qua lại với chủ thể. Khái niệm môi trƣờng đƣợc sử dụng ở nhiều mức độ khác
nhau. Ví dụ: môi trƣờng kinh doanh của xí nghiệp, môi trƣờng ngoại giao của
một nƣớc,….
Trong giáo dục môi trƣờng: Chủ thể của môi trƣờng ở đây đƣợc coi là con
ngƣời cho nên môi trƣờng là “những điều kiện để ủng hộ cho chủ thể”. Hay nói
cách khác, môi trƣờng chính là tập hợp những điều kiện ảnh hƣởng đến đời sống
con ngƣời.
Khái niệm “Môi trƣờng” đƣợc Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên hợp quốc
(UNEP) sử dụng là khái niệm do tổ chức UNESSCO đƣa ra vào năm 1981: Môi
trƣờng của con ngƣời là toàn bộ hệ thống tự nhiên và hệ thống do con ngƣời tạo
ra (các hệ sinh thái, các môi trƣờng văn hoá,…) trong đó con ngƣời sống và
bằng lao động của mình, khai thác những tài nguyên tự nhiên và nhân tạo nhằm
thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời.
Các khái niệm về MT rất phong phú và đa đạng. Tuy nhiên, trong phạm vi
đề tài này, thuật ngữ “Môi trƣờng” đƣợc hiểu theo khái niệm MT tƣơng đối rõ
ràng và đầy đủ tại Điều 1 “Luật bảo vệ Môi trƣờng” của Việt Nam ban hành
tháng 1 năm 1994 nhƣ sau: “Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên,
các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
người và thiên nhiên”.
b. Bảo vệ môi trường
F.Ănghen đã nói “Bản thân con người là sản phẩm của tự nhiên, con
người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự

6


nhiên đó”. Do đó, BVMT là yêu cầu cấp thiết của con ngƣời, cho con ngƣời và
vì con ngƣời.

Khái niệm “Bảo vệ môi trƣờng” đƣợc luật “Bảo vệ môi trƣờng” của Việt
Nam, 1993, ghi rõ : “Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ gìn cho môi
trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,
ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra
cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”
Nhƣ vậy, BVMT không hạn chế quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà
chính là đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn, đồng thời bảo vệ đƣợc chất
lƣợng cuộc sống của mỗi chúng ta. Ngƣợc lại, chúng ta phải phát triển kinh tế xã hội mà không tàn phá, huỷ hoại môi trƣờng thiên nhiên, không giảm thiểu
tiềm năng tƣơng lai, bảo vệ môi trƣờng sống và nâng cao không ngừng chất
lƣợng cuộc sống.
c. Giáo dục môi trường
Theo các tác giả nhƣ Abe (1980), Kirk (1980) thì thuật ngữ “giáo dục môi
trƣờng” (Environmental) lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1948.
Trong Luật giáo dục Môi trƣờng của Mĩ (1970), GDMT đƣợc định nghĩa
nhƣ sau: “GDMT là quá trình giúp cho người học hiểu được mối quan hệ giữa
con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh, nhận thức
được các vấn đề dân số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, kĩ thuật, phát triển đô thị
và nông thôn… có ảnh hưởng đến môi trường con người như thế nào”.
Tại hội thảo “Giáo dục môi trƣờng trong chƣơng trình của trƣờng học”
của IUCN (Hiệp hội Quốc tế về Tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên) năm 1970,
giáo dục môi trƣờng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “GDMT là một quá trình hình
thành những nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội bao quanh con người. Hơn nữa, giáo dục môi trường
cũng đòi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định và những hành động
liên quan tới chất lượng môi trường”.
Trong tài liệu của Dự án GDMT do Bộ giáo dục – Đào tạo và Chƣơng
trình Môi trƣờng của Liên hợp quốc thực hiện, giáo dục môi trƣờng đƣợc định
7



nghĩa nhƣ sau: “GDMT là một quá trình tác động thường xuyên qua đó con
người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kĩ năng,
kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động để giải quyết các vấn đề môi trường
hiện tại và tương lai, đáp ứng các yêu cầu của các thế hệ hiện tại mà không vi
phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai"
Nhƣ vậy, GDMT là một bộ phận trong việc giáo dục nhân cách con ngƣời
mới. Thực chất của GDMT là hình thành văn hoá sinh thái cho thế hệ trẻ, cụ thể
đó là: về mặt tri thức, phải từng bƣớc làm cho học sinh nắm đƣợc những tri thức
cơ sở của sinh thái học. Về niềm tin và hành vi BVMT, ở đây có nghĩa là chỉ cho
mỗi cá nhân thấy rằng mỗi việc làm của họ đều ảnh hƣởng tốt hoặc xấu đến môi
trƣờng và họ có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng cho hôm nay và
cho thế hệ mai sau bằng những hành động cụ thể. Mục đích cuối cùng của GDMT
chính là để bảo vệ môi trƣờng.
1.1.1.2. Giáo dục môi trường trong trường tiểu học
a. Vị trí, vai trò của GDMT đối với học sinh tiểu học
Từ hàng chục năm nay, chúng ta đã bằng cách này hay cách khác, bằng con
đƣờng này hay con đƣờng khác, bằng phƣơng tiện này hay phƣơng tiện khác, đã
cố gắng bảo vệ môi trƣờng, song kết quả còn nhiều hạn chế. Có lẽ, chính thực
trạng môi trƣờng hiện nay buộc chúng ta phải có nhiều cách làm mới, nghĩa là
chúng ta không thể chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ môi trƣờng về mặt kĩ thuật
mà phải đặt ra vấn đề ý thức trách nhiệm và tình cảm vì môi trƣờng, bởi ý thức
và tình cảm vì môi trƣờng sẽ giúp con ngƣời tự giác, tích cực bảo vệ môi
trƣờng bằng mọi cách. Để đạt đƣợc điều này, chúng ta phải thực hiện hàng loạt
các biện pháp, trong đó GDMT đƣợc coi là một trong các biện pháp có hiệu
quả nhất. GDMT cần thiết cho mọi thành phần trong xã hội và là cơ sở cho mọi
hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Thông qua GDMT để cung cấp cho mỗi cá nhân
một năng lực biết suy xét và xử lí thông tin dựa trên khía cạnh sinh thái, thẩm
mĩ và đạo đức. Điều quan trọng hơn, GDMT thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi
hành vi, giúp chúng ta biết quyết định và biết tham gia bảo vệ môi trƣờng một
cách tự giác và tích cực.

8


Học sinh tiểu học, lứa tuổi dễ tiếp thu những định hƣớng giá trị mới, giàu
cảm xúc, đó là một thuận lợi cơ bản để xây dựng ở các em tình yêu thiên nhiên,
trân trọng và tha thiết bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời trẻ ở lứa tuổi này có tính
tích cực cao, dễ hƣng phấn, hiếu động, nghịch ngợm, nếu không đƣợc giáo dục
về môi trƣờng một cách nghiêm túc và đầy đủ thì có thể chính các em sẽ trở
thành những kẻ phá hoại môi trƣờng một cách vô ý thức hoặc có ý thức.
Thực tế đã cho thấy GDMT cho thế hệ trẻ một cách có hiệu quả nhất là
thông qua hệ thống trƣờng học, vì trƣờng học có khả năng thực hiện chƣơng
trình học tập theo khuôn khổ chính quy, có cấu trúc và đƣợc hỗ trợ chính thức.
b. Các nguyên tắc GDMT ở trường tiểu học
Việc đƣa GDMT vào các môn văn hoá ở trƣờng học cần tuân thủ những
nguyên tắc nhất định sau:
- GDMT đƣợc lồng ghép vào tất cả các môn học nhƣng không làm thay đổi
chƣơng trình và quỹ thời gian của môn học, nhằm trang bị cho học sinh một hệ
thống kiến thức tƣơng đối đầy đủ về môi trƣờng cũng nhƣ các phƣơng pháp bảo
vệ môi trƣờng (dựa vào đặc thù của từng môn học mà đƣa nội dung GDMT vào
ở các mức độ phù hợp).
- Nội dung GDMT phải đƣợc đƣa vào chƣơng trình dạy học của toàn bộ hệ
thống giáo dục chính quy và không chính quy.
- Nội dung GDMT phải ƣu tiên khai thác tình hình môi trƣờng địa phƣơng và
của đất nƣớc cùng với những biện pháp ngăn ngừa những tác động xấu tới môi
trƣờng đó.
- Nội dung và phƣơng pháp GDMT phải phù hợp với mục tiêu dạy học của
trƣờng tiểu học và đặc điểm của học sinh theo các lứa tuổi khác nhau.
- Ở bậc tiểu học: nội dung GDMT có thể đƣợc đề cập thông qua các chủ
đề nhƣ: khí hậu, nƣớc, không khí, thực vật, tăng trƣởng dân số, con ngƣời và
động vật…

c. Mục tiêu GDMT ở trường tiểu học
Dựa trên đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức và khả năng hành động của
từng cấp học theo tiêu chuẩn quan trọng là “hành động tích cực của cá nhân và
tập thể trong việc cải thiện chất lƣợng môi trƣờng”, các nhà nghiên cứu về
9


GDMT đã đƣa ra những mục tiêu cụ thể trong GDMT mà học sinh tiểu học cần
đạt đƣợc nhƣ sau:
- Trang bị hệ thống những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trƣờng phù hợp
với độ tuổi và tâm sinh lý cho học sinh. Cụ thể:
+ Có những hiểu biết cơ bản ban đầu về tự nhiên, về môi trƣờng.
+ Nhận thức đƣợc mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa con
ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh.
- Trang bị cho học sinh những kĩ năng và hành vi tích cực đối với môi trƣờng.
+ Kĩ năng đánh giá những tác động của con ngƣời tới tự nhiên, dự đoán
đƣợc những hậu quả của những tác động đó.
+ Kĩ năng đề ra cách giải quyết đúng, những biện pháp nhằm bảo vệ và cải
thiện môi trƣờng.
+ Kĩ năng phổ biến những tƣ tƣởng và thái độ quan tâm tới môi trƣờng.
- Hình thành ý thức, thái độ quan tâm, có trách nhiệm đối với môi
trƣờng. Cụ thể:
+ Từng bƣớc bồi dƣỡng cho học sinh lòng yêu quý thiên nhiên, tình cảm
trân trọng tự nhiên, tha thiết muốn bảo vệ môi trƣờng.
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trƣờng trong sạch đối với sức khoẻ
con ngƣời, phát triển thái độ tích cực đối với môi trƣờng, không khoan nhƣợng
với thái độ và việc làm gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng.
+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi ngƣời cùng tham gia bảo vệ môi
trƣờng sống.
+ Tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo

đảm sự trong sạch của môi trƣờng sống, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên.
Nhƣ vậy, “GDMT trong nhà trƣờng phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối
cùng là: mỗi trẻ đƣợc trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền
vững của trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị
nhân cách đƣợc khắc sâu bởi một nền tảng đạo lí về môi trƣờng” (Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Dự án Quốc gia VIE/95/014. Các hƣớng dẫn chung về giáo dục môi
trƣờng dành cho ngƣời đào tạo giáo viên trƣờng Tiểu học, tr.24).
10


d. Nhiệm vụ GDMT ở trường tiểu học
Giáo dục môi trƣờng là một quá trình nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ
năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh đối với môi trƣờng,
do đó nó có nhiệm vụ:
- Làm cho học sinh hiểu biết về môi trƣờng nói chung và môi trƣờng Việt
Nam nói riêng, nhận thức rõ mối quan hệ khăng khít với sự tác động tƣơng hỗ
giữa con ngƣời với các yếu tố của môi trƣờng và tầm quan trọng của môi trƣờng
đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời.
- Trang bị cho học sinh một số biện pháp và kĩ năng bảo vệ môi trƣờng để
họ có thể thực hành các nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng.
- Trên có sở những hiểu biết, giáo dục cho học sinh ý thức quan tâm thƣờng
xuyên đến môi trƣờng, dần dần hình thành lòng yêu thiên nhiên, muốn đƣợc bảo
vệ môi trƣờng sống, các phong cảnh đẹp và cuối cùng là làm cho việc bảo vệ
môi trƣờng trở thành phong cách, nếp sống của học sinh.
1.1.2. Hoạt động ngoại khoá ở trƣờng tiểu học
1.1.2.1 Khái niệm
Hoạt động ngoại khoá đƣợc hiểu là một hình thức tổ chức học tập ngoài lớp
có tổ chức, có kế hoạch có phƣơng hƣớng xác định; không bắt buộc trong
chƣơng trình, đƣợc học sinh tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện dƣới sự điều
khiển, hƣớng dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, nâng cao những kiến

thức, kĩ năng học tập về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc học trong
chƣơng trình chính khoá.
Với cách hiểu nhƣ trên, hoạt động ngoại khoá đƣợc xem là một hình thức tổ
chức dạy học quan trọng, là một trong những con đƣờng để thực hiện đổi mới
phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng: “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi, môn học; bồi dƣỡng
phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Nhƣ vậy, việc học tập trên lớp và học tập ngoài lớp là hai bộ phận hữu cơ
hợp thành một thể thống nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục của
11


nhà trƣờng phổ thông. Các hình thức tổ chức học tập ngoại khoá phải đƣợc đặt
trong mối quan hệ biện chứng với học tập chính khoá.
1.1.2.2 Vai trò của các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường tiểu học
Các hoạt động ngoại khoá GDMT góp phần hình thành tinh thần trách
nhiệm, ý thức gắn bó với tập thể ở học sinh. Thông qua các hoạt động ngoại
khoá, học sinh sẽ hoà nhập vào môi trƣờng, vào cuộc sống tập thể một cách vui
vẻ, tự nguyện và tự tin, có hứng thú học tập và có lòng yêu thiên nhiên, yêu quê
hƣơng, đất nƣớc. Đó là những tiền đề quan trọng để rèn luyện các em trở thành
những con ngƣời lao động mới, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
Đặc biệt, trong quá trình tham gia ngoại khoá GDMT, tính độc lập và sáng
tạo của học sinh đƣợc phát huy, các kĩ năng làm việc độc lập hay tập thể đƣợc rèn
luyện. Nhƣ vậy, hoạt động ngoại khoá sẽ phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ
động và sáng tạo của học sinh, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tế để các em có thể tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trƣờng ở địa phƣơng.
Với vai trò to lớn nhƣ trên, nếu ngƣời giáo viên tổ chức tốt đƣợc các hoạt
động ngoại khoá GDMT cho học sinh thì có thể tạo nên chiếc cầu nối, sự liên

kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, giữa những kiến thức GDMT trong sách
vở với những hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trƣờng trong đời sống xã hội. Nhƣ
vậy, hoạt động ngoại khóa là một hình thức dạy học mang tính tích hợp cao, có
tác dụng phát triển ở học sinh không chỉ kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng,
phát triển thái độ và hành vi tích cực đối với môi trƣờng.
1.1.2.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá GDMT
Hoạt động ngoại khoá GDMT đƣợc phân biệt với các hình thức tổ chức dạy
học khác dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau:
- Là hoạt động ngoài giờ lên lớp, không đƣợc quy định trong chƣơng trình
chính khoá.
- Là hoạt động tự nguyện cá nhân hay một nhóm học sinh có cùng hứng
thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập, không
phân biệt học sinh giỏi hay yếu kém.

12


- Giáo viên không trực tiếp tham gia cùng học sinh mà là ngƣời hƣớng dẫn,
tổ chức, tƣ vấn hay chỉ đạo, điều khiển các buổi hoạt động ngoại khoá này.
- Nội dung hoạt động ngoại khoá thƣờng liên quan tới nội dung đã đƣợc
học tập trên lớp, phù hợp với hoàn cảnh từng địa phƣơng và đặc điểm của đối
tƣợng tham gia.
- Không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá của học
sinh bằng điểm số mà đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
+ Sản phẩm của buổi hoạt động ngoại khoá.
+ Tính tích cực và tự lực sáng tạo của học sinh.
Những kết quả này phải đƣợc tiến hành công khai, cho học sinh có cơ hội
tự đánh giá mình, đánh giá bạn. Giáo viên tuy không cho điểm nhƣng cần có
hình thức động viên, khích lệ kịp thời nhƣ biểu dƣơng, tặng phần thƣởng…
1.1.3. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.

- Sau khi học xong môn TNXH lớp 3, học sinh sẽ:
+ Biết tên, chức năng và biết giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài
tiết nƣớc tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thƣờng gặp
ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nƣớc tiểu.
+ Biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại. Biết phòng tránh cháy khi ở nhà.
Biết đƣợc những hoạt động chủ yếu của nhà trƣờng và giữ an toàn khi ở trƣờng.
Biết tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế và một số hoạt động
thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại ở tỉnh (thành phố) nơi
học sinh ở. Biết một số quy tắc đối với ngƣời đi xe đạp. Biết về cuộc sống trƣớc
kia và hiện nay ở địa phƣơng và giữ vệ sinh môi trƣờng.
+ Biết đƣợc sự đa dạng, phong phú của thực vật và động vật; chức năng của
thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con ngƣời. Biết
vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con ngƣời; vị trí và sự
chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; sự chuyển động của Mặt Trăng
quanh Trái Đất; hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất; biết ngày đêm, năm
tháng, các mùa.

13


- Về vấn đề hình thành và phát triển những thái độ và hành vi, mục tiêu
môn TNXH chỉ rõ:
+ Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia
đình và cộng đồng.
+ Yêu thiên nhiên, gia đình, trƣờng học và quê hƣơng.
Với mục tiêu giáo dục nhƣ trên, ta nhận thấy môn TNXH, đặc biệt là môn
TNXH lớp 3 là môn học có rất nhiều nội dung GDMT gắn liền với tự nhiên và xã
hội đƣợc lồng ghép. Có thể hiểu các em đƣợc học môn TNXH chính là đƣợc học
về tự nhiên, học về cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra xung quanh các
em. Nhƣ vậy, để đạt đƣợc mục tiêu GDMT qua môn TNXH cho học sinh lớp 3,

việc dạy học kết hợp nội khoá và ngoại khoá là hết sức hiệu quả và thực sự cần
thiết nhằm phát huy đƣợc hết những ƣu điểm của nội dung chƣơng trình và đạt
đƣợc mục tiêu giáo dục đã đề ra.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Nhận thức và hành vi của học sinh tiểu học về môi trƣờng và bảo vệ
môi trƣờng
Dựa trên những phiếu điều tra tôi thu đƣợc về nhận thức và hành vi, sự
tƣơng quan giữa nhận thức và hành vi, tôi tiến hành đánh giá kết quả thu đƣợc
theo 3 vấn đề chính: Mức độ tiếp nhận những thông tin về vấn đề môi trƣờng
và bảo vệ môi trƣờng; Khả năng nhận thức về trách nhiệm và các biện pháp
bảo vệ môi trƣờng; Nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trƣờng của học
sinh tiểu học.
- Về mức độ tiếp nhận những thông tin về vấn đề môi trường và bảo vệ
môi trường:
Kết quả điều tra cho thấy: 75.19% học sinh đƣợc điều tra thƣờng xuyên
đƣợc nghe những lời nhắc nhở về BVMT. Đây là con số khá cao nói lên mức
độ quan tâm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội (các phƣơng tiện thông tin đại chúng:
đài, báo, tivi…) đối với việc giáo dục nhận thức và hành vi BVMT cho trẻ.
Tiếp đó, tôi nghiên cứu về những nguồn mà học sinh thƣờng đƣợc nghe
nhắc nhở về BVMT. “Thầy cô” và “bài học” là nguồn nhắc nhở BVMT đƣợc
14


nhiều học sinh lựa chọn nhất: 84.39% các em đƣợc nghe những lời nhắc nhở từ
thầy, cô giáo, 74.63% các em đƣợc nghe những lời nhắc nhở qua bài học giáo
viên truyền đạt. Nhƣ vậy, có thể nói, nhà trƣờng (thầy cô, bài học) là nguồn
thông tin tác động thƣờng xuyên nhất tới học sinh về MT và BVMT. Đây sẽ là
một thuận lợi rất lớn làm cơ sở cho chúng ta xây dựng một chƣơng trình hoạt
động ngoại khoá GDMT cụ thể và toàn diện trong các trƣờng tiểu học.
Kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Thị Thấn thực hiện năm 1998 cho

thấy: các phƣơng tiện thông tin đại chúng là nguồn tác động GDMT lớn nhất sau
đó mới tới nhà trƣờng, (Nguyễn Thị Thấn, 2001). Điều này chứng tỏ GDMT
đang đƣợc triển khai ngày càng mạnh mẽ hơn ở các trƣờng tiểu học. Tuy nhiên,
cũng theo tác giả Nguyễn Thị Thấn (2000) thì trong các môn học ở bậc tiểu học,
năng lực và thời gian của giáo viên mới chỉ tập trung chủ yếu vào các môn Toán
và Tiếng Việt, trong khi đó môn TNXH là môn học có tính chất liên ngành phù
hợp với nội dung GDMT thì sự quan tâm và nhiệt tình của giáo viên không cao
và trình độ của giáo viên về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Đây sẽ là một rào cản
rất lớn cho việc tiến hành các hoạt động ngoại khóa GDMT qua môn TNXH.
- Khả năng nhận thức về trách nhiệm và các biện pháp bảo vệ môi trường
của học sinh tiểu học.
Kết quả điều tra cho thấy: 89.76% học sinh đƣợc hỏi đồng ý với ý kiến:
“Học sinh tiểu học có nhiệm vụ BVMT”. Điều này chứng tỏ các em đã nhận
thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình trong việc BVMT. Bên cạnh đó các em
cũng nhận ra đƣợc khả năng của chính mình, của bạn trong việc BVMT: 89.27%
cho rằng “Học sinh tiểu học có thể làm nhiều việc để BVMT”. Tuy nhiên, chỉ có
15.12% học sinh đồng ý với ý kiến: “Học sinh tiểu học cũng có thể làm nhiều
việc phá hoại môi trƣờng”. Điều này chứng tỏ học sinh tiểu học nhận thức chƣa
thực sự sâu sắc các vấn đề môi trƣờng. Tầm nhìn của các em mới chỉ hƣớng về
các hành vi theo chiều hƣớng tốt. Có thể các em làm một việc gây ảnh hƣởng tới
môi trƣờng nhƣng chính các em không biết hoặc không hiểu hết mức độ ảnh
hƣởng xấu của nó tới môi trƣờng. Nhƣ vậy, việc GDMT cho học sinh đang đòi

15


hỏi cụ thể và sâu sắc hơn nữa. Cần GDMT cho các em trong chính môi trƣờng,
trong chính cuộc sống đang hàng ngày hàng giờ diễn ra xung quanh các em.
- Hành vi của học sinh tiểu học trong việc BVMT
Trong các nhiệm vụ GDMT cho học sinh thì nhiệm vụ giáo dục thói quen,

hành vi BVMT là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nhiệm vụ này đòi hỏi hình thành ở
học sinh tiểu học ý thức nhạy cảm và quan tâm tới môi trƣờng, tham gia tích cực
vào việc bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, biết thực hiện những hành động vừa
sức góp phần giải quyết các vấn đề môi trƣờng. Tôi đã tiến hành tìm hiểu hành
vi của học sinh tiểu học trong việc BVMT. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Đa số các em học sinh đã có hiểu biết và hành vi đúng trƣớc những việc
làm có ảnh hƣởng tốt tới môi trƣờng và những việc làm ảnh hƣởng xấu tới môi
trƣờng. Phần lớn học sinh không bao giờ làm những việc gây hại cho môi
trƣờng nhƣ: bắn chim (88.3%); bắt chim về nuôi và chăm sóc (75.1%); hái hoa
nơi công cộng (83.9%); khạc nhổ bừa bãi (84%).
Tuy nhiên, với những việc làm nhƣ: “tƣới nƣớc cho cây” hay “trồng cây” là
những hoạt động đƣợc các em ý thức rất rõ đó là hành động bảo vệ môi trƣờng
nhƣng khi đƣợc hỏi: “Em có thƣờng làm những việc này không?” thì trong khi
có tới 98.55% học sinh nhận thức đƣợc “trồng cây” là góp phần bảo vệ môi
trƣờng nhƣng chỉ có 43.5% em cho biết mình thƣờng xuyên là công việc đó. Với
việc làm “Giúp các cô chú công nhân làm vệ sinh nơi em ở” thì có đến 94.2%
nhận thức đúng nhƣng chỉ có 55% em có hành vi giúp các cô chú quét rác làm
vệ sinh nơi em ở. Các việc nhƣ: “Vệ sinh lớp học sạch sẽ”, “Tự nhặt rác ở chỗ
ngồi của mình, trong lớp, trong trƣờng”; “Tƣới nƣớc cho cây”...có sự chênh lệch
khá cao (gần 25%) giữa nhận thức và hành vi. Việc làm “Phân loại rác trƣớc khi
thải” thì có 23.2% học sinh thƣờng làm. Tuy nhiên, theo sự đánh giá chủ quan
của tôi thì kết quả này vẫn rất cao so với thực tế là hầu hết ngƣời dân Việt Nam
chƣa có thói quen phân loại rác trƣớc khi thải.
Kết quả trên là không cao so với khả năng làm việc của các em. Ta có thể
nhận thấy nhiều học sinh mặc dù đã có những kiến thức nhất định về môi trƣờng
nhƣng vẫn chƣa có những hành vi tích cực đối với môi trƣờng. Nhiều nghiên
16


cứu tâm lí đã chỉ ra rằng: học sinh lứa tuổi 6 - 11 về bản chất rất giàu lòng yêu

thiên nhiên, nhiều em có ham muốn đƣợc tham gia vào những hoạt động xã hội
công ích. Điều đó cho thấy, để các em có một thái độ, một ý thức trách nhiệm
cao hơn nữa với những hành vi của mình, có thể phát huy hết khả năng lao động
phù hợp với lứa tuổi thì cần sự quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho các em
đƣợc hoạt động qua các phong trào Đoàn, Đội, tổ chức các hoạt động ngoại
khoá GDMT. Điều này nằm trong phạm vi kiến thức của các môn học trong nhà
trƣờng, nhất là môn TNXH lớp 3. Vậy, với thực tế nhận thức và hành vi về MT
và BVMT nhƣ trên của học sinh tiểu học thì việc tổ chức các hoạt động ngoại
khoá nhằm nâng cao chất lƣợng GDMT cho các em đƣợc tiến hành nhƣ thế nào
trong nhà trƣờng tiểu học?
1.2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH
trong nhà trƣờng tiểu học
Tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại
khoá GDMT môn TNXH trong nhà trƣờng tiểu học qua phiếu trƣng cầu ý kiến
đối với giáo viên tiểu học tại trƣờng tiểu học Phong Vân ở huyện Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang (xem Phụ lục). Sau quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra,
tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Với câu hỏi tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về tác dụng của các hoạt
động ngoại khoá GDMT thì phần lớn giáo viên 72.3% lựa chọn “hoạt động
ngoại khoá có tác dụng mở rộng kiến thức về MT và BVMT cho học sinh” 68%
chọn ý “Nâng cao ý thức BVMT cho học sinh” và 56.1% lựa chọn “Giúp học
sinh thêm gần gũi, thân thuộc với môi trƣờng xung quanh”. Tuy nhiên, chỉ có
49.4% giáo viên lựa chọn “Hoạt động ngoại khoá có tác dụng hình thành cho
học sinh kĩ năng và hành vi BVMT”. Đây là một con số không cao. Điều này
bƣớc đầu chứng tỏ sự nhận thức của giáo viên về tác dụng của các hoạt động
ngoại khoá chƣa cao. Đa số giáo viên mới chỉ nhận thức đƣợc tác dụng của các
hoạt động ngoại khoá ở mức độ chung chung mà chƣa nắm đƣợc những tác
dụng cơ bản mà hoạt động ngoại khoá đem lại. Bởi vì, các hoạt động ngoại khoá
chủ yếu hƣớng học sinh đến với tự nhiên. Ở đó, các em đƣợc tìm hiểu, tham gia,
17



đƣợc hoà mình cùng tự nhiên để khám phá và đƣợc “Học mà chơi, chơi mà
học”. Chính điều này sẽ giúp hình thành ở các em những kĩ năng, hành vi bảo vệ
môi trƣờng một cách tốt nhất và lâu bền nhất.
Khi tìm hiểu về thực tế của việc đƣa nội dung GDMT vào trong các môn
học qua câu hỏi 3 và 4 trong phiếu điều tra, tôi thu đƣợc kết quả: 43.08% giáo
viên thƣờng xuyên và 56.52% giáo viên thỉnh thoảng đƣa thêm nội dung GDMT
vào trong chƣơng trình học ngoài những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa.
Đây chƣa phải là con số cao nhƣng cũng là dấu hiệu đáng mừng, bởi vì vấn đề
đƣa GDMT vào trong nhà trƣờng tiểu học thực chất mới chỉ đƣợc quan tâm
trong vài năm gần đây. Có đến 72.73% giáo viên đƣợc hỏi đồng ý rằng: “Việc
đưa GDMT vào nhà trường tiểu học sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu qua các
môn học kết hợp với các hoạt động vui chơi, ngoại khoá”. Kết quả này hoàn
toàn phù hợp với kết quả tôi thu đƣợc trong câu hỏi 3 và 5 về nhận thức của giáo
viên về tác dụng và tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá trong việc
GDMT (93% giáo viên chọn câu trả lời: “cần học tập về MT dưới nhiều hình
thức phong phú” và 96% giáo viên lựa chọn: “Việc tổ chức các hoạt động ngoại
khoá về MT là rất cần thiết để nâng cao kiến thức và kĩ năng BVMT cho học
sinh”). Điều này chứng tỏ, phần lớn các giáo viên tiểu học đƣợc hỏi đã nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của việc đƣa các hoạt động ngoại khoá GDMT vào
trong nhà trƣờng kết hợp với các môn học. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc
GDMT đƣợc thực hiện sâu rộng hơn.
Tóm lại, qua các câu hỏi điều tra, bƣớc đầu chúng tôi nhận thấy: tuy vẫn
còn một số giáo viên nhận thức còn chung chung, hời hợt về vấn đề GDMT,
nhƣng hầu hết đều đã thấy đƣợc tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá
trong việc GDMT cho học sinh tiểu học. Điều này là cơ sở giúp chúng tôi tìm
hiểu vấn đề “Những hình thức ngoại khoá GDMT nào đƣợc tổ chức nhiều ở
trƣờng tiểu học?”.


18


100
90
80
70
60

Thường xuyên
Thỉnh thoảng

50

Chưa bao giờ

40
30
20
10
0
y1

y2

y3

y4

y5


y6

y7

y8

y9

y10

y11

Biểu đồ 1: Mức độ tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT
trong trường tiểu học
Ghi chú:
y1: Thi vẽ - làm báo ảnh về môi trường.
y2: Thi viết về môi trường
y3: Trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ…với nội dung giáo dục môi trường
y4: Tham quan môi trường
y5: Tìm hiểu một số vấn đề MT ở địa phương
y6: Đọc sách, báo; nói chuyện về MT
y7: Làm kế hoạch nhỏ: thu gom sắt vụn, giấy loại, chai lọ…
y8: Tổng vệ sinh trường, lớp
y9: Làm vệ sinh đường phố
y10: Trồng và chăm sóc cây
y11: Tổ chức các câu lạc bộ môi trường
Qua điều tra cho thấy, phần lớn các hình thức ngoại khoá chúng tôi đƣa ra
trong phiếu điều tra đều nhận kết quả: thỉnh thoảng tổ chức. Đây là điều đáng
mừng với các hoạt động nhƣ: “thi vẽ, làm báo ảnh về MT”, “thi viết về

MT”…nhƣng là một điều đáng quan tâm khi các hoạt động nhƣ: “trò chơi, đố
vui, hái hoa dân chủ…với nội dung GDMT”, “đọc sách báo, nói chuyện về
MT”… lại chỉ đƣợc tổ chức ở mức độ “thỉnh thoảng” trong các trƣờng tiểu học.
19


×