Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.38 KB, 24 trang )

Quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo
Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Tại sao trong
công tác quản lý nhà nước về tôn giáo lại cần sự phân biệt đó?
 Khái niệm :

Tín ngưỡng là nguồn gốc của tôn giáo ,là một niềm tin đặc biệt .Mỗi vùng miền có những tín ngưỡng khác nhau
( VD:thờ thần cá ,thần rừng ..)
Tôn giáo :sự sùng bái ,thờ phụng của con người đối với thần linh hoặc các mối quan hệ của con người đối với
thần linh (VD:đạo Phật ,đạo tin lành …)
Mê tín dị đoan : là niềm tin mù quáng ,là hiện tượng xã hội tiêu cực ,gây hậu quả xấu về tiền bạc sức khỏe tài
sản tính mạng cho những người tin theo và những người xung quanh (VD:bói toán ,gọi hồn …)


Về tổ chức :

Tôn giáo có tổ chức chặt chẽ ,có giáo lý được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh
đường, học viện... , có nơi thờ cúng , tách biệt giữa thế giới thần linh và con người, nghi lễ chặt chẽ,được
pháp luật bảo vệ
Tín ngưỡng ngược lại chưa qui tụ thành tổ chức,chưa có giáo luật chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền
thuyết, nơi thờ cúng còn phân tán ,có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người,chưa có nghi lễ, được
pháp luật bảo vệ ,dk sự đồng tình và chấp thuận của xã hội .
Tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và
tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong
một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín
ngưỡng khác nhau.
Mê tín dị đoan : chỉ hoạt đọng đơn lẻ không có tổ chức ,phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở
thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia, .Hoạt động này bị xã hội lên án, không
đồng tình,ko dk pháp luật bảo vệ
 Mục đích

Sinh hoạt tín ngưỡng :thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh .Trong lĩnh vực này ,không có


ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp
Mê tín dị đoan : kiếm tiền là chính. Người hoạt động trong lĩnh vực này chỉ làm việc với khách hàng khi có
tiền,hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và gây dựng cơ nghiệp bằng nghề
này.
 Thời gian làm việc :

Sinh hoạt tín ngưỡng theo định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng ra đình làm
lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…)


Mê tín dị đoan hoạt động không định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường
xảy ra (mất của, chết đuối, ốm đau, hỏa hoạn,…)
 Sự du nhập

Tín ngưỡng phải xuất phát từ địa phương ,ko có sự du nhập còn tôn giáo thì ngược lại
Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó
thì có thể thành tôn giáo.
 Tính dân gian :

Tôn giáo ít tính dân gian hơn tín ngưỡng và mê tín
Cần phải phân biệt 3 khái niệm trên nhằm đưa ra những biện pháp quản lý riêng đối vs từng loại . Cần phân
biệt để tránh mê tín dị đoan lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động.Ví dụ như ccas hoạt động mê tín dị đoan
hay hành nghề tại các cơ sở thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng dân gian nhằm tạo dk độ tin cậy nhất định
Đối với tôn giáo thì có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cho lợi ích của quốc gia ,dân tộc cũng như lợi
ích ,văn hóa của các tôn giáo .Phải biết cách sử dụng tôn giáo như một công cụ QLNN hữu hiệu .
Với tín ngưỡng cần khuyến khích những nét đẹp văn hóa ,duy trì nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Với mê tín dị đoan phải có những biện pháp ngăn chặn để tránh dk những hậu quả xấu cho nhân dân cũng như
cho xã hội .ko để nhũng kẻ xấu lợi dụng làm ăn không chân chính .
+Các nhà truyền giáo của các tôn giáo phải dựa vào tín ngưỡng bản địa để tuyên truyền và thể hiện đức tin tôn
giáo của mình

Note: mê tín ko đối lập hoàn toàn với tôn giáo

Câu 2: Phân tích nguồn gốc của tôn giáo. Tại sao nói “Đạo đức của tôn giáo có nhiều điều
phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay”?
a)Nguồn gốc của tôn giáo :


Nguồn gốc KT-XH:đời sống kinh tế khó khăn nên x. hiện tôn giáo như một niềm tin để bấu víu .cứu
vớt
Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất
lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn,
thần thánh hóa nhứn sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực
giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội
ác … tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành những
thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.
Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức, bóc
lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội






Nguồn gốc nhận thức :trình độ nhận thức kém ,không hiểu biết không lý giải dk một cách khoa học
những gì diễn ra trong cuộc sống . Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ
rơi vào ảo tưởng, thần thành hóa đối tượng.
 Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền,vận động ,giáo duc ,nâng cao mức hưởng thụ tôn giáo
Nguồn gốc tâm lý :Sự sợ hãi tạo ra thần linh
Biểu hiện của lòng biết ơn (Vd :nơi chôn cất đại tướng Võ Nguyên Giap)

Niềm mong ước những cái tốt đẹp

b) Chứng minh câu nói (vai trò của đạo đức tôn giáo tác động tích cực đến công cuôc xdựng xã hôi mới
như thế nào? )-chém –những cái in đậm là ý chính cần nhớ để phân tích
Tôn giáo không thể tồn tại nếu chỉ đáp ứng một cách hư ảo khát vọng của con nguời .Bởi vậy cần phải tháy ở
tôn giáo ở khía cạnh đạo đức của nó,Trong bất cứ một xã hội nào ,chừng nào con người còn sống tren thế
gian ,họ vẫn luôn mong chờ một xã hội công bằng ,nhân ái .Nhưng đó lại là mục tiêu lâu dài của mọi thời đại kể
cả trong xã hội mới . Hiện nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, giúp
con người có thêm những khả năng để nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên. Song, thế giới khách quan là vô
cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, nhận thức của con người là một quá trình và có giới hạn, thế giới
còn nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ.. Do vậy, đạo đức tôn giáo vẫn tác dộng vô cùng nhiều
đến quá trình xây dựng xã hội mới
Công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay là “dân giaù nước manh ,xã hôi công bằng dân chủ văn
minh” và (1)một xã hội nào cũng mong muốn hướng đến những điều thiện ,những việc làm nhân đạo mà
những việc đó lại chính là đạo đức tôn giáo.Có rất nhiều công việc từ thiện mà các tổ chức tôn giáo làm tốt
hơn bất cứ một tổ chức nào kể cả nhà nước .Thé nên ,nhà nước mới coi đó chính công cụ hữu hiệu trong công
cuộc xây dựng xã hội mới
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới và bối cảnh quốc tế hiện nay, các vị chức sắc và tín đồ các tôn giáo cũng
không ít trăn trở, lo toan cho vận nước trước xu hướng toàn cầu hóa lắm cơ may cũng nhiều thách thức. Những
năm qua,(2) các tổ chức tôn giáo đã tiến hành nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện như: tiến hành quyên
góp giúp đỡ người bị thiên tai, bệnh tật, bất hạnh cô đơn; giúp gia đình nghèo vượt khó, bảo trợ học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi những gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách
mạng; mở lớp tình thương; khám chữa bệnh miễn phí; nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa…
(3)Trong môi trường xã hội chủ nghĩa, các tôn giáo có điều kiện thuận lợi để hoạt động tôn giáo một cách
tự do và đóng góp phần không nhỏ cho việc giữ gìn giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc.
(Thực tế cho thấy, chủ nghĩa xã hội không những không hạn chế mà trái lại là môi trường thuận lợi cho việc
thực hiện đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chân chính của nhân dân. Và chính điều này, cũng lại tạo cơ
hội cho các tôn giáo ở Việt Nam đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.)
Trong vấn đề củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức trong tôn
giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (4) đạo đức của tôn

giáo lai càng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc .
(5) Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều chỉnh ý thức và
hành vi đạo đức của các tín đồ. Mà quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị
đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân


loại, như sống hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác... .Đó cũng
là những chuẩn mực vô cùng phù hợp vs xã hội mới .( Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng
được, mà phải sống theo những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải
chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức nhất định.)
Ví dụ :
+ Mục đích cao cả của Phật giáo là “diệt khổ" để hướng đến giải thoát, đến được Niết bàn. Muốn đạt được điều
đó, con người không chỉ cần có niềm tin tôn giáo, mà còn cần cả sự phấn đấu nỗ lực của bản thân bằng cách
thực hành một đời sông đạo đức. Từ đó, Phật giáo đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể để con người
tu tập, phấn đấu. Trong đó, phổ biến nhất là Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói
dối, không uống rượu) và Thập thiện (ba điều thuộc về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, ba
điều thuộc về ý thức: không tham lam, không thù hận, không si mê, bốn điều thuộc về khẩu: không nói dối,
không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không ác khẩu). Những chuẩn mực này cũng vo cùng phù hợp vs xã
hội văn minh ngày nay
+ Trong đạo đức Kitô giáo, giới răn yêu thương được xem là nền tảng. Kinh thánh khuyên con người phải yêu
chồng vợ, cha mẹ, con cái, anh em, làng xóm, cộng đồng... Những điều mà Kinh thánh răn cấm cũng rất cụ thể:
không giết người, không lấy của người, không nói sai sự thật, không ham muốn chồng hoặc vợ của người,
không làm chứng giả để hại người...

Câu 3: Phân tích xu thế hiện nay của các tôn giáo trên thế giới. Xu thế ấy tác động đến
quản lý nhà nước về tôn giáo ở VN như thế nào?
a) thế tục hóa

Hướng chủ yếu của xu thế này là những hành vi nhập thế của mọi tôn giáo bằng cách tham gia vào những
hoạt động trần tục phi tôn giáo như xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế… nhằm góp phần cứu nhân độ thế.

- biểu hiện trong cuộc đấu tranh của bộ phận tiến bộ trong từng tôn giáo muốn xóa bỏ những điểm lỗi thời
trong giáo lý, những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ các tôn giáo khác nhau.
- biểu hiện ở vai trò của tôn giáo bị giảm sút, đặc biệt là ở các nước công nghiệp, nhất là ở các cư dân thành
thị và tầng lớp thanh niên. Họ cho rằng cuộc sống bản thân được quyết định chủ yếu là là tự thân, ít phụ thuộc
và không phụ thuộc vào thần linh.
- biểu hiện ở chỗ con người dường như ra khỏi tôn giáo. Một số tín đồ vẫn tiến hành những nghi lễ và cầu xin,
có khi còn hành hương nhưng lại không hẳn theo giáo lý hay giáo luật đã được định sẵn.
- Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số
tổ chức tôn giáo nhằm bảo vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền lợi của các thế lực chính trị phản động.
Tác động (tham khảo ) Đây tác động tiêu cực từ những mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình toàn
cầu hóa, và của hội nhập quốc tế. Điển hình như ở nước ta, “Thế tục hóa” trong Phật giáo hiện nay là một số
vấn đề cần quan tâm,chú ý hàng đầu . Có không ít nhận thức lệch lạc trong việc thế tục hóa tôn giáo, dẫn đến
việc gắn đời sống tu hành với thái độ thực dụng, với tinh thần thụ hưởng của nền kinh tế thị trường và xã hội
tiêu thụ, chạy theo các giá trị vật chất… Không thể phủ nhận một thực tế đáng buồn là ở một số cơ sở thờ tự và
trong một bộ phận Tăng, Ni Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, sự biến đổi này đang diễn ra


theo xu hướng tiêu cực, nếu không muốn nói là chệch hướng với mục tiêu tốt đẹp phục vụ đạo pháp và dân tộc.
Có thể thấy điểm nổi bật là sự gia tăng các yếu tố dị đoan trong lễ nghi Phật giáo cùng với sự sa sút về phẩm
hạnh của một bộ phận Tăng, Ni, tín đồ. Nhiều nhà chùa đang là nơi diễn ra các hoạt động mê tín dị đoan
như: đồng bóng, xóc thẻ, bói toán; nhiều Tăng Ni không hành đạo theo tôn chỉ Phật giáo mà chỉ lo toan, mưu
lợi về tiền bạc hay phẩm trật.
Tình trạng một số cơ sở của Phật giáo bị dung tục hóa, tầm thường hóa, thương mại hóa, một số nhà chùa
không còn giữ được vẻ thanh tịnh, tôn nghiêm trang trọng vốn có, chỉ khói nhang nghi ngút, cầu cúng râm ran,
vàng mã lan tràn; còn với Phật pháp, với nhiệm vụ giáo hóa chúng sinh thì thờ ơ, lãnh đạm. Nhiều hoạt động
của Phật giáo từ thuần túy tôn giáo, nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh hướng thiện của
con người, khi chạy theo mặt trái cơ chế thị trường, chạy theo các nhu cầu tầm thường của một số người đã
nảy sinh sự lai tạp, pha trộn với mê tín, dị đoan, cũng vì vậy trở thành mảnh đất béo bở cho không ít kẻ đội lốt
tôn giáo thực hiện việc “buôn thần bán thánh”, mị dân, làm suy giảm niềm tin của tín đồ Phật tử vào con
đường đến với sự giải thoát trong Phật giáo. Hiện tượng “sư không ra sư, chùa không ra chùa” trên thực tế

vẫn còn tồn tại ở không ít nơi, một số cơ sở thờ tự trở thành “lãnh địa” riêng của vị trụ trì và ít chịu sự quản lý,
giám sát của Giáo hội nên nảy sinh không ít tiêu cực…
Đưa ra biện pháp quản lý
b) dân tộc hóa

Biểu hiện của xu thế này là hướng trở về với tôn giáo truyền thống, phổ biến ở các nước đang phát triển, lan
rộng sang cả châu Âu. Các tôn giáo dân tộc không có tính phổ quát nhưng lại gắn chặt và bền vững với từng
dân tộc.
- Hiện nay có hiện tượng các tôn giáo được truyền bá một cách nhanh chóng sang các quốc gia khác với nhiều
cách thức khác nhau vì vậy tôn giáo dân tộc hay tôn giáo truyền thống được coi là một thứ vũ khí để bảo vệ
bản săc của dân tộc trước sự uy hiếp của các tôn giáo thế giới, thường được các thế lực chính trị sử dụng như
một phương tiện để đồng hóa văn hóa, đồng thời là chỗ dựa để để các tôn giáo ngoại sinh được dân tộc
hóa.
Tác động: Phải giữ giữ gìn bản sắc dân tộc ,hạn chế tình trạng cải giáo .Các tôn giáo khi du nhập vào Việt nam
đều phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với sự phát triển của đất nước.Ở VN: tín ngưỡng thờ cúng, tổ
tiên luôn luôn được tôn vinh và được tôn vinh là tôn giáo bản địa
c) đa dạng hóa
Từ xu thế toàn cầu hóa dẫn đến xu thế đa dạng hóa trong tôn giáo. Điều này phản ánh được nguyên tắc của
thời đại: thống nhất trong đa dạng.
- Ngày nay, dân trí được nâng cao, không gian xã hội của cá nhân đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, của khu
vực. Con người không chỉ tiếp cận với các tôn giáo truyền thống mà còn với các tôn giáo khác. Sự tiếp cận ấy
không hề thụ động mà còn có sự phê phán, tiếp thu. Từ đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ các tôn giáo thành 3
loại: khô đạo, nhạt đạo, đậm đạo và nảy sinh hiện tượng song hành tôn giáo trong một con người. Nghĩa là một
cá nhân cùng một lúc theo nhiều tôn giáo khác nhau, ngay cả ở những nước vốn có truyền thống độc thần.
Trong điều kiện đó từng tôn giáo cũng có sự phân rẽ thành các giáo phái, thậm chí có giáo lý xa lạ với giáo lý
ban đầu. Nội bộ các tôn giáo bị phân rẽ thành 3 bộ phận: bộ phận toàn thống, bộ phận bảo thủ cực đoan, bộ
phận ôn hòa.


Tác động : + Đối với Việt Nam, do đặc điểm về mặt địa lý, tính đa thần phổ biến. Thực tế cho thấy, trong đời

sống tôn giáo nổi lên tục thờ thần đá, thần cây, thần sông, nước, các nhiên thần.
+phương thức canh tác nông nghiệp như vậy cũng xuất hiện ý niệm về trời, đất
+ở các tộc người trong cộng đồng quốc gia dân tộc tồn tại nhiều hình thức tôn giáo sơ khai: tô tem, ma thuật,
phù thuỷ... tạo nên đời sống tôn giáo của người Việt vô cùng đa dạng và phong phú.
+sự du nhập của các tôn giáo lớn: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo... Có thể nói, ba tôn giáo này truyền vào Việt
Nam rất sớm, song vẫn tồn tại hoà bình bên cạnh nhau suốt hơn 2000 năm lịch
sử đã trở thành một trong những yếu tố cốt yếu của nền văn hoá, đó là hiện tượng tam
giáo đồng nguyên. Chính sự xâm nhập, đan xen vào nhau tạo ra nét văn hoá của mỗi con
người. Trong con người Việt Nam vừa có cái duy lý của Nho giáo, vừa có cái tâm linh
của Phật giáo, vừa có cái siêu thoát của Lão giáo.
+trong đời sống thực hành tôn giáo. một tín đồ của một tôn giáo có thể tham gia nhiều hành vi sinh hoạt tôn
giáo khác nhau. Những người theo tôn giáo được coi là độc thần: Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo... cũng không
ít người còn tham gia và sinh hoạt tôn giáo khác ở chùa, đền, các lễ hội tôn giáo.
d) xung đột dân tộc đan xen xung đột tôn giáo
Đây là xu thế đang xảy ra khắp nơi trên thế giới .Trong những thập kỉ gần đây ,xung đột dân tộc thường đan
quyện ảnh hưởng lẫn nhau với chia rẽ tôn giáo ,tranh chấp lãnh thổ .Đây là xu thế trong lĩnh vực QLNN cần đặc
biệt quan tâm
Tác động : Trong lịch sử Việt nam chưa diễn ra xung đột gay gắt nào về dân tộc đn xen với
xung đột tôn giáo.Tuy vậy chúng ta vẫn phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn trước tình trạng này .
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn
giáo của Đảng và Nhà nước trong nhân dân.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, làm
cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có
công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào
các dân tộc và đồng bào có đạo, thông qua đó tăng cường sự đồng thuận giữa những
người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những



người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời, tạo cơ sở để đấu tranh chống
những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của
Tổ quốc, dân tộc và nhân dân
Tóm lại: Bốn xu thế trình bày ở trên trong thực tế đan quyện vào nhau, xu thế nọ là hệ quả của xu thế kia, ta chỉ
có thể phân tích rành rẽ trong từng trường hợp ở từng thời điểm, từng nơi cụ thể. Nhưng trong các xu thế ấy thì
hiện nay xu thế thế tục hoá là nổi trội hơn cả và biểu hiện của nó rất phong phú và rất đa dạng.
e) các xu thế khác
+Trong một tôn giáo hoặc kết hợp giữa các tôn giáo để phân ly hoặc hình thành các tôn giáo mới.
+Phát huy ảnh hưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết các vấn đề toàn cầu trong quá trình toàn cầu hóa.
+Các tôn giáo đưa ra các học thuyết chính trị - xã hội và sự xuất hiện các đảng phái chính trị được thành lập
dưới ngọn cờ tôn giáo

Câu 4: Tại sao nói “ Việt Nam là 1 quốc gia đa tôn giáo” ? Đặc điểm ấy đòi hỏi những yêu
cầu gì trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta?
a) Nguyên nhân (tham khảo )
1.Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu
với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế
giới.
2.Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc Lão giáo,
Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo - một tôn giáo
gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin lành đã khai thác điều kiện
chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo là điều dễ hiểu.
3.Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn
giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như
Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo
hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôngiáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn
giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp.
4.Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai nền văn
minh lớn của loài người là Trung Hoa và ấn Độ, nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng
sâu đậm từ hai nền văn minh này.

5. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, nhưng người có cộng lớn trong việc giúp
dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của
người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”. Điều đó thể hiện rất


rõ trong đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của họ.
b)biểu hiện (tại sao nói… )
1) 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt
động bình thường
+Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ ,có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước
+ Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố
+ Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ
+Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ
+Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ
Chí Minh... và một số tỉnh phía Bắc.
+Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận
2) Ngoài 6 tôn giáo chính thức, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên
quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo,
Bàlamôn, và các hệ phái tin lành.
3)Ở Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo. Hầu hết các
dân tộc thiểu số vẫn giữ tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữu
linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống. Sau này, theo thời gian các tôn
giáo dần dần thâm nhập vào những vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hình thành các
cộng đồng tôn giáo, cụ thể:
+ Cộng đồng dân tộc Khơme theo Phật giáo Nam tông.
+ Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo. Có khoảng gần 100 nghìn người Chăm, trong
đó số người theo Hồi giáo chính thống (gọi là Chăm Ixlam) là 25.703 tín đồ, Hồi giáo
không chính thống (Chăm Bàni) là 39.228 tín đồ. Ngoài ra còn có hơn 30 nghìn người
theo đạo Bàlamôn (Bà Chăm).
+Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo Công giáo, Tin lành. Hiện nay ở khu vực Tây Nguyên có gần

300 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo và gần 400 nghìn người theo đạo Tin lành.
+ Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc một số theo Công giáo, Tin lành. Hiện nay ở Tây
Bắc có 38 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo; đặc biệt, khoảng 20 năm trở lại
đây có đến trên 100 nghìn người Mông theo đạo Tin lành dưới tên gọi Vàng Chứ và hơn


10 nghìn Dao theo đạo Tin lành dưới tên gọi Thìn Hùng.
*Yêu cầu trong công tác quản lý:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn
giáo của Đảng và Nhà nước
-nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các tôn giáo.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, làm
cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc
- Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có ác dân tộc và đồng
bào có đạo, thông qua đó tăng cường sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những
người không tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời, tạo cơ
sở để đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan;
+chủ động đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch phản động, lợi dụng chiêu bài tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền... để chống phá Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thực
hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đối với số đối tượng lợi dụng
tôn giáo ngoan cố chống đối, làm tay sai cho địch cần điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh.
- Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối
với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
- đối với mỗi tín ngưỡng và tôn giáo cầnn có một chính sách cụ thể để điều chỉnh
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế cũng nh ư phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Câu 5: Phân tích đặc điểm của hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay?
-Một là, Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau đang tồn tại.(pt như câu trên )

-Hai là, Tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.
Điều đó được biểu hiện:
+Thứ nhất, sự dung hợp của đối tượng thờ phụng ở các nơi thờ tự: Chùa là nơi thờ Phật,
nhưng chùa đâu phải chỉ có Phật A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni, Di Lặc, các vị La Hán, Bồ
Tát... mà ở đấy, ta còn thấy các vị thánh, thần, tiên, mẫu...
+Thứ hai, tam giáo đồng nguyên và đại đạo tam kỳ phổ độ
+ thứ ba ,Tôn giáo nào cũng dạy con người làm điều lành, tránh làm điều dữ; gạt điều dở, giữ điều hay, hướng
con người vươn tới chân, thiện, mỹ


+Thứ tư, Giáo lý của các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều khác biệt và
trong lịch sử đã xuất hiện những mâu thuẩn nhất định, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối
đầu dẫn dến chiến tranh tôn giáo
-Ba là,tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưõng, tôn giáo ở Việt Nam
Từ Bắc tới Nam ở Việt Nam, đâu đâu cũng có nơi thờ Nữ thần: Phật bà, Thánh Mẫu…Đền thờ Bà Chúa Kho
(Bắc Ninh), bà chúa Liễu ở phủ Tây hồ (Hà Nội), là những nơi thu hút nhiều người không phải chỉ có giới nữ.
Nhiều nơi như đình chùa, miếu, điện, thánh thất, nhà thờ là nơi chốn hương hoa, oản quả nhằm thờ phụng
những bậc thánh thần, tiên Phật của giới nữ.
-Bốn là, thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng, nước
Thành hoàng của người Việt rất phong phú và đa dạng. Hầu hết các vị được tôn vinh thành hoàng là những
người có công đánh giặc giữ nước hoặc cứu thế hộ dân, có vị khai làng lập ấp, có người tạo nghề nghiệp mới,
hoặc chính là tổ của một dòng họ. Có làng chỉ phụng thờ một vị thành hoàng, nhưng cũng có thôn xóm thờ đến
hai, ba thậm chí thờ cả bảy, tám vị là thành hoàng.
-Năm là, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu hết là nông dân lao động
-Sáu là, Một số tôn giáo bị các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước lợi
dụng vì mục đích chính trị
Các thế lực trong và ngoài nước đang âm mưu sử dụng ngọn cờ nhân quyền gắn với tôn giáo hòng xoá bỏ
CNXH ở nước ta. Vì vậy, một mặt phải đáp ứng đúng như cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân, mặt khác
phải luôn cảnh giác với âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch


Câu 6: Phân tích đặc điểm của Phật Giáo ở nước ta hiện nay. Từ đặc điểm đó hãy nêu yêu
cầu trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật Giáo ở nước ta.
1.Đặc điểm của Đạo Phật:
1.Đạo Phật là đạo giải thoát, đạo giác ngộ chứ không phải là đạo cầu xin ban phước
2.Về thế giới quan: Không quan niệm về thượng đế, thần linh; không đề cập vị thần sáng
tạo thế giới và con người.
3. Về nhân sinh quan: Phật giáo đề cao vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực;
giáo lý của Phật không là tối thiêng liêng chỉ là phương tiện giúp con người giải thoát
khổ đau
4. Phật giáo ở Việt Nam có cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam tông (Tiểu thừa, Nguyên thuỷ) và
Phật giáo Bắc tông (Đại thừa, Phát triển). Hệ phái Tiểu thừa được truyền từ Ấn Độ qua


Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia rồi vào Việt Nam. Phái này chủ trương giữ nghiêm giới luật từ
thời Đức Phật tại thế .Hệ phái Đại thừa từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam và Triều Tiên, Nhật
Bản ... nên được gọi là “Bắc truyền” hay “Bắc tông”. Hệ phái Phật giáo Phát triển chủ trương linh động trong
thực hiện giới luật, không câu nệ vào câu chữ trong kinh mà lựa chọn sự phù hợp, hữu ích, có hiệu quả cho tu
hành và đời sống xã hội.
5Dung hợp các tín ngưỡng truyền thống: Phật giáo Việt Nam dung hợp các tín ngưỡng
truyền thống của người Việt Nam: thờ cúng Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu nhưng Phật giáo
vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt Nam
6.Gắn bó với dân tộc: Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó
giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu
nước, gắn bó với dân tộc, đồng hành trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước, góp
phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong Phật giáo Việt Nam đã ghi
nhận hai trường hợp đặc biệt: Lý Công Uẩn – một vị sư xả pháp, xuất tu để ra đời làm
bậc quân vương khai mở triều đại nhà Lý, và Trần Nhân Tông – một vị hoàng đế từ bỏ
ngai vàng để vào núi ẩn tu trở thành một vị Tổ sư của Phật giáo đời Trần. Trong thời kỳ
hội nhập, Phật giáo luôn chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh
khốn khó, gặp thiên tai, địch họa để chung tay cùng đất nước góp phần ổn định xã hội,

xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội.
7 Đoàn kết nội bộ: Phật giáo Việt Nam có tinh thần đoàn kết, gắn bó nội bộ. Tuy có nhiều
tông phái Phật giáo cùng tồn tại và phát triển, nhưng tất cả đều sinh hoạt trong một tổ
chức chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong Hiến chương của mình Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng
định “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và
ngoài nước”. Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn đoàn kết với
các tầng lớp trong xã hội và đoàn kết với các tôn giáo bạn để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Đây là
điều chưa có một tổ chức Phật giáo nước ngoài nào có thể làm được.
8Tính sơn môn, pháp phái: Du nhập vào Việt Nam, Phật giáo hình thành và phát triển
theo truyền thống của cư dân, phát triển như dòng họ thế tục. Việc quản lý, kỷ luật sư sãi
đều do Sơn môn, Pháp phái giải quyết. Giáo hội chung chỉ chủ trương và định hướng
những công tác Phật sự lớn và có tính tổng thể. Còn các hoạt động tôn giáo cụ thể như: tiếp
độ tăng ni, truyền thụ giới luật, trì giảng kinh điển, các nghi thức tôn giáo… đều mang tính
Sơn môn, Hệ phái, và do người đứng đầu Sơn môn, Hệ phái chỉ đạo thực hiện.


9. Là thành tố tạo nên tính đặc trưng văn hóa:
Văn hoá, đạo đức Phật giáo như quan điểm “ở hiền gặp lành” “báo đáp tứ trọng ân” “người Phật tử hiếu hạnh”
“hành thiện tránh ác”, “từ bi cứu khổ”, “tôn trọng con người”, “bình đẳng tâm, không phân biệt đẳng cấp, sang
hèn”, “yêu chuộng hòa bình”… đã thấm đậm trong tâm tưởng mỗi con người Việt Nam qua các thế hệ. Nó đã
góp phần tạo dựng nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Mà ở đó, người ta không còn phân biệt
đâu là đạo đức xã hội, đâu là đạo đức tôn giáo
10.Tổ chức của đạo Phật: không chặt chẽ; không có giáo quyền, không thống nhất cách tu
hành và dễ bị lợi dụng bởi các thế lực thù địch
11. các tín đồ hiểu biết giáo lý, giáo luật hạn chế
12.cóđội ngũ chức sắc tham gia vào công việc Nhà nước như là đại biểu Quốc hội, thành
viên của UBMT TQ, là đại biểu HĐND...
2.yêu cầu
-Thường xuyên tổ chức các buổi diễn thuyết và tường thuật trực tiếp trên web để người
dân tiện theo dõi, có cơ hội tiếp cận hơn với giáo lý nhà Phật

- tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo được Nhà nước
thừa nhận được hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động
tôn giáo và đảm bảo quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo.
- tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy vai trò tích cực của mình trong đời sống xã hội, trong quá trình
xây dựng
- hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp luật về tôn giáo
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn
giáo của Đảng và Nhà nước đối với hệ thống chức sắc của Đạo phật
- Đẩy mạnh giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, làm cho các tôn
giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tăng cường sự đồng thuận giữa những nhà tu hành và những người không tín ngưỡng,
tôn giáo; giữa những tín đồ của Đạo phật với những người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời, tạo
cơ sở để đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích
của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân.
- Đối với đội ngũ chức sắc tham gia vào công việc Nhà nước không chỉ là những người am hiểu về giáo lý, giáo
luật của Đạo phật mà cần phải hiểu biết và các chủ trương, chính sách và pháp luật; đặc biệt cần quan tâm đến
việc đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chung cũng như kiến thức chuyên môn về quản lý Nhà nước đối với
đội ngũ này


- Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối
với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
-Cần quan tâm và sâu sát hơn đối với các hoạt động từ thiện, quyên góp của các nhà tu hành để tránh tình trạng
bị lợi dụng và xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 7: Phân tích đặc điểm cơ bản của Đạo Công Giáo ở nước ta. Đặc điểm ấy đòi hỏi yêu
cầu gì trong công tác quản lý nhà nước đối với Đạo Công Giáo?
Đặc điểm của công giáo:
- Công giáo có bốn đặc tính này là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền:
+Duy nhất: có nghĩa là Chúa Kitô chỉ thiết lập một Hội Thánh, các tín hữu đều tuyên xưng một đức tin, cùng

tham dự việc thờ phượng Thiên Chúa, cùng tuân phục Đức Giáo Hoàng và hiệp nhất với nhau trong tình huynh
đệ.
+Thánh thiện: muốn nói lên rằng chính Chúa Giêsu là Đấng thánh thiện, các chi thể ở trong Chúa và qua Chúa
được nên thánh và được cứu rỗi.
+Công giáo: nghĩa là nó hoàn toàn phổ quát chứ không dành riêng cho ai hoặc phân biệt giai cấp, quốc gia hay
chủng tộc nào. Do đặc tính này, Giáo hội Chúa phải có mặt ở khắp nơi để loan truyền Tin mừng cứu độ cho mọi
người …
+Tông Truyền: chỉ về sứ mạng đi rao giảng Tin mừng đã được Chúa Giêsu truyền cho các tông đồ từ những
bước khởi đầu, rồi các tông đồ lại truyền tiếp cho những người kế vị và được Giáo hội gìn giữ tới nay và tới tận
thế.
- Đạo Công Giáo xây dựng một giáo hội thống nhất, có cơ quan trung ương là Giáo Triều Vatican và việc điều
hành giáo hội chịu ảnh hưởng của cơ chế phong kiến, quyền lực tập trung vào Giáo Hoàng
- Có hệ thống cơ cấu tổ chức không chặt chẽ, dễ bị lợi dụng
- Tham giao vào hoạt động nhân đạo từ thiện và nhân đạo
- Số lượng tín đồ rải rác khắp cả nước
Công tác quản lý nhà nước đối với Đạo Công Giáo:
-

-

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
của công dân theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm và tạo điều kiện cho chức sắc tôn giáo được hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng PL ở nơi
được phân công phụ trách. Tạo điều kiện cho giáo hội công giáo được đào tạo, phong chức, bổ nhiệm,
thuyên chuyển chức sắc theo quy định của PL và sự quản lý của NN.
Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo cơ sở thực hiện tốt việc đăng ký chương trình hoạt
động cho đúng quy định của PL.
Giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền đối với những đề nghị của các tổ chức tôn giáo, khuyến khích hoạt
động xã hội từ thiện, nhân đạo của tôn giáo theo sự hướng dẫn, quản lý của nhà nước.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng chính sách mới “ tốt đời, đẹp đạo” trong quần chúng

tín đồ, chức sắc, nhà tu hành.


-

-

Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền,
xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại đại đoàn kết dân tộc,
đoàn lết toàn dân.
Hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành thực hiện quan hệ đối ngoại phù
hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Câu 8: Phân tích những đặc điểm cơ bản của đạo Tin Lành ở nước ta. Đặc điểm ấy đòi hỏi
yêu cầu gì trong công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành?
Đặc điểm cơ bản của đạo Tin Lành
- Đạo Tin lành là tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo ở thế kỷ XVI cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản và
chủ nghĩa tư bản. Nội dung cải cách chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ tư sản, ý chí tự do cá nhân. Trong
sinh hoạt tôn giáo, đạo Tin lành đề cao vai trò cá nhân. Trong sinh hoạt về tổ chức, đạo Tin lành đề cao tinh
thần dân chủ. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của đạo Tin lành đơn giản, nhẹ nhàng
không rườm rà, gò bó như đạo Công giáo.
-Những nội dung cải cách đã làm cho đạo Tin lành trở thành một tôn giáo có mầu sắc mới mẻ, thích hợp với
giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công chức, trí thức... thị dân nói chung trong xã hội công nghiệp. Đặc biệt với lối
sống đạo nhẹ nhàng, đề cao đức tin và vai trò cá nhân, đạo Tin lành duy trì tín ngưỡng trong mọi hoàn cảnh
chính trị, xã hội, kể cả những khi bị o ép, cấm cách.
- Đạo Tin lành còn là một tôn giáo có đường hướng và phương thức hoạt động rất năng động, luôn đổi mới từ
nội dung đến hình thức để thích nghi với hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành tham gia tích cực vào các
hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện nhân đạo, lấy đó làm phương tiện mở rộng ảnh hưởng. Điều này tạo
ra uy tín và khả năng tiếp cận, chung sống với nhiều chế độ chính trị khác nhau.
- Ngoài tầng lớp thị dân, đối tượng truyền đạo quan trọng thứ hai của đạo Tin lành là đồng bào các dân tộc

thiểu số. Đó là những vùng đất mới - nơi chưa có tôn giáo chính thống hoặc tôn giáo, tín ngưỡng cũ đang suy
thoái, mất uy tín, nơi đời sống dân sinh, trình độ dân trí thấp. Truyền đạo đến những vùng này, đạo Tin lành
không những phát huy lợi thế vốn có "đơn giản về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo" mà còn nghiên cứu rất
kỹ đặc điểm lịch sử, văn hoá, tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của từng dân tộc, chủ động địa phương hoá,
dân tộc hoá để dễ dàng hoà nhập.
- Ra đời, phát triển cùng với giai cấp tư sản cho nên đạo Tin lành có mối quan hệ khá chặt chẽ với giai cấp tư
sản. Giai cấp tư sản sử dụng đạo Tin lành như một thứ vũ khí trong các cuộc cách mạng tư sản ở thời kỳ đầu và
việc tìm kiếm thị trường thuộc địa sau này. Ngược lại, đạo Tin lành nhờ dựa vào giai cấp tư sản để củng cố phát
triển lực lượng, kể cả việc lợi dụng các cuộc chiến tranh xâm thực mà giai cấp tư sản tiến hành.
- Tổ chức giáo hội Tin lành không chặt chẽ mà tùy thuộc vào từng hệ phái, từng khu vực, từng quốc gia.
* Yêu cầu trong công tác quản lý:
- Tổ chức quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách đối với đạo Tin lành; đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chương trình phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và tạo điều kiện để đồng bào


theo đạo Tin lành gắn bó với cộng đồng, tham gia ngày càng tốt hơn các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, góp
phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và tạo điều kiện thuận lợi để các chức sắc, tín đồ Tin lành thực
hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đưa sinh hoạt tôn giáo của đạo
Tin lành đi vào nền nếp bình thường, phù hợp với pháp luật; động viên mọi chức sắc, tín đồ sống ''tốt đời, đẹp
đạo'', ''phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc''. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng, tự do theo đạo và không theo đạo của mọi công dân; nghiêm cấm việc ép buộc đồng bào theo đạo hoặc
bỏ đạo. Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, đội lốt
đạo Tin lành để kích động, lôi kéo đồng bào ta gây chia rẽ dân tộc, chống phá đất nước.
- Hướng dẫn, giúp đỡ Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành
Việt Nam (miền Nam) thực hiện các hoạt động tôn giáo đúng theo Hiến chương, Điều lệ của giáo hội và tuân
thủ các quy định của pháp luật.- Thông báo công khai cho đồng bào biết rõ những người đội lốt chức sắc Tin
lành để hoạt động chống phá đất nước, gây chia rẽ dân tộc và những hành vi vi phạm pháp luật của họ, cũng
như biện pháp xử lý và chính sách khoan hồng của Nhà nước ta. Xử lý nghiêm theo pháp luật những người hoạt

động truyền đạo trái pháp luật.
- Cần quan tâm giúp đỡ giải quyết nhu cầu về xây dựng cơ sở thờ tự, phong chức sắc, bồi dưỡng giáo lý của các
hệ phái Tin lành đã được công nhận.
- Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối
với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
- Quan tâm thoả đáng việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp. Cán bộ làm công
tác tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải được bồi dưỡng, huấn luyện để hiểu biết phong tục tập quán,
tiếng nói của dân tộc nơi mình công tác.
-Tổ chức tuyên truyền vận động đồng bào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc, loại bỏ phong tục tập quán lạc hậu, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước
nâng cao đời sống, dân trí cho đồng bào, nhằm giải quyết căn bản nguyên nhân sự phát triển không bình thường
của đạo Tin lành.
- Khảo sát thực trạng tình hình đạo Tin lành ở những địa bàn có đông đồng bào theo đạo. Xác định số thôn, bản,
số người theo đạo Tin lành; mức độ ảnh hưởng, tính ổn định của điểm nhóm, số người đứng đầu điểm nhóm,
những người truyền đạo,...
- Hướng dẫn đồng bào theo đạo Tin lành tại các thôn, bản, nơi có sinh hoạt tôn giáo ổn định, đăng ký sinh hoạt
tôn giáo tại điểm nhóm với chính quyền cơ sở. Nội dung đăng ký gồm: Tên điểm nhóm, địa điểm, phạm vi sinh
hoạt tôn giáo, nội dung sinh hoạt tôn giáo, lịch sinh hoạt tôn giáo theo tuần, tháng, năm; người đứng đầu điểm
nhóm; người hướng dẫn việc đạo; số lượng người tham gia sinh hoạt tôn giáo tại thời điểm đăng ký; dự kiến tổ
chức Tin lành, hệ phái Tin lành xin gia nhập; cam kết sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và nội dung đăng ký (có
mẫu đăng ký kèm theo).
- Đối với người đứng đầu các điểm nhóm theo đạo Tin lành, giải quyết như sau: số có thái độ tuân thủ chính
quyền và pháp luật, đủ tư cách công dân, trước hết giúp đỡ để trở thành Trưởng nhóm. Về lâu dài, tạo điều kiện
để được đào tạo thành chức sắc tại tổ chức Tin lành hợp pháp. Số có thái độ chống đối, cần đấu tranh và xử lý
nghiêm theo pháp luật, thông báo công khai cho đồng bào biết rõ về những hoạt động vi phạm pháp luật của họ.


Câu 9: Trình bày đối tượng quản lý nhà nước về tôn giáo. Phân tích nội dung quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo.
Đối tượng quản lý nhà nước về tôn giáo

1.Tín đồ tôn giáo
- Là người có niềm tin theo một tôn giáo nhất định và được tổ chức giáo hội thừa nhận.
- Tín đồ của tôn giáo có sự thống nhất 2 mặt: công dân và tín đồ
+ Về mặt công dân phần lớn là nhân dân lao động, bình đẳng trước PL về nghĩa vụ và quyền lợi như mọi công
dân khác.
+ Về mặt tín đồ, là người có niềm tin và tình cảm tôn giáo ở mức độ khác nhau, họ có quyền và nghĩa vụ do tổ
chức giáo hội quy định
-

Mặt công dân và tín đồ thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất với nhau, công dân là mặt số 1, tín
đồ là mặt số 2.

2. Chức sắc tôn giáo
- Là tín đồ tôn giáo được tổ chức giáo hội đào tạo, tấn phong, bổ nhiệm vào các chức vị thánh hoặc các chức vị
thẩm quyền trong tổ chức tôn giáo.
- Các chức sắc thống nhất ở 3 mặt: công dân, hành đạo và đại diện
+ Mặt công dân, bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi công dân như mọi công dân khác.
+ Mặt hành đạo, có uy quyền khác nhau tùy theo phẩm trật, năng lực hành đạo và phẩm chất hành đạo.
+ Mặt đại diện, ở những mức độ khác nhau trong sứ mệnh của đấng tối cao hoặc giáo chủ của từng tôn giáo.
-

Ba mặt trên thống nhất nhau trong con người chức sắc, song không đồng nhất, mặt công dân là số 1, các
mặt khác là số 2.

3. Nhà tu hành
- Là tín đồ tự nguyện
- Thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo
4. Chức việc
- Là tín đồ được giáo hội chỉ định hoặc tập thể tín đồ bầu vào giữ chức vị của tổ chức giáo hội cơ sở.
- Ngoài nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ tín đồ họ còn có chức vị thẩm quyền trong tổ chức giáo hội cơ sở

5. Nơi thờ tự
- Nơi thờ tự hay nơi sinh hoạt tôn giáo như: chùa, nhà thờ, thánh đường. đình, đền…….


- Có sự thống nhất 4 mặt: vật chất, tôn nghiêm, trụ sở và sinh hoạt cộng đồng.
+ Mặt vật chất: là nơi thờ tự của các tôn giáo đc xây dựng bằng những vật liệu khác nhau và theo nhưng mô típ
kiến trúc khác nhau phù hợp với niềm tin của các tôn giáo.
+ Mặt tôn nghiêm: là nơi hiện hữu của thẩm quyền, nơi bái vọng, ngưỡng mộ và biểu hiện tình cảm, đức tin tôn
giáo, nơi diễn ra những lễ nghi tôn giáo quan trọng.
+ Mặt trụ sở: là nơi diễn ra các hoạt động hành đạo chính
+ Mặt sinh hoạt cộng đồng: nơi diễn ra các lễ hội tôn giáo, nơi sinh hoạt của các hội đoàn tôn giáo
Trong các mặt trên, tôn nghiêm là mặt chi phối.
6.Đồ dùng việc đạo
- Bao gồm: kinh, sách, tranh ảnh, cờ, trống , kèn, ……
- Mỗi đồ dùng có vai trò, vị trí khác nhau trong sinh hoạt theo lễ luật, lễ nghi của các tôn giáo.
- Có sự thống nhất và đồng nhất giữa mặt vật chất và mặt biểu đạt
+ Mặt vật chất: tất cả các đồ dùng việc đạo đều được làm bởi các chất liệu khác nhau và dưới dạng vật chất cụ
thể
+ Mặt biểu đạt, mỗi đồ vật dùng để biểu đạt 1 nội dung nào đó
Trong các đồ vật thì bài vị là quan trọng nhất.
7. Cơ sở vật chất khác của các tôn giáo
- Cơ sở vật chất khác: nhà chung, nhà chùa, ruộng, đất, trường học…
- Những cơ sở vật chất này có 2 mặt: là tài sản của các tổ chức tôn giáo, là nơi diễn ra các hoạt động của các tổ
chức tôn giáo, của tổ chức giáo hội cơ sở.
8. Sinh hoạt tôn giáo
- Có 2 đặc điểm chính:
+Về Chủ thể, có thể do các thể nhân tôn giáo thực hiện đơn lẻ như đọc kinh, cầu nguyện…
+ Về diễn biến, các sinh hoạt tôn giáo tuân theo lề luật là lễ nghi nhất định như lễ thường, lễ trọng, các phép bí
tích, các khóa hạ, giới đàn, bồ linh…
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

1
-

-

Xét duyệt và công nhận các pháp nhân tôn giáo
Tôn giáo có các thể nhân tôn giáo và pháp nhân tôn giáo.
+ Thể nhân tôn giáo do các giáo hội, tổ chức tôn giáo công nhận
+ Pháp nhân tôn giáo, từ tổ chức giáo hội cơ sở trở lên, phải được NN công nhận
Việc cho phép hoạt động hoặc thành lập các tổ chức mới ở các cấp là khác nhau, theo pháp luật phải
đảm bảo các thủ tục pháp lý cần thiết.


-

2
-

3
-

4
-

5
-

-

6

-

7
-

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận hoặc cho phép cá Giáo hội,các tổ chức tôn giáo
được hoạt động.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong hệ thống hành chính NN từ trung ương đến địa
phương có trách nhiệm xem xét việc đăng ký của các pháp nhân tôn giáo trực thuộc các pháp nhân tôn
giáo độc lập đã được thủ tướng chính phủ cho phép hoạt động
Xét duyệt chương trình hành đạo thường xuyên và đột xuất
Cơ quản quản lý nhà nước chuyên ngành, cao nhất là Ban Tôn Giáo của chính phủ cùng với các địa
phương làm việc với các tôn giáo để xác định nội dung các hoạt động thông thường của sinh hoạt tôn
giáo.
Các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là công chức cần nắm được nội dung, phương thức, phạm vi giữa
các loại hình sinh hoạt tôn giáo thông thường và các sinh hoạt biểu hiện xa lạ với tín ngưỡng, văn hóa.
Tạo điều kiện thuận lợi khi cần giải quyết các nhu cầu về sinh hoạt tôn giáo liên quan đến thủ tục hành
chính
Xét duyệt 1 số việc thuộc hành chính đạo
Việc phong chức sắc, trao chức sắc, bổ nhiệm chức sắc cho nhà tu hành thuộc hình thức hoạt động (về tổ
chức)của các giáo hội các tôn giáo
Việc thỏa thuận chấp nhận của NN là nội dung quản lý nhà nước, vừa đảm bảo sinh hoạt xã hội phát
triển bình thường vừa đảm bảo cơ sở pháp lý của những biến động tôn giáo trong điều kiện của NN dân
chủ, pháp quyền.
Những việc đăng ký con dấu, làm con dấu mới, tách nhập họ đạo, điều chuyển chức sắc trung, cao cấp,
hội đoàn tôn giáo…phải tuân thủ theo PL hiện hành.
Quản lý đào tạo chức sắc, nhà tu hành
Việc đào tạo trong các trường đặc biệt của tôn giáo là bảo đảm sự phát triển bình thường của các tôn
giáo, bảo đảm tính kế thừa các thế hệ, các nhà chức sắc.
Người đứng đầu các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động. Giảng viên phải

chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của NN. Người vào học phải hoàn thành nghĩa vụ công dân, lý lịch rõ
ràng.
Mở trường đào tạo phải được phép của Thủ tướng chính phủ
Trường đào tạo thực hiện các quy chế, chính sách, pháp luật của nhà nước theo sự hướng dẫn, giám sát,
kiểm tra của các cơ quan chức năng của Nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sở tại.
Việc bồi dưỡng hàng năm, kèm cặp tại chỗ, đi tu nghiệp nước ngoài… thực hiện theo quy định của
chính phủ dưới sự hướng dẫn của ban tôn giáo chính phủ.
Xét duyệt quá trình xây dựng và sửa chữa nơi thờ tự
Xây mới tùy theo quy mô công trình, do trung ương hay tỉnh, thành phố xem xét quyết định.
Việc tu bổ và sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến kết cấu công trình các nhà lân cận và bộ mặt đường
phố được miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa nhỏ phải thông báo cho chủ tich
UBND cấp xã, phường sở tại biết.
Việc sửa chữa lớn làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở thờ tự, khôi phục cơ sở thờ tự bị
hoang phế, hủy hoại do chiến tranh, thiên tai; việc tạo lập cơ sở thờ tự, việc xây dựng cơ sở thờ tự người
chủ trì cơ sở thờ tự phải làm đơn xin phép chủ tịch UBND tỉnh
Xét duyệt quá trình sản xuất, lưu thông đồ dùng việc đạo
Tôn giáo nào cũng có những tài liệu, kinh sách, giáo lý, luật lệ thành văn. Ngoài ra còn có các dụng cụ
phục vụ cho việc thực hiện các nghi lễ. Những sản phẩm vật chất đó cần được bảo quản gìn giữ cho nhu
cầu thiết yếu của việc đạo.
Xét duyệt các hoạt động từ thiện – xã hội
Hoạt động từ thiện là 1 trong những nội dung có trong hầu hết các giáo lý của các tôn giáo


Ngày nay với chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách phát triển kinh tế trong các tổ chức, đoàn thể
và trong nhân dân, các hoạt động từ thiện của các tôn giáo được khuyến khích chẳng những đối với các
giáo hội trong nước mà còn đối với tôn giáo ở nước ngoài mong muốn làm công việc từ thiện tại VN
8 Xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo
- Hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ và phù hợp với chính sách đối ngoại
của nhà nước CHXHCNVN
- Tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước mời tổ chức, cá nhân ở nước ngoài vào VN phải được sự chấp

thuận của Ban tôn giáo của chính phủ.
- Tổ chức, cá nhân tôn giáo muốn tham gia làm thành viên của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài phải thực
hiện theo quy định của Ban tôn giáo chính phủ
9 Xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và các vi phạm chính sách tôn giáo
- Căn cứ luật khiếu nại, tố cáo ngày 2/12/1998 và các chính sách tôn giáo của Đảng và NN để giải quyết
và xử lý.
- 1 số luật : luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự…
10 Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo
- Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự
lãnh đạo của Đảng, chính quyền
- Các đoàn thể và mặt trận tổ quốc có trách nhiệm đi sâu vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, cử người
tham gia dưới các hình thức thích hợp vào các tổ chức và sinh hoạt của giáo hội để hướng dẫn và quản
lý đạo tín đồ
- Nhiệm vụ đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo:
+ Bài trừ mê tín, dị đoan và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi
+ Chống móc nối với tổ chức và người nước ngoài để hoạt động chính trị phản động
+ Đấu tranh kiên quyết chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị phản động
nhằm chống đối lại nhà nước
-

Câu 10: Trình bày quan điểm của Đảng đối với hoạt động tôn giáo. Công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay còn có những yếu kém gì. Đề xuất 1 số giải pháp để
giải quyết những yêu cầu đó.
Quan điểm của Đảng đối với hoạt động tôn giáo:
-Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật.
Ở đây, sự tôn trọng đó được hiểu không phải là bị động đối phó, càng không phải sự bố thí ban ơn cho quần
chúng có đạo, mà là quá trình chủ động chăm lo cho lợi ích thiết thân cho bộ phận quần chúng đặc thù
này.Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định, chúng ta không chống tôn giáo mà chỉ chống những ai lợi

dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.
-Hai là, Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo
các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phải tôn trọng các vị
sáng lập ra tôn giáo, tôn trọng niềm tin của chức sắc, tín đồ tôn giáo; Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của tôn
giáo; Không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của chức sắc tín đồ. Phải hiểu được tâm tư nguyện
vọng, tính đặc thù của tôn giáo mà họ theo.
-Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng
có đạo cũng là công tác đối với con người. Con người ở đây là con người-công dân-tín đồ. Công tác vận động


quần chúng có đạo phải làm sao cho giáo luật xích lại gần với pháp luật của Nhà nước, đạo đức tôn giáo xích lại
gần với đạo đức XH với tất cả những chuẩn mực lành mạnh, tiến bộ của đạo đức XH.
-Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo không thể chỉ do một ngành
nào đó làm được, mà phải do toàn bộ hệ thống chính trị cùng tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh
đó, tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp cần được củng cố và
kiện toàn.
-Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạotại gia đình và cơ sở thờ tự hợp
pháp theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo , truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều pahỉ
tuân thủ hiến páhp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín-dị đoan,
không được ép buộc người dân theo đạo.
Công tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo.Thực tế cho thấy công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
hiện nay đang có những bất cập:
-

-

-

-


-

Về tổ chức bộ máy, việc sáp nhập cơ quan tôn giáo vào cơ quan nội vụ - dù đã qua một thời gian, vẫn
khiến nhiều người hiểu rằng, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với lĩnh vực này đang giảm dần. Rõ
ràng, từ một cơ quan tương đương một sở thành cơ quan tương đương một phòng trực thuộc sở, những
suy nghĩ như thế cũng là dễ hiểu.
Hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo đã trải rộng từ trung ương đến địa phương, nhưng cả nước
chưa có trường hoặc khoa đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo. Những cán bộ lãnh đạo cơ quan tôn
giáo từ cấp tỉnh đến cấp huyện chưa được đào tạo bài bản, nếu có cũng chỉ là đào tạo cao cấp, cử nhân
chính trị hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học - xã hội. Trong khi đó, những người đứng đầu
các cơ sở tôn giáo thường được trang bị rất kỹ về lý luận cơ bản. Không chỉ hiểu biết nhiều lĩnh vực,
nhất là tâm lý con người, họ còn tạo được sự thu hút từ ngoại hình, giọng nói .Vì thế đã phổ biến tình
trạng người làm công tác tôn giáo nhưng lại ngại tiếp xúc với những người đứng đầu cơ sở tôn giáo. Có
nơi, vì khó quản lý nên kìm hãm nhu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng của người dân hoặc ngược lại là
làm ngơ khi có những biểu hiện hoạt động tôn giáo không đúng quy định của pháp luật. Trong khi các
thế lực phản động, những kẻ cơ hội chính trị thì chỉ rình chờ những cái cớ rất nhỏ trong lĩnh vực tôn
giáo để thực hiện ý đồ chính trị là chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, mỗi tôn giáo ngay từ khi ra đời đã chứa đựng mục đích tốt
đẹp là mang lại sự công bằng, bác ái, hướng thiện cho con người, là nơi để con người gửi gắm niềm tin
mang tính thiêng. Tôn giáo vừa giúp con người điều chỉnh hành vi, vừa có khả năng gắn kết cộng đồng
và chuyển giao văn hóa. Tuy nhiên, những chức năng tốt đẹp ấy của tôn giáo đã và đang bị những kẻ cơ
hội lợi dụng, biến thành những hoạt động gây khó khăn, bất ổn cho chính quyền các cấp. Bởi thế, hơn
lúc nào hết, sự thận trọng, kỹ càng trong xử lý các vụ việc có yếu tố tôn giáo cần được chính quyền các
cấp đặc biệt quan tâm, lưu ý
Thực tế hiện nay việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước trong hệ thống chính trị nhất
là đối với cơ sở chưa thật đồng bộ, nhiều nơi, nhiều chổ còn nhận thức khác nhau, làm hạn chế đến hiệu
quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, ảnh hưởng đến chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nổi lên như:
Thiếu gần gủi với tín đồ và chức sắc, nên không kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của
đồng bào;

Do không nắm vững tình hình tôn giáo ở địa bàn, chưa dựa vào tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo ở
cơ sở để giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến tôn giáo;


-

-

-

Tuy hiểu về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, nhưng nhiều nơi chưa hiểu đầy đủ do thiếu
thông tin và thiếu tầm nhìn bao quát, dẫn đến tình trạng xử lý các vấn đề máy móc, cảm tính chủ quan,
lý ra những vấn đề cần phải động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho chức sắc, nhà tu hành
hoạt động thì lại khó dể; ngược lại có những vấn đề cần phải chủ động giải quyết kịp thời thì bỏ mặc,
dẫn đến tình trạng kéo dài, tạo nên sự phức tạp không đáng có.
Đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ được giao theo dõi quản lý hoạt đông tôn giáo có lợi thế là
gắn bó thường xuyên với tín đồ, chức sắc ở địa phương, song thường thay đổi qua các nhiệm kỳ đại hội
cấp ủy Đảng hoặc Hội đồng nhân dân, đoàn thể… và hầu hết là kiêm nhiệm, chính vì thế hiểu biết về tôn
giáo, về chức sắc tôn giáo và thực tiển công tác tông giáo đa số chưa ngang tầm thiếu tính hệ thống,
thiếu kinh nghiệm trong công tác tôn giáo. Nhiều vụ việc diễn ra ở địa phương, cán bộ cơ sở do chưa
thạo việc hoặc sợ trách nhiệm tạo nên sự chậm trễ, trì trệ, thiếu trách nhiệm cá nhân, đôi khi dẫn đến hậu
quả do sự chậm trể đó.
Tính thống nhất về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước là nhất quán được thực hiện trên cả
nước, nhưng do cách triển khai hoặc do nhận thức không chính xác của cán bộ một số cơ sở dẫn đến tình
trạng cùng một sự việc nhưng mỗi địa phương lại xử lý khác nhau, tạo nên sự so sánh về sự lãnh đạo, so
sánh về cách đối xử của cán bộ cơ sở.
Giải pháp
1- Nâng cao nhận thức về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho cán bộ cơ sở, đặc biệt là cấp
ủy Đảng, chính quyền, công chức được phân công trực tiếp làm công tác tôn giáo. Đối với những địa
bàn có đông đồng bào tôn giáo cần thiết phải bố trí một công chức chuyên trách theo dõi tham mưu công

tác tôn giáo cho cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của
cấp ủy Đảng đối với công tác tôn giáo ở cơ sở, đề nghị Đảng ủy xã, phường, thị trấn sớm thành lập Ban
chỉ đạo công tác tôn giáo; xây dựng quy chế làm việc và duy trì thường xuyên sự hoạt động của Ban chỉ
đạo đối với công tác tôn giáo ở cơ sở.
2- Thường xuyên quan tâm tập huấn kỷ năng, nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức cơ sở,
xây dựng lực lượng làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở cơ sở, có đủ sự hiểu biết, đủ phẩm
chất và năng lực, có trách nhiệm và nhiệt tình với công tác tôn giáo. Gắn trách nhiệm về trật tự, an toàn
trong hoạt động tôn giáo ở địa phuơng với sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở. Tạo điều
kiện để lãnh đạo ở cơ sở thực hiện được vai trò trong quản lý nhà nước tôn giáo ở địa phương nghiêm
túc, đúng pháp luật và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
3- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
ở cơ sở, phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm những vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo ở cơ sở;
hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động tôn giáo và lợi dụng tôn giáo, tránh những phát sinh
của những vụ việc thuần túy hoạt động tôn giáo do giải quyết thiếu phương pháp, không dứt điển dẫn tới
hậu quả không đáng có…
4. Tăng cường công tác nắm tình hình, làm tốt công tác vận động tranh thủ chức sắc tôn giáo; biết dựa
vào tổ chức tôn giáo và chức sắc lãnh đạo tôn giáo cơ sở để giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo
“dùng đạo, để giải quyết việc của đạo”.
5- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật trong hoạt động tôn giáo và bảo đảm dân
chủ ở cơ sở để mọi tín đồ, chức sắc tôn giáo nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân đối với
đất nước, mọi sinh hoạt của tôn giáo diễn ra ra ổn định, bình thường trong khuông khổ quy định của
pháp luật, góp phần ngày tăng cường tốt hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước trước tình hình mới./.


Câu 11: Trình bày khái niệm tôn giáo. Phân tích 1 số đặc điểm cơ bản của tín đồ tôn giáo
ở nước ta. Cho ví dụ minh họa.
-

-


Khái niệm tôn giáo
+ Theo QLNN
Tôn giáo là tập hợp những người cũng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và được tổ chức
theo một cơ cấu nhất định được nhà nước thừa nhận.
1 số đặc điểm cơ bản của tín đồ tôn giáo ở nước ta
+ Tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu hết là nông dân lao động. Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân
chiếm tỷ lệ rất lớn, nên tín đồ hầu hết là nông dân. Nhìn chung, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hiểu giáo
lý không sâu sắc nhưng lại chăm chỉ thực hiện những nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng tín ngưõng
một cách nhiệt tâm.
+ Nhiều tín đồ tôn giáo tuy khá sùng đạo, nhưng hiểu giáo lý rất ít, gia nhập đạo phần nhiều do lan
truyền tâm lý, hoặc do vận động, lôi kéo; ý thức tôn giáo ở phần lớn tín đồ không thật sâu sắc.
+ Tư tưởng của các tín đồ tôn giáo trong từng địa bàn dân cư khác nhau
là khác nhau nên phải quản lý riêng cho từng địa bàn.

Câu 12: Phân tích phương thức quản lý nhà nước về tôn giáo. Tại sao nói “Cốt lõi của
công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”?
Phương thức quản lý nhà nước về tôn giáo
+ Quản lý bằng pháp luật
• Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng những
VB QPPL nhằm đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày 1 phong phú, đa dạng.
• VB QPPL về quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo :
 Nghị định của chính phủ về hoạt động tôn giáo.
 Thông tư của ban tôn giáo chính phủ hướng dẫn thực hiện 1 số điều trong nghị định của
chính phủ về hoạt động tôn giáo.
 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ( VB có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay, làm cơ sở quản
lý nhà nước về tôn giáo)
+ Quản lý bằng chính sách




Các tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật NN
Việt Nam.
1 tôn giáo ở VN muốn hoạt động hợp pháp phải đáp ứng các tiêu chí sau:
 Có tín đồ tự nguyện theo
 Có giáo sĩ hướng dẫn việc đạo
 Có tôn chỉ mục đích hoạt động không trái pháp luật
 Có hệ thống giáo lý, giáo luật phù hợp
 Có nơi thờ tự đảm bảo vệ sinh, an toàn
 Không hoạt động mê tín, dị đoan làm tổn hại đến tinh thần, vật chất, sức khỏe của tín đồ
và làm ảnh hưởng đến những quyền cơ bản của ng khác
 Đăng ký với cơ quan NN có thẩm quyền
Những tổ chức tôn giáo không đáp ứng đủ những yêu cầu trên đều không được hoạt động.








Mọi công dân VN đều bình đẳng trước PL.Nhà nước VN xử lý bằng PL đối với bất kì 1 công dân
VN nào vi phạm PL, bất kể công dân đó theo tôn giáo hay không và xử lý bằng PL mọi hành vi
lợi dụng tôn giáo, mạo danh tôn giáo để gây rối trật tự xã hội, phương hại đến an ninh quốc gia,
tổn hại tinh thần, vật chất, văn hóa, sức khỏe của công dân.
Các tôn giáo đc NN khuyến khích tham gia hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng
dẫn của cơ quan chuyên môn.
Các tôn giáo đc mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, đc cử người đi đào tạo ở nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc tế theo quy định của
pháp luật.


+ Quản lý bằng tổ chức bộ máy và cán bộ
• Tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo hiện nay căn cứ vào Nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, hiến pháp và các bộ luật liên quan, các nghị định, hướng dẫn của chính phủ, ban tôn giáo
chính phủ…….
• Ban tôn giáo chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo trong phạm vi cả nước
• Ban tôn giáo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND, chịu
trách nhiệm trước UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo trong
phạm vi địa phương.
+ Phương pháp giáo dục, thuyết phục vận động quần chúng







Xuất phát từ luận điểm “cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” bởi vậy
không chỉ đúng PL mà còn cần cáo sự ủng hộ của quần chúng trong quản lý nhà nước về hoạt
động tôn giáo.
Nd cơ bản: tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để
mọi ng hiểu và thực hiện đúng.
Ngoài tuyên truyền NN có các cơ quan tham gia vào quản lý sử dụng các phương pháp sau: quản
lý bằng tài chính, quản lý bằng phương pháp thanh tra, kiểm tra, quản lý bằng phương pháp tổng
kết, đánh giá…
Chính phủ cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên ngành quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo.

“Cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”
-


-

Quan điểm trên được xây dựng dựa trên sự nhận thức của Đảng ta về quần chúng và tôn giáo.
Thứ nhất ta phải nói đến sự nhận thức đúng đắn của Đảng về tôn giáo và chức năng của tôn giáo
đối với con người, xã hội! Chủ nghĩa Mac – Lênin đã chỉ ra rằng: Chức năng cơ bản của tôn giáo là cân
bằng, xoa dịu nỗi khổ của trần gian, là hương thơm cho trần gian lộn ngược. Thế giới cực lạc mà tôn
giáo chỉ ra tuy chỉ là hư ảo, ảo tưởng song trong con người không vẹn toàn, xã hội không vẹn toàn, trong
cái không vẹn toàn đó có lúc, có nơi một bộ phận cần tôn giáo! Về mặt đạo đức: Không một tôn giáo
chân chính nào lại xúi bẩy con người ta làm điều xấu, điều ác.Thậm chi trong một chừng mực nào đó nó
còn ngăn chặn con người làm điều ác, mặc dù nó hướng về thế giới bên kia! Hạn chế của tôn giáo đối
với đạo đức là sự vâng lời không cần chứng minh, vâng lời bất chấp. Điều đó làm cho tín đồ mê muội và
mất tính năng động. Không chỉ vậy tôn giáo còn tác động rất lớn tới văn hóa và khoa học.Tất nhiên sự
tác động này cũng có tính hai mặt: Hoặc tích cực hoặc tiêu cực!
Thứ hai là sự nhận thức của Đảng ta về quần chúng: Quần chúng là lực lượng đông đảo, là nền tảng
cho một nước, là gốc rễ của một dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Theo
chủ nghĩa Mac – Lênin: Quần chúng nhân dân là người sang tạo ra lịch sử, là chủ thể của lịch sử. Quần


-

-

chúng nhân dân là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và của cải tinh thần phục vụ lợi ích cá
nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Họ còn là chủ thể của hoạt động cải tạo các quá trình kinh tế,
chính trị, xã hội. Lợi ích của quần chúng nhân dân vừa là điểm khởi đầu vừa là mụch đích cuối cùng của
các hoạt động cách mạng. Như vậy ta phải thừa nhận rằng chính quần chúng là người sáng tạo ra tôn
giáo để phục vụ cho nhu cầu tinh thần của mình.Lực lượng chính của tôn giáo không phải là giáo hội
hay đội ngũ giáo sĩ mà là quần chúng tín đồ.Quần chúng tín đồ còn thì tôn giáo còn. Tín đồ chính là chỗ
dựa để tôn giáo tồn tại, và tín đồ cũng chính là đối tượng phát triển của giáo hội.

Thứ ba có thể nói chừng nào còn tôn giáo, còn các thế lực thù địch thì sẽ còn hoạt động lợi dụng tôn
giáo chống phá cách mạng. Và cách phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả nhất chính là việc để quần chúng
tự phòng ngừa, tự đấu tranh với các hoạt động và âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo.
Quan điểm “ nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” được Đảng đưa ra
dựa trên cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận rất khoa học
Thứ tư cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng tức là cái quan trọng nhất, cái chủ
yếu nhất của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Đây là sự nhận thức đầy đủ hơn của
Đảng ta về cuộc đấu tranh cách mạng trong tôn giáo. Cuộc đấu tranh này bao gồm hai cuộc đấu tranh
chính trị (chống phản động lợi dụng chính trị) và đấu tranh tư tưởng (giải quyết vấn đề ý thức hệ). Trước
đây có lúc ta chỉ thấy đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo là đấu tranh ý thức hệ. Quần chúng tín đồ là
lạc hậu, hàng ngũ giáo sĩ là lực lượng tuyên truyền phản động, phản khoa học, coi tổ chức giáo hội là
một tổ chức phản động. Bởi vậy, trong đấu tranh chúng ta còn thiên về ngăn cấm, trấn áp. Cũng có lúc
chúng ta nhận thức khá đơn giản rằng có thể sớm giải quyết xong cả hai cuộc đấu tranh đó. Ngày nay
trước những chuyển biến về nhận thức ta thấy rằng đây là mộy cuộc đấu tranh gay go phức tạp và lâu
dài.Chừng nào còn tôn giáo, còn bọn phản động thì còn âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo chống
phá cách mạng,xâm phạm ANQG. Công tác tôn giáo thực chất là công tác quần chúng nhưng chúng ta
không thể tiến hành như công tác quần chúng nói chung. Bởi vì công tác này có đặc thù là quần chúng
còn sinh hoạt tôn giáo và kẻ địch lợi dụng tôn giáo. Bên cạnh đó chúng ta còn phải quan tâm tới công tác
chức sắc, giáo hội và công tác trấn áp phản cách mạng. Trên cơ sở đáp ứng một cách hợp lý những nhu
cầu, nguyện vọng, tín ngưỡng chính đáng của quần chúng tín đồ, “không đối đầu với tôn giáo”, Đảng
chỉ chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần cho quần chúng, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, xây dựng
con người mới. Đảng phải phát huy mọi khả năng cách mạng của đồng bào có đạo.Muốn vậy phải có
chính sách đúng đắn, vừa đúng về khía cạnh quần chúng nói chung và khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng nói
riêng. Công tác vận động quần chúng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.



×